Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu

HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU -Trình tự tháo bơm cung cấp nhiên liệu kiểu piston. -Phương pháp làm sạch bơm cung cấp nhiên liệu kiểu piston. -Phương pháp kiểm tra bơm cung cấp nhiên liệu kiểu piston. -Phương pháp sửa chữa bơm cung cấp nhiên liệu kiểu piston. -Trình tự lắp bơm cung cấp nhiên liệu kiểu piston. -Trình tự tháo vòi phun. -Phương pháp làm sạch vòi phun. -Phương pháp kiểm tra vòi phun. -Phương pháp sửa chữa vòi phun. -Trình tự lắp vòi phun. -Trình tự tháo bơm cao áp thẳng hàng. -Phương pháp làm sạch bơm cao áp thẳng hàng. -Phương pháp kiểm tra bơm cao áp thẳng hàng. -Phương pháp sửa chữa bơm cao áp thẳng hàng. -Trình tự lắp bơm cao áp thẳng hàng.

doc219 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát hiện được mòn, nứt, bể của cánh quạt bơm nước. 4. Kiểm tra phớt bơm nước: - Kiểm tra lò xo rỉ sét. - Kiểm tra cao su nứt, nhão, rách. - Kiểm tra tấm ma sát nứt bể. 5. Kiểm tra vòng bi: - Kiểm tra độ mòn, khô mỡ. 15.2.3.3. Sửa chữa: 1. Sửa chữa thân bơm: - Các vết nứt sửa chữa bằng phương pháp hàn khí hoặc hàn điện. - Sửa chữa hết các vết nứt của thân bơm, chú ý sự biến dạng khi hàn. 2. Sửa chữa mặt phẳng lắp ghép: - Mặt phẳng lắp ghép hở nhiều có thể sửa chữa bằng máy tiện. - Sửa chữa mặt phẳng lắp ghép đảm bảo kín nước. 3. Sửa chữa cánh quạt nước: - Các vết nứt sửa chữa bằng phương pháp hàn khí hoặc hàn điện. - Sửa chữa được các vị trí bị nứt, bể. 4. Sửa chữa phớt bơm nước: - Rà phẳng mặt cọ sát giữa tấm ma sát và thân bơm. - Thay phớt mới, phải đảm bảo kín nước. 15.2.3.4. Bảo dưỡng bơm nước ngọt kiểu ly tâm: - Bơm mở bổ sung: Đối với bơm nước có vòi bơm mở cần bơm mở mới sau một thời gian sử dụng. - Điều chỉnh độ căng dây đai: Điều chỉnh độ căng đai đúng lực qui định. Hình 15.18. Kiểm tra lực căng dây đai 15.3.Bầu làm mát: 15.3.1. Các dạng làm mát động cơ thường gặp: 15.3.1.1.Làm mát bằng không khí: -Nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình làm mát sẽ trực tiếp tỏa ra ngoài không khí. Có hai loại làm mát bằng không khí: - Làm mát bằng luồng không khí thổi tự nhiên: đặc điểm của dạng này là lợi dụng luồng không khí thổi vào bên ngoài động cơ để làm mát. Loại này thân máy, nắp máy có cánh tản nhiệt làm mát bằng nhôm, thường sử dụng động cơ một xylanh cở nhỏ. - Làm mát có quạt không khí trên động cơ: trên bánh đà động cơ có lắp một cánh quạt không khí để thổi không khí làm mát động cơ. Động cơ được bao bọc bằng các tấm chắn ở các bộ phận cần làm mát. Thân máy động cơ và nắp máy thường được chế tạo bằng nhôm, loại này thường sử dụng cho động cơ cở nhỏ. 15.3.1.2.Làm mát bằng nước: -Nhiệt lượng của động cơ khi làm mát tỏa ra được truyền sang nước làm mát và sau đó được đưa ngoài không khí. Có 3 loại làm mát bằng nước: - Hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên: thân động cơ được nối liền với bình ngưng tụ nước. Khi động cơ làm việc, nước nóng bốc hơi sẽ bay lên đi vào các ống trên bình ngưng tụ. Hơi nước sẽ ngưng tụ nhờ một quạt không khí bố trí bên ngoài bình. Nước trên bình ngưng tụ sẽ chảy xuống bên dưới và quá trình sẽ lại tiếp tục trong suốt quá trình hoạt động của động cơ. Hệ thống làm mát này thường gặp ở động cơ tĩnh tại và động cơ máy thủy cở nhỏ. - Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: hệ thống làm mát kiểu bốc hơi là loại đơn giản nhất. Thùng chứa nước được đặt phía trên xylanh động cơ. Khi động cơ làm việc tại những vùng nước bao bọc xung quanh như xylanh, nắp máy nước sẽ nóng dẫn tới sự bốc hơi. Nước sôi nổi lên mặt thoáng của thùng chứa để bốc hơi làm cho lượng nước trong thùng chứa cạn dần, nếu không có nguồn nước bổ sung mức nước trong thùng chứa sẽ giảm, làm cho động cơ nóng quá mức. Hệ thống làm mát này thường gặp ở động cơ tĩnh tại và động cơ máy thủy cở nhỏ - Hệ thống làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức: Hình 15.19. Động cơ làm mát bằng nước - Trong hệ thống làm mát này nước được lưu động là do sức đẩy của bơm nước tạo ra, kiểu làm mát này có hai loại: - Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín: Trong các động cơ có khoang (áo) chứa nước, phía trước có két làm mát và quạt không khí để làm mát nước. Bơm nước hút nước nguội từ két nước làm mát đưa đến bên ngoài các chi tiết xung quanh buồng cháy, sau đó đẩy nước nóng trở về bộ hoán nhiệt (két làm mát). Nước nóng sẽ chảy qua các ống dẫn nước bằng đồng mỏng sẽ truyền nhiệt ra ngoài đường ống và các cánh tản nhiệt. Quạt không khí thổi không khí qua khe hở giữa các cánh tản nhiệt làm nguội nước và nước được làm nguội tiếp tục vòng tuần hoàn mới. Loại này có ưu điểm làm mát tốt nhưng kết cấu phức tạp, không phụ thuộc vào nguồn nước xung quanh. Hình 15.20. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín trên tàu thủy - Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hở: Hệ thống làm mát cưỡng bưc tuần hoàn hở được dùng phổ biến trên các tàu thủy chạy trên sông và động cơ tĩnh tại. Nước được hút từ sông hay bể chứa đưa vào làm mát động cơ và trở về sông hay bể chứa. Đối với tàu thủy để giảm bớt sự tỏa nhiệt của đường ống thải ra xung quanh buồng máy, đường ống thải được chế tạo có áo nước bên ngoài. Để thuận lợi trong khi tàu ngừng hoạt động hoặc khi sửa chữa, cửa hút nước được bố trí một van khóa. Hệ thống làm mát loại này có ưu điểm là kết cấu đơn giản. Hình 15.21. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hở trên tàu thủy - Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hổn hợp - nửa kín nửa hở: +Hệ thống làm mát loại này thường gặp trên các tàu thủy chạy trên biển hay các tàu thủy chạy trên sông có động cơ công suất lớn. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín dùng để làm mát trực tiếp cho động cơ, còn hệ thống làm mát cưỡng bưc tuần hoàn hở được dùng để làm nguội cho nước làm mát của động cơ. +Đặc điểm của hệ thống hổn hợp này là nước được hút từ dưới sông (biển) sẽ chảy trong các đường ống dẫn bằng vật liệu khó bị ăn mòn. Trong bộ hoán nhiệt có nhiều ống dẫn nước thường được làm bằng đồng mỏng sẽ hấp thụ nhiệt của dòng nước nóng từ động cơ đưa đến, nước hấp thụ nhiệt sẽ được thải xuống sông, còn nước ngọt được làm nguội sẽ tiếp tục đi làm mát cho động cơ. Hình 15.22. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hỗn hợp. 15.3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu kỹ thuật của bộ hoán nhiệt Bộ hoán nhiệt còn được gọi là két làm mát nước. Bộ hoán nhiệt có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của nước làm mát để ổn định nhiệt độ của động cơ. Cấu tạo của bộ hoán nhiệt trên động cơ phụ thuộc vào loại hệ thống làm mát. * Bộ hoán nhiệt lắp trên hệ thống tuần hoàn hổn hợp: +Bộ hoán nhiệt loại này thường có dạng ống trụ tròn. Các ống dẫn nước sông hay nước biển được bố trí bên trong. Có cấu tạo dạng này sẽ có ưu điểm là chỉ cần ồng dẫn có khả năng chống ăn mòn hóa học từ nước mặn, do đó sẽ nâng cao tuổi thọ của hệ thống. Việc bảo dưỡng và sửa chữa bình hoán nhiệt loại này cũng sẽ đơn giản hơn so với loại trên. Đặc điểm làm việc của loại này là nước nóng từ động cơ đưa đến bộ hoán nhiệt sẽ truyền nhiệt cho các ống dẫn nước và nước trong các ống dẫn này sẽ đưa lượng nhiệt này đến bể chứa hoặc thải xuống sông (biển). 15.3.3. Hư hỏng thường gặp đối với bộ hoán nhiệt - Cánh tản nhiệt bị biến dạng: Nguyên nhân là do cánh tản nhiệt bị va chạm với các bộ phận khác hoặc va quẹt trong quá trình sửa chữa hay vận hành. - Ống dẫn nước bị vỡ hoặc hở mối hàn: Nguyên nhân là do nước quá nóng, áp suất nước trong hệ thống cao hơn qui định hay do van thông hơi chân không bị kẹt đóng. - Nắp đậy không kín: Do các đệm làm kín không còn tốt, do biến dạng miệng đổ nước hoặc do lò xo van áp suất bị biến dạng nhiều. - Vỏ bộ hoán nhiệt bị ăn mòn: Nguyên nhân là do sử dụng lâu. - Rò rỉ nước ở các đường ống, các mặt phẳng lắp ghép. - Các đường ống nhớt bắt vào bộ hoán nhiệt bị rò, giắc co bị chờn ren. - Kết làm mát nhớt bị thủng. - Vỏ bộ hoán nhiệt bị nứt hoặc bể. 15.3.4. Tháo lắp bộ hoán nhiệt 15.3.4.1 Trình tự tháo: - Khoá van nước đáy tàu. - Xả nước làm mát khỏi hệ thống. - Tháo các đường ống nhớt bắt vào bộ hoán nhiệt. - Tháo bộ hoán nhiệt ra khỏi động cơ: Bịt kín các đầu ống sau khi tháo. - Tháo ra chi tiết - Vệ sinh bộ hoán nhiệt - Tháo mặt lắp ghép của bộ hoán nhiệt - Tháo mặt bít chứa nước biển - Tháo mặt bít bắt két làm mát nhớt lấy két làm mát nhớt ra ngoài. 