Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy và học môn vật lý trong các trường đại học, cao đẳng y - Dược hiện nay - Nguyễn Minh Tân

Trên thực tế, cho đến nay, ở tất cả các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo trong nƣớc đều chƣa có mã ngành đào tạo Lý sinh riêng, chƣa thực sự có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đƣợc đào tạo bài bản chính quy theo một chƣơng trình chuẩn. Điều đó dẫn đến tình trạng, hầu hết đội ngũ những ngƣời làm công tác giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Lý sinh lại bắt đầu sự nghiệp từ các chuyên ngành đào tạo khác nhau nhƣ Vật lý, Sinh học và Y khoa. Đơn cử một vài chuyên gia đầu ngành Lý sinh Việt Nam hiện nay: GS.TSKH. Phan Sỹ An, nguyên là bác sĩ y khoa, trƣởng Bộ môn Lý sinh trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Trƣởng Bộ môn Lý sinh trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, có xuất phát điểm là nhà sinh học, và PGS.TS Vũ Công Lập, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng vật lý y sinh lại là một nhà vật lý . Một ví dụ khác, tại thời điểm hiện nay, đang có sự song song tồn tại và hoạt động của 2 hội chuyên ngành, đó là Hội Lý sinh Việt Nam (do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch), và Hội Vật lý - Y khoa Việt Nam (do GS.TSKH. Phan Sỹ An là chủ tịch), bên cạnh 2 hội trên, còn có Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng vật lý y sinh (do TS. Vũ Công Lập làm giám đốc). Các hội và trung tâm trên đều đã đóng vai trò nhƣ 1 tổ chức nghề nghiệp, nơi định hƣớng các nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuyên ngành Lý sinh và cũng là nơi đã tập hợp đƣợc một đội ngũ khá đông các nhà Lý sinh trong cả nƣớc tham gia. Từ năm 2006, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có Quyết định mở mã số đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý sinh Y học, cơ sở đào tạo là các trƣờng đại học Y dƣợc, trong khi đó, mã số này ở hệ đại học đến nay vẫn chƣa đƣợc mở, và do đó, việc có một đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên ngành Lý sinh đƣợc đào tạo bài bản, chính quy vẫn là một nỗi niềm canh cánh của lớp ngƣời đi trƣớc.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy và học môn vật lý trong các trường đại học, cao đẳng y - Dược hiện nay - Nguyễn Minh Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 95 - 100 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Y - DƯỢC HIỆN NAY Nguyễn Minh Tân Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trên cơ sở khảo sát, đánh giá và phân tích tổng quan việc tổ chức dạy và học môn vật lý trong các trƣờng đại học, cao đẳng Y - Dƣợc hiện nay, bài viết nhằm khẳng định: Vật lý - Y sinh (Lý sinh) là một lĩnh vực còn đầy tiềm năng cho việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Bài viết cũng nêu lên thực trạng dạy và học vật lý trong các trƣờng đại học Y - Dƣợc hiện nay và sự cần thiết có sự quan tâm, đầu tƣ và tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của các nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, đặc biệt là lĩnh vực lý luận dạy học, nhằm khai thác tốt nhất và có hiệu quả nhất những thành tựu của Vật lý học nói riêng và của các ngành khoa học kỹ thuật liên quan nói chung để nghiên cứu ứng dụng trong dạy học môn Vật lý ở các trƣờng cao đẳng, đại học y – dƣợc trƣớc yêu cầu mới. Từ khóa: Vật lý , Y sinh, lý luận dạy học, Y – Dược TỔNG QUAN VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Y - DƢỢC HIỆN NAY Việc sử dụng các công cụ vật lý để phát hiện và làm sáng tỏ bản chất, cơ chế, động lực của các hiện tƣợng và các quá trình sống; nghiên cứu tác động và ảnh hưởng của các tác nhân vật lý lên cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ thể sinh vật; tìm hiểu nguyên lý chung của các phƣơng pháp, kỹ thuật Y - Sinh hiện đại là những lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nhà Y - Sinh học. Nhằm mục đích đó chuyên ngànhVật lý - Y