Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu sinh sản của hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793)
- Tỷ lệ đẻ của hầu cao nhất khi sử dụng phương
pháp kích thích AB (phơi khô và sốc nhiệt) và phương
pháp ABC (phơi khô, sốc nhiệt, NH4OH) với tỷ lệ đẻ
lần lượt là 40 ± 6,7% và 40 ± 0%. Tỷ lệ đẻ thấp nhất
ở phương pháp A (phơi khô) với 17,8 ± 3,9%.
- Sức sinh sản hữu hiệu của hầu cao nhất khi
sử dụng phương pháp kích thích AB (phơi khô và
sốc nhiệt) là 19.242.857 trứng/hầu cái, thấp nhất
là phương pháp AC (phơi khô và NH4OH) với
14.133.333 trứng/hầu cái.
- Tỷ lệ thụ tinh cao nhất khi kích thích sinh sản
bằng phương pháp B (sốc nhiệt) với 95,3%. Tỷ lệ
thụ tinh thấp nhất khi hầu được kích thích sinh sản
bằng phương pháp C (NH4OH) với 86,5%.
- Tỷ lệ nở của ấu trùng hầu TBD cao nhất là
92,0% khi kích thích sinh sản bằng phương pháp B
(sốc nhiệt) và thấp nhất là 78,7% khi sử dụng
phương pháp C (NH4OH)
4 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu sinh sản của hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH SINH SẢN
LÊN CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG
(Crassostrea gigas Thunberg, 1793)
EFFECTS OF SPAWNING STIMULATED METHODS ON SPAWNING CRITERIA
OF PACIFIC OYSTER (Crassostrea gigas Thunberg, 1793)
Lương Hữu Toàn1, Lê Minh Hoàng2
Ngày nhận bài: 29/7/2013; Ngà y phản biện thông qua: 18/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓM TẮT
Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) là loại hải sản có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, do là đối tượng được di nhập vào Việt Nam, nên nguồn giống hầu Thái Bình Dương (TBD) chủ yếu từ sản xuất
giống nhân tạo. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu sinh
sản của hầu TBD. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu có tỷ lệ đẻ cao nhất (40%) khi sử dụng phương pháp kích thích phơi
khô kết hợp nâng nhiệt và phương pháp phơi khô kết hợp nâng nhiệt và dùng hóa chất (NH
4
OH). Sức sinh sản hữu hiệu của
hầu cao nhất khi sử dụng phương pháp phơi khô và nâng nhiệt với 19.242.857 trứng/hầu cái. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của
hầu cao nhất khi sử dụng phương pháp nâng nhiệt (tương ứng là 95,3% và 92,0%). Kết quả này làm tiền đề quan trọng cho
việc xây dựng quy trình sản xuất giống hầu TBD, đáp ứng nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm.
Từ khóa: hầu Thái Bình Dương, kích thích sinh sản, nâng nhiệt, phơi khô
ABSTRACT
Pacifi c oyster (Crassostrea gigas) belongs to bivalve class, is delicious food with high nutrition and high commercial
value. However, due to a immigrated species in Vietnam, therefore, a source of Pacifi c oyster seed is mainly supplied by
artifi cial breeding. This research presents results on effects of spawning stimulated methods on spawning criteria of Pacifi c
oyster. The results showed that spawning rate of oyster was highest of 40% when stimulated by dry exposure combined
increased temperature and dry exposure combined with increased temperature and NH
4
OH methods. The fecundity in
fact of oyster was highest of 19,242,857 eggs per female when using dry exposure and increased temperature methods.
The fertilization and hatching rate were highest when induced by increased temperature method with 95.3% and 92.0%,
respectively. These results are important information for building artifi cial breeding process of Pacifi c oyster as well as
satisfying seed requirement for grow-out.
