Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với quốc tế.Điều này đồng nghĩa Việt Nam đã bước vào một sân chơi lớn mang tính toàn cầu và phải đối mặt với những cơ hội và thách thức từ các luật định, công ước, hiệp ước của các tổ chức quốc tế đặt ra. Hơn thế nữa, người tiêu dùng và nhà bán lẻ ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu này, các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận. Trong những năm gần đây, bên cạnh các tiêu chuẩn đã được tổ chức Sáng kiến An Toàn Thực Phẩm Toàn Cầu (GFSI) công nhận như BRC, IFS, SQF thì FSSC 22000 là một tiêu chuẩn mới, đang được các
doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng phổ biến. FSSC 22000 giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong sản xuất thực phẩm đồng thời giúp sản phẩm có thể đạt được sự tin cậy của các khách hàng trên toàn thế giới.
Để độc giả có thêm các thông tin về FSSC 22000, bài viết sẽ giới thiệu tổng quan, phạm vi, lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn, tình hình công nhận trên toàn thế giới. Đồng thời bài viết sẽ trình bày những khó khăn và đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên con đường hội nhập với quốc tế.
10 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban Công nghệ thực phẩm
180
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO TIÊU
CHUẨN FSSC 22000
Trần Thị Mỹ Dung1, Ngô Duy Anh Triết1,*
1Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
*Email: trietnda@cntp.edu.vn
Đến tòa soạn: 15/06/2017; Chấp nhận đăng: 04/07/2017
TÓM TẮT
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với quốc tế.Điều này đồng nghĩa Việt
Nam đã bước vào một sân chơi lớn mang tính toàn cầu và phải đối mặt với những cơ hội và
thách thức từ các luật định, công ước, hiệp ước của các tổ chức quốc tế đặt ra. Hơn thế nữa,
người tiêu dùng và nhà bán lẻ ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu này, các doanh nghiệp Việt Nam
phải chứng minh khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận. Trong những năm
gần đây, bên cạnh các tiêu chuẩn đã được tổ chức Sáng kiến An Toàn Thực Phẩm Toàn Cầu
(GFSI) công nhận như BRC, IFS, SQF thì FSSC 22000 là một tiêu chuẩn mới, đang được các
doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng phổ biến. FSSC 22000 giúp doanh nghiệp phát triển bền
vững, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong sản xuất thực phẩm đồng thời giúp sản phẩm có thể đạt
được sự tin cậy của các khách hàng trên toàn thế giới.
Để độc giả có thêm các thông tin về FSSC 22000, bài viết sẽ giới thiệu tổng quan, phạm vi,
lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn, tình hình công nhận trên toàn thế giới. Đồng thời bài viết sẽ trình
bày những khó khăn và đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên con đường
hội nhập với quốc tế.
Từ khóa: BRC, FSSC 22000, IFS, SQF, PAS 220.
1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN FSSC 22000
FSSC 22000 (Food Safety System Certification 22000) là một cơ chế chứng nhận của Hiệp
hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm đối với các đơn vị sản xuất thực phẩm, dựa trên sự kết hợp
các yêu cầu của hai chứng chỉ ISO 22000 và PAS 220. Tiêu chuẩn FSSC 22000 được tất cả các
tổ chức quốc tế công nhận và được xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu
chuẩn được công nhận trước đây bởi GFSI như BRC, IFS, SQF[1].Hệ thống quản lý an toàn
thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ để quản lý hiệu quả việc sản
xuất thực phẩm an toàn và chất lượng. Việc đạt được chứng nhận FSSC 22000 chứng minh
doanh nghiệp sở hửu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả và mạnh mẽ,đáp ứng yêu
cầu của các nhà quản lý, khách hàng kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng[2].
