Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+ của lá chè, lá mía, lá ngô

1. Lá chè, lá mía, lá ngô có khả năng hấp phụ ion Cu2+ trong dung dịch nước. 2. Quá trình hấp phụ ion Cu2+ của lá chè, lá mía đạt cân bằng trong 30 phút, của lá ngô trong 40 phút. 3. Độ pH thích hợp cho sự hấp phụ ion Cu2+ của lá chè, lá mía, lá ngô là 5. 4. Khi tăng khối lượng các VLHP, dung lượng hấp phụ tăng; khi tăng kích thước các VLHP, dung lượng hấp phụ giảm. 5. Khi tăng nồng độ Cu2+ ban đầu, dung lượng hấp phụ tăng. Dung lượng hấp phụ cực đại của lá chè, lá mía và lá ngô đối với Cu2+ tương ứng là: 8,14 mg/g; 4,63 mg/g; 4,55 mg/g.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+ của lá chè, lá mía, lá ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Hữu Thiềng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 42 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cu2+ CỦA LÁ CHÈ, LÁ MÍA, LÁ NGÔ Lê Hữu Thiềng, Trịnh Thu Quyên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu việc hấp phụ ion Cu2+ trong dung dịch loãng bằng cách sử dụng ba loại lá cây khác nhau làm chất hấp phụ: lá chè, lá mía, lá ngô. Ảnh hưởng của các yếu tố: thời gian hấp phụ, pH, khối lượng và kích thước lá cây, nồng độ ion Cu2+ ban đầu được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng (27  10C), tốc độ lắc 250 vòng/phút. Nồng độ ion Cu2+ được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). Thực hiện quá trình hấp phụ với 0,5 gam từng loại lá cây có kích thước xác định và 50 ml dung dịch ion Cu2+ có nồng độ xác định. Kết quả nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ Cu2+ của ba loại lá cây là: thời gian đạt cân bằng hấp phụ của lá chè, lá mía là 30 phút, lá ngô là 40 phút; pH tối ưu cho quá trình hấp phụ ion Cu 2+ của ba loại lá là 5; khi tăng khối lượng vật liệu hấp phụ (VLHP), tăng nồng độ ban đầu của ion Cu 2+ thì dung lượng hấp phụ tăng; khi tăng kích thước VLHP thì dung lượng hấp phụ giảm. Mục đích của nghiên cứu này là tìm và sử dụng một số loại lá cây được trồng phổ biến ở Việt Nam để loại bỏ các kim loại nặng trong dung dịch nước. Từ khóa: Hấp phụ, lá chè, lá mía, lá ngô, kim loại nặng, đồng MỞ ĐẦU Sự phát triển của các ngành công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, hóa dầu, mạ điện, pin, nguyên tửtrong những năm gần đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng hàm lượng các kim loại nặng trong môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ô nhiễm nguồn nước bởi kim loại nặng đang là vấn đề môi trường cấp bách rất được quan tâm hiện nay. Hàm lượng các kim loại nặng như: asen, chì, coban, niken, đồngđược phát hiện trong nước thải công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của các khu dân cư gần nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Do đó việc loại bỏ các kim loại nặng, độc ra khỏi các nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt đang là mục tiêu môi trường quan trọng bậc nhất phải giải quyết hiện nay. Bên cạnh các phương pháp truyền thống như phương pháp kết tủa, trao đổi ion, chiết dung môi... người ta đã bắt đầu nghiên cứu các biện pháp sinh học để tách các kim loại nặng trong nước [2], [4], [5.] Biện pháp sinh học là công nghệ mới sử dụng  Tel: 0982859002 các vật liêu hấp phụ là các nguyên liệu tự nhiên như: đá tự nhiên, lá cây, rễ cây...hoặc phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp rất sãn có, dễ kiếm, rẻ tiền, thân thiện với môi trường để hấp phụ được các ion kim loại nặng. Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp hấp phụ mà các phương pháp khác không có được. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+ của lá chè, lá mía, lá ngô. THỰC NGHIỆM Hóa chất và thiết bị *Hóa chất: CuSO4.5H2O, NaOH, H2SO4, nước cất hai lần. Các hóa chất dùng cho các thí nghiệm đều là loại tinh khiết PA. * Thiết bị: - Máy xay, máy lắc, tủ sấy, máy đo pH. - Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Thermo (Anh). - Nồng độ của Cu2+ trong dung dịch trước và sau hấp phụ được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F- AAS). Các điều kiện đo phổ F-AAS của Cu được chỉ ra ở bảng 1. Bảng 1. Các điều kiện đo phổ F-AAS của Cu Bước sóng 314,5 nm Khe đo 0,5 nm Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 43 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 0 20 40 60 80 100 t (phút) q (mg/g) Lá chè Lá mía Lá ngô Cường độ đèn HCL 75% Imax Chiều cao đèn 7mm Tốc độ dòng khí 1,1 ml/phút Khoảng tuyến tính 0,1 ÷ 10,0 mg/l Chuẩn bị VLHP từ lá chè, lá mía, lá ngô - Lá chè, lá mía, lá ngô sau khi rửa sạch bằng nước máy, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời rồi rửa lại bằng nước cất, sấy nhỏ bằng máy xay thông dụng, rây thu lấy bột lá (VLHP). VLHP có kích thước hạt xác định trong khoảng (0,02÷ 0,15 mm) [1], [3], [6] Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu2+ của các VLHP - Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ. - Ảnh hưởng của: pH, lượng VLHP, kích thước VLHP, nồng độ đầu của Cu2+. - Xác định dung lượng hấp phụ cực đại của các VLHP. Dung lượng hấp phụ của các VLHP được tính theo công thức: Trong đó: q: dung lượng hấp phụ (mg/g). V: thể tích chất bị hấp phụ (lít). C0, Ccb: nồng độ ban đầu, nồng độ tại thời điểm cân bằng (mg/l). m: khối lượng VLHP (gam). Dung lượng hấp phụ cực đại của các VLHP được xác định theo phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính: Trong đó: qmax: dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g) K: hằng số Langmuir KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu2+ của các VLHP Lấy 50ml dung dịch Cu2+ có nồng độ xác định cho vào các bình tam giác dung tích 100ml. Dùng các dung dịch NaOH, H2SO4 loãng để điều chỉnh pH của dung dịch đến pH = 5, sau đó cho riêng rẽ vào các bình 0,5 gam mỗi loại VLHP. Tiến hành hấp phụ trong 60 phút ở nhiệt độ phòng (27  10C), tốc độ lắc 250 vòng/phút. Lọc bỏ bã rắn, lấy nước lọc đem xác định nồng độ Cu2+ còn lại, từ đó tính dung lượng hấp phụ q. Kết quả thu được ở Bảng 2. Kết quả khảo sát cho thấy lá chè, lá mía, lá ngô đều có khả năng hấp phụ Cu2+ Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ Tiến hành quá trình hấp phụ Cu2+ của lá chè, lá mía, lá ngô ở các thời gian hấp phụ khác nhau từ 10 ÷ 100 phút, pH = 5, lắc ở nhiệt độ phòng (27  10C). Kết quả thu được ở Bảng 3, Hình 1. Hình 1. Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào thời gian Bảng 2. Các thông số hấp phụ Cu2+ của các VLHP VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) 100,01 39,68 6,03 100,01 72,34 2,77 100,01 76,87 2,31 m VCC q cb ).( 0  cb cb C qqKq C . 1 . 