Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học

d/ Chế độ thông gió - Không che chắc các chỗ thông gió của máy - Khi Tắt máy vẫn giữ nguyên dây cắm tại ổ điện để quạt làmmát máy chiếu tiếp tục hạt động để giải nhiệt. Sau khoảng 3-10 phút khi quạt ngừng mới được rút dây cắm khỏi nguồn e/ Vị trí đặt máy - Tùy thuộc loại máy có ống kính với khả năng chỉnh tiêu cự khác nhau mà có thể xác định vị trí dặt màn hình ở trước hay sau màn chiếu , đặt ở thấp hay ở trên cao . - Khoảng cách giữa máy chiếu Sony VPL- CS1 với màn chiếu khoảng 2- 4m

pdf55 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí cần dán trên màn hình soạn thảo, sau đó vào menu Edit chọn lệnh Paste hoặc nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl + V Ví dụ 2: Vẽ phân tử Stiren Bước 1: Vẽ vòng benzen (như ví dụ 1) Bước 2: Vẽ liên kết đơn (như ví dụ 1) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 8 Bước 3: Vẽ nhóm nguyên tử CH -chữ hoa, không dùng chữ thường (như ví dụ 1) Bước 4: Vẽ liên kết đôi Nhắp chuột vào biểu tượng liên kết đôi trên thanh công cụ (\\),khi đó chương trình sẽ tự động báo lỗi hóa trị k (nhóm nguyên tử CH được bao quanh bởi một hình vuông màu đỏ). Đưa con trỏ vào vị trí cần liên kết và vẽ liên kết đôi Bước 5: Vẽ nhóm nguyên tử CH2 II. Vẽ hoặc chuyển công thức dạng 2D sang 3D 1. Khởi động chương trình: Chọn Start \Program\ChemOffice 2006\Chem3D Ultra 10.0 Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 9 Khi xuất hiện hộp thoại Chem 3D to chem 3D 10.0! lựa chọn chức năng 2 (như hình vẽ), nhắp chuột chọn vào ô I have read.để không hiển thị thông báo trong các khởi động tiếp theo, sau đó nhắp OK để bắt đầu. 2. Màn hình làm việc của chương trình Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 10 3. Mô hình phân tử (dạng 3D) a) Vẽ các phân tử đơn giản, VD: CH4; C2H4 Cách 1: Nhắp chuột vào biểu tượng (A), sau đó đưa ra ngoài màn hình, đến vị trí cần vẽ và nhắp chuột, sẽ xuất hiện một khung màu trắng cho phép nhập kí tự từ bàn phím Gõ C2H4 từ bàn phím, sau đó nhấn Enter, chương trình sẽ hiển thị phân tử ở dạng que (mặc định) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 11 Để xem phân tử ở các góc độ khác nhau, nhắp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ, sau đó đưa con trỏ ra ngoài màn hình tại vị trí có phân tử nhấn giữ chuột trái và di chuột. Để xem phân tử dạng ở các định dạng khác chọn ch' độ hiển thị trên thanh công cụ, ví dụ: dạng cầu và que (Ball & Stick) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 12 Cách 2: Chọn biểu tượng liên kết đôi trên thanh công cụ sau đó đưa ra ngoài màn hình, giữ và di chuột trái. b) Với những phân tử phức tạp, thực hiện theo các bước Bước 1: Dùng chương trình ChemDraw Ultra 10.0 để vẽ công thức dạng 2D Bước 2: Coppy phân tử vừa vẽ và Paste vào Chem 3D Ultra 10.0 - Copy phân tử đã vẽ trong ChemDraw Mở chương trình Chem 3D, vào menu Edit chọn lệnh Paste hoặc nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl+ V Phân tử được thể hiện ở dạng que Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 13 Nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ để hiển thị tên các nguyên tố 4. Lưu trữ File với các định dạng khác nhau Chem 3D cho phép lưu trữ File ở rất nhiều định dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng chọn định dạng lưu trữ cho phù hợp. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 14 Để lưu trữ File ở các định dạng khác ngoài định dạng chuẩn của phần mềm, chọn Menu File\Save As Trong dạy học hóa học thường sử dụng hai định dạng File là ảnh (Image): Bitmap, GIF, JPEG (định dạng thường dùng là JPEG) hoặc phim (Movie) để chèn vào tập tin trình diễn bằng MicroSoft PowerPoint Ví dụ: Lưu tập tin ở định dạng Movie (*.avi) - Chọn kiểu chuyển động quanh trục: từ Menu Movie chọn Spin about X, Y hoặc Z axis (ví dụ: chọn trục Z) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 15 Đối với Chemoffice 2004: - Sau khi xem chuyển động của phân tử chọn nút stop trên thanh điều khiển - Nhấn nút ghi , sau đó chọn Menu File\Save As, khi xuất hiện hộp thoại Save As chọn Windows AVI Movie (*.avi), rồi lưu lại tập tin ở định dạng này. Đới với Chemoffice 2006 sau khi chọn trục rồi chỉ việc nhấn menu File\Save As, khi xuất hiện hộp thoại Save As chọn Windows AVI Movie (*.avi), rồi lưu lại tập tin ở định dạng này. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 16 PHẦN MỀM ISIS DRAW (VERSION 2.4) 1. Giới thiệu Là phần mềm viết công thức hóa học khá mạnh, sử dụng miễn phí, có thể download tại Website: với một tập tin duy nhất là: draw24.exe có kích thướt 7,24Mb (đã kèm theo một số plugin hỗ trợ như Wiew in RasMol hay Generate Name with AutoNom). Phiên bản mới nhất cho đến thời điểm hiện tại là ISIS Draw 2.5. Để chuyển các cấu trúc dưới dạng hình học 2 chiều thành công thức lập thể (3 chiều) cần cài đặt plugưin 3ddraw của ACD 2. Khởi động chương trình Cách 1: Nắp đúp vào biểu tượng trên màn hình Cách 2: Start>Programs> ISIS Draw 2.4 Standlone> ISIS Draw 2.4 3. Màn hình làm việc của chương trình Màn hình làm việc của chương trình 4. Thanh công cụ vẽ Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 17 Biểu tượng các công cụ trên thanh ngang Biểu tượng các công cụ trên thanh dọc 5. Ví dụ minh hoạ a) Biễu diễn phân tử toluen - Vẽ vòng ben zen (dùng công cụ vẽ vòng benzen) - Vẽ liên kết đơn (dùng công cụ Single Bond). Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 18 - Ghi kí hiệu nhóm nguyên tử -CH3 (dùng công cụ Atom). - Có thể đọc tên tự động (sau khi dùng công cụ chọn toàn bộ phân tử, rồi nhấp vào phần đọc tên tự động). Có thể chuyển công thức vừa vẽ thành công thức không gian 3 chiều với Plug-in Rasmol đã tích hợp khi cài đặt hoặc Plug-in 3ddraw của ACD- cài đặt thêm (xem phụ lục hướng dẫn cài đặt). Sử dụng 3ddraw: Dùng công cụ lựa chọn để chọn phân tử, sau đó chọn ACD 3D Viewer từ Menu Object. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 19 Chọn ACD 3D Viewer từ Menu Object Nhấp chuột trái vào biểu tượng (3D-Optimize) để tối ưu hóa cách sắp xếp trong không gian của phân tử. Sau đó chọn các kiểu biểu diễn phân tử như: Sticks (hình que), spacefill (mô hình đặc) Chọn các kiểu hiển thị phân tử từ thanh công cụ Ví dụ nếu ta chọn mô hình đặc sẽ thu được hình sau Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 20 Phân tử toluen dạng hình cầu đặc b) Biểu diễn phân tử phenolphtalein Bước 1:Vẽ vòng benzen, dùng công cụ vẽ vòng benzen. Bước 2: Vẽ vòng 5 cạnh: Dùng công cụ vẽ vòng 5 cạnh(nhấp vào bên phải của vòng benzen) Bước3: Thêm 2 nhóm thế: Dùng công cụ vẽ nối đơn, liên tục Bước 4: Vẽ thêm hai vòng benzen: Dùng công cụ vẽ vòng benzen Bước 5:Thêm các nhóm thế, Dùng công cụ vẽ nối đơn và nối đôi Bước 6: Thêm các kí hiệu nguyên tố, nhóm chức và tên: Dùng công cụ vẽ nguyên tử Phân tử phenolphtalein Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 21 PHẦN MỀM VIOLET 1. Giới thiệu VIOLET và cách cài đặt Giới thiệu phần mềm VIOLET Phần mềm VIOLET của Công ty cổ phần Tin học Bạch kim là công cụ giúp cho các giáo viên có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các công cụ khác, VIOLET chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, chuyển động và tương tác... VIOLET được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lecture Editor for Teacher (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). Tương tự phần mềm thiết kế trình diễn Microsoft PowerPoint, VIOLET có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như nhập các dữ liệu văn bản, công thức toán, các dữ liệu multimedia (ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các chuyển động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng. Riêng đối với việc xử lý dữ liệu multimedia. So với PowerPoint, việc sử dụng VIOLET còn chưa được thuận lợi và dễ dàng cho người dùng như PowerPoint, tuy nhiên chương trình này có một số chức năng tốt hơn như cho phép nhập và thể hiện các file Flash hoặc cho phép điều khiển quá trình chạy của các đoạn phim v.v... VIOLET cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:  Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...  Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.  Vẽ đồ thị hàm số: có thể vẽ được đồ thị bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức.  Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện. VIOLET cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của người soạn. Người soạn cũng thể tự tạo ra được trang bìa để ghi các thông tin cần thiết cho mỗi sản phẩm bài giảng. Sau khi soạn thảo xong bài giảng, VIOLET sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần VIOLET vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet. VIOLET có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp của VIOLET hoàn toàn bằng tiếng Việt. Vì vậy, một giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ vẫn có thể sử dụng được VIOLET một cách dễ dàng. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong VIOLET và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. 1.1. Cài đặt và chạy chương trình Có thể download bản dùng thử tại địa chỉ hoặc Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 22 Phiên bản 1.5 đã tích hợp bộ gõ tiếng việt theo chuẩn Unicode vì vậy khi gõ tiếng Việt, bạn phải tắt các chương trình bộ gõ như ABC, VietKey, UniKey,... để sử dụng chế độ gõ tiếng Việt của Violet. Chạy chương trình Violet, giao diện chính của chương trình sẽ hiện ra. Hình dưới đây là giao diện chương trình Violet khi đang soạn bài Nguyên tử - Hóa học lớp 8. 2. Các chức năng của VIOLET 1.2. Nhập các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, phim VIOLET cho phép nhập được nhiều dữ liệu multimedia (ảnh JPEG, phim Flash Video, hoạt hình Shockware Flash, âm thanh MP3) và các đoạn văn bản ngắn lên cùng một trang màn hình. Các dữ liệu đưa vào đều có thể chỉnh sửa được vị trí, kích thước, thứ tự và rất nhiều các thuộc tính cần thiết khác. Riêng đối với việc nhập phim, có thể xem chi tiết về cách tạo ra các file phim tại phần Phụ lục 1: sử dụng video trong VIOLET. Cách dùng chức năng này như sau: Vào menu Nội dung → Thêm đề mục, màn hình nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, chọn loại màn hình hiển thị là “Hình ảnh, âm thanh, phim...”, sau đó nhấn nút “Tiếp tục”. Màn hình nhập liệu hiện ra như sau: 2. Cấu trúc bài giảng 4. Danh sách các file dữ liệu 3. Giao diện bài giảng 1. Menu và các nút chức năng Hình 1: Giao diện của chương trình VIOLET Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 23 Màn hình nhập các dữ liệu multimedia và văn bản Các phần tiếp sau đây sẽ mô tả chức năng của 3 nút nhập liệu: Thêm ảnh, Thêm chữ và Xóa trong màn hình trên. 1.2.1. Nút Thêm ảnh Click chuột vào nút “Thêm ảnh”, bảng nhập dữ liệu hình ảnh sẽ hiện ra như sau: Tên file dữ liệu: Cho biết file dữ liệu nào sẽ được hiển thị trong mục này. VIOLET hỗ trợ 4 định dạng multimedia (ảnh JPEG, hoạt hình Flash, âm thanh MP3 và Video). Có thể nhấn vào nút "" để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 24 Vị trí dữ liệu trong file: Với file Flash có thể chứa được nhiều ảnh, phim, tại nhiều vị trí (frame) khác nhau, nên phần này sẽ cho biết vị trí của dữ liệu trong file Flash đó (có thể là tên frame hoặc chỉ số của frame). Các dữ liệu multimedia này sẽ do chính người soạn biên tập, tạo ra bằng các chương trình vẽ hình, xử lý ảnh như Corel Draw, Paint Brush, Photoshop, hoặc các chương trình tạo ảnh động như Flash, Swish,... Nguồn hình ảnh để nhập vào đây có thể là quét (scan) từ sách báo tài liệu, hoặc copy từ các đĩa CD thư viện hình ảnh, hoặc bằng phương pháp hiện đại nhất là tìm kiếm thông tin trên Internet. a) Dịch chuyển, co giãn đối tượng Sau khi nhập ảnh, người dùng có thể dùng chuột kéo, dịch chuyển các hình ảnh này, hoặc thay đổi kích thước, tỷ lệ co giãn bằng các điểm nút ở góc, ở giữa cạnh và điểm nút ở giữa hình. Với một trong 8 điểm nút ở biên, người dùng có thể dùng chuột để kéo (drag) nó làm cho hình dạng, kích thước đối tượng cũng thay đổi theo. Với điểm nút ở tâm đối tượng, khi người dùng nhấn chuột vào rồi di lên thì hình sẽ phóng to, di xuống thì hình thu nhỏ. Đây là thao tác phóng to thu nhỏ đơn thuần. Khi nhấn chuột vào đối Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 25 tượng (mà không nhấn vào bất kỳ điểm nút nào) sau đó kéo chuột thì cả đối tượng cũng sẽ được kéo theo. Đây là thao tác thay đổi vị trí đơn thuần. Nếu click vào nút , bảng điều chỉnh thuộc tính của đối tượng hiện ra ngay bên cạnh như sau: Trong đó: Hai ô nhập liệu đầu tiên là tỷ lệ co giãn theo chiều ngang và theo chiều dọc của ảnh (trong hình trên bức ảnh được co nhỏ lại 60%). Các ô nhập liệu này giúp cho người dùng biết hoặc thiết lập tỷ lệ co giãn của ảnh một cách chính xác chứ không ước lượng như việc co giãn bằng cách kéo các điểm nút như đã đề cập ở phần trên. Hộp kiếm tra Giữ nguyên tỷ lệ dài rộng, có tác dụng quyết định khi kéo các điểm nút thì tỷ lệ chiều dài / chiều rộng có thay đổi hay không, hoặc khi sửa trong các ô nhập tỷ lệ co giãn thì 2 con số này có cùng thay đổi hay không. Thông thường nên thiết lập chế độ Giữ nguyên tỷ lệ để tránh khi co kéo, hình ảnh không bị méo. Độ sáng: Toàn bộ màu trong ảnh đều cùng sáng lên hoặc cùng tối đi. Việc chỉnh sửa này sẽ có tác dụng khi các ảnh tư liệu đầu vào quá sáng hoặc quá tối, hoặc khi người dùng có chủ đích trong việc chỉnh sáng tối. Độ tương phản: Những màu sáng nào sáng thì càng sáng hơn, màu tối thì càng tối đi, hoặc ngược lại, màu sáng bớt sáng, màu tối bớt tối. Việc tăng độ tương phản làm cho màu sắc của ảnh thêm rõ rệt và ảnh cũng sắc nét hơn. Thông thường khi điều chỉnh độ sáng thì độ tương phản màu sắc cũng mờ nhạt đi nên cũng phải điều chỉnh tăng độ tương phản nữa. Có thể tham khảo ứng dụng của việc điều chỉnh độ sáng ảnh ở phần Chọn trang bìa. c) Thay đổi thứ tự sắp xếp và khóa đối tượng Nếu có nhiều hình ảnh, phim, văn bản,... trên một màn hình thì sẽ có những đối tượng ở trên và đối tượng ở dưới (ví dụ trong hình dưới đây thì hình con châu chấu ở trên hình hai con ong). Bạn chọn một đối tượng, sau đó click nút ở bên phải (nút thay đổi thứ tự), thì sẽ hiện ra một thực đơn như sau: Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 26 Bốn mục menu đầu tiên dùng để thay đối thứ tự. Mục “Lên trên cùng” là đưa đối tượng đang chọn lên thứ tự cao nhất mà không đối tượng nào có thể che phủ được nó, còn mục “Lên trên” là đưa đối tượng lên trên một bậc thứ tự. Tương tự như vậy với các chức năng “Xuống dưới” và “Xuống dưới cùng”. Mục menu thứ 5 dùng để khóa đối tượng lại, nghĩa là vẫn cho phép chọn đối tượng, thay đổi thuộc tính, thứ tự, nhưng không cho thay đổi vị trí và kích thước nữa. Chọn mục này lần thứ 2 thì đối tượng được mở khóa và có thể dịch chuyển, co kéo như bình thường. 1.2.2. Nút Thêm chữ Sau khi click vào nút này, thì trên bảng trắng sẽ xuất hiện một ô soạn thảo có khung màu xám. Người dùng có thể soạn thảo các văn bản của mình trực tiếp trên ô này, và có thể điều chỉnh các tham số của văn bản như font chữ, kích thước, màu sắc,... Có thể nhấn chuột lên đường viền màu xám và dịch chuyển đối tượng, hoặc nhấn chuột vào góc trái dưới của khung xám này để thay đổi kích thước. Lưu ý với một đoạn văn bản thì nên điều chỉnh kích thước của khung xám cho nó rộng hơn hẳn đoạn chữ để đề phòng xảy ra trường hợp mất các chữ cuối cùng. Click chuột vào nút , hộp thuộc tính của văn bản sẽ hiện ra bên cạnh như sau: Trong đó, các thuộc tính từ trái qua phải, từ trên xuống dưới lần lượt là: màu sắc, font chữ, kích thước chữ, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, căn lề trái, căn lề giữa, căn lề phải, gạch đầu dòng, khoảng cách giữa các dòng. Nút thay đổi thứ tự của đối tượng có chức năng hoàn toàn giống với nút tương ứng của đối tượng hình ảnh. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 27 1.2.3. Nút Công thức Dùng để nhập các công thức và các phương trình Toán học, Vật lý, Hóa học,... gồm cả các ký tự Hy Lạp, các toán tử, ký hiệu so sánh, tương quan, các hàm chuẩn, các ký hiệu ở trên dưới chữ, mũi tên, ký hiệu logic và nhiều ký hiệu đặc biệt khác. Bạn phải gõ theo chuẩn LaTex để tạo ra các ký hiệu này (xem ở Phụ lục 2). 1.2.4. Nút Xóa Nhấn vào đây để xóa đối tượng (ảnh, phim, văn bản,...) đang được chọn. Như vậy, nếu muốn xóa đối tượng nào thì phải chọn đối tượng đó rồi nhấn nút này thì mới xóa được. 1.3. Văn bản nhiều định dạng Văn bản nhiều định dạng được sử dụng cho các trang bài giảng mà nội dung của trang đó thể hiện văn bản là chính. Ở đây, trong cùng một ô nhập text, người dùng có thể định dạng văn bản của mình theo nhiều kiểu khác nhau, giống như khi trình bày văn bản trong các công cụ của Microsoft Office. 1.3.1. Cách dùng Vào menu Nội dung → Thêm đề mục, gõ tên Chủ đề và tên Mục, chọn Loại màn hình hiển thị là “Văn bản nhiều định dạng”, sau đó nhấn nút “Tiếp tục”. Màn hình nhập liệu hiện ra và bạn có thể nhập dữ liệu như sau: Các chức năng của các nút thuộc tính ở đây đều giống như trong hộp thuộc tính văn bản đã giới thiệu ở phần trên, gồm có: font chữ, kích thước chữ, màu sắc, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, căn lề trái, căn lề giữa, căn lề phải, đánh dấu gạch đầu dòng, khoảng cách dòng. Công cụ thước kẻ phía trên hộp nhập liệu dùng để tạo lề cho văn bản giống như trong Microsoft Word. Khi thực hiện những chức năng này thì chỉ những vùng chữ đang được lựa chọn trong hộp soạn thảo ở dưới sẽ được tác động mà thôi. Đo đó để thay đổi thuộc tính của những chữ nào, trước tiên phải lựa chọn (bôi đen giống như trong Word), rồi mới nhấn nút chức năng. 1.3.2. Chèn ảnh vào văn bản Trong chế độ soạn văn bản này, người dùng cũng có thể chèn được ảnh vào. Sau khi chèn ảnh thì có thể điều chỉnh kích thước của ảnh này và chọn một trong hai chế độ căn lề: căn lề trái hoặc căn lề phải. Vì khả năng sử dụng ảnh trong màn hình nhập liệu văn bản tương đối hạn chế nên với những trang bài giảng có nhiều hình ảnh thì bạn không nên sử dụng loại màn hình văn bản này. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 28 Các thao tác xử lý đối tượng ảnh trong văn bản  Thay đổi kích thước ảnh: Sau khi chèn ảnh vào như trên, có thể click vào ảnh để chọn, sau đó kéo các điểm nút ở biên để điều chỉnh kích thước ảnh (phóng to, thu nhỏ,...). Tuy nhiên, ở đây ta không thể dịch chuyển được ảnh (muốn dịch chuyển ảnh đến chỗ khác thì phải xóa ảnh ở chỗ này và chèn lại vào chỗ khác).  Xóa ảnh: ta chọn đối tượng ảnh bằng cách click chuột vào đó, rồi nhấn nút Delete trên bàn phím.  Vị trí ảnh: Khi chèn một ảnh vào văn bản thì vị trí ảnh được chèn vào sẽ ở ngay dưới dòng văn bản mà đang có con trỏ nhấp nháy.  Căn vị trí ảnh: Chọn đối tượng ảnh, nhấn vào các nút căn lề trái hoặc căn lề phải để đưa ảnh vào các vị trí bên trái hoặc bên phải. Lưu ý là VIOLET không cho phép căn giữa đối với ảnh. 1.4. Tạo các màn hình bài tập 1.4.1. Tạo bài tập trắc nghiệm VIOLET cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:  Một đáp án đúng: Chỉ cho phép chọn 1 đáp án  Nhiều đáp án đúng: Cho phép chọn nhiều đáp án một lúc  Đúng/Sai: Với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai  Câu hỏi ghép đôi (sắp xếp thứ tự): Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng. Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau: Các câu trả lời sau đây là đúng hay sai? a) Các obitan p có cùng sự định hướng trong không gian. b) Theo mô hình Bo: trong nguyên tử các electron chuyển động trên những quĩ đạo xác định c) Những electron chuyển động gần hạt nhân chiếm mức năng lượng cao d) Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử Vào menu Nội dungThêm đề mục, nhập tên Chủ đề và tên Mục, chọn loại màn hình hiển thị là Bài tập trắc nghiệm, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, màn hình nhập liệu cho loại bài tập trắc nghiệm sẽ hiện ra. Ta soạn thảo bài tập trên như sau: Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 29 Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút “”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau: Ví dụ 2: Kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”. Cho 1 nguyên tố có kí hiệu như dưới đây. Hãy ghép câu trả lời đúng cho những câu sau: Số khối là:.. 35 Lớp vỏ có:.. 17e Hạt nhân có: ... 17 p,18 n Đơn vị điện tích hạt nhân là: ... 17 17 + 52 35 p, 18 n Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 30 Ta thực hiện các bước như bài tập trên, chọn kiểu bài tập trắc nghiệm là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, VIOLET sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại. Nhấn nút đồng ý ta sẽ được bài tập hiển thị lên màn hình như sau: Khi làm bài tập loại này, học sinh phải dùng chuột nhấc giá trị ở cột phải đặt vào cột trả lời, rồi nhấn vào nút kết quả để nhận được câu trả lời là đúng hay sai. HS có thể làm từng câu một rồi xem kết quả ngay, hoặc có thể làm hết các câu rồi mới xem kết quả đều được. Cách gõ một số ký hiệu đặc biệt trong bài trắc nghiệm: Để gõ góc ABC/góc B, ta nhập trong Violet: (góc)(ABC)/(góc)(B) Để gõ ký tự độ, ví dụ 30°, ta nhập trong Violet là 30(độ) Để tạo ký hiệu căn, ví dụ 961 , ta nhập trong Violet: (căn)(961) Để tạo ký hiệu lũy thừa: ex ta gõ e^x hay với 210 ta gõ 2^(10) Để tạo chỉ số dưới: H2SO4 ta gõ H_2SO_4, hay N20 ta gõ N_(20) Ví dụ 3: Tạo bài trắc nghiệm có các ký hiệu đặc biệt và hình vẽ: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 2 và AC= 12 , số đo góc C là: Cˆ = 30° Cˆ = 60° Cˆ = 70° Đây là kiểu bài trắc nghiệm “Một đáp án đúng”, chỉ có đáp án a) là đúng. Ta soạn thảo trên màn hình như sau: Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 31 Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm: Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo ra một file .swf, hoặc dùng một phần mềm xử lý ảnh (chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop,...) để vẽ hình và tạo ra một file ảnh JPEG. Nhập tên file này vào ô nhập liệu “Ảnh”, ảnh này sẽ được hiện ra trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi. Ngoài Flash, Corel và các chương trình xử lý ảnh, ta cũng có thể vẽ ở bất kì chương trình nào: Sketchpad, Geocabri, Word, v.v nhưng kết quả phải ghi ở dạng ảnh JPEG (bằng cách dùng chức năng chụp hình và ghi ảnh thông qua các phần mềm như Paint, Photoshop,...). Chẳng hạn với bài tập ví dụ 3, ta chèn thêm tam giác vuông ABC vào màn hình trắc nghiệm bằng cách vẽ ở Sketchpad một tam giác vuông, sau đó chụp hình vẽ (nhấn nút PrintScreen), dán (Paste) sang Paint và ghi ở dạng JPEG. Sau đó vào VIOLET, ở hộp nhập liệu “Ảnh”, ta nhập tên file ảnh JPEG như hình trên, hoặc nhần nút ba chấm “...” để chọn file ảnh đó. Nhấn nút “Đồng ý” ta được màn hình bài tập sau: Đối với bài tập nhiều đáp án đúng, ta cũng làm tương tự như đối với bài tập một đáp án đúng và bài tập đúng/sai. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 32 1.4.2. Tạo bài tập ô chữ Ví dụ 4: Tạo một bài tập ô chữ dựa theo sách giáo khoa Hóa học 8. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang. Trò chơi giải ô chữ. 1. Nguyên tố này được dùng để sản xuất xô, chậu, ấm đun nước.... 2. Làng nghề truyền thống về sản xuất gốm sứ của Hà Nội. 3. Nguyên tố này được dùng chính để sản xuất dây dẫn điện. 4. Hội thi hát quan họ hàng năm ở Bắc Ninh. 5. Nguyên tố này có trong thành phần của muối ăn. Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là: Nhôm; Bát Tràng; Đồng; Hội Lim; Natri.. Chữ ở cột dọc là: HÀNỘI. Các thao tác trong VIOLET Vào menu: Nội dung  Thêm đề mục. Nhập tên chủ đề và tên mục, chọn "Loại màn hình hiển thị" là “Bài tập ô chữ”, rồi nhấn nút “Tiếp tục”. Màn hình nhập liệu cho bài tập ô chữ hiện ra, nhập các tham số (hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên). Trong đó:  "Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi  "Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, vì vậy thường là chữ hoa và không có dấu cách.  "Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô dọc. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 33 Ta lần lượt nhập năm câu hỏi và năm câu trả lời tương ứng trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Tiếp đó căn cứ vào ô chữ cột dọc cần lấy ở mỗi dòng hàng ngang, ta sẽ xác định được “Vị trí chữ”. Nếu không nhập gì vào ô “Từ trên ô chữ” thì dữ liệu ở ô nhập này sẽ được tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Do đó, nếu không có gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua phần “Từ trên ô chữ” để nhập dữ liệu cho nhanh. Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ ta click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter ta có kết quả trên ô chữ như sau: 2.3.3. Bài tập kéo thả chữ Tạo các dạng bài tập kéo thả chữ Là những bài tập trong đó, trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau: 1. Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có những phương án nhiễu khác. 2. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào. 3. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện). Ví dụ 7: Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn như sau Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 34 Đoạn văn Đơn chất là những chất được tạo nên từ ........................................ còn hợp chất được tạo nên từ ........................................ Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro là những ........................................ còn nước, khí cacbonic là những ........................................ Các từ đơn chất, một nguyên tử, hai nguyên tố trở lên, hai chất trở lên, hợp chất, hai nguyên tử trở lên, một chất, một nguyên tố. Các thao tác trong VIOLET Vào menu: Nội dung  Thêm đề mục. Nhập tên chủ đề và tên mục, chọn "Loại màn hình hiển thị" là “Bài tập kéo thả chữ”, rồi nhấn nút “Tiếp tục”. Màn hình nhập liệu cho bài tập kéo thả chữ hiện ra, nhập các tham số như sau: Để nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||<từ được chọn>||. Sau khi chọn từ bằng bất kỳ cách nào, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu || đi là được. Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm. Đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 35 Trong đó:  Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách.  Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.  Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập. Với cách nhập liệu như trên VIOLET sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ như hình dưới đây. Bài tập kéo thả chữ Ví dụ 8: Bài tập điền khuyết Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" (vào menu Nội dung  mục Sửa đổi thông tin  Nhấn “Tiếp tục”  Chọn kiểu “Điền khuyết”  Nhấn nút “Đồng ý”). Các từ phương án lúc này sẽ không được hiện ra ngay từ đầu. Người dùng khi click chuột vào các ô trống của bài tập thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu cho phép nhập phương án đúng vào. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 36 Bài tập điền khuyết Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ. Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên. 1.4.3. Vẽ đồ thị hàm số Chức năng này cho phép vẽ đồ thị hàm số theo 2 dạng: Đồ thị hàm số y = f(x) và đồ thị hàm phụ thuộc tham số x = X(t) và y = Y(t). Khi nhập các hàm số, ngoài biến số, có thể sử dụng các tham số a và b. Các tham số này sẽ được nhập một giá trị hoặc một khoảng giá trị. Nếu là một khoảng thì khi vẽ đồ thị, hình dạng đồ thị sẽ thay đổi theo sự biến đổi của các tham số từ giá trị thứ nhất đến giá trị thứ hai. Vào menu: Nội dung  Thêm đề mục, nhập tên chủ đề và tên mục, chọn loại màn hình “Vẽ đồ thị hàm số”, rồi nhấn “Tiếp tục”, màn hình nhập liệu sau sẽ hiện ra: Chú ý: nhập chuỗi ký tự biểu diễn hàm số phải theo đúng quy tắc:  Toán tử: cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/), lũy thừa (^)  Toán hạng: số, tham số, biến số (x, t), hằng số (pi, e)  Các hàm số: sin, cos, tg, cotg, arcsin, arccos, arctg, arccotg, ln, abs (giá trị tuyệt đối), sqrt (căn bậc hai). Chẳng hạn để vẽ đồ thị hàm số y = 2x2 - 4x + 1 ta phải gõ 2*x^2 - 4*x + 1 Ví dụ các hàm số khác:  x + 1/x  (x-2) * (x-1) * x * (x+1) * (x+2)  sin(pi*x) / x  e^(2/x) Ví dụ 5: Để vẽ đồ thị y = ax2 + bx + c, ta phải gán giá trị cho các hệ số, nên chọn hệ số a có cả giá trị âm và dương để học sinh có thể quan sát được khi a 0 quay bề lõm lên trên, a = 0 đồ thị là đường thẳng. Trong bảng nhập liệu đồ thị, chọn Đồ thị hàm số y = f(x) Nhập hàm số a*x^2 + b*x + c Nhập giá trị a = -1  1; b = -1  2; c = 0  2. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 37 Sau khi nhập hàm số và các tham số như trên, nhấn nút "Đồng ý", chương trình sẽ vẽ một đồ thị Parabol có bề lõm quay xuống dưới, nhấn vào nút Play , đồ thị sẽ biến đổi thành đường thẳng rồi thành đường Parabol có bề lõm quay lên trên: Ví dụ 6: Đồ thị của hàm phụ thuộc tham số:      t)*cos(at)*sin(b y t)*cos(bt)*sin(a x (t = 02) Với tham số b = 1, còn tham số a chạy từ 0  4, ta sẽ có một đồ thị biến đổi từ đường tròn, đoạn thẳng, hoa 3 cánh, hoa 4 cánh và cuối cùng là hoa 5 cánh như hình dưới đây. Các đồ thị của các hàm phụ thuộc tham số thường có hình dạng rất đẹp, lạ mắt. Bạn hoàn toàn có thể tự phát minh ra rất nhiều dạng đồ thị hấp dẫn bằng cách thử các hàm số khác. Ví dụ đồ thị      t)*cos(a*t)*sin(b y t)*cos(bt)*sin(a x (t = 02) với các tham số b = 1, a = 4, đồ thị sẽ có hình dạng một bông hoa sen trông rất đẹp. 1.5. Các chức năng khác xử lý mục dữ liệu Sau khi tạo xong một mục dữ liệu, nếu muốn sửa lại thì vào menu Nội dungSửa đổi thông tin, hoặc nhấn F6, hoặc click đúp vào mục cần sửa đều được. Nếu muốn xóa mục, ta chọn mục rồi vào Nội dungXóa đề mục hoặc nhấn phím Delete. Sau khi tạo xong một hoặc một số đề mục, có thể phóng to bài giảng ra toàn màn hình để xem cho rõ bằng cách nhấn phím F9 (hoặc vào menu Hiển thịXem toàn bộ). Sau đó nhấn tiếp F9 hoặc nút Close trên bài giảng để thu nhỏ trở lại. Khi bài giảng đang phóng to toàn màn hình, người dùng vẫn có thể gọi được các chức năng khác của phần mềm bằng các phím tắt. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 38 1.6. Chức năng chọn trang bìa 1.6.1. Trang bìa Về nội dung thông tin, trang bìa của là trang giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng dạy, tên người soạn bài giảng,...). Về hình thức, đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung phóng to toàn màn hình). Khi mới bắt đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện trang bìa. Khi giáo viên bắt đầu dạy bằng phần mềm thì chỉ cần click chuột, lúc đấy nội dung bài giảng mới hiện ra. 1.6.2. Cách tạo trang bìa: Vào menu Hiển thịChọn trang bìa, sau đó chọn 1 trong 2 loại trang bìa là dữ liệu hình ảnh và dữ liệu văn bản nhiều định dạng. Ví dụ: Để tạo ra một trang bìa như hình trên ta làm như sau:  Chọn loại màn hình hiển thị là dữ liệu hình ảnh,... nhấn nút Next (tiếp tục) để vào tiếp màn hình soạn trang bìa.  Nhấn nút “Thêm ảnh” để đưa bức ảnh nền vào, click vào ảnh, click tiếp nút để hiện bảng thuộc tính của ảnh, và điều chỉnh độ sáng lên cao để cho tấm ảnh trông mờ đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên).  Sau đó “Thêm chữ” và thay đổi vị trí, định dạng và các thuộc tính của chữ để được màn hình trang bìa như trên.  Nhấn “Đồng ý”. Đối với các trang bìa không có ảnh, ta nên dùng loại màn hình “Văn bản nhiều định dạng” thì dễ căn chỉnh và thay đổi thuộc tính chữ hơn. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 39 1.7. Đóng gói phần mềm bài giảng Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng  Đóng gói (phím tắt F4) chọn Xuất ra file chạy (EXE). Chức năng này sẽ xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình VIOLET. Nếu đóng gói dạng: Xuất ra dạng HTML, phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web, và có thể đưa lên Website của trường, Website cá nhân hoặc một hệ thống E-learning nào đó. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm hay CD. 1.8. Sử dụng Trợ giúp Có hai cách sử dụng Trợ giúp trong VIOLET: 1) Vào menu Trợ giúpTrợ giúp sau đó có thể lần lượt đọc qua các phần hoặc có thể tìm kiếm, truy cập đến đúng phần cần thiết. 2) Khi cần trợ giúp phần nào, hãy mở màn hình của phần đó ra (ví dụ màn hình đóng gói, màn hình tạo bài tập trắc nghiệm, ô chữ,) rồi nhấn phím F1, phần trợ giúp sẽ được mở ra với nội dung tương ứng với màn hình hiện hành. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 40 2. Phụ lục: Sử dụng video trong VIOLET 2.1. Sự cần thiết của việc sử dụng Video trong tạo bài giảng Trong xu hướng tạo bài giảng điện tử hiện nay, việc sử dụng các đoạn phim (video) đang ngày càng trở nên phổ biến vì: - Video là tư liệu bài giảng có hiệu quả hơn nhiều so với một bức ảnh tĩnh vì nó phản ánh trung thực các đối tượng thực tế, tạo được sự chắc chắn và khách quan của tư liệu đối với người học, mặt khác lại làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. - Băng từ, đĩa CD tư liệu có thể dễ dàng tìm kiếm ở các hãng phim, các đại lý phát hành băng đĩa hoặc các nhà quay phim tự do. - Các thiết bị quay phim cũng bắt đầu phổ dụng với những máy quay phim cỡ nhỏ, máy ảnh số, máy điện thoại di động, máy vi tính bỏ túi,... mà bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện việc đi quay các đoạn phim tư liệu cho bài giảng bằng các thiết bị của mình, của nhà trường hoặc đi thuê, đi mượn. Tuy nhiên, không phải công cụ tạo bài giảng nào cũng cho phép sử dụng video dễ dàng. Ví dụ: MS Powerpoint, là công cụ có cho phép nhập âm thanh và video, tuy nhiên người dùng không thể điều chỉnh các thông số của video, hoặc cũng không thể điều chỉnh được quá trình trình chiếu của video khi nó đang thực hiện. 2.2. Sử dụng video trong VIOLET VIOLET cho phép nhập và hiển thị các dữ video, ngoài ra còn cho phép chỉnh sửa được nhiều thuộc tính khác nữa. Tuy nhiên, vì được phát triển trên nền Macromedia nên để nhập video vào VIOLET, ta chỉ có thể sử dụng định dạng phim Flash Video (*.FLV)(1). Đối với các định dạng khác như AVI, MPEG, WMV,... thì phải sử dụng công cụ chuyển đổi sang FLV là Flash Video Exporter 1.2 (2). Flash Video Exporter được sử dụng thông qua một phần mềm xử lý phim có hỗ trợ QuickTime (một định dạng phim chuẩn của máy tính). Ở đây, chúng tôi sử dụng QuickTime Player 6.52. Bộ cài của hai phần mềm Flash Video Exporter 1.2 và QuickTime Player 6.52 đều được copy kèm theo đĩa CD VIOLET 1.0. 2.2.1. Cài đặt công cụ QuickTime Player và Flash Video Exporter Chạy file QuickTimeFullInstaller.exe trên đĩa CD. Nếu không có đĩa CD, có thể download file này tại địa chỉ: Chạy file Flash_Video_Exporter.exe trên đĩa CD. Nếu không có đĩa CD, hãy download file tại địa chỉ dưới đây, rồi giải nén thì sẽ có file Flash_Video_Exporter.exe. Các quá trình cài đặt, chỉ cần nhấn nút Next (tiếp tục) và Yes (có), cho đến khi nhấn nút Finish (kết thúc) là xong. 2.2.2. Cách sử dụng Chạy QuickTime Player 6.52, vào mục File  Open Movie... và mở một file video. 1 Về định dạng Flash Video, bạn có thể tham khảo một bài báo điện tử tại địa chỉ sau: thegioiso/2004/08/228507/, hoặc phần giới thiệu bằng tiếng Anh của hãng Macromedia về FLV và các kỹ thuật liên quan tại địa chỉ: 2 Theo giới thiệu của hãng Macromedia (hãng sản xuất Macromedia Flash) thì ngoài Flash Video Exporter 1.2, còn có thể dùng Sorenson Speeze 4.0 để chuyển đổi các định dạng file phim khác nhau về định dạng FLV. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của chúng tôi thì nên dùng công cụ thứ nhất Flash Video Exporter vì nó là công cụ chuẩn của chính hãng Macromedia nên chất lượng có thể đảm bảo 100%. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 41 Sau khi mở xong, vào mục File  Export... Trong hộp chọn Export (thứ 2 từ dưới lên) chọn Movie to Macromedia Flash Video (FLV). Nhấn nút “Option” (các lựa chọn) ở bên cạnh, bảng nhập liệu sau sẽ hiện ra: Bạn nên chọn các tham số như trên hình vẽ để có chất lượng phim cao (trong trường hợp lưu bài giảng trên đĩa cứng hoặc đĩa CD). Còn đối với các bài giảng đưa lên Web thì ta phải thay đổi các tham số (nhất các là tham số Quality và Limit data rate) để làm giảm kích thước của file phim xuống. Bạn chỉ cần điều chỉnh 1 trong 2 thuộc tính Quality và Limit data rate là được vì chúng liên quan đến nhau.  Quality (chất lượng): Có 3 mức High (cao), Medium (trung bình) và Low (thấp). Ứng với mỗi mức Quality sẽ có một giá trị Limit data rate nhất định. Nếu bài giảng của bạn không đưa lên Web thì cứ yên tâm chọn Quality là mức High.  Limit data rate (giới hạn tỷ lệ dữ liệu): là số lượng dữ liệu (tính bằng kbyte hoặc kbit) dành cho 1 giây phim. Nếu mức Quality là High vẫn chưa làm bạn thỏa mãn về chất lượng phim thì bạn sẽ phải tự thiết lập Limit data rate. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nên chọn giá trị cho thuộc tính này là khoảng gấp 1,5  2 lần giá trị của chính nó khi ta chọn mức Quality là High. Nếu chọn thấp thì chất lượng hình ảnh kém, nếu chọn cao quá thì file xuất ra lớn không cần thiết. Sau khi chọn các tham số của Flash Video trong hộp Option, nhấn OK để trở về màn hình Export, nhấn Save để bắt đầu chuyển file video sang định dạng FLV. Lưu ý là quá trình chuyển này khá lâu, với những file video lớn có thể mất tới vài giờ. 2.3. Một số chú ý khác 2.3.1. Chuyển đổi sang FLV bằng công cụ Macromedia Flash Nếu máy tính đã cài Macromedia FlashMX thì có thể thực hiện việc chuyển đổi các file video sang dạng FLV bằng chương trình này. Các thao tác chuyển đổi như sau: Vào menu File  New Vào menu File  Import... và chọn một file phim (avi, mpg, mov, wmv,...). Bảng sau sẽ hiện ra, chọn các tham số như hình dưới đây: Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 42 Tham số Quality có thể điều chỉnh cho hợp lý giữa chất lượng phim và kích thước file phim. Để Quality bằng 90 như trên là ưu tiên chất lượng cao, phù hợp với các bài giảng không chạy trên Internet. Vào menu Windows  Library (hoặc nhấn F11) để hiện cửa sổ Library. Click phải chuột lên tên đoạn phim trong cửa số Library này, rồi chọn Properties. Bảng thuộc tính của phim hiện ra như sau: Nhấn vào Nút Export, bảng Save As sẽ hiện ra, bạn hãy đặt tên cho file FLV, chọn đường dẫn và cuối cùng nhấn nút Save. 2.3.2. Sử dụng các định dạng FLV phiên bản cũ trong VIOLET Nếu sử dụng Flash Video Exporter 1.0 hoặc dùng Macromedia Flash(3) mà không cài Flash Video Exporter 1.2 thì file FLV xuất ra sẽ có định dạng FLV 1.0(4). Đối với các file FLV này thì nó không chứa thông tin về độ dài của đoạn phim, vì thế có thể sẽ không sử dụng được thanh điều khiển khi đang trình chiếu phim. Trong trường hợp này, sau khi nhập video vào VIOLET, ngay tại màn hình soạn thảo, bạn phải chạy hết cả đoạn phim (chờ cho đến khi kết thúc phim và các chỉ số thời gian dừng hẳn lại), thì các lần sau đó mới có thể sử dụng được thanh điều khiển. 2.4. Sử dụng phối hợp phần mềm PowerPoint với phần mềm VIOLET Như chúng tôi đã trình bày ở trên, việc sử dụng VIOLET không dẽ dàng và thuận tiện như Powerpoint, tuy nhiên VIOLET cho phép tạo hệ thống bài tập trực tuyến rất mạnh, do vậy có thể kết hợp việc sử dụng hai phần mềm này như sau. - Biên soạn nội dung chủ yếu bằng PowerPoint 3 Nếu sử dụng Macromedia Flash 7.2 (bản chính thức, không phải bản update) thì định đạng FLV mặc định đã là 1.2 rồi. Vì thế không cần phải cài Flash Video Exporter 1.2 nữa. 4 cung cấp công cụ flv-duration1.1 chuyển FLV 1.0 thành FLV 1.1 có chứa thông tin về độ dài phim. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 43 - Sử dụng phần mềm VIOLET để biên soạn phần bài tập hỗ trợ sau đó xuất thành tập tin exe. - Sử dụng HyperLink để liên kết giữa PowerPoint với hệ thống bài tập đã xây dựng bằng VIOLET Phụ lục 2: Bảng ký hiệu và cách gõ chuẩn LaTex Các ký tự Hi lạp Nhập KQ alpha α beta β chi χ delta δ Delta Δ epsilon ε varepsilon ɛ eta η gamma γ Gamma Γ iota ι kappa κ lambda λ Lambda Λ mu µ nu ν omega ω Omega Ω phi φ varphi ϕ Phi Φ pi π Pi Π psi ψ rho ρ sigma σ Sigma Σ Tau τ theta θ vartheta ϑ Theta Θ upsilon υ Xi ξ Xi Ξ zeta ζ Các toán tử Nhập KQ Sqrt rootn(a) n a + + - - * ⋅ ** ⋆ // / \\ \ Xx × -: ÷ @ ∘ o+ ⊕ Ox ⊗ o. ⊙ Sum ∑ Prod ∏ ^^ ∧ ^^^ ⋀ Vv ∨ Vvv ⋁ Nn ∩ Nnn ⋂ Uu ∪ Uuu ⋃ Các ký tự quan hệ Nhập KQ = = != ≠ < < > > <= ≤ >= ≥ -< ≺ >- ≻ In ∈ !in ∉ Sub ⊂ Sup ⊃ Sube ⊆ Supe ⊇ -= ≡ ~= ≅ ~~ ≈ Prop ∝ Các loại dấu ngoặc Nhập KQ ( ( ) ) [ [ ] ] { { } } Ký tự mũi tên Nhập KQ uarr ↑ darr ↓ rarr → -> → Các hàm chuẩn Nhập KQ Sin Sin Cos Cos Tan Tan Csc Csc Các ký hiệu khác Nhập KQ a^n an a_n an a/n n a Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 44 |-> ↦ larr ← harr ↔ rArr ⇒ lArr ⇐ hArr ⇔ Các ký hiệu logic Nhập KQ and and Or or Not ¬ => ⇒ If if Iff ⇔ AA ∀ EE ∃ _|_ ⊥ TT ⊤ |- ⊢ |= ⊨ Sec Sec Cot Cot Sinh Sinh Cosh Cosh Tanh Tanh Log Log Ln Ln Det Det Dim Dim Lim Lim Mod Mod Gcd Gcd Lcm Lcm Min Min Max Max Các ký hiệu ở trên Nhập KQ hat x x^ bar x x¯ ul x x̲ vec x X→ dot x x. ddot x x.. int ∫ oint ∮ del ∂ grad ∇ +- ± O/ ∅ oo ∞ aleph ℵ |...| |...| |cdots| | |⋯ vdots ⋮ ddots ⋱ |\ | | | |quad| | | diamond ⋄ square □ |_ ⌊ _| ⌊ |~ ⌊ ~| ⌊ Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 45 PHẦN MỀM ORBITAL VIEWER 1. Giới thiệu: Đây là phần mềm miễn phí minh họa các obitan nguyên tử khi biết các số lượng tử: n, l, m.., được viết bởi David Manthey có kích thước rất bé (590 KB), có thể dowload tại Website: 2. Khởi động chương trình: Sau khi cài đặt, khởi động chương trình bằng cách nhắp chuột chọn Start>Programs> Orbital Viewer> Orbital Vaiewer, hoặc nhắp đúp vào biểu tượng của chương trình. Hình 1: Khởi động chương trình Hình 2: Màn hình khởi động của chương trình 3. Ví dụ: Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 46 Chọn Mene File>New (Ctrl+N) để bắt đầu chương trình. Hình 3: Bắt đầu chương trình từ File>New Khi đó chương trình sẽ đưa ra hình dạng một obitan mặc định là Obital 4f của nguyên tử hidro (hình 5) tương ứng với các số lượng tử (theo hình 