The main objective of this study is to understand effect of using bio-microorganism fertilizers in
combination with compost fertilizer on growth and development of sticky rice. This research is
significant on sticky rice production and increase effectiveness of fertilizer application. Using
Song Danh micro-bio fertilizer (HCSD) improve rice tillers and its dry biomass, as well as
increase crop yield. Among 12 treatment, the treatment 4 (application of 500 kg HCSD on the
same inorganic fertilizer base) given highest economic return. This research indicated that use of
micro-bio fertilizer would be a good option to solve problem of lacking organic fertilizer in Red
River Delta region.
4 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh sông Gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất lúa nếp trên đất phù sa cổ vụ mùa 2008 tại Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 165 - 168
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
165
ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH KẾT HỢP
VỚI PHÂN CHUỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA NẾP TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ
VỤ MÙA 2008 TẠI BẮC NINH
Trần Thị Thảo, Nguyễn Văn Tình, Đặng Văn Minh*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trƣởng
và phát triển lúa nếp trên các nền phân bón hữu cơ khác nhau nhằm nâng cao năng suất và chất
lƣợng gạo, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ. Các công thức có tỷ lệ
phân HCSG cao có tác động rõ rệt tới khả năng đẻ nhánh, khả năng tích luỹ vật chất khô của lúa.
Các công thức bón phân hữu cơ vi sinh phối hợp với phân chuồng cho năng suất cao hơn công
thức đối chứng. Trong số 12 công thức nghiên cứu công thức 4 (nền + 500 kg HCSG) có quả kinh
tế cao nhất. Đề tài góp phần tìm giải pháp thay thế một phần phân bón hữu cơ hiện đang rất thiếu
tại vùng đồng bằng Sông Hồng bằng phân hữu cơ vi sinh.
Từ khoá: Phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng, lúa nếp, đất phù sa cổ, Bắc Ninh.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân hữu cơ vi sinh có vai trò quan trọng
trong việc làm tăng độ phì nhiêu của đất
(Nguyễn Văn Toản, 2005). Ngoài việc góp
phần tích cực vào các quá trình chuyển hoá
các chất bền vững trong đất thành các chất
dinh dƣỡng dễ tiêu cho cây trồng, vi sinh vật
còn sinh ra nhiều chất sinh học nhƣ kháng
sinh, enzym giúp tăng sức đề kháng cho cây,
tăng độ phì của đất (Hoàng Minh Tấn và
Nguyễn Quang Thạch, 2000; Nguyễn Văn
Sức, 2004). Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng đất đai thích hợp cho việc
trồng lúa, trong đó có lúa nếp.
Việc nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ vi
sinh để nâng cao năng suất và ổn định chất
lƣợng lúa nếp là vấn đề rất cần thiết. Mục tiêu
chính của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh
hƣởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trƣởng và phát triển lúa nếp trên các nền phân
bón hữu cơ khác nhau nhằm nâng cao năng
suất và chất lƣợng gạo, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ
tại tỉnh Bắc Ninh.
Tel: 0912334310, Email: minhdangtn@hn.vnn.vn
PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm đƣợc tiến hành vào vụ mùa 2008
trên đất phù sa glây (phù sa cổ): tại xã Phú
Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Thí
nghiệm gồm 12 công thức với 3 lần nhắc lại
đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên (Randomized Complete Block Design –
RCBD). Diện tích một ô thí nghiệm 12m2
(3m x 4m). Các công thức thí nghiệm gồm:
- Công thức 1 (đối chứng): Nền (50N,50P2O5,
60K2O).
- Công thức 2: Nền + 4 tấn phân chuồng.
- Công thức 3: Nền + 8 tấn phân chuồng.
- Công thức 4: Nền + 500 kg phân hữu cơ
Sông Gianh (HCSG).
- Công thức 5: Nền + 500 kg HCSG + 4 tấn
phân chuồng.
- Công thức 6: Nền + 500 kg HCSG + 8 tấn
phân chuồng.
- Công thức 7: Nền + 1000 kg HCSG.
- Công thức 8: Nền + 1000 kg HCSG + 4 tấn
phân chuồng.
- Công thức 9: Nền + 1000 kg HCSG + 8 tấn
phân chuồng.
- Công thức 10: Nền + 1500 kg HCSG.
Trần Thị Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 165 - 168
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
166
- Công thức 11: Nền + 1500 kg HCSG + 4 tấn
phân chuồng.
- Công thức 12: Nền + 1500 kg HCSG + 8 tấn
phân chuồng.
