10 điểm quan trọng khi chọn mua LCD và những điều cần biết
Ngày nay màn hình tinh thể lỏng (LCD) đang dần chiếm lĩnh thị trường máy tính, và ngày càng có nhiều người muốn trang bị LCD. Tuy nhiên, màn hình LCD không phải là sản phẩm cho tất cả mọi người. Chúng có những nhược điểm mà không phải ai cũng chấp nhận được, những game thủ chuyên nghiệp hay các nhà thiết kế đồ họa có thể sẽ muốn ở lại với dòng màn hình CRT truyền thống do yêu cầu về màu sắc và tốc độ đáp ứng; giá màn hình CRT cũng rẻ hơn nhiều so với LCD. Tuy nhiên, LCD sẽ đem lại nhiều thứ đáng giá hơn như tiết kiệm điện, diện tích, không gây hại cho mắt, màn hình sáng hơn .
7 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 điểm quan trọng khi chọn mua LCD và những điều cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày nay màn hình tinh thể lỏng (LCD) đang dần chiếm lĩnh thị trường máy tính, và
ngày càng có nhiều người muốn trang bị LCD. Tuy nhiên, màn hình LCD không phải là
sản phẩm cho tất cả mọi người. Chúng có những nhược điểm mà không phải ai cũng chấp
nhận được, những game thủ chuyên nghiệp hay các nhà thiết kế đồ họa có thể sẽ muốn ở
lại với dòng màn hình CRT truyền thống do yêu cầu về màu sắc và tốc độ đáp ứng; giá
màn hình CRT cũng rẻ hơn nhiều so với LCD. Tuy nhiên, LCD sẽ đem lại nhiều thứ đáng
giá hơn như tiết kiệm điện, diện tích, không gây hại cho mắt, màn hình sáng hơn...
Tuy nhiên việc chọn mua một “con” LCD vừa ý và chất lượng tốt không đơn giản, nhất là
khi khái niệm về loại màn hình này còn khá mới mẻ với mọi người. Bài viết này sẽ giúp
bạn có một cái nhìn sơ lược về việc chọn mua và sử dụng LCD sao cho hợp lý.
I- CHỌN MUA LCD
1. Kích thước màn hình (screen size):
Không giống với màn hình CRT thường có vùng làm việc (viewable area) nhỏ hơn kích
thước thực, màn hình LCD có vùng làm việc chính xác bằng kích thước thực (đường
chéo), do vậy màn hình LCD 17” sẽ có vùng làm việc đúng bằng 17”. Khi so sánh tầm
nhìn của hai loại màn hình LCD và CRT, người ta thường “độ chừng” như sau:
- Màn hình 17” CRT ~ 15” LCD.
- Màn hình 19” CRT ~ 17” LCD.
- Màn hình 21” CRT ~ 19”-20” LCD.
Dĩ nhiên những thông số này cũng chỉ mang tính tương đối, màn hình 19” CRT cho bạn
tầm nhìn khoảng 18” và dĩ nhiên sẽ to hơn màn hình LCD 17” một chút.
Một số loại màn hình LCD được chế tạo đặc biệt cho nhu cầu xem phim thường được gọi
là wide screen (màn ảnh rộng), thường có chiều ngang dài hơn và chiều dọc hẹp hơn màn
hình thông thường. Đối với những loại này, cách tính kích thước theo đường chéo vẫn
đúng nhưng độ phân giải chuẩn cũng như diện tích hiển thị hơi khác một chút.