sinh đã đƣợc đƣa và giảng dạy trong các trƣờng Đại học Tổng hợp, Đại học Nông Lâm, khoa Sinh học của các trƣờng Đại học Sƣ phạm, đặc biệt là trong các trƣờng Đại học Y - Dƣợc với tên thƣờng gọi là bộ môn Lý sinh. Với bản chất là vật lý ứng dụng, Lý sinh mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất của một khoa học thực nghiệm, lấy các quy luật vật lý và các phƣơng tiện kỹ thuật làm nền tảng, công cụ để phát hiện và làm sáng tỏ bản chất, cơ chế, động lực của các hiện tƣợng và các quá trình sống, nghiên cứu tác động và ảnh hƣởng của các tác nhân vật lý lên cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ thể; tìm hiểu nguyên lý chung của các phƣơng pháp, kỹ thuật Y - Sinh học tiên tiến... Xã hội hiện đại với những thành tựu vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, mà Lý sinh không phải là ngoại lệ. Khoảng vài thập kỷ trở lại đây, Lý sinh đã mở ra một hƣớng phát triển mới, đó là nghiên cứu tác động và ảnh hƣởng của các tác nhân vật lý nhƣ: điện, từ, ánh sáng, bức xạ, phóng xạ vv... lên cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ thể; Tìm hiểu nguyên lý chung của các phƣơng pháp, kỹ thuật Y - Sinh hiện đại nhƣ: Vật lý trị liệu, Y học hạt nhân, các kĩ thuật đo ghi điện đồ của các tổ chức trong cơ thể (tim, não, cơ, võng mạc, dạ con...); Các kỹ thuật laser, quang phổ, siêu âm, cộng hƣởng từ, xạ trị vv... Thực tế đó cho thấy, Lý sinh là một lĩnh vực còn đầy tiềm năng đối với việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đồng thời cũng đang rất cần có sự quan tâm, đầu tƣ và tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của các nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực lý luận và phƣơng pháp dạy học, để khai thác tốt nhất và có hiệu quả nhất những thành tựu của vật lý học nói riêng và khoa học kỹ thuật nói chung, phục vụ cho những nghiên cứu và Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 95 - 100 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên giảng dạy hết sức đa dạng, phong phú và cũng hết sức thiết thực là lĩnh vực Y - Sinh học Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, tại các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo trong nƣớc chƣa có mã ngành đào tạo Lý sinh riêng, chƣa có đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đƣợc đào tạo bài bản, chính quy theo một chƣơng trình chuẩn. Điều đó dẫn đến tình trạng là hầu hết đội ngũ những ngƣời làm công tác giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Lý sinh lại khởi đầu từ các chuyên ngành đào tạo khác nhau nhƣ Vật lý, Sinh học và Y khoa. Đây là một lỗ hổng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho một chuyên ngành, một lĩnh vực khoa học còn tương đối mới, cần được quan tâm và có những công trình nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực. Vì lí do đó, mà dƣờng nhƣ cho đến nay, chƣa có sự thống nhất về mặt quan điểm, nhận thức, cũng nhƣ về nội dung nghiên cứu và ứng dụng của bộ môn Lý sinh, thể hiện ở chỗ, cho đến thời điểm hiện tại, chuyên ngành này chưa có một giáo trình chính thống, mà tùy theo quan điểm của các chuyên gia đầu ngành của mỗi trƣờng, mà các nhà chuyên môn, các cán bộ giảng dạy lại biên soạn những giáo trình riêng, trong đó kết quả nghiên cứu, mức độ và nội dung kiến thức rất khác nhau. Có thể đƣa ra một số ví dụ cụ thể tại một số cơ sở đào tạo đại học hàng đầu của nƣớc ta hiện nay: trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, sử dụng giáo trình do PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Ngân biên soạn, hay trƣờng Đại học Huế sử dụng giáo trình do PGS.TS. Đoàn Suy Nghĩ biên soạn, chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu cơ chế của các phản ứng hóa sinh, các quá trình hóa lý, quá trình trao đổi chất, động lực học các phản ứng sinh vật, các tế bào, mô... Trong khi đó, trƣờng Đại học Y dƣợc Hà Nội, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Hải Phòng, Học viện quân Y, trƣờng