Giống lúa thí nghiệm là giống lúa nếp Hoa
Trắng. Phân hữu cơ vi sinh do Công ty Phân
bón Sông Gianh Quảng Bình sản xuất (gồm
P2O5 3%, hữu cơ 13,5%; axit humix và
fulvic 5,6%; ẩm độ 30%; vi sinh vật có
ích: 5.10
6CFU/ml; ngoài ra còn có một số
trung lƣợng và vi lƣợng) (Phân hữu cơ - Phân
vi sinh vật, 2007). Các chỉ tiêu theo dõi bao
gồm: các chỉ tiêu về sinh trƣởng phát triển và
năng suất lúa dựa trên hƣớng dẫn nghiên cứu
lúa của IRRI (Inger, 1996):.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ảnh hƣởng của phân chuồng và phân hữu
cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng
của lúa
Thời gian sinh trƣởng của các công thức thí
nghiệm biến động từ 132 - 134 ngày, sự khác
nhau này là không đáng kể. Về khả năng đẻ
nhánh, công thức 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 có số
nhánh hữu hiệu lớn hơn công thức đối chứng
ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức 12
có số nhánh hữu hiệu cao nhất. Các công thức
phân bón khác nhau không ảnh hƣởng rõ rệt
đến chiều cao cây cuối cùng, Khả năng tích
luỹ vật chất khô của các công thức khác nhau
có ý nghĩa (p<0,05) dao động từ 124,74 -
139,68 tạ/ha. Các công thức 9, 10, 11, 12 cao
hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, trong
đó cao nhất là công thức 12 đạt 139,68 tạ/ha
cao hơn đối chứng 14,94 tạ/ha (bảng 1).
Ảnh hưởng của liều lượng phân chuồng
và phân hữu cơ vi sinh đến khả năng
chống chịu của giống trên các công thức
thí nghiệm
Đánh giá đặc tính chống chịu sâu bệnh hại
của các công thức thí nghiệm trong vụ mùa
2008 (bảng 2) cho thây các công thức tham
gia thí nghiệm có những loại sâu hai chính là:
Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Bệnh hại
chính: Khô vằn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông.
Trên các công thức khác nhau thì mức độ gây
hại cũng khác nhau.
Bảng 1. Ảnh hƣởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của lúa
Công
thức
Tổng TGST
(ngày)
Nhánh hữu hiệu
(nhánh/
khóm)
Tỷ lệ đẻ nhánh
hữu hiệu (%)
Chiều cao cây
(cm)
Tổng lƣợng chất
khô (tạ/ha)
1(ĐC) 6,20 61,57 147,23 124,74
2 132 6,60ns 64,52 147,37 129,25ns
3 132 6,53ns 60,86 147,43 124,62ns
4 133 6,63ns 60,66 147,83 129,40ns
5 133 6,70* 61,30 148,10 128,91ns
6 133 6,83* 60,82 148,20 128,96ns
7 133 6,80* 62,85 148,70 132,97ns
8 133 6,93* 60,95 149,00 132,65ns
9 134 7,00* 59,98 149,10 136,67*
10 134 7,00* 62,11 149,13 134,89*
11 134 6,97* 58,72 149,20 138,00*
12 134 7,07* 56,99 149,53 139,68*
CV(%) 3,8 1,3 4,2
LSD0,05
0,44 3,15 9,31
Trần Thị Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 165 - 168
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
167
Bảng 2. Tình hình sâu bệnh hại trên các công thức thí nghiệm (Đơn vị: Điểm)
Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Sâu cuốn lá nhỏ Sâu đục thân Khô vằn Đạo ôn lá Đạo ôn cổ bông
1(ĐC) 3 3 1 2 1
2 3 1 1 1 2
3 1 1 1 2 2
4 1 1 1 1 1
5 1 1 3 1 1
6 1 1 1 1 2
7 1 1 1 2 1
8 1 1 3 1 1
9 1 1 1 1 1
10 1 1 1 1 1
11 1 1 1 1 1
12 1 1 1 1 0
Bảng 3. Ảnh hƣởng của các công thức phân bón tới năng suất lúa
Công thức Số bông/m2 Hạt chắc/bông P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
1(ĐC) 191,0 98,07 26,0 48,70 40,97
2 198,0
ns
101,70
ns
26,0 52,34
ns
43,50
ns
3 196,0
ns
104,00* 26,2 51,95
ns
44,30*
4 199,0
ns
105,10*
26,1 54,59*
44,40*
5 201,0
ns
107,33*
26,3 56,77*
45,63*
6 205,0* 105,97*
26,4 57,39*
45,40*
7 204,0*
106,07*
26,4 57,16*
45,23*
8 208,0*
106,63*
26,5 58,77*
46,07*
9 210,0*
106,20*
26,6 59,29*
45,87*
10 210,0*
105,20*
26,7 58,98*
45,50*
11 209,0*
105,83*
26,8 59,28*
45,70*
12 212,0*
105,60*
26,8 60,00*
46,23*
p 0,039 0,004 0,000 0,048
CV (%) 3,6 2,2 4,5 3,8
LSD 0,05 12,49 3,84 4,27 2,87
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
Công thức
Giá trị tăng thêm
do bón phân (1000
đ
/ha)
Chi phí phân bón
tăng thêm (1000đ /ha)