2. Độ phân giải (resolution):
Khác với CRT, mỗi loại LCD đều có một độ phân giải tối ưu tương ứng (do số lượng
điểm ảnh định sẵn trên mỗi tấm LCD được sản xuất ra). Vì vậy, bạn sẽ không bao giờ
thiết lập được độ phân giải cao hơn độ phân giải tối ưu. Dĩ nhiên bạn có thể bắt LCD hiển
thị ở độ phân giải thấp hơn, tuy nhiên chất lượng hình sẽ tồi hơn. Để giải thích điều này,
bạn phải biết rằng LCD hiển thị mỗi điểm ảnh mà chương trình yêu cầu bằng một điểm
ảnh vật lý, với độ phân giải tối ưu, mỗi điểm ảnh ảo sẽ được biểu hiện bằng một điểm ảnh
thực và chất lượng hình ảnh sẽ rất đẹp. Tuy nhiên nếu bạn thiết lập độ phân giải thấp hơn,
một điểm ảnh ảo sẽ được biểu hiện bằng nhiều điểm ảnh thực và kích thước một điểm
ảnh sẽ to hơn, như vậy hình ảnh sẽ bị nhòe và xấu hơn. Ví dụ, với LCD 17” (thường có
độ phân giải tối ưu là 1280x1024) nếu bạn thiết lập ở độ phân giải 1024x768, một điểm
ảnh ảo sẽ được biểu thị trên màn hình bằng bốn điểm ảnh thực. Vì một điểm ảnh thực khá
bé nên bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt nhiều, nhưng nếu để ở độ phân giải 800x600,
mọi thứ trông sẽ khá tồi tệ. Tóm lại, chúng ta sẽ có độ phân giải chuẩn của các loại màn
hình LCD như sau:
- 15” LCD: 1024x768 (khoảng 786.000 điểm ảnh)
- 17” LCD: 1280x1024 (khoảng 1.310.000 điểm ảnh).
- 19” LCD: 1280x1024 hoặc 1600x1200
- 20” LCD: 1600x1200 (khoảng 1.920.000 điểm ảnh).
Dựa vào đây, bạn nên chọn lựa loại màn hình sao cho phù hợp với card đồ họa của mình,
nhất là khi bạn thường giải trí bằng các trò chơi máy tính. Nếu bạn mua màn hình 17” mà
card đồ họa không thể “cân” nổi game ở độ phân giải 1280x1024 thì kết quả sẽ không
được như ý.
3. Tốc độ làm tươi (refresh rate):
Điều đầu tiên bạn nên biết là màn hình LCD không bị nhấp nháy khi để tần số refresh quá
thấp như màn hình CRT. Mặc dù tất cả các nhà sản xuất màn hình LCD thường khuyến
cáo người dùng rằng sản phẩm của họ có refresh rate tối ưu là 60Hz (con số này sẽ làm
cho bạn nhức mắt và đau đầu trong vài phút nếu dùng màn hình CRT) nhưng đa số màn
hình LCD đều hỗ trợ tần số 75Hz. Việc thiết lập tốc độ làm tươi ở 75Hz có thể không tạo
ra sự khác biệt nào trên màn hình Desktop cũng như khi sử dụng ứng dụng văn phòng,
tuy nhiên khi bạn sử dụng các ứng dụng đồ họa 3D hoặc xem phim, hình ảnh sẽ mượt
hơn rất nhiều. Nếu để refresh rate khác với 60Hz, một số màn hình có thể bị mờ, bạn hãy
tìm tính năng Auto Adjust để màn hình tự động chỉnh lại nét (nhiều màn hình LCD đều
có tùy chọn này).
4. Tần số đáp ứng (response rate):
Tần số đáp ứng của màn hình LCD được tính bằng tổng thời gian một điểm ảnh sáng lên
và sau đó tắt đi. Thường thì thời gian bật (rising time) nhanh hơn thời gian tắt (falling
time). Bật tắt ở đây không có nghĩa như từ on/off thông thường mà là thời gian để một
màu hiện lên trên 1 điểm ảnh (pixel) và thời gian để màu đó hoàn toàn biến mất. Do thời
gian tắt thường chậm hơn thời gian bật nên mới có hiện tượng bóng ma (ghosting), tức là
màu cũ chồng lên màu mới, hay nói cách khác là hình cũ chồng lên hình mới - do màu cũ
chưa kịp nhạt thì điểm ảnh đã phải theo lệnh của card đồ họa hiển thị một màu mới.