Keywords: Pacifi c oyster, stimulated spawning, increased temperature, dry exposure
1 Lương Hữu Toàn: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Lê Minh Hoàng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)
(TBD) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ có thịt
thơm ngon, giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Mặc dù là đối tượng nuôi mới được di nhập vào
nước ta từ năm 2007 và chỉ được nuôi thử nghiệm
tại vùng biển Cát Bà - Hải Phòng và vịnh Bái Tử Long
- Quảng Ninh, nhưng kết quả nuôi đã cho thấy hầu
TBD hoàn toàn thích nghi với điều kiện môi trường
tại đây với tốc độ sinh trưởng nhanh, chỉ sau 8 tháng
nuôi đã đạt kích thước thương phẩm. Đến nay hầu
TBD đã trở thành đối tượng nuôi chính vì chi phí
đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh và cho lãi
suất cao. Tuy nhiên, do là đối tượng được di nhập,
nên nguồn cung cấp giống cho người nuôi chủ yếu
từ sản xuất giống nhân tạo. Vì vậy, việc nghiên
cứu ảnh hưởng của các biện pháp kích thích nên
các chỉ tiêu sinh sản của hầu TBD là rất cần thiết,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
nhằm đánh giá và tìm ra biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả của qui trình sản xuất giống nhân tạo
hầu TBD.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793).
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2012.
- Địa điểm nghiên cứu: Trại sản giống hải sản Bến Bèo - Cát Bà - Hải Phòng.
2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu sinh sản của hầu TBD.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Hầu bố mẹ được tuyển chọn từ quá trình nuôi vỗ, đảm bảo các chỉ tiêu: chiều dài vỏ: 80 - 100 mm, thành
thục sinh dục. Sử dụng 7 phương pháp (A, B, C, AB, AC, BC, ABC) kích thích hầu bố mẹ phóng tinh, đẻ trứng
để đánh giá các chỉ tiêu sinh sản như: tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng. Các phương pháp kích thích
đều được thực hiện trên 15 - 30 cá thể bố mẹ, mỗi phương pháp lặp lại 3 lần. Bể đẻ là bể composite có thể tích
0,5m3. Nước biển lọc sạch có độ mặn: 30 ± 0,5‰, pH: 7,9 - 8,3.
Hình 1. Hầu Thái Bình Dương thành thục sinh dục
- Phương pháp A: Phương pháp phơi khô. Hầu bố mẹ được xếp vào khay hướng mặt bụng lên trên, phơi
trong bóng mát 30 phút sau đó đưa vào bể đẻ.
- Phương pháp B: Phương pháp sốc nhiệt. Hầu bố mẹ được xếp vào khay hướng mặt bụng lên trên đưa
vào bể đẻ. Từ nhiệt độ nước trong bể đẻ, nâng nhiệt độ lên cao hơn ban đầu 4 - 50C khoảng 30 phút, sau đó
chuyển sang bể khác có nhiệt độ như ban đầu 30 phút lại chuyển vào bể đã nâng nhiệt.
- Phương pháp C: Dùng hóa chất (NH4OH). Hầu bố mẹ được xếp vào khay hướng hướng mặt bụng lên
trên đưa vào bể đẻ. Pha NH4OH vào nước biển với nồng độ 0,1M. Sau thời gian 30 phút đến 1h, hầu bắt đầu
đẻ trứng.
- Phương pháp AB: Kết hợp phương pháp A và B. Hầu bố mẹ được phơi khô trong 30 phút, sau đó đưa vào
bể đẻ, nâng nhiệt độ lên so với nhiệt độ nước ban đầu 4 - 50C.
- Phương pháp AC: Kết hợp phương pháp A và C.
- Phương pháp BC: Kết hợp phương pháp B và C.
- Phương pháp ABC: Kết hợp 3 phương pháp A, B và C.
3.2. Các công thức tính toán
- Tỷ lệ thụ tinh (%) =
Số trứng thụ tinh
x 100
Số trứng trong mẫu lấy trong bể
- Tỷ lệ nở (%) =
Tổng số ấu trùng bánh xe
x 100
Tổng số trứng thụ tinh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ đẻ cao
nhất là phương pháp AB và phương pháp ABC
(40 ± 6,7% và 40 ± 0%) và sai khác có ý nghĩa thống
kê với các phương pháp còn lại (P < 0,05). Tỷ lệ đẻ
của hầu là thấp nhất khi sử dụng phương pháp A
(17,8 ± 3,9%).
