Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế của thềm lục địa

Nội dung I. Qúa trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định thềm lục địa. 1. Trong Công ước 1958. Theo định nghĩa tềm lục địa được trong Điều 1 của Công ước 1958, thềm lục địa có hai giới hạn đó là: giới hạn trong và giới hạn ngoài. Theo Điều 1 Công ước 1958, giới hạn phía trong của thềm lục địa chính là ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhưng cho đến năm 1958, thậm chí đến trước khi họp Hội nghị lần thứ ba, chiều rộng lãnh hải cũng chưa được thống nhất và việc ấn định ranh giới này chỉ có tính chất đơn phương mà không dựa trên những tiêu chuẩn chung áp dụng rộng rãi cho mọi quốc gia. Về giới hạn phía ngoài của thềm lục địa, Công ước 1958 đề cập đến 2 tiêu chuẩn đó là: độ sâu của nước biển 200m và độ sâu của nước biển cho phép khai thác những tài nguyên thiên nhiên ở đó. Ngoài ra, quan niệm về thềm lục địa còn được gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chặt chẽ hơn.Yếu tố “độ sâu 200m” tuy xem ra rất cụ thể nhưng lại có thể thay thế bằng yếu tố “khả năng khai thác”, đây chính là nguồn gốc chủ yếu của sự mập mờ trong việc xác định giới hạn ngoài của thềm lục địa. Việc xác định giới hạn ở độ sâu 200m không phải là dễ dàng vì đáy biển không bằng phẳng và đồng đều ở mọi nơi, tiêu chuẩn 200m có lợi cho các nước có thềm lục địa nông, rộng như Achentine, bắc Liên Xô, đông Trung Quốc, nhưng lại bất lợi cho các nước có thềm lục địa hẹp như Peerru, Chi-lê, Tiêu chuẩn này dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các nước vì mỗi nước có điều kiện tự nhiên khác nhau.

doc9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế của thềm lục địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu……………………………………………………………………….1 Nội dung………………………………………………………….………………1 I. Qúa trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định thềm lục địa…1 1. Trong Công ước 1958………………………………………………………….1 2. Trong Công ước 1982…………………………………………………………2 II. Qúa trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về quy chế pháp lý của thềm lục địa…………………………………………………………………………………4 1. Trong Công ước 1958………………………………………………………….4 2. Trong Công ước 1982………………………………………………………….5 Kết bài………………………………………………………………….7 Lời nói đầu Như ta đã biết, biển và đại dương mang lại nguồn lợi rất lớn, không chỉ về kinh tế mà biển còn có ý nghĩa vô cùng to lớn với nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó có vùng thềm lục địa, đây là một trong những vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia, có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy có biển thực sự là một lợi thế lớn đối với các quốc gia ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh những quốc gia ven biển, trên thế giới có khoảng 45 quốc gia không giáp biển. Vậy, những quốc gia không giáp biển có được hưởng lợi ích từ biển nói chung và vùng thềm lụa địa nói riêng không? Có ý kiến cho rằng: “Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa tất cả các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển”. Với việc xem xét về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa theo quy định của Công ước 19582 và 1982, bài viết sau đây sẽ chứng minh cho nhận định trên. Nội dung I. Qúa trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định thềm lục địa. 1. Trong Công ước 1958. Theo định nghĩa tềm lục địa được trong Điều 1 của Công ước 1958, thềm lục địa có hai giới hạn đó là: giới hạn trong và giới hạn ngoài. Theo Điều 1 Công ước 1958, giới hạn phía trong của thềm lục địa chính là ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhưng cho đến năm 1958, thậm chí đến trước khi họp Hội nghị lần thứ ba, chiều rộng lãnh hải cũng chưa được thống nhất và việc