Đại học Tây Nguyên... hiện đang sử dụng giáo trình Lý sinh Y học do GS.TSKH Phan Sỹ An và PGS.TS Nguyễn Văn Thiện biên soạn, lại đi sâu nghiên cứu các quá trình trao đổi năng lƣợng, cơ chế và động lực vận chuyển của máu và khí trong cơ thể sống, bản chất của các loại điện thế sinh vật và cơ chế dẫn truyền hƣng phấn trong hệ thần kinh, các quá trình quang sinh và tác dụng quang động lực... Hệ thống các trƣờng cao đẳng Y tế ở Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, hay thậm chí ở một vài trƣờng đại học nhƣ Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên... chuyên ngành này trong suốt một thời gian dài vẫn thiếu khuyết giáo viên, và cũng không có một khung chương trình và giáo trình chuẩn, mà vẫn sử dụng những tập bài giảng do các giáo viên của trƣờng tự biên soạn hoặc do các giáo viên đƣợc mời giảng cung cấp theo những tiêu chí và quan điểm riêng của mình. Ngay trong cùng một trƣờng, nhƣ trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên, quan niệm và cách thức tổ chức môn học cũng luôn luôn thay đổi, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng cũng nhƣ trình độ, năng lực và quan điểm của ngƣời đứng đầu bộ môn. Cụ thể là, trƣớc năm 1994, chuyên ngành này chủ yếu cung cấp cho sinh viên những kiến thức vật lý có liên quan và có thể ứng dụng nhằm hỗ trợ cho việc học tập một số chuyên ngành khác trong nhà trƣờng, mà bản chất là chuyên ngành Y - vật lý, và đƣợc hiểu là một bộ môn khoa học cơ bản - dạy Vật lý ở trường Y. Trong khoảng từ 1995 đến 2000, môn học này gần nhƣ bị đồng hóa với bộ môn Vật lý đại cương và đƣợc chuyển về trƣờng Đại học đại cƣơng, nghĩa là tất cả sinh viên các trƣờng, các chuyên ngành khác nhau đều cùng đƣợc trang bị một nội dung kiến thức nhƣ nhau, mục đích chính không phải là để hỗ trợ cho các môn chuyên này mà chủ yếu là để đủ điểm “vƣợt rào”, hiển nhiên, cách làm đó dẫn đến kết quả là kiến thức mà sinh viên tiếp thu đƣợc ở mọi chuyên ngành đều chung chung nhƣ nhau, rất nhiều nội dung không thiết thực, không sử dụng đến, và tất nhiên, một số nội dung, kiến thức rất cần thiết phục Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 95 - 100 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vụ cho chuyên ngành lại không đƣợc trang bị hoặc trang bị hời hợt. Chỉ từ sau hội nghị các nhà Lý sinh y học toàn quốc tổ chức tại trƣờng ĐH Y Hà Nội năm 1999, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế phê chuẩn khung chƣơng trình môn học Lý sinh y học do các chuyên gia đầu ngành đề xuất, thì Lý sinh mới thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ là môn học chuyên ngành Y cơ sở, lấy những kiến thức vật lý làm công cụ để giải quyết nhiệm vụ chính của mình là phát hiện, và làm sáng tỏ bản chất, cơ chế, động lực của các hiện tƣợng và các quá trình sống. Tuy nhiên, ở một vài trƣờng đại học y - dƣợc, vẫn tồn tại 2 chuyên ngành: Vật lý đại cƣơng (3 ĐVHT), thuộc khối các bộ môn Khoa học cơ bản và chuyên ngành Lý sinh Y học (4 ĐVHT), thuộc khối các bộ môn Y học cơ sở. Từ năm học 2008 - 2009, khi chuyển sang học chế tín chỉ, chuyên ngành này lại đƣợc cấu trúc lại và ghép thành chuyên ngành Vật lý – Lý sinh, với 4 tín chỉ (tƣơng đƣơng 6-8 ĐVHT theo học chế niên chế). Tất nhiên, việc thay đổi cấu trúc của chuyên ngành, cộng với việc áp dụng phƣơng thức đào tạo mới (tín chỉ) lại đặt ra cho các nhà chuyên môn một vấn đề lớn trong việc thiết kế một khung chương trình hợp lý và lựa chọn, áp dụng một phương pháp dạy - học tối ưu, phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của nhà trƣờng, của thày và của trò nhằm đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN LÝ SINH TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC Là một chuyên ngành đặc biệt của vật lý, lý sinh là một học phần bắt buộc trong chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế, theo niên chế và là môn học “tiên quyết” theo học chế tín chỉ. Theo từ điển bách khoa thƣ mở (http:// vi.wikipedia.org), Lý sinh là môn khoa học tích hợp, ứng dụng lý thuyết và phƣơng pháp của khoa học vật lý vào các vấn đề y sinh học. Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam ( thì định nghĩa: Lý sinh là môn học nghiên cứu liên ngành có mục đích nghiên cứu các cơ chế của sự sống trên cơ sở các quy luật và các phƣơng tiện của vật lí học. Diễn giải một cách nôm na, nếu nhƣ Vật lý là môn học giúp chúng ta trả lời câu hỏi:“Tại sao và như thế nào” về tất cả các hiện tƣợng, các quá trình vật lý xảy ra trong thế giới tự nhiên, thì Lý sinh có nhiệm vụ phát hiện và trả lời câu hỏi tại sao và như thế nào về tất cả các hiện tượng và các quá trình vật lý xảy ra trong các tổ chức, các cơ thể sống. Hình 1: Thực hành kỹ thuật đo ghi điện tim Việc hiểu rõ động lực, cơ chế, bản chất vật lý của các quá trình sống làm sáng tỏ ý nghĩa vật lý của sự sống, làm rõ điều kiện phát sinh, duy trì và phát triển của các hoạt động sống, cho phép các nhà y học có đƣợc những hiểu biết sâu sắc, mang tính quy luật trong hoạt động sống nói chung và cơ thể con ngƣời nói riêng, từ đó, giúp họ có đƣợc những căn cứ khoa học để chẩn đoán chính xác và đƣa ra những liệu pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu tác động và ảnh hưởng của các tác nhân vật lý lên cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ thể, cũng nhƣ việc nắm bắt nguyên tắc vật lý của các phương pháp, các kỹ thuật Y - Sinh sẽ là điều kiện không thể thiếu để các nhà y học làm chủ đƣợc các phƣơng tiện hiện đại, các kỹ thuật Y học tiên tiến nhƣ cộng hƣởng từ hạt nhân (MRI), X-quang cắt lớp (City-scaner), Xạ trị (Gamma knife), phát hiện và tiêu diệt khối u trong nội tạng bằng siêu âm (HAIFU), kích Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 95 - 100 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thích điện lên màng tim (Space maker), tán sỏi bằng tia LASER, cắt đốt bằng dòng cao tần, chẩn đoán, phẫu thuật bằng nội soi vv... Cần nói thêm, bên cạnh chức năng khám và chữa bệnh, sinh viên các trƣờng Y - Dƣợc còn phải đƣợc đào tạo để trở thành các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong lĩnh vực Y dược học, những kiến thức về Lý sinh sẽ là hành trang không thể thiếu mà họ cần đƣợc trang bị trong quá trình học tập - nghiên cứu trong nhà trƣờng. SỰ CẦN THIẾT VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LÝ SINH Y HỌC Các quan điểm hiện đại của lí luận dạy học đều thống nhất ở một điểm, đó là, cần biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, chuyển đổi dần vai trò người dạy là trung tâm sang người học làm trung tâm, nhằm phát huy cao nhất tính chủ động, tích cực, tự lập của ngƣời học, cũng nhƣ sự linh hoạt, sáng tạo của ngƣời dạy. Đặc biệt, thực hiện nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, từ năm học 2008 - 2009 các trƣờng đại học trong cả nƣớc, trong đó có 9 cơ sở đào tạo của Đại học Thái Nguyên đã đồng loạt triển khai việc đào tạo theo tín chỉ. Việc đổi mới phương thức đào tạo là một tác nhân kích thích việc đổi mới toàn diện phương pháp dạy học, đặc biệt là đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng phát huy nội lực - lấy người học làm trung tâm, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, nâng cao tính tự lập, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. Nói cách khác, việc đổi mới phƣơng pháp dạy - học nói chung và môn Lý sinh nói riêng là tiền đề, là điều kiện cho việc đào tạo tín chỉ thành công. MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ ĐỔI MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ SINH Hoạt động dạy - học nói chung và dạy - học môn Lý sinh nói riêng là một quá trình tác động qua lại giữa việc dạy của thày và hoạt động nhận thức của trò. Quá trình này là không tách rời. Thêm vào đó, với đặc thù là một môn học liên ngành và tích hợp những kiến thức chuyên ngành khác nhau nhƣ: Vật lý (và các công cụ toán học, hóa học), Sinh học (các hiện tƣợng sinh học, các quá