Hệ thống pháp luật singapore

hệ thống pháp luật singapore II. Hệ thống pháp luật Singapore 1. Khái quát về hệ thống pháp luật Singapore Hệ thống pháp luật Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh, chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ giáo và phong tục của người Hoa. Vào thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, Bản Hiến chương thứ hai về công lý của Anh năm 1826 được coi là hiến chương đưa pháp luật và hệ thống tư pháp Anh vào các nước thuộc vùng eo biển (Penang, Malacca, Singapore). Bản Hiến chương này đồng thời khẳng định: việc tiếp nhận chung đối với pháp luật Anh chỉ đúng khi đáp ứng yêu cầu: thứ nhất, các đạo luật Anh liên quan đến chính sách chung thì được áp dụng chung; thứ hai, các đạo luật được đem áp dụng phải phù hợp với tập quán, tôn giáo cũng như pháp luật của địa phương. Như vậy, ngay cả đạo luật được áp dụng chung cũng vẫn có thể phải sửa đổi để tránh gây bất bình đẳng và áp bức đối với dân bản địa . Các chế định pháp luật Anh liên quan đến hôn nhân gia đình được sửa đổi để áp dụng chung (ví dụ như sửa quy định về chia thừa kế suốt đời để đảm bảo không vi phạm nguyên tắc tự do chuyển nhượng đất). Nhiều ngành luật được pháp điển hoá, một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ được thông qua. Trong quá trình xây dựng nền tư pháp độc lập và đại phương hoá hệ thống pháp luật của mình, pháp luật Anh được tiếp nhận ở Singapore một cách đặc thù nghĩa là bằng các diều khoản hay các đạo luật quy định rõ việc tiếp tục áp dụng pháp luật Anh trong một số lĩnh vực riêng biệt. Điều 5 Luật Dân sự Singapore quy định việc áp dụng pháp luật Anh trong lĩnh vực thương mại đồng thời cũng nói rõ “các đạo luật Anh sẽ là đối tượng sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp cần thiết”. Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự Singapore cũng quy định: “Đối với những vấn đề tố tụng hình sự chưa được điều chỉnh bằng quy phạm nào thuộc bộ luật này hay thuộc các đạo luật khác tại thời điểm chúng có hiệu lực tại Singapore thì luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực ở Anh sẽ được áp dụng cho Singapore trừ khi nó mâu thuẫn với Bộ luật này”. Một con đường khác để pháp luật Anh thâm nhập vào Singapore là việc Nghị viện ban hành lại các đạo luật của Anh theo đúng nguyên văn câu chữ hoặc chỉ thay đổi vài điều khoản, ví dụ như Luật trọng tài năm 1950. Theo hình mẫu pháp luật Anh thông qua Pháp lệnh (Ordinance) về thời hiệu năm 1959. Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo mô hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình ví dụ như thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về chứng cứ theo hình mẫu của các Bộ luật thuộc địa Ấn Độ; thông qua Luật về quyền đất đai năm 1956, Pháp lệnh về các quan hệ công nghiệp năm 1960 và Luật về công ty năm 1967 theo mô hình của Australia. Năm 1979, Nghị viện Singapore đã sửa đổi Điều 5 Luật Dân sự theo hướng loại trừ việc tiếp nhận các đạo luật Anh trong lĩnh vực thương mại trong một số trường hợp: khi các đạo luật đó là hệ quả trực tiếp của các công ước, hiệp định quốc tế mà Singapore không phải là thành viên, khi đã có một đạo luật khác của Singapore với cùng mục đích như đạo luật của Anh. Tuy nhiên những sửa đổi này cũng vẫn chưa giải quyết được triệt để tính không xác định của phạm vi tiếp nhận pháp luật Anh. Vì cho rằng việc Anh tham gia Liên minh châu Âu sẽ làm cho xu hướng phát triển pháp luật thương mại của Anh ngày càng không còn phù hợp với Singapore nên tháng 11 năm 1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Đạo luật về áp dụng pháp luật Anh với những nội dung chính: tuyên bố xoá bỏ Điều 5 Luật Dân sự, chấm dứt việc tiếp nhận một cách tự động các đạo luật tương lai của Anh về thương mại; xác lập danh mục các đạo luật Anh được áp dụng tại Singapore đồng thời nói rõ phạm vi áp dụng chúng ; chuyển hoá một số điều khoản của các đạo luật ban hành trước 1826 liên quan đến sở hữu, uỷ thác, bảo hiểm, thừa kế .vào các đạo luật tương ứng hiện hành của Singapore; khẳng định các án lệ và Luật Công bằng của Anh đã từng là một bộ phận của pháp luật Singapore trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn sẽ tiếp tục là một bộ phận của pháp luật Singapore, đồng thời có thể được sửa đổi tuỳ theo yêu cầu cụ thể và bằng con đường lập pháp. Đạo luật về áp dụng pháp luật Anh 1993 có ý nghĩa cách mạng nhằm loại bỏ sự không rõ ràng trong việc áp dụng pháp luật Anh ở Singapore, làm giảm bớt sự phụ thuộc của pháp luật thương mại Singapore vào pháp luật Anh và vào hoạt động lập pháp tương lai của Anh . Ở Singapore vẫn áp dụng hoàn toàn học thuyết pháp lý của Anh, thừa nhận án lệ là nguồn quan trọng của luật. Án lệ của Anh, của Malaysia, của Ấn Độ và các nước trong Khối Thịnh vượng chung “có hiệu lực thuyết phục” được Toà án Singapore tiếp nhận trong thực tiễn xét xử .

doc34 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3970 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống pháp luật singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua bầu cử cho phép bốn đại diện của các đảng đối lập có số phiếu cao nhất qua bầu cử Nghị viện (nhưng không đủ điều kiện để có số ghế trong Nghị viện) trở thành Nghị sỹ. Nghị viện Singapore họp một năm 2 kỳ, ở kỳ họp thứ hai xem xét thông qua ngân sách quốc gia trong năm tới. Các dự thảo luật được thảo luận ba lần và được thông qua bằng bỏ phiếu đa số thông thường (quá ½ số Nghị sỹ). Dự thảo luật được Nghị viện thông qua có hiệu lực khi được Tổng thống xem xét, công bố. Các dự thảo luật còn được xem xét bởi Hội đồng Tổng thống về quyền của người thiểu số về tính đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đối với các cộng đồng thiểu số và tôn giáo, về các đảm bảo Hiến pháp nói chung. Hội đồng này gồm 21 thành viên do Tổng thống chỉ định theo đề nghị của Chính phủ (10 thành viên được chỉ định suốt đời, 10 thành viên và Chủ tịch Hội đồng có nhiệm kỳ 3 năm). Nếu Hội đồng không chấp nhận, dự thảo Luật phải được thay đổi hay phải được Nghị viện thông qua với đa số tuyệt đối (quá 2/3 số Nghị sỹ). Thẩm quyền của Hội đồng không gồm việc xem xét các dự thảo luật liên quan đến tài chính, an ninh và trật tự xã hội,; các dự thảo luật được Thủ tướng công bố là “Khẩn”. Người đứng đầu nhà nước Singapore là Tổng thống, trước đây được Nghị viẹn bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1991 Tổng thống được bầu phổ thông trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống có một số các quyền hạn đại diện, hành pháp và tổ chức. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng từ số Nghị sỹ và hoạt động với sự tư vấn của Chính phủ. Quyền hành pháp ở Singapore thực tế thuộc Chính phủ - đứng đầu là Thủ tướng. Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện. Nếu đa số Nghị sỹ mất tín nhiệm đối với Thủ tướng và Chính phủ, Tổng thống có thể tuyên bố bãi nhiệm Thủ tướng và giải tán Chính phủ. II. Hệ thống pháp luật Singapore 1. Khái quát về hệ thống pháp luật Singapore Hệ thống pháp luật Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh, chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ giáo và phong tục của người Hoa. Vào thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, Bản Hiến chương thứ hai về công lý của Anh năm 1826 được coi là hiến chương đưa pháp luật và hệ thống tư pháp Anh vào các nước thuộc vùng eo biển (Penang, Malacca, Singapore). Bản Hiến chương này đồng thời khẳng định: việc tiếp nhận chung đối với pháp luật Anh chỉ đúng khi đáp ứng yêu cầu: thứ nhất, các đạo luật Anh liên quan đến chính sách chung thì được áp dụng chung; thứ hai, các đạo luật được đem áp dụng phải phù hợp với tập quán, tôn giáo cũng như pháp luật của địa phương. Như vậy, ngay cả đạo luật được áp dụng chung cũng vẫn có thể phải sửa đổi để tránh gây bất bình đẳng và áp bức đối với dân bản địa . Các chế định pháp luật Anh liên quan đến hôn nhân gia đình được sửa đổi để áp dụng chung (ví dụ như sửa quy định về chia thừa kế suốt đời để đảm bảo không vi phạm nguyên tắc tự do chuyển nhượng đất). Nhiều ngành luật được pháp điển hoá, một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ được thông qua. Trong quá trình xây dựng nền tư pháp độc lập và đại phương hoá hệ thống pháp luật của mình, pháp luật Anh được tiếp nhận ở Singapore một cách đặc thù nghĩa là bằng các diều khoản hay các đạo luật quy định rõ việc tiếp tục áp dụng pháp luật Anh trong một số lĩnh vực riêng biệt. Điều 5 Luật Dân sự Singapore quy định việc áp dụng pháp luật Anh trong lĩnh vực thương mại đồng thời cũng nói rõ “các đạo luật Anh sẽ là đối tượng sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp cần thiết”. Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự Singapore cũng quy định: “Đối với những vấn đề tố tụng hình sự chưa được điều chỉnh bằng quy phạm nào thuộc bộ luật này hay thuộc các đạo luật khác tại thời điểm chúng có hiệu lực tại Singapore thì luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực ở Anh sẽ được áp dụng cho Singapore trừ khi nó mâu thuẫn với Bộ luật này”. Một con đường khác để pháp luật Anh thâm nhập vào Singapore là việc Nghị viện ban hành lại các đạo luật của Anh theo đúng nguyên văn câu chữ hoặc chỉ thay đổi vài điều khoản, ví dụ như Luật trọng tài năm 1950. Theo hình mẫu pháp luật Anh thông qua Pháp lệnh (Ordinance) về thời hiệu năm 1959. Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo mô hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình ví dụ như thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về chứng cứ theo hình mẫu của các Bộ luật thuộc địa Ấn Độ; thông qua Luật về quyền đất đai năm 1956, Pháp lệnh về các quan hệ công nghiệp năm 1960 và Luật về công ty năm 1967 theo mô hình của Australia. Năm 1979, Nghị viện Singapore đã sửa đổi Điều 5 Luật Dân sự theo hướng loại trừ việc tiếp nhận các đạo luật Anh trong lĩnh vực thương mại trong một số trường hợp: khi các đạo luật đó là hệ quả trực tiếp của các công ước, hiệp định quốc tế mà Singapore không phải là thành viên, khi đã có một đạo luật khác của Singapore với cùng mục đích như đạo luật của Anh. Tuy nhiên những sửa đổi này cũng vẫn chưa giải quyết được triệt để tính không xác định của phạm vi tiếp nhận pháp luật Anh. Vì cho rằng việc Anh tham gia Liên minh châu Âu sẽ làm cho xu hướng phát triển pháp luật thương mại của Anh ngày càng không còn phù hợp với Singapore nên tháng 11 năm 1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Đạo luật về áp dụng pháp luật Anh với những nội dung chính: tuyên bố xoá bỏ Điều 5 Luật Dân sự, chấm dứt việc tiếp nhận một cách tự động các đạo luật tương lai của Anh về thương mại; xác lập danh mục các đạo luật Anh được áp dụng tại Singapore đồng thời nói rõ phạm vi áp dụng chúng ; chuyển hoá một số điều khoản của các đạo luật ban hành trước 1826 liên quan đến sở hữu, uỷ thác, bảo hiểm, thừa kế...vào các đạo luật tương ứng hiện hành của Singapore; khẳng định các án lệ và Luật Công bằng của Anh đã từng là một bộ phận của pháp luật Singapore trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn sẽ tiếp tục là một bộ phận của pháp luật Singapore, đồng thời có thể được sửa đổi tuỳ theo yêu cầu cụ thể và bằng con đường lập pháp. Đạo luật về áp dụng pháp luật Anh 1993 có ý nghĩa cách mạng nhằm loại bỏ sự không rõ ràng trong việc áp dụng pháp luật Anh ở Singapore, làm giảm bớt sự phụ thuộc của pháp luật thương mại Singapore vào pháp luật Anh và vào hoạt động lập pháp tương lai của Anh . Ở Singapore vẫn áp dụng hoàn toàn học thuyết pháp lý của Anh, thừa nhận án lệ là nguồn quan trọng của luật. Án lệ của Anh, của Malaysia, của Ấn Độ và các nước trong Khối Thịnh vượng chung “có hiệu lực thuyết phục” được Toà án Singapore tiếp nhận trong thực tiễn xét xử . 2. Luật Dân sự và các ngành luật liên quan Trong các quan hệ dân sự - pháp lý ở Singapore chủ yếu sử dụng các quy phạm thông luật Anh, trừ một số chế định pháp lý cá nhân được diều cỉnh bởi phong tục và luật của các cộng đồng cụ thể. Năng lực pháp lý của các chủ thể Luật Dân sự được quy định bởi các văn bản pháp lý dựa trên thông luật Anh. Độ tuổi có thể đăng ký kết hôn dành cho người Hồi giáo là 16 tuổi, với các cộng đồng người và tôn giáo khác là 18 tuổi. Luật Hợp đồng và Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Singapore về cơ bản theo hình mẫu của pháp luật Anh. Luật Đất đai của Singapore đồng thời dựa trên pháp luật Anh và pháp luật Australia (về đăng ký bất động sản). Vấn đề đăng ký kết hôn và ly hôn đối với các cộng đồng không phải là Hồi giáo điều chỉnh bởi Hiến chương về phụ nữ (Women’s Charter) 1961. Hiến chương dành cho phụ nữ các quyền bình đẳng với đàn ông trong tất cả các lĩnh vực, quy định chế độ đăng ký kết hôn bắt buộc và cấm đàn ông lấy nhiều vợ. Có thể tổ chức kết hôn theo phong tục của người Hoa hay người Ấn Độ là nhưng đồng thời phải tuân theo các quy định của Hiến chương. Quy định về ly hôn ở Singapore về cơ bản theo hình mẫu của pháp luật Anh chỉ khác ở chỗ để nộp đơn xin ly hôn cần có ít nhất 7 năm sống riêng. Vấn đề kết hôn và ly hôn của người Hồi giáo hoàn toàn theo Luật Hồi giáo, theo đó đàn ông được phép lấy nhiều vợ và có thể đơn phương tuyên bố ly hôn. Quan hệ sở hữu trí tuệ ở Singapore được điều chỉnh bởi Luật về quyền tác giả 1987, Luật về Thương hiệu (theo hình mẫu của Luật về Thương hiệu Anh 1887), Luật về Nhãn hiệu (theo hình mẫu Luật về Nhãn hiệu Anh 1938), Luật về sáng chế 1994. Pháp luật Singapore trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hoàn toàn tương ứng với các chuẩn mực quốc tế hiện dại và có điểm khác biệt về xử lý nghiêm ngặt đối với các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Luật Lao động của Singapore quy định quyền thành lập công đoàn, quy định về thoả ước lao động tập thể và quyền đình công. Quy định về quyền đình công ở Singapore không được sử dụng từ sau 1986 do thủ tục trọng tài hoà giải phức tạp trước khi đình công. Chính phủ Singapore tham gia tích cực vào điều chỉnh quan hệ lao động và quan hệ cộng đồng xã hội. Luật về việc làm quy định 44 giờ làm việc 1 tuần. Theo mức độ bảo trợ xã hội đối với người lao động, Singapore đứng thứ hai ở châu Á sau Nhật Bản. Theo Pháp lệnh về quyền dân sự (Civil Law Ordinance) ở Singapore các quy định của Luật Kinh doanh của Anh về tất cả các vấn đề liên quan đến công ty hợp danh, công ty, ngân hàng và hoạt động ngân hàng, hợp đòng đại lý, vận chuyển, bảo hiểm thương mại trực tiếp có hiệu lực nếu pháp luật Singapore không có quy định khác. Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp pháp luật Anh như Luật về hợp danh 1890, Luật về chi phiếu 1882...Singapore cũng đã thông qua các luật của mình như Luật về công ty (dựa trên hình mẫu của Luật về công ty của Malaysia 1967), Luật về phá sản (dựa trên Luật về phá sản Anh năm 1914). Từ 1965, pháp luật kinh tế của Singapore hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích các sáng kiến cá nhân. Trong những năm 1990, ở Singapore hình thành cơ sở pháp lý khá hoàn chỉnh cho các hoạt động miễn thuế (off shore). Tố tụng dân sự ở Singapore được điều chỉnh bởi Quy định của Toà án Tối cao năm 1970 và Quy định của Toà áp cấp dưới 1970. Quan hệ trọng tài thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi Luật về Trọng tài Thương mại quốc tế 1994. Nhìn chung, tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài ở Singapore được xây dựng trên cơ sở pháp luật Anh. 3. Pháp luật về công ty Singapore áp dụng khá triệt để hệ thống pháp luật Anh. Một trong những nguyên tắc của việc áp dụng hệ thống pháp luật Anh ở Singapore là áp dụng đến chừng mực mà chưa mâu thuẫn với tập quán và pháp luật của Singapore. Chính vì vậy, nguồn luật công ty của Singapore chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật về công ty của Anh và Úc. Tuy nhiên, luật công ty của Singapore hiện nay cũng chứa đựng nhiều điểm khác so với luật công ty hai nước trên. Nguồn chủ yếu của luật công ty của Singapore là Paprtnership Act 1890 và Compaines Act, Business Registration Act, Security Act. Theo các văn bản pháp luật này thì ở Singapore có các loại hình doanh nghiệp sau: - Doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp một chủ) - Hợp danh - Công ty Theo Luật đăng ký kinh doanh (Luật số 32) thì một cá nhân nào hay một nhóm những cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp một chủ (công ty), hợp danh thông qua cơ chế đăng ký với cơ quan đăng ký được máy tính hoá. Các thông tin đăng ký tại đây đều được cung cấp cho bất kỳ ai quan tâm. "Công ty " hợp danh không được có quá 20 thành viên, loại trừ đối với các (Công ty) hợp doanh hành nghề được điều chỉnh theo luật. Để đăng ký thì chủ sở hữu duy nhất hay thành viên (công ty) hợp danh phải có đơn tới cơ quan đăng ký để được kiểm tra xem tên dự tính của doanh nghiệp hay (công ty) hợp danh có thích hợp không. Doanh nghiệp một chủ và (công ty ) hợp danh không là pháp nhân. Chủ sở hữu và thành viên của thành viên hợp danh chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động của doanh nghiệp và (công ty) hợp danh. Doanh nghiệp một chủ và (công ty) hợp danh không có nghĩa vụ phải nộp báo cáo tài chính hàng năm. Nhưng thời hạn đăng ký của 2 loại hình doanh nghiệp này là 01 năm và được gia hạn hàng năm. Một công ty có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp danh. i) Doanh nghiệp tư nhân trong luật của Singapore. Doanh nghiệp tư nhân trong luật của Singapore không được điều chỉnh bởi các quy định cụ thể, riêng biệt. Doanh nghiệp tư nhân được coi là doanh nghiệp của cá nhân. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản khác của chủ doanh nghiệp. Khi tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự, chủ doanh nghiệp tư nhân được đối xử như thể nhân. Vì vậy, không có những quy định riêng cho chủ doanh nghiệp tư nhân. Khi chủ doanh nghiệp của cá nhân. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản khác của chủ doanh nghiệp. Khi tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự, chủ doanh nghiệp tư nhân được đối xử như thể nhân. Vì vậy, không có những quy định riêng cho chủ doanh nghiệp tư nhân. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp đương nhiên chấm dứt sự tồn tại. ii) Hợp danh trong pháp luật Singapore Trong đời sống pháp lý Singapore, hợp danh được điều chỉnh bởi Luật hợp danh năm 1890 của Anh. Việc áp dụng đạo luật này của Anh được thực hiện thông qua Đạo luật năm 1993 của Singapore về áp dụng pháp luật Anh. Về cơ bản, hợp danh trong pháp luật Singapore và hợp danh trong pháp luật Anh không khác nhau đáng kể. Dưới đây là một số quy định chủ yếu về hợp danh: - Hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinh doanh nhằm thu lợi. Như vậy, theo định nghĩa này thì hai dấu hiệu đặc trưng của hợp danh là sự tồn tại của việc kinh doanh và sự thoả thuận giữa nhiều người tham gia việc kinh doanh vì lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là tiêu chí cơ bản cho việc xác định hợp danh. - Số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh là 2 và tối đa là 20. Các hợp danh có thành viên với số lượng từ 21 trở lên được gọi là công ty cho dù không đăng ký như là công ty. - Thành viên của hợp danh theo quy định của pháp luật Singapore có thể bao gồm thể nhân và pháp nhân. Đối với pháp nhân thì việc tham gia hợp danh phải kèm theo điều kiện là điều lệ của các pháp nhân đó không hạn chế việc tham gia hợp danh. Công dân, pháp nhân của các nước bị coi là thù địch thì không được tham gia hợp danh. Vị thành niên có thể được tham gia hợp danh song không bị buộc phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của hợp danh mặc dù tài sản của vị thành niên có thể dùng để trang trải công nợ của hợp danh nêú như tài sản của các thành viên khác trong hợp danh không đủ để trang trải các khoản nợ. - Hợp danh có thể được thành lập thông qua việc ký thoả thuận thành lập hoặc được thành lập thông qua việc cùng bắt đầu thực hiện hành vì kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên việc thành lập hợp danh chủ yếu được thực hiện thông qua việc ký hợp đồng thành lập bởi vì hợp đồng ấy sẽ là văn bản điều chỉnh quanh hệ nội bộ giữa các thành viên của hợp danh. - Các hợp danh cần được đăng ký tại cục đăng ký. - Việc kết nạp các thành viên mới của hợp danh phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên. Thành viên ra khỏi hợp danh có thể đề cử người kế tục mình và trong trường hợp đó hợp danh phải kết nạp người đề cử này. Người được đề cử không phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ mà hợp danh đã phải gánh chịu trước khi người được đề