7 cách nâng cấp PC
Xem bai viet bang font ABC
PC World VN 1/1999
Cho dù là CPU hay ổ CD-ROM, modem hay bộ nhớ, việc nâng cấp có thể là cần thiết nhưng đôi lúc lại không.
Cỗ máy 486 cũ kỹ của bạn dường như có thể làm việc không nghỉ, nhưng nó không thể chạy Windows 98. Còn chiếc Pentium-133 mà công ty mua hai năm trước đã tỏ ra uể oải, đặc biệt là khi bạn nạp Office 97. Những ứng dụng phổ biến nhất đều bảo đảm giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, nhưng với điều kiện chúng không buộc máy tính của bạn phải chào thua ngay từ đầu.
Bạn hiểu cần phải có máy tính mới. Ai lại chẳng cần? Nhưng có lẽ nên tiêu số tiền đó vào chuyến du lịch Paris thay vì mua một máy PII-450. Nếu chỉ nâng cấp một số bộ phận chọn lọc trong máy, bạn có thể nâng cao sức mạnh của máy lên một ít mà vẫn còn đủ tiền để tản bộ trên quảng trường Elysées.
Tuy nhiên, nâng cấp cũng có giới hạn. Trong thời buổi có thể mua một máy Pentium II mới với giá dưới 1000 USD, bạn chẳng nên bỏ ra quá 200 USD để xào nấu lại một hệ thống đã cũ. Ráng tăng thêm chút bộ nhớ hay mua hẳn một máy mới với những con chip cáu cạnh, đằng nào khôn ngoan hơn? Một video card nhanh hay modem 56-kbp thần tốc có thể giúp bạn làm việc tốt hơn không? Hoặc một ổ cứng lớn hơn thì sao? Hay một bộ DVD-ROM? Một cổng USB?
Trong bài hướng dẫn nâng cấp máy tính này, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định phải tập trung công sức và tiền bạc vào đâu, hay liệu có thể không cần nâng cấp gì cả chăng. Chúng tôi cho bạn cái nhìn tổng quan về những cải tiến chủ chốt trong hệ thống: bộ nhớ, CPU, lưu trữ, card đồ họa, modem, và nhiều thứ nữa. Bạn hãy xem qua toàn bộ danh mục lựa chọn của chúng tôi để hình dung giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn, sau đó nghiên cứu kỹ các bảng tóm tắt để nắm rõ những thách thức về kỹ thuật mà bạn sẽ phải giải quyết.
Dù bạn muốn chạy phiên bản mới nhất của Microsoft Office, chuyển sang Windows NT hay chỉ cần chơi Quake II, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định cần nâng cấp bộ phận nào trong máy, bộ phận nào thì cứ để yên vị. Còn khoản tiền tiết kiệm được, cố nhiên là tự bạn quyết định sẽ tiêu vào việc gì.
Nâng cấp bộ nhớ
Vì giá của RAM hệ thống hiện đang thấp chưa từng có, nâng cấp hữu hiệu mà ít tốn kém nhất chính là nâng cấp bộ nhớ. Dù bạn đang dùng máy Windows nào đi nữa, việc nâng cấp bộ nhớ sẽ làm chạy nhanh hơn thấy rõ. Có thêm RAM mới, máy tính sẽ bớt chậm do phải lệ thuộc vào bộ nhớ ảo, vốn là biện pháp để buộc ổ cứng đóng vai trò bộ nhớ thay thế khi RAM không còn chỗ trống. Nhờ có RAM mới, dữ liệu được xử lý nhanh hơn, các thành phần khác trong hệ thống như CPU và card đồ họa có thể làm việc hết khả năng tiềm tàng chứ không phải chầu chực chờ đĩa cứng
18 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 cách nâng cấp PC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 cách nâng cấp PCXem bai viet bang font ABC
PC World VN 1/1999
Cho dù là CPU hay ổ CD-ROM, modem hay bộ nhớ, việc nâng cấp có thể là cần thiết nhưng đôi lúc lại không.
Cỗ máy 486 cũ kỹ của bạn dường như có thể làm việc không nghỉ, nhưng nó không thể chạy Windows 98. Còn chiếc Pentium-133 mà công ty mua hai năm trước đã tỏ ra uể oải, đặc biệt là khi bạn nạp Office 97. Những ứng dụng phổ biến nhất đều bảo đảm giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, nhưng với điều kiện chúng không buộc máy tính của bạn phải chào thua ngay từ đầu.
Bạn hiểu cần phải có máy tính mới. Ai lại chẳng cần? Nhưng có lẽ nên tiêu số tiền đó vào chuyến du lịch Paris thay vì mua một máy PII-450. Nếu chỉ nâng cấp một số bộ phận chọn lọc trong máy, bạn có thể nâng cao sức mạnh của máy lên một ít mà vẫn còn đủ tiền để tản bộ trên quảng trường Elysées.
Tuy nhiên, nâng cấp cũng có giới hạn. Trong thời buổi có thể mua một máy Pentium II mới với giá dưới 1000 USD, bạn chẳng nên bỏ ra quá 200 USD để xào nấu lại một hệ thống đã cũ. Ráng tăng thêm chút bộ nhớ hay mua hẳn một máy mới với những con chip cáu cạnh, đằng nào khôn ngoan hơn? Một video card nhanh hay modem 56-kbp thần tốc có thể giúp bạn làm việc tốt hơn không? Hoặc một ổ cứng lớn hơn thì sao? Hay một bộ DVD-ROM? Một cổng USB?
Trong bài hướng dẫn nâng cấp máy tính này, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định phải tập trung công sức và tiền bạc vào đâu, hay liệu có thể không cần nâng cấp gì cả chăng. Chúng tôi cho bạn cái nhìn tổng quan về những cải tiến chủ chốt trong hệ thống: bộ nhớ, CPU, lưu trữ, card đồ họa, modem, và nhiều thứ nữa. Bạn hãy xem qua toàn bộ danh mục lựa chọn của chúng tôi để hình dung giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn, sau đó nghiên cứu kỹ các bảng tóm tắt để nắm rõ những thách thức về kỹ thuật mà bạn sẽ phải giải quyết.
Dù bạn muốn chạy phiên bản mới nhất của Microsoft Office, chuyển sang Windows NT hay chỉ cần chơi Quake II, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định cần nâng cấp bộ phận nào trong máy, bộ phận nào thì cứ để yên vị. Còn khoản tiền tiết kiệm được, cố nhiên là tự bạn quyết định sẽ tiêu vào việc gì.
Nâng cấp bộ nhớ
Vì giá của RAM hệ thống hiện đang thấp chưa từng có, nâng cấp hữu hiệu mà ít tốn kém nhất chính là nâng cấp bộ nhớ. Dù bạn đang dùng máy Windows nào đi nữa, việc nâng cấp bộ nhớ sẽ làm chạy nhanh hơn thấy rõ. Có thêm RAM mới, máy tính sẽ bớt chậm do phải lệ thuộc vào bộ nhớ ảo, vốn là biện pháp để buộc ổ cứng đóng vai trò bộ nhớ thay thế khi RAM không còn chỗ trống. Nhờ có RAM mới, dữ liệu được xử lý nhanh hơn, các thành phần khác trong hệ thống như CPU và card đồ họa có thể làm việc hết khả năng tiềm tàng chứ không phải chầu chực chờ đĩa cứng.
Nếu đang ì ạch trên một máy 486 chỉ có 8MB RAM, bạn nên nâng cấp lên ít nhất 16 MB; và nếu lên hẳn 32 MB thì Windows 95 sẽ còn chạy tốt hơn nữa. Nếu thêm 16MB RAM vào một hệ Pentium đã có sẵn 16MB, máy sẽ chạy tuyệt vời mà bạn chỉ mất không đầy 50 USD. Và nếu bắt đầu từ 32MB, bạn có thể cần tăng lên 64MB, mà thêm 32MB còn rẻ tiền hơn một bữa tối cho hai người ở nhà hàng sang trọng. Và nếu muốn chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc, đặc biệt là các phần mềm ngốn nhiều RAM như Microsoft Power Point hay Lotus Notes, bạn sẽ thấy có thêm bộ nhớ quả là hay hơn nhiều.
Bộ nhớ khác nhau
Trước khi nâng cấp, cần biết chính xác mình đang có loại bộ nhớ nào và cần thay bằng cái gì. Cách dễ nhất là gọi Web site của một nhà sản xuất lớn về bộ nhớ, chẳng hạn Kingston Technology (www .kingston.com) hay Crucial Technology (www.crucial.com). Chỉ cần nhập vào nhãn hiệu và model của máy bạn, site đó sẽ cho biết máy bạn dùng loại RAM nào và báo giá cho nó. Hầu hết các máy Pentium và một số Pentium MMX đều có EDO RAM được tổ chức trên một môđun bộ nhớ 72 chân một hàng (single inline). Bạn phải lắp đặt các SIMM theo cặp; vì vậy, muốn nâng cấp lên 32MB chẳng hạn, bạn cần có hai SIMM 16MB. Các hệ Pentium MMX mới hơn và hầu hết hệ Pentium II đều dùng những SDRAM nhanh hơn, được lắp trên môđun bộ nhớ 168 chân hai hàng (dual inline), và bạn có thể lắp mỗi lần một DIMM. Nếu là máy loại 486 cũ, có lẽ bạn đang dùng SIMM 32 chân chứa Fast Page Mode DRAM loại cũ.
