Luận văn Khảo sát một số loại tinh dầu của cây ngò

- Máy Agilent GC 7890A-FID. - Cột HP-5 (30 m, 0.32 mm, 0.25 µm film). - Sửdụng nitrogen làm khí mang ởáp suất 8.7 psi. - Nhiệt độbuồng tiêm 250 o C. - Nhiệt độ đầu dò 300 o C. - Tỉlệchia dòng 1/20, thểtích tiêm 1 µl. - Chương trình nhiệt: Nhiệt độ đầu 60 o C, tăng 3 o C/phút đến 240 o C. - Sắc ký đồthu được dùng đểxác định hàm lượng (%) các cấu tửcó trong mẫu tinh dầu.

pdf98 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số loại tinh dầu của cây ngò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các bộ phận là khác nhau. Tuy không đủ thiết bị để xác định chính xác kích thước và mật độ mô chứa tinh dầu nhưng theo đánh giá cảm quan kích thước và mật độ mô chứa tinh dầu quan sát được từ việc giải phẫu học phù hợp với hàm lượng ly trích. 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 Lá Thân Hột Bộ phận Hàm lượng (%) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Thời gian (phút) Hàm lượng (CD) Hàm lượng (VS) Thời gian (CD) Thời gian (VS) -49- 2.2.5. So sánh hàm lượng tinh dầu ngò của luận văn với nghiên cứu trước Bảng 2.11. So sánh hàm lượng tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Thời gian Tác giả Địa phương Thời kỳ sinh trưởng Bộ phận thực vật Hàm lượng tinh dầu (%) 1895 Schimmel [30] - Cây đang ra hoa Toàn cây 0.12 Cây có trái xanh Toàn cây 0.17 1936 Carblom [30] Nga Cây đang ra hoa Toàn cây 0.1 2010 Luận văn Việt Nam Cây đang ra hoa Lá 0.0603 Cây đang ra hoa Thân 0.0315 Nhận xét: Yếu tố địa lý có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng tinh dầu. Bảng 2.12. So sánh hàm lượng tinh dầu hột ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Thời gian Tác giả Địa phương Cỡ hột Xử lý nguyên liệu Hàm lượng tinh dầu (%) 1950 J. de Bittera [30] Hungary - Xay nhuyễn 0.92 Không xay 0.88 1950 Gildemeister, Rumani - - 0.34-0.81 Hoffmann [30] Ma rốc Loại lớn - 0.2-0.3 Đông Ấn - - 0.15-0.25 Pháp - - 0.4 Hà Lan - - 0.6 Ý - - 0.35-0.5 1980 Phiệt, Nghi [13] Việt Nam Loại hỗn hợp - 0.65-0.73 2005 Hương, Minh [10] Việt Nam - Xay nhuyễn 0.66 2006 Isa Telci [32] Thổ Nhĩ Kỳ Loại lớn - 0,15-0,25 Loại nhỏ - 0,31-0,43 2010 Luận văn Việt Nam Loại nhỏ Xay nhuyễn 0.3171 -50- Nhận xét: Loại hột nhỏ có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn loại hột lớn. Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý tự nhiên và đường kính của hột. Cùng thời gian ly trích, hột ngò xay nhuyễn cho hàm lượng tinh dầu (%) nhiều hơn hột ngò không xay nhuyễn. Nguyên nhân là do khi xay nhuyễn, bộ phận chứa tinh dầu bị vỡ ra, giúp tinh dầu dễ dàng bị lôi cuốn bởi hơi nước. 2.3. Chỉ số vật lý Xác định tỷ trọng bằng tỷ trọng kế thủy tinh. Sử dụng khúc xạ kế WYA - SABBE để xác định chỉ số khúc xạ. Năng lực triền quang (góc quay cực) được xác định trên triền quang kế A. KRÜSS OPTRONIC P8000, Đức. 2.3.1. Các chỉ số vật lý ở 20oC của tinh dầu lá, thân và hột ngò Bảng 2.13. Các chỉ số vật lý ở 20oC của tinh dầu ngò Mẫu Phương pháp ly trích Tỷ trọng Chỉ số khúc xạ Góc quay cực (o) Phương pháp CD 0.8666 1.4548 +4.071 Lá ngò Phương pháp VS1 0.8543 1.4519 +1.867 Phương pháp CD 0.8689 1.4581 +5.811 Thân ngò Phương pháp VS1 0.8574 1.4559 +3.359 Phương pháp CD 0.8786 1.4650 +10.029 Hột ngò Phương pháp VS2 0.8652 1.4688 +10.383 Nhận xét: Tỷ trọng của tinh dầu ngò nhỏ hơn nước. Điều này phù hợp với thực nghiệm vì khi chưng cất hơi nước, do phần tinh dầu nhẹ hơn nước nên trong ống gạn phần tinh dầu nằm ở trên phần nước. Tinh dầu ngò làm cho mặt phẳng ánh sáng phân cực quay về bên phải. Chỉ số khúc xạ đo được trong khoảng 1.4500 đến 1.4700. -51- 2.3.2. So sánh kết quả chỉ số vật lý của luận văn với các nghiên cứu trước Bảng 2.14. So sánh chỉ số vật lý tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Địa phương Thời kỳ sinh trưởng Bộ phận thực vật Tỷ trọng Chỉ số khúc xạ Góc quay cực Đức [30] Cây đang ra hoa Toàn cây 1515d 0.853 - 18Dα +1o2’ Cây có trái xanh Toàn cây 1515d 0.866 - 18Dα +7o10’ Nga [30] Cây đang ra hoa Toàn cây 2020d 0.8524 20Dn 1.4555 Dα +2o33’ Ohio [30] Cây có trái xanh Toàn cây 25 25d 0.849 20Dn 1.4540 Dα +3o25’ Ấn Độ [30] Cây có trái xanh Toàn cây 25 25d 0.849 20Dn 1.4548 Dα +2o1’ Luận văn Cây đang ra hoa Lá 2020d 0.8666 20Dn 1.4548 20αD +4o071’ Cây đang ra hoa Thân 2020d 0.8689 20Dn 1.4581 20αD +5o811’ Bảng 2.15. So sánh chỉ số vật lý tinh dầu hột ngò của luận văn với nghiên cứu trước (phương pháp CD) Địa phương Tỷ trọng Chỉ số khúc xạ Góc quay cực Nga [30] 25 25d 0.863-0.875 20Dn 1.4630-1.4661 18Dα +9o30’- +11o6’ Hungary [30] 25 25d 0.864-0.865 20Dn 1.4636-1.4645 18Dα +10o15’- +11o30’ Anh [30] 2020d 0.872 20Dn 1.4641 32αD +10o48’ Tiệp Khắc [30] 2020d 0.871 20Dn 1.4644 32αD +10o36’ Hungary [30] 2020d 0.871 20Dn 1.4644 32αD +10o36’ Ba Lan [30] 2020d 0.871 20Dn 1.4643 32αD +10o24’ Rumani [30] 2020d 0.871 20Dn 1.4648 32αD +9o36’ Ma rốc [30] 25 25d 0.868 20Dn 1.4632 Dα +8o48’ Nam Tư [30] 25 25d 0.866 20Dn 1.4637 Dα +10o15’ Ohio [30] 25 25d 0.863-0.866 20Dn 1.4634-1.4638 Dα +9o40’- +10o20’ Guatemala [30] 25 25d 0.870 20Dn 1.4640 Dα +9o40’ Việt Nam [13] 25 25d 0.8631 25Dn 1.4595 Dα +12o90’ Liên xô (cũ) [40] 25 25d 0.8690 20Dn 1.4630 25αD +10o4’ Luận văn 2020d 0.8786 20Dn 1.4650 20αD +10o029’ -52- Nhận xét: Tỷ trọng của tinh dầu ngò nhỏ hơn nước. Tinh dầu ngò thuộc loại hữu triền. Chỉ số khúc xạ đo được nằm trong khoảng chỉ số khúc xạ của tinh dầu (từ 1.4500 đến 1.4800). 