Xây dựng mô hình và quy trình khai thác thức ăn cho đàn gia súc quy mô gia đình tại Hà Hiệu - Ba Bể - Bắc Kạn

1. Hà Hiệu có một tổ hợp loài cây thức ăn gia súc khá phong phú, các loài cây cỏ tự nhiên có chất lượng cao hơn cây trồng. 2. Để tận dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, xã Hà Hiệu cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Dành đất để trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi, hiệu quả đem lại có thể gấp từ 2- 3 lần trồng ngô. 3. Mô hình thức ăn xanh của Hà Hiệu là cỏ trồng đáp ứng khoảng 70 %, số còn lại trồng ngô vụ 3, khai thác rơm và các loài cỏ tự nhiên tại địa phương 

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình và quy trình khai thác thức ăn cho đàn gia súc quy mô gia đình tại Hà Hiệu - Ba Bể - Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 39 XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ QUY TRÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO ĐÀN GIA SÚC QUY MÔ GIA ĐÌNH TẠI HÀ HIỆU - BA BỂ - BẮC KẠN Hoµng Chung - NguyÔn C«ng Thµnh (Tr−êng §H S− ph¹m - §H Th¸i Nguyªn) Đồng cỏ là cơ sở chủ yếu của ngành chăn nuôi đại gia súc. Đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành nguồn thức ăn của con người. Ở Việt Nam, đồng cỏ phân bố rải rác khắp nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi. Hầu hết đồng cỏ Việt Nam là loại thứ sinh. Với tình hình hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc thúc đNy phát triển chăn nuôi tại các địa phương có tiềm lực trong chăn nuôi đại gia súc như: Khí hậu thích hợp, diện tích đất đai còn nhiều, nguồn nhân lực rồi rào... thì việc sử dụng một cách thụ động các đồng cỏ tự nhiên để chăn thả không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập. Bắc Kạn là một trong nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hình thức nuôi nhốt thu cắt thức ăn xanh và cho ăn tại chuồng. Thông qua quá trình điều tra, đánh giá tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi thấy, tại đây có rất nhiều cây tự nhiên và cây trồng có thể sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi đại gia súc. Hơn nữa, diện tích đất còn bỏ hoang rất nhiều, nếu chính quyền địa phương và các cấp các ngành có các chính sách phù hợp hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc phát triển nguồn cỏ trồng thì sẽ thúc đNy mạnh quy mô phát triển chăn nuôi tại địa phương. 1. Điều kiện tự nhiên * Về vị trí địa lý, địa hình: Xã Hà Hiệu thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nằm ở 22023’ đến 22039’ độ vĩ Bắc và 105048’ đến 105053’ độ kinh Đông. Địa hình xã phức tạp, đa phần là đồi núi, vùng thấp nhất có độ cao trên 250m so với mặt nước biển, núi cao trung bình từ 500 - 600m, cao nhất có thể tới 800m. Toàn xã có tổng diện tích là 4006,66 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 462,69 ha - Đất lâm nghiệp: 2554,34 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1,70 ha - Đất phi nông nghiệp: 82,76 ha - Đất chưa sử dụng: 905,21 ha * Về khí