trình sinh lý xảy ra trong các môi trƣờng và điều kiện vật lý khác nhau), và Y học (các trạng thái bình thƣờng và bệnh lý dƣới ảnh hƣởng của môi trƣờng và điều kiện sống khác nhau, tác động hai mặt tốt và xấu (theo nghĩa tương đối) của các tác nhân vật lý lên các hoạt động sống và ứng dụng trong phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị vv..., việc đổi mới dạy - học môn Lý sinh cần tiến hành đồng bộ trên các mặt: - Quan niệm và nhận thức: Còn tồn tại các quan niệm khác nhau về lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng của Lý sinh dƣới góc độ của nhà Vật lý học, nhà Sinh học và nhà Y học, vì vậy tên gọi môn học này hiện chƣa thống nhất trong các cơ sở đào tạo mà môn học này đƣợc giảng dạy. Chẳng hạn có trƣờng thì gọi đơn giản là môn Lý sinh, có trƣờng là Y - Vật lý, trƣờng khác gọi Vật lý - Lý sinh, thậm chí, không biết căn cứ vào đâu, Trƣờng Đại học Y - Dƣợc - Đại học Thái Nguyên, từ 2008 lại đặt ra một cái tên khá lạ lẫm: Bộ môn Lý - Lý sinh y học. Chúng tôi xin đề xuất, nên thống nhất tên gọi của bộ Hình 2: Chia sẻ, trao đổi, về việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới trong y học Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 95 - 100 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên môn trong hệ thống tất cả các trƣờng Y dƣợc là môn Lý sinh y học, vừa súc tích, đủ nghĩa, vừa phản ánh rõ nhất bản chất, chức năng, nhiệm vụ và tính đặc thù của môn học. Chương trình khung, đối tượng và nội dung kiến thức: Khung chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy và đối tƣợng của môn học luôn có sự thay đổi, điều chỉnh trong suốt 20 năm qua (sinh viên ngành Y hệ chính quy và hệ chuyên tu, ngành Điều dƣỡng, ngành Dƣợc). Do đó, cần thiết phải có một sự chuẩn hóa và thống nhất, từ đó, thiết kế, bố cục giáo trình phù hợp về nôi dung và thuận tiện cho việc sử dụng trong giảng dạy, học tập và tham khảo. - Giáo trình và cách thức tổ chức môn học: Tuy bố cục và cách thức trình bày trong các giáo trình Lý sinh của các tác giả còn có sự khác nhau, song, về cơ bản, trong khối các trƣờng đại học và cao đẳng Y dƣợc hiện nay, nội dung chƣơng trình Lý sinh đều chứa đựng 3 mảng nội dung, (tạm gọi là 3 modul) là: modul 1 “Các kiến thức vật lý đại cương”, với chức năng cung cấp những công cụ và phƣơng pháp vật lý, làm hành trang cho ngƣời học tiếp cận và khám phá 2 modul tiếp theo là “Cơ sở lý sinh Y học” (modul 2), nghiên cứu bản chất, cơ chế động lực của các hiện tƣợng và quá trình sống, và moduyl 3 “Các phương pháp và kỹ thuật vật lý ứng dụng trong y học” là sự vận dụng cụ thể các kiến thức Vật lý vào thực tiễn chuyên ngành, phục vụ trực tiếp cho công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Việc thiết kế một khung chƣơng trình theo các “modul” nhƣ trên sẽ giúp cho các giáo trình trở nên mạch lạc, sáng sủa, đặc biệt khi chuyển giáo trình sang dạng file mềm, với các đƣờng link hết sức linh hoạt thì cấu trúc dạng “moduyl” càng tỏ rõ tính ƣu việt. Thêm nữa với cấu trúc nội dung kiến trúc này, quá trình giảng dạy học tập trên lớp, cũng nhƣ tự học ở nhà sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều, nhất là khi triển khai phƣơng thức đào tạo tín chỉ. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Trên thực tế, cho đến nay, ở tất cả các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo trong nƣớc đều chƣa có mã ngành đào tạo Lý sinh riêng, chƣa thực sự có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đƣợc đào tạo bài bản chính quy theo một chƣơng trình chuẩn. Điều đó dẫn đến tình trạng, hầu hết đội ngũ những ngƣời làm công tác giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Lý sinh lại bắt đầu sự nghiệp từ các chuyên ngành đào tạo khác nhau nhƣ Vật lý, Sinh học và Y khoa. Đơn cử một vài chuyên gia đầu ngành Lý sinh Việt Nam hiện nay: GS.TSKH. Phan Sỹ An, nguyên là bác sĩ y khoa, trƣởng Bộ môn Lý sinh trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Trƣởng