2.4. Chỉ số hóa học 2.4.1. Các chỉ số hóa học của tinh dầu lá, thân và hột ngò Bảng 2.16. Các chỉ số hóa học của tinh dầu ngò Bộ phận Phương pháp ly trích Chỉ số ester Chỉ số savon hóa Chỉ số acid Phương pháp CD 30.53 34.35 3.82 Lá Phương pháp VS1 31.35 35.51 4.17 Phương pháp CD 46.26 68.20 21.94 Thân Phương pháp VS1 33.84 53.02 19.19 Phương pháp CD 17.60 22.13 4.53 Hột Phương pháp VS2 25.60 29.60 4.00 Nhận xét: Hai phương pháp ly trích cho chỉ số hóa học khác nhau. Chỉ số hóa học tinh dầu của các bộ phận khác nhau cũng khác nhau. Tinh dầu thân ngò có chỉ số hóa học cao nhất. 2.4.2. So sánh kết quả chỉ số hóa học của luận văn với các nghiên cứu trước Bảng 2.17. So sánh chỉ số hóa học tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước đây (phương pháp CD) Địa phương Thời kỳ sinh trưởng Bộ phận Chỉ số ester Chỉ số savon hóa Chỉ số acid Nga [30] Cây đang ra hoa Toàn cây - - 1.85 Ohio [30] Cây có trái xanh Toàn cây - 22.8 - Ấn Độ [30] Cây có trái xanh Toàn cây - 50.1 - Luận văn Cây đang ra hoa Lá 30.53 34.35 3.82 Cây đang ra hoa Thân 46.26 68.20 21.94 -53- Bảng 2.18. Chỉ số hóa học tinh dầu hột ngò của luận văn với nghiên cứu trước (phương pháp CD) Địa phương Chỉ số ester Chỉ số savon hóa Chỉ số acid Nga [30] - 2.8 – 7.5 - Hungary [30] - 10.3 – 12.1 - Anh [30] 12.20 - 0.82 Tiệp Khắc [30] 16.40 - 1.81 Hungary [30] 13.00 - 0.86 Ba Lan [30] 11.50 - 2.10 Rumani [30] 6.10 - 1.47 Ma rốc [30] - 29.3 - Nam Tư [30] - 18.6 - Ohio [30] - 6.4 – 19.6 - Guatemala [30] - 17.9 - Việt Nam [13] 5.77 - 0.07 Luận văn 17.60 22.13 4.53 Nhận xét: Chỉ số hóa học tinh dầu thân ngò của luận văn khá cao. Do hàm lượng ly trích tinh dầu thân ngò thấp, mỗi mẻ chỉ thu được khoảng 0.13 g tinh dầu, nên để có đủ khối lượng tinh dầu cho các thí nghiệm khảo sát (ít nhất 6 g) phải sản xuất trong thời gian dài, dẫn tới việc tồn trữ lâu các mẻ sản xuất trước. Vì thời gian tồn trữ lâu nên các hợp chất aldehid bị oxid hóa làm cho chỉ số acid ở tinh dầu thân ngò khá cao (hợp chất aldehid trong tinh dầu thân ngò chiếm 77.46%). 2.5. Thành phần hóa học Mẫu tinh dầu được phân tích bằng thiết bị sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa (GC/FID) và sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS). Phân tích GC/FID để xác định hàm lượng (%) các cấu tử có trong mẫu tinh dầu. Phân tích GC/MSD để nhận danh các cấu tử trong tinh dầu bằng cách kết hợp thư viện phổ NIST 2008 của thiết bị với chỉ số số học, AI (Arithmetic Index), tính toán theo Adams [44]. -54- 2.5.1. Thành phần hóa học tinh dầu lá ngò Bảng 2.19. Thành phần hóa học của tinh dầu lá ngò theo hai phương pháp ly trích AI tính dựa theo [44] Hàm lượng (%, GC/FID) Stt AI [44] Cấu phần (GC/MSD) CD VS1 CD VS1 1 998 Octanal 1009 1010 0.34 0.23 2 1095 Linalol 1104 1104 0.09 0.04 3 1100 Nonanal 1110 1110 0.27 0.16 4 1141 Camphor - 1151 - 0.07 5 1157 (E)-2-Nonenal - 1174 - 0.09 6 1165 1-Nonanol 1174 - 0.20 - 7 1193 (Z)-4-Decenal 1194 1194 0.06 0.08 8 1196 (E)-4-Decenal 1198 1197 0.12 0.15 9 1201 Decanal 1206 1206 7.53 7.28 10 1250a (Z)-2-Decenal 1250 1249 0.49 0.33 11 1260 (E)-2-Decenal 1266 1268 21.19 32.59 12 1268b (E)-2-Decen-1-ol 1271 1271 17.06 11.00 13 1272b 1-Decanol 1274 1274 3.79 2.78 14 1305 Undecanal 1309 1308 1.27 1.08 15 1357 (E)-2-Undecenal 1368 1368 3.31 5.41 16 1365 trans-2-Undecen-1-ol 1373 1371 1.77 1.31 17 1408 Dodecanal 1411 1410 4.58 2.34 18 1464 (E)-2-Dodecenal 1473 1473 9.85 12.49 19 1469 trans-2-Dodecen-1-ol 1475 1475 4.32 2.15 20 1509 Tridecanal 1514 1513 0.63 0.29 21 1567 (E)-2-Tridecenal 1573 1571 1.02 1.27 22 1611 Tetradecanal 1613 1612 2.54 1.06 23 1620 Dill apiol 1624 1624 0.89 0.08 24 1674 (E)-2-Tetradecenal 1677 1677 12.29 12.01 25 1711 Pentadecanal 1718 1716 0.12 0.06 26 1820 Hexadecanal 1823 1821 0.10 0.20 Tổng cộng 93.79 94.54 a Tham khảo từ tài liệu [49]. b Tham khảo từ tài liệu [33]. Nhận xét : Tinh dầu lá ngò có 26 cấu phần chiếm khoảng 94%. Ngoài ra còn có một số hợp chất khác không nhận biết được do hàm lượng quá thấp hoặc chỉ ở dạng vết. Hai phương pháp ly trích đều cho cấu phần chính của tinh dầu lá ngò gồm decanal, (E)-2-decenal, (E)-2-decen-1-ol, (E)-2-dodecenal, (E)-2-tetradecenal. Trong đó (E)-2-decenal chiếm hàm lượng cao nhất. -55- 2.5.2. Thành phần hóa học tinh dầu thân ngò Bảng 2.20. Thành phần hóa học của tinh dầu thân ngò theo hai phương pháp ly trích AI tính dựa theo [44] Hàm lượng (%, GC/FID) Stt AI [44] Cấu phần (GC/MSD) CD VS1 CD VS1 1 1100 Nonanal 1111 1110 0.27 0.20 2 1196 (E)-4-Decenal 1197 1197 0.09 0.08 3 1201 Decanal 1206 1206 24.06 23.34 4 1250a (Z)-2-Decenal 1250 1249 0.17 0.27 5 1260 (E)-2-Decenal 1263 1265 6.95 10.07 6 1268b (E)-2-Decen-1-ol 1269 1269 2.55 1.77 7 1272b 1-Decanol 1272 1273 7.89 6.82 8 1282 (E)-Anetol 1291 - 0.66 - 9 1305 Undecanal 1307 1308 4.91 3.67 10 1357 (E)-2-Undecenal 1366 1367 5.80 7.48 11 1365 trans-2-Undecen-1-ol 1371 1371 1.49 1.38 12 1367 1-Undecanol 1374 1374 0.89 0.80 13 1408 Dodecanal 1409 1410 5.70 2.74 14 1464 (E)-2-Dodecenal 1470 1472 12.04 12.69 15 1469 trans-2-Dodecen-1-ol 1474 1475 2.37 2.91 16 1509 Tridecanal 1512 1513 0.80 0.30 17 1567 (E)-2-Tridecenal 1571 1572 1.04 1.01 18 1582 Oxid cariophilen - 1581 - 0.25 19 1611 Tetradecanal 1611 1612 2.15 0.94 20 1620 Dill apiol 1622 1622 0.66 0.84 21 1674 (E)-2-Tetradecenal 1675 1676 13.37 15.89 22 1711 Pentadecanal 1715 1717 0.11 0.18 Tổng cộng 93.96 93.63 a Tham khảo từ tài liệu [49]. b Tham khảo từ tài liệu [33]. Nhận xét : Tinh dầu thân ngò có 22 cấu phần chiếm khoảng 94%. Ngoài ra còn có một số hợp chất khác không nhận biết được do hàm lượng quá thấp hoặc chỉ ở dạng vết. Hai phương pháp ly trích đều cho cấu phần chính của tinh dầu thân ngò gồm decanal, (E)-2-decenal, 1-decanol, (E)-2-dodecenal, (E)-2-tetradecenal. Trong đó decanal chiếm hàm lượng cao nhất. -56- 2.5.3. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò Bảng 2.21. Thành phần hóa học của tinh dầu hột ngò theo hai phương pháp ly trích AI tính dựa theo [44] Hàm lượng (%, GC/FID) Stt AI [44] Cấu phần (GC/MSD) CD VS2 CD VS2 1 932 α-Pinen 931 931 0.46 1.35 2 969 Sabinen - 971 - 0.09 3 974 β-Pinen 977 978 0.10 0.69 4 1008 3-Caren - 1008 - 0.09 5 1020 p-Cimen 1025 - 0.09 - 6 1022 o-Cimen - 1026 - 0.32 7 1024 d-Limonen - 1028 - 0.52 8 1054 γ-Terpinen 1057 1057 0.61 1.20 9 1067 Oxid cis-linalol 1071 1071 0.09 0.08 10 1095 Linalol 1106 1105 75.51 77.21 11 1148 Citronelal 1152 1152 0.47 0.53 12 1174 Terpinen-4-ol 1181 - 0.06 - 13 1186 α-Terpineol 1197 1198 0.08 0.02 14 1201 Decanal 1205 1205 0.57 0.62 15 1223 Citronelol 1226 1228 1.05 0.80 16 1235 Neral (Citral B) 1239 - 0.05 - 17 1249 Geraniol 1251 1254 1.21 0.82 18 1260 (E)-2-Decenal 1264 1265 0.54 0.81 19 1264 Geranial - 1272 - 0.26 20 1282a 2-n-Octilfuran 1288 1289 0.06 0.11 21 1305 Undecanal 1307 - 0.15 - 22 1324 Acetat mirtenil 1321 1322 0.25 0.19 23 1350 Acetat