Trần Thị Mỹ Dung, Ngô Duy Anh Triết
181
1.1. Sự hình thànhtiêu chuẩnFSSC 22000
FSSC 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm được ban hành vào
ngày 15 tháng 05 năm 2009[3]và hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới đã đạt
được chứng chỉ FSSC 22000. Quá trình hình thành tiêu chuẩn FSSC 22000 [2, 4]:
Năm 1938, Good Manufacturing Practices (GMPs) được thực thi bởi Cục Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo yêu cầu của luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm
năm 1938. GMP quy định về các chương trình tiên quyết để đảm bảo sản xuất ra thực phẩm an
toàn và là cơ sở để hình thành tiêu chuẩn PAS 220 sau này.
Năm 1960, các nguyên tắc HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) bắt đầu
được áp dụng đối với công tác sản xuất thực phẩm. HACCP là nội dung bắt buộc phải có khi
thực hiện xây dựng bất kỳ một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Năm 2000, tổ chức GFSI (Global Food Safety Initiative) được thành lập bởi các nhà bán
lẻ hàng đầu và các công ty thực phẩm. Mục tiêu chính của GFSI là làm hài hòa chứng nhận an
toàn thực phẩm, bảo vệ niềm tin người tiêu dùng và do đó làm giảm nhu cầu đánh giá các nhà
cung cấp.
Năm 2004, Tổ chức Chứng nhận An toàn Thực phẩm (SCV), chủ sở hữu của HACCP
Hà Lan, được thành lập.
Năm 2005, ISO 22000: 2005 được ban hành nhưng không được công nhận bởi tổ chức
GFSI bởi vì thiếu các chương trình tiên quyết và quyền sở hữu hợp pháp tiêu chuẩn chứng nhận.
Năm 2008, PAS 220 được ban hành nhằm thiết lập đầy đủ các chương trình tiên quyết
cho ISO 22000: 2005.
Năm 2009, FSSC 22000 được ban hành, là sự kết hợp của ISO 22000: 2005 và PAS
220: 2008 (ISO/TS 22002-1).
Tháng 5 năm 2009, nội dung của tiêu chuẩn FSSC 22000 được chấp thuận bởi tổ chức
GFSI.
Tháng 2 năm 2010, FSSC 22000 được hoàn toàn công nhận bởi tổ chức GFSI.
Năm 2012, FSSC 22000 bổ sung thêm phạm vi mới cho các nhà sản xuất vật liệu bao bì
thực phẩm.
Năm 2013, FSSC 22000 đạt mốc 5.000 chứng chỉ được cấp trên toàn thế giới.
Năm 2014, FSSC 22000 bổ sung thêm phạm vi mới cho các nhà sản xuất thức ăn chăn
nuôi.
Năm 2015, FSSC 22000 đạt mốc 10.000 chứng chỉ được cấp trên toàn thế giới.
Năm 2015, FSSC 22000 bổ sung hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm.
1.2. Phạm vi của FSSC 22000
Phạm vi của tiêu chuẩn FSSC 22000 xác định các yêu cầu cần thiết để đảm bảo một hệ
thống quản lý phù hợp với các yêu cầu của cơ quan quản lý, tổ chức kinh doanh thực phẩm và
người tiêu dùng. Các tổ chức trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm có thể có nhiều lợi ích từ
việc đạt được chứng nhận FSSC 22000, bất kể quy mô hay độ phức tạp khác nhau. Tiêu chuẩn
được áp dụng cho các nhà sản xuất sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, vật liệu bao bì
thực phẩm và thức ăn chăn nuôichủ yếu thuộc các diện sau[2, 4, 5]:
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000
182
Sản phẩm động vật dễ bị hư hỏng, không bao gồm việc giết mổ và trước khi giết mổ
(tức là thịt, gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm cá).
Sản phẩm thực vật dễ bị hư hỏng (tức là trái cây tươi và nước trái cây tươi, bảo quản trái
cây, rau quả tươi, rau bảo quản).
Sản phẩm có tuổi thọ lâu ở nhiệt độ môi trường xung quanh (tức là sản phẩm đóng hộp,
bánh quy, đồ ăn nhẹ, dầu, nước uống, đồ uống, mì, bột mì, đường, muối).
Nguyên liệu dùng cho sản xuất thực phẩm (tức là vitamin, phụ gia và môi trường nuôi
cấy vi sinh vật) nhưng không bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ.