Lãi thuần (1000đ/ha)
Giá trị
VCR
1(ĐC) - - - -
2 3.036 2.000 1.036 1,52
3 3.996 4.000 - 4 1,00
4 4.116 1.250 2.866 3,29
5 5.592 3.250 2.342 1,72
6 5.316 5.250 66 1,01
7 5.112 2.500 2.612 2,04
8 6.120 4.500 1.620 1,36
9 5.880 6.500 - 620 0,90
10 5.436 3.750 1.686 1,45
11 5.676 5.750 -74 0,99
12 5.312 7.750 -1.438 0,81
Ghi chú: Giá thóc: 12000 đ/kg, giá phân chuồng: giá phân hữu cơ vi sinh 2500đ/kg
Ảnh hƣởng của phân chuồng và phân hữu
cơ vi sinh đến năng suất lúa
Các liều lƣợng phân chuồng và phân hữu cơ
vi sinh khác nhau đã ảnh hƣởng rõ rệt tới các
chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lúa
(bảng 3). Các yếu tố số bông/ m2, số hạt chắc
trên bông có sự khác nhau đáng kể giữa các
công thức nghiên cứu và đối chứng. Đối với
Trần Thị Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 165 - 168
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
168
năng suất thực thu, các công thức 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9, 10, 11, 12 đều có NSTT cao hơn đối
chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Hiệu quả kinh tế
Kết quả ở bảng 4 cho thấy các công thức 2, 4,
5, 7, 8, 10 có lãi thuần cao hơn đối chứng.
Trong đó công thức 4 cho lãi thuần cao nhất
với mức lãi thuần thu đƣợc là 2.886 nghìn
đồng/ha, tiếp đến là công thức 5, 7 cho lãi
thuần cao. Công thức 9, 11, 12 có hiệu quả
kinh tế thấp hơn đối chứng, công thức 3, 6 có
hiệu quả kinh tế tƣơng đƣơng đối chứng.
KẾT LUẬN
Bón phân hữu cơ vi sinh cho lúa nếp đã có tác
dụng tốt tới sinh trƣởng, phát triển của lúa và
làm tăng năng suất lúa. Các công thức có tỷ lệ
phân HCSG cao có khả năng đẻ nhánh, khả
năng tích luỹ vật chất khô cao hơn so với đối
chứng. Các công thức nghiên cứu đều có năng
suất cao hơn công thức đối chứng. Tuy nhiên
khi tính hiệu quả kinh tế thì công thức 4 (nền
+ 500 kg HCSG) đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất. Kết quả bƣớc đầu cho thấy việc sử dụng
phân hữu cơ vi sinh có thể là giải pháp nhằm
thay thế 1 lƣợng phân khoáng và phân chuồng
nhất định trong các quy trình bón phân cho
lúa nếp tại Bắc Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Inger (1996), Standard International
evalution system for rice, Rice genetics, IRRI,
Manila, Philippines.
[2]. Phân hữu cơ - Phân vi sinh vật, website:
cập nhật ngày
09/10/2007.
[3]. Nguyễn Văn Sức, Chuyên đề vi sinh vật đối
với dinh dưỡng cây trồng trong hệ sinh thái bền
vững, Hà Nội tháng 1/2004.
[4]. Phạm Văn Toản: “Nghiên cứu ứng dụng vi
sinh vật làm phân bón”, Hội nghị khoa học công
nghệ cây trồng, Báo cáo - Tiểu ban đất, Phân bón
và Hệ thống nông nghiệp, tháng 3/2005.
SUMMARY
EFFECT OF USING SONG GIANH SONG DANH MICRO-BIO FERTILIZER IN
COMBINATION WITH COMPOST FERTILIZER ON GROWTH AND
DEVELOPMENT OF SUMMER-STICKY RICE ON RIVER DELTA REGION
IN BAC NINH
Tran Thi Thao, Nguyen Van Tinh, Dang Van Minh
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
The main objective of this study is to understand effect of using bio-microorganism fertilizers in
combination with compost fertilizer on growth and development of sticky rice. This research is
significant on sticky rice production and increase effectiveness of fertilizer application. Using
Song Danh micro-bio fertilizer (HCSD) improve rice tillers and its dry biomass, as well as
increase crop yield. Among 12 treatment, the treatment 4 (application of 500 kg HCSD on the
same inorganic fertilizer base) given highest economic return. This research indicated that use of
micro-bio fertilizer would be a good option to solve problem of lacking organic fertilizer in Red
River Delta region.
Keyword: Micro-Bio fertilizers, compost, sticky rice, Red River Delta, Bac Ninh
Tel: 0912334310, Email: minhdangtn@hn.vnn.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_3417_9716_tranthithao_8912_2052907.pdf