ấn định ranh giới này chỉ có tính chất đơn phương mà không dựa trên những tiêu chuẩn chung áp dụng rộng rãi cho mọi quốc gia. Về giới hạn phía ngoài của thềm lục địa, Công ước 1958 đề cập đến 2 tiêu chuẩn đó là: độ sâu của nước biển 200m và độ sâu của nước biển cho phép khai thác những tài nguyên thiên nhiên ở đó. Ngoài ra, quan niệm về thềm lục địa còn được gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chặt chẽ hơn.Yếu tố “độ sâu 200m” tuy xem ra rất cụ thể nhưng lại có thể thay thế bằng yếu tố “khả năng khai thác”, đây chính là nguồn gốc chủ yếu của sự mập mờ trong việc xác định giới hạn ngoài của thềm lục địa. Việc xác định giới hạn ở độ sâu 200m không phải là dễ dàng vì đáy biển không bằng phẳng và đồng đều ở mọi nơi, tiêu chuẩn 200m có lợi cho các nước có thềm lục địa nông, rộng như Achentine, bắc Liên Xô, đông Trung Quốc,…nhưng lại bất lợi cho các nước có thềm lục địa hẹp như Peerru, Chi-lê,…Tiêu chuẩn này dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các nước vì mỗi nước có điều kiện tự nhiên khác nhau. Tiêu chuẩn khả năng khai thác là một tiêu chuẩn mập mờ vì Công ước 1958 không nêu rõ đó là khả năng về kỹ thuật hay về kinh tế và được áp dụng cho một, nhiều hay tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khả năng khai thác luôn thay đổi, đặc biệt trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và nếu kỹ thuật cho phép khai thác ở độ sâu hàng nghìn mét hoặc hơn nữa thì rõ ràng tiêu chuẩn này không thể chấp nhận được vì đáy đại dương sẽ bị thu hẹp lại. Thực tế, việc áp dụng tiêu chuẩn này rất có lợi cho các nước công nghiệp phát triển và các nước có phương tiện khai thác hiện đại, đặc biệt là các nước đế quốc. Các nước phát triển cho rằng tiêu chuẩn này là hợp lý và họ lập luận rằng, những nước đang phát triển có thể nhập kỹ thuật tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển để khai thác. Ngược lại, các nước đang phát triển phản đối tiêu chuẩn này vì kinh tế nghèo nàn và khả năng kỹ thuật kém cỏi của các nước đó không cho phép họ làm được như các nước công nghiệp phát triển và như vậy, họ sẽ bị thiệt thòi. Thực chất, tiêu chuẩn “khả năng khai thác” được ghi vào Công ước 1958 là thể hiện một sự thỏa hiệp. Các nước có kỹ thuật phát triển hy vọng với việc xác nhận tiêu chuẩn này, họ có thể lạm dụng tính chất mập mờ của nó để mở rộng thềm lục địa với lập luận là kỹ thuật của họ cho phép khai thác ở mức nước sâu trên 200m. Còn các nước đang phát triển hy vọng hạn chế được các nước khác mở rộng thềm lục địa trong một tương lai gần. Như vậy, tiêu chuẩn để xác định giới hạn trong và giới hạn ngoài của thềm lục địa trong Công ước 1958 thể hiện sự bất bình đẳng giữa các nước trong khai thác và sử dụng biển vì mỗi nước có điều kiện tự nhiên và điều kiện về trình độ phát triển linh tế, khoa học kỹ thuật khác nhau. Vì vậy nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã ra sức đấu tranh đòi sửa đổi Công ước 1958 vì họ thấy những tiêu chuẩn ghi trong Công ước đó đã lỗi thời. 2. Trong Công ước 1982 Tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển, nhóm các nước có hoàn cảnh địa lý đặc biệt đã đấu tranh mạnh mẽ và họ cho rằng phải nhận định một cách đúng đắn thế nào là “sự kéo dài tự nhiên của lục địa”. Theo họ, tiêu chuẩn để xác định giới hạn bên ngoài của thềm lục địa phải tránh được sự bất công về mặt tự nhiên để mọi nước đều được hưởng quyền lợi và sử dụng các tài nguyên ở biển, phải áp dụng đúng mức định nghĩa và tiêu chuẩn địa chất để giới hạn thềm lục địa trong phạm vi “thềm lục địa” như xưa nay đã quan niệm, không thể lấn ra dốc lục địa hay bờ lục địa như quan niệm về sự kéo dài tự nhiên. Tại Hội nghị, các nước có thềm lục địa rộng, nông dựa vào tiêu chuẩn địa chất đòi thềm lục địa được tính ra đến hết phần kéo dài tự nhiên cuả rìa lục địa vì theo tiêu chuẩn này họ sẽ có lợi hơn. Những nước có thềm lục địa hẹp lại nêu ý kiến áp dụng tiêu chuẩn chiều rộng thống nhất cho tất cả các nước là 200 hải lý. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng văn bản các nước có địa hình đặc biệt lại dựa vào những đặc điểm riêng biệt để mở rộng thêm thềm lục địa của mình và đòi ghi vào định nghĩa khoản nói về những trường hợp đặc biệt. Như vậy, tại Hội nghị, các nước đã nêu lên ý kiến của mình về tiêu chuẩn để xác định thềm lục địa nhằm đi đến sự bình đẳng giữa các nước trong khai thác và sử dụng biển nói chung. Để dung hòa các đề nghị của các nước, Hội nghị đã thông qua một định nghĩa về thềm lục địa tại khoản 1 Điều 76 Công ước 1982. Từ định nghĩa đó, có thể thấy, trong mọi trường hợp, ranh giới bên trong của thềm lục địa pháp lý chính là biên giới quốc gia trên biển. Công ước 1982 đã kế thừa ranh giới hợp lý này từ Công ước 1958. Đối với việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý, do điều kiện tự nhiên của bờ biển và cấu trúc thềm lục địa địa chất của các quốc gia hoặc thậm chí ngay tại từng vùng trong một quốc gia có thể không giống nhau nên khác với Công ước 1958, Công ước 1982 đã dự liệu về những trường hợp xác định ranh giới ngoài thềm lục địa pháp lý khác nhau. Khoản 1 Điều 76 Công ước 1982 đã mặc định một ranh giới thềm lục địa pháp lý tối thiểu để đảm bảo cho quốc gia ven biển có được lợi ích công bằng nhất tại những nơi mà thềm lục địa địa chất được xem là bất lợi (tức ở nơi mà thềm lục địa hẹp hơn so với khoảng cách trung bình). Áp dụng quy định trên, khi bờ ngoài của rìa lục địa gần hơn, hoặc chỉ cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý nước này sẽ bằng hoặc mở rộng đến khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở. Như vậy, quy định về xác định ranh giới ngoài tại khoản 1 Điều 76 Công ước 1982 đã bảo đảm lợi ích công bằng nhất đối với quốc gia ven biển có thềm lục địa hẹp (dưới 200 hải lý) trong việc khai thác và sử dụng biển. Vấn đề thềm lục địa sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều khi ranh giới ngoài của rìa lục địa lớn hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở và dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý ra đến các khoảng cách 250 hải lý, 300 hải lý, 350 hải lý hoặc rộng hơn thế. Đối với những trường hợp này, các khoản còn lại của Điều 76 Công ước 1982 đã cụ thể hóa cách thức xác định bằng việc dùng công thức Gardiner, kết hợp với tiêu chuẩn khoảng cách (dựa vào đường cơ sở hoặc đường đẳng sâu) để hiện thực hóa những ranh giới pháp lý này. Công thức Gardiner đưa ra hai khả năng xác định bờ ngoài của thềm lục địa địa chất. Áp dụng công thức Gardiner kết hợp với tiêu chuẩn khoảng cách thì thềm lục địa pháp lý mở rộng ngoài giới hạn 200 hải lý kể từ đường cơ sở được tính từ đường ranh giới phía ngoài lãnh hải cho đến bờ của rìa lục địa, nhưng không được vượt quá khoảng cách 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc không vượt quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m. Đây là khoảng cách tối đa cho ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý mở rộng ngoài giới hạn 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Nhưng nếu việc dùng công thức Gardiner cho thấy ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý chưa vượt khỏi các khoảng cách 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m thì thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển sẽ dừng lại ở ranh giới thực tế đã được xác định, chứ không đương nhiên kéo đến khoảng cách tối đa nêu trên, vì về pháp lý và thực tế, các giới hạn này thực sự cần thiết để hạn chế sự mở rộng quá mức thềm lục địa pháp lý của nước ven