Biện pháp kích thích sinh sản AB cho sức sinh
sản hữu hiệu/cá thể cao nhất (19.242.857 trứng/
cá thể hầu cái), thấp nhất là phương pháp AC
(14.133.333 trứng/cá thể hầu cái).
2. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh
sản lên tỷ lệ thụ tinh của hầu TBD
Sau khi trứng và tinh trùng được hầu bố mẹ đẻ
khoảng 2 - 3 giờ, trong quá trình đó đã xảy ra quá
trình thụ tinh. Quan sát qua kính hiển vi thấy trứng
thụ tinh chuyển từ hình ô van sang hình tròn (trứng
co tròn lại), xuất hiện màng thụ tinh, nhân tan dần
trong nguyên sinh chất. Sau 45 - 55 phút xuất hiện
cực cầu cấp 1, cực cầu cấp 2, sau 70 phút phân chia
thành 2 tế bào, quá trình phân cắt nhiều lần liên tiếp
theo thành phôi nang (8 giờ), phôi vị (9 giờ). Ở thời
kỳ phôi vị, phôi có dạng hình cầu, trên bề mặt có phủ
tiêm mao, nên phôi có thể vận động quay tròn, theo
chiều ngược kim đồng hồ và theo chiều kim đồng.
Phôi có thể quay một mình, hoặc tập trung thành
từng nhóm từ 2 - 15 phôi xoay quanh nhau, quay rất
nhanh. Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của các
phương pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ thụ tinh
của trứng hầu TBD được thể hiện qua hình 2.
3.3. Xử lý số liệu
Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (Mean ± SD) trên phần mềm
Microsoft Excel 2007.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ đẻ của hầu TBD
Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ đẻ của hầu TBD được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ đẻ
và sức sinh sản hữu hiệu của hầu TBD
Phương pháp Sức sinh sản hữu hiệu (Trứng/cá thể cái) Tỷ lệ đẻ (%)
A 14.566.667 ± 1.365.040 17,77 ± 3,85a
B 17.266.666 ± 1.662.327 28,89 ± 3,85b
C 15.933.333 ± 1.242.309 26,67 ± 6,67ab
AB 19.242.857 ± 1.084.868 40,00 ± 6,67c
AC 14.133.333 ± 305.505 26,67 ± 6,67ab
BC 16.666.666 ± 862.168 37,78 ± 3,85c
ABC 16.533.333 ± 680.686 40,00 ± 0,00c
Chữ cái cùng cột có số mũ khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05
Hình 2. Ảnh hưởng của các phương pháp kích thích
sinh sản khác nhau lên tỷ lệ thụ tinh của hầu TBD
Các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05
Hầu được kích thích bằng phương pháp B cho
tỷ lệ thụ tinh cao nhất (95,3 ± 1,5%) và sai khác
có ý nghĩa thống kê với các phương pháp còn lại,
tiếp theo là phương pháp AB với tỷ lệ thụ tinh là
93,7 ± 3,5% (P < 0,05). Tỷ lệ thụ tinh thấp nhất
(86,5 ± 1,4%) khi hầu được kích thích sinh sản bằng
phương pháp C.
Qua đó, có thể đánh giá việc sử dụng hóa chất
NH4OH gây sốc pH trong bể đẻ có tác dụng kích
thích hầu bố mẹ giải phóng sản phẩm sinh dục
nhưng có ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh. Phương
pháp B cho tỷ lệ thụ tinh cao nhất nhưng cần lưu ý
phương pháp AB, bởi vì trong phương pháp B đã có
một phần phương pháp AB (thông thường khi vận
chuyển hầu bố mẹ về trại sản xuất hầu đã qua quá
trình vận chuyển khô khoảng 1 - 3 giờ).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
194 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
3. Ảnh hưởng của các phương pháp kích thích
sinh sản đến tỷ lệ nở của trứng
Sau khoảng 10 giờ từ khi được thụ tinh, trứng
sẽ nở ra ấu trùng bánh xe thì tiến hành lấy mẫu để
định lượng tổng số ấu trùng bánh xe để xác định tỷ
lệ nở. Kết quả được thể hiện qua hình 3.