Trong khi hầu hết các hệ Pentium II và Pentium Pro đều dùng bộ nhớ loại parity hay error correcting code để phát hiện những dữ liệu bị hỏng, nhiều hệ Pentium và Pentium MMX lại dùng bộ nhớ non-parity đơn giản hơn. Bạn cần xác định rõ kiểu bảo vệ dữ liệu trong RAM hiện tại của mình là dạng nào và bảo đảm bộ nhớ mới tương hợp với nó. Bạn có thể tự biết bằng cách đếm số chip trên môđun bộ nhớ. Nếu thấy một bên có chín con chip, đây hẳn là loại bộ nhớ parity hay tự sửa lỗi, không thì nó thuộc loại non-parity.
Tốc độ của RAM
Một số hệ Pentium MMX có kèm EDO DRAM nhưng bao gồm cả một cặp ổ cắm DIMM để có thể gắn các SDRAM nhanh hơn. Trong khi một số bo mạch chủ có thể chạy với cả SIMM lẫn DIMM cùng một lúc, bạn có thể tránh những trục trặc có thể phát sinh cũng như làm chậm hệ thống bằng cách chỉ gắn một thứ mà thôi. Nếu đang có bo mạch chủ 100MHz - kể cả Pentium II-350 và CPU AMD K6-2-350, bạn cần thận trọng khi gắn SDRAM mới vào máy. Bus nhanh hơn thì cần bộ nhớ tinh vi hơn, thường gọi là PC100 SDRAM. Còn PC66 SDRAM, vốn chậm hơn, rất có thể không chạy được nếu gắn vào bo mạch chủ nhanh hơn.
Tóm lại, dù muốn chạy chương trình minh họa, dùng bảng tính dày đặc đến hoa cả mắt hay chơi những game mới nhất, bạn chỉ cần thêm bộ nhớ là có thể tăng tốc cho chiếc máy cũ của mình được rồi.
Tăng cường bộ xử lý
Máy chậm quá, bạn muốn tăng tốc phải không? Thay CPU xem chừng là một ý hay, nhưng thường thì chẳng đáng làm vậy.
Vào cái thời một máy tính mới có giá ít nhất hai ngàn USD thì bỏ ra 200 đến 350 USD để nâng cấp CPU hãy còn hợp lý. Nhưng hiện nay cách đó không còn hấp dẫn nữa. Máy 486 và Pentium đời đầu vốn cần CPU mới hơn hết, cũng chính là những máy ít có khả năng chạy với CPU mới hơn cả. Thậm chí dù có nâng cấp BIOS để có thể chạy CPU mới hoặc ngậm đắng nuốt cay mà cài hẳn một bo mạch chủ mới, bạn vẫn cứ phải dùng một đĩa cứng nhỏ, RAM chậm rì và một video card đáng đưa vào hiệu đồ cổ. Dù có mua được CPU mới với giá bèo nhất đi nữa thì tân trang lại bộ đồ lề cũ rích vẫn là lợi bất cập hại.
Trong trường hợp nâng cấp CPU, ứng viên số một là các hệ Pentium 75-MHz, 90-MHz và 100MHz nếu chủ nhân chúng không đủ tiền mua máy mới. Nhưng Pentium hiện có của bạn càng cao cấp, bạn càng ít có lợi hơn nếu thay CPU mới. Và đừng có ý định gắn bộ xử lý Pentium II mới nhất vào hệ Pentium cũ đang dùng. Các CPU Pentium II và Celeron của Intel không cắm được vào ổ cắm chuẩn bộ xử lý Pentium hay Pentium MMX của bạn.
Chọn CPU
Nếu vẫn nhất quyết nâng cấp, bạn sẽ phải chọn một trong hai cách: hoặc mua một bộ nâng cấp hoặc chỉ mua CPU. Các bộ nâng cấp như MxPro-233 của Evergreen Technologies (199 USD, www.evergreen.com) và 200-MHz Pentium OverDrive với công nghệ MMX của Intel (199USD, www.intel.com) thích hợp với các hệ Pentium cũ và bao gồm mọi thứ cần thiết cho việc nâng cấp: CPU mới, quạt làm mát, hộp nóng (heat sink) và phần mềm để đánh giá và thực hiện tương thích với BIOS trong hệ. Nếu CPU hiện có của bạn gắn vào một môđun Socket 5, bạn sẽ cần một bộ nâng cấp trong đó có bộ chuyển điện thế chẳng hạn như MxPro. Bạn có thể tiết kiệm vài đồng bằng cách chỉ mua con chip, nhưng vẫn phải mua quạt làm mát và phải bảo đảm rằng CPU mới chạy được trong bo mạch chủ của bạn.