biển, làm ảnh hưởng đến vùng di sản chung, mặc dù sự giới hạn đó có thể không trùng với thềm lục địa địa chất của nước này. Các nước có bề rộng vùng thềm lục địa mở ra ngoài giới hạn 200 hải lý phải có sự thông báo về các thông tin liên quan đến thềm lục địa của mình cho ủy ban ranh giới thềm lục địa và thực hiện điều này trong khoảng thời gian 10 năm kể từ khi Công ước 1982 có hiệu lực. Sau khi có sự thống nhất chung thì ranh giới nói trên sẽ có sự công nhận chung của cộng đồng quốc tế. Hình dáng tự nhiên của bờ biển là yếu tố trực tiếp tác động đến việc xác định thềm lục địa. Nguyên lý chung, ở những nơi bờ biển bằng phẳng thì thường có thềm lục địa rộng, còn những nơi bờ biển lồi lõm, khúc khuỷu thì thềm lục địa thường hẹp. Khi xác định thềm lục địa của mình, nước ven biển không thể bỏ qua yếu tố hình dáng đại thể đó của bờ biển và phải coi là một trong những yếu tố vật chất cần được tính đến trong quá trình xác định các điểm hoạch định ranh giới ngoài của thềm lục địa. Như vậy, khác với Công ước 1958, Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất và tiêu chuẩn khoảng cách. Mục đích của việc kết hợp này là để có được kết quả phân định phù hợp giữa điều kiện tự nhiên của nước ven bờ với sự tồn tại của vùng di sản chung, sao cho không ảnh hưởng một cách thái quá đến sự hiện hữu của vùng di sản mà vẫn đảm bảo để nước ven biển có được một vùng thềm lục địa vốn thuộc về nước này. Có thể nói, cách xác định ranh giới ngoài của thềm lục điạ theo Điều 76 Công ước 1982 đã thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong việc khai thác, sử dụng biển, tức là đã chiếu cố thích đáng mọi quyền lợi, hoàn cảnh đặc biệt của thềm lục địa các nước, đảm bảo công bằng, hợp lý và mọi lợi ích chính đáng của các quốc gia. Điều này thể hiện quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định thềm lục địa từ Công ước 1958 đến Công ước 1982 nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. II. Qúa trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về quy chế pháp lý của thềm lục địa. Trước năm 1945, quyền và nghĩa vụ của các nước ven biển đối với thềm lục địa chưa được ghi nhận trong một công ước quốc tế nào, mới chỉ có tuyên bố đơn phương của các quốc gia ven biển tự quy định quyền đối với thềm lục địa kế cận với bờ biển của mình như: tuyên bố Truman của Mỹ tuyên bố của Achentia... Những tuyên bố giành chủ quyền bị hầu hết các nước phản đối vì dù các nước giành quyền ở mức độ nào chăng nữa đều phải đảm bảo sự bình đẳng, và các quyền tự do trên biển các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. 1. Trong Công ước 1958 Đây là lần đầu tiên quyền của nước ven biển đối với thềm lục địa được xác định rõ trong một công ước quốc tế có tính chất toàn cầu. Điều 2 Công ước 1958 xác định chủ quyền hoàn toàn của nước ven biển đối với các tài nguyên ở thềm lục địa. Hay nói cách khác, quyền của nước ven biển đối với tài nguyên ở thềm lục địa của mình ở thềm lục địa là tuyệt đối. Các quyền này là thuộc riêng của nước ven biển. Trên cơ sở thừa nhận quyền chủ quyền của nước ven biển về mặt thăm dò thềm lục địa và khai thác tài nguyên như thế, Công ước 1958 thừa nhận cho nước ven biển quyền xây dựng và bảo quản hoặc cho vận hành ở thềm lục địa các đảo nhân tạo, các công trình máy móc và thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở đó. Công ước đã thừa nhận nước ven biển có quyền tài phán cũng như trách nhiệm đối với các công trình thiết bị này để bảo vệ một cách có hiệu quả. Nước ven biển trong khi thực hiện các quyền chủ quyền của mình đối với thềm lục địa, có quyền quyết định việc có cho phép hay không cho phép các nước khác vào nghiên cứu khoa học biển, thềm lục địa của mình ( khoản 8 Điều 5). Công ước cũng quy định nghĩa vụ của