Quản lí hí hành chính nhà nước & Quản lí giáo dục

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. -      Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng. -      Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

ppt91 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 5789 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lí hí hành chính nhà nước & Quản lí giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ông là ai? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đúng Sai Vụ trưởng vụ giáo dục mầm non Phạm Vũ Luận Nguyễn Bá Minh Lê Thanh Cung Dương Thế Phương Bộ trưởng bộ giáo dục Chủ tịch tỉnh Bình Dương Giám đốc sở giáo dục Bình Dương: Sai Đúng 1. Quản lí Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. I. KHÁI NIỆM QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2. Quản lí nhà nước Quản lí nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực Nhà nước 3. Hành chính nhà nước Hành chính là hoạt động quản lí nhà nước, trong đó cơ quan quyền lực nhà nước tác động lên các đối tượng quản lí (cơ quan, tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực hành pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại quản lí hành chính nhà nước do các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện. 4. Nền hành chính nhà nước Một là, hệ thống thể chế quản lí xã hội theo Pháp luật Hai là, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Ba là, đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước, chế độ công vụ và quy chế công chức, các quy định về hệ thống ngạch, bậc, tiêu chuẩn chức danh và chế độ tiền lương, các quy chế bổ nhiệm, tuyển dụng, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, đãi ngộ… 1.5. Quản lí hành chính Nhà nước Quản lí hành chính nhà nước là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp để quản lí, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Ba nội dung chính của khái niệm quản lí hành chính nhà nước: Một là, quản lí hành chính nhà nước với tư cách là quyền lực nhà nước Hai là, quản lí hành chính nhà nước với tư cách là hoạt động thực tiễn hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân Ba là, quản lí hành chính nhà nước, với tư cách là pháp nhân công pháp 2. NHỮNG TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị Tính pháp luật Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi Tính chuyên môn hoá nghiệp vụ cao Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ Tính không vụ lợi Tính nhân đạo Ba giá trị cốt lõi của quản lí nhà nước ở nước ta Quản lí nhà nước được tiến hành trong điều kiện hệ thống trị một Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Quản lí nhà nước được thực hiện trong một cơ cấu quyền lực nhà nước thống nhất không phân chia, nhưng có sự phân công hợp lí giữa ba quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Quản lí nhà nước được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. 3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Dựa vào dân, do dân và vì dân. Quản lí theo Pháp luật. Tập trung dân chủ. Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng. Kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ. Phân biệt quản lí nhà nước với quản lísản xuất kinh doanh. Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán. 4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Quản lí hành chính nhà nước về kinh tế, văn hoá xã hội Quản lí hành chính nhà nước về an ninh, quốc phòng Quản lí hành chính nhà nước về ngoại giao Quản lí hành chính nhà nước về ngân hàng, tài chính ngân sách nhà nước, kế toán, kiểm toán, quản lí tài sản công, thị trường chứng khoán Quản lí hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường Quản lí hành chính nhà nước về các nguồn nhân lực Quản lí hành chính nhà nước về công tác tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước về quy chế, chế độ, chính sách về công vụ, công chức nhà nước Quản lí hành chính nhà nước về phát triển công nghệ tin học trong hoạt động quản lí hành chính 5. CÔNG CỤ (PHƯƠNG TIỆN), HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 5.1. Các công cụ (phương tiện) của quản lí hành chính nhà nước Công sở Công vụ và công chức Công sản Quyết định quản lí hành chính nhà nước 5.2. Hình thức quản lí hành chính nhà nước Ra văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính Hội nghị Hoạt động thông tin điều hành bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại 5.3. Phương pháp quản lí hành chính 5.3.1. Các phương pháp của khoa học khác được cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong công tác quản lí: – Phương pháp kế hoạch hóa – Phương pháp thống kê – Phương pháp toán học hóa – Phương pháp tâm lí – xã hội học – Phương pháp sinh lí học 5.3.2. Phương pháp của quản lí hành chính – Phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức – Phương pháp tổ chức – Phương pháp kinh tế – Phương pháp hành chính Tất cả các phương pháp quản lí hành chính nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. PHẦN 2: QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Khái niệm Quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự quản lí của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lí