Tình yêu mà Trọng Khang trong Trường đời và
Chí trong Trận đời có được là phần thưởng
xứng đáng cho họ. Sự lựa chọn của Khánh
Ngọc, của Kim đã khiến cho công chúng của Lê
Văn Trương thoả mãn lòng kiêu hãnh của họ.
Họ tin rằng, trong tình yêu, không phải lúc nào
người nắm giữ tiền tài và địa vị cũng chiến
thắng. Cái chất người trong một con người mới
là sự hấp dẫn. Những trận đời đầy gian khó,
những trường đời đầy chông gai chính là nơi
giúp con người phát lộ cái chất người ấy của
mình. Mà cuộc sống của lớp độc giả trung lưu -
công chúng của tiểu thuyết gia họ Lê trong giai
đoạn ấy thực sự là những trường đời với những
trận đời sóng gió. Họ đã tìm thấy ở những trang
văn của Lê Văn Trương niềm tin vào cuộc sống
và niềm kiêu hãnh thuộc tâm lý giai cấp của
mình
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ái tình trong tiểu thuyết Lê Văn Trương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
ÁI TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG
Lê Thị Ngân*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trương (1906-1964) nổi lên như một hiện
tượng đặc biệt. Sức viết của ông không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được. Với
247 cuốn tiểu thuyết trong đời văn, Lê Văn Trương đã đem tư tưởng người hùng diễn tả thành gần
như một chủ nghĩa trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Đản đã cho rằng, Lê Văn Trương
"là một nhà văn đã tạo ra được, lần đầu tiên và duy nhất trong văn học Việt Nam hình
tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê". Với những chuyện tình éo le, với
những tình yêu nồng nàn, cao thượng và đầy hi sinh đã tạo cho tiểu thuyết Lê Văn Trương có một
sức hấp dẫn riêng với công chúng văn học đương thời.
Từ khóa: Lê Văn Trương, nhân vật người hùng, công chúng, tình yêu, văn học Việt Nam.
Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906-1964) đã tạo
được một "hình tượng“Người hùng” đã được cả
một thời chấp nhận và say mê".(1) Nhân vật người
hùng của ông "lúc thì là một công tử ăn chơi váng
trời, lúc thì là một tay doanh nghiệp đáng ngồi
ngang với Bạch Thái Bưởi, lúc thì là một người
chồng rất mực, "một người cha" gương mẫu, là
đấng trượng phu", nhưng sau cùng, "luôn luôn là
tình lang lý tưởng, phàm giai nhân nào cũng mơ
ước".(2) Chất người hùng trong nhân vật của Lê Văn
Trương "không chỉ để oanh liệt trong những tình
huống hiểm nghèo mà còn cao thượng, quân tử
trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình
yêu".
(3)
Công chúng văn học của Lê Văn Trương chủ yếu là
tầng lớp bình dân, tiểu tư sản. Công chúng văn học
của Lê Văn Trương là "độc giả trung lưu " (Phạm
Thế Ngũ) "đám "đẳng cấp tiểu tư sản" (Lương Đức
Thiệp). Tầm nhận thức và vốn văn hoá của họ ưa
những gì giản dị. Họ cần sự giải trí, họ cần được
thoả mãn trí tò mò, họ mong muốn được tham gia
những cuộc phiêu lưu, dù là trong tâm trí. Trong các
sự phiêu lưu, phiêu lưu trong ái tình là một thứ
phiêu lưu ngọt ngào và hấp dẫn. Tiểu thuyết của Lê
Văn Trương đã đáp ứng được những yêu cầu đó của
họ.
Những câu chuyện tình yêu không bao giờ là cũ. Nó
luôn luôn là mối quan tâm của mọi người, mọi thời,
mọi lứa tuổi. Chỉ có điều, mỗi thời khác nhau, con
người lại có một cách thể hiện tình yêu khác nhau.