nước ven biển trong khi thực hiện các quyền chủ quyền đối với việc thăm dò thềm lục địa và khai thác tài nguyên, nước ven biển không được gây hại đến chế độ pháp lý vùng nước của biển cả nằm phía trên cũng như vùng trời, chế độ pháp lý vùng trời bên trên thềm lục địa, tức là phải đảm bảo những tự do trên biển cả của các quốc gia khác như trong Điều 3 Công ước về biển cả 1958 đã quy định. Có nghĩa là nước ven biển phải đảm bảo cho tàu thuyền của tất cả các nước khác dù là nước có biển hay không có biển được tự do đi lại ở vùng nước phía trên thềm lục địa; đảm bảo cho các máy bay của tất cả các nước được tự do bay qua khoảng không ở phía trên thềm lục địa và đảm bảo cho tàu thuyền của các nước khác được tự do đánh cá trong vùng nước phía trên thềm lục địa; đồng thời trong khi thực hiện các quyền chủ quyền nước ven biển phải đảm bảo cho các nước khác đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của mình hoặc không được làm tổn hại đến các dây cáp và ống dẫn ngầm của các nước khác đã đặt trước đó. Công ước 1958 quy định như vậy nhằm đảm bảo các quốc gia ven biển khi thực hiện quyền của mình không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, đảm bảo quyền tự do đối với vùng nước và vùng trời bên trên thềm lục địa của các quốc gia khác, thể hiện sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong khai thác và sử dụng biển. Như vậy, Công ước 1958 đã quy định khá đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các nước ven biển đối với thềm lục địa. Không phải nước ven biển muốn làm gì thì làm bất chấp lợi ích của cộng đồng quốc tế mà khi thực hiện các quyền này phải lưu ý đến lợi ích quốc tế, lưu ý đến quyền của các quốc gia khác, điều này thể hiện nguyên tắc công bằng trong quy định về quy chế pháp lý vùng thềm lục địa, có nghĩa là có tính đến quyền lợi của tất cả các bên trogn khai thác và sử dụng biển. 2. Trong Công ước 1982 Điều 77 Công ước 1982 quy định quyền của nước ven biển có tính chất đặc quyền, tức là: Nước ven biển không có nghĩa vụ bắt buộc phải chia sẻ những quyền trên với những quốc gia khác; Không phụ thuộc vào sự chiếm hữu hay tuyên bố rõ ràng nào; Quốc gia ven biển có quyền tài phán về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ngoài các đặc quyền trên thì trong thềm lục địa, các quyền tự do hàng hải, hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của các quốc gia khác được tôn trọng và bảo đảm thực hiện bởi nước ven biển. Nước ven biển có thẩm quyền tài phán đối với việc thực thi các quyền này không bị xâm phạm. Như vậy, kế thừa tính hợp lý của các quy định về quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa trong Công ước 1958, Điều 77 Công ước 1982 đã quy định cụ thể và đầy đủ quyền của nước ven biển đối với thềm lục địa. Những quy định rõ ràng tại Điều 77 Công ước 1982 nhằm bảo đảm quyền lợi của các nước ven biển, đồng thời thể hiện sự bình đằng giữa các quốc gia này trong khai thác và sử dụng biển. Về nghĩa vụ, Công ước 1982 vẫn kế thừa những quy định hợp lý trong Công ước 1958. Tuy nhiên, một điểm mới của Công ước 1982 khi quy định về nghĩa vụ của các nước có thềm lục địa rộng là quốc gia ven biển phải nộp các khoản đóng góp bằng tiền hay bằng hiện vật về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không sinh vật của thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Điều 82 Công ước 1982 quy định tỷ lệ đóng góp bằng tiền hay hiện vật bắt đầu từ năm thứ 6 sau khi khia thác là 1% của giá trị tổng sản lượng khai thác. Tỷ lệ này sẽ tăng dần 1% mỗi năm cho đến 7% là tối đa vào năm thứ 12. Những đóng góp đó sẽ chuyển đến cho cơ quan quyền lực quốc tế đáy biển và sẽ được chia một cách công bằng cho các nước thành viên của Công ước, có tính đến lợi ích và nhu cầu của các