hậu, thuỷ văn: Xã Hà Hiệu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mưa hè (theo Nguyễn Khanh Vân - 2000) [5]. Thời kỳ khô kéo dài tới 4 tháng. Theo số liệu trạm khí tượng Ba Bể, (trung bình 35 năm) nhiệt độ năm là 220C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 14,10C, tối thấp tuyệt đối là - 0,60C; Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình là 27,50, tối cao tuyệt đối là 39,90C. Tổng lượng mưa trong năm là 1.343,5mm. Có 5 tháng mưa dưới 50mm là tháng 01, 02, 03, 11 và 12; Có năm tháng mưa trên T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 40 100mm là tháng 05, 06, 07, 08, 09; Trong đó tháng cao nhất là tháng 07 (249,4 mm). Độ Nm không khí dao động từ 81 - 85%. Có một sông chính chảy qua là sông Hà Hiệu, chảy vào sông Năng ra hồ Ba Bể, có 4 suối và nhiều nguồn nước nhỏ chảy quanh năm. * Về đất đai, thổ nhưỡng: Đất Hà Hiệu theo bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam thuộc kiểu 53, là loại đất feralit đỏ vàng trên đá sét hay đá biến chất. Vùng thấp là các thung lũng hay cánh đồng ven sông, suối thì có đất bồi tụ hay phù sa, bãi cát và hàng năm vẫn được bồi đắp thêm. * Về thảm thực vật: Thảm thực vật nguyên sinh của vùng này là kiểu rừng rậm mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngày nay, hầu như rừng nguyên sinh không còn tồn tại. Hiện nay, chỉ tồn tại các kiểu rừng tái sinh, rừng trồng, thảm cỏ, cây bụi...rừng trồng thường gặp ở vùng thấp với các kiểu rừng keo, mỡ, bồ đề, thông và cả bạch đàn. Rừng tái sinh tự nhiên phân bố ở vùng cao hơn, đó là kiểu rừng rậm nhiệt đới, cận nhiệt đới, thường gặp các loài lim xẹt, chẹo tía, thầu tấu, thành ngạnh, gạc hương, dẻ gai, sau sau...thảm cỏ dưới rừng thường gặp là cỏ lá tre lá to, cỏ lá tre lá nhỏ, trên bãi cát ở bờ sông hay gặp là cỏ gà, cỏ mật, cỏ đắng, cỏ may. Trên đồi gặp thảm cỏ thấp như cỏ may, cỏ đắng, cỏ chỉ, cỏ lông, cỏ lông xương, cỏ tranh, trong các bụi cây có chè vè, chít, lau. Các loài cây bụi như mua, sim, cỏ lào, guột, guột rừng... * Về điều kiện kinh tế - xã hội: Toàn xã có 543 hộ với 2739 khNu, trong đó trong độ tuổi lao động là 1189 người, dưới 16 tuổi có 819 người, hết tuổi lao động có 231 người (số liệu của UBND xã năm 2006). Bình quân đất đai/người toàn xã là 1,46 ha, trong đó đất trồng lúa chỉ đạt 0.08 ha/người. Tổng bình quân đất trồng lúa và ngô là 0,14 ha/người. Trong tổng diện tích đất trồng lúa, có 9,26 ha là một vụ còn lại là hai vụ. Diện tích đất trồng ngô thì đất soi là 60 ha, còn lại là đất đồi, các loại cây màu khác diện tích không đáng kể. Về năng suất cây trồng, lúa bình quân là 46 tạ/ha/vụ. Ngô năng suất bình quân là 40 tạ /ha /vụ. Về chăn nuôi, tổng đàn đại gia súc là 1948 con (trong đó trâu là 682 con và bò là 1266 con), dê có 350 con... Xã Hà Hiệu có diện tích đất đai khá lớn, nhưng toàn dân trong xã từ xưa đến nay vẫn quen thói lao động nông nghiệp và tự cung tự cấp, chưa có tư duy và thói quen sản xuất hàng hoá. Một số lượng nông sản được bán rải rác trong năm để trang