Tốc độ xung nhịp (clock) đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ sự nâng cấp nào. CPU chạy càng nhanh, máy của bạn làm việc càng ngon lành. Đồng thời, nếu nâng cấp sao cho mở rộng được cache sơ cấp (L1) của CPU thì rất tốt, bởi bộ nhớ nhanh này có thể bù cho những bộ phận chậm hơn như RAM.
Nếu bạn có hệ Pentium Pro, hãy tính đến chuyện mua bộ Pentium II OverDrive Processor của Intel dành cho máy Pentium Pro; bộ này cho phép bạn nâng tốc độ đồng hồ lên đến 333MHz (cao hơn giới hạn 200-MHZ của Pentium Pro). Việc nâng cấp sẽ bổ sung các chỉ thị MMX và lõi PII để Windows 95 chạy nhanh hơn. Có điều giá hơi cao: những 550 USD. Tuy nhiên, nó sẽ tiếp sức sống mới cho các máy PC già nua.
Kể từ đầu năm 1999, Evergreen sẽ phục vụ nâng cấp CPU trên một PCI card, nghĩa là bất cứ máy tính nào chấp nhận card PCI (kể cả một số máy 486) đều có thể nâng cấp lên Pentium II. Giá cả sẽ thay đổi, nhưng dù sao bạn vẫn có thể nâng cấp lên Celeron có 64MB RAM mà chỉ tốn từ 350 đến 500 USD.
Giải pháp đĩa cứng
Hệ điều hành Windows 98, các ứng dụng như Microsoft Office, và các tập tin dữ liệu cứ mãi phình ra không ngừng, tất cả những thứ đó đều ngốn không gian đĩa. Điều này có nghĩa là đĩa cứng 2GB của bạn, mới năm ngoái dường như quá lớn, giờ xem chừng đã bắt đầu chật chội.
Nếu máy bạn là loại tương đối mới và đã hết chỗ chứa thì bổ sung ổ cứng là một ý tưởng rất hay. Bạn thật may mắn: đã xuất hiện thế hệ ổ cứng mới dung lượng vừa lớn vừa chạy nhanh mà giá lại chưa bao giờ "mềm" như hiện nay. Bạn có thể bỏ ra 150 USD để sở hữu một ổ 4GB, nhưng tội gì không thêm 50 USD nữa mà có thể sải một bước dài và tha hồ tung hoành về sau? Hiện các ổ cứng 6,5GB như Medalist Pro 6530 của Seagate (www.seagate.com) đang là cái đinh trên thị trường ổ cứng, giá khởi điểm không đầy 200 USD.
Mở rộng không gian đĩa
Nếu chừng đó vẫn chưa đủ không gian cho bạn, còn có nhiều thứ khác để bạn chọn. Bỏ ra chừng 200 USD mua được ổ cứng 8 GB; còn nếu bạn thật sự cần kho lưu trữ khổng lồ, đã có các ổ cứng từ 10GB đến 12GB giá từ 250 đến 350 USD. Giá cả này là cho ổ EIDE, chuẩn cho hầu hết máy tính để bàn. Nếu bạn cần ổ đĩa SCSI, hãy chuẩn bị rút hầu bao thêm 30% đến 50% nữa, cộng với 100 - 200 USD cho card điều khiển SCSI (controller). Nhưng cần biết rằng hầu hết ứng dụng văn phòng thông thường cho máy để bàn, nếu dùng với SCSI thì cũng chẳng tốt hơn lên bao nhiêu. Ôổ này chỉ thật sự đắc địa nếu dùng với các ứng dụng chuyên nghiệp tốn nhiều đĩa, như đồ họa, hoặc server trên mạng.
Lắp đặt ổ cứng mới là một trong các nâng cấp phổ biến nhất và là sự đầu tư có ích vào máy tính. Nhưng bạn hãy thực tế: nếu máy bạn là 486 hoặc Pentium các đời đầu thì nâng cấp chẳng có lợi gì lắm, bởi những chip này không chạy kịp với tốc độ lưu chuyển dữ liệu cực nhanh của các ổ cứng đời mới nhất, thành thử lại vô hiệu hóa chính thế mạnh của ổ cứng là tốc độ. Nếu đó là trường hợp của bạn, có lẽ đã đến lúc cần đầu tư mua hẳn một hệ mới.