nước đang phát triển hoặc các nước không có biển. Đây là một tiến bộ của xu hướng luật biển mới là Hội nghị đã quan tâm đến quyền lợi của các nước đang phát triển, chiếu cố và khuyến khích các nước đang phát triển. Nếu một nước đang phát triển tiến hành khai thác ở vùng thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý mà loại tài nguyên khai thác được lại chính là loại tài nguyên mà nước đang phát triển đó đang phải nhập khẩu thì nước đó không phải trả tiền hoặc đóng góp. Về quyền và nghĩa vụ của các nước khác ở thềm lục địa của nước ven biển gắn liền với sự phát triển về quyền và nghĩa vụ của nước ven biển. Qua Công ước 1982, ta thấy rằng các nước ven biển khi thực hiện quyền chủ quyền của mình đối với thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đó vẫn phải đảm bảo cho tất cả các nước khác kể cả nước đó có biển hay không có biển được hưởng các tự do trên biển cả đã được quy định rõ trong khoản 1 Điều 5 Công ước 1958. Trong Công ước 1982, những quy định về quyền và nghĩa vụ của các nước khác về cơ bản vẫn như trong Công ước 1958. Tuy nhiên, có điểm mới là các nước khác không còn được tự do đánh cá trong vùng nước phía trên thềm lục địa trong 200 hải lý nữa vì có sự xuất hiện khái niệm của một vùng biển mới “vùng đặc quyền kinh tế”. Nhưng ở vùng nước phía trên thềm lục địa, ngoài giới hạn 200 hải lý thì các nước khác vẫn được tự do đánh cá nhưng phải tuân theo những quy định về việc đánh bắt và phải có trách nhiệm cùng các nước khác quản lý và bảo vệ các tài nguyên sống của biển cả (Điều 87 Công ước 1982). Có thể thấy, quy chế pháp lý thềm lục địa trong Công ước 1982 phân định rất rõ ràng quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và các quốc gia khác (kể cả quốc gia có biển và không có biển). Các quốc gia thực hiện quyền của mình không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, nhằm đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên. Công ước 1982 đã hoàn thiện hơn những quy định về quy chế pháp lý vùng thềm lục địa so với Công ước 1958, thể hiện rõ sự bình đẳng giữa tất cả các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. Kết bài Tóm lại, vùng biển thềm lục địa là khu vực trung gian giữa các vùng biển chủ quyền quốc gia với các vùng biển thuộc về cộng đồng quốc tế. Khác với các lĩnh vực quốc tế khác, trong lĩnh vực khai thác và sử dụng biển, một quốc gia thụ hưởng những lợi ích từ biển luôn trên cả hai phương diện: cá nhân và cộng đồng. Do vậy, mặc dù vùng biển này thuộc quyền chủ quyền quốc gia nhưng lại được đặt trong tương quan với các vùng biển thuộc sở hữu quốc tế. Cũng chính vì vậy, cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa ràng buộc mỗi quốc gia có biển vào những nghĩa vụ phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, các quốc gia khác được hưởng quyền lợi từ các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia cũng phải tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển với các vùng biển này. Có thể nói, quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quố tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa tất cả các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1958, 1982. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb, CAND, Hà Nội, 2007. 3. TS. Lê Mai Anh (chủ biên), Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005. 4. LG. Nguyễn Tiến Trung – LG. Phạm Xuân Linh, Những nội dung cơ bản của công pháp và tư pháp quốc tế. 5. Phạm Ngọc Chi / Thềm lục địa - những vấn đề pháp lý quốc tế , Hà nội 1990 6. Nguyễn Đăng Nhân / Vấn đề thềm lục địa trong luật biển hiện đại và quan điểm của Việt Nam: luận văn tốt nghiệp . - H.:, 1984 .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế của thềm lục địa.doc
Tài liệu liên quan