Trong khi chơi game hay coi phim hành động, có những khoảnh khắc nào đó card màn
hình yêu cầu hiển thị màu quá nhanh, điểm ảnh có thể phản ứng không kịp, rơi vào trạng
thái hiển thị 2 màu cùng lúc. Do đó khi bạn lựa chọn màn hình theo response time thì
phải cộng hai thông số đó lại mới được con số chính xác. Ví dụ một màn hình LCD có
response time theo nhà sản xuất thông báo là 25ms thường có nghĩa là 9ms (rising) +
16ms (falling), hay 16ms = 4ms + 12ms (các con số này không nhất thiết). Nhiều nhà sản
xuất hay cửa hàng khi ghi bảng mô tả sản phẩm thường cố tình chỉ liệt kê 1 con số, rising
hoặc falling để làm rối khách hàng. Bạn nên chú ý các kí hiệu như rise time (tr) và fall
time (tf) vì thực tế có trường hợp sau khi đọc hết tài liệu hướng dẫn, tôi mới phát hiện
một màn hình LCD có tần số đáp ứng thực là 40ms thay vì 25ms như ghi trên vỏ. Bạn
nên lưu ý hai loại 16ms và 20ms có hiệu năng khác biệt nhau không nhiều.
5. Độ tương phản (contrast):
Tỉ lệ tương phản là sự khác biệt giữa màu sáng trắng mạnh nhất và màu tối nhất trên màn
hình. Một màn hình LCD có độ tương phản cao sẽ cho màu sắc hình ảnh đẹp hơn. Các
chi tiết sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Các loại màn hình LCD trên thị trường có độ tương phản
từ 200:1 tới 700:1 và thông dụng trong khoảng 350:1 và 500:1. Bạn nên chọn loại có độ
tương phản từ 350:1 trở lên.
6. Góc nhìn (viewing angles):
Nếu đã từng nhìn qua màn hình LCD, bạn sẽ nhận thấy khi nhìn lệch đi một góc, màu sắc
trên màn hình sẽ bị biến đổi, ở một số loại màn hình rẻ tiền, có thể bạn sẽ không còn nhìn
thấy gì nữa. Tuy nhiên góc nhìn không phải là yếu tố quan trọng nhất để chọn màn hình
LCD vì đa số người dùng máy tính đều ngồi trực diện màn hình, tuy đôi lúc có thể hơi
lệch một chút nhưng việc đó không gây khó khăn gì đối với các loại LCD hiện đại.
Góc nhìn của LCD được xác định theo chiều dọc và chiều ngang, tuy nhiên bất kể màn
hình có thông số thế nào, bạn chỉ nhìn thấy hình ảnh đẹp nhất khi ngồi chính diện mà
thôi. Một màn hình có góc nhìn 160 độ chiều dọc/ngang sẽ đủ cho thêm một vài người
nữa xung quanh cũng nhìn thấy nội dung hiển thị rõ ràng.
7. Giao tiếp tương tự (D-Sub) và giao tiếp số (DVI):
Tất cả các loại màn hình LCD đều được kết nối với máy tính thông qua một trong hai
kiểu giao tiếp - tương tự qua ngõ VGA thông dụng và số qua cổng DVI hiện được hỗ trợ
trên các card đồ họa cao cấp. Để sử dụng giao tiếp DVI, bạn phải có cổng DVI trên màn
hình và trên máy tính. Một cáp DVI sẽ đảm nhận việc nối hai cổng này lại với nhau. Một
số loại màn LCD mặc dù có hỗ trợ giao tiếp DVI nhưng lại không bán kèm cáp. Bạn nên
tính toán trước khi mua vì giá của nó không rẻ. Tuy nhiên với giao tiếp số DVI, bạn sẽ có
chất lượng hình ảnh cao và nét hơn. Mặc dù sự khác biệt không lớn nhưng để ý thật kĩ, có
thể bạn sẽ vẫn nhận ra. Sự khác biệt này do khi dùng giao tiếp tương tự, tín hiệu số từ
card đồ họa phải chuyển qua dạng tương tự, đi qua dây cáp rồi lại phải chuyển về dạng số
trước khi xuất ra màn hình.
