5 tai biến sản khoa

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • 2. Vỡ tử cung • - Đang có dấu dọa vỡ, thấy đau chói và choáng • - Bụng trướng, ấn đau • - Sờ thấy phần thai dưới da bụng • - Mất tim thai • - Ra máu âm đạo • - Ngôi thai cao lên V

pdf41 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 5 tai biến sản khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 TAI BIẾN SẢN KHOA ThS. BS TRƯƠNG THỊ BÍCH HÀ • Tai biến sản khoa • là vấn đề sức khỏe xảy ra có liên quan đến tình trạng mang thai (xảy ra trong lúc mang thai, trong lúc chuyển dạ, hay trong thời kỳ hậu sản), có thể đưa đến những biến chứng đe dọa tính mạng của mẹ hoặc thai nhi. • Năm tai biến sản khoa thường gặp:  Sản giật  Vỡ tử cung  Băng huyết sau sanh  Nhiễm trùng hậu sản  Uốn ván rốn MỤC TIÊU CHUNG Định nghĩa (khái niệm) Nguyên nhân Cách dự phòng SẢN GIẬT • Mục tiêu: 1. Nêu được triệu chứng lâm sàng của sản giật 2. Trình bày được biến chứng của sản giật.  Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật hoặc hôn mê trên một người bệnh có hội chứng tiền sản giật nặng.  Đây là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật nặng.  Sản giật có thể xẩy ra trước đẻ (50%), trong đẻ (25%) và sau đẻ (25%). SẢN GIẬT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • 1. Giai đoạn xâm nhiễm: 30 giây - 1 phút. • - Những cơn kích thích ở mặt, lan xuống 2 tay. • 2. Giai đoạn giật cứng: 30 giây. • - Toàn thân co cứng, ngạt thở vì co thắt cơ hô hấp. • 3. Giai đoạn giật gián cách: 1 phút. • - Dễ cắn vào lưỡi, miệng sùi bọt mép. SẢN GIẬT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • 4. Giai đoạn hôn mê: Nếu nhẹ thì 5-7 phút người bệnh sẽ tỉnh lại, nếu hôn mê sâu, có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. • - Mất tri giác, đồng tử giãn rộng • - Rối loạn cơ vòng nên đại tiểu tiện không tự chủ. • - Nếu nặng có thể tử vong trong tình trạng hôn mê kéo dài. SẢN GIẬT CHẨN ĐOÁN • 1. Chẩn đoán xác định: dựa trên TCLS cơn co giật điển hình hoặc hôn mê trên một người bệnh có triệu chứng tiền sản giật. • 2. Chẩn đoán phân biệt: Động kinh Cơn Tetani Các tai biến mạch máu não: Xuất huyết não, tắc mạch não  SẢN GIẬT BIẾN CHỨNG  Về phía mẹ: • - Cắn phải lưỡi khi lên cơn co giật • - Ngạt thở, phù phổi cấp • - Viêm gan cấp, viêm thận cấp • - Xuất huyết não, màng não.mù • - Cao huyết áp mạn, viêm gan, viêm thận mãn  Về phía con: • - Thai kém phát triển trong tử cung • - Đẻ non • - Thai chết trong tử cung SẢN GIẬT VỠ TỬ CUNG • Mục tiêu: 1. Biết rõ nguyên nhân gây ra vỡ tử cung. 2. Nêu được triệu chứng lâm sàng của dọa vỡ tử cung. 3. Trình bày được cách dự phòng vỡ tử cung. NGUYÊN NHÂN • - Bất xứng đầu chậu không mổ đúng lúc • - Ngôi thai bất thường • - Thai to • - Tử cung có sẹo mổ cũ • - Đa sản • - Dùng thuốc tăng co không hợp lý • - Thủ thuật sản khoa không đúng chỉ định, sai kỹ thuật VỠ TỬ CUNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Dọa vỡ tử cung: - Cơn co tử cung mau, dồn dập, liên tục • - Vòng Bandl • - Tử cung có hình trái bầu thắt eo ở giữa • - Hai dây