1.3. Lợi ích của việc đạt được chứng nhận FSSC 22000
FSSC 22000 là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm toàn diện nhất vì[4]:
Dễ dàng kết hợp hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các hệ thống khác như hệ
thống quản lý an toàn, môi trường, chất lượng.
Kết hợp đầy đủ và chặt chẽ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005, các chương trình tiên quyết
(PRPs) theo PAS 220: 2008, HACCP, và các bước áp dụng của CODEX (Codex Alimentarius
Commission, CAC);
Được hoàn toàn công nhận bởi tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI);
Kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm và khuyến khích cải tiến liên tục các khía
cạnh an toàn thực phẩm;
Đẩy mạnh việc tuân thủ pháp luật;
Tăng tính minh bạch trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm;
Cho phép các tổ chức vừa và nhỏ triển khai một hệ thống được phát triển bởi các tổ chức
bên ngoài.
Ngoài ra, FSSC 22000 còn kết hợp nhiều nguyên tắc của các tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm khác đã được GFSI chấp thuận.
2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA FSSC 22000 VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÃ
ĐƯỢC GFSI CÔNG NHẬN
Giống như các tiêu chuẩn khác đều được tổ chức GFSI công nhận và phải đáp ứng các yêu
cầu của GFSI. Bên cạnh đó FSSC còn có những điểm khác biệt, hay nói cách khác là thế mạnh
của FSSC so các tiêu chuẩn khác như BRC, IFS, SQF[6]:
1.4. Tiêu chuẩn quốc tế độc lập
FSSC 22000 sử dụng các tiêu chuẩn ISO quốc tế, độc lập và các yêu cầu bổ sung. Các tiêu
chuẩn này không thuộc sở hữu của một tổ chức cụ thể như hầu hết các tiêu chuẩn khác đã được
GFSI công nhận. Các tiêu chuẩn được phát triển và duy trì bởi các chuyên gia an toàn thực phẩm
từ khắp nơi trên thế giới và cùng làm việc trong một hội đồng ISO. Các chuyên gia được đề cử
bởi các thành viên ban ISO từ các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia. Họ đến từ tất cả các bên liên
quan của chuỗi cung ứng thực phẩm như nhà bán lẻ, nhà sản xuất, cơ quan thực phẩm,
Trần Thị Mỹ Dung, Ngô Duy Anh Triết
183
1.5. Chứng nhận hệ thống quản lý
FSSC 22000 là một tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý. Các tiêu chuẩn như IFS,
BRC và SQF là các tiêu chuẩn chứng nhận quy trình / sản phẩm.Đây là một sự khác biệt đáng kể
trong cách tiếp cận đánh giá.
Trước hết, thời gian đánh giá của FSSC dài hơn và việc đánh giá có chiều sâu hơn. FSSC
không được đánh giá hàng năm mà có chu kỳ đánh giá là 3 năm. Bắt đầu với việc chứng nhận
ban đầu bao gồm giai đoạn 1 và 2 của cuộc đánh giá. Đánh giá giai đoạn 1 được xem xét nếu hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm bao gồm tất cả các yêu cầu và được xem xét kỹ lưỡng nếu kế
hoạch HACCP đã hoàn chỉnh và có hiệu quả. Khoảng 6 tuần sau, tiến hành đánh giá giai đoạn 2-
đánh giá việc thực hiện có hiệu lực của hệ thống. Điều này bao gồm một xem xét về việc thực
hiện CCP, oPRP và PRPs. Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, một giấy chứng nhận sẽ
được cấp và có hiệu lực là 3 năm. Hàng năm, một đánh giá giám sát được tiến hành để xem xét
hệ thống có được thực hiện liên tục, hiệu quả và được cập nhật. Sau 3 năm, tái đánh giá chứng
nhận, toàn bộ hệ thống sẽ được xem xét lại và nếu thành công, giấy chứng nhận sẽ được gia hạn.
