Tài liệu Sinh hoạt Đảng - Chuyên đề: Nêu cao tinh thần trách nhiệm

1. Nêu cao tinh thần trách nhiệm: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Người khẳng định nghề nào cũng vinh quang và việc gì cũng phải cố gắng, chuyên tâm, không chủ quan, đại khái. Sinh thời, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm; đó là, khi được Đảng, cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải “có gan phụ trách”, dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân, làm việc cẩu thả, chậm chạp, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy, vv . là không có tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".

doc4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Sinh hoạt Đảng - Chuyên đề: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG ỦY Y TẾ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ DÂN SỐ *** Ngã Năm, ngày 25 tháng 03 năm 2015 SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ “Nêu cao tinh thần trách nhiệm” 1. Nêu cao tinh thần trách nhiệm: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Người khẳng định nghề nào cũng vinh quang và việc gì cũng phải cố gắng, chuyên tâm, không chủ quan, đại khái. Sinh thời, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, công chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm; đó là, khi được Đảng, cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải “có gan phụ trách”, dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân, làm việc cẩu thả, chậm chạp, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy, vv ... là không có tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập, tự do và vì hạnh phúc nhân dân. Những hoạt động của Người ngay trong thời gian tìm đường cứu nước (1911-1920) là công việc tự giác, là trách nhiệm của một người dân đối với Tổ quốc, đối với nhân dân. Sau khi tìm được con đường cứu nước, Người tự xác định trách nhiệm thức tỉnh dân tộc Việt Nam về nhiệm vụ và con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong thời gian nhận công tác tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người trăn trở, sốt ruột về tình trạng “không hoạt động”, coi đó là một tình cảnh đau buồn, vì “như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”. Người sốt sắng nêu yêu cầu được hoạt động, mong muốn nhanh chóng được trở về nước cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng.                                                                          Từ sau năm 1945, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Người đã tự xác định cho mình trách nhiệm người công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trách nhiệm nặng nề của người lãnh đạo cao nhất. Người xác định trách nhiệm quan trọng nhất là cùng với Đảng với dân bảo vệ được nền độc lập dân tộc mới giành được, để xây dựng đất nước, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong quan hệ với nhà nước và nhân dân, Người nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là nhận sự ủy thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được Tổ quốc giao phó "cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận" nhằm làm cho "nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Cuộc đời của Bác là cuộc đời của một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, nghĩ gì, làm gì cũng từ trách nhiệm vì nước vì dân" Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Về việc riêng, tổng kết cuộc đời của mình, Bác nói mấy câu giản dị mà hàm súc như vậy trong Di chúc. Trong lãnh đạo cách mạng, có lúc Đảng phạm sai lầm, khuyết điểm. Trước khuyết điểm đó, Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần dám chịu trách nhiệm, không né tránh, thay mặt Đảng, Nhà nước xin lỗi nhân dân. Về đời tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh mồ côi mẹ năm lên 9 tuổi, ở với cha đến năm 19 tuổi thì Người từ biệt cha, ra đi tìm đường cứu nước. Khi nghe tin ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột của Bác) mất, không có điều kiện về chịu tang, Người gửi điện: "Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường xá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà để lo việc nước" vv... 2. Ý nghĩa việc nêu cao tinh thần trách nhiệm: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cơ quan cần phải: Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ trách nhiệm chung, mỗi cán bộ công chức phải hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao. Đặc biệt chú ý trong tiếp xúc, nắm tâm tư, tình cảm của nhân dân. Cần nhận thức sâu sắc rằng, công chức không phải chỉ là một chức danh mà là một sứ mệnh. Sứ mệnh phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức là những người tiêu biểu, tiên tiến trong nhân dân, phải nêu gương trước nhân dân. Muốn thực hiện tốt tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức đối với Tổ quốc, với nhân dân không thể tách rời cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chống thói vô cảm trước những vất vả, khó khăn của nhân dân. Cụ thể hóa