Bộ môn Lý sinh trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, có xuất phát điểm là nhà sinh học, và PGS.TS Vũ Công Lập, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng vật lý y sinh lại là một nhà vật lý ... Một ví dụ khác, tại thời điểm hiện nay, đang có sự song song tồn tại và hoạt động của 2 hội chuyên ngành, đó là Hội Lý sinh Việt Nam (do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch), và Hội Vật lý - Y khoa Việt Nam (do GS.TSKH. Phan Sỹ An là chủ tịch), bên cạnh 2 hội trên, còn có Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng vật lý y sinh (do TS. Vũ Công Lập làm giám đốc). Các hội và trung tâm trên đều đã đóng vai trò nhƣ 1 tổ chức nghề nghiệp, nơi định hƣớng các nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuyên ngành Lý sinh và cũng là nơi đã tập hợp đƣợc một đội ngũ khá đông các nhà Lý sinh trong cả nƣớc tham gia. Từ năm 2006, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có Quyết định mở mã số đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý sinh Y học, cơ sở đào tạo là các trƣờng đại học Y dƣợc, trong khi đó, mã số này ở hệ đại học đến nay vẫn chƣa đƣợc mở, và do đó, việc có một đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên ngành Lý sinh đƣợc đào tạo bài bản, chính quy vẫn là một nỗi niềm canh cánh của lớp ngƣời đi trƣớc. Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 95 - 100 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đã đến lúc các chuyên gia đầu ngành, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, cần quan tâm đúng mức đến nhu cầu thực tế và bức thiết này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thái Duy Tuyên, (2001) Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lý theo định hướng phát triển hoạt động tích cực tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sƣ phạm. [3]. Nguyễn Văn Khải (2008), Những vấn đề cơ bản của Lý luận dạy học vật Lý, Hà Nội, Chuyên đề đào tạo cao học, 1999. [4]. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [5]. Lê Khánh Bằng (1998), Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Lí sinh Y học, Báo cáo khoa học của Bộ môn Lý sinh y học, trƣờng Đại học Y Hà Nội. [6]. Phan Sĩ An (2005), Lý sinh y học - Nxb Y học Hà Nội. [7]. Nguyễn Thị Kim Ngân (2001), Giáo trình lý sinh học - Nxb Đại học quốc gia. [8]. Đoàn Suy Nghĩ (2001), Giáo trình lý sinh học Nxb Đại học Huế. [9]. Học viện quân y, Giáo trình Vật lý- Lý sinh [10]. Nguyễn Minh Tân (2009), Giáo trình Vật lý - Lý sinh, Nxb Đại học Quốc gia. SUMMARY SURVEY AND ASSESS THE REALITY OF ORGANIZATIONAL LEARNING AND TEACHING PHYSICS IN THE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT PRESENT Nguyen Minh Tan Thai Nguyen University Based on the survey, assessment and analysis of the organization of teaching and learning of Physics in the University - College of Medicine and Pharmacy at present, this article aims to confirm: Physics - Biomedical (Biophysical) is also a potential area for research, application and development. Articles also highlight the real situation of teaching and learning physics in medical and pharmaceutical universities today and the need for attention, investment and contribute effort and intelligence researchers, education, experts in related fields, especially fields of theoretical teaching, to exploit the best and most effective achievements of Physics in particular and science and technology in general, for a specialized research very diverse, rich and very practical the Medical-Biotech. Authors also propose some concrete solutions to contribute to innovative methods of teaching subjects Biophysical medicine in the system of university colleges of Medicine and Pharmacy today. Key words: Physics, Biomedicine, Teaching Theory, Medicine – Pharmacy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3731_9749_khaosatdanhgiathuctrangviectochucdayvahocmonvatlytrongcactruongdhcdyduochiennay_4128.pdf