Một khi bạn vẫn quyết định nâng cấp ổ cứng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng kinh nghiệm và kỳ vọng của mình. Nếu mới làm quen với máy tính, chưa gì đã ngán ngẩm nghĩ đến việc cầm ốc vít, hoặc nếu quá vụng tay vụng chân, hãy để một dịch vụ máy tính làm giúp cho bạn. Mặt khác, nếu bạn thành thạo máy tính thì lắp ổ đĩa mới chẳng phải việc gì khó. Hiện nay các bộ nâng cấp ổ cứng đều có kèm theo chỉ dẫn từng bước cũng như dụng cụ lắp đặt và cáp. Thậm chí các bộ nâng cấp còn có một phần mềm giúp loại trừ hoàn toàn những khó khăn vì không tương thích với các hệ cũ hơn và tự động hóa việc chuyển dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới.
Nếu máy của bạn chưa tới một năm tuổi, có thể nó có một giao diện UltraDMA cài sẵn, đôi khi gọi là UltraATA hay AT-4, hoạt động tuyệt hảo với các ổ UltraDMA hiện nay. Bạn có thể gắn ổ UltraDMA vào một EIDE chuẩn - là giao tiếp thường có trong các máy tính sản xuất trong vòng ba bốn năm trở lại đây, nhưng hiệu quả sẽ không được tối đa như với ổ UltraDMA. Các máy tính cũ hơn cần nâng cấp BIOS thì mới có thể chạy với UltraDMA; bạn hãy kiểm tra lại với nhà sản xuất. Nếu máy của bạn không có giao tiếp UltraDMA (xem lại trong chỉ dẫn kèm theo máy), bạn bỏ ra thêm 60 - 80 USD mua một card UltraDMA để gắn thêm vào, ổ đĩa mới sẽ hoạt động hoàn hảo ngay.
CD hay DVD
Ngày nay đĩa CD có lẽ đã trở nên quen thuộc với hầu hết chúng ta. Nếu muốn cài đặt Microsoft Office 97, hay chơi You Don't Know Jack hoặc đơn giản chỉ nghe bản Giao Hưởng Số 9 của Beethoven trong khi làm việc, bạn cần phải chạy đĩa CD. Điều này có nghĩa là bạn phải có một ổ CD-ROM. Nhưng nếu muốn xem phim trên máy vi tính, hay tự làm phim hoặc chuẩn bị hệ thống để sẵn sàng tiếp nhận những phần mềm thế hệ mới, bạn cần phải nâng cấp ổ đĩa.
Hệ thống của bạn có lẽ đã có sẵn ổ CD-ROM chạy với tốc độ 4X hay nhanh hơn, và có thể bạn đã thử nâng lên ổ 32X hay 40X rẻ tiền. Nhưng thử nghĩ mà xem: thực ra, mọi đầu CD-ROM đều được viết cho ổ 2X hoặc 4X, do đó mua một thiết bị nhanh hơn cũng chẳng làm ứng dụng chạy tốt hơn. Lý do chính đáng để mua một ổ CD mới là ổ cũ của bạn đã chết ngắc mà bạn lại không có tiền, không có thì giờ, hoặc bạn muốn lắp một ổ DVD-ROM thay cho CD-ROM. Một ổ CD-ROM 32X rẻ tiền giá chỉ có 50 USD mà vẫn có thể giúp bạn quay đĩa trong khi tạm thời chưa mua được máy mới có lắp sẵn ổ DVD-ROM.
Tương lai là DVD-ROM
Nếu bạn mua máy Pentium trong khoảng hai năm trở lại đây thì cách hay hơn nhiều là bỏ ra từ 200 đến 350 USD mua một ổ DVD-ROM có thể đọc cả các CD cũ lẫn đĩa phim, trò chơi và nhiều thứ khác bằng DVD. Quả thật là ngoài phim và dăm ba đĩa giải trí ra thì hiện ít có đĩa DVD nào khác, tuy nhiên, do ngày càng nhiều máy tính mới có kèm ổ DVD-ROM, tình hình này sẽ thay đổi.
Nâng cấp DVD thường phải dùng một bộ, chẳng hạn Sony DDU220E/H (giá 349 USD, www.sony.com), gồm cả card giải mã (decoder card) MPEG 2 để chạy phim video DVD. Card giải mã là thứ không thể không có, mặc dù nó làm đội giá ổ đĩa lên khoảng 100 USD. Dùng bộ giải mã MPEG 2 kiểu phần mềm thì chỉ có thể cho ra những phim video "chập chờn" nếu máy của bạn thấp hơn Pentium II-350 (và ngay cả với máy Pentium II-450, vẫn thấy tình trạng "chập chờn" nếu bạn làm một việc khác trong khi DVD đang xem phim. Vì vậy, trừ khi máy của bạn đã có phần cứng MPEG lắp sẵn, nếu không, đừng chần chừ gì nữa, hãy mua một bộ nâng cấp có bao gồm cả card giải mã). Cần nhớ rằng việc lắp đặt có thể khó khăn: nào là một card giải mã và một ổ DVD-ROM, trình điều khiển (driver) cho cả hai thứ đó, lại còn kết nối âm thanh giữa card MPEG với card âm thanh, trong quá trình lắp đặt có thể phát sinh lắm chuyện đau đầu.