chằng tròn căng VỠ TỬ CUNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • 2. Vỡ tử cung • - Đang có dấu dọa vỡ, thấy đau chói và choáng • - Bụng trướng, ấn đau • - Sờ thấy phần thai dưới da bụng • - Mất tim thai • - Ra máu âm đạo • - Ngôi thai cao lên VỠ TỬ CUNG XỬ TRÍ 1. Dọa vỡ tử cung - Thuốc giảm gò - CTC trọn, đầu lot thấp  Lấy thai với Forceps và kiểm tra tử cung sau sanh - Đầu chưa lọt  Mổ càng sớm càng tốt 2.Vỡ tử cung - Hồi sức chống choáng - Kháng sinh, bù máu  Mổ cấp cứu lấy thai và tùy tình trạng tử cung mà vá lại hoặc cắt bỏ tử cung - Theo dõi hậu phẫu VỠ TỬ CUNG DỰ PHÒNG • - Quản lý thai nghén tốt phát hiện sớm các bất thường chuyển tuyến • - Mổ lấy thai chủ động (lúc thai 38 tuần): đối với thai phụ có vết mổ sanh 2 lần hoặc vết mổ dọc thân tử cung. • - Thận trong khi dùng thuốc tăng co • - Theo dõi sát chuyển da phát hiện sớm bất xứng đầu chậu • - Kiểm soát tử cung khi có sinh khó, sinh thủ thuật VỠ TỬ CUNG BĂNG HUYẾT SAU SANH • Mục tiêu: 1. Biết rõ các nguyên nhân gây ra băng huyết sau sanh do đờ tử cung. 2. Nêu được triệu chứng lâm sàng của đờ tử cung. 3. Trình bày được cách dự phòng băng huyết sau sanh do đờ tử cung tử cung. ĐỊNH NGHĨA  Băng huyết sau sanh khi lượng máu mất > 500 ml (đối với sanh thường) hoặc > 1000 ml (đối với mổ sanh) từ đường sinh dục trong 24 giờ đầu sau sanh.  Là tai biến hay gặp trong khi sanh  Là nguyên nhân chính gây tử vong mẹ trong khi sanh BĂNG HUYẾT SAU SANH NGUYÊN NHÂN: 4 NHÓM 1. Đờ tử cung  Chất lượng cơ TC yếu : do sanh nhiều lần; có sẹo MLT cũ, do mổ vá thủng TC  TC bị căng giãn quá mức: do thai to, song thai, đa thai, đa ối  Chuyển dạ kéo dài, sót nhau.  Sản phụ suy nhược, thiếu máu, tăng HA BĂNG HUYẾT SAU SANH NGUYÊN NHÂN 2. Chấn thương đường sinh dục  Đỡ đẻ sai kỹ thuật, lạm dụng Oxytocin  Đẻ nhanh, thai to, rặn sanh khi cổ tử cung chưa trọn  Can thiệp thủ thuật sai kỹ thuật, không đủ điều kiện BĂNG HUYẾT SAU SANH NGUYÊN NHÂN 3. Bất thường bong nhau, sổ nhau  Sót nhau, sót màng  Nhau cài răng lược bán phần 4. Rối loạn đông máu BĂNG HUYẾT SAU SANH DỰ PHÒNG - Quản lý thai nghén tốt  chuyển tuyến các thai kỳ có nguy cơ - Không để chuyển dạ kéo dài, đỡ sanh an toàn - Chủ động cắt tầng sinh môn tránh rách, sanh thủ thuật an toàn - Xử trí kịp thời khi có chảy máu sau sinh - Theo dõi sát sản phụ 2 giờ , 6 giờ sau sanh BĂNG HUYẾT SAU SANH NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN Mục tiêu: 1. Định nghĩa được nhiễm trùng hậu sản 2. Nêu được các yếu tố mguy cơ của nhiễm trùng hậu sản 3. Liệt kê được các hình thái nhiễm trùng hậu sản 4. Trình bày cách dự phòng nhiễm trùng hậu sản ĐỊNH NGHĨA • Nhiễm trùng hậu sản là nhiễm trùng xảy ra ở sản phụ trong thời kỳ hậu sản (6 tuần sau sanh) mà khởi điểm là từ đường sinh dục (tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung tại vùng nhau bám). NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN TÁC NHÂN GÂY BỆNH • Thường là Streptococcus, Colibacillus, Staphylococcus, Proteus Vulgaris và các vi khuẩn kị khí như Clostridium, Peptococcus NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN ĐƯỜNG LAN TRUYỀN Vi khuẩn từ cơ thể của sản phụ, từ dụng cụ đỡ sanh, thủ thuật mổ lấy thai, qua các sang chấn ở đường sinh dục, qua vết thương vùng nhau bám trên tử cung. Từ âm đạo, qua cổ tử cung vào tử cung, từ đó lên ống dẫn trứng, vào phúc mạc tiểu khung. Có thể vi khuẩn theo đường bạch huyết, tĩnh mạch (đám rối tĩnh mạch cạnh cổ tử cung) vào tổ chức dây chằng rộng. NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG  Nhiễm trùng ở TSM, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.  Viêm nội mạc tử cung  Viêm tử cung toàn bộ  Viêm chu cung  Viêm phúc mạc chậu  Viêm phúc mạc toàn bộ  Nhiễm khuẩn huyết  Viêm tắc tĩnh mạch NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN DỰ PHÒNG  Trong lúc mang thai: điều trị thiếu máu, suy dinh dưỡng, tránh giao hợp những tuần cuối của thai kỳ.  Trong lúc chuyển dạ: Tránh để chuyển dạ kéo dài, tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi làm thủ thuật, giới hạn chấn thương vùng sinh dục, giảm thiểu mất máu.  Trong thời kỳ hậu sản: Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. Tránh ổ nhiễm khuẩn (cách ly những người bị bệnh nhiễm khuẩn hay mang mầm bệnh). NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN UỐN VÁN RỐN Mục tiêu: 1. Biết được nguyên nhân gây ra uốn ván rốn. 2. Trình bày được cách dự phòng uốn ván rốn TÁC NHÂN GÂY BỆNH • - Vi khuẩn gây bệnh: Clostridium Tetani • - Nằm trong đất, đời sống kéo dài • - Bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 120 0C • - Xâm nhập qua vết thương, mặt cắt rốn • - Thời gian ủ bệnh: 4-15 ngày • - Tiết độc tố làm ngộ độc thần kinh gây co thắt các cơ toàn thân UỐN VÁN RỐN NGUYÊN NHÂN • - Do dụng cụ cắt rốn không vô khuẩn • - Người đỡ sanh không mang găng, không rửa tay sạch • - Băng gạc rốn không vô khuẩn • - Không sát trùng kỹ mặt cắt rốn • - Sinh rớt • - Chăm sóc rốn không tuân theo nguyên tắc vô khuẩn, để rốn ướt UỐN VÁN RỐN TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG • - Dấu hiệu đầu tiên: trẻ bỏ bú, bú khó, không há miệng được • - Sau 24 giờ: toàn thân co cứng, hai tay nắm chặt, mặt nhăn nhó, miệng chúm chím • - Rốn: bẩn, ẩm, rịn nước vàng, viêm tấy, có mủ • - Diễn tiến nặêng: trẻ sốt > 40oC, co giật liên tục, ngưng thở UỐN VÁN RỐN DỰ PHÒNG UỐN VÁN SƠ SINH Trạm xá, nhà hộ sinh: phải đỡ sanh an toàn, vô khuẩn. Lịch chủng ngừa uốn ván: • ªPhụ nữ mang thai: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 2 cách ngày sinh ít nhất 1 tháng. • UỐN VÁN RỐN DỰ PHÒNG UỐN VÁN SƠ SINH ªPhụ nữ trong tuổi sinh đẻ: • - Mũi 1: ở tuổi dậy thì hoặc từ 16 tuổi • - Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 30 ngày • - Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai lại • - Mũi 4: cách mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lại • - Mũi 5: cách mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lại • ªTrẻ sơ sinh: theo lịch tiêm chủng quốc gia UỐN VÁN RỐN • HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy6_5_tai_bien_sann_khoa_4113.pdf
Tài liệu liên quan