Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

Huyệ n Phổ Yên là điểm sáng của tỉnh Thá i Nguyên về thu hút đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 17,5% năm 2008, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13 - 15 triệu đồng/năm. Tính đầ u n ăm 2009 giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp tạo ra là 538,7 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng cho phát triển các khu công nghiệ p ( KCN ) hơn 2.000 ha, giải quyết việc làm cho 1.555 lao động. Tạo ra động lực mới cho nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định và giữ vững, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đƣợc củng cố, hệ thống Nhà nƣớc pháp quyền hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả cao hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 140 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thu Hằng1*, Dương Thế Ngọc2 1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Huyện Phổ Yên là điểm sáng của tỉnh Thái Nguyên về thu hút đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 17,5% năm 2008, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13 - 15 triệu đồng/năm. Tính đầu n ăm 2009 giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp tạo ra là 538,7 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng cho phát triển các khu công nghiệp ( KCN ) hơn 2.000 ha, giải quyết việc làm cho 1.555 lao động. Tạo ra động lực mới cho nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định và giữ vững, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đƣợc củng cố, hệ thống Nhà nƣớc pháp quyền hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Từ khóa: khu công nghiệp, đời sống hộ nông dân, cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trƣớc hết là các ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc theo đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có là một xu hƣớng tất yếu. Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta không thể phủ nhận đƣợc rằng; trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày càng cao, quá trình công nghiệp hoá trong tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên với 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, do đó quá trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ.  Tel: 0912108538 THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Thái Nguyên với quyết tâm chính trị cao của tập thể lãnh đạo và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện , với cách làm bài bản, nhanh chóng , đầu năm 2009 huyện đã đạt đƣợc kết quả thu hút đầu tƣ đáng khích lệ, dẫn đầu tỉnh Thái Nguyên với 15 dự án với qui mô hàng nghìn ha đầu tƣ phát triển công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên với tổng số vốn đầu tƣ khoảng 10.835,5 tỷ đồng [4]. Một số dự án trọng điểm nhƣ Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô Vinaxuki Xuân Kiên có tổng vốn đầu tƣ là 1.600 tỉ đồng, khu cụm cảng Đa Phúc 9,5ha, khu công nghệ cao và sinh thái Tây Phổ Yên 300ha, khu công nghiệp Yên Bình 2000 ha, quy mô vốn đầu tƣ 3000 tỷ đồng... Trong 3 năm qua (2007 - 2009) huyện Phổ Yên đã hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của huyện là 1.610.675 triệu đồng. Năm 2007 - 2009 kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực. Về giá trị sản xuất, tốc độ tăng trƣởng bình quân 2007 - 2009 là 17,61%. Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 23,92%, tăng bình quân 2007 - 2009 là 4,06%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công Nguyễn Thu Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 140 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 141 nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 55,87%, tăng bình quân là 18,74%; ngành dịch vụ chiếm 20,21%, tăng bình quân là 38,87%.[2] Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh chủ yếu là giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, bình quân 2007 - 2009 là 22,79%. Xây dựng cơ bản có tốc độ tăng chậm hơn, bình quân năm 2007 - 2009 là 11,22%. Tuy ngành dịch vụ có cơ cấu nhỏ nhƣng lại có tốc độ phát triển nhanh, bình quân 2006 - 2008 tăng 38,87% (Phòng thống kê huyện Phổ Yên). Mƣ́c sống của ngƣời dân huyện Phổ Yên có xu hƣớng tăng lên. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời tăng đều qua các năm từ năm 2007 - 2009 và cũng khá ổn định, hiện cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời năm 2009 đạt 391kg/ngƣời, cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh Thái Nguyên và bằng khoảng 83% mức trung bình của cả nƣớc. Điều này cho thấy vấn đề an ninh lƣơng thực ở huyện Phổ Yên đã đƣợc đảm bảo tƣơng đối chắc chắn. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN Ảnh hưởng tích cực Một là, việc xây dựng các KCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác. Các KCN phát triển mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hƣớng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả đƣợc mở rộng. Cũng do quá trình xây dựng các KCN mà dân cƣ đô thị đƣợc mở rộng, đời sống ngƣời dân cũng đƣợc tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lƣợng cao đƣợc tăng lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ đó cũng đƣợc nâng cao làm tăng giá trị thu đƣợc từ vƣờn quả, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân. Hai là, các KCN đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời dân, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần, thúc đẩy công nghiệp nông thôn ngày càng phát triển. Đây là một cơ hội tốt mà chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng cần phải tận dụng. Ba là, việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang có sự chuyển dịch theo xu thế chung của các quốc gia phát triển. Đó là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ, từng bƣớc giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Bốn là, mở rộng qui mô, chất lƣợng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao trình độ văn hoá cho ngƣời dân. Việc phát triển các KCN ở những vùng nông thôn làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của ngƣời nông dân. Trình độ dân trí của ngƣời nông dân mỗi ngày đƣợc nâng cao do họ thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, với khoa học kĩ thuật hiện đại. Do đó ngƣời nông dân ngày càng thể hiện đƣợc tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những qui trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lí và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng phát triển. Nhƣ vậy, ảnh hƣởng tích cực của các KCN đến đời sống kinh tế xã hội hộ nông dân là rất lớn, nó góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Do đó, các hộ nông dân cũng nhƣ các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài hoà, hợp lí, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những ảnh hƣởng tích cực đó đến đời sống kinh tế hộ. Ảnh hưởng tiêu cực Ngoài những ảnh hƣởng tích cực nhƣ phân tích ở trên thì sự phát triển các KCN còn có những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Nguyễn Thu Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 140 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 142 Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm qui mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình CNH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đƣờng liên tỉnh... liên tiếp đƣợc xây dựng trên địa bàn huyện Phổ Yên, hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tƣơng lai sẽ là xây dựng khu đô thị, đƣờng quốc lộ 3 mới... Do đó, qui mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị giảm, làm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chƣa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những ngƣời đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà chính quyền địa phƣơng cần chú tâm giải quyết. Hai là, tác động đến môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng đến đời sống và sức khoẻ của ngƣời dân địa phƣơng. Phổ Yên là huyện công - nông nghiệp, vấn đề môi trƣờng ở đây cũng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu bất cập đƣợc xem xét cả trên 3 góc độ là ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nƣớc, rác thải. Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cƣ đông đúc nên nƣớc thải ra nhiều, làm cho môi trƣờng đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trƣờng, kìm hãm sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng nhƣ nuôi trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đƣa vào môi trƣờng một lƣợng chất thải khá lớn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông sản cũng nhƣ sức khoẻ con ngƣời. Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình xây dựng các KCN. Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao động nông nghiệp. Nhƣ vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân huyện Phổ Yên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các địa phƣơng khác với chi phí cao: Năm 2009 thuê cấy là 70.000 đồng/công, thuê gặt là 90.000 đồng/công. Nhƣng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tƣợng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Bốn là, những nét đẹp truyền thống bị tổn hại, tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng. Việc phát triển các KCN sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng gây nhiều bức xúc trong dƣ luận xã hội và nhân dân; về mặt trị an xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó không gây nhiều biến động lớn nhƣng đối với ngƣời dân thì nó gây ra không ít các ảnh hƣởng không tốt. Tóm lại, xây dựng và phát triển các KCN là một xu hƣớng tất yếu cho sự phát triển của mỗi địa phƣơng, nhƣng những mặt tích của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và qui hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực từ việc xây dựng các KCN. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG ẢNH HƢỞNG Giải pháp lao động - việc làm Một nguyên nhân khiến cho ngƣời dân sau thu hồi đất khó tìm đƣợc công việc mới thích hợp cũng nhƣ khó thích nghi với công việc mới là do trình độ văn hoá cũng nhƣ trình độ chuyên môn của họ còn nhiều hạn chế, để khắc phục đƣợc tình trạng này cần thực hiện giải pháp sau: - Cần xây dựng chiến lƣợc mang tính kịp thời cũng nhƣ lâu dài về đào tạo việc làm cho ngƣời lao động sau thu hồi đất gắn với chiến lƣợc của thời kỳ CNH - HĐH. - Hỗ trợ học phí cho con em trong diện bị thu hồi đất, đồng thời khuyến khích các lao động tham gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, nhằm nâng cao tay nghề để họ có thể chuyển đổi ngành nghề. Nguyễn Thu Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 140 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 143 - Mở rộng quy mô cũng nhƣ chất lƣợng các cơ sở đào tạo nghề để giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tìm kiếm đƣợc những công việc phù hợp, mang tính ổn định. - Cần có sự phối kết hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thực hiện công tác đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và sau khoá đào tạo những lao động này sẽ đƣợc nhận vào các doanh nghiệp để làm việc. - Cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nhƣ ƣu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm - Đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp. Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp Đây là một trong những giải pháp có tính hiệu quả hiện nay trong việc giải quyết vấn đề lao động nông thôn sau thu hồi đất, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để phát triển đƣợc các ngành nghề phi nông nghiệp cần phải: - Hỗ trợ các hộ dân phát triển các ngành nghề truyền thống thông qua việc khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phƣơng, đồng thời mở thêm các ngành nghề mới nhằm tạo thêm nhiều việc làm. - Cấp đất ở những nơi thuận tiện trong việc kinh doanh, buôn bán cho những hộ dân bị thu hồi đất để họ chuyển đổi ngành nghề nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng Để có thể nâng cao đƣợc kết quả và hiệu quả kinh tế trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các hộ cần lựa chọn cây trồng phù hợp với chất đất của mình nhất, tìm đƣợc giống cây có năng suất cao và chất lƣợng sản phẩm tốt. Nếu các hộ bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ và hiệu quả sử dụng đất rõ rệt. Để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ở tầm vĩ mô, Nhà nƣớc cần điều tra khảo sát mẫu đất từ đó, quy hoạch cụ thể vƣờn cây, các khu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau an toàn; hỗ trợ các cây giống có năng suất và chất lƣợng cao. Tổ chức các lớp học tập huấn về qui trình chăm sóc rau an toàn, giới thiệu kịp thời loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho ngƣời nông dân. Ở tầm vi mô , các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi thích hợp. Tăng cƣờng đầu tƣ vốn, quản lí và chăm sóc vƣờn cây, đặc biệt là thời kì kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với quy trình kỹ thuật đã đƣợc hƣớng dẫn về tỉ lệ cây trồng, phần bón, phun thuốc. Tìm hiểu và xác định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có biện pháp xử lí chính xác. Ở nhữn g mảnh ruộng không thuận cho việc trồng lúa do không đủ nƣớc tƣới, ngƣời dân có thể trồng các loại rau cung cấp cho thị trƣờng: rau muống, rau ngót, rau mồng tơi ... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt chú ý đến hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất nhƣ các công trình thuỷ lợi, điện, đƣờng giao thông ... đảm bảo việc cung cấp nƣớc đầy đủ, nguồn nƣớc sạch, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối tránh việc làm ảnh hƣởng đến sản xuất của các hộ xung quanh do không tính toán trƣớc khi chuyển đổi. Giải pháp về vốn Để tạo điều kiện cho những lao động sau thu hồi đất chuyển đổi ngành nghề và tạo thu nhập ổn định thì cần phải có chính sách hỗ trợ về vốn. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng. Nhƣ vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cƣờng đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ. Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với ngƣời dân đã tƣơng đối thuận lợi. Ngân hàng và quĩ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn đƣợc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ƣu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tƣ ban đầu lại khá lớn. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường Năng suất và chất lƣợng của các mặt hàng nông sản liên quan nhiều đến môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc. Quá trình sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân có liên quan trực tiếp Nguyễn Thu Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 140 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 144 tới môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc, không khí. Vì vậy, để giải quyết về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, điều cần thiết là phải có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp, khu dân cƣ, xây dựng hệ thống thoát nƣớc một cách khoa học để tạo điều kiện dễ dàng hoạt động xử lí nƣớc thải. Đối với doanh nghiệp không thực hiện các qui định về xử lí nƣớc thải do địa phƣơng đề ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất định về kinh tế hoặc về các thủ tục hành chính (chẳng hạn nhƣ sau khi đƣợc phổ biến mà sau 3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn về xử lí nƣớc thải sẽ bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh). Để có thể giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Ngƣời dân không nên đƣa nƣớc thải trực tiếp ra hệ thống mƣơng của huyện. KẾT LUẬN Phổ Yên là huyện trung du và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là nơi có môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi với nhiều tiềm năng, cơ hội cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Qua nghiên cứu về ảnh hƣởng của các khu công nghiệp đến đời sống của hộ nông dân huyện Phổ Yên chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: - Quá trình xây dựng và phát triển các KCN có tác động rất lớn đến tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện , diện tích dất nông nghiệp giảm , số hộ thuần nông giảm. - Mức sống của hộ nông dân đƣợc tăng lên trong thời gian qua do nhiều hộ nhận đƣợc một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số khác họ đầu tƣ vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng (2002), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội. [2]. Phòng Thống kế huyện Phổ Yên - Niên giám thống kê: , 2007, 2008, 2009 [3]. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. [4]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”. SUMMARY THE INFLUENCE OF INDUSTRIAL AREAS ON THE LIVES OF THEIR FARMERS IN PHO YEN DISTRICT OF THAI NGUYEN CITY Nguyen Thu Hang1, Duong The Ngoc 2 1College of Sciences - TNU, 2Thai Nguyen University Pho Yen district is the highlight of Thai Nguyen province in attracting investment, economic restructuring, the growth rate of GDP reached 17.5% in 2008, per capita income to reach 13-15 million Vietamese dong per year .First calculated in 2009 the production value that businesses/ interprises created a 538.7 billion Vietnamese dong, clearance for industrial areas development more than 2000ha, jobs for 1.555 workers. Creating new dynamics/ motivation for developing of various industries and services, life of the strata is markedly improved; political security, social safety and order are stable and maintained; the trust of people on the renovation of the country and initiated by our party leadership is strengthened, the rule of State law system operates more and more effectively and efficiently. Keyword: industrial areas, the life of rural households, economic structure, economic growth, affect Nguyễn Thu Hằng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 140 - 144 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 145 SUMMARY THE INFLUENCE OF INDUSTRIAL AREAS ON THE LIVES OF THEIR FARMERS IN PHO YEN DISTRICT OF THAI NGUYEN CITY Nguyen Thu Hang1, Duong The Ngoc 2 1College of Sciences - TNU, 2Thai Nguyen University Pho Yen district is the highlight of Thai Nguyen province in attracting investment, economic restructuring, the growth rate of GDP reached 17.5% in 2008, per capita income to reach 13-15 million Vietamese dong per year .First calculated in 2009 the production value that businesses/ interprises created a 538.7 billion Vietnamese dong, clearance for industrial areas development more than 2000ha, jobs for 1.555 workers. Creating new dynamics/ motivation for developing of various industries and services, life of the strata is markedly improved; political security, social safety and order are stable and maintained; the trust of people on the renovation of the country and initiated by our party leadership is strengthened, the rule of State law system operates more and more effectively and efficiently. Keyword: industrial areas, the life of rural households, economic structure, economic growth, affect  Tel: 0912108538

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32807_36643_2382012152851140144_1329_2051948.pdf
Tài liệu liên quan