Một trong những lý do khiến tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn hấp dẫn đông đảo bạn đọc những năm đầu thế
Tel: 0912 022777
kỷ XX bởi những thiên tình diễm lệ. Những nàng,
những chàng đẹp như trong mộng, thơm tho và khao
khát yêu đương. Những cuộc tình trong trẻo, mát
lành, lãng mạn được diễn ra trong khung cảnh thiên
nhiên đẹp như chốn đào nguyên.
Với tính chất của những cuốn tiểu thuyết đăng báo,
số trước gọi số sau, tiểu thuyết gia Lê Văn Trương
một mình làm nên một văn đoàn, cũng đã hút bạn
đọc về phía mình, khiến họ không thể dừng lại khi
đã đọc tiểu thuyết ông bằng những câu chuyện tình
ái. Không phải những câu chuyện êm như một buổi
chiều hè, dịu dàng như hương ngọc lan buổi sớm
như Tự lực văn đoàn, chuyện tình của tiểu thuyết Lê
Văn Trương hấp dẫn người ta bởi sự éo le của cuộc
tình, nhân vật chính bao giờ cũng nồng nàn trong thể
hiện, mạnh mẽ trong đấu tranh để gìn giữ tình yêu.
Độc giả say những câu chuyện của Lê Văn Trương,
yêu tình yêu của những nhân vật mình yêu quý : tình
yêu của Giáng Vân với văn sĩ Cung (Cánh sen trong
bùn), của Khánh Ngọc với Trọng Khang (Trường
đời), của Vân với Vĩnh (Tôi là mẹ), của Hạnh với
Linh (Một người), của Cài với Vẹo (Anh Vẹo), của
Đoàn Hữu với Tư Thung (Cô Tư Thung), của Cung
với Thuần (Hận nghìn đời) ... Một phần làm nên sự
say của những tiểu thuyết Lê Văn Trương là những
câu chuyện tình ái của ông không theo lẽ thường.
Trong những câu chuyện tình yêu, thuận lẽ, thường
là chàng trai con nhà gia thế, yêu và lấy cô gái hiền
dịu, xinh đẹp con nhà nghèo. Nhưng trong những
chuyện tình của tiểu thuyết Lê Văn Trương, độc giả
lại thấy chiều ngược lại: Cô con gái nhà chủ giàu có,
xinh đẹp, giỏi giang, có học thức, lại đem lòng yêu
một chàng trai nghèo, thất cơ lỡ vận, đang làm công
cho nhà mình. Thế cũng chưa đủ, Lê Văn Trương
Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
còn bắt các cô gái đau khổ vì yêu, bởi chàng trai
nghèo tiền bạc mà giàu lòng tự trọng kia một mực
chối từ, giả tảng như không biết đến sự quan tâm
của các tiểu thư. Phải đến khi cô gái ốm liệt giường
liệt chiếu vì tương tư, chàng trai mới nhận lời, và,
tình yêu mới đến với họ. Nhân vật của Lê Văn
Trương không dễ buông xuôi theo số phận. Nếu họ
yêu, họ biết cách thể hiện tình yêu và nuôi giữ tình
yêu đó. Chuyện tình trong những cuốn tiểu thuyết
tiêu biểu của Lê Văn Trương đều có chung một mô
hình đó.
Tình yêu nhiều cung bậc tình cảm nhất, nhiều nỗi éo
le nhất là tình yêu của Giáng Vân và Cung trong
Cánh sen trong bùn. Giáng Vân và Cung đến với
nhau bằng một bản hợp đồng. Một người vừa bị thất
tình, muốn trả thù đàn bà, một người từng lăn lộn
mười năm cuộc đời làm đĩ, muốn thử nghiệm những
rung động của ái tình. Nhưng trong đáy sâu tâm hồn
của một con đĩ, vẫn lấp lánh bản chất trong lành của
một con người. Ở bên Cung, Giáng Vân đã tìm thấy
ở chàng văn sĩ sự đồng điệu trong tâm hồn, nàng đã
yêu Cung bằng một tình yêu vừa đắm say, vừa kính
phục. Nhưng nàng không ngờ mụ Bảy, người
chuyên dắt mối trước kia đã bán đứng nàng. Cung
đã hiểu lầm nàng đi theo đường cũ.