Bạn cũng nên biết không phải tất các loại cáp DVI đều giống nhau. Nếu màn hình có dây
cáp kèm theo, bạn có thể yên tâm sử dụng bởi nhà sản xuất đã đảm bảo về chất lượng
cũng như khả năng làm việc của chúng phù hợp với màn hình. Nếu phải đi mua cáp thì
bạn cũng nên biết cáp DVI bạn định mua phải đáp ứng được độ phân giải của màn hình.
Lấy ví dụ bạn mua một màn hình LCD 17” có DVI, bạn phải chắc chắn cáp định mua
không phải của màn hình 15”. Tuy trông có vẻ giống nhau nhưng loại cáp DVI rẻ tiền sẽ
không đáp ứng được băng thông cần thiết cho độ phân giải cao. Kết quả là chất lượng
hình ảnh tồi tệ hoặc hình ảnh bị rung nhẹ.
8. Độ sáng (brightness):
Tất cả các loại màn hình LCD đều sáng hơn rất nhiều so với CRT, có thể bạn sẽ cảm thấy
khá nhức mắt khi mới làm việc với LCD. Tuy nhiên một khi đã quen, bạn sẽ cảm thấy
LCD nhìn rất “sướng”. Một chi tiết mà bạn cần chú ý đó là độ sáng mặc định của các
màn hình khi xuất xưởng đều giống nhau. Ví dụ, các màn hình Hitachi đều có độ sáng ở
mức tối đa 100% và thiết lập này sẽ làm bạn cảm thấy nhức mắt rất nhanh. Hãy kiểm tra
thiết lập và đảm bảo nó được đặt ở mức phù hợp, thường thì vào khoảng 50-60 là vừa
(tùy vào độ sáng môi trường). Một số trò chơi có thể sẽ rất tối khi bạn sử dụng màn hình
LCD, để khắc phục bạn phải thay đổi một thông số cũng liên quan đến độ sáng là gamma.
Nếu trong game không hỗ trợ, bạn có thể dùng tiện ích PowerStrip
(
9. Nguồn sáng phụ (back light source):
Các loại màn hình LCD đều có một nguồn sáng từ phía sau vì nếu không màn hình sẽ tối
om và bạn hầu như không thể nhìn thấy gì. Mặc dù các nhà sản xuất LCD có thể dùng
chung tấm màn hình LCD nhưng đèn back light không giống nhau. Nếu như hai loại màn
hình dùng chung tấm LCD (ví dụ Hitachi và NEC) mà có độ tương phản khác nhau, rất
có thể chúng dùng đèn back light khác nhau. Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là đèn
back light thường có tuổi thọ nhất định và rất khó thay thế. Với công nghệ hiện đại, tuổi
thọ của chúng có thể lên tới hơn 40.000 giờ. Con số này có thể hơi mơ hồ nhưng bạn có
thể hình dung nếu bật màn hình LCD 24/7, bạn sẽ dùng được khoảng 5 năm trước khi có
hiện tượng màn bị tối dần do đèn bị lão hóa. Màn hình càng cũ càng ngả sang màu vàng
và sẽ tối từ bốn góc vào trong. Với những người dùng ít (khoảng 12/7) con số này có thể
lên tới 9 năm. Nếu cho khoảng thời gian này hơi ngắn ngủi thì hãy nhớ lại xem từ 5 đến 9
năm trước bạn dùng loại màn hình gì. Tuy nhiên, tình trạng LCD bị mờ dần thực sự rất
khó nhận ra, trong 3 năm đầu tiên kể từ khi bạn bắt đầu dùng màn hình LCD, độ sáng và
chất lượng của hình ảnh gần như không thay đổi.