trải một số nhu cầu khác của cuộc sống và cung cấp cho nhu cầu học hành của con cái. Cuộc sống của dân Hà Hiệu chỉ phụ thuộc vào diện tích đất trồng lúa và trồng ngô (chiếm 9,6% tổng diện tích đất đai toàn xã), số còn lại được khai thác ở mức rất thấp, vì người dân của xã chủ yếu sống bằng nghề nông, không có nghề phụ, rừng chỉ khai thác để làm củi. Nhìn chung, diện tích đất đai được khai thác còn chiếm tỷ lệ rất thấp, mức độ khai thác trong năm cũng thấp (từ một đến hai vụ), tại đây còn nhiều tiềm năng thiên nhiên chưa được khai thác. Để nâng cao thu nhập cần thay đổi tư duy và cả phong tục làm ăn, cần chuyển đổi cây trồng mùa vụ kết hợp với khai thác hợp lý tài nguyên đất rừng. Đặc biệt cần phát triển chăn nuôi để tận dụng lao động dư thừa và tài nguyên thiên nhiên. 2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra: Để điều tra đánh giá tập đoàn cây thức ăn có giá trị chăn nuôi, bao gồm cả cây tự nhiên và cây trồng, chúng tôi tiến hành điều tra trong dân bằng phỏng vấn và phiếu thăm dò. Điều tra ngoài thiên nhiên theo tuyến, các tuyến đi phải cắt qua các tiểu môi trường. Trên từng tiểu môi trường lập các ô tiêu chuNn để nghiên cứu. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 41 * Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng: Trồng 0,5ha cỏ tại một vùng sinh thái, hai loài được trồng riêng biệt không trồng lẫn. Đồng thời tiến hành nghiên cứu sự biến đổi năng suất và chất lượng của cỏ trồng qua các mùa vụ và thực hiện các tác động bón phân theo công thức: N360 + P180 + K180 /ha/năm Sơ đồ bố trí nghiệm Đối chứng Giải phân cách Thí nghiệm Loài 1: Paspalum atratum P Loài 2: Panicum maximum P * Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Trong phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân loại cỏ, xác định năng suất, thành phần hoá học và phân tích đất theo các phương pháp hiện hành. Sử dụng toán thống kê để phân tích và tổng hợp kết quả, từ đó tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi quy mô gia đình và quy trình khai thác, bảo quản cỏ. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả điều tra về tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Hà Hiệu Tập đoàn cây thức ăn có giá trị chăn nuôi ở đây bao gồm cả cây tự nhiên và cây trồng. Cây tự nhiên được sử dụng một cách thụ động và quá tải, chúng phân bố trong các bãi chăn, đồng cỏ, thảm cỏ dưới rừng hay ven đường đi. Tại đây cũng đã trồng một số giống cỏ có năng suất cao nhưng với diện tích rất nhỏ và trồng rải rác nên cũng không cung cấp đủ thức ăn cho gia súc. Các loài cây tự nhiên và cây trồng dùng làm thức ăn cho gia súc có ở địa phương được trình bày trong bảng 1. Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy tổ hợp thành phần loài của tập đoàn cây tự nhiên tại Hà Hiệu khá đa dạng và phong phú. Trong đó không chỉ có cỏ thuộc họ hoà thảo (Poacea ) mà có cả những cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae - cây ruối), họ thầu dầu (Euphorbiaceae - cám lợn), họ chuối (Musaceae - cây chuối), họ cà phê (Rubiaceae - cỏ vừng). Nhiều cây mà gia súc rất thích ăn như: Cỏ lá tre, cỏ mật, cỏ gà, cỏ vừng... ngược lại số loài cây trồng có thể khai thác làm thức ăn gia súc tại đây tương đối nghèo nàn. Chủ yếu ở đây vẫn là trồng lúa và ngô, có một diện tích nhỏ trồng lạc. Một vài hộ gia đình trồng một số giống cỏ nhập nội có năng suất cao như: Cỏ voi, cỏ jumbô, cỏ sữa, nhưng với diện tích không đáng kể, chủ yếu trồng cỏ với mục đích làm thức ăn bổ sung cùng với phụ phNm cây trồng khác như: Rơm, thân và lá cây ngô, lá lạc. Các loài cây cỏ tự nhiên có tỷ lệ nước thấp, vật chất khô cao, ngược lại, các loài cỏ trồng, cây trồng có tỷ lệ nước cao, vật chất khô thấp, thấp nhất là cỏ voi vật chất khô đạt 11.5%, thân chuối 12.02%, các loài cỏ tự nhiên từ 25.6 đến 51% vật chất khô.Protein, quy luật dao động cũng như vật chất khô, cây cỏ tự nhiên dao động từ 2.2 đến 7.6%, còn cỏ trồng từ 1.6 đến 2.5%. Hàm lượng đường nhìn chung là thấp, sự chênh lệch giữa các nhóm cây không lớn. Nhìn chung, cỏ tự nhiên vẫn cao hơn cỏ trồng. Tỷ lệ chất xơ thì hoàn toàn ngược lại, cỏ trồng thấp hơn cỏ tự nhiên. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 42 Bảng1: Tập đoàn cây thức ăn gia súc tại xã Hà Hiệu TT Tên khoa học Tên Việt Nam Trọng lượng tươi VCK (%) Protein (%) ðường (%) Chất xơ (%) 1 Acroceras munroanum (bel) Henry Cỏ lá tre lá nhỏ 64,6 51,0 7,66 0,78 19,76 2 Centotheca lappacea Rendle Cỏ lá tre lá to 61,5 41,69 4,82 1,16 12,57 3 Chrysopogon aciculatus Trin Cỏ may 42,6 31,06 3,51 0,38 10,32 4 Cynodon dactylon L Rers Cỏ gà 121,0 38,9 3,64 0,58 14,01 5 Miscanthus floridulus (labill) warb Lá chè vè 131,5 45,7 2,73 1,34 22,69 6 Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật 89,5 25,61 2,23 0,66 8,07 7 Paspalum scrobiculatum L Cỏ ñắng 88,0 30,29 2,27 0,69 8,76 8 Saccharum arundinaceum Retz Cỏ lau 151,4 40,06 2,48 0,46 15,94 9 Thysanolaena maximae (Rpxb) O.Ktze Lá chít 130,7 36,45 5,54 0,71 10,28 10 Hedyotis muntiglomelata L Cỏ vừng 62,07 34,27 5,25 1,44 11,73 11 Streblus asper Lour Lá ruối 65,7 38,53 6,71 0,86 15,11 12 Mallofus luchenensis Metcalfe Cám lợn 99,5 49,25 5,9 2,2 16,97 13 Arachis hypogea L Cây lạc 74,8 24,7 5,05 0,53 11,78 14 Zea mays L Cây ngô 153,7 27,59 3,31 1,24 7,34 15 Orysa sativa L Rơm 66,0 85,78 2,86 1,06 29,36 16 Musa paradisiaca L thân chuối 1200 12,02 0,64 0,15 4,37 17 cỏ jumbô 254 20,36 2,54 1,74 6,98 18 Panicum maximum var. Liconi Cỏ sữa 85,9 24,35 2,38 0,53 8,59 19 Penisetum.purpureum Schumach Cỏ voi 282 11,5 1,68 0,07 3,95 Qua số liệu từ bảng 1 cho thấy về mặt chất lượng cây cỏ tự nhiên của vùng Hà Hiệu đạt giá trị cao hơn cỏ trồng. Các loài đạt giá trị cao như cỏ lá tre, cỏ vừng, lá ruối, lá cây cám lợn. Kém nhất là cỏ voi, thân chuối. Rơm về giá trị dinh dưỡng ngang với các loại cỏ trồng. 3.2. Kết quả điều tra thành phần đất tại Hà Hiệu Để làm sáng tỏ hơn tác động môi trường đến chất lượng các loài cây cỏ tự nhiên và cỏ trồng, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường đất. Kết quả phân tích mẫu đất được trình bày trong bảng 2. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 43 Bảng 2: Kết quả phân tích mẫu đất (®ất được lấy vào ngày 12/10/2006) TT Tên mẫu Ẩm ñộ (%) pH(KCL) Mùn (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) 1 ðất bãi soi: Nà Biến 11,27 5,7 1,29 0,09 0,1 0,38 2 ðất bãi soi: Nà Dài 12,0 6,2 1,81 0,12 0,06 0,29 3 ðất bãi soi:( ô1) Trồng cỏ Nà HNu 10,7 7,0 1,31 0,09 0,08 0,35 4 ðất soi ngô Phiệng Kim 18,8 4,7 1,84 0,06 0,04 0,25 5 ðất soi ngô Nà Cường 14,0 4,4 1,94 0,12 0,04 0,29 6 ðất bãi soi: ðon Chiêm 10,8 5,2 1,71 0,12 0,1 0,37 7 ðất soi trồng cỏ voi: NàPrat 20,6 6,5 1,68 0,04 0,06 0,31 8 Soi ngô chợ giải 13,0 6,6 1,03 0,08 0,07 0,43 9 Bãi soi Nặm Toỏng 16,0 5,8 1,29 0,09 0,11 0,32 10 ðất soi ngô: ðon Ương 14,0 7,1 1,32 0,06 0,04 0,35 11 ðất bãi soi (ô số 8): Vằng Mới 10,0 6,4 0,77 0,06 0,07 0,3 12 ðất ruộng lúa: cánh ñồng Nà De 46,0 6,0 1,78 0,14 0,08 0,34 13 ðất ruộng ngô: Nà Ảo 30,4 6,8 1,42 0,1 0,14 0,4 14 ðất ruộng ngô: Nà Chịch 15,0 4,5 1,58 0,1 0,07 0,29 15 Ruộng lúa Chợ Giải 52,0 5,3 1,81 0,12 0,09 0,45 16 Ruộng ngô Chợ Giải 23,6 5,9 0,7 0,05 0,08 0,28 17 ðất ruộng lúa:Cánh ñồng tổng cải Nà Vài 77,31 6,5 1,58 0,11 0,09 0,40 18 ðất trồng ngô: Nà Dài 16,0 5,2 1,62 0,08 0,06 0,31 19 ðất ngô một vụ chân ñồi Pù ðỉnh 10,8 5,0 1,81 0,11 0,04 0,28 20 ðất ngô 1 vụ chân ñồi Pù Chùa (ô 2) 16,5 6,1 1,96 0,1 0,04 0,32 21 ðất chân ñồi: Khuổi HNu 25,0 6,1 1,67 0,07 0,05 0,56 22 ðất ô thứ 5 lưng chừng ñồi Nà Phát 20,0 4,2 1,4 0,08 0,05 0,39 23 ðất ô thứ 4 ruộng bậc thang Khuổi HNu 22,3 8,0 1,86 0,09 0,08 0,27 24 ðất ô số 10 Khưa Cải Lùng Tráng 35,0 4,8 1,86 0,11 0,09 0,42 25 ðất trồng cỏ trên ñồi Pù Chùa 20,1 4,4 1,94 0,09 0,06 0,3 26 ðất ô thứ 3 ñỉnh ñồi Pù Chùa 18,0 4,5 1,78 0,1 0,08 0,32 27 ðất rừng phục hồi tự nhiên (ô số 9) Khuổi Bốc 31,4 5,6 1,92 0,08 0,06 0,26 28 ðất dưới rừng keo (ô số 7) rừng keo Nà Cường 26,0 4,6 1,73 0,11 0,09 0,37 Số liệu từ bảng 2 cho thấy, về độ Nm đất nhìn chung là thấp, trừ ruộng lúa, còn lại đều thấp và thấp nhất là các bãi soi (từ 10 đến dưới 20% độ Nm tuyệt đối). pH các loại đất đồi, soi bãi cũng thấp, còn lại ruộng ngô, lúa thuộc loại trung bình, hai điểm soi bãi (số 3, 10) và ruộng bậc thang (số 23) thuộc loại trung tính hơi kiềm. Mùn thấp nhất là các soi bãi trồng ngô (từ 0.7 đến 1.03%), tối cao cũng chỉ đạt 1.9%, nhìn chung đất rừng có tỷ lệ mùn cao hơn đất trồng trọt. Các chất N, P, K đều thấp, thấp nhất là các ruộng, soi bãi trồng ngô. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 44 Đánh giá chung: Đất vùng Hà Hiệu thuộc loại trung tính hay hơi chua, nghèo chất dinh dưỡng, độ Nm thấp. Các loài cỏ trồng được trồng trên vùng đất thường thuộc loại nghèo chất dinh dưỡng vì thế có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cỏ trồng. 3.3. Kết quả nghiên cứu về cỏ trồng Ngoài việc điều tra các loài cây thức ăn trong vùng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành trồng hai loài cỏ: Paspalum atratum, và Panicum maximum tại địa phương để nghiên cứu sự thích nghi và quá trình biến đổi về năng suất và chất lượng của chúng. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu cả giống cỏ voi (Pennisetum purpureum) đã được trồng trước tại Hà Hiệu. 3.3.1. Sự biến đổi về năng suất của 3 giống cỏ trồng Chúng tôi tiến hành trồng cỏ vào ngày 28/09/2006, trồng hai loài riêng biệt tại một vùng sinh thái (mẫu đất số3), đồng thời tiến hành tác động bón phân. Riêng cỏ voi trồng tại Nà Dè (mẫu đất số 20). Sự biến đổi về năng suất của 3 giống cỏ nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3: Năng suất của các loài cỏ trồng tại Hà Hiệu (đvt: tấn / ha cỏ tươi ) Tên loài cỏ Lứa cắt P.maximum P. atratum P. purpureum ðối chứng Thí nghiệm ðối chứng Thí nghiệm Lứa1( 19/11/2006 ) 16,0 21,0 16,0 26,0 Lứa2 (20/05/2007) 22,0 28,8 22,8 32,0 43 Lứa3 (29/06/2007) 22,4 32,0 30,0 42,0 62 Trung bình 20,1 27,2 22,9 33,0 52,5 Nguyễn Thanh Thuỷ (2005) 24,87 39,1 58,55 Hoàng Thị Phương Thu (2005) 28,1 43,9 Qua số liệu bảng 3 cho thấy, trong điều kiện không bón phân năng suất của loài cỏ P. atratum cao hơn P.maximum khoảng 2.8 tấn/ha/lứa, nếu có bón phân thì năng suất của P. atratum và P.maximum đều tăng nhưng ở loài thứ 1 tăng 10 tấn/lứa so với đối chứng, còn ở loài thứ 2 tăng 7 tấn/lứa. Cỏ voi (P. purpureum) trong điều kiện không bón phân năng suất thu được bình quân của 2 lứa là 52.2 tấn/ha. So sánh kết quả thu được của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của 2 tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ và Hoàng Thị Phương Thu tại Thái Nguyên thì ở loài cỏ P.maximum là tương đương, còn ở P.atratum và cỏ voi thì số liệu của chúng tôi có hơi thấp hơn. Nếu khép kín một năm trong điều kiện chỉ bón phân thì 3 loài cỏ này tại Hà Hiệu vẫn có thể cắt được 6 lứa, năng suất trung bình của P.maximum sẽ là 163 tấn/ha, cỏ P.atratum là 198 tấn/ha, cỏ voi có thể đạt 315 tấn/ha. 3.3.2. Chất lượng cỏ trồng tại Hà Hiệu Chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu thuộc chất lượng của cỏ trồng tại Hà Hiệu, kết quả được trình bày trong bảng 4. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 45 Bảng 4: Chất lượng các loài cỏ thí nghiệm tại Hà Hiệu (ĐVT: % trong mẫu tươi) Tên loài cỏ CTTN VCK Protein TS ðường TS Khoáng TS Chất xơ TS P.maximum Lứa1 ð/C Lứa3 33,89 25,97 2,05 1,67 0,53 1,10 2,22 14,76 10,50 Lứa1 TN Lứa3 28,89 26,79 1,52 1,43 0,57 0,63 2,48 12,77 11,03 P. atratum Lứa1 ð/C Lứa3 26,09 21,5 2,20 1,03 1,0 0,82 2,25 10,15 7,52 Lứa1 TN Lứa3 23,15 20,95 2,01 0,99 0,95 0,87 2,08 8,94 8,51 P.purpureum Lứa2 16,66 1,44 0,86 1,40 5,9 Lứa3 18,07 1,61 1,46 1,73 6,700 P.maximum 60 ngày mùa mưa, VCN 22,40 2,40 2,13 8,36 P.purpureum 45 ngày mùa mưa, VCN 15,30 1,82 1,04 5,13 Về chất lượng của 2 loài cỏ thí nghiệm (P.maximum và P. atratum) từ bảng 4 cho thấy, vật chất khô loài thứ 1 cao hơn loài thứ 2 và ở ô đối chứng cao hơn ô bón thêm phân. Protein nhìn chung cả hai loài đều thấp và quy luật dao động cũng là đối chứng cao