cử tham gia hợp danh trừ phi người này chịu trước khi người được đề cử tham gia hợp danh trừ phi người này chấp nhận chịu trách nhiệm về khoản nợ đó. - Hợp danh đựơc thành lập với thời hạn nhất định sẽ chấm dứt hoạt động khi thời hạn kết thúc. Tuy nhiên, các bên có thể tiếp tục tiến hành hoạt động của hợp danh mặc dù thời hạn đã kết thúc. Hợp danh được thành lập với mục đích thực hiện hoạt động nhất định nào đó sẽ chấm dứt nếu như hoạt động đó đã được thực hiện. Hợp danh được thành lập vô thời hạn thì hợp danh sẽ chấm dứt nếu một thành viên thông báo cho các thành viên khác về việc rút khỏi hợp danh. Nếu hợp danh được thành lập bằng văn bản thì chỉ cần một thành viên thông báo văn bản về việc ra khỏi hợp danh khi đó hợp danh sẽ chấm dứt. -Luật pháp của Singapore có những quy định chi tiết về trách nhiệm của các thành viên trong hợp danh, những hành vi được coi là hợp pháp, có tác dụng ràng buộc hợp danh và những hành vi bị coi là bất hợp pháp không có giá trị ràng buộc pháp nhân. Trách nhiệm của các thành viên của hợp danh là liên đới và không phân chia trong trường hợp hợp danh chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái , còn trách nhiệm đối với các khoản nợi và nghĩa vụ hợp đồng là trách nhiệm liên đới. - Mặc dù hợp danh không phải là pháp nhân song luật pháp Singapore vẫn cho phép hợp danh khởi kiện nhân danhmình cũng bị kiện với tư cách là hợp danh. Tất cả các thànhviên có thể đứng đơn khởi kiện hoặc để cho một thành viên thay mặt khởi kiện. Những người khác kiện hợp danh có thể khởi kiện trực tiếp chống bất cứ thành viên nào hoặc chống hợp danh. - Tài sản được đóng góp cho hợp danh hoặc có được qua giao kết nhân danh hợp danh được coi là tài sản của hợp danh. Tài sản của hợp danh được quản lý và sử dụng tuyết đối vì mục đích của hợp danh. Tài sản trong hợp danh có thể là tài sản hợp danh cũng có thể là tài sản của thành viên. Xác định phần tài sản nào của hợp danh và tài sản nào thành viên sẽ được thực hiện căn cứ vào hợp đồng thành lập hợp danh. Luật Singapore quy định các thành viên có nghĩa vụ trung thành với hợp danh và phải xử sự một cách ngay tình không được cạnh tranh với hợp danh thông qua hoạt động khai báo cáo cho các thành viên về tình hình thu nhập và lợ nhuận khi hoạt động dưới danh nghĩa thành viên của hợp danh. Nguyên tắc, lợi nhuận, và thua lỗ được phân chia đều giữa thành viên hợp danh. Tuy nhiên, nguyên tắc này có thể không có hiệu lực nếu có thoả thuận rõ ràng hoặc có sự ngầm định khác giữa các thành viên của hợp danh. Những thành viên sử dụng tài sản của hợp danh vì mục đích cá nhân có thể bị các thành viên khác kiện vì vi phạm nguyên tắc trung thành và ngay tình đối với hợp danh. iii) Công ty trong hệ thống pháp luật của Singapore Theo Luật công ty (Luật số 50) thì 2 hay nhiều người có thể thành lập công ty hoạt động vì mục đích hợp pháp thông qua việc họ ký vào thoả thuận thành lập công ty và tuân thủ quy định đăng ký. Trong mọi trường hợp một công ty phải có ít nhất 2 thành viên, trừ khi công ty này là một công ty con thuê 100% sở hữu của một công ty khác. Nếu công ty trong quá trình hoạt động mà còn lại một thành viên và công ty vẫn tiếp tục hoạt động hơn tháng thì thành viên này bị coi là phạm luật công ty và phải chịu trách nhiệm về tất cả những khoản nợ xảy ra trong công ty thì việc sở hữu cổ phiếu của công ty là điều kiện bắt buộc. Luật quy định có 3 hình thức công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phiếu: trách nhiệm của các thành viên công ty là hữu hạn và chỉ hạn chế tới giá đã được thanh toán hay chưa được thanh toán cổ phiếu mà họ nắm giữ (nếu có). Đây là hình thức công ty thông thường được thành lập để thực hiện công việc kinh doanh vì mục đích sinh lợi. Công ty trách nhiệm hữu hạn theo bảo lãnh: trách nhiệm của các thành viên công ty là hữu hạn và chỉ hạn chế tới giá trị mà họ cam kết cá nhân đóng góp vào tài sản của công ty trong trường hợp giải thể. Công ty trách nhiệm vô hạn: các thành viên công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của công ty. Luật công ty Singapore chia các công ty thành công ty cổ phiếu giao dịch hạn chế (private company) và công ty cổ phiếu giao dịch rộng rãi (public company). Công ty cổ phiếu giao dịch hạn chế không được quá 50 thành viên, không được phát hành cổ phiếu và trái nợ cho công chúng và không được nhận tiền gửi của công chúng. Công ty này cũng có thể hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phiếu. Ngược lại, công ty có cổ phiếu giao dịch rộng rãi không bị ràng buộc bởi những quy định này. Pháp luật Singapore cho phép một công ty có cổ phiếu giao dịch hạn chế có thể chuyển đổi thành công ty có cổ phiếu giao dịch rộng rãi và ngược lại, khi công ty thoả mãn các điều kiện và yêu cầu về thủ tục chuyển đổi. Theo luật công ty, các công ty nước ngoài có thể cũng có thể chọn việc thành lập chi nhánh công ty để kinh doanh thay việc phải thành lập một công ty. Về danh nghĩa, các thành viên là người có quyền lực lớn trong công ty. Bộ máy quản lý, điều hành công ty phải chịu trách nhiệm trước các thành viên của công ty. Các vấn đề quan trọng nhất của công ty sẽ do đại hội cổ đông quyết định hoặc cho phép. Với tư cách là sở hữu chủ đối với công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty, các thành viên có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ gắn liền với tư cách của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, các thành viên của công ty có quyền kiện phát sinh, tức là kiện nhân danh công ty trong những trường hợp nhất định; quyền tiếp cận các tài liệu, sổ sách của công ty. Luật công ty của Singapore quy định tất cả các công ty được thành lập tại Singapore phải có ít nhất hai giám đốc và một trong hai giám đốc đó phải là người có nơi cư trú thường xuyên ở đây. Các công ty thành lập ở Singapore cũng phải có ít nhất một thư kí là người có nơi cư trú thường xuyên ở Singapore. Giám đốc công ty ở Singapore có nhiều loại. Giám đốc điều hành (executive directors); giám đốc không điều hành (nonexecutive directors); giám đốc thế vị (alternate directors) và giám đốc "de- facto". Giám đốc điều hành là loại giám đốc phổ biến nhất trong bộ máy điều hành của công ty.Giám đốc không điều hành là giám đốc không làm việc đầy đủ thời gian cho công ty và không tham gia điều hành công ty. Những chức danh nàythường mang tính chất danh dự. Giám đốc thế vị là người được thay giám đốc trong các phiên họp và hành động nhân danh giám đốc. Giám đốc "de- fatco" là người hành động với tư cách là giám đốc mặc dù chưa bao giờ được bầu hoặc được cử làm giám đốc. Các giám đốc đầu tiên phải được ghi rõ trong văn bản thành lập công ty. Cách thức bầu giám đốc hoặc chỉ định giám đốc điều lệ công ty quy định. Theo luật của Singapore, các giám đốc công ty có nghĩa vụ hành động trung thực vì lợi ích của công ty, không được đặt