Một hiện tượng khác mà màn hình LCD có thể cũng sẽ mắc phải đó là lưu ảnh. Với màn
hình CRT thông thường, đây là một điều rất thường xảy ra, nhất là màn hình cũ. Khi bạn
để một hình ảnh hiển thị trên màn hình hàng giờ liền thì hình ảnh đó sẽ “ám” lên màn
hình. Đây cũng là lý do bạn nên tắt màn hình khi không dùng hoặc sử dụng ScreenSaver.
Đối với màn hình LCD, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không
có. Nếu bạn là người kém may mắn, sau khi bật một hình ảnh nhiều giờ trên màn hình
LCD, bạn tắt nó đi và có thể hôm sau khi bật màn hình, bạn sẽ thấy nó mờ mờ. Tuy vậy,
không giống như CRT, lỗi này của LCD chỉ là tạm thời, nếu bạn có đủ sự “xui xẻo” để
gặp hiện tượng lưu ảnh, bạn chỉ cần sử dụng bình thường hoặc chạy trình Screensaver
một lúc là lỗi này sẽ biến mất.
Vì đèn back light rất sáng nên ở một số loại màn hình rẻ tiền, có thể người dùng sẽ nhận
thấy hiện tượng “rò” ánh sáng ở đường viền (backlight leakage), bạn sẽ dễ nhận thấy nó
nhất khi để màn hình hiển thị toàn màu đen. Với các loại LCD tốt, hiện tượng này hầu
như không xảy ra.
10. Điểm ảnh chết:
Đây có lẽ là nỗi ám ảnh của tất cả người dùng LCD. Bạn nên biết việc sản xuất màn hình
LCD không hề đơn giản, ngay cả với công nghệ hiện đại. Qua nhiều năm phát triển, các
giai đoạn chế tạo LCD ngày càng trở nên hoàn thiện. Vào những ngày sơ khai của LCD,
có đến 30-40% số tấm LCD bị quăng đi ngay sau khi sản xuất vì số điểm ảnh chết quá
nhiều. Điều này đã khiến cho giá LCD thường rất cao. Vậy điểm ảnh chết là gì? Đó là khi
điểm ảnh chỉ có khả năng hiển thị một màu nhất định (xanh, đỏ hoặc xanh da trời). Để
nhận biết các điểm ảnh bị chết, đơn giản nhất là bạn hãy để nền ảnh tối hoặc đen hoàn
toàn, những điểm ảnh chết sẽ nổi bật. Dĩ nhiên màn hình LCD mới mua giá hàng trăm
USD tự nhiên lại xuất hiện những điểm ảnh chết sẽ làm cho bạn cảm thấy cực kì khó
chịu. Thật may mắn là điều này được các nhà sản xuất đưa vào điều kiện bảo hành. Nếu
không chấp nhận được điểm ảnh chết, bạn có thể gửi trả sản phẩm để đổi cái khác. Bạn
hãy yêu cầu nơi bán kiểm tra màn hình thật kĩ trước khi mua về (nếu là mua trực tiếp).
Bạn cũng cần phải chú ý là trong một số trường hợp, điểm ảnh chỉ “chết” trong khoảng
10 đến 15 phút và biến mất sau đó.
Để xử lý các điểm ảnh gặp trục trặc, bạn có thể “mát xa” nhẹ phần màn hình quanh điểm
ảnh đó và có thể nó sẽ ”hồi sinh”. Tuy nhiên kĩ thuật này phải được thực hiện rất cẩn thận
và không nên lạm dụng bởi có thể gây tổn hại vĩnh viễn tới bề mặt LCD vốn rất mong
manh.
II ... VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG
Cuối cùng bạn đã quyết định rút ví thanh toán và tự hào đã trở thành chủ nhân của một
chiếc màn hình LCD loại tốt? Điều này thực sự chưa hẳn đã tuyệt vời như mong đợi bởi
nếu sử dụng không đúng cách, bạn vẫn có thể gặp rắc rối.