giáo dục từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho công dân. 1.2. Tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 1.2.1. Tính chất của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo Tính lệ thuộc vào chính trị: Tính xã hội: Tính pháp quyền: Tính chuyên môn nghiệp vụ: Tính hiệu lực, hiệu quả 1.2.2. Đặc điểm của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 1.2.2.1. Đặc điểm kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong các hoạt động quản lí giáo dục Hành chính giáo dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do nhà nước ủy quyền, thay mặt nhà nước triển khai sự nghiệp giáo dục và vào tạo và điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn nhằm bảo đảm các quy định, quy chế về giáo dục và thực hiện được mục tiêu giáo dục mà nhà nước quy định. .2.2.2. Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí – Điều kiện để triển khai quản lí nhà nước là phải có tư cách pháp nhân và yêu cầu về tính hợp pháp trong quản lí là yêu cầu trước hết. Phương tiện quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo là các văn bản pháp luật và pháp quy. – Trong quản lí nhà nước phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lí theo sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh – phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong quản lí nhà nước. 1.2.2.3. Kết hợp nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo Quản lí nhà nước về giáo dục là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động quản lí giáo dục. Ở một cơ sở giáo dục (nhà trường), quản lí nhà nước về giáo dục thực chất là quản lí các hoạt động hành chính – giáo dục, vì vậy nó có hai mặt quản lí thâm nhập vào nhau, đó là quản lí hành chính sự nghiệp giáo dục và quản lí chuyên môn trong quá trình sư phạm. 1.2.3. Nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo 1.2.3.1. Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ Để thực hiện được điều đó nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của ngành và địa phương như sau: + Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được nhà nước quy định, như: – Xét duyệt và cho phát hành các loại sách giáo khoa. – Quy đình tiêu chuẩn đánh giá, thể lệ cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ giáo dục và đào tạo. – Xây dựng tiêu chuẩn định mức giáo viên, tổ chức, quản lí thống nhất việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp. – Thực hiện chức năng thanh tra giáo dục trong cả nước + Nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng nhân dân địa phương: – Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương. – Giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trương chính sách về giáo dục ở địa phương. – Quyết định chủ trương huy động và sử dụng nguồn lực ở địa phương nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương. + Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân địa phương. – Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, bảo đảm các điều kiện cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục trên địa bàn. – Quản lí các trường, các cơ sở giáo dục theo sự phân cấp. – Chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục, tổ chức thực hiện phổ cập, xoá mù chữ. 1.2.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí giáo dục và đào tạo Nguyên tắc tập trung dân chủ đối với quản lí nhà nước về giáo dục có nghĩa là Nhà nước thống nhất, tập trung quản lí về chế độ, chính sách giáo dục, về mục tiêu, nội dung giáo dục và quy chế văn bằng… Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây là phát huy quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí được quy định bởi Luật Giáo dục và những văn bản pháp quy trong hoạt động quản lí giáo dục đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dân chủ của tập thể theo quy chế dân chủ cơ sở do Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 1.3. Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo Một là: Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo. Lập pháp và lập quy cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện quyền hành pháp trong quản lí giáo dục. Hai là: Tổ chức bộ máy quản lí giáo dục. Ba là: Huy động và quản lí các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục. Bốn là: Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lí giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục. – Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo + Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành. + Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lí nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo. + Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định. – Đối với cấp địa phương (tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục và đào tạo) cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau: + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương và chỉ đạo thực hiện. + Quản lí chuyên môn nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và quản lí nhà nước về các hoạt động giáo dục ở địa phương. + Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương. Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo (trường): + Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn… Quản lí đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tái chính… theo các quy định chung, thực hiện kiểm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường. + Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã được ban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó. 2. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC 2.1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục 2.2. Ở cấp tỉnh, thành trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh) có Sở Giáo dục – Đào tạo 2.3. Ở cấp huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) có phòng Giáo dục – Đào tạo 4. CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Giảng viên cao cấp. Giảng viên chính. Giảng viên. Giáo viên trung học cao cấp. Giáo viên trung học. Giáo viên tiểu học. Giáo viên mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo). Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác thuộc công lập thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến sáu năm tuổi. 4.1. Giáo viên mầm non Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em : - Phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, Chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. – Chịu trách nhiệm quản lí số lượng cháu trong nhóm, lớp được phân công. – Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trẻ, trường mẫu giáo, Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với từng nhà trẻ, trường mẫu giáo. Thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non, nhiệm vụ của nhà giáo… – Trình độ chuẩn được đào tạo: Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm. – Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng lương phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. PHẦN 3: ĐIỀU LỆ, QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON 1. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON GFG 1.1. Những quy định chung Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục quốc dân. Có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, Nhiệm vụ là tiếp nhận trẻ đến đúng độ tuổi nuôi dưỡng và giáo dục, thực hiện tốt giáo dục trẻ theo khoa học. 1.2. Tổ chức và quản lý trường mầm non Trường mầm non là do cơ quan cấp huyện hoặc quận quản lý và chỉ đạo mọi mặt, được mở trường theo mạng lưới trường học của địa phương nghĩa là trường được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường hoặc cơ quan hành chính. Trường mầm non do cơ quan cấp huyện hoặc quận quản lý, tổ chức và cá nhân muốn mở trường phải tuân thủ đúng điều lệ đủ điều kiện trình lên cấp huyện hoặc quận xem xét và ra quyết định. Những quy định cần nắm vững a. Trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng được tổ chức thành các nhóm trẻ Từ 3 đến 6 tháng: 15 cháu Từ 7 đến 12 tháng: 18 cháu Từ 13 đến 18 tháng: 20 cháu Từ 19 đến 24 tháng: 22 cháu Từ 25 đến 36 tháng: 25 cháu b. Trẻ em từ 37 tháng đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo Lớp 3 đến 4 tuổi: 25 cháu Lớp 4 đến 5 tuổi: 30 cháu Lớp 5 đến 6 tuổi: 35 cháu Giáo viên được tổ chức thành chuyên môn theo khối hoặc theo lớp, thực hiện kế hoạch hoạt động. Ngoài ra, còn phải tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đối với trường công và bán công Hiệu trưởng do chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc quận bổ nhiệm Đối với trường dân lập hay tư thục thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc quận công nhận Hiệu trưởng khi có đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo. - Hiệu trưởng phải là người có trình độ chuyên môn từ trung học sư phạm trở lên và đã có từ 5 năm tham gia công tác giáo dục mầm non, có tín nhiệm và có năng lực tổ chức. - Phó Hiệu trưởng cũng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm hay công nhận khi có sự đề nghị của Trưởng Phòng giáo dục – Đào tạo. - Hiệu trưởng quản lý toàn diện nhà trường theo chế độ thủ trưởng và có hiệu phó giúp việc được phân công một số mặt công tác do hiệu trưởng quyết định. - Phó hiệu trưởng cũng phải có trình độ chuyên môn từ trung học sư phạm trở lên và kinh qua công tác mẫu giáo ít nhất là 3 năm. Trong trường mầm non cũng có đủ các tổ chức đoàn thể và chuyên môn: – Tổ chức Đảng lãnh đạo trường và hoạt động đúng Hiến pháp, Pháp luật. – Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục 1.3. Hoạt động nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em Chương trình giáo dục và tài liệu tham khảo được Bộ GD&ĐT ban hành và quy định thống nhất trong toàn quốc. – Danh mục tài liệu hướng dẫn và tài liệu tham khảo được Bộ GD&ĐT quy định sử dụng trong trường. – Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em tiến hành thông qua các hoạt động quy định trong chương trình. - Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tiến hành thông qua kiểm tra định kỳ sức khoẻ, đánh giá phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ của trẻ. 1.4. Giáo viên và trẻ em 1.4.1. Giáo viên - Phải có trình độ trung học sư phạm mầm non. - Nhất thiết phải sử dụng đúng ngôn ngữ phổ thông với âm thanh chuẩn có khả năng diễn cảm. 1.4.2. Trẻ em Trẻ em đến trường đúng độ tuổi và không mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh bẩm sinh nguy hiểm. Đối với vùng cao hay vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt thì có thể nhận vào lớp với tuổi cao hơn tuổi quy định. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng những khoản trợ cấp theo quy định. Trẻ em được ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng và được phát huy hết năng khiếu, uốn nắn ngôn ngữ và việc giao tiếp thưa gửi. Trẻ em được chú ý khen thưởng động viên dưới nhiều hình thức. 1.5. Cơ sở vật chất và mối quan hệ xã hội 1.5.1. Cơ sở vật chất Trường phải đặt tại trung tâm dân cư, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Cơ cấu tổ chức và thiết bị nhà trường phải đảm bảo đúng và đủ theo quy định. 1.5.2. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. – Trách nhiệm nhà trường: Cùng với chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội xây dựng tốt môi trường giáo dục. – Trách nhiệm gia đình: Thường xuyên liên hệ với nhà trường cùng phối hợp nuôi dưỡng con cái. Đóng góp theo quy định và tham gia các hoạt động xã hội với nhà trường. - Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo để thực hiện việc thông nhất quản lí nhà nước về giáo dục. 1.5.3 Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ. Cấp tỉnh có Sở Giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lí nhà nước và giáo dục trong phạm vi tỉnh, bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH MẦM NON 2.1. 1. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường mầm non Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. 2.1.Hiệu trưởng trường mầm non Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ. 2.1.2. Quyền và trách nhiệm của hiệu trưởng trường mầm non Hiệu trưởng trường mầm non công lập Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. Hiệu trưởng trường mầm non tư thục Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của từng năm học; đánh giá, Báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng quản trị, Uỷ ban nhân dân xã, phòng giáo dục và đào tạo; - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo quy định; Tiếp nhận, quản lý trẻ, điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đề xuất khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm trật tự an ninh, môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ tư thục; - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ theo quy định; Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực trình Hội đồng quản trị phê duyệt; Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và phát triển nhà trường, nhà trẻ; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động. Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; Thực hiện các quy định của Nhà nước, quyết định của Hội đồng quản trị về lao động- tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm, trợ cấp xã hội và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ các ngày lễ theo quy định cho cán bộ, giáo viên và nhân viên; Được tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến khi không nhất trí với quyết định của HĐQT và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp; Có thể được đề cử đồng thời là Chủ tịch HĐQT nếu có đủ các tiêu chuẩn Hiệu trưởng chỉ được quản lý một nhà trường hay một nhà trẻ tư thục, khi được đề cử không quá 65 tuổi. 2.2.Nhiệm vụ của giáo viên mầm non 2.2.1.Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non    Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm  trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: - Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; - Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. - Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; - Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; - Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.         Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.   Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hoá; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. 2.2.2.Nhiệm vụ của cán bộ trường mầm non - Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng. - Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. Những điều giáo viên mầm non không được làm -     Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp; -     Xuyên tạc nội dung giáo dục; -     Bỏ giờ; bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;  - Đối xử không công bằng đối với trẻ em; - Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền; -  Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Các hành vi cán bộ không được làm: -     Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp; -     Đối xử không công bằng đối với trẻ em; -     Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. 2.4. Quyền của học sinh trường mầm non -      Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ GDĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân. -      Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.      - Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. -      Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng. -      Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_quan_ly_giao_duc_8822.ppt
Tài liệu liên quan