20 đề thi thử Hóa vô cơ 12 - Lê Minh Trường

Câu 39: Đáp án C Vôi sống: CaO. Vôi tôi: Ca(OH)2. Đá vôi: CaCO3. Thạch cao: CaSO4 Câu 40: Đáp án C Cấu hình electron của cation R 3+ : 1s 2 2s 2 2p 6 ⇒ Cấu hình electron của R: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 ⇒ R thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA ⇒ Al

pdf8 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 20 đề thi thử Hóa vô cơ 12 - Lê Minh Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 1 ĐỀ SỐ 1 “SẼ KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN ĐỂ BẠN BẮT ĐẦU MỘT GIẤC MƠ.” Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C = 12; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Al = 27; Li = 7; Na = 23; Mg = 24; Ca = 40; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65. Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là A. 27% B. 54% C. 73% D. 46% Câu 2: Cho dãy các kim loại : Cu, Zn, Al, Na. Kim loại mềm nhất trong dãy là A. Cu B. Zn C. Al D. Na Câu 3: Nhóm kim loại nào sau đây tan hết trong nước ? A. Ag, Al, Mg B. Ba, Al, Cu C. K, Na, Ag D. K, Na, Ba Câu 4: Hoà tan hết 1,08 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 896 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại R là A. Al B. Mg C. Fe D. Cu Câu 5: Dung dịch nào sau đây không thể hoà tan được Al? A. FeCl3 B. HCl C. NaOH D. KCl Câu 6: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó người ta dùng A. Pb(NO3)2 B. NaCl C. NaNO3 D. KCl Câu 7: Thuốc thử để phân biệt hai chất rắn riêng biệt Fe3O4 và Fe2O3 là A. dung dịch NaOH B. nước vôi trong C. dung dịch HCl D. dung dịch HNO3 loãng Câu 8: Dãy các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Fe, Cu, Zn B. Al, Fe, Cu C. Ba, Ag, Cu D. Al, Cu, Zn Câu 9: Hoà tan m gam bột Al trong dung dịch NaOH đặc, nóng (dư) thu được 672 ml khí (đktc). Giá trị của m là A. 0,27 B. 0,54 C. 0,81 D. 1,08 Câu 10: Lần lượt nhúng một lá Fe vào các dung dịch muối : AgNO3, Ca(NO3)2, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Để phản ứng vừa đủ với a gam Fe, người ta dùng dung dịch chứa x mol HCl hoặc dung dịch chứa y mol H2SO4 (loãng). Tỉ lệ x:y là A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3 Câu 12: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với NaOH ? A. Cr(OH)2 B. Fe(OH)2 C. Fe(OH)3 D. Cr(OH)3 Câu 13: Ion Na+ bị khử thành Na trong quá trình nào sau đây ? A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dùng chất khử mạnh là CO để khử ion Na+ trong oxit ở nhiệt độ cao. D. Dùng chất oxi hoá mạnh để oxi hoá ion Na+ trong dung dịch muối. Câu 14: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. Na2SO4 B. NaOH C. Na2CO3 D. NaCl Câu 15: Công thức hóa học của crom (III) oxit là A. CrO B. Cr2O C. Cr2O3 D. CrO3 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 2 Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 3,2 gam Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36 B. 2,24 C. 1,12 D. 4,48 Câu 17: Dãy kim loại được xếp đúng theo chiều tính khử giảm dần từ trái sang phải là A. Fe, Al, Cu, Mg B. Mg, Al, Fe, Cu C. Cu, Fe, Al, Mg D. Mg, Cu, Al, Fe Câu 18: Hoà tan 2,52 gam kim loại R bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch chứa 6,84 gam muối sunfat. Kim loại R là A. Al B. Mg C. Cu D. Fe Câu 19: Cho các dung dịch muối sau: FeCl2, CuSO4, AgNO3. Kim loại nào sau đây phản ứng được với 3 dung dịch muối trên ? A. Ag B. Al C. Fe D. Cu Câu 20: Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống chứa MgO, CuO, ZnO nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn B. Các chất trong B gồm A. Mg, Cu, Zn B. MgO, Cu, Zn C. MgO, Cu, ZnO D. Mg, CuO, Zn Câu 21: Kim loại có thể khử Fe3+ thành Fe2+ là A. Cu B. Ba C. Ag D. Na Câu 22: Kim loại khử được nước ở nhiệt độ thường là A. Li B. Be C. Fe D. Cu Câu 23: Kim loại Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. HCl (đặc) B. HNO3 (đặc) C. NaOH D. CuSO4 Câu 24: Cho dãy các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là A. Cu B. Fe C. Al D. Ag Câu 25: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại ? A. Tính dẫn điện B. Ánh kim C. Tính dẻo D. Tính cứng Câu 26: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Cu + dung dịch FeCl3 B. Cu + dung dịch AgNO3 C. Cu + HCl D. Cu + HNO3 (đặc) Câu 27: Dãy chất nào sau đây chứa các chất vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá? A. CuO, FeO B. CrO, FeO C. ZnO, CrO D. MgO, CuO Câu 28: Cho phương trình sau (R là kim loại, n là hóa trị của kim loại) : R → + ne Phương trình trên biểu diễn A. tính chất hoá học chung của kim loại B. sự oxi hoá ion kim loại C. sự khử kim loại D. nguyên tắc điều chế kim loại Câu 29: Cho dãy chất sau : NaHCO3, Na2CO3, FeCl2, AlCl3; số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 30: Cho dãy các kim loại : Cu, Hg, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là A. Cu B. Hg C. W D. Fe Câu 31: Để bảo quản kim loại kiềm cần phải làm gì? A. Ngâm kim loại kiềm vào nước. B. Ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả. C. Ngâm kim loại kiềm vào ancol etylic. D. Ngâm kim loại kiềm trong giấm. Câu 32: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20 B. 25 C. 30 D. 10 Câu 33: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit axit? A. CrO3 B. Fe2O3 C. CaO D. MgO Câu 34: Cho dãy các kim loại : Al, Cu, Ag, Fe. Kim loại trong dãy có độ dẫn điện tốt nhất là 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 3 A. Cu B. Al C. Ag D. Fe Câu 35: Hòa tan 2,8 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là A. 1,12 B. 0,112 C. 0,224 D. 2,24 Câu 36: Cho 1,3 gam Zn vào dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 0,448 B. 0,224 C. 0,112 D. 1,12 Câu 37: Để trung hoà 50 ml dung dịch HCl 1,0M phải cần 2,8 gam hidroxit của kim loại kiềm R. Kim loại R là A. Ca B. K C. Li D. Na Câu 38: Cho dãy các chất: Na2CO3, NaNO3, KOH, NaHCO3, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 39: Canxi cacbonat (CaCO3) còn được gọi là A. vôi sống B. vôi tôi C. đá vôi D. thạch cao Câu 40: Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của cation R3+ là 2p6. Nguyên tử R là A. Na B. Ca C. Al D. Fe ----------- HẾT ---------- 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 4 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D D A D A D A B C C D B C C A B D B B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A A B D D C B A B C B D A C A A B D C C Câu 1: Đáp án D Phân tích: Ta nhận thấy rằng cả 2 chất Al và Al2O3 đều phản ứng với dung dịch NaOH nhưng chỉ có Al tác dụng tạo ra khí H2: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O Sơ đồ tóm tắt: Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron:  ⇒ nAl = 0,2 mol ⇒ mAl = 5,4 gam ⇒ %Al = 54% ⇒ %Al2O3 = 46% Câu 2: Đáp án D Các kim loại kiềm nhóm IA thường mềm hơn các kim loại khác. Câu 3: Đáp án D Ở điều kiện thường các kim loại kiềm nhóm IA và kiềm thổ nhóm IIA đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường (trừ Be không tác dụng, Mg khử chậm) Câu 4: Đáp án A Phân tích: Đây là bài toán cho kim loại tác dụng với axit, cho khối lượng kim loại và số mol sản phẩm khử, yêu cầu xác định tên kim loại ⇒ Dùng công thức giải nhanh. Sơ đồ tóm tắt:  Giải: Ta có công thức: ⇒ Al hóa trị III Câu 5: Đáp án D Nhôm không tác dụng với dung dịch muối đứng trước nó trong dãy điện hóa. Al + 3FeCl3 → AlCl3 + 3FeCl2 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 Câu 6: Đáp án A Để nhận biết không khí có nhiễm độc H2S hay không người ta cho không khí qua dung dịch Pb(NO3)2, nếu xuất hiện kết tủa đen PbS chứng tỏ có H2S. 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 5 H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3 Câu 7: Đáp án D Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 sinh ra khí còn Fe2O3 thì không có. 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO ↑ + 14H2O Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O Câu 8: Đáp án A Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng các chất khử như CO, H2, Al khử oxit kim loại thành kim loại (các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa) Câu 9: Đáp án B 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (0,03mol) Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron:  ⇒ nAl = 0,02 mol ⇒ mAl = 0,54 gam Câu 10: Đáp án C Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 Câu 11: Đáp án C Phân tích: Đề bài cho sắt tác dụng với axit loại 1 (HCl, H2SO4 loãng) và cả 2 trường hợp phản ứng đều là a gam nên số mol Fe phản ứng trong 2 trường hợp là bằng nhau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron cho (1):  Áp dụng định luật bảo toàn electron cho (2):    ⇒ x = 2y ⇒ x : y = 2:1 Câu 12: Đáp án D Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + H2O Câu 13: Đáp án B Để điều chế kim loại nhóm IA chỉ có một phương pháp là điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit: Câu 14: Đáp án C Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu hoặc nước cứng toàn phần người ta dùng dung dịch Na2CO3 hoặc Na3PO4. 