- Trước hết, ngay khi đem màn hình về, bạn nên bỏ ra vài giờ để làm việc, duyệt web,
xem phim, chơi game hay đại loại tất cả những gì thường hay làm với máy tính để đảm
bảo màn hình mới hoàn toàn phù hợp nhu cầu cũng như khả năng mắt của bạn.
- Nếu cảm thấy font chữ quá bé, bạn có thể vào Display Properties.Settings.Advanced, ở
tab General chỉnh DPI setting từ 96 lên 120 hoặc cao hơn. Để nét chữ mềm mại hơn, bạn
hãy sử dụng công nghệ Clear Type của Windows (trong cửa sổ Display
Properties.Appearance.Effects, chọn Use Clear Type).
- Tuyệt đối không nên chạm vào màn hình bằng ngón tay hay các vật cứng bởi dầu từ tay
rất khó tẩy rửa và các vật cứng có thể gây tổn hại màn hình vĩnh viễn.
- Để lau chùi, bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa thông thường bởi có thể làm hư lớp
hóa chất mỏng chống chói trên màn hình. Hãy sử dụng những công cụ chuyên nghiệp có
bán ở các cửa hàng máy tính hoặc đơn giản nhất là dùng bông mềm và nước ấm. Nếu
phải dùng chất tẩy rửa chuyên dụng, tuyệt đối không xịt trực tiếp lên màn hình mà phải
xịt lên bông rồi lau một cách nhẹ nhàng.
- Màn hình LCD nên đặt ở những vị trí ít bụi và không bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp;
cách xa các nguồn toả nhiệt như bếp và lò sưởi.
- Tránh để trẻ em sử dụng bởi chúng chưa ý thức được nếu chạm tay nhiều sẽ làm màn
hình bị bẩn và trở nên tối đi.
- Khi cần di chuyển màn hình, hãy tháo toàn bộ dây và bê chúng thật nhẹ nhàng.
- Không đặt đồ vật như sách vở lên màn hình LCD khi bạn đang bê đi bất kể chúng nhẹ
đến đâu.
- Nếu bạn không sử dụng trong một thời gian dài, hãy tháo dây và cất cẩn thận vào hộp.
- Các khe hở trên màn hình phải luôn được thông thoáng để tránh bị quá nóng sẽ làm
giảm tuổi thọ.
- Nếu đặt LCD trên giá sách hoặc trong những không gian hẹp, hãy chắc chắn có khoảng
cách 10cm về mọi hướng tính từ màn hình tới bề mặt cứng.
Cuối cùng, xin được nhắc lại, LCD không phải là sản phẩm dành cho mọi người. Với giá
đắt đỏ, LCD sẽ là một phần của chiếc máy tính bạn sử dụng trong vòng ít nhất là ba năm
tới, vì thế hãy chọn lựa thật cẩn thận. Nếu ít kinh nghiệm nhưng túi “rủng rỉnh”, bạn có
thể chọn “hàng hiệu” như Sony, Philips, ViewSonic, hay Samsung, LG... Nếu mạnh dạn
tìm tòi, bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm có xuất xứ Đài Loan hoặc Trung Quốc nhưng
chất lượng không “kém cạnh” hàng hiệu. Cơ bản chất lượng tấm LCD không khác nhau
nhiều vì đa số các hãng sản xuất màn hình tinh thể lỏng đều sử dụng cùng loại tấm LCD
từ một số ít nhà sản xuất tấm LCD chuyên nghiệp. Chi phí ban đầu của bạn cho một màn
hình LCD có thể khá cao, tuy nhiên lượng điện mà nó tiết kiệm cũng như ích lợi mà nó
đem lại sẽ thừa sức bù đắp, thậm chí còn nhiều hơn những gì bạn phải chi ra. Một điều
nữa bạn cũng nên để ý, đó là hãy vững tin nếu đã quyết định mua LCD, đừng để những
câu nói kiểu như “LCD không phải cho game thủ” hay “LCD không phải để coi phim”
làm nao núng. Với công nghệ hiện đại, tất cả các loại màn hình LCD mới đều đáp ứng rất
tốt nhu cầu giải trí chứ không phải chỉ gói gọn trong công việc văn phòng như trước đây.
MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI LỰA CHỌN LCD
* Tấm panel LCD: Hiện tại trên thị trường có ba loại panel chính được sử dụng cho các
sản phẩm LCD.
Panel TN có giá thành rẻ nhất, tuy nhiên góc nhìn hẹp (đặc biệt là chiều dọc), có loại đạt
tốc độ 12-16ms thích hợp cho game. Nhận biết loại panel này khá dễ, bạn chỉ cần cúi
thấp xuống là sẽ thấy màu bị đổi ngược.
Panel MVA của Fujitsu + AUO hoặc PVA của Samsung: đắt hơn TN khoảng 100$, góc
nhìn dọc tới 170 độ, tương phản tới 1:700-1:1000, màu sắc rực rỡ nhưng hơi “dại”. Ví dụ
Samsung 172T, 173P, ViewSonic VX700.
Panel IPS và S-IPS của Nec, Hitach, LG: đắt nhất song màu sắc trung thực nhất trong số
các loại LCD, tuy nhiên màu đen có thể hơi bị tím. Loại này thích hợp cho dân đồ họa
(nếu muốn dùng LCD thay CRT) tuy nhiên chưa thấy bán rộng rãi ở Việt Nam.
* Dot pitch: Đối với LCD, khái niệm này không thực sự quan trọng như với CRT. Với
CRT, dot picht biểu thị khoảng cách giữa hai tâm của hai điểm phosphor nằm cạnh nhau
trên màn hình và thông số này càng bé thì hình ảnh càng rõ (đặc biệt ở độ phân giải cao).
Trên LCD, khái niệm này không “tồn tại” theo một nghĩa nào đó, nên không phải là tiêu
chí quan trọng khi chọn mua LCD vì yếu tố quan trọng nhất làm cho hình ảnh rõ ràng là
tỉ lệ tương phản chứ không là dot picht như ở CRT. Thêm vào đó, đa số các nhà sản xuất
đều dùng chung tấm panel LCD như đã nói ở trên nên sản phẩm của họ trong cùng một
dòng không thực sự khác biệt nhiều.
* USB Hub và loa: Một số nhà sản xuất tích hợp những yếu tố phụ như cổng USB, loa
lên sản phẩm LCD và đôi khi lấy đó hậu thuẫn cho giá. Tuy nhiên chúng không thực sự
đáng giá và bạn tuyệt đối không nên lấy đó làm tiêu chí để chọn màn hình. Dĩ nhiên USB
Hub có vẻ khá tiện lợi nhưng nếu nó làm đội giá thì không đáng. Loa tích hợp trên LCD
thường chất lượng không cao. Tuy nhiên nếu bạn muốn có nó, hãy đảm bảo màn hình có
nút tắt loa nhanh cũng như bảng điều khiển âm lượng dễ dùng.
* Khả năng tương thích với các giá đỡ tường của LCD cũng khá quan trọng, như bạn đã
biết, điểm mạnh của LCD là không choán diện tích. Các nhà thiết kế thường tạo ra sản
phẩm cho phép gắn lên giá đỡ hoặc có các lỗ vít để gắn trực tiếp lên tường rất tiện lợi.
* Khóa chống trộm: Màn hình LCD là một món hàng đắt tiền và khá gọn nhẹ nên dễ trở
thành mồi ngon cho những tên trộm, một số loại LCD có tích hợp những tính năng an
ninh ví dụ như hỗ trợ cho các sản phẩm khóa của Kensington.
Tác giả Nguyễn Thúc Hoàng Linh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10 điểm quan trọng khi chọn mua LCD và những điều cần biết.pdf