Một sự khác biệt đáng kể giữa việc đánh giá hệ thống quản lý và đánh giá một quy trình
hoặc sản phẩm là đánh giá hệ thống quản lý tập trung mạnh hơn vào cam kết quản lý, tính hiệu
lực và việc cải tiến liên tục.Điều này hỗ trợ tổ chức đạt được kết quả tốt hơn và mức độ tuân thủ
cao hơn.
1.6. Tập trung vào an toàn thực phẩm
Vì ISO 22000 và các đặc điểm kỹ thuật của PRPs bao gồm cả an toàn thực phẩm nên toàn
bộ việc đánh giá tập trung vào việc quản lý và đảm bảo an toàn thực phẩm. Hầu hết các tổ chức
đều mong muốn kết hợp hệ thống quản lý chất lượng của họ theo yêu cầu của ISO 9001. Thực
tếISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng như các tiêu chuẩn hệ
thống quản lý khác nên việc kết hợp trở nên dễ dàng hơn.Thậm chí có thể kết hợp với các tiêu
chuẩn về các lĩnh vực khác như môi trường (ISO 14001) hoặc quản lý trách nhiệm doanh nghiệp
(SA8000).
Việc sử dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý như ISO 22000 cho phép tổ chức xây dựng
một hệ thống quản lý tổng hợp bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến tổ chức và khách
hàng của mình.
1.7. Quản lý chương trình độc lập
FSSC 22000 được quản lý bởi Hội đồng các bên liên quan. Hội đồng đại diện cho lợi ích
của tất cả các bên liên quan trên toàn cầu và có các thành viên từ các tổ chức khác nhau như nhà
sản xuất, tổ chức dịch vụ ăn uống, nhà bán lẻ,Tất cả các thành viên đại diện cho một tổ chức
thương mại. Hội đồng các bên liên quan được quản lý bởi một chủ tịch độc lập.Danh sách đầy
đủ các thành viên Hội đồng và các tổ chức mà họ đại diện có thể tìm thấy trên trang web của
FSSC.
1.8. Phi lợi nhuận
FSSC 22000 được sở hữu bởi tổ chức phi lợi nhuận có tên là quỹ FSSC 22000, có trụ sở
hợp pháp tại Hà Lan. Quỹ được quản lý nghiêm ngặt bởi luật nên đảm bảo tính độc lập, phi lợi
nhuận và công khai.Điều này đảm bảo rằng vấn đề tài chính được quản lý chặt chẽ, tất cả các chi
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000
184
phí của chương trình càng thấp càng tốt và không có kinh phí cho các tổ chức hoặc cá nhân
khác.
1.9. Tính công khai
FSSC 22000 là một chương trình công khai. Tất cả các thông tin có thể được tìm thấy trên
trang web của quỹ FSSC (www.fssc22000.com) và không tốn chi phí để có được thông tin này.
Trên trang web, có thể tìm thấy tất cả các yêu cầu của chương trình, các quyết định của Hội
đồng, tên của các tổ chức chứng nhận được cấp phép, tên của các tổ chức kiểm định công nhận
FSSC 22000, tên các thành viên của Hội đồng các bên liên quan,
1.10. Tiếp cận chuỗi cung ứng
Hiện tại, phạm vi của FSSC 22000 là sản xuất các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực
phẩm, vật liệu đóng gói thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhưng vì ISO và các tổ chức
trong chuỗi cung ứng đang mở rộng các yêu cầu của các chương trình tiên quyết cho các bộ
phận khác của chuỗi cung ứng, FSSC có thể mở rộng phạm vi hiện tại của tiêu chuẩn.ISO đã có
tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 22002-x cho PRP trong từng lĩnh vực của chuỗi cung ứng thực phẩm.
Điều này làm cho việc chứng nhận FSSC 22000 có thể mở rộng phạm vi và có thể bao hàm toàn
bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.