Không một lời trách cứ, chàng đóng cửa buồng văn,
ngồi lì trong đó. Mãi sau, khi thông tỏ mọi chuyện,
cơn giận của Cung mới tạm nguôi. Cung đã đề nghị
chính thức được cưới nàng làm vợ. Giáng Vân
không muốn quá khứ của mình làm nhem nhuốc đời
Cung. Nàng đã chọn cái chết để Cung có điều kiện
làm lại cuộc đời mới mà không phải áy náy về mình.
Đó cũng là cách nàng làm cho hình ảnh của mình
sống mãi trong trái tim Cung.
Anh Vẹo là một câu chuyện hiếm hoi của Lê Văn
Trương mà nhân vật nam chính của ông có dáng vẻ
ngoài thô mịch, vụng về, xấu trai. Cái tên anh là cả
một sự hình dung! Cha mẹ mất sớm, không để lại
cho anh một gia sản gì, ngoài cái đức hiền lành,
chăm chỉ, biết ăn nhịn để dành. Anh đã đủ ăn, lại
mua thêm được đất. Nhưng cả cái làng Láng, không
một cô nào tơ tưởng đến anh.
Thực ra, nếu anh có hỏi, thì cũng có lắm nhà muốn
gả con gái cho anh, mặc dầu anh chỉ là một tên bạch
đinh ở một cái nhà lá xoàng xĩnh. Nhưng anh không
nghĩ đến hỏi một cô nào vì trong lòng anh chỉ có yêu
có một cô Cài. Mà cô Cài thì ngoài sắc đẹp nhất
làng, lại còn là con cụ phó tổng, giàu nhất nhì trong
làng. Tự biết thân đũa mốc, Vẹo ôm khối tình thầm
kín trong lòng. Mối tình thầm kín mà mãnh liệt anh
chàng nông dân thật thà, chất phác ấy, không bao
giờ Cài nhìn thấy cả, vì "chính nàng cũng không thể
ngờ một con người như thế lại dám yêu mình".
Nhưng cái đau đớn đã khiến Vẹo tưởng chừng chết
đi được khi biết Cài đã phải lòng anh chàng trẻ tuổi,
đẹp trai, ăn mặc sang trọng ra vẻ ông thông ông
phán đi qua con đường làng mỗi chiều. Dù có hậm
hực lòng ghen, nhưng tình yêu của Vẹo dành cho
Cài là một tình yêu đầy tính bao dung và sự hi sinh.
Khi biết bọn trai làng định phục để đánh bạn trai
của Cài, Vẹo đã tìm cách báo cho Cài biết. Lo cho
Cài bị người ngoài tỉnh lừa, Vẹo nói bóng gió xa xôi
để Cài cảnh giác. Rồi Cài bị lừa thật. Thương Cài
đến thắt ruột, Vẹo cất công lên Hà Nội tìm, đến nơi
hắn ở, biết là chỗ ở thuê, đến phủ Thống sứ, thì
không có ai tên như thế, người như thế. Suốt mấy
hôm trời, lo Cài quẫn trí tự tử, Vẹo không dám ngủ.
Rồi, một đêm, Vẹo đã đi theo và đưa được Cài trở
về trước khi Cài định nhảy xuống cái giếng làng.
Sau đêm đó, Cài bỉết được tình yêu chân thành bao
lâu nay Vẹo dành cho cô, và, cô cũng biết, chỉ có
Vẹo mới cứu được đời mình. Nhưng chuyện không
đơn giản như đôi trai gái tính. Họ hàng nhà Vẹo nhất
định không cho Vẹo lấy Cài. Cụ phó tổng giận con,
bẽ mặt trước họ hàng nhà Vẹo, cũng cương quyết
không cho Vẹo lấy Cài. Muốn đền đáp cái ơn sâu
nặng mà Vẹo dành cho, nhưng thấy hai bên cứ giằng
co nhau, Cài liều cắp quần áo sang trốn sang nhà
Vẹo. Đến nước ấy, nhất là khi thấy hai trẻ nói thật
lòng thương nhau, họ hàng hai bên cũng đắp điếm
cho hai người.