hơn có bón phân. Đường tổng số cũng thấp ở cả ô đối chứng và thí nghiệm. Về chất xơ thì P.maximum cao hơn P.atratum. So sánh giữa hai lứa cắt 1 và 3 thấy lứa 3 thấp hơn về vật chất khô, protein và cả chất xơ, chứng tỏ chất lượng cỏ không hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ vật chất khô cao hay thấp. Nhưng cỏ càng già thì vật chất khô và chất xơ càng cao. Cỏ voi có năng suất cao, nhưng chất lượng thấp, chất xơ ít. So sánh số liệu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thu (2005) về tỷ lệ vật chất khô cũng tương đương (kết quả của Hoàng Thị Phương Thu về tỷ lệ chất khô của P. atratum là 24.36% và P.maximum là 28.8%). So sánh với số liệu của Viện Chăn nuôi (1995) vÒ hai loài P.maximum và P.purpureum thì số liệu của chúng tôi tương đương cã cao hơn một chút. Tóm lại, về mặt chất lượng 3 loài cỏ trồng tại Hà Hiệu so với cỏ trồng tại Thái Nguyên cũng như số liệu công bố của Viện Chăn nuôi là tương đương nhau. 3.4. Đề xuất mô hình giải quyết thức ăn xanh Hà Hiệu là một xã miền núi có diện tích đất nông nghiệp không lớn, đặc biệt là đất dành cho chăn nuôi rất không đáng kể. Với đàn gia súc gần 2000 con, hiện nay không có vùng chăn thả và đang trong tình trạng thiếu thức ăn. Dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi được xem như một việc làm thêm. Thu nhập bình quân toàn xã thấp (khoảng 300 USD/ người/ năm). Để nâng cao đời sống cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất đó là phát triển chăn nuôi đại gia súc. Qua điều tra về môi trường đất, tập đoàn cây trồng, cây thức ăn tự nhiên và cỏ trồng trong xã, chúng tôi đề xuất phương hướng chuyển đổi và mô hình thức ăn xanh như sau: Trong diện tích đất nông nghiệp ở Hà Hiệu, có loại trồng hai vụ lúa, một vụ lúa, trồng ngô cũng có hai vụ và một vụ trên ruộng hay các bãi soi. Thu nhập từ trồng lúa hai vụ khoảng T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 46 30 triệu/ha, trồng ngô hai vụ khoảng 20 triệu/ha, trồng một vụ lúa hay ngô đạt khoảng 10 triệu/ha, ngô và lúa trên nương thấp dưới 10 triệu/ha. Thí nghiệm trồng cỏ trên đất soi bãi bỏ hóa (mục 3.3.1) cho thấy, năng suất của ba loài cỏ có thể đạt 160, 198 và 300 tấn/ha trong một năm. Nếu 40 - 45kg cỏ tươi cho1kg tăng trọng động vật nuôi thì 1ha cỏ trồng có thể cho: 160 tấn/45kg, 198 tấn/45kg và 300 tấn/45kg sẽ là khoảng 3.570, 4.400 và 6.660 kg tăng trọng. Kết quả này vượt gấp nhiều lần trồng ngô. Vì vậy, để phục vụ cho phát triển chăn nuôi, chúng tôi đề nghị chuyển toàn bộ đất trồng ngô, ruộng một vụ của xã Hà Hiệu sang trồng cỏ. Với diện tích ruộng 2 vụ còn lại vẫn đảm bảo an toàn lương thực cho toàn xã (vẫn đạt bình quân trên 7tạ thóc/người/năm). Để thực hiện được mô hình chăn nuôi, theo chúng tôi mỗi gia đình phải có ít nhất 5000m2 đất trồng cỏ. Với diện tích này, có thể nuôi từ 7 - 8 con bò trưởng thành (nếu bò con thì hai con tính là một). Nếu hai hay ba gia đình liên kết cùng làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ tốt hơn. Với diện tích 5000m2 