Nghe đĩa của chính bạn
Nếu muốn có một ổ đĩa cho phép bạn vừa ghi vừa xem dữ liệu trên đĩa, tình huống có thể còn phức tạp hơn nữa. Bất cứ ai, một khi nghĩ đến chuyện sáng tác hay phổ biến âm nhạc, tác phẩm đồ họa, phim video hoặc phần mềm, tất phải tính đến việc mua một ổ CD-R hay CD-RW. Cả hai đều cho phép bạn tự tạo những đĩa CD-R 500MB có thể chạy trên bất cứ ổ CD-ROM nào. Đúng là bạn có thể tự sản xuất đĩa nhạc của chính mình. Các ổ CD-RW còn cho bạn xóa và dùng lại dữ liệu trên những đĩa đặc biệt có thể ghi lại được. Đĩa này đắt hơn, mỗi cái chừng 20 USD so với đĩa CD-R chỉ có 5 USD hoặc thấp hơn. Nhưng bởi vì bạn có thể dùng lại các đĩa CD-RW nên có đắt một chút cũng đáng. Năm ngoái, các ổ CD-RW như CD-Writer Plus 72001 của Hewlett-Packard (giá 399 USD; www.hewlett-packard.com) đã giảm giá xuống bằng ổ CD-R (từ 350 đến 650 USD), nên hiện nay càng có ít lý do để bạn mua ổ CD-R.
Nhưng ngay cả dung lượng dữ liệu 500MB của đĩa CD-R hiện nay hoá ra cũng không nhiều. Muốn có kho dữ liệu tối đa có thể xóa được, bạn phải chi từ 400 - 800 USD để mua ổ DVD-RAM; nó cho phép lưu tối thiểu 2,6GB mỗi hộp (cartridge). Chỉ có một vấn đề: cartridge DVD-RAM không thể chạy trong thiết bị nào khác ngoài ổ DVD-RAM. Đồng thời ổ DVD-RAM lại không thể ghi dữ liệu vào vật mang nào khác, mặc dù chúng có thể chơi cả CD-ROM, CD lẫn DVD. Do đó, nếu bạn mua ổ DVD-RAM hay một trong các biến thể của nó, đừng mong dùng cartridge DVD-RAM ở đâu khác ngoài chính ổ đĩa của mình, nên bạn không thể đút cartridge vào túi quần rồi đi nhét vào ổ DVD-RAM nào cũng được. Nhưng chưa hết: chuẩn DVD-RAM vẫn có đối thủ, chủ yếu là DVD-RW, một chuẩn 3GB do Hewlett-Packard, Philips và Sony hỗ trợ. Nếu không cần bổ sung kho dữ liệu ngay bây giờ, bạn hãy cứ bằng lòng với ổ CD-RW chừng nào một trong các chuẩn DVD-RAM đang cạnh tranh hiện nay chưa thật sự nổi trội lên.
Đồ họa nhanh
Nâng cấp video card là một ý tưởng có vẻ hay, chừng nào bạn chưa xem xét thấu đáo hơn. Thực tế là nếu card đồ họa của bạn chưa tới hai năm tuổi và bạn ít quan tâm đến trò chơi, ảnh kỹ thuật số, quay video hay xem tivi trên máy tính, thì thay card có lẽ chỉ là vung tiền qua cửa sổ. Với những ứng dụng thông thường như xử lý văn bản, bảng tính, thậm chí trình diễn (presentations) đồ họa, thì dù sử dụng card nhanh nhất hay chậm nhất bạn cũng chẳng thấy có gì khác nhau. Tìm đúng card đồ họa bạn cầnDẫu vậy, với một số người, dùng đúng card đồ họa là chuyện khác hẳn. Nếu cần xem hay xử lý ảnh, bạn phải có card đồ họa đủ bộ nhớ mới có thể hiển thị ảnh màu 24 bit ở đúng độ phân giải bạn muốn.Để xác định bạn cần card đồ họa có bộ nhớ bao nhiêu, hãy chú ý thật kỹ khi máy khởi động: dòng graphic card BIOS cho thấy rõ số dung lượng bộ nhớ. Nếu muốn chạy ở độ phân giải 800 x 600, bạn cần ít nhất 2MB bộ nhớ video mới có thể hiển thị ảnh màu 24 bit; còn nếu muốn độ phân giải cao hơn nữa (1024 x 768 hay 1280 x 1024) thì 4MB mới đủ. Card 8MB sẽ cho bạn thoải mái chọn độ phân giải tới 1600 x 1200, hầu như chỉ dành riêng cho các ứng dụng CAD hay đồ họa cao cấp làm việc với màn hình 21 inch và lớn hơn. Số RAM thừa không dùng để hiển thị hình ảnh có thể giúp tăng một phần tốc độ xử lý nhờ lưu dữ liệu tốt hơn. Hầu như mọi card đồ họa mới như STB Velocity 128 (giá 99 USD) có ít nhất 4MB bộ nhớ video; nhiều card khác như ATI XpertYỵPlay98 (giá 95 USD; www.atitech.com) có tới 8MB.