Câu chuyện tình thôn quê mộc mạc, chân tình ấy đã
khiến nhiều người cảm động. Giữa cái xã hội kim
tiền, thực dụng, tính toán, thì tình yêu của của Vẹo
như một luồng gió mát, để người ta tin rằng, trên
đời, vẫn còn chỗ cho lòng bao dung, con người vẫn
còn cảm giác của hạnh phúc được hi sinh cho người
mình yêu dấu. Độc giả mê đọc tiểu thuyết Anh Vẹo
không chỉ ở tính triết lý của tình thương và cái kết
Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
có hậu dành cho tình yêu, mà trước hết là ở cốt
truyện với những tình tiết khá bất ngờ, những khúc
ngoặt của cuộc đời nhân vật được sắp xếp một cách
hợp lý.
Hầu hết trong các tác phẩm về tình ái của mình, Lê
Văn Trương không để độc giả có thời gian nhấm
nháp những cảm xúc, suy ngẫm những ý tưởng, mà
cuốn bạn đọc theo guồng quay của diễn tiến câu
chuyện. Đó là một trong những nét làm nên sự hấp
dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trương với công chúng
đương thời.
Mỗi một nhà văn, với ngưỡng cảm nhận riêng trong
tâm thức thẩm mỹ, sẽ tạo ra một kiểu dạng nhân vật
riêng. Lê Văn Trương, với một Trường đời đầy
những Trận đời đầy mưa gió đã tạo cảm hứng cho
ông xây dựng kiểu nhân vật người hùng trong hầu
hết các tiểu thuyết của mình. Phạm Thế Ngũ, trong
cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, đã
đánh giá: “Điều đáng chú ý ở ông là cái tư tưởng
người hùng ông đã đem diễn tả thành gần như một
chủ nghĩa trong tác phẩm”(4) .
Người hùng không đồng nghĩa hoàn toàn với anh
hùng. Một anh hùng, theo định nghĩa của Joseph
Campbell, là một nhân vật điển hình, người có thể
vượt qua mọi trở ngại, và bằng cách nào đó mang lại
cho chúng ta một cảm giác chung rằng, chúng ta có
thể làm nhiều hơn những gì chúng ta đang làm, và
có thể trở thành người tốt hơn chúng ta hiện tại. Ở
phương Tây cũng như phương Đông, người anh
hùng luôn đứng trên đỉnh cao của lịch sử, có tính
cách phi phàm, trí tuệ hơn người và mang trong
mình những khát vọng dân tộc. Người anh hùng
Aksin, Uylixơ trong Homerơ, Người hùng Đôn
Quijote của Cervantes là những kiểu anh hùng
như vậy. Người hùng của Lê Văn Trương là mẫu
người không hoàn toàn giống như vậy. Hành trang
của họ rất dễ hoà trong đám đông. Họ là những
người ta có thể gặp đâu đó trên đường đời. Ở tiểu
thuyết Lê Văn Trương, người hùng là những người
phi thường trong đời thường. Họ gồm đủ mọi loại
người: nam có, nữ có, già có, trẻ có, làm đủ mọi
nghề và được đặt trong những quan hệ khác nhau.
