3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí
Để hạn chế tình trạng này, bạn cần:
- Hạn chế việc da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra đường, phải bôi các loại
kem chống nắng có độ SPF cao, giúp bảo về da khỏi ánh nắng mặt trời; đội nón, mũ,
kính và khẩu trang đầy đủ. Không nên ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11h - 15h vì
đây là thời gian tia tử ngoại hoạt động rất mạnh.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện
tượng nám da.
- Không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da trong thời gian mang thai vì sẽ ảnh
hưởng tới thai nhi. Hãy chờ đến khi cai sữa cho trẻ mới bắt đầu việc phục hồi và chữa
trị cho da.
3 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 vấn đề thường gặp ở da khi
bầu bí
Bởi:
NCS. Nguyễn Phan Kiên
3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí
(Dân trí) - Ngoài tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, các hắc tố melanin xuất hiện nhiều hơn
vì thế làn da của thai phụ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị khô, xạm đen, bị nám hoặc nổi
mụn. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và cải thiện làn da cho bà bầu?
Khi da bị khô và ngứa
Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng, làn da của người mẹ trở nên khô hơn
do thiếu nước. Da trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẩn, đặc biệt là
vùng da mặt, tay chân và đùi.
Da bị ngứa và xuất hiện những vết mẩn đỏ là hiện tượng bình thường ở những phụ nữ
mang thai. Hiện thượng này sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không biết vệ sinh da
sạch sẽ sẽ có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho da như: lở loét, nhiễm
trùng da...
Cần vệ sinh da theo những cách sau:
- Hạn chế dùng xà phòng để tắm và rửa mặt. Nhiều phụ nữ cho rằng tắm bằng xà phòng
sẽ làm sạch các loại vi khuẩn trên da, giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên,
chất xút có trong xà phòng, đặc biệt là các loại xà phòng thơm sẽ ăn mòn da, làm da
trở nên khô và mất nước nhiều hơn. Các tế bào da chết cũng ngày một nhiều hơn. Da sẽ
càng trở nên ngứa ngáy, khó chịu.
- Nên dùng những loại sữa tắm và sữa rửa mặt chứa ít xà phòng. Không nên rửa mặt
hoặc tắm quá nhiều lần trong ngày vì sẽ có thể nhiễm lạnh cho thai nhi và làm da càng
khô hơn.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm, đặc biệt là các mỹ phẩm có mùi thơm vì chất tạo mùi thơm
có thể gây kích ứng da, làm da mẩn đỏ.
3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí
1/3
- Khi da bị ngứa, tuyệt đối không gãi hoặc dùng các vật cứng chà xát lên da vì có thể
gây lở loét sâu và nhiễm trùng cho da. Dùng khăn bông hơ trên lửa cho ấm hoặc ướp
khăn với chút nước đá lạnh rồi đắp lên vùng da bị ngứa. Cảm giác ngứa sẽ giảm đi rất
nhiều.
- Uống nhiều nước, thường xuyên mát xa da nhẹ nhàng hoặc xông hơi cũng giúp ngăn
ngừa sự khô da, đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm các lỗ chân lông trở nên thông
thoáng.
- Ngoài ra, cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên bổ sung vào thực đơn
hàng ngày các loại thức ăn có chứa nhiều canxi, các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể
người mẹ và thai nhi. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có một làn da khỏe mạnh.
- Nếu da ngứa ngáy ở mức bất thường, da nổi cục, lở loét, hãy đi khám bác sỹ để có cách
chữa trị thích hợp
Khi da bị nổi mụn
Da bị nổi mụn do sự ra tăng tuyến bã nhờn dưới da, làm bít các lỗ chân lông, tạo điều
kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.
Sự xuất hiện của mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại gây
mất thẩm mỹ cho các bà bầu.
Vì vậy nên:
- Rửa mặt ít nhất từ 2-3 lần/ngày bằng sữa rửa mặt để giữ da luôn sạch và làm giảm
lượng dầu tiết ra trên bề mặt da.
- Hạn chế trang điểm vì phấn trang điểm dễ làm bít lỗ chân lông, làm mụn càng trở nên
trầm trọng.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường nước và vitamin cho da.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại thuốc bôi hay thuốc
uống vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Hãy tìm đến bác
sỹ khi tình trạng mụn trở nên trầm trọng.
- Tuyệt đối không tự ý sờ hoặc dùng tay nặn mụn. Bàn tay chính là nơi “trú ngụ“ của
các loại vi khuẩn gây hại cho làn da, càng làm da nổi nhiều mụn hơn.
3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí
2/3
Khi da bị nám
Các vết nám trên má xuất hiện trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi các hocmon trong
cơ thể dẫn tới việc các hắc tố melanin cũng xuất hiện nhiều hơn.
Ở những người phụ nữ có làn da vốn bị nám và tàn nhang ngay từ đầu thì tới thời kỳ
mang thai, các vết nám và tàn nhang ngày càng rõ và đậm màu hơn.
Để hạn chế tình trạng này, bạn cần:
- Hạn chế việc da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra đường, phải bôi các loại
kem chống nắng có độ SPF cao, giúp bảo về da khỏi ánh nắng mặt trời; đội nón, mũ,
kính và khẩu trang đầy đủ. Không nên ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11h - 15h vì
đây là thời gian tia tử ngoại hoạt động rất mạnh.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện
tượng nám da.
- Không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da trong thời gian mang thai vì sẽ ảnh
hưởng tới thai nhi. Hãy chờ đến khi cai sữa cho trẻ mới bắt đầu việc phục hồi và chữa
trị cho da.
3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí
3/3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_van_de_thuong_gap_o_da_khi_bau_bi_1863.pdf