Bạn có thể nâng cấp video RAM trên hầu hết các loại card đồ họa, nhưng mua card mới có nhiều bộ nhớ hơn thì hay hơn nhiều, đặc biệt là khi card hiện tại của bạn đã quá hai năm tuổi. Các nhà sản xuất card đều đặn nâng giá mỗi lần nâng cấp bộ nhớ của mình. Bạn có thể may mắn tìm được bộ nhớ của nhà sản xuất thứ ba tương thích mà giá lại phải chăng; tuy nhiên, lắp đặt được nó mà không phải bẻ cong các chân hoặc không làm hỏng đế cắm nào là cả một thách thức, đó là chưa kể dùng nó bạn chẳng được bảo hành gì hết. Chỉ những người sành sỏi về kỹ thuật nếu tìm được giá nâng cấp hợp lý mới dám làm kiểu này. Nếu bạn không phải người như thế, hãy ngậm bồ hòn làm ngọt mà mua hẳn một card mới vậy.
Hoàn thiện hình ảnh
Khi mua card đồ họa mới thì các trò chơi (game) vẫn là thứ được lợi nhiều nhất. Đó là do các nhà sản xuất luôn tối ưu hóa các game dành cho các chip đồ họa 3D (là bộ xử lý chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tính toán những chi tiết hình ảnh 3 chiều). Tốc độ và mức phong phú của các chi tiết hình ảnh 3 chiều tùy theo bộ chip thuộc loại nào. Hiện nay, các loại card chứa bộ chip Voodoo2,
Làm việc với modem
Modem cáp, ASDL, và những công nghệ mới khác đang manh nha xuất hiện đều hứa hẹn một ngày kia có thể lướt Web "nhanh như ý nghĩ". Nhưng trừ khi bạn sống ở một trong số ít đô thị lớn, nơi những dịch vụ này đang được thử nghiệm, bằng không, bạn đừng vội mơ tưởng đến những điều chưa thể có ngay được đó. Hầu hết người dùng Internet, đặc biệt những ai sống ở vùng nông thôn, sẽ tự hài lòng với POTS (plain old telephone service, dịch vụ điện thoại cũ thông thường) trước một tương lai có thể nhìn thấy được.
Mua modem mới
Nếu bạn phát mệt vì cứ phải ngồi chơi xơi nước trong khi chờ modem 28.8 hay 33.6kbp ì ạch bò, nhất định đã đến lúc cần nâng cấp lên 56 kbp. Thật là may: hai công nghệ 56 kbp cạnh tranh nhau xưa nay (K56flex và x2) đã hợp nhất thành một chuẩn duy nhất gọi là V.90, và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tuy từ từ nhưng chắc chắn, đang chuyển đổi sang chuẩn này.
Tuy nhiên, nâng cấp modem 28.8 hay 33.6 đang dùng có thể khá rắc rối. Một số nhà sản xuất modem cho bạn tự nâng cấp lên V.90 bằng cách thay một cặp chip, hoặc có một chương trình đổi hàng có bù tiền cho phép bạn mua modem V.90 với giá hạ. Nhưng các chương trình này đang phá sản vì modem V.90 - cũng như mọi phần cứng máy vi tính khác - hiện đang giảm giá.
Giải pháp hợp lý nhất là hãy tặng modem cũ, chậm của bạn cho một trường học hay tổ chức từ thiện nào đó rồi mua modem hoàn toàn mới. Giá khởi điểm của modem V.90 lắp trong (internal) khoảng từ 80 USD, còn modem lắp ngoài như Diamond Multimedia SUpraExpress 56 giá khoảng 100 USD (www.diamondmm .com). Lắp đặt modem ngoài khá dễ, còn gắn modem trong thì tốn sức hơn một chút. Nếu không muốn tự làm, bạn hãy nhờ dịch vụ làm thay.