Nét chung là nhân cách khác thường, ý chí, tài năng,
nghị lực và đảm lược khác thường. Đó là chàng trai
trẻ gan dạ, bỏ học đi kinh doanh, làm rất nhiều nghề
nguy hiểm, kể cả những nghề ngoài pháp luật, kiến
thức từ sách vở, nhà trường không nhiều, nhưng
hiểu biết ngoài đời lại phong phú. Đó là người anh
cả trong một gia đình đông em, còm cọm đi làm để
nuôi các em, hy sinh hết thảy: danh vọng, sự nghiệp,
tình yêu, khoái lạcđể làm tròn nghĩa vụ người anh
trưởng; Đó là một người mẹ trẻ một mình nuôi ba
đứa con thơ dại, kiên quyết từ chối lời cầu hôn của
chàng y sĩ say tình để trọn đạo với người chồng đã
quá cố, để tình cảm dành cho các con không bị san
sẻ. Thậm chí, đó có thể là cô gái điếm, ngồi trên tiền
bạc, lặn trong tình trường, nhưng khi yêu thật sự,
sẵn sàng chết để bảo toàn danh dự và hạnh phúc cho
người mình yêuNhân vật người hùng của Lê Văn
Trương không phải là siêu nhân, mà như một người
bạn, có đủ cả những ưu điểm và nhược điểm rất
người, nhưng hơn người ở cái ý thức sâu sắc về
trách nhiệm cụ thể của mình ở mọi cương vị, trong
gia đình cũng như trong xã hội, ở cái ý chí khẳng
định, ở cái nghị lực kiên trì và quyết tâm sống với tư
cách là một CON NGƯỜI viết hoa với cái nghĩa đẹp
nhất của nó. Trong cuộc đấu tranh để khẳng định sự
tồn tại và nhân cách của mình, người hùng của Lê
Văn Trương không phải lúc nào cũng ngạo nghễ
vượt lên trên hoàn cảnh. Có những lúc, họ vẫn bộc
lộ, dẫu trong khoảnh khắc, cái yếu đuối dễ gần của
những con người bình thường.
Người hùng của Lê Văn Trương như một thứ đá
nam châm thu hút và chinh phục hết thảy mọi người,
kể cả những kẻ không cùng chiến tuyến. Nhưng có
lẽ, rõ nét nhất là sự chinh phục trái tim người đẹp.
Tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương thường
theo một mô típ chủ đạo: Nhân vật chính thường
xuất thân từ anh tiểu tư sản nghèo, tay trắng. Hoặc
là bị đuổi việc, hoặc là bị phá sản, trong tay không
một cắc bạc, chỉ có đầy lòng kiêu hãnh và niềm tự
ái rất dễ bị tổn thương. Cuộc sống run rủi, anh
bước vào ngưỡng cửa của gia đình giàu có, thế
lực, với vị thế của một người làm công hoặc của
một người ở trọ. Nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào,
người ta cũng không thể lẫn anh với người làm
công khác, người đi ở trọ khác bởi sự kiêu hãnh
đầy nam tính của anh.
Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
Người hùng của Lê Văn Trương vừa có đủ mưu trí
và tài năng để vượt đường rừng, thắng thổ phỉ, vừa
có đủ lãng mạn để ngồi bên dòng thác giữa rừng sâu
để mơ màng trước câu chuyện tình bi thảm. Những
cái đẹp mang tính lý tưởng đó đã làm trái tim các cô
gái con nhà chủ rung động thật sự. Mà bất cứ cô gái
con của ông chủ nào trong tiểu thuyết của Lê Văn
Trương cũng xinh đẹp, giỏi giang, học thức. Các cô
làm đủ mọi cách để được anh chú ý. Nhưng anh đối
xử với các cô bao giờ cũng lễ phép - sự lễ phép của
lạnh nhạt, xa xôi. Nhưng càng lạnh lùng, né tránh,
các cô gái càng đắm say hơn. Đôi khi, không cầm
lòng được, các cô có giở một vài cử chỉ, buông ra
một vài câu tỏ bày, thì lần nào, anh chàng cũng giả
điếc, giả ngây làm như không biết. Lối trọng danh
dự, cách xử sự cao thượng và nhất là sự thông minh,
tháo vát, ứng biến tài tình trước những biến cố trong
cuộc sống của các chàng trai đã khiến các cô gái
càng ngày càng như bị mê hoặc. Sẽ là khổ đau khi
yêu ai mà không được đáp lại. Có gì đớn đau bằng
yêu một người mà không tài nào để người ấy biết
cảm xúc của mình. Với nỗi đau của con tim chưa
nói được lời tỏ tình, cô gái ốm liệt giường liệt chiếu.
Nỗi đau tinh thần đã biến thành nỗi đau thể xác.
Thuốc không chữa được, gia đình không an ủi được.
Nếu không được yêu, có lẽ cô gái sẽ ốm mà chết.