citronelil 1346 1347 0.75 0.61 24 1359 Acetat neril 1356 1357 0.19 0.19 25 1379 Acetat geranil 1377 1377 15.64 12.79 26 1408 Dodecanal 1410 - 0.31 - 27 1417 (E)-Cariophilen 1414 1415 0.25 0.21 28 1464 (E)-2-Dodecenal 1471 1473 1.14 0.22 29 1577 Spatulenol 1577 - 0.07 - 30 1582 Oxid cariophilen 1580 1582 0.08 0.15 31 1611 Tetradecanal 1613 - 0.09 - Tổng cộng 99.87 99.88 a Tham khảo từ tài liệu [49]. Nhận xét : Tinh dầu hột ngò có 31 cấu phần chiếm gần 100%. Hai phương pháp ly trích đều cho cấu phần chính của tinh dầu hột ngò gồm linalol, acetat geranil. Trong đó linalol chiếm hàm lượng cao nhất. -57- 2.5.4. So sánh thành phần hóa học tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo Bảng 2.22. Thành phần hóa học tinh dầu lá và thân ngò của luận văn với các nghiên cứu trước (phương pháp CD) Luận văn (%, GC/FID) Các nghiên cứu trước (%, GC/MS) Cấu phần Lá Thân [16] [23] [36] [45] [33] Octanal 0.34 - 5.04 1.20 0.5 0.47 0.8 Linalol 0.09 - - 0.34 - - 0.32 Nonanal 0.27 0.27 - 0.51 0.2 0.27 0.54 1-Nonanol 0.20 - - - - - 0.38 (Z)-4-Decenal 0.06 - - - 0.3 - - (E)-4-Decenal 0.12 0.09 - - - 0.16 - Decanal 7.53 24.06 10.05 30.0 4.4 9.95 14.3 (Z)-2-Decenal 0.49 0.17 - - - - - (E)-2-Decenal 21.19 6.95 - 20.6 46.1 12.10 15.9 (E)-2-Decen-1-ol 17.06 2.55 - - 9.2 - 14.2 1-Decanol 3.79 7.89 - - 4.3 2.09 13.6 (E)-Anetol - 0.66 - - - - - Undecanal 1.27 4.91 3.04 - 0.5 2.31 3.23 (E)-2-Undecenal 3.31 5.80 2.56 - 5.6 5.32 - trans-2-Undecen-1-ol 1.77 1.49 - - 0.9 0.21 2.12 1-Undecanol - 0.89 - - 0.2 0.07 2.38 Dodecanal 4.58 5.70 16.27 3.30 1.6 10.30 4.36 (E)-2-Dodecenal 9.85 12.04 - 7.63 10.3 21.6 6.23 trans-2-Dodecen-1-ol 4.32 2.37 - - 1.4 0.82 - Tridecanal 0.63 0.80 4.05 3.07 0.1 1.44 0.63 (E)-2-Tridecenal 1.02 1.04 - 0.49 0.7 2.53 0.56 Tetradecanal 2.54 2.15 1.32 0.68 0.7 2.22 - Dill apiol 0.89 0.66 - - - - - (E)-2-Tetradecenal 12.29 13.37 - 4.45 5.8 20.2 - Pentadecanal 0.12 0.11 - - 0.1 0.61 - Hexadecanal 0.10 - - - - 0.10 - Nhận xét : Sự khác nhau về chất lượng hạt giống, gieo trồng, thu hái; điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; thời kỳ sinh trưởng; phương pháp ly trích đã dẫn đến sự khác nhau về thành phần hóa học và hàm lượng tinh dầu giữa các nước với nhau. Tuy nhiên, cấu phần chính của tinh dầu luận văn so với các nghiên cứu trước tương đối giống nhau: decanal, (E)-2-decenal, (E)-2-decen-1-ol, 1-decanol, (E)-2-undecenal, dodecanal, (E)- -58- 2-dodecenal, (E)-2-tetradecenal. Thành phần tinh dầu lá và thân ngò chủ yếu là các aldehid chi phương. Chính các aldehid này quyết định mùi thơm nồng đặc trưng của lá và thân ngò và khác hoàn toàn với mùi thơm của tinh dầu hột ngò. Và cũng chính các aldehid này làm cho tinh dầu lá và thân ngò có hoạt tính kháng vi sinh vật khá cao. Bảng 2.23. Thành phần hóa học tinh dầu hột ngò của luận văn với các nghiên cứu trước (phương pháp CD) (%, GC/FID) (%, GC/MS) Cấu phần Luận văn 1 2 8 3 4 5 6 7 α-Pinen 0.46 5.3 3.9 - 3.6 9.0 8.72 2.8 1.14 Sabinen - - 0.4 0.267 0.17 - - 0.2 0.14 β-Pinen 0.10 - 0.4 0.762 0.28 0.4 0.64 0.3 0.21 3-Caren - - vết - vết - - - - p-Cimen 0.09 - 2.1 3.617 1.7 15.0 0.67 2.8 0.90 d-Limonen - 1.9 1.6 0.330 1.9 2.7 - 1.5 1.55 γ-Terpinen 0.61 - - 4.544 4.7 1.9 2.35 0.2 4.08 Oxid cis-linalol 0.09 - - - - 1.2 - - 0.18 Linalol 75.51 41.4 70.0 77.977 69.1 56.7 81.92 72.0 54.57 Citronelal 0.47 - - 0.189 - - - - - Terpinen-4-ol 0.06 - 0.5 0.193 0.28 0.2 - 0.3 1.38 α-Terpineol 0.08 - 0.4 - 0.59 0.3 - - 2.32 Decanal 0.57 - 0.4 0.240 - - - - 0.15 Citronelol 1.05 1.5 vết - - - - - 1.23 Neral (Citral B) 0.05 - - - - - - - - Geraniol 1.21 0.7 0.8 - 0.9 1.1 0.33 1.6 6.97 (E)-2-Decenal 0.54 - - - - - - - - 2-n-Octilfuran 0.06 - - - - - - - - Undecanal 0.15 - - - - - - - 0.1 Acetat mirtenil 0.25 - - - - - - - - Acetat citronelil 0.75 - - - - - - - - Acetat neril 0.19 - - - - - - - 0.19 Acetat geranil 15.64 1.1 2.3 2.117 4.7 2.6 4.02 3.7 4.96 Dodecanal 0.31 - - - - - - - 0.20 (E)-Cariophilen 0.25 5.5 0.5 - - - - - 0.16 (E)-2-Dodecenal 1.14 - - - - - - - - Spatulenol 0.07 - - - - - - - - Oxid cariophilen 0.08 0.4 - - - - - - - Tetradecanal 0.09 - - - - - - - 0.18 -59- 1 : 1977 Gupta và cộng sự [24] 2 : 1980 Lawrence [24] 3 : 1988 Lamparsky và Klimes [25] 4 : 1990 P. Borges, J. Pino, A. Rosado [40] 5 : 1993 Zhu và cộng sự [27] 6 : 1995 Bourrel và cộng sự [27] 7 : 1996 Pino và cộng sự [27] 8 : 2007 Mohammad H. Eikani, Fereshteh Golmohammad, Soosan Rowshanzamir [38] Nhận xét : Rõ ràng ở mỗi vùng có vị trí địa lí khác nhau thì thành phần hóa học trong tinh dầu cũng có sự khác biệt, tuy nhiên linalol vẫn là cấu phần chiếm hàm lượng cao nhất trong tinh dầu hột ngò và quyết định giá trị sử dụng của hột ngò. Tinh dầu hột ngò thu hái tại Đồng Nai có hàm lượng linalol khá cao (trên 70%), nên loại hột này có giá trị làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu. Theo các kết quả trên, tinh dầu thu được từ phần trên mặt đất của cây ngò có sự khác biệt hẳn so với hột. Do đó, không dùng tinh dầu rau ngò để thay thế cho tinh dầu hột ngò trong một số mùi thơm của nước hoa hay mỹ phẩm. 2.6. Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật Hoạt tính kháng vi sinh vật được thử nghiệm trên: - 03 vi khuẩn gram (+) : Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus; - 05 vi khuẩn gram (-) : Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella flexneri, Vibrio cholerae, Salmonella typhi; - 01 vi nấm : Candida albicans. Tinh dầu thử nghiệm bao gồm tinh dầu nguyên chất và tinh dầu pha loãng theo thứ tự: C0: Tinh dầu nguyên chất. C1: Tinh dầu pha loãng 10 lần. C2: Tinh dầu pha loãng 100 lần. C3: Tinh dầu pha loãng 1000 lần. C4: Tinh dầu pha loãng 10000 lần. C5: Tinh dầu pha loãng 100000 lần. Đường kính đĩa giấy : 6 mm. Đường kính vòng vô khuẩn = 6 mm : không xuất hiện vòng vô trùng. Đường kính vòng vô trùng > 30 mm : không có sự phát triển của vi sinh vật. -60- 2.6.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá ngò Bảng 2.24. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu lá ngò Đường kính vòng vô trùng (mm) Phương pháp CD Phương pháp VS1 Vi sinh vật C0 C1 C2 C3 C4 C5 C0 C1 C2 C3 C4 C5 Vi khuẩn gram (+) S. aureus >30 >30 25 9 6 6 >30 >30 >30 >30 >30 >30 Bacillus subtilis 6 6 6 6 6 6 >30 >30 >30 >30 >30 >30 Bacillus cereus >30 >30 22 10 8 6 >30 >30 >30 >30 >30 >30 Vi khuẩn gram (-) P. aeruginosa 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Escherichia coli 8 6 6 6 6 6 10 10 9 6 6 6 Shigella flexneri 11 10 6 6 6 6 26 18 10 6 6 6 Vibrio cholerae >30 >30 10 8 6 6 >30 >30 >30 20 6 6 Salmonella typhi 6 6 6 6 6 6 12 10 6 6 6 6 Vi nấm Candida albicans >30 >30 16 10 6 6 >30 >30 >30 >30 >30 >30 Nhận xét : Tinh dầu lá ngò ly trích được từ hai phương pháp đều không xuất hiện vòng vô trùng trên chủng Pseudomonas aeruginosa. Tinh dầu lá ngò thu được từ phương pháp vi sóng có hoạt tính kháng vi sinh vật mạnh hơn. 2.6.2. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu thân ngò Bảng 2.25. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu thân ngò Đường kính vòng vô trùng (mm) Phương pháp CD Phương pháp VS1 Vi sinh vật C0 C1 C2 C3 C4 C5 C0 C1 C2 C3 C4 C5 Vi khuẩn gram (+) S. aureus >30 >30 26 10 8 8 >30 >30 15 11 8 8 Bacillus subtilis 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Bacillus cereus >30 >30 29 12 8 8 >30 >30 20 10 10 10 Vi khuẩn gram (-) P. aeruginosa 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Escherichia coli 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Shigella flexneri 10 6 6 6 6 6 8 6 6 6 6 6 Vibrio cholerae >30 >30 8 6 6 6 >30 >30 8 6 6 6 Salmonella typhi 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Vi nấm Candida albicans >30 >30 18 10 10 6 >30 >30 20 10 10 10 -61- Nhận xét : Tinh dầu thân ngò ly trích được từ hai phương pháp đều không xuất hiện vòng vô trùng trên chủng Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Salmonella typhi. 2.6.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu hột ngò Bảng 2.26. Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu hột ngò Đường kính vòng vô trùng (mm) Phương pháp CD Phương pháp VS2 Vi sinh vật C0 C1 C2 C3 C0 C1 C2 C3 Vi khuẩn gram (+) Staphylococcus aureus 20 8 6 6 26 9 6 6 Bacillus subtilis 11 8 6 6 24 12 8 6 Bacillus cereus 16 11 6 6 24 16 8 6 Vi khuẩn gram (-) Pseudomonas aeruginosa 6 6 6 6 6 6 6 6 Escherichia coli 11 9 6 6 13 10 9 6 Shigella flexneri 19 8 6 6 14 8 8 6 Vibrio cholerae 20 9 6 6 17 10 8 6 Salmonella typhi 15 15 8 6 9 9 9 6 Vi nấm Candida albicans 15 8 6 6 26 12 6 6 Nhận xét : Tinh dầu hột ngò ly trích được từ hai phương pháp đều không xuất hiện vòng vô trùng trên chủng Pseudomonas aeruginosa. Từ nồng độ tinh dầu pha loãng G3 trở đi không thấy xuất hiện vòng vô trùng trên tất cả các chủng thử nghiệm. -62- 2.6.4. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu ngò Bảng 2.27. So sánh đường kính vòng vô trùng của tinh dầu ngò nguyên chất Đường kính vòng vô trùng (mm) Phương pháp CD Phương pháp VS Vi sinh vật Lá Thân Hột Lá Thân Hột Vi khuẩn gram (+) Staphylococcus aureus >30 >30 20 >30 >30 26 Bacillus subtilis 6 6 11 >30 6 24 Bacillus cereus >30 >30 16 >30 >30 24 Vi khuẩn gram (-) Pseudomonas aeruginosa 6 6 6 6 6 6 Escherichia coli 8 6 11 10 6 13 Shigella flexneri 11 10 19 26 8 14 Vibrio cholerae >30 >30 20 >30 >30 17 Salmonella typhi 6 6 15 12 6 9 Vi nấm Candida albicans >30 >30 15 >30 >30 26 Nhận xét: Tinh dầu ngò ly trích được từ hai phương pháp đều không xuất hiện vòng vô trùng trên Pseudomonas aeruginosa. Tinh dầu ngò có hoạt tính kháng vi sinh vật với các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy (Vibrio cholerae, Escherichia coli, Shigella flexneri), gây ngộ độc thực phẩm (Staphylococcus aureus, Bacillus cereus), gây bệnh thương hàn (Salmonella typhi), và gây nhiễm nấm ở người (Candida albicans). Nhìn chung, tinh dầu ngò thu được từ phương pháp VS có hoạt tính kháng vi sinh vật mạnh hơn tinh dầu ngò thu được từ phương pháp CD, nhất là các mẫu pha loãng. Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về thành phần hóa học của tinh dầu được ly trích từ hai phương pháp. -63- 2.6.5. So sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo Bảng 2.28. So sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo (phương pháp CD) Khả năng kháng vi sinh vật Luận văn [17] [33] [42] [42] Vi sinh vật Lá Thân Hột Phần trên mặt đất Hột Vi khuẩn gram (+) Staphylococcus aureus +++ +++ ++ o +++ +++ + Bacillus subtilis - - + o o o o Bacillus cereus +++ +++ ++ o +++ o o Vi khuẩn gram (-) Pseudomonas aeruginosa - - - o - o o Escherichia coli + - + o + + + Shigella flexneri + + ++ o o o o Vibrio cholerae +++ +++ ++ o o o o Salmonella typhi - - ++ o + - - Vi nấm Candida albicans +++ +++ ++ + o o o +++ : Khả năng kháng vi sinh vật rất cao ++ : Khả năng kháng vi sinh vật cao + : Có khả năng kháng vi sinh vật - : Không có khả năng kháng vi sinh vật o : Không thử nghiệm Nhận xét: Thành phần hóa học tinh dầu khác nhau dẫn đến hoạt tính kháng vi sinh vật khác nhau. Tinh dầu lá và tinh dầu thân ngò có khả năng kháng mạnh với các vi khuẩn gram dương, trong khi đó tinh dầu hột ngò lại có hoạt tính kháng các vi khuẩn gram âm mạnh hơn. Nguyên nhân là do thành phần trong tinh dầu lá và tinh dầu thân ngò chủ yếu là các aldehid dây dài, khác biệt hoàn toàn với linalol – thành phần chính của tinh dầu hột ngò. -64- Chương 3 - THỰC NGHIỆM 3.1. Nguyên liệu Mẫu ngò được thu hái tại vườn rau của hộ gia đình Mai Văn Ninh địa chỉ 529/2 KP8A phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ 12-2009 đến 4-2010. Cây ngò 8-9 tuần tuổi (đang ra hoa) : bỏ rễ, tách riêng lá và thân. Trái ngò : sử dụng trái chín phơi khô để làm giống. Cây ngò đang ra hoa Trái ngò chín phơi khô để làm giống Hình 3.1. Mẫu ngò thu hái tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai -65- 3.2. Xác định bộ phận chứa tinh dầu Giải phẫu tuyến tinh dầu các bộ phận lá, thân và trái của cây ngò được thực hiện tại Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dụng cụ, thiết bị - Chén sứ nhỏ - Kim mũi giác - Dao lam - Cục gôm - Lame - Lamelle - Bán cầu lỗ - Kính hiển vi Motic có độ phóng đại × 40, × 100, × 400. Hóa chất - Nước Javel - Nước cất - Dung dịch iod : 1.5 % iod trong dung dịch kali iodur bão hòa. Các bước tiến hành - Ngâm hột ngò trong nước 15 phút cho bớt cứng. - Dùng dao lam cắt ngang qua các bộ phận : thân, lá, hột ngò. Lát cắt phải mỏng, đều và thẳng góc. - Ở trạng thái sống : + Đặt mẫu vừa cắt vào một giọt nước trên lame, đậy lamelle lại sao cho không có bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi với các độ phóng đại khác nhau. - Trong dung dịch iod : + Ngâm lát cắt trong Javel 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước. -66- + Đặt lát cắt vào một giọt iod trên lame, đậy lamelle lại sao cho không có bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi với các độ phóng đại khác nhau. - Quan sát dưới kính hiển vi ở các độ phóng đại 40, 100, 400. 