những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cơ quan phải xác định rõ cách thức và mức độ thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân thông qua nhiệm vụ cụ thể, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ðó chính là yêu cầu cụ thể hóa thực hiện chuẩn mực đạo đức "bản lĩnh, trung thực, tận tụy, kỷ cương, gương mẫu" của cơ quan đã đề ra. 3. Thực trạng của việc nêu cao tinh thần trách nhiệm: Trong những năm qua, Chi bộ và lãnh đạo Trung tâm Dân Số - kế hoạch hóa gia đình đã thường xuyên chỉ đạo đảng viên, cán bộ, công chức cơ quan nói, viết và làm đúng theo chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định, quy chế của cơ quan; chỉ đạo các ban chuyên môn bám sát chức năng, nhiệm vụ, chủ động tham mưu, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và triển khai các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh theo chỉ đạo của cấp trên; triển khai thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan liên hệ việc thực hiện nội dung đăng ký; rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện chuẩn mực đạo đức "bản lĩnh, trung thực, tận tụy, kỷ cương, gương mẫu". Sinh hoạt Chi bộ và họp cơ quan định kỳ, Chi bộ, lãnh đạo Trung Tâm đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các ban chuyên môn và đảng viên, cán bộ, viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Vì vậy, đa số cán bộ, viên chức cơ quan đều an tâm công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI), Chi bộ đã xác định những khuyết điểm yếu kém của tập thể Chi bộ và cá nhân đảng viên được chỉ ra qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2014 để đưa vào chương trình công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ năm 2015; các đảng viên đã liên hệ những yếu kém chỉ ra để đưa vào kế hoạch khắc phục của bản thân gắn với chức trách, nhiệm vụ chuyên môn của từng người. Những khuyết điểm, hạn chế được chỉ ra qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được khắc phục một bước, đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát huy tính tự giác của đảng viên, cán bộ, viên chức cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; tác phong, tinh thần làm việc của các đồng chí đảng viên, cán bộ, viên chức tốt hơn. Những kết quả trên góp phần xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, qua thực hiện, việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn có lúc chất lượng chưa cao; có việc còn chậm tiến độ. Có bộ phận chưa thực sự thể hiện hết trách nhiệm trong triển khai công việc chung. Một số cán bộ, viên chức chưa chịu khó học hỏi, nghiên cứu để nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu; chưa chủ động triển khai nhiệm vụ và chưa thể hiện rõ trách nhiệm của bản thân đối với công việc được giao; việc chấp hành quy chế, quy định của cơ quan; ý thức thực hành tiết kiệm; việc sử dụng, giữ gìn và bảo quản các tài sản chung chưa tốt. 4. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, viên chức cơ quan theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, viên chức cơ quan theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cùng với các giải pháp đã được đề ra sau khi sinh hoạt chuyên đề " Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" về đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong Chi bộ, cơ quan Trung tâm DS-KHHGĐ, trong thời gian tới tập trung làm tốt một số nội dung sau: 1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XI), Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư (khoá XI) “về thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi cá nhân tự soi rọi và tự giác, nhanh chóng khắc phục những khuyết điểm đã được chỉ ra qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI)”. 2. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo Trung tâm, các bộ phận chuyên môn phải xác định việc nêu cao tinh thần trách nhiệm là tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao; là nhiệm vụ hằng ngày và là nội dung quan trọng trong sinh hoạt hằng tháng của chi bộ, cơ quan. 3. Cán bộ, đảng viên, viên chức cơ quan phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, làm việc có nguyên tắc, kỷ cương. Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 4. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương về nêu cao tinh thần trách nhiệm để quần chúng trong cơ quan làm theo. Trong thực hiện nhiệm vụ phải chủ động, tích cực, tự giác, thực sự cầu thị, trung thực, chân thành, công tâm; không né tránh, chạy theo thành tích; nhận và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về chất lượng công tác tham mưu của mình. 5. Cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Thực hiện tốt chế độ, nề nếp sinh hoạt đảng; chấp hành tốt các nội quy, quy định, quy chế của cơ quan. 6. Tăng cường giáo dục để đảng viên, viên chức hiểu đúng và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Người soạn chuyên đề Đoàn Quốc Trạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_2015_3373_1784148.doc
Tài liệu liên quan