1.11. Hệ thống đảm bảm tính xác thực
Tính xác thực của việc đánh giá là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo độ tin cậy của
chứng nhận. Để đạt được điều này, tất cả các tổ chức chứng nhận được cấp phép phải đáp ứng
được các yêu cầu của FSSC và được công nhận dựa theo tiêu chuẩn ISO / IEC 17021bởi tổ chức
công nhận đã ký để chấp nhận và sử dụng các yêu cầu của FSSC 22000. Bên cạnh đó, FSSC
22000 có một hệ thống đảm bảo tính xác thực để xem xét việc thực hiện của tất cả các tổ chức
chứng nhận đã ký hợp đồng.Hệ thống đảm bảo tính xác thực dựa trên rủi ro và bao gồm:
Chấp thuận của tổ chức chứng nhận
Xem xét đánh giá bởi một chuyên gia độc lập
Văn phòng tổ chức chứng nhận và đánh giá bằng chứng
Theo dõi bảng tóm tắt dữ liệu đánh giá bao gồm dữ liệu về đánh giá viên
Chính sách phê chuẩn
Thủ tục phàn nàn và khiếu nại
3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
THEO TIÊU CHUẨN FSSC 22000 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Theo thống kê của quỹ FSSC 22000 vào năm 2013, đã có 5000 chứng chỉ FSSC 22000
được cấp trên toàn thế giới. Năm 2015, số chứng chỉ FSSC 22000 đã cấp cho các doanh nghiệp
tăng lên đến 10000 chứng chỉ[2]. Tại thời điểm hiện nay đã có hơn 15000 chứng chỉ FSSC
22000 đã được cấp[7]. Đây là bằng chứng về sự gia tăng theo cấp số nhân của FSSC 22000 từ
khi được công bố vào năm 2009 cho đến ngày nay. Với số lượng các công ty đạt được chứng
Trần Thị Mỹ Dung, Ngô Duy Anh Triết
185
nhận ngày càng tăng và hiện có 103 tổ chức chứng nhận được cấp phép, 1500 đánh giá viên và
14 tổ chức đào tạo, FSSC 22000 vẫn là kế hoạch chứng nhận phát triển nhanh nhất cho việc
chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm [8].
Hình 1. Số lượng các doanh nghiệp đạt được chứng chỉ FSSC 22000 (Nguồn FSSC, 2015).
FSSC 22000 đã được quốc tế công nhận và hiện nay đã cấp chứng nhậncho các công ty trên
149 quốc gia (năm 2013 là 144 quốc gia). Chứng chỉ FSSC 22000 được cấp nhiều nhất cho các
doanh nghiệp ở Châu Âu (37%), tiếp đến là Châu Á (30%) và Bắc Mỹ (13%).FSSC 22000 đang
dần trở nên phổ biến với các doanh nghiệp tại Bắc Mỹ, mặc dù trước đây việc áp dụng ISO
22000 tại khu vực này là không phổ biến. Nhưng ưu điểm của FSSC là có thể tích hợp với các
hệ thống quản lý khác như ISO 9001, 14001, 18001nên việc áp dụng FSSC 22000 ngày càng
được áp dụng nhiều ởBắc Mỹ[9]. Với sự xuất hiện toàn cầu ngày càng tăng, FSSC 22000 vẫn là
chương trình quản lý an toàn thực phẩm duy nhất dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 được phê
chuẩn bởi GFSI.
Hình 2. Tình hình chứng nhận FSSC 22000 trên toàn thế giới (Nguồn FSSC, 2015).
2%
37%
9%
1%
13%
30%
5% 3%
Thái Bình Dương
Châu Âu
Nam Mỹ
Trung Mỹ
Bắc Mỹ
Châu Á
Châu Phi
Nga
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000
186
Theo dữ liệu tổng hợp được từ trang web www.fssc22000.com, hiện tại ở Việt Nam tính từ
năm 2014, có 100 nhà máy của 69 doanh nghiệpđạt được chứng nhận FSCC 22000 bao gồm
việc đã gia hạn chứng nhận. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác nhau bao gồm sản
phẩm ở dạng tươi, khó bảo quản và các sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu.Nhưng hầu hết các
doanh nghiệp đạt chứng nhận chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thời gian
bảo quản lâu và vị trí tập trung chủ yếu ở khu vực miền trung và miền nam.Trong đó Vinamilk
là doanh nghiệp có số nhà máy đạt được chứng nhận FSSC 22000 nhiều nhất (12 nhà máy).
