Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa và cho năng suất của giống vải chín sớm Hùng Long tại Thái Nguyên

This study was carried out on 7 year-old Hung Long cultivar in Thai Nguyen area to examine the effects of girdling time to the rate of C/N, potential flowering and the fruit yield. The results showed that girdling has increased the rate of C/N, and this also has increased the number of flower cluster without leaves, reducing the number of flower cluster mixed by leaves, so that it helped to improve fruit yield. The formula of girdling in the mid November resulted in the highest fruit yield as 15,26 kg per tree, this is 4,94 higher than controlled fomula

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa và cho năng suất của giống vải chín sớm Hùng Long tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 126 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ KHOANH VỎ ĐẾN TỶ LỆ C/N, KHẢ NĂNG RA HOA VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VẢI CHÍN SỚM HÙNG LONG TẠI THÁI NGUYÊN Vũ Thị Thanh Thủy - Vũ Thị Nguyên - Ngô Xuân Bình - Nguyễn Thế Huấn (Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý từ 21021, Bắc, 105026, đến 106016, kinh Đông, Thái Nguyên là một trong những khu vực có điều kiện tự nhiên và sinh thái thích hợp với sự phát triển của cây vải. Giống vải Hùng Long là giống vải chín sớm đã được công nhận giống quốc gia đang được trồng tại Thái Nguyên, tuy nhiên giống vải Hùng Long có đặc điểm ra hoa không ổn định do xuất hiện lộc dinh dưỡng vào vụ đông. Nguyên nhân xuất hiện lộc đông của cây vải nói chung có thể do sự mất cân đối về hàm lượng C/N trong cây hoặc do thời tiết, các biện pháp kỹ thuật nhằm thay đổi tỷ lệ hàm lượng C/N trên cây giúp cho cây có khả năng ra hoa ổn định như cắt tỉa, khoanh cành đã được áp dụng đối với nhiều giống cây ăn quả, tuy nhiên những nghiên cứu về thời vụ khoanh vỏ cũng như ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật này trong việc thay đổi hàm lượng C/N đối với cây vải chưa được nghiên cứu. Phạm vi của bài báo này viết về ảnh hưởng của các thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa cũng như năng suất của giống vải Hùng Long tại Thái Nguyên. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trên giống vải Hùng Long 7 năm tuổi được nhân giống bằng phương pháp ghép trồng tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên. Các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007. Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm gồm 4 công thức, 5 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 1 cây. Công thức 1: không khoanh (đối chứng), công thức 2: khoanh vỏ vào 1/11/2006, công thức 3: khoanh vỏ vào ngày 15/11/2006, công thức 4: khoanh vỏ vào ngày 30/11/2006. Các công thức khoanh vỏ đều được khoanh một vòng xoắn ốc xung quanh cành cấp 1. Chỉ tiêu theo dõi: mỗi cây chọn 4 cành ngang tán, có đường kính>2cm. Theo dõi sự xuất hiện của lộc xuân, thời gian sự phân hóa của lộc xuân (lộc dinh dưỡng, lộc ra hoa hoàn toàn, hoa có lẫn lộc). Mỗi cây chọn 4 chùm hoa đều về 4 hướng, theo dõi: thời gian nở hoa, tổng số hoa/chùm, tỷ lệ hoa cái, tỷ lệ đậu quả, năng suất chùm quả và năng suất cả cây khi thu hoạch. Tiến hành lấy mẫu lá để phân tích, lá được chọn là các lá bánh tẻ nằm ở 4 hướng, lá được lấy vào các thời kỳ: khi bắt đầu khoanh vỏ, sau khoanh 1 tháng, khi nở hoa, rụng quả sinh lý 1. Phương pháp phân tích: Xác định N tổng số bằng phương pháp Kendan, xác định C bằng phương pháp của Bectran. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến sự phân hóa của lộc xuân Lộc xuân ra chủ yếu vào tháng 1, sau khi nhú lộc xuân phát triển theo 3 hướng đó là: phát triển hoàn toàn thành lộc dinh dưỡng, lộc xuân ra hoa có lẫn lộc và lộc xuân ra hoa hoàn toàn. Sự phân hóa của lộc xuân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, Menzel (1988) [4] khi nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân hóa của lộc vụ xuân đến năng suất chùm quả đã cho thấy, T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 127 trong điều kiện thời tiết thuận lợi năng suất của chùm quả có tương quan với số lá trên chùm quả, chùm hoa có số hoa lẫn lộc nhiều, tỷ lệ đậu qủa thấp và năng suất giảm. Kết quả theo dõi sinh trưởng của lộc xuân được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến thời gian xuất hiện và phân hóa lộc xuân Chỉ tiêu Công thức Thời gian ra lộc Tổng số lộc xuân/cành (lộc) Phân hóa lộc xuân Lộc ra hoa hoàn toàn Hoa lẫn lộc Lộc xuân thành cành dinh dưỡng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 (ñ/c) 25/1 61,5 8,5 14,02 41,25 66,95 12,75 20,94 2 19/1 52,75 30,75 58,04 15,70 29,57 7,8 14,75 3 16/1 57,25 43,15 75,46 13,20 22,87 1,4 2,56 4 13/1 54,60 32,3 59,31 20,7 37,82 2,8 5,24 CV% 10,6 14,2 8,2 18,3 10,7 16,8 19,8 LSD05 11,24 7,69 7,98 7,28 7,89 1,96 4,46 Số liệu bảng 1 cho thấy: các công thức khoanh vỏ có thời gian xuất hiện lộc xuân sớm hơn so với đối chứng, tổng số lộc ở các các công thức thí nghiệm không có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm, tuy nhiên sự phân hóa của lộc xuân của các công thức thí nghiệm rất khác nhau. Ở các công thức thí nghiệm số lộc ra hoa hoàn toàn đều cao hơn so với đối chứng, công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 có tỷ lệ ra hoa hoàn toàn cao nhất đạt 75,46% tổng số lộc xuân, công thức khoanh ngày 1/11 đạt 58,04 %, công thức 4 (khoanh ngày 30/11) đạt 59,31 %, trong khi công thức đối chứng tỷ lệ lộc ra hoa hoàn toàn chỉ đạt 14,02%. Không chỉ làm tăng tỷ lệ số lộc ra hoa hoàn toàn khoanh vỏ còn có tác dụng làm giảm những chùm hoa có lẫn lộc, các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ các chùm hoa có lẫn lộc và số lộc trở thành cành dinh dưỡng giảm hơn so với đối chứng, công thức 3 tỷ lệ số chùm hoa có lẫn lộc là 22,87%, số lộc thành cành dinh dưỡng chỉ còn 2,56% trong khi ở công thức không khoanh vỏ tỷ lệ số lộc trở thành cành dinh dưỡng lên tới 20,94%, điều này đã làm giảm năng suất vải một cách đáng kể. 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N của cây Tỷ lệ C/N là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng và phân hóa mầm hoa của cây, nếu tỷ lệ này quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và cho năng suất [1]. Khi nghiên cứu các biện pháp khoanh cành cho giống vải Nuamici ở Trung Quốc, C. B. Li (2000) [5] cho thấy: khoanh cành đã làm tăng hàm lượng đường bột có trong cây do vậy đã làm tăng khả năng nở hoa của giống và năng suất tăng 30- 45% so với đối chứng không khoanh. Nguyễn Thị Thanh, Lê Đình Danh (1999) [2] cho biết tỷ lệ C/N cao trong thời kỳ phân hóa mầm hoa có tác dụng làm tăng tỷ lệ hoa cái, tăng số chùm hoa và tỷ lệ đậu quả. Kết quả phân tích ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đối với tỷ lệ C/N của vải Hùng Long được trình bày ở bảng 2. Số liệu bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ C/N ở các công thức có khoanh vỏ đều cao hơn so với đối chứng đặc biệt là ở thời kỳ có lộc xuân và rụng quả sinh lý, điều này chứng tỏ khoanh vỏ đã có tác dụng nâng cao khả năng tích lũy hàm lượng đường bột trong cành tạo điều kiện cho cây thúc đNy quá trình phân hóa hoa. Không có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ C/N giữa các công thức có khoanh cành, mức độ tin cậy đạt 95% điều này chứng tỏ khoanh vỏ làm tăng tỷ lệ C/N của cây nhưng thời vụ khoanh khác nhau không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ C/N. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 128 Bảng 2: Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ C/N Trước khi khoanh vỏ Sau khoanh vỏ 1 tháng Khi có lộc xuân Sau rụng quả sinh lý 1 1(ñ/c) 0,951 0,949 0,917 0,858 2 0,990 1,116 1,046 1,026 3 0,966 1,113 1,020 1,008 4 0,938 1,073 1,010 0,955 CV% 2,7 4,9 4,0 7,5 LSD05 0,048 0,098 0,076 0,14 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả Khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho vải, Chen, H. và H.Huang (2000) [3] cho thấy khoanh vỏ có tác động tích cực đến khả năng nở hoa, giảm tỷ lệ rụng quả, tuy nhiên mỗi giống vải khác nhau có thời vụ khoanh thích hợp khác nhau. Ví dụ giống Feizixiao được khoanh vỏ vào giữa tháng 10 nhưng giống Nuomici và giống Guiwei lại được khoanh vào giữa tháng 11 và đầu tháng 12. Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả được trình bày ở bảng 3: Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống vải Hùng Long Chỉ tiªu C«ng thức Ngày bắt đầu nở hoa Tổng số hoa/ chïm (hoa) Hoa cái (hoa) Tỷ lệ (%) Số quả đậu/chïm (quả) 1 2/3 1251,0 263,24 21,28 26,32 2 21/2 1655,88 355,80 21,51 35,52 3 26/2 1909,08 427,64 22,39 39,44 4 28/2 1783,02 378,74 21,25 34,72 CV% 5,8 5,7 6,6 11,2 LSD05 127,69 27,37 1,90 5,10 Số liệu bảng 3 cho thấy: thời điểm khoanh vỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa, các công thức thí nghiệm đều có thời gian nở hoa sớm hơn so với công thức đối chứng từ 6 đến 11 ngày. Đối với giống vải chín sớm thì thời điểm nở hoa rất quan trọng vì nếu hoa nở sớm thì thời vụ thu hoạch vải sẽ sớm hơn do vậy giá bán cao hơn. Tất cả các công thức thí nghiệm tổng số hoa/chùm và hoa cái/chùm so với đối chứng đều có sai khác rõ rệt mức độ tin cậy đạt 95%. Công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 có tổng số hoa/chùm đạt 1909,08 hoa, số hoa cái đạt 427,64 hoa/chùm cao hơn đối chứng 164,40 hoa. Đối với cây vải hoa cái có ý nghĩa quan trọng với tỷ lệ đậu quả và năng suất, số lượng hoa cái/chùm có tương quan tỷ lệ thuận với số lượng quả có trên chùm, các biện pháp khoanh vỏ đã có ý nghĩa làm tăng số lượng hoa cái do vậy làm tăng tỷ lệ đậu quả. N. Ramburn (2001) [6] khi tiến hành khoanh vỏ cho giống vải Taiso đã góp phần khắc phục hiện tượng ra hoa không ổn định, trong điều kiện thời tiết thuận lợi có thể làm tăng năng suất từ 15-80%. Kết quả theo dõi về năng suất của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 4. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 129 Số liệu bảng 4 cho thấy tất cả các công thức thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn so với đối chứng từ 31,59% đến 47,86%, đạt cao nhất ở công thức khoanh vỏ ngày 15/11, năng suất đạt trung bình 15,26 kg/cây trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 10,32 kg/cây. Bảng 4: Ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến năng suất và thời gian thu hoạch vải Hùng Long Chỉ tiêu Công thức Số quả/chùm (quả) Chiều cao quả (cm) ðường kính quả (cm) Trọng lượng quả (cm) Năng suất kg/cây (kg) Thời vụ thu hoạch 1 (ñ/c) 9,17 3,7 3,2 29,3 10,32 1/6 2 10,67 3,6 3,1 28,5 14,18 22/5 3 15,92 3,5 3,1 28,0 15,26 26/5 4 12,79 3,5 3,1 28,0 13,58 1/6 CV% 16,8 4,3 5,7 3,2 13,1 LSD05 3,83 0,29 0,34 1,4 2,4 Các công thức khoanh vào 1/11/ và 30/11 đều cho năng suất cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Vải Hùng Long là giống chín sớm do vậy thời vụ thu hoạch có tính chất quyết định đến giá thành sản phNm, kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức khoanh vỏ vào 1/11 và 15/11 có thời gian thu hoạch sớm hơn so với đối chứng từ 5-8 ngày, do vậy giá bán cao hơn các công thức còn lại. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 5. Qua bảng 5 cho thấy các công thức khoanh vỏ đều có lãi so với đối chứng từ 9,23 đến 11,73 triệu đồng, công thức khoanh vỏ vào ngày 15/11 cho tổng thu cao nhất đạt 28,10 triệu đồng, lãi so với đối chứng là 11,73 triệu đồng. Bảng 5: Hiệu qủa kinh tế của các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Năng suất (tấn/ha) Tổng thu (tr.ñồng) Tổng chi (tr.ñồng) Lãi (tr.ñồng) Lãi so với ñối chứng (tr. ñồng) 1 (ñ/c) 3,01 21,07 4,7 16,37 - 2 4,25 31,87 6,1 25,77 9,40 3 4,57 34,28 6,1 28,10 11,73 4 4,1 28,70 6,1 22,60 6,23 4. Kết luận Biện pháp khoanh vỏ đã làm tăng hàm lượng C/N trong cây thúc đNy quá trình phân hóa mầm hoa do vậy đã làm giảm tỷ lệ hoa lẫn lộc, tăng tổng số hoa và hoa cái/chùm do vậy làm tăng tỷ lệ đậu quả. Các công thức khoanh vỏ đều cho năng suất cao hơn đối chứng từ 31,49- 47,86%. Thời vụ khoanh vỏ cho vải Hùng Long tốt nhất nên vào giữa tháng 11 do thời vụ thu hoạch sớm hơn và năng suất thu được cao nhất đạt 15,26 kg/cây Tóm tắt Bài báo này nói về ảnh hưởng của thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa và năng suất của giống vải Hùng Long 7 tuổi trồng tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy khoanh vỏ đã làm tăng tỷ lệ C/N trong cây, do vậy đã làm tăng tỷ lệ các chùm hoa không có lá, giảm tỷ lệ cành dinh dưỡng và số chùm hoa có lá, do vậy đã làm tăng năng suất. Công thức khoanh vỏ vào giữa tháng 11 cho năng suất cao nhất đạt 15,26 kg/cây cao hơn so với đối chứng 4,94 kg/cây. Từ khóa: Vải chín sớm Hùng Long, khoanh vỏ, tỷ lệ C/N T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 130 Summary STUDY ON EFFECTS OF GIRDLING TIME TO THE RATE OF C/N, POTENTIAL FLOWERING AND FRUITING YIELD IN HUNG LONG LITCHI CULTIVAR IN THAI NGUYEN This study was carried out on 7 year-old Hung Long cultivar in Thai Nguyen area to examine the effects of girdling time to the rate of C/N, potential flowering and the fruit yield. The results showed that girdling has increased the rate of C/N, and this also has increased the number of flower cluster without leaves, reducing the number of flower cluster mixed by leaves, so that it helped to improve fruit yield. The formula of girdling in the mid November resulted in the highest fruit yield as 15,26 kg per tree, this is 4,94 higher than controlled fomula. Keywords: early ripening Hung Long litchi, rate of C/N, girdling. Tài liệu tham khảo [1]. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp 2004. [2 ]. Lê Đình Danh và Nguyễn Thị Thanh (1999), Nghiên cứu sự ra hoa đậu quả của vải thiều trồng ở Phú Hộ và một vài biện pháp làm tăng khả năng ra hoa đậu quả của chúng, Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau quả giai đoạn 1998-2000. [3]. Chen,H. and H.Huang (2000), Litchi cultivars of West Bengal,India. Symposium on litchi and longan, Guangzhou, China, p.19. [4]. Menzel và cs (1988), Effect of temperature on growthand flowering of litchi cultivars . Horticultural Reseach Station, Queensland depatment of rimary industries p.o-jounal of horticultural science, pp 349-360. 5. C.B. Li và cộng sự: Girdling increased flowering and yield of "Nuamici"". ISHS Acta horticulturae 558: I International Symposium on litchi and longan. 6. N. Ramburn (2001) Effect of girdling on on flowering of litchi in Mauritius. ISHS Acta horticulturae 558: I International Symposium on litchi and longan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_853_9334_20_1507_2053262.pdf