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 6 Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án A Phân tích: Nhận thấy rằng đề bài cho 2 kim loại tác dụng với dung dịch HCl nhưng trong đó có 1 kim loại không phản ứng là Cu 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Cu + HCl → không phản ứng Sơ đồ tóm tắt: Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron:  ⇒  ⇒  Câu 17: Đáp án B Tính oxi hóa tăng dần Tính khử giảm dần Câu 18: Đáp án D Phân tích: Đề bài cho kim loại chưa biết hóa trị tác dụng với axit loại 1, yêu cầu xác định tên kim loại ⇒ sử dụng công thức giải nhanh Sơ đồ tóm tắt:   Giải: Ta có: mmuối = mkim loại + 96.  ⇒  = 0,045mol M kim loại Hóa tri ̣kim loại = m kim loại 2,52 28 56 ⇒ Fe Câu 19: Đáp án B 2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag Câu 20: Đáp án B Cho khí CO qua hoƒ n hợp oxit ⇒ phương pháp nhiệt luyện khử oxit kim loại sau Al thành kim loại, các oxit còn lại không phản ứng. Câu 21: Đáp án A Kim loại khử được Fe3+ về Fe2+ thì phải đứng trước cặp Fe3+/Fe2+ trong dãy điện hóa ⇒ Na, Ba, Cu. Nhưng Na, Ba khi tác dụng với dung dịch muối thì tác dụng với nước trước tạo thành hidroxit nên không khử được Fe3+ về Fe2+ ⇒ Chọn Cu Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ Câu 22: Đáp án A 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 7 Các kim loại nhóm IA và IIA khử được nước ở nhiệt độ thường (trừ Be). Câu 23: Đáp án B Al, Fe, Cr thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội. Câu 24: Đáp án D Tính khử kim loại giảm dần theo dãy điện hóa: Al > Fe > Cu > Ag. Câu 25: Đáp án D Tính chất vật lí chung của kim loại là dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Câu 26: Đáp án C Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag Cu + HCl → không phản ứng Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 ↑ + 2H2O Câu 27: Đáp án B The† hiện tı́nh khử ⇒ Soˆ oxi hóa tăng 2 3 3 3 3 23FeO 10HNO 3Fe(NO ) NO 5H O + + + → + + ; 2 3 3 3 3 23CrO 10HNO 3Cr(NO ) NO 5H O + + + → + + The† hiện tı́nh oxi hóa ⇒ Soˆ oxi hóa giảm o2 0t 2FeO CO Fe CO + + → + ; o2 0t 2CrO CO Cr CO + + → + Câu 28: Đáp án A Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử: R → + ne Câu 29: Đáp án B NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Na2CO3 + NaOH → không phản ứng FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl Câu 30: Đáp án C Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram (W) ở 3410oC. Câu 31: Đáp án B Để bảo quản các kim loại kiềm, người ta thường ngâm kín chúng trong dầu hỏa. Câu 32: Đáp án D Phân tích: Đây là bài toán cho khí CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, cho sẵn số mol CO2 và số mol Ca(OH)2 ⇒ lập tỉ lệ T để xác định sản phẩm rồi áp dụng công thức giải nhanh. Sơ đồ tóm tắt: 0,2mol CO2 + 0,15mol Ca(OH)2 → m(g) ↓ 20 ĐỀ THI THỬ HÓA VÔ CƠ 12 LÊ MINH TRƯỜNG Trang 8 Giải: Lập tỉ lệ:        ⇒ 1 < T < 2 ⇒ ↓ tan 1 phần Ta có công thức:   Câu 33: Đáp án A CrO3 là oxit axit. Fe2O3, CaO, MgO là các oxit bazơ. Câu 34: Đáp án C Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần: Ag > Cu > Au > Al > Fe. Câu 35: Đáp án A (0,05mol) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron: 3nFe = 3nNO ⇒ nNO = 0,05mol ⇒ VNO = 1,12 lít Câu 36: Đáp án A (0,02mol) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Giải: Áp dụng định luật bảo toàn electron: 2nZn = 2  ⇒  = 0,02mol ⇒  = 0,448 lít Câu 37: Đáp án B Phân tích: Đây là dạng toán trung hòa axit với bazơ thì ta luôn có biểu thức:  . Đề bài cho hiđroxit kim loại kiềm ⇒ có công thức ROH Sơ đồ tóm tắt: 2,8g ROH + 0,05mol HCl → RCl + H2O Giải: Ta có:   ⇒ 56 ⇔ MR = 39 (K) Câu 38: Đáp án D Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O NaNO3 + HCl → không phản ứng KOH + HCl → KCl + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O NaCl + HCl → không phản ứng Câu 39: Đáp án C Vôi sống: CaO. Vôi tôi: Ca(OH)2. Đá vôi: CaCO3. Thạch cao: CaSO4 Câu 40: Đáp án C Cấu hình electron của cation R3+ : 1s22s22p6 ⇒ Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p1 ⇒ R thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA ⇒ Al

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmicrosoft_word_de_so_01_hoa_vo_co_12_252.pdf