Hình 3. Biểu đồ thể hiện tình hình chứng nhận FSSC 22000 cho các lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam
4. SỰ ĐÁP ỨNG CỦA FSSC 22000 ĐỐI VỚI NHU CẦU XÃ HỘI
Với sự phát triển ngày càng hiện đại của công nghệ sản xuất thực phẩm hiện nay, nhu cầu
của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở việc sản phẩm phù hợp với khẩu vị, đáp ứng tính đa
dạng, tiện lợi mà hơn cả là vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe [10, 11].
Đối với nhà bán lẻ và tổ chức kinh doanh thực phẩm, muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề
hàng đầu là phải đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng ở việc cung cấp sản phẩm chất lượng và an
toàn. Hơn thế nữa, với sự phát triển của thông tin hiện nay, người tiêu dùng ngày càng am hiểu
sâu hơn về chất lượng và tính an toàn của thực phẩm thể hiện ở việc yêu cầu sản phẩm phải đạt
các chứng nhận hệ thống quản lý được quốc tế công nhận. Do đó, để đạt được niềm tin người
tiêu dùng và sản phẩm có thể cạnh tranh trong chuỗi bán lẻ toàn cầu, nhà bán lẻ và tổ chức kinh
doanh thực phẩm bắt buộc lựa chọn hoặc yêu cầu nhà cung cấp phải đạt được các chứng chỉ hệ
thống quản lý mang tính quốc tế [12].
FSSC 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phát triển mạnh nhất hiện nay. Tiêu
chuẩn đã được tổ chức GFSI công nhận do đó sản phẩm thực phẩm được sản xuất theo quy trình
đạt chứng nhận FSSC 22000 dễ dàng được chấp nhận trong chuỗi bán lẻ toàn cầu. FSSC 22000
củng cố lòng tin người tiêu dùng trong cam kết sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực
82
25
8
12
1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Sản phẩm có thời
gian bảo quản lâu
Sản phẩm động
vật dễ bị hư hỏng
Sản phẩm thực vật
dễ bị hư hỏng
Vật liệu bao bì Hóa chất sinh học
S
ố
l
ư
ợ
n
g
n
h
à
m
áy
Lĩnh vực sản xuất
Trần Thị Mỹ Dung, Ngô Duy Anh Triết
187
phẩm, bảo vệ sức khỏe đồng thời giúp các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của nhà bán lẻ, tổ
chức kinh doanh thực phẩm khi là một tiêu chuẩn mang tính quốc tế, giúp doanh nghiệp quản lý
hiệu quả, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình sản xuất, tuân thủ pháp luật và dễ dàng kết
hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác hiện có tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để áp dụng được tiêu chuẩn FSSC 22000 các doanh nghiệp cần bỏ một khoản
chi phí cho việc thuê đơn vị tư vấn, đánh giá tiêu chuẩn; chi phí cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng,
dây chuyền công nghệ, đầu tư trang thiết bị mới, phải dự trù chi phí cho việc cải tiến liên tục và
duy trì hệ thống. Tâm lý không thích thay đổi của lãnh đạo doanh nghiệp là rào cản lớn nhất
khiến doanh nghiệp không áp dụng các hệ thống quản lý mới. Nhiều doanh nghiệp chưa có đội
ngũ nhân viên hiểu một cách chuyên sâu về sản phẩm và về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách
nhận diện và kiểm soát các mối nguy. Doanh nghiệp chưa có sự phối hợp thống nhất trong công
tác triển khai hệ thống quản lý mới, thiếu sự nhiệt tình của các cán bộ quản lý cấp trung gian[1].