3.3. Ly trích tinh dầu ngò Ly trích tinh dầu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Hóa Hữu cơ – Khoa Hóa – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hóa chất : - Dietil eter (Trung Quốc) - Aceton (Trung Quốc) - Na2SO4 khan (Trung Quốc) Thiết bị, dụng cụ - Cân phân tích 4 số lẻ SARTORIUS CP 324S - Lò vi sóng gia dụng cải tiến SANYO EM – D95535 – Nhật - Bộ chưng cất Clevenger nhẹ - Máy nghiền mẫu - Máy cô quay HEIDOLPH VV2000 3.3.1. Ly trích tinh dầu lá ngò 3.3.1.1. Phương pháp CD - Nguyên liệu 300 g lá ngò. - Cắt nhỏ, cho vào bình cầu 2000 ml, thêm 900 ml. - Ráp hệ thống chưng cất, tiến hành chưng cất tinh dầu từ 1 đến 7 giờ để xác định thời gian ly trích tối ưu. - Để nguội, trích lấy tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. - Làm khan dịch trích bằng Na2SO4 khan. - Thu hồi dung môi dưới áp suất kém. - Cân chính xác lượng tinh dầu ly trích được. -67- - Tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng theo thời gian ly trích, từ đó xác định được thời điểm tối ưu và khối lượng tinh dầu cao nhất có thể thu được. Khối lượng tinh dầu này chia cho khối lượng nguyên liệu sử dụng tương ứng, kết quả này có thể xem như đó là hàm lượng tinh dầu tối đa (theo phương pháp ly trích) một cách tương đối. 3.3.1.2. Phương pháp VS1 - Nguyên liệu 300 g lá ngò. - Cắt nhỏ, cho vào bình cầu 2000 ml. - Ráp hệ thống chưng cất, chiếu xạ vi sóng ở công suất 750W từ 15 đến 45 phút để xác định thời gian ly trích tối ưu. - Để nguội, trích lấy tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. - Làm khan dịch trích bằng Na2SO4 khan. - Thu hồi dung môi dưới áp suất kém. - Cân chính xác lượng tinh dầu ly trích được. - Tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng theo thời gian ly trích, từ đó xác định được thời điểm tối ưu và khối lượng tinh dầu cao nhất có thể thu được. Khối lượng tinh dầu này chia cho khối lượng nguyên liệu sử dụng tương ứng, kết quả này có thể xem như đó là hàm lượng tinh dầu tối đa (theo phương pháp ly trích) một cách tương đối. 3.3.2. Ly trích tinh dầu thân ngò 3.3.2.1. Phương pháp CD - Nguyên liệu 400 g thân ngò. - Cắt nhỏ, cho vào bình cầu 2000 ml, thêm 800 ml. - Ráp hệ thống chưng cất, tiến hành chưng cất tinh dầu từ 1 đến 7 giờ để xác định thời gian ly trích tối ưu. - Để nguội, trích lấy tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. - Làm khan dịch trích bằng Na2SO4 khan. -68- - Thu hồi dung môi dưới áp suất kém. - Cân chính xác lượng tinh dầu ly trích được. - Tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng theo thời gian ly trích, từ đó xác định được thời điểm tối ưu và khối lượng tinh dầu cao nhất có thể thu được. Khối lượng tinh dầu này chia cho khối lượng nguyên liệu sử dụng tương ứng, kết quả này có thể xem như đó là hàm lượng tinh dầu tối đa (theo phương pháp ly trích) một cách tương đối. 3.3.2.2. Phương pháp VS1 - Nguyên liệu 400 g thân ngò. - Cắt nhỏ, cho vào bình cầu 2000 ml. - Ráp hệ thống chưng cất, chiếu xạ vi sóng ở công suất 750W từ 15 đến 45 phút để xác định thời gian ly trích tối ưu. - Để nguội, trích lấy tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. - Làm khan dịch trích bằng Na2SO4 khan. - Thu hồi dung môi dưới áp suất kém. - Cân chính xác lượng tinh dầu ly trích được. - Tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng theo thời gian ly trích, từ đó xác định được thời điểm tối ưu và khối lượng tinh dầu cao nhất có thể thu được. Khối lượng tinh dầu này chia cho khối lượng nguyên liệu sử dụng tương ứng, kết quả này có thể xem như đó là hàm lượng tinh dầu tối đa (theo phương pháp ly trích) một cách tương đối. 3.3.3. Ly trích tinh dầu hột ngò 3.3.3.1. Phương pháp CD - Nguyên liệu 200 g hột ngò. - Xay nhuyễn, cho vào bình cầu 2000 ml, thêm 800 ml. - Ráp hệ thống chưng cất, tiến hành chưng cất tinh dầu từ 2 đến 8 giờ để xác định thời gian ly trích tối ưu. -69- - Để nguội, trích lấy tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. - Làm khan dịch trích bằng Na2SO4 khan. - Thu hồi dung môi dưới áp suất kém. - Cân chính xác lượng tinh dầu ly trích được. - Tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng theo thời gian ly trích, từ đó xác định được thời điểm tối ưu và khối lượng tinh dầu cao nhất có thể thu được. Khối lượng tinh dầu này chia cho khối lượng nguyên liệu sử dụng tương ứng, kết quả này có thể xem như đó là hàm lượng tinh dầu tối đa (theo phương pháp ly trích) một cách tương đối. 3.3.3.2. Phương pháp VS2 - Nguyên liệu 200 g hột ngò. - Xay nhuyễn, cho vào bình cầu 2000 ml, thêm 800 ml. - Ráp hệ thống chưng cất, chiếu xạ vi sóng ở công suất 900W từ 30 đến 90 phút để xác định thời gian ly trích tối ưu. - Để nguội, trích lấy tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. - Làm khan dịch trích bằng Na2SO4 khan. - Thu hồi dung môi dưới áp suất kém. - Cân chính xác lượng tinh dầu ly trích được. - Tiến hành vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng theo thời gian ly trích, từ đó xác định được thời điểm tối ưu và khối lượng tinh dầu cao nhất có thể thu được. Khối lượng tinh dầu này chia cho khối lượng nguyên liệu sử dụng tương ứng, kết quả này có thể xem như đó là hàm lượng tinh dầu tối đa (theo phương pháp ly trích) một cách tương đối. -70- 3.4. Xác định chỉ số vật lý của tinh dầu ngò 3.4.1. Tỷ trọng Công thức tính tỷ trọng: m0: khối lượng tỷ trọng kế rỗng và bi thủy tinh (g). m1: khối lượng tỷ trọng kế, bi thủy tinh và nước cất (g). m2: khối lượng tỷ trọng kế, bi thủy tinh và tinh dầu (g). Thiết bị, dụng cụ - Tỷ trọng kế. - Cân phân tích có độ chính xác tới 0.0001 g. - Nhiệt kế chia vạch 0.2 oC. - Bể điều nhiệt. Thao tác - Đầu tiên tỷ trọng kế và bi thủy tinh phải được rửa sạch, tráng lại bằng aceton, để khô tự nhiên. - Cho bi thủy tinh vào tỷ trọng kế. Cân tỷ trọng kế rỗng chứa bi thủy tinh (mo). - Cho nước cất vào tỷ trọng kế đầy tới cổ bình, đậy nút, lau khô phần nước trào. - Ngâm tỷ trọng kế trong bể điều nhiệt ở 20oC. Sau 30 phút, điều chỉnh lại lượng nước trong tỷ trọng kế (nếu cần), lau khô phần bên ngoài tỷ trọng kế. Cân khối lượng cả bình và nước cất (m1). - Thay nước cất bằng tinh dầu cũng theo các cách thức như trên. Cân khối lượng cả bình và tinh dầu (m2) - Lưu ý: nhiệt độ phòng cân ở 20oC. - Sai lệch giữa hai lần xác định liên tiếp không quá 0.001g. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của ba lần xác định liên tiếp. -71- Bảng 3.1. Tỷ trọng ở 20oC của tinh dầu lá ngò Phương pháp ly trích Lần m0 m1 m2 2020d 1 25.5320 29.8966 29.3144 2 25.5319 29.8964 29.3146 Phương pháp CD 3 25.5319 29.8967 29.3144 0.8666 1 25.5320 29.8966 29.2607 2 25.5319 29.8964 29.2605 Phương pháp VS1 3 25.5319 29.8967 29.2603 0.8543 Bảng 3.2. Tỷ trọng ở 20oC của tinh dầu thân ngò Phương pháp ly trích Lần m0 m1 m2 2020d 1 25.5320 29.8966 29.3244 2 25.5319 29.8964 29.3242 Phương pháp CD 3 25.5319 29.8967 29.3245 0.8689 1 25.5320 29.8966 29.2746 2 25.5319 29.8964 29.2740 Phương pháp VS1 3 25.5319 29.8967 29.2743 0.8574 Bảng 3.3. Tỷ trọng ở 20oC của tinh dầu hột ngò Phương pháp ly trích Lần m0 m1 m2 2020d 1 25.5320 29.8966 29.3667 2 25.5319 29.8964 29.3670 Phương pháp CD 3 25.5319 29.8967 29.3668 0.8786 1 25.5320 29.8966 29.3083 2 25.5319 29.8964 29.3085 Phương pháp VS2 3 25.5319 29.8967 29.3083 0.8652 3.4.2. Chỉ số khúc xạ Chỉ số khúc xạ, được tính theo công thức: : chỉ số khúc xạ ở nhiệt độ qui định t = 20 oC : chỉ số khúc xạ đo ở nhiệt độ Thiết bị, dụng cụ Khúc xạ kế WYA - SABBE -72- Thao tác - Rửa sạch nơi chứa mẫu bằng aceton. Sau đó cho tinh dầu lên nơi chứa mẫu. - Bật công tắc và kéo ngọn đèn gần với nơi chứa mẫu. - Chỉnh nút để thấy rõ được hai vùng sáng tối trong mẫu. Ranh giới giữa hai vùng cũng là đường cắt ngang của hình chéo. - Bấm nút “Read” để đọc chỉ số khúc xạ. Bấm nút “Tempt” để xem nhiệt độ. Thực hiện 3 lần lấy kết quả trung bình. Bảng 3.4. Chỉ số khúc xạ ở 20oC của tinh dầu lá ngò Phương pháp ly trích Lần 'tDn t' 20 Dn 1 1.4507 29.1 2 1.4514 29.1 Phương pháp CD 3 1.4512 29.2 1.4548 1 1.4487 29.2 2 1.4481 29.1 Phương pháp VS1 3 1.4478 29.2 1.4519 Bảng 3.5. Chỉ số khúc xạ ở 20oC của tinh dầu thân ngò Phương pháp ly trích Lần 'tDn t' 20 Dn 1 1.4539 29.2 2 1.4546 29.1 Phương pháp CD 3 1.4548 29.3 1.4581 1 1.4525 29.4 2 1.4521 29.4 Phương pháp VS1 3 1.4517 29.6 1.4559 Bảng 3.6. Chỉ số khúc xạ ở 20oC của tinh dầu hột ngò Phương pháp ly trích Lần 'tDn t' 20 Dn 1 1.4609 29.7 2 1.4613 29.9 Phương pháp CD 3 1.4610 29.7 1.4650 1 1.4645 30.0 2 1.4650 29.9 Phương pháp VS2 3 1.4648 30.0 1.4688 -73- 3.4.3. Góc quay cực Góc quay cực được tính theo công thức: 100×= l At Dα A : Giá trị góc quay cực đo được l : Chiều dài ống chứa tinh dầu, tính bằng mm Thiết bị, dụng cụ - Triền quang kế A. KRÜSS OPTRONIC P8000 – Đức - Ống chứa tinh dầu dài 50 mm Thao tác Đo góc quay cực của tinh dầu ở nhiệt độ t = 20 oC và λ = 589 nm bằng máy triền quang kế. - Bật nguồn sáng cho đến khi đạt được cường độ sáng. - Cho tinh dầu vào đầy ống thử và đậy nắp lại. Cần phải chú ý không để lẫn bọt không khí vào ống. - Đặt ống vào triền quang kế chờ đọc góc quay quan sát và ghi nhận chiều quay. - Chú ý: phải hiệu chỉnh trước triền quang kế về 0 với ống không chứa tinh dầu Thực hiện 3 lần lấy kết quả trung bình. Bảng 3.7. Góc quay cực ở 20oC của tinh dầu lá ngò Phương pháp ly trích Lần Góc quay cực (o) 20Dα 1 +2.038 2 +2.033 Phương pháp CD 3 +2.036 +4.071 1 +0.935 2 +0.934 Phương pháp VS1 3 +0.932 +1.867 -74- Bảng 3.8. Góc quay cực ở 20oC của tinh dầu thân ngò Phương pháp ly trích Lần Góc quay cực (o) 20Dα 1 +2.909 2 +2.906 Phương pháp CD 3 +2.902 +5.811 1 +1.682 2 +1.677 Phương pháp VS1 3 +1.680 +3.359 Bảng 3.9. Góc quay cực ở 20oC của tinh dầu hột ngò Phương pháp ly trích Lần Góc quay cực (o) 20Dα 1 +5.011 2 +5.018 Phương pháp CD 3 +5.014 +10.029 1 +5.192 2 +5.194 Phương pháp VS2 3 +5.188 +10.383 3.5. Xác định chỉ số hóa học của tinh dầu ngò 3.5.1. Chỉ số acid Chỉ số acid được tính bằng công thức: KOHKOH td CV m IA ××= 1.56 mtd : khối lượng tinh dầu (g) VKOH : thể tích dung dịch KOH (ml) CKOH : Nồng độ dung dịch KOH Dụng cụ và hóa chất - Bình cầu hoặc erlen 100 ml - Microburet 5 ml ± 0.01 ml - Phenolphtalein (2 g/l etanol) - KOH 0.1 N (pha trong etanol 95%) - Etanol 95% -75- Thao tác - Cân khoảng 0.5 g tinh dầu cho vào erlen 100 ml. - Thêm 5 ml etanol, 1 giọt phenolphtalein. Lắc đều. Chuẩn độ bằng KOH 0.1 N. Bảng 3.10. Chỉ số acid của tinh dầu lá ngò Phương pháp ly trích Lần m (g) V (ml) IA 1 0.5075 0.35 Phương pháp CD 2 0.5213 0.35 3.82 1 0.5083 0.38 Phương pháp VS1 2 0.5153 0.38 4.17 Bảng 3.11. Chỉ số acid của tinh dầu thân ngò Phương pháp ly trích Lần m (g) V (ml) IA 1 0.5099 2.00 Phương pháp CD 2 0.5132 2.00 21.94 1 0.5308 1.80 Phương pháp VS1 2 0.5221 1.80 19.19 Bảng 3.12. Chỉ số acid của tinh dầu hột ngò Phương pháp ly trích Lần m (g) V (ml) IA 1 0.5063 0.41 Phương pháp CD 2 0.5093 0.41 4.53 1 0.5425 0.38 Phương pháp VS2 2 0.5240 0.38 4.00 3.5.2. Chỉ số savon hóa Chỉ số savon hóa được tính bằng công thức: ( ) HClHCl td CVV m IS ×−×= 0 1.56 V0 : thể tích dung dịch acid HCl dùng cho mẫu trắng (ml) VHCl : thể tích dung dịch acid HCl dùng cho mẫu tinh dầu (ml) mtd : khối lượng mẫu tinh dầu (g) CHCl : Nồng độ dung dịch HCl -76- Dụng cụ và hóa chất - Bình cầu 100 - 250 ml cổ nhám chịu được kiềm, có trang bị ống hoàn lưu nước - Buret 20 ml ± 0.1 ml - HCl 0.1 N - KOH 0.1 N (pha trong etanol 95%) - Phenolphtalein (2 g/l etanol) Thao tác - Cân khoảng 0.5 g tinh dầu cho vào bình phản ứng. Thêm 20 ml dung dịch KOH 0.1 N và vài viên đá bọt. Lắp ống hoàn lưu vào và đun cách thủy trong 1 giờ 30 phút. Để nguội, tháo ống hoàn lưu ra, cho