cỏ trồng sẽ đạt năng suất một năm ít nhất là 70 - 80 tấn. Nếu mỗi ngày một con ăn 30 kg cỏ tươi, 8 con sẽ sử dụng hết 240kg/ngày. Vậy số cỏ trồng có thể nuôi được trong 290 ngày. Trong quy trình thức ăn xanh, mùa hè cần tận dụng một phần cỏ tự nhiên, số dư cỏ trồng trong mùa hè chuyển thành cỏ khô hay kết hợp với phụ phNm cây trồng đem ủ chua để sử dụng trong mùa đông. Mùa đông (khoảng 90 ngày) ngoài dùng cỏ khô hay ủ chua, còn dùng rơm của vụ mùa, một khối lượng lớn vẫn chưa dùng đến tại miền núi hiện nay. Ngoài ra trên đất trồng lúa, có thể trồng ngô (vụ thứ 3) để lấy thân lá dùng cho chăn nuôi, năng suất có thể đạt 35 - 40 tấn/ha, mỗi gia đình có khoảng 2500 - 3000 m2 sẽ thu gần 10 tấn đủ cung cấp khoảng 10kg/con/ngày trong mùa đông. Mô hình một hộ 8 con bò là: 8 tháng cỏ trồng + 1 tháng cỏ tự nhiên + 3 tháng cỏ khô, ủ chua rơm và cây ngô non. 4. Kết luận 1. Hà Hiệu có một tổ hợp loài cây thức ăn gia súc khá phong phú, các loài cây cỏ tự nhiên có chất lượng cao hơn cây trồng. 2. Để tận dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, xã Hà Hiệu cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Dành đất để trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi, hiệu quả đem lại có thể gấp từ 2- 3 lần trồng ngô. 3. Mô hình thức ăn xanh của Hà Hiệu là cỏ trồng đáp ứng khoảng 70 %, số còn lại trồng ngô vụ 3, khai thác rơm và các loài cỏ tự nhiên tại địa phương  Summary To build up the model and food exploiting process for cattle per family size at Ha Hieu, Ba Be, Bac Kan Ha Hieu is one of the high mountain villages of the North of Vietnam, where not much of the field area for growing agriculture (0,14 ha/person). The Agriculture product is the main supply for their living cost (300 USD/person). To improve the living standard, they should change the process to get the products, change all the fields being used for growing corn and one rice season to grow pasture, including use the waste agriculture products and the nature grass then plant corn in the third season for breeding. This model will help to increase the living standard up to 2 to 3 times. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008 47 Tài liệu tham khảo [1]. Hoàng Chung, (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. [2]. Giàng Thị Hương, (2006), Nghiên cứu năng suất, chất lượng một số giống cỏ trồng tại Mai Sơn - Sơn La, Luận văn thạc sỹ - Tr−êng Đại học Sư phạm - §H Thái Nguyên. [3]. Nông Thị Hương,(2003), Nghiên cứu đồng cỏ vùng núi huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) và vấn đề sử dụng hiện nay, Luận văn thạc sỹ - Tr−êng Đại học Sư phạm - §H Thái Nguyên. [4].Tập thể các nhà nghiên cứu Viện chăn nuôi trong quyển (1995), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt Nam, Nxb Nông nghiệp. [5]. Nguyễn Khanh Vân và cộng sự (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6]. UBND xã Hà Hiệu, Ba Bể, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_va_quy_trinh_khai_thac_thuc_an_cho_dan_gia.pdf