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Với mong muốn sản xuất ra sản phẩm an toàn, đạt chất lượng và hướng đến hội nhập thị
trường quốc tế, việc áp dụng một tiêu chuẩn được tất cả các tổ chức quốc tế công nhận ví dụ như
FSSC 22000 là điều rất cần thiết.Doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích như phát triển bền
vững, sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh trong nước cũng như ngoài nước nhưng cũng mang đến
cho doanh nghiệp nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, việc hướng đến áp dụng một hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm mang tính quốc tế phải có sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng các điều
kiện thực tế và quyết định một hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
5.2. Đề xuất
Từ cơ sở những nội dung đã trình bày ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp
cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
theo tiêu chuẩn FSSC 22000 như sau:
Doanh nghiệp:
Ban lãnh đạo các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn và có cam kết về việc áp dụng tiêu
chuẩn FSSC 22000.
Doanh nghiệp trang bị đầy đủ về mọi mặt như vốn, máy móc- trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.
Doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo và tập huấn nhân viên về quy trình
làm việc khi áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000.
Nhà nước:
Hiện tại các tỉnh như Lâm Đồng, Nghệ An, Long An, Bến Tre, Phú Yên, Đà Nẵng, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Quảng Nam, Đồng Tháp, Bình Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cà Mau đã có những
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh khi áp dụng hệ thống quản lý như ISO 9001,
ISO/IEC 17025, ISO 22000, HACCP, GMP, OHSAS 18001, SA 8000,[13]. Các cơ quan nhà
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000
188
nước nên có những chính sách khuyến khích giúp doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn
FSSC 22000.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. L. S. Trung, Đ. T. Hường - Áp dụng biện pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng
ngành đồ uống. Năng suất và chất lượng Công Thương,3(2013).
2. FSSC 22000 - Global Certification Scheme for Food Safety Management Systems (2016).
3. https://www.dnvgl.com/services/fssc-22000-food-safety-system-certification-scheme-
5161.
4. S. Sansawat - Understanding the FSSC 22000 food safety system certification standard
(2010).
5. Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI - Tiêu chuẩn FSSC 22000 : 2010 (2016).
6. FSSC 22000 - Strengths and Benefits FSSC 22000 (2016.
7.
certificate.xml?lang=en.
8. FSSC 22000, "Exponential growth FSSC 22000 in year of milestones."
9. https://foodsafetytech.com/tag/fssc-22000/.
10.
f?ua=1
11. https://www.oecd.org/env/consumption-innovation/1833503.pdf.
12. Q. A. Acton, Issue in Food and Health: Scholarly Editions (2013).
13. Văn phòng NSCL. - Mức hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý và công cụ nâng
cao Năng suất chất lượng (Phần 2) (2016).
ABSTRACT
FOOD SAFETY MANAGEMENT SYSTEM ACCORDING TO FSSC 22000 STANDARD
Tran Thi My Dung1, Ngo Duy Anh Triet1,*
1Food Technology Faculty, Hochiminh City University of Food Industry
*Email: trietnda@cntp.edu.vn
The economy of Vietnam is in the process to international integration. This means Vietnam
turned into a large playing field globally which makes it have many oppotunities but also faces
challenges from the laws, pacts and conventions of world economic institutions. Futhermore,
consumers and retailers increasingly demand higher quality products, especially food hygiene
and safety. To meet these requirements, Vietnamese enterprises must demonstrate their ability to
apply recognized international standards. In recent years, in addition to the standards recognized
by the Global Food Safety Initiative (GFSI) such as BRC, IFS, SQF, FSSC 22000 is a new
Trần Thị Mỹ Dung, Ngô Duy Anh Triết
189
standard, widely adopted by businesses around the world. The FSSC 22000 helps businesses
grow sustainably, minimizes risks in food production and enables the product to gain the
confidence of customers around the world.
For readers with more information on the FSSC 22000, the article will introduce the
overview, scope, benefits when applying this standard, recognition situation worldwide. At the
same time,the article will present difficulties and propose solutions to help Vietnamese
businesses develop on the way to international integration.
Keywords: FSSC 22000, BRC, IFS, SQF, PAS 220.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_quan_ly_an_toan_thuc_pham_theo_tieu_chuan_fssc_2200.pdf