Nếu đã có một modem K56flex hoặc x2, bạn có thể nâng cấp lên chuẩn V.90 miễn phí bằng cách tải xuống một số phần mềm từ Web site của nhà sản xuất modem; phần mềm này thực hiện nâng cấp bằng cách lập trình lại một chip trong modem. Tuy nhiên, có một điều kiện: trước khi làm bước này, bạn cần phải biết nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn có hỗ trợ chuẩn V.90 hay không (hiện tại, các ISP tại Việt Nam chưa hỗ trợ chuẩn này). Sau khi nâng cấp, một số modem không thể tương thích trở lại với K56flex hay x2 nữa. Nếu ISP đã làm việc tốt với modem của bạn thì thôi; nâng cấp lên V.90 chẳng ích lợi gì nếu bạn không cần. Tính tương thích của V.90 thay đổi tùy theo nhà sản xuất và model; do đó bạn cần kiểm tra Web site của nhà sản xuất modem.
Kết nối tốc độ cao
Máy tính luôn chạy trơn tru, vẫn chưa đủ! Bạn còn phải làm sao cho các thiết bị đồng hành của nó cũng chạy tốt như thế. Nếu có một máy ảnh số, máy quét (scanner) và/hoặc thiết bị lưu dữ liệu ngoài, bạn sẽ gặp vấn đề: nhiều dụng cụ quá mà không đủ cổng nối. Tìm giải pháp nào bây giờ? Câu trả lời: bổ sung vài cổng nhanh (fast ports) vào.
May cho bạn, Universal Serial Bus cuối cùng đã đường hoàng bước vào cuộc, SCSI đang vững bước mạnh mẽ, và các nối kết 1394 "nhanh như ánh sáng" chẳng bao lâu nữa sẽ ra đời.
Bạn cần tốc độ nào?
Tuy vậy, đầu tiên bạn cần cân nhắc xem mình cần tốc độ bao nhiêu. Nhiều máy quay video để bàn, máy ảnh số và máy quét có độ phân giải thấp đòi hỏi một cổng USB. Nếu mua máy tính vào năm ngoái, có lẽ bạn đã có hai cổng USB mở, mỗi cổng có thể di chuyển 12MB dữ liệu mỗi giây ("nhanh như gió" so với cổng song song 1,2MBp). Đã đến lúc bạn cần dùng chúng. Nếu đang làm việc với một máy tính cũ hơn, bạn phải dạy nó một vài mẹo mới. Những bộ công cụ nâng cấp USB hiện nay rất rẻ. Bộ nâng cấp hai cổng PCI-4U USB của Entrega Technologies chẳng hạn, giá 40 USD (www.entrega.com) có thể đút lọt vào khe PCI trống trong một hệ chạy Windows 98.
Còn nếu bạn muốn nối vào một thiết bị cần giải băng rộng hơn, chẳng hạn một ổ đĩa ngoài hay máy quét có độ phân giải cao, USB chịu thua. Bạn cần một nối kết SCSI. SCSI 2 (loại nối kết SCSI phổ biến nhất) nhanh hơn USB từ hai tới ba lần. Với người dùng chưa có nối kết SCSI, nhiều thiết bị ngoại vi có cả một card SCSI kèm theo. Tuy vậy hãy thận trọng: card SCSI theo bộ có thể không phù hợp với các đặc tả (specifications) mới nhất, nên lắp đặt có thể hơi rắc rối và làm việc "lôm côm" nếu gắn vào những thiết bị SCSI khác mà nó được cung cấp đồng bộ. Tốt hơn là hãy tự mua lấy một card SCSI (giá khởi điểm từ khoảng 75 USD).
Độ rộng băng (bandwidth) của SCSI là một ưu điểm, nhưng thiết bị SCSI lại đắt hơn và khó lắp đặt hơn là thiết bị USB. Một hệ bus mới gọi là 1394 (aka FireWire) hứa hẹn cả công nghệ SCSI lẫn USB đều sẽ đáng đồng tiền bát gạo của bạn. Bus 1394 sẽ cho phép người dùng bổ sung nhiều thiết bị mà không cần khởi động lại hệ thống và tốn công sức. Nó cũng có thể truyền dữ liệu nhanh hơn USB tới 16 lần. Adaptec hiện đang bán một card kết hợp 1394/SCSI PCI giá 699 USD (www.adaptec.com), nhưng nếu mua nó bây giờ, bạn sẽ chỉ có thể dùng nối kết 1394 với dăm ba máy ảnh số mà thôi. Trong vài ba năm tới, giá sẽ hạ và khi đó bạn sẽ có thể mua các máy quét, ổ cứng và thiết bị ngoại vi khác tương thích với 1394.
Trần Tiễn Cao ĐăngUS PC World 12/1998
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7 cách nâng cấp PC.doc