Rồi chàng trai nhận lời yêu, trước hết là để cứu cô
gái, nhưng cũng bời cảm động trước tình yêu chân
tình của cô dành cho mình. Thời gian đã mở cửa trái
tim chàng trai. Tình yêu ngọt ngào đã đến với họ.
Cô gái sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, cưng
chiều của gia đình để đi theo chàng trai, dấn thân
vào cuộc sống đầy khó khăn nhưng mạnh mẽ và
oanh liệt. Hạnh phúc lớn nhất với con người là được
sống với người mình yêu thương và làm công việc
mình theo đuổi. Đó là phần thưởng dành cho nhân
vật người hùng Lê Văn Trương.
Sở dĩ người hùng Lê Văn Trương tìm được “chỗ
đứng tinh thần ở xứ sở thuộc địa này”(Vương Trí
Nhàn) bởi đa số tầng lớp trung lưu- độc giả của ông
“đã tìm thấy trong những bóng dáng nhân vật kiểu
người hùng đó một nơi nương tựa về tinh thần”
(5)Họ đến với Lê Văn Trương để tìm kiếm một niềm
an ủi. Họ đã cảm nhận được sự trân trọng của Lê
Văn Trương đối với mình qua nhân vật của ông. Cái
nghèo của họ, ai cũng nhìn thấy, nhưng sự mưu trí
và tài năng , lối trọng danh dự và cách xử sự cao
thượng, sự lãng mạn và tình yêu nồng nàn của họ
tiềm ẩn bên trong, không phải ai cũng nhìn thấy và
nhất là không phải ai cũng công nhận.
Người hùng của Lê Văn Trương là sự đáp ứng rất
thú vị giấc mơ trả thù xã hội trưởng giả : kẻ thắng
trong đời thực bị bẽ bàng trong tiểu thuyết, kẻ vẫn bị
khinh khi trong cuộc sống được trọng vọng trong
những trang văn. Tình yêu của các cô gái đẹp và
sang trọng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương dành
tặng cho anh chàng tiểu tư sản nghèo, không bằng
cấp, không tiền tài, chứ không phải là những chàng
trai trưởng giả trong xã hội (đốc tờ, kĩ sư, luật sư,
cậu cử, cậu tú, con quan lại, đại tư sản, đại địa chủ)
kia.
Trọng Khang trong Trường đời quả là một mẫu
người lý tưởng cho các cô gái ao ước. Tuy là người
thất cơ, nay phải làm thuê, nhưng khí khái, năng lực
và trách nhiệm của Trọng Khang đã khiến cả gia
đình ông Nam Long không thể coi chàng như những
người làm công khác. Nhất là Khánh Ngọc, cô con
gái cưng của gia đình ông chủ. Mặc dù đã đính hôn
với chàng kĩ sư cầu cống Francois Giáp cùng học
bên Pháp về, nhưng trước Trọng Khang, nàng đã bị
cuốn hút bởi vẻ đẹp của lòng dũng cảm, trí thông
minh và sức hút rất đàn ông của chàng. Khánh Ngọc
thấy cái gọi là tình yêu của nàng trước kia thật là tẻ
nhạt, thiếu sự bền vững của lòng tôn trọng. Thêm
mỗi ngày gần Trọng Khang là thêm mỗi ngày Khánh
Ngọc thể hiện niềm yêu mãnh liệt của mình. Biết
Khánh Ngọc yêu mình, chàng cũng thấy lòng mình
xúc động. Nhất là khi lòng tự ái của đàn ông được
thoả mãn. Bởi Khánh Ngọc đã chọn chàng - một
người không tiền, không bằng cấp chứ không phải là
người đàn ông được trang bị khá hoàn hảo kia.
Khánh Ngọc đã một lòng thờ phụng (cách nói của
Giáp) Trọng Khang, yêu như người ta yêu một cái gì
đẹp đẽ và cao quý nhất ở trên đời.
Người đọc tìm thấy con đường dẫn đến trái tim tình
yêu của Trọng Khang trong Trường đời có nét khá
giống với con đường tình yêu trong Trận đời của
Chí.
Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
Trên chuyến xe ca từ Phnompenh đi Aranya,
sự tình cờ, hôm đó, đã ghép một đôi trai gái
gần nhau. Cô thiếu nữ chạc mười chín, hai
mươi, phục sức hết sức trang nhã thể hiện
con một nhà giàu có và có khiếu thẩm mỹ.
Còn chàng trai giống như một người "đi
mần việc, lương tháng vài ba chục đồng".
Xe bắt đầu chạy, họ đã có ác cảm với nhau.
Mối ác cảm của họ cứ tăng dần theo quãng
đường xe chạy. Đến khi gần đến Phnom
Tuot, cô gái sắp sửa hành trang để xuống, hỉ
hả vì sắp phải thoát cái của nợ ngồi gần
mình thì thấy chàng trai cũng đang thu nhặt
đồ đạc!? Họ cùng xuống xe. Hỏi người nhà
đi đón, mới biết, đó là "thằng cọc cạch (lối
gọi của người miền Nam dành cho người
miền Bắc vào đây làm ăn- LTN chú thích)
mới đến khẩn đồn điền, ở đây được ba
tháng".
(6)
Tiểu thư Kim (tên cô gái đi cùng xe với
chàng trai hôm trước)- con ông bà huyện
Hàm, không giấu sự đắc ý của mình khi đặt
sự so sánh giữa cơ ngơi bề thế của gia đình
bên cạnh sự tuềnh toàng của chàng trai xứ
Bắc kia. Bên này thì khinh khi, bên kia thì
kiêu hãnh. Thành thử hai nhà cách nhau có
một con đường mà coi như không biết nhau.
Nhưng tò mò là căn bệnh khó chữa của phụ
nữ. Cửa sổ buồng của cô Ba mở ra phía
đường. Nhà sàn lại cao, vì thế, chàng trai
đáng ghét kia làm gì ở sân, cô Ba đều thấy
hết. Cô thấy ở túp lều bên kia đường là sự
làm việc, là nguồn vui của một người thấy
cuộc đời ý nghĩa trong từng phút, còn bên
căn gác của cô là một sự uể oải, nhàm chán
của người không biết làm gì cho hết ngày.
Càng ngày, tiểu thư Kim càng thấy lòng bối
rối trước anh hàng xóm. Cô tìm mọi cách để
Chí để ý đến. Sau trận đi săn thú mà Kim đã
mời bằng được Chí tham gia, giao tình giữa
hai bên đã khác trước. Kim tìm mọi cách để
được sang nhà Chí. Thêm mỗi ngày gần anh
là thêm mỗi ngày Kim tìm thấy những nét
đáng quý ở người thanh niên gốc Bắc này.
Hình như trời cũng chiều nàng. Khi hai người
cưỡi ngựa đi chơi, đến đoạn khó, con ngựa đã
quỵ chân xuống bùn, hất nàng xuống đất. Kim bị
trẹo chân. Chí đành phải cõng Kim về. Tình yêu
đến với hai người có lẽ chính từ cái không may
đáng yêu đó.
Công việc đang thuận buồm xuôi gió, bao dự
định của Chí đang đi vào giai đoạn hoàn thành,
giá lúa bỗng sụt giảm ghê gớm. Chí gầy hẳn đi.
Đôi mắt thâm quầng. Những tiếng thở dài của
anh khiến Kim thương đến héo ruột. Chí đổ
bệnh, mỗi lúc một trọng, lúc mê lúc tỉnh. Kim đã
săn sóc anh như một người vợ chăm chồng.
Đứng dậy sau đợt ốm ấy, Chí đã lo liệu thấu đáo
để bảo toàn vốn cho mọi người, giữ đất, giữ làng
cho bà con. Còn anh, anh tìm thấy ở trong cái
thua có một cái được tình yêu!
Tình yêu mà Trọng Khang trong Trường đời và
Chí trong Trận đời có được là phần thưởng
xứng đáng cho họ. Sự lựa chọn của Khánh
Ngọc, của Kim đã khiến cho công chúng của Lê
Văn Trương thoả mãn lòng kiêu hãnh của họ.