1 maxmax  Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 44 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 0 0.5 1 1.5 2 m (g) q (mg/g) Lá chè Lá mía Lá ngô Bảng 3. Ảnh hưởng của thời gian đến dung lượng hấp phụ của các VLHP pH VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) 1 100,76 100,47 0,03 98,99 98,65 0,03 99,96 99,79 0,02 2 100,76 69,39 3,14 98,99 83,18 1,58 99,96 87,33 1,26 3 100,76 48,37 5,24 98,99 75,70 2,33 99,96 78,58 2,14 4 100,76 40,06 6,07 98,99 71,79 2,72 99,96 77,23 2,27 5 100,76 40,03 6,07 98,99 71,53 2,75 99,96 77,22 2,27 Kết quả thu được ở Bảng 3, Hình 1 cho thấy: đối với lá chè, lá mía, lá ngô, quá trình hấp phụ Cu2+ tăng khi tăng thời gian hấp phụ, sự hấp phụ xảy ra tốt nhất trong 30 phút đầu tiên. Các loại lá cây khác nhau có thời gian đạt cân bằng hấp phụ khác nhau. Chúng tôi chọn thời gian hấp phụ cho các thí nghiệm tiếp theo của các loại VLHP lần lượt là: lá chè, lá mía: 30 phút; lá ngô: 40 phút. Khảo sát ảnh hưởng của pH Tiến hành quá trình hấp phụ với 0,5 gam mỗi loại VLHP, 50ml dung dịch Cu2+ có nồng độ xác định, ở nhiệt độ phòng (27  10C), thời gian hấp phụ chính là thời gian đạt cân bằng hấp phụ đã khảo sát ở trên. Độ pH của các dung dịch thay đổi từ 2, 3, 4, 5, 6. Kết quả thu được ở Bảng 4, Hình 2. Hình 2. Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào pH Kết quả thu được ở hình 2 cho thấy trong khoảng pH từ 2 ÷ 5 đối với lá chè, lá mía và từ 2 ÷ 4 đối với lá ngô, dung lượng hấp phụ của các VLHP tăng nhanh, sau đó tương đối ổn định trong khoảng từ 5 ÷ 6. Ở pH cao hơn, dung lượng hấp phụ của 3 loại lá giảm dần. Điều này có thể cho rằng, ở pH cao có sự tạo phức hiđroxo của Cu2+ làm nồng độ Cu 2+ trong dung dịch giảm dẫn đến dung lượng hấp phụ giảm. Chúng tôi đã chọn pH của các dung dịch bằng 5 cho các thí nghiệm khác. Ảnh hưởng của khối lượng các VLHP Tiến hành quá trình hấp phụ Cu2+ của các VLHP với 50ml dung dịch Cu2+ có nồng độ xác định. Các thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng (27  10C), thời gian hấp phụ và pH như đã khảo sát ở trên. Khối lượng các VLHP thay đổi từ 0,10 ÷ 2,00 gam. Kết quả được chỉ ra ở Bảng 5, Hình 3. Kết quả thu được ở hình 3 cho thấy khi tăng khối lượng VLHP, dung lượng hấp phụ của chúng tăng. Điều này có thể cho rằng: khi cố định nồng độ Cu2+ và kích thước của các VLHP, tăng khối lượng VLHP chính làm tăng diện tích tiếp xúc giữa VLHP với Cu2+ dẫn đến làm tăng dung lượng hấp phụ. Hình 3. Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào lượng VLHP 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 0 0.5 1 1.5 2 m (g) q (mg/g) Lá chè Lá mía Lá ngô Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 45 Bảng 3. Ảnh hưởng của thời gian đến dung lượng hấp phụ của các VLHP VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) Thời gian (phút) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) 10 99.97 77.48 2.25 99.87 87.43 1.24 100.06 88.12 1.19 20 99.97 60.15 3.98 99.87 80.17 1.97 100.06 81.47 1.86 30 99.97 39.49 6.05 99.87 72.53 2.73 100.06 78.18 2.19 40 99.97 39.49 6.05 99.87 72.88 2.70 100.06 76.71 2.34 50 99.97 40.06 5.99 99.87 72.53 2.73 100.06 76.95 2.31 60 99.97 39.53 6.04 99.87 72.08 2.78 100.06 76.71 2.34 80 99.97 39.49 6.05 99.87 72.48 2.74 100.06 76.99 2.31 100 99.97 39.49 6.05 99.87 72.53 2.73 100.06 76.71 2.34 Bảng 4. Ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ của các VLHP pH VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) Q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) 2 100,76 100,47 0,03 98,99 98,65 0,03 99,96 99,79 0,02 3 100,76 69,39 3,14 98,99 83,18 1,58 99,96 87,33 1,26 4 100,76 48,37 5,24 98,99 75,70 2,33 99,96 78,58 2,14 5 100,76 40,06 6,07 98,99 71,79 2,72 99,96 77,23 2,27 6 100,76 40,03 6,07 98,99 71,53 2,75 99,96 77,22 2,27 Bảng 5. Ảnh hưởng của khối lượng VLHP đến khả năng hấp phụ của chúng Khối lượng (g) VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) Co (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) Co (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) Co (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) 0,10 100,08 78,29 2,18 99,65 91,75 0,79 99,65 92,57 0,71 0,25 100,08 59,58 4,05 99,65 80,82 1,88 99,65 81,82 1,78 0,50 100,08 40,15 5,99 99,65 75,30 2,44 99,65 76,10 2,36 1,00 100,08 37,54 6,25 99,65 68,52 3,11 99,65 69,66 3,00 1,50 100,08 32,27 6,78 99,65 59,86 3,98 99,65 63,94 3,57 2,00 100,08 24,65 7,54 99,65 58,18 4,15 99,65 61,86 3,78 Bảng 6. Ảnh hưởng của kích thước các VLHP đến khả năng hấp phụ của chúng Kích thước VLHP (mm) VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) ≤ 0,05 99,65 39,65 6,00 100,05 73,12 2,69 100,03 73,12 2,69 0,06÷0,08 99,65 61,19 3,85 100,05 86,64 1,34 100,03 82,95 1,71 0,09÷0,15 99,65 84,88 1,48 100,05 92,40 0,76 100,03 91,46 0,86 Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 46 Khi tiếp tục tăng khối lượng VLHP thì dung lượng hấp phụ không tăng nhiều có lẽ sự hấp phụ đã gần đạt đến bão hòa. Ảnh hưởng của kích thước VLHP Tiến hành quá trình hấp phụ Cu2+ của các VLHP trong các điều kiện khảo sát ở trên, với các kích thước khác nhau: (≤ 0,05 mm); (0,06÷0,08 mm); (0,09÷0,15 mm). Kết quả được chỉ ra ở Bảng 6. Kết quả bảng 6 cho thấy khi cố định nồng độ Cu 2+ và khối lượng các VLHP, tăng kích thước các VLHP, dung lượng hấp phụ giảm. Đối với cả 3 loại VLHP, khi kích thước nhỏ nhất thì dung lượng hấp phụ cao nhất, vì với kích thước càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc giữa VLHP với Cu2+ càng lớn; khi tăng kích thước VLHP thì diện tích bề mặt riêng giảm dẫn đến dung lượng hấp phụ của VLHP giảm. Chúng tôi đã chọn kích thước các VLHP nhỏ nhất để tiến hành các thí nghiệm. Ảnh hưởng nồng độ Cu2+ ban đầu đến dung lượng hấp phụ của các VLHP Tiến hành quá trình hấp phụ của các VLHP trong các điều kiện khảo sát ở trên với các dung dịch Cu2+ có nồng độ ban đầu khác nhau. Kết quả thu được ở bảng 7, hình 4, 5, 6. Kết quả bảng 7 cho thấy khi tăng nồng độ Cu 2+ ban đầu, dung lượng hấp phụ tăng. Từ các hình 4,5,6 chúng tôi xác định được dung lượng hấp phụ cực đại (qmax) của lá chè, lá mía, lá ngô đối với Cu2+ tương ứng là: 8,14 mg/g; 4,63 mg/g; 4,55 mg/g. KẾT LUẬN 1. Lá chè, lá mía, lá ngô có khả năng hấp phụ ion Cu 2+ trong dung dịch nước. 2. Quá trình hấp phụ ion Cu2+ của lá chè, lá mía đạt cân bằng trong 30 phút, của lá ngô trong 40 phút. 3. Độ pH thích hợp cho sự hấp phụ ion Cu2+ của lá chè, lá mía, lá ngô là 5. 4. Khi tăng khối lượng các VLHP, dung lượng hấp phụ tăng; khi tăng kích thước các VLHP, dung lượng hấp phụ giảm. 5. Khi tăng nồng độ Cu2+ ban đầu, dung lượng hấp phụ tăng. Dung lượng hấp phụ cực đại của lá chè, lá mía và lá ngô đối với Cu2+ tương ứng là: 8,14 mg/g; 4,63 mg/g; 4,55 mg/g. Hình 4. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính của lá chè Hình 5. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính của lá mía Hình 6. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính của lá ngô y = 0.2162x + 10.053 R 2 = 0.978 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 0 20 40 60 80 Ccb (mg/l) Ccb/q (mg/g) y = 0.2199x + 14.531 R 2 = 0.974 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0 20 40 60 80 Ccb (mg/l) Ccb/q (mg/g) y = 0.1228x + 1.8243 R 2 = 0.97 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 0 10 20 30 40 50 Ccb (mg/l) Ccb/q (mg/g) Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 47 Bảng 7. Ảnh hưởng của nồng độ Cu2+ ban đầu đến khả năng hấp phụ của VLHP VLHP (Lá chè) VLHP (Lá mía) VLHP (Lá ngô) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) C0 (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) 10,16 3,56 0,66 8,90 6,25 0,27 9,92 5,36 0,46 17,40 8,09 0,93 19,56 14,96 0,46 20,76 12,36 0,84 30,23 15,14 1,51 39,47 30,18 0,93 30,67 19,36 1,13 39,08 20,37 1,97 51,08 40,15 1,09 53,31 38,41 1,49 64,97 38,97 2,60 77,47 61,87 1,56 69,38 51,08 1,83 106,66 70,26 3,64 98,96 79,56 1,94 99,56 78,46 2,11 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Adesola Babarinde N.A, J.Oyebamiji. Babalola and R.Adebowale Sanni, Biosorption of lead ions from aqueous solution by maize leaf, International Journal of Physical Sciences Vol. 1 (1), pp. 023-026, (2006). [2]. Al-Subu M.M, Salim. R., Abu-Shqair I. and Swaileh K.M, Removal of sissolved copper from polluted water using plant leaves: I.Effect of acidity and plant species, Rev. Int. Contam. Ambient. 17(2)91-96, (2001). [3]. Devaprasath P.M, Solomon J.S and Thomas B.V, Removal of Cr(VI) from aquenos solution using natural plant material, Journal of Applied sciences in Environmental Sanitation, (2007). [4]. Rajab Abu-El-Halawa, Rami Quora and Radi Salim, Efficiency of Removal of Lead, Cadmium, Copper and Zinc from Aqueous Solutions Using Six Common Types of Plant Leaves, Pakistan Journal of Applied Sciences 3(2); 78-84, (2003). [5]. Thomas Anish Johnson, Niveta Jain, Joshi H.C and Shiv Prasad, Agricultural and agro-processing wastes as low cost adsorbents for metal removal from wastewater: A review, Journal of Scientific and Industrial Research. Vol. 67, pp, 647 – 658, (2008). [6]. Yoshita, A., Lu, J.L., Ye, J.H. and Liang, Y.R, Sorption of lead from aqueous solutions by spent tea leaf, African Journal of Biotechnology Vol. 8 (10), pp. 2212- 2217, (2009). SUMMARY THE STUDY OF Cu 2+ ADSORPTION CAPACITY OF TEA LEAVES, SUGARCANE LEAVES, MAIZE LEAF Le Huu Thieng 1 , Trinh Thu Quyen College of Education, Thai Nguyen Universty This article presents research results of the Cu 2+ ion adsorption in dilute solution using three different types of leaves to high adsorption: tea leaves, sugarcane leaves and maize leaf. Influence of factors: time adsorption, pH, volume and size of leaves, the concentration of Cu 2+ ions originally studied in room temperature, shaking speed 250 rpm. The concentration of Cu 2+ ion determined by the method of universal flame atomic absorption (F-AAS). Adsorption process carried out with 0.5 grams of each type of plant which size defined and 50ml solution of Cu 2+ ion concentration is determined. Research results the optimal conditions for the process of adsorption ions Cu 2+ of three leaves is: the time to reach equilibrium adsorption of tea leaves, leaves of sugarcane is 30 minutes, leaves of maize is 40 minutes; pH optimum through the adsorption of Cu 2+ ions of three types of leaf is 5. When increasing the volume of adsorption materials, the initial concentration of Cu 2+ ions then the adsorption capacity increases while increasing the size of adsorption materials reduced the adsorption capacity. The purpose of this study was to find and use some common leaf grown in Vietnam to remove heavy metals in aqueous solution. Key words: adsorption; tea leaves; sugarcane leaves; maize leaf; heavy metal; copper Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 42 - 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32706_36536_20820121046384247_4259_2052716.pdf