đến việc sử dụng hóa chất NH4OH thường cho kết
quả tỷ lệ nở thấp hơn.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Tỷ lệ đẻ của hầu cao nhất khi sử dụng phương
pháp kích thích AB (phơi khô và sốc nhiệt) và phương
pháp ABC (phơi khô, sốc nhiệt, NH4OH) với tỷ lệ đẻ
lần lượt là 40 ± 6,7% và 40 ± 0%. Tỷ lệ đẻ thấp nhất
ở phương pháp A (phơi khô) với 17,8 ± 3,9%.
- Sức sinh sản hữu hiệu của hầu cao nhất khi
sử dụng phương pháp kích thích AB (phơi khô và
sốc nhiệt) là 19.242.857 trứng/hầu cái, thấp nhất
là phương pháp AC (phơi khô và NH4OH) với
14.133.333 trứng/hầu cái.
- Tỷ lệ thụ tinh cao nhất khi kích thích sinh sản
bằng phương pháp B (sốc nhiệt) với 95,3%. Tỷ lệ
thụ tinh thấp nhất khi hầu được kích thích sinh sản
bằng phương pháp C (NH4OH) với 86,5%.
- Tỷ lệ nở của ấu trùng hầu TBD cao nhất là
92,0% khi kích thích sinh sản bằng phương pháp B
(sốc nhiệt) và thấp nhất là 78,7% khi sử dụng
phương pháp C (NH4OH).
2. Kiến nghị
- Cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của các
biện pháp kích thích lên các chỉ tiêu sinh sản của
hầu TBD ở các thể tích lớn hơn.
- Cần tiếp tục nghiên cứu để đánh giá ảnh
hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên
chất lượng của ấu trùng giai đoạn sống phù du,
sống đáy và con giống.
Hình 3. Ảnh hưởng của các phương pháp kích thích
sinh sản đến tỷ lệ nở của trứng hầu TBD
Qua hình 3 ta thấy: Có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê về ảnh hưởng của các phương pháp kích
thích sinh sản đến tỷ lệ nở của hầu TBD (P < 0,05).
Tỷ lệ nở của trứng hầu khi sử dụng phương pháp
B là cao nhất (96,6 ± 0,7%), kế đến là phương
pháp ABC (92,2 ± 0,7%) và phương pháp BC
(92,9 ± 1,7%). Phương pháp kích thích C cho tỷ lệ
nở thấp nhất là phương pháp C với 90,9 ± 0,9%.
Như vậy có thể thấy rằng, các phương pháp kích
thích bằng nâng nhiệt (B) và kết hợp phơi khô với
nâng nhiệt (BC) thường cho tỷ lệ nở cao. Trong khi
đó các phương pháp kích thích sinh sản liên quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Trường Giang, 2011. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu Thái Bình Dương (Crassostrea
gigas Thunberg 1793) phục vụ xuất khẩu. Đề tài khoa học cấp nhà nước KC.06/06 - 10. Báo cáo khoa học của Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản I.
2. Hà Đức Thắng, 2005. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi hầu (Crassostrea sp.) thương
phẩm. Đề tài cấp nhà nước KC06 - 14NN. Báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.
3. Lưu Đình Thịnh, 2008. Đánh giá khả năng phát triển nuôi hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) tại vịnh Bái Tử Long -
Quảng Ninh. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I. Hà Nội
4. Đồng Xuân Vĩnh, 2003. Dự án tiếp nhận công sản xuất giống và nuôi hầu Thái Bình Dương (C. gigas) của Australia. Báo cáo
khoa học của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.
Tiếng Anh
5. Darrell Hickey, 1997. Observation and activities report from the Pacifi c Oyster (Crassostrea gigas) Hatchery. Laboratorio de
Cultivo de Moluscos Santa Catarina. Brazil.
6. Park B.H., M.S. Park, B.Y. Kim, S.B. Hur, S. J. Kim, 1988. Culture of the Pacifi c oyster (Crassostrea gigas) in the Korea.
Prepared for training course on Oyster Culture conducted by the national Fisheries Research and Development Agency,
Pusan. Republic of Korea.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cac_bien_phap_kich_thich_sinh_san_len_cac_chi.pdf