Họ tin rằng, trong tình yêu, không phải lúc nào
người nắm giữ tiền tài và địa vị cũng chiến
thắng. Cái chất người trong một con người mới
là sự hấp dẫn. Những trận đời đầy gian khó,
những trường đời đầy chông gai chính là nơi
giúp con người phát lộ cái chất người ấy của
mình. Mà cuộc sống của lớp độc giả trung lưu -
công chúng của tiểu thuyết gia họ Lê trong giai
đoạn ấy thực sự là những trường đời với những
trận đời sóng gió. Họ đã tìm thấy ở những trang
văn của Lê Văn Trương niềm tin vào cuộc sống
và niềm kiêu hãnh thuộc tâm lý giai cấp của
mình.
Qua vẻ đẹp của Trọng Khang trong Trường đời,
Chí trong Trận đời, sự nồng nàn của Đoàn Hữu
trong Cô Tư Thung, sự mê đắm của Lê Vĩ trong
Một trái tim, sự thầm lặng của y sĩ Tùng trong
Tôi là mẹ, sự hi sinh của Giáng Vân trong Cánh
sen trong bùn, Vẹo trong Anh Vẹo, người đọc
nhận thấy nhân vật người hùng trong tiểu thuyết
Lê Văn Trương không chỉ là những người dũng
cảm xông pha nơi rừng thiêng núi thẳm, bắt
cướp, bắn hổ, đi buôn, thầu khoán, lập trang
trại đồn điền, trong hoàn cảnh nào cũng giữ
thiên lương cho trong lành, thanh sạch, mà còn
là những người hùng trong tình yêu bởi nhân
cách của mình.
Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 13 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
Trong cuốn "Lê Văn Trương - mớ tài liệu cho
văn sử Việt Nam", Lan Khai đã dành trọn một
chương cho Lê Văn Trương trước ái tình. Tác
giả đã chỉ ra :"Ở trong địa hạt tình ái, Lê Văn
Trương hằng bị xô đi đẩy lại bởi nhiều cái trái
ngược nhau" (8). Sở dĩ có những điều trái ngược
nhau như thế bởi bản thân, cũng như những
nhân vật của ông trong tiểu thuyết, lúc tự nhiên,
nồng nàn, khi bó buộc, kìm nén. Tình yêu bao
giờ cũng mang trong nó nhiều mâu thuẫn. Có
lẽ, chính vì thế mà tiểu thuyết Lê Văn Trương
đã tạo cho mình một sức hút riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Hữu Đản, "Nên đánh giá lại Lê Văn
Trương công bằng và trung thực" (Bài viết có bút tích
của tác giả do gia đình nhà văn cung cấp).
[2]. (8)Lan Khai, (1940), Mớ tài liệu cho văn- sử Việt
Nam- Nxb Minh Phương, tr 143; 149.
[3]. Bích Thu, (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi
Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, tr 183.
[4]. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn sử giản ước tân
biên, Tập III, Nxb Quốc học tùng thư, tr 540.
[5]. Vương Trí Nhàn, (1991), Những tiền đề nghĩ
lại về Lê Văn Trương, Tạp chí Văn học, Số 5,
tr17.
[6]. (7) Lê Văn Trương, (1996), Tác phẩm chọn lọc,
tập I, Nxb văn học, tr 339; tr 195.
SUMMARY
LOVE IN LE VAN TRUONG’ NOVELS
Le Thi Ngan
College of Sciences - TNU
In Vietnamese literature of 1930 - 1945 period, Le Van Truong (1906-1964) emerged as special
phenomenon. No one can write as strongly as he could. With 247 novels during his literature life, Le
Van Truong had put heroic thought to express nearly as orientation in his novel. Reseacher Hoang Huu
Dan said that Le Van Truong “is the first and only writer in Vietnamese literature creating “hero”
image accepted and passionated for a long time”. Difficult love stories with warm, noble and full -
sacrificed love made Le Van Truong’ novels attract readers at that time.
Key words: Le Van Truong, hero character, public, love, Vietnamese literature
Tel: 0912 022777
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32888_36725_2482012151150aitinhtrongtieuthuyet_067_2052642.pdf