4): Hình 4: Cửa sổ thiết lập thông số ban đầu (mặc định) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 47 Hình 5: Obitan 4f của nguyên tử hidro dạng polygon Đưa chuột vào obitan và rê chuột theo các hướng ta sẽ nhìn được hình dạng obitan ở các vị trí khác nhau trong không gian lập thể (3 chiều) Hình 6: Obitan 4f của nguyên tử hidro dạng polygon ở góc nhìn khác Hình dạng obitan luôn được biểu diễn mặc định dưới dạng polygon. Có thể thay đổi cách biễu diễn này băng cách chọn Display>Render Option (hoặc phím R) hoặc biểu tượng trên thanh công cụ. Hình 7: Thay đổi mặc định biểu diễn obitan Khi đó xuất hiện hộp thoại Rendering method Hình 8: Hộp thoại Rendering method để chọn cách biểu diễn Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 48 Tùy theo yêu cầu biểu diễn để chọn cách biểu diễn khác nhau, ví dụ biểu diễn obitan bằng các điểm ta chọn points. Hình 9: Lựa chọn biểu diễn obitan nguyên tử bằng các điểm Hình 10: Biểu diễn obitan nguyên tử bằng các điểm Để thay đổi số điểm trong obitan ta chọn menu Display>Point Option (hoặc phím P) hoặc biểu tượng trên thanh công cụ, sau khi thay đổi nhấn Done để xác nhận. Hình 11: Chọn số điểm từ hộp thoại Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 49 Hình 12: Biểu diễn obitan nguyên tử bằng số lượng lớn các điểm Muốn thay các thông số lượng tử, ta chọn tư menu Display>orbital hay biểu tượng trên thanh công cụ H×nh 13: Thay ®æi c¸c th«ng sè cho obitan Để lưu lại tập tin chọn từ Menu File>Save, chương trình cho phép lưu tập tin dưới nhiều dạng khác nhau như *.orb, *.bmp và đặc biệt là dạng thực tế ảo *.vrl hay dạng phim *.avi PHẦN MỀM MÔ PHỎNG CHUẨN ĐỘ (TITRATION) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 50 1. Giới thiệu: Đây là chương trình mô phỏng chuẩn độ axit-bazơ đơn giản do 2 tác giả là Robert J.Lancashire (Jamaica) và Andrew G. Booth (Anh) thực hiện với kích thước rất bé (98KB). 2. Khởi động chương trình: Chương trình không cần cài đặt, để khởi động chương trình ta nhắp đúp vào biểu tượng titration: 3. Màn hình của chương trình: Hình 1: Màn hình làm việc của chương trình Titrations 4. Làm việc với chương trình: Bước 1: Chọn menu Titration>Reactant để thiết lập tham số cho quá trình chuẩn độ. §å thÞ vÒ ®­êng cong chuÈn ®é 1. 2. §å thÞ cña ®­êng cong chuÈn ®é Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 51 2.4.1. Hình 2: Thiết lập tham số đầu tiên cho quá trình chuẩn độ Bước 2: Chọn chuẩn độ theo yêu cầu: Lựa chọn chuẩn độ trong bảng Titrate, rồi nhấn OK để chấp nhận VD: chuẩn độ axit mạnh với bazơ mạnh (strong acid with strong base) Hình 3: Lựa chọn chất chuẩn độ Bước 3: Chọn nồng độ mol của axit và bazơ (gõ từ bàn phím) Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 52 Hình 4: Chọn nồng độ chất chuẩn độ Bước 4: Nhắp chuột trái liên tục vào biểu tượng khóa buret sẽ thu được đường cong chuẩn độ ở bên phải, tuy nhiên vì dung dịch chuẩn độ không được khuấy đều nên ta thu được đường cong chuẩn độ không đạt yêu cầu Hình 5: Đường cong chuẩn độ không phù hợp Để khuấy đều dung dịch chuẩn độ ta nhắp chuột phải vào biểu tượng cá từ để mở máy khuấy từ, khi đó ta sẽ thu được đồ thị về đường cong chuẩn độ phù hợp. Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 53 2.4.2. Hình 6: Đường cong chuẩn độ phù hợp Bước 5: Chọn đồ thị như trong thực tế (Chọn menu Option>show Grid) 2.4.3. Hình 7: Đường cong chuẩn độ trong lưới Bước 6: Lấy số liệu để xử lí- chọn Menu Results>copy data as text sau đó paste vào Wordđể lấy số liệu xử lí, khi đó ta có bảng số liệu như hình 8. Concentration of strong acid (in burette) = 0.1M Concentration of strong base (in beaker) = 0.1M Burette pH 2.40 13.00 2.89 12.98 3.43 12.96 7.88 12.81 46.92 1.55 Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 54 Hình 8: Lấy số liệu xử lí kết quả Bước 7: Copy đồ thị của đường cong chuẩn độ Chộn Menu Results>copy graph as picture sau đó paste vào Word Hình 9: Đồ thị biểu diễn kết quả chuẩn độ Hình 9: Đồ thị biểu diễn kết quả chuẩn độ a/ Lắp đặt projector Việc lắp đặt máy chiếu số liệu (data projector) tùy thuộc kiểu máy nhưng có những nét chung cần lưu ý như sau - Không nối với nguồn điện và công tắc nguồn của máy phải ở vị trí OFF trước khi thao tác. - Kiểm tra điện thế lưới có phù hợp với điện thế hoạt động của máy hay không. - Cẩn thận khi cắm các cáp nối sao cho đúng chiều để không gây ra những hư hỏng vật lý mà nhiều khi không thể sữa chữa được p H volume (cm³) Titration of strong base (25 cm³) with strong acid. 10 20 30 40 50 0 2 4 6 8 10 12 14 Tin học ứng dụng trong giảng dạy hoá học 55 b/ An toàn chung khi sử dụng - Nếu để văng chất lỏng vào máy cần cắt điện ngay và chuyển đến nơi bảo hành để kỹ thuật viên xem xét. - Nếu không sử dụng trong vài ngày, cần rút dây cắm của máy chiếu ra khỏi ổ điện. - Không nhìn vào ống đèn chiếu khi máy đang hoạt động vì có thể hỏng mắt do cường độ ánh sáng quá lớn c/ Sử dụng máychiếu thế nào để có hình ảnh tốt nhất (rõ nét và đẹp) - Không nên chiếu sáng mạnh ở vùng đặt màn hình vì ảnh chiếu sẽ không rõ nét - Nên chiếu sáng vừa đủ bằng đèn âm trần hoặc có thể sử dụng đèn chính sáng bằng công tắc chỉnh sáng (dimmer switch) - Không cho phép ánh sáng mạnh ở phía đối diện với màn ảnh . Nếu có của sổ, cửa ra vào cần đóng lại hoặc che sáng nếu là cửa kính - Sàn và tường của phòng chiếu không nên sử dụng vật liệu phản chiếu ánh sáng (quá bóng). d/ Chế độ thông gió - Không che chắc các chỗ thông gió của máy - Khi Tắt máy vẫn giữ nguyên dây cắm tại ổ điện để quạt làmmát máy chiếu tiếp tục hạt động để giải nhiệt. Sau khoảng 3-10 phút khi quạt ngừng mới được rút dây cắm khỏi nguồn e/ Vị trí đặt máy - Tùy thuộc loại máy có ống kính với khả năng chỉnh tiêu cự khác nhau mà có thể xác định vị trí dặt màn hình ở trước hay sau màn chiếu , đặt ở thấp hay ở trên cao. - Khoảng cách giữa máy chiếu Sony VPL- CS1 với màn chiếu khoảng 2- 4m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tin_trong_hoa_104.pdf
Tài liệu liên quan