thêm vào 20 ml nước và 1 giọt phenolphtalein. - Chuẩn độ hỗn hợp phản ứng bằng HCl 0.1 N. - Thực hiện tương tự như trên với mẫu trắng (nước cất). Bảng 3.13. Chỉ số savon hóa của tinh dầu lá ngò Phương pháp ly trích Lần mtd (g) V0 (ml) V1 (ml) IS 1 0.5213 20 16.80 Phương pháp CD 2 0.5075 20 16.90 34.35 1 0.5069 20 16.80 Phương pháp VS1 2 0.5199 20 16.70 35.51 Bảng 3.14. Chỉ số savon hóa của tinh dầu thân ngò Phương pháp ly trích Lần mtd (g) V0 (ml) V1 (ml) IS 1 0.5081 20 13.80 Phương pháp CD 2 0.5119 20 13.80 68.20 1 0.5238 20 15.10 Phương pháp VS1 2 0.5132 20 15.10 53.02 Bảng 3.15. Chỉ số savon hóa của tinh dầu hột ngò Phương pháp ly trích Lần mtd (g) V0 (ml) V1 (ml) IS 1 0.5120 20 18.00 Phương pháp CD 2 0.5023 20 18.00 22.13 1 0.5135 20 17.30 Phương pháp VS2 2 0.5101 20 17.30 29.60 -77- 3.5.3. Chỉ số ester Dựa vào chỉ số acid và chỉ số savon hóa đã xác định ở trên, ta suy ra chỉ số ester theo công thức: IE = IS - IA 3.6. Thành phần hóa học Mẫu tinh dầu được phân tích bằng thiết bị sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa (GC/FID) và sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS). 3.6.1. Phân tích GC/FID - Máy Agilent GC 7890A-FID. - Cột HP-5 (30 m, 0.32 mm, 0.25 µm film). - Sử dụng nitrogen làm khí mang ở áp suất 8.7 psi. - Nhiệt độ buồng tiêm 250 oC. - Nhiệt độ đầu dò 300 oC. - Tỉ lệ chia dòng 1/20, thể tích tiêm 1 µl. - Chương trình nhiệt: Nhiệt độ đầu 60 oC, tăng 3 oC/phút đến 240 oC. - Sắc ký đồ thu được dùng để xác định hàm lượng (%) các cấu tử có trong mẫu tinh dầu. 3.6.2. Phân tích GC/MSD - Máy Agilent GC 7890A-MS 5975C. - Cột TR-5MS (30 m, 0.25 mm, 0.25 µm film). - Sử dụng helium làm khí mang ở áp suất 19.248 psi. - Nhiệt độ buồng tiêm 250 oC. - Tỉ lệ chia dòng 1/20, thể tích tiêm 1 µl. - Chương trình nhiệt : Nhiệt độ đầu 60 oC, tăng 3 oC/phút đến 240 oC. - Ghi nhận khối phổ m/z trong khoảng 30-500, năng lượng ion hóa 70 eV. - Sử dụng sắc ký đồ của dãy đồng đẳng n-alkan để tính toán chỉ số số học, AI (Arithmetic Index) theo Adams, kết hợp với thư viện phổ NIST 2008 của máy để nhận danh các cấu tử trong tinh dầu [44]. -78- 3.7. Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật Thử nghiệm tính kháng vi sinh vật được thực hiện tại phòng thí nghiệm Vi khuẩn – Khoa Vi sinh miễn dịch, Viện Pasteur TP.HCM. Nguyên tắc Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu được thử nghiệm bằng phương pháp khuyếch tán kiểm soát trên thạch: trải vi sinh vật với một số lượng nhất định trên mặt thạch, sao cho tiếp xúc đều. Đặt đĩa giấy đã tẩm tinh dầu sẵn lên bề mặt thạch. Tinh dầu sẽ khuyếch tán vào trong thạch và ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật tạo vòng kháng vi sinh vật xung quanh đĩa giấy. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất - Đĩa petri - Que gòn - Kẹp được hấp khử trùng - Giấy lọc Whatman dày, đường kính 6 mm, được hấp khử trùng - Đèn cồn - Pipetman - Đầu típ vàng, đầu típ xanh - Eppendof - Nồi hấp khử trùng - Tủ sấy - Tủ ấm 37 oC - Dimetil sulfoxid (DMSO) - Môi trường nuôi cấy : MHA (Mueller Hinton Agar), Sabouraud agar - Độ đục chuẩn Mc Farland 0,5 - Các chủng vi sinh vật kiểm định bao gồm: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella flexneri, Vibrio cholerae, Salmonella typhi, Candida albicans. -79- Thao tác - Hấp khử trùng đĩa petri trong 50 phút. Sau đó để trong tủ sấy 3 giờ để đĩa khô hoàn toàn. - Chuẩn bị môi trường nuôi cấy, nấu sôi và khuấy đều. Cho môi trường vào bình thủy tinh và đem hấp khử trùng trong 50 phút. - Cho khoảng 20 ml môi trường nuôi cấy vào mỗi đĩa petri, ủ 37 oC trong 24 giờ để kiểm tra sự vô trùng. - Cấy các chủng vi sinh vật cần kiểm định vào mỗi đĩa petri (nồng độ vi sinh vật khoảng 108 tế bào). - Dùng kẹp cho các khoanh giấy lọc Whatman vào lọ tinh dầu nguyên chất và tinh dầu được pha loãng trong dung môi DMSO, sau đó đặt lên mặt thạch đã cấy sẵn vi sinh vật kiểm định, mỗi đĩa petri đặt 2 - 4 đĩa giấy cách đều nhau, ủ 37 oC. - Sau 24 giờ nuôi cấy lấy ra quan sát, đo đường kính vòng vô trùng. -80- Chương 4 - KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát các loại tinh dầu của cây ngò trồng tại Đồng Nai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau : − Tinh dầu phân bố trong toàn cây. Ở trái ngò tinh dầu phân bố trong hột. − Ly trích tinh dầu ngò bằng phương pháp chưng cất hơi nước dưới sự chiếu xạ vi sóng có ưu điểm rút ngắn thời gian ly trích, tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo hàm lượng và chất lượng tinh dầu. − Hàm lượng tinh dầu ngò thay đổi theo phương pháp ly trích, thời kỳ sinh trưởng, bộ phận thực vật khảo sát. − Hai phương pháp ly trích cho thành phần hóa học khác nhau dẫn đến chỉ số vật lý, chỉ số hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật cũng khác nhau. − Thành phần hóa học của tinh dầu lá ngò và tinh dầu thân ngò chủ yếu là các aldehid chi phương dây dài. Trong khi đó, tinh dầu hột ngò có thành phần chính là linalol với hàm lượng khá cao, nên trái ngò khảo sát có giá trị sử dụng làm nguyên liệu cho chưng cất tinh dầu hột. − Tinh dầu ngò ly trích được từ hai phương pháp đều có hoạt tính kháng vi sinh vật với các chuẩn vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, gây ngộ độc thực phẩm, gây bệnh thương hàn và gây nhiễm nấm ở người. Ngò và tinh dầu ngò – đặc biệt tinh dầu hột ngò là một mặt hàng có giá trị trên thế giới. Trong khi đó, nước ta có điều kiện thuận lợi để trồng và phát triển cây ngò - chủ yếu sử dụng làm rau gia vị, rau ăn. Với những nghiên cứu rất cơ bản về tinh dầu ngò, chúng tôi không chỉ góp phần làm giàu bộ sưu tập các cây chứa tinh dầu ở Việt Nam mà còn hi vọng sẽ góp phần thúc đẩy việc sản xuất tinh dầu hột ngò – tạo một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cho nền kinh tế nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, PL88 – PL98. 2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 595-598. 3. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 340-341. 4. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 770-771. 5. Võ Văn Chi (2005), 250 cây thuốc thông dụng, Nhà xuất bản Hải Phòng, Hải Phòng, 282-283. 6. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 541. 7. Phạm Hoàng Hộ (1973), Sinh học thực vật, Nhà xuất bản Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 253-256. 8. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam quyển 2, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 481. 9. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 375. 10. Trần Thu Hương, Trần Thị Minh (2005), “Thành phần hóa học tinh dầu hạt Mùi ở Việt Nam”, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 1, 35-38. 11. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 417-418. 12. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 22. 13. Hoàng Văn Phiệt, Mai Nghi (1980). “Về thành phần hóa học của tinh dầu hạt Mùi (Coriandrum sativum Linn.)”, Tạp chí Hóa học, 18(1). 30-32. 14. Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 5, 16, 80 – 103, 122-130, 137-142. 15. Phạm Trương Thị Thọ (2003), 101 cây thuốc với sức khỏe sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 192-195. Tiếng Anh 16. A. J. MacLeod, R. Islam (1976), “Volatile Flavour Components of Coriander Leaf”, J. Sci. Food Agric. 27, 721-725. 17. A. F. Begnami, M. C. T. Duarte, V. Furletti, V. L. G. Rehder (2010), “Antimicrobial potential of Coriandrum sativum L. against different Candida species in vitro”, Food Chemistry 118(1), 74-77. 18. Axel Diederichsen (1996), Coriander (Coriandrum sativum L.), International Plant Genetic Resources Institute, Rome, 10. 19. Braja D. Mookherjee, Richard A. Wilson, Robert W. Trenkle, Michael J. Zampino, Keith P. Sands (1989), “New Dimensions in Flavor Research Herbs and Spices”, Flavor Chemistry 14, 176–187. 20. Braja D. Mookherjee, Robert W. Trenkle, Richard A. Wilson (1990), “The chemistry of flowers, fruits and spices : live vs. dead a new dimension in fragrance research”, Pure & Appl. Chem. 62(7), 1357-1364. 21. Brian M. Lawrence (1979), Essential Oil 1976-1978, Allured Publishing, Wheaton, 29-30. 22. Brian M. Lawrence (1981), Essential Oil 1979-1980, Allured Publishing, Wheaton, 26. 23. Brian M. Lawrence (1986), “Essential Oil Production - A Discussion of Influencing Factors”, Biogeneration of Aromas 27, 363–369. 24. Brian M. Lawrence (1989), Essential Oil 1981-1987, Allured Publishing, Wheaton, 24, 100, 228. 25. Brian M. Lawrence (1993). Essential Oil 1988-1991, Allured Publishing, Carol Stream, 14, 128-130, 182-183. 26. Brian M. Lawrence (1995), Essential Oil 1992-1994, Allured Publishing, Carol Stream, 141-142, 197, 200. 27. Brian M. Lawrence (1997), Essential Oil 1997, Allured Publishing, Wheaton, 53-56. 28. Bruce M. Smallfield, Nigel B. Perry, Daniel A. Beauregard, Lysa M. Foster, Kenneth G. Dodds (1994), “Effects of postharvest treatments on yield and composition of coriander herb oil”, J. Agric. Food Chem. 42(2), 354–359. 29. Bruce Smallfield (2001), “Coriander”, Crop and Food Research, 30, 1. 30. Ernest Guenther (1950), The Essential Oils, D. Van Nostrand, New York, Vol. IV, 608-614. 31. George A. Burdock, Ioana G. Carabin (2009), “Safety assessment of coriander (Coriandrum sativum L.) essential oil as a food ingredient”, Food and Chemical Toxicology 47(1), 22-34. 32. Isa Telci, Ozlem Gul Toncer, Nermin Sahbaz (2006), “Yield, essential oil content and composition of Coriandrum sativum varieties (var. vulgare Alef and var. microcarpum DC.) grown in two different locations”, Journal of Essential Oil Research 18(2), 189-193. 33. J. C. Matasyoh, Z. C. Maiyo, R. M. Ngure, R. Chepkorir (2009), “Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oil of Coriandrum sativum”, Food Chemistry 113, 526-529. 34. Kamel Msaada, Karim Hosni, Mouna Ben Taarit, Thouraya Chahed, Mohamed Elyes Kchouk, Brahim Marzouk (2007), “Changes on essential oil composition of coriander (Coriandrum sativum L.) fruits during three stages of maturity”, Food Chemistry 102(4), 1131-1134. 35. Kamel Msaada, Mouna Ben Taarit, Karim Hosni, Mohamed Hammami, Brahim Marzouk (2009), “Regional and maturational effects on essential oils yields and composition of coriander (Coriandrum sativum L.) fruits”, Scientia Horticulturae 122(1), 116-124. 36. L. Potter Thomas, S. Fagerson (1990), “Composition of Coriander Leaf Volatiles”, J. Agric. Food Chem. 38, 2054-2056. 37. Md. Nazrul Islam Bhuiyan, Jaripa Begum, Mahbuba Sultana (2009), “Chemical composition of leaf and seed essential oil of Coriandrum sativum L. from Bangladesh”, Bangladesh J. Pharmacol. 4, 150-153. 38. Mohammad H. Eikani, Fereshteh Golmohammad, Soosan Rowshanzamir (2007), “Subcritical water extraction of essential oils from coriander seeds (Coriandrum sativum L.)”, Journal of Food Engineering 80, 735-740. 39. Mustafa Kiralan, Eda Calikoglu, Arif Ipek, Ali Bayrak, Bilal Gurbuz (2009), “Fatty acid and volatile oil composition of different Coriander (Coriandrum sativum) registered varieties cultivated in Turkey”, Chemistry of Natural Compounds 45(1), 100-102. 40. P. Borges, J. Pino, A. Rosado (1990), “The isolation of volatile oil from coriander fruit by steam distillation”, Die Nahrung 34(9), 831 – 834. 41. Pascal J. Delaquis, Kareen Stanich, (2004), “Antilisterial properties of Cilantro essential oil”, Journal of Essential Oil Research 16(5), 409-411. 42. Pascal J. Delaquis, Kareen Stanich, Benoit Girard and G. Mazza (2002), “Antimicrobial activity of individual and mixed fractions of dill, cilantro, coriander and eucalyptus essential oils”, International Journal of Food Microbiology 74(1-2), 101-109. 43. R. S. Singhal, P. R. Kulkarni, D. V. Rege, K. V. Peter (2001), Handbook of herbs and spices, Woodhead Publishing, Cambridge, Chapter 3, 32. 44. Robert P. Adams (2007), Identification of Essential Oil Components by Gas Chromatography/Mass Spectrometry, 4th Edition, Allured Publishing, Carol Stream, 6, 10-29. 45. Thomas L. Potter (1996). “Essential Oil Composition of Cilantro”, J. Agric. Food Chem. 44(7), 1824–1826. Website 46. 47. 48. 49. 50. _Databases.pdf 51. 52. 53.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề Tài- Khảo sát một số loại tinh dầu của cây ngò ( Coriandrum sativum L ).pdf
Tài liệu liên quan