mình vào vị trí mà trong đó trách nhiệm của mình và lợi ích của công ty mâu thuẫn với nhau; Sử dụng tài sản và quyền hạn được giao để thực hiện những mục đích của công ty; phải hành động một cách thận trọng, hợp lý trong việc điều hành công ty. Trong các công ty của Singapore vốn được cấu trúc từ vốn góp và vốn vay. Vốn góp của công ty thể hiện trong các cổ phần. Cổ phiếu là phần góp vốn của thành viên công ty, là phần sở hữu của họ được xác định theo tỉ lệ trong toàn bộ tài sản của công ty. Cổ phiếu trong công ty của Singapore được chia thành hai loại: Cổ phiếu dự phần (equyty share) và cổ phiếu ưu thế (preferential share) tương đương với cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu tiên trong luật công ty ở một số nước. Theo định nghĩa của luật công ty Singapore ,cổ phiếu ưu tiên là cổ phiếu không chứa đựng quyền bỏ phiếu và chỉ cho phép hưởng lợi tức hạn chế theo tỷ lệ đã xác định. Cổ phiếu cổ phần là cổ phiếu không thuộc diện cổ phiếu ưu tiên. Vốn cổ phần của công ty ở Singapore được phân loại thành vốn điều lệ (authorized capital), vốn phát hành (issued capital) và vốn đã nộp (paid-up capital). Vốn điều lệ là giá trị tối đa của các cổ phiếu mà công ty được phép phát hành. Vốn điều lệ này có thể thay đổi trong trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc mệnh giá của cổ phiếu bị tăng hoặc giảm.Vốn phát hành là giá trị toàn bộ của cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành. Vốn phát hành được ghi nhận trong bảng cân đối tài chính của công ty chứ không được thể hiện trong điều lệ văn bản thành lập công ty. Do cổ phiếu phát hành không phải lúc nào cũng được trả hết cho nên vốn thực của công ty có thể ít hơn giá trị các cổ phiếu đã phát hành. Phần giá trị các cổ phiếu mà cổ đông đã trả cho công ty khi mua cổ phiếu được gọi là vốn đã nộp . 4. Pháp luật về đầu tư Singapore không có đạo luật riêng biệt cụ thể về đầu tư nước ngoài như các nước ASEAN khác. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước được đối xử như nhau loại trừ một số rất ít ngoại lệ. Bất kỳ cá nhân hay công ty nào muốn đầu tư kinh doanh tại Singapore chỉ cần thông qua cơ chế đăng ký với cơ quan đăng ký công ty và đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký). Singapore không có hạn chế về loại hình kinh doanh cụ thể nào, nhưng một số hoạt động phải xin giấy phép chính phủ, như là ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và công ty môi giới chứng khoán. Một số mặt hàng trước khi được sản xuất phải có giấy phép : điều hoà nhiệt độ, bia, xìgà, pháo nổ, một số sản phẩm thép, thuốc lá và diêm. i) Thủ tục thành lập công ty nước ngoài Bất kỳ một công ty nước ngoài nào muốn hoạt động kinh doanh tại Singapore đều phải nộp cho cơ quan đăng ký để làm thủ tục đăng ký các tài liệu sau đây: - 01 bản copy (có công chứng) chứng chỉ thành lập hay đăng ký công ty tại nơi thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương. - 01 bản copy điều lệ, thoả thuận hay tài liệu khác xác định việc thành lập công ty. - 01 danh sách các giám đốc với những thông tin cần thiết được yêu cầu tại mẫu đơn số 79 - Nếu danh sách giám đốc bao gồm cả những người thường trú tại Singapore thì phải có thoả thuận được ký kết của công ty nước ngoài - Một thoả thuận chỉ định hay giấy uỷ quyền có dấu của công ty nước ngoìa nên nêu rõ tên và địa chỉ của ít nhất hai người thường trú tại Singapore được cho phép thay mặt công ty nước ngoài nhận những giấy tờ tố tụng được tống đạt và những thông tin cần thiết gửi tới công ty. - Thông báo về thực trạng trụ sở đăng ký (mẫu đơn 44). - Một tuyên bố bắt buộc theo mẫu quy định được lập bởi những người đại diện của công ty (mẫu đơn 88). ii) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công ty nước ngoài tại Singapore Công ty nước ngoài phải có trụ sở đăng ký tại Singapore. Trụ sở này phải được mở cửa và công chúng có thể tiếp cận được trong giờ làm việc hàng ngày trừ ngày thứ bảy hàng tuần và ngày nghỉ chung của Nhà nước. Người đại diện của công ty nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành tất cả các công việc,các vấn đề được công ty nước ngoài yêu cầu theo luật và chịu trách nhiệm cá nhân về những chế tài áp dụng đối với công ty nước ngoài về những điều làm sai những yêu cầu này. Công ty nước ngoài không bị coi là tiến hành hoạt động kinh doanh tại Singapore chỉ vì tình tiết là công ty này đã mở tài khoản tại Singapore thực hiện mua bán thông qua một nhà thầu độc lập, đầu tư cung cấp tiền của mình hay sở hữu một tài sản nào đó. Hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài tại Singapore được thực hiện thông qua chi nhánh hay không phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động đó. Pháp luật công ty của Singapore rất giống pháp luật công ty của Anh và Australia, và chỉ có một số thay đổi nhỏ phù hợp với điều kiện đặc thù của mình về thủ tục đăng ký, nộp trình báo cáo… Theo pháp luật về công ty, thì mỗi công ty phải có ít nhất 2 giám đốc là thể nhân và một trong số đó phải là người thường trú tại Singapore. Công ty phải có ít nhất 1 thư ký là thể nhân có nơi thường trú tại Singapore. Không ai chưa đủ tuổi thành niên có thể làm giám đốc và người hơn 70b tuổi chỉ có thể được bổ nhiệm làm giám đốc của công ty có cổ phiếu giao dịch rộng rãi hay là của một chi nhánh của công ty này nếu có được số phiếu của 3/4 những người có mặt tại Đại hội cổ đông. Công ty không được trả lương cho giám đốc mà không chịu thuế hay không cho bất kỳ giám đốc nào của công ty vay tiền loại trừ cho một số mục đích hạn chế được nói tại Luật công ty. Khi đăng ký công ty tại cơ quan đăng ký thì phải nộp một khoản lệ phí. Lệ phí đăng ký công ty trong nước và công ty nước ngoài là như nhau. Trên thực tế là bảng lệ phí đăng ký áp dụng cho công ty trong nước được áp dụng cả cho việc đăng ký các công ty nước ngoài, dao động từ 1.200 tới 35.000 đôla Singapore. iii) Các chính sách về khuyến khích đầu tư về Singapore a) Chính sách thuế Các nước đang phát triển đều sử dụng chính sách thuế như là công cụ để cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Singapore là một trong những nước đi đầu trong vấn đề này. Trong Luật khuyến khích mở rộng kinh tế (Luật miễn giảm thuế thu nhập - Luật số 86) của Singapore lần đầu tiên có hiệu lực từ năm 1967 và sau đó đã được sửa đổi 15 lần phản ánh những nhu cầu cần thiết phải điều chỉnh để vượt qua những thách thức của sự cần thiết phải điều chỉnh để vượt qua những thách thức của sự phát triển kinh tế và các đạo luật khác, kể cả Luật thuế thu nhập (Luật số 134) đã đưa ra nhiều quy định khuyến khích đầu tư. Hầu hết các biện pháp khuyến khích đầu tư này đều được đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban phát triển kinh tế Singapore. Hiện nay thuế xuất cho thu nhập công ty là cố định 26%. Nhưng theo việc áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư thì thu nhập từ hoạt động của công ty có thể giảm (hưởng mức ưu đãi) hay miễn hoàn toàn thuế. Danh mục các biện pháp khuyến khích đầu tư bao gồm quy chế lĩnh vực đi tiên phong, những khuyến khích liên quan tới mở rộng, chiết khấu về đầu tư trụ sở điều hành khu vực, các hoạt động sau khi được coi là tiên phong, mạo hiểm, dịch vụ kho vận, buôn bán hàng đổi hàng dịch vụ tư vấn quốc tế, hoạt động cho vay của nước ngoài… Một số biện pháp khuyến khích đầu tư của Singapore: - Quy chế lĩnh vực đi tiên phong là một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư lần đầu tiên được Singapore sử dụng và hiện nay vẫn rất là tiêu biểu. Quy chế lĩnh vực đi tiên phong được áp dụng cho cả hoạt động sản xuất và dịch vụ. Theo quy định của Luật, Bộ trưởng tài chính có quyền tuyên bố lĩnh vực nào được tiến hành ở mức độ tương ứng với sự phát triển của Singapore, lĩnh vực đi tiên phong và tuyên bố một sản phẩm đầu tiên đi tiên phong và tuyên bố một sản phẩm cụ thể nào đó là sản phẩm tiên phong khi chúng là thiết thực có ích công cộng. Trong công nghiệp sản xuất, một ngành công nghiệp sản xuất sẽ được tuyên bố là tiên phong nếu công ty đó tham gia vào một lĩnh vực sản xuất đặc biệt hay mới. Doanh nghiệp tiên phong được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 5 năm hay một thời gian dài hơn nhưng không quá 10 năm. Tuy nhiên ở đây có một điều bắt buộc là doanh nghiệp phải khấu trừ đi chiết khấu đầu tư (khấu hao), trừ trường hợp vốn đầu tư cố định của doanh nghiệp: + Không dưới 1 tỷ đôla, hay + Không dưới 150 triệu đôla với điều kiện hơn 50% vốn được góp của người thường trú tại Singapore hay số vốn đó được Bộ trưởng tài chính công nhận là có giá trị khuyến khích hoặc nâng cao sự phát triển kinh tế và công nghệ của Singapore. Lợi tức thu được của các cổ đông doanh nghiệp (công ty ) tiên phong cũng được miễn thuế thu nhập. Những thua lỗ hay chiết khấu vốn vào giai đoạn kinh doanh có thể chuyển sang để tính toán lãi trong giai đoạn sau khi là tiên phong theo quy định của Luật thuế thu nhập. Doanh nghiệp tiên phong không được tiến hành hoạt động thương mại hay kinh doanh nào trong giai đoạn miễn thuế khi có sự chấp nhận của Bộ trưởng tài chính. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp phải mở một tài khoản riêng cho hoạt động thương mại và kinh doanh này. Đối với lĩnh vực dịch vụ thì Singapore quy định một danh sách các lĩnh vực hoạt động mà nếu một doanh nghiệp (công ty )tham gia vào thì có thể yêu cầu được công nhận là công ty dịch vụ tiên phong: 1.Dịch vụ cơ khí kỹ thuật bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, tư vấn, nghiên cứu và phát triển; 2.Dịch vụ thông tin qua máy tính và các dịch vụ máy tính khác; 3.Thiết kế hay sản xuất bất kỳ kiểu dáng công nghiệp nào; 4.Các dịch vụ và hoạt động liên quan tới giải trí,vui chơi; 5.Các dịch vụ in ấn; 6.Các dịch vị liên quan đến giáo dục; 7.Các dịch vụ y tế; 8.Các dịch vụ liên quan đến công nghệ sử dụng trong nông nghiệp; 9.Dịch vụ và hoạt động liên quan tới cugn cấp hàng được tự động hoá; 10. Các dịch vụ liên quan tới tổ chức hay quản lý triển lãm và hội nghị; 11. Dịch vụ tài chính; 12. Các dịch vụ tư vấn kinh doanh, quản lý và nghề nghiệp; 13. Các dịch vụ liên quan tới buôn bán hàng đổi hàng; 14. Dịch vụ và hoạt động liên quan tới buôn bán quốc tế; 15. Dịch vụ và hoạt động vốn mạo hiểm; 16. Điều hành và quản lý tàu điện ngầm; 17. Các dịch vụ và hoạt động khác có thể được pháp luật quy định. Các công ty dịch vụ tiên phong cũng được hưởng những quyền lợi và được đối xử như là các doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất. Tuy nhiên, các công ty này bị hạn chế không được tham gia bất kỳ hoạt động thương mại hay hoạt động kinh doanh nào khác. - Các công ty sau giai đoạn được coi là tiên phong. Một công ty có thể xin được chấp thuận là công ty sau tiên phong nếu nó là: + Một doanh nghiệp tiên phong hay một công ty dịch vụ tiên phong vào hoặc sau ngày 1/4/1986 + Một doanh nghiệp xuất khẩu theo tiêu chuẩn của luật vào hay sau 1/4/1986 và đã là doanh nghiệp tiên phong ngay sau giai đoạn miễn giảm thuế với tư cách là doanh nghiệp xuất khẩu. Thu nhập của các công ty tiên phong có nguồn gốc từ các hoạt động của mình trong giai đoạn ưu đãi thuế này sẽ được hưởng không dưới 10%. Giai đoạn ưu đãi thuế không được quá 5 năm và có thể được Bộ trưởng tài chính cho kéo dài thêm nhưng tổng thể thời hạn không được quá 10 năm. - Những khuyến khích đầu tư cho việc mở rộng và phát triển: Một công ty tham gia vào sản xuất hay tăng việc sản xuất bất kỳ sản phẩm nào trogn bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào mà có thể đem lại lợi ích kinh tế cho Singapore hay có đủ tiêu chuẩn mà công ty tiên phong thì có thể được chấp thuận là công ty được mở rộng và phát triển. Công ty được mở rộng và phát triển có thể được hưởng thuế xuất ưu đãi không dưới 10% trên thu nhập được mở rộng của mình. Thu nhập được mở rộng là thu nhập vượt quá thu nhập từ các hoạt động được ghi tại giấy chứng nhận cho công ty được tính trung bình cho hoạt động tương tự trong thời hạn 3 năm trước ngày ghi trong giấy phép: các chi phí chiếu khấu vốn và thua lỗ cũng được tính đến trong việc xác định thu nhập được mở rộng. Ưu đãi thuế ban đầu được dành cho thời hạn không quá 10 năm. Sau đó nó có thể được kéo dài thêm mỗi lần không qúa 5 năm, nhưng tổng thời hạn không qúa 20 năm. - Khuyến khích đầu tư cho việc mở rộng doanh nghiệp đang hoạt động. Công ty có ý đầu tư ít nhất là 10 triệu đôla để mua sắm thiết bị và máy móc cho việc sản xuất hay tăng sản xuất một loại sản phẩm đã được chấp thuận có thể xin cho phép là doanh nghiệp đang mở rộng. Sau khi được chấp thuận doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi thuế không quá 10 năm và được kéo dài mỗi lần không qúa 5 năm, nhưng tổng thời hạn không vượt quá 20 năm. Lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư này được miễn thuế. - Khuyến khích đầu tư đối với công ty dịch vụ đang mở rộng. Công ty dịch vụ tiên phong có ý định tăng một cách đáng kể các hoạt động của mình có thể xin phép được là công ty dịch vụ đang mở rộng. Các ưu đãi của công ty dịch vụ đang mở rộng cũng giống như các ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đang mở rộng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói trên. - Khuyến khích đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Công ty đang hay định sẽ sản xuất bất kỳ sản phẩm xuất khẩu nào, hoặc tham gia hay định sẽ tham gia vào hoạt động đánh cá nước sâu ngoài biển có thể xin phép được là doanh nghiệp xuất khẩu nếu công ty dự tính là doanh thu xuất khẩu không ít hơn 20 % tổng số doanh thu và không dưới 100.000 đôla cho giai đoạn làm sổ sách kế toán (thường là năm).Doanh nghiệp xuất khẩu không phải là doanh nghiệp tiên phong được thuế ưu đãi cho 5 năm và nếu là doanh nghiệp tiên phong thì trong 3 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hay thương mại. Thời hạn này có thể được kéo dài 15 năm theo các điều kiện của pháp luật. - Khuyến khích cho xuất khẩu dịch vụ. Một công ty có thể xin phép được làm công ty hãng xuất khẩu dịch vụ nếu nó tham gia vào một trong những hoạt động dịch vụ sau đây được tiến hành liên quan tới các dự án ở nước ngoài cho những người không phải là thường trú hay cơ sở thường trú thường trực ở Singapore: 1.Các dịch vụ kỹ thuật bao gồm cả dịch vụ xây dựng, phân phối, thiết kế và cơ khí; 2.Dịch vụ tư vấn, quản ký, giám sát liên quan tới bất kỳ vấn đề kỹ thuật, thương mại hay kinh doanh nào; 3.Tạo dựng máy móc thiết bị và mua sắm vật tư, bộ phận cấu thành và thiết bị; 4.Các dịch vụ xử lý dữ liệu, xây dựng chương trình máy tính, bưu chính viễn thông và các dịch vụ máy tính khác. 5.Các dịch vụ nghề nghiệp bao gồm dịch vụ pháp luật toán, y tế và kiến trúc; 6.Các dịch vụ giáo dục và đào tạo; 7.Các dịch vụ khác có thể được quy định; Những ưu đãi có thể được dành cho hoạt động thương mại không quá 10 năm và có thể được kéo dài không quá 5 năm một lần, nhưng tổng thời hạn không được quá 20 năm. Công ty xuất khẩu dịch vụ được hưởng chế độ miễn thuế cho 90% lợi nhuận của nó từ các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quy định. - Những khuyến khích đầu tư cho hợp đồng thương mại quốc tế. Một công ty có thể được công nhận là công ty thương mại quốc tế nếu nó tham gia vào thương mại quốc tế đối với hàng hoá sản xuất tại Singapore hay sản phẩm nội địa mà dự tính là vượt quá 10 triệu đôla một năm hoặc nếu nó tham gia vào buôn bán kho vận dự tính vượt quá 20 triệu đôla mỗi năm đối với hàng hoá đủ tiêu chuẩn. "Hàng đủ tiêu chuẩn " được xác định theo một danh mục luật định. Công ty thương mại quốc tế được hưởng ưu đãi thuế trong thời hạn 5 năm với một nửa thu nhập từ xuất khẩu được miễn thuế. Ngoài ra, Singapore còn sử dụng rất nhiều biện pháp khác để khuyến khích đầu tư, như đối với vốn hay nước ngoài đầu tư cho thiết bị sản xuất hiệu quả, khuyến khích thuế việc nghiên cứu phát triển được thực hiện với đối tác không phải là người thường trú, chiết khấu vốn, khuyến khích với dịch vụ kho vận, dịch vụ tư vấn quốc tế, khuyến khích với đầu tư công nghệ mới (chỉ được áp dụng đối với công ty được thành lập tại Singapore ), khuyến khích đầu tư ra nước ngoài được áp dụng đối với công ty được thành lập và thường trú tại Singapore mà có không dưới 50% vốn do công dân hay người thường trú tại Singapore nắm giữ. Bên cạnh Luật ưu đãi để khuyến khích đầu tư, Luật thuế thu nhập của Singapore cũng đưa ra rất nhiều những quy định liên quan tới miễn giảm thuế, chẳng hạn cho các doanh nghiệp trong ngành hàng hải, những thuế xuất ưu đãi, các tín khấu hao. b) Các chính sách khuyến khích đầu tư khác Singapore không quy định hạn chế về quản lý ngoại hối và đồng đôla Singapore có khả năng chuyển đổi là yếu tố tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển vốn và lợi nhuận vào và ra khỏi Singapore. Singapore cũng có rất ít các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Hàng hoá và thiết bị là vốn đầu tư không bị đánh bất kỳ thuế nào, và như vậy rất tiện lợi cho các nhà đầu tư có thể mang máy móc hay chuyển chúng tới các địa điểm khác. Chính phủ Singapore còn có rất nhiều chương trình hỗ trợ cho những nhà đầu tư, bao gồm cả việc hỗ trợ về tài chính. Những chương trình này được thiết lập chính là để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hoá, máy tính hoá, phát triển công nghệ, khuyến khích xuất khẩu, quản lý và phát triển tay nghề cho công nhân. iv) Các quy định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần Singapore là thành viên của ASEAN và đã tham gia Hiệp định đa phương của ASEAN về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước thành viên khác. Đồng thời, Singapore đã ký kết với 16 nước trên thế giới kể cả Việt Nam, các Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Các Hiệp định về bảo hộ và khuyến khích đầu tư đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư đối với việc tịch thu sung công, quốc hữu hoá và những rủi ro phi thương mại khác. 34 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký của Singapore đã khuyến khích các nhà đầu tư từ các nước ký kết với Singapore và các nhà đầu tư Singapore tới các nước ký kết đầu tư, kinh doanh thông qua việc hạn chế tối thiểu hay loại bỏ hết việc đánh thuế trùng lặp đối với cùng một thu nhập. Việc tránh đánh thuế hai lần cũng được áp dụng trong khuôn khổ các nước thành viên của Cộng đồng Anh trên cơ sở có đi có lại. Đánh giá môi trường đầu tư hấp dẫn của Singapore cũng phải nhắc tới hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống tư pháp và các cơ quan giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, hiệu quả. Singapore đã tham gia Công ước New York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài năm 1986. v) Cơ quan quản lý đầu tư tại Singapore Cơ chế quản lý đầu tư của Singapore là rất gọn nhẹ và có hiệu quả. Việc thành lập văn phòng đại diện được đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban phát triển thương mại. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư tại Singapore là Uỷ ban phát triển kinh tế được thành lập từ năm 1961. Uỷ ban này có nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu liên quan tới tìm hiểu khả năng đầu tư, đánh giá đơn xin ưu đãi, thuế và chính sách đầu tư khác. Uỷ ban hoạt động với nguyên tắc một cửa, giúp đỡ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đất đai, các nguồn tài chính dài hạn, nhân lực và các dịch vụ khác, phân bổ các nhà cung cấp, nhà thầu phụ và các đối tác liên doanh . 5. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng (Luật này bao gồm các quy định về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi), Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Luật điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất, xử lý nước thải thương mại và các vấn đề liên quan, Luật điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác. Pháp luật về môi trường của Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường với chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, bao gồm phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Pháp luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà. Hình phạt tù là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. Pháp luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Luật về mua bán thực phẩm. Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm. Ngoài ra, chế tài hành chính còn thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo hạn chế tiếng ồn tại các công trường không được vượt quá giới hạn cho phép. Nếu có tiếng khiếu nại từ phía dân chúng, Bộ Môi trường phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ tiếng ồn. Nếu tiếng ồn vượt quá mức độ quy định, thì chủ sở hữu, người quản lý công trường xây dựng có liên quan, căn cứ vào chứng cứ đã có quản chịu một khoản tiền phạt tối đa là 2.000USD, nếu tái phạt phải nộp 100USD cho mỗi ngày tái phạm tiếp theo. Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong pháp luật về môi trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an toàn xã hội, sức khoẻ hay dịch vụ cộng đồng. Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật môi trường Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... 6. Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Nguồn của Luật Hình sự Singapore là Bộ luật Hình sự năm 1872 (dựa trên Bộ luật Hình sự Ấn Độ năm 1860), Luật về an ninh nội bộ 1960, Luật về lạm dụng chất ma tuý năm 1973 (sửa đổi năm 1975). Pháp luật hình sự Singapore có điểm nổi bật là sự nghiêm khắc với những hình phạt nặng nề. Các tội có hình phạt tử hình bao gồm: giết người, phản bội Tổ quốc, mưu sát Tổng thống, tội phạm liên quan đến tàng trữ vũ khí và vật liệu nổ, làm chứng gian dẫn đến việc bị cáo bị kết án tử hình, tàng trữ trên 15 gam heroin hoặc số lượng ma tuý tương đương. Luật Hình sự Singapore có hình phạt đánh bằng gậy, được coi là hình phạt bổ sung đối với trên 30 tội danh: các tội liên quan đến sử dụng bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bảo lực (ví dụ tội cướp, hiếp dâm), tội phá hoại, buôn bán chất ma tuý, vi phạm luật nhập cư. Hình phạt này không áp dụng đối với phụ nữ, đàn ông trên 50 tuổi, trẻ vị thành niên và người yếu sức khoẻ. Tố tụng hình sự ở Singapore hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc tố tụng của pháp luật Anh. Bộ luật Tố tụng Dân sự Singapore thực tế quy định đầy đủ các nguyên tắc và đảm bảo dân chủ trong tố tụng hình sự: trong vòng 48 giờ kể từ khi bị bắt, phải đưa ra lời buộc tội chính thức; người bị kết tội có quyền được trợ giúp pháp lý (bao gồm cả quyền có luật sư do nhà nước trẻ tiền), người bị kết án có quyền kháng cáo. Ở Singapore có hệ thống tạm tha có đặt cọc và hệ thống tư pháp làm việc nhanh và có hiệu quả. Singapore là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng hình truyền từ xa trong phiên toà (khi người bị hại hay người làm chứng đang ở nước ngoài) Đồng thời có thể thấy một số quy định phi dân chủ trong tố tụng hình sự Singapore. Năm 1989 Hiến pháp Singapore sửa đối đã bãi bỏ việc giám sát của toà án đối với người bị bắt giam theo Luật về an ninh nội bộ và Luật chống hoạt động phá hoại, nhờ đó Chính phủ có thể (dựa trên một số căn cứ không xác định về đảm bảo an ninh quốc gia) hạn chế một số quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Luật về an ninh nội bộ và Luật về lạm dụng chất ma tuý và nhiều luật khác cho phép cảnh sát và lực lượng an ninh có thể bắt người không cần lệnh. Luật về an ninh nội bộ cho phép giam giữ không cần đưa ra toà án với mục đích “bảo vệ an ninh công cộng hoặc giữ gìn trật tự xã hội”. Luật này cho phép Bộ trưởng Bộ Nội vụ bắt người không cần tuyên bố lý do, nếu Tổng thống thấy là người bị bắt đe doạ an ninh quốc gia. Tổng thống có quyền cho phép giam giữ hai năm (và thời hạn này có thể kéo dài) không cần đưa ra toà xét xử. Hiện tại ở Singapore không áp dụng chế độ bồi thẩm đoàn (chế độ này được bãi bỏ chung từ năm 1959 và đối với các tội có thể áp dụng hình phạt tử hình bãi bỏ từ năm 1969). 7. Hệ thống toà án Hệ thống toà án Singapore phản ánh truyền thống và thực tiễn áp dụng pháp luật Anh, bao gồm cả chế độ bồi thẩm đoàn. Bên cạnh đó, có thể thấy mặc dù Hiến pháp Singapore tuyên bố sự độc lập của quyền tư pháp, hệ thống toà án Singapore bị ảnh hưởng bới Chính phủ thông qua việc kiểm soát việc chỉ định thẩm phán và các luật hạn chế quyền giám sát của toà án. Hệ thống toà án Singapore có hai cấp: Toà án Tối cao và toà án cấp dưới. Toà án cấp dưới gồm Toà Phán quan (Magistrate’s Court) xem xét các vụ dân sự và hình sự với mức hình phạt tối đa 3 năm tù giam và phạt 10.000 dollar Singapore, Toà khu vực (Distict Court) xem xét các vụ dân sự và hình sự với mức hình phạt tối đa 10 năm tù giam và phạt 50.000 dollar Singapore, Toà dành cho trẻ vị thành niên (dưới 16 tuổi), Toà xét xử các vụ kiện nhỏ xem xét các vụ kiện dân sự và thương mại với giá trị khiếu kiện dưới 2.000 dollar Singapore. Ở Singapore cũng có hệ thống toà Sharia xem xét việc kết hôn và ly hôn trong cộng đồng Hồi giáo . Toà án Tối cao Singapore thành lập năm 1969 gồm Toà Cao cấp có quyền xét xử tất cả các vụ án dân sự và hình sự và xét xử sơ thẩm đối với các vụ có mức hình phạt tử hình, Toà Phúc thẩm xem xét phúc thẩm bản án dân sự của Toà Cao cấp, Toà Phúc thẩm Hình sự xem xét phúc thẩm bản án hình sự của Toà Cao cấp. Năm 1993, trong khi tiến hành những cải cách hệ thống toà án, cơ cấu Toà Phúc thẩm đã được thay đổi, hai Toà Phúc thẩm được sáp nhập thành một Toà có thẩm quyền xét xử phúc thẩm cả án dân sự và hình sự. Năm 1989 ở Singapore bắt đầu quá trình loại bỏ việc kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh. Luật (sửa đổi) về Uỷ ban Tư pháp đã chấm dứt vai trò của Hội đồng thẩm phán trong hầu hết các vụ án hình sự và giới hạn kháng cáo dân sự lên Hội đồng Cơ mật chỉ trong những trường hợp nhất định khi hai bên tranh chấp trước khi xử phúc thẩm thoả thuận sẽ tuân theo phán xét của Hội đồng Cơ mật. Đầu năm 1994, Chính phủ Singapore thấy rằng đã đến thời điểm thích hợp để cắt dứt điểm sợi dây ràng buộc về pháp lý chỉ còn là hình thức với Vương quốc Anh. Lý do được đưa ra là: “Sự phát triển luật pháp, kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước đã đưa Singapore tiến lên trên con đường khác với con đường mà Vương quốc Anh theo đuổi”, đặc biệt là khi Anh gia nhập Liên minh châu Âu. Đồng thời, việc xoá bỏ kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật sẽ tạo cơ hội cho nền tư pháp Singapore phát triển với pháp luật riêng của dân tộc và gần với thực tiễn của đất nước và khu vực hơn . Cơ chế bảo hiến ở Singapore như ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được thực hiện bởi tất cả các toà án. Chánh án Toà án Tối cao và Thẩm phán Toà án Tối cao do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng thống bổ nhiệm thẩm phán các toà cấp dưới theo đề nghị của Chánh án Toà án Tối cao. Thời gian bổ nhiệm do Uỷ ban Tư pháp quyết định. Việc buộc tội trước toà trong các vụ án hình sự do Phòng Tổng Chưởng lý thực hiện. Tổng Chưởng lý do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng Chưởng lý tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề pháp luật, chịu trách nhiệm soạn thảo các luật. Tổng Chưởng lý còn có quyền tự khởi xướng, tiến hành hoặc đình chỉ bất cứ thủ tục tố tụng hình sự nào. Tổng Chưởng lý cũng được hưởng các đảm bảo tính độc lập như thẩm phán Toà án Tối cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ thống pháp luật singapore.doc
Tài liệu liên quan