15.3.4.2 Trình tự lắp: Tiến hành ngược so với trình tự tháo, cần chú ý: - Vệ sinh các chi tiết trước khi lắp, lắp đúng vị trí siết đúng lực và đều tránh rò rỉ nước. - Khi lắp vào động cơ cần chú ý: lắp các đường ống đúng vị trí, lắp đúng chiều van hằng nhiệt và đệm làm kín. 15.3.5. Kiểm tra - sửa chữa - bảo dưỡng bộ hoán nhiệt 15.3.5.1. Cánh tản nhiệt: - Kiểm tra vị trí nằm ngang của cánh tản nhiệt: Dùng mắt quan sát, yêu cầu các cánh tản nhiệt phải vuông góc với các ống dẫn nước và cách đều nhau. - Sửa chữa: Cánh tản nhiệt bị biến dạng, sửa chữa bằng cách dùng kẹp để vuốt thẳng trở lại. - Bảo dưỡng: Cánh tản nhiệt bị bẩn có thể khắc phục bằng khí né, nước áp lực thấp hay chất tẩy rữa công nghiệp. 15.3.5.2. Ống dẫn nước: - Kiểm tra độ kín của ống dẫn nước: đổ nước đầy ống dẫn nước, bịt kín hai đầu và nắp, dùng khí nén có áp suất khoảng 1,0 kG/cm2 bơm vào trong, nếu ống dẫn nước và hai bình chứa không kín nước sẽ rò rỉ ra bên ngoài. - Sửa chữa: những chổ bị rỉ nước có thể dùng hàn chì đề hàn kín, đối với ống dẫn nước có thể khắc phục bằng cách tháo rởi bình chứa trên và bình chứa dưới rồi hàn kín hai đấu ống nào bị rỉ nước. Số lượng ống loại bỏ phải nhỏ hơn 5%. - Bảo dưỡng: làm sạch cặn bám bằng cách dung dịch sút ăn da 10% hoặc chất tẩy rữa công nghiệp, ngâm trong thời gian 3 giờ, sau đó rữa sạch bằng nước ngọt. 15.3.5.3. Nắp đậy: - Kiểm tra van áp suất: kết hợp khi kiểm tra độ kín ống dẫn nước, van áp suất phải mở khi áp suất nước khoảng 1,0 kG/cm2, nếu mở sớm hơn thì thay lò xo, nếu mở ở áp suất cao hơn thì thay lò xo hoặc thay nắp đậy khác. - Kiểm tra van thông hơi chân không: có thể dùng tay để kiểm tra, dùng tay kéo nhẹ van sẽ đi xuống, buông tay van sẽ áp sát vào mặt tỳ bên trên, van không kín nước cũng dễ bị xì lên trên và chảy ra ngoài. - Kiểm tra đệm làm kín: đệm bị rách, rạn nứt, biến cứng phải thay mới. - Bảo dưỡng: uốn chỉnh lại các khớp gài trên nắp và miệng đổ nước, sau khi vặn sát nắp đậy yêu cầu nắp không được nghiêng. 15.3.5.4. Ống nối bộ hoán nhiệt và động cơ: Hình 15.23. Các dạng hư hỏng thường gặp ở ống nối - Kiểm tra chất lượng ống nối: khi gặp các trường hợp hư hỏng như hình bên trên phải thay ống mới. 15.4 Bầu lọc dầu: 15.4.1. Nhiệm vụ, phân loại lọc dầu bôi trơn -Trong thời gian động cơ làm việc, dầu bôi trơn bị bẩn do lẫn các mạt kim loại, muội than và bụi vì thế trên các động cơ được trang bị các bộ phận lọc dầu với nhiệm vụ làm sạch dầu bôi trơn giúp giảm đáng kể mức độ hao món các chi tiết và kéo dài thời gian sử dụng dầu bôi trơn. -Dầu nhờn trong động cơ có thể được làm sạch bằng 3 phương pháp: lọc thấm, lọc lắng và lọc ly tâm. Các bình lọc dầu được phân thành hai loại, bình lọc thô và bình lọc tinh. 15.4.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại lọc dầu bôi trơn: 15.4.2.1. Phao lọc: -Là một loại lọc thô được bố trí trong đáy dầu có công dụng lọc các cặn bẩn có kích thước lớn trước khi dầu bôi trơn vào bơm dầu. Gồm hai phần: bầu phao và lưới lọc. Phao lọc thường được gần sát đáy dầu hoặc luôn nổi lập lờ trên mặt dầu nhờn, lưới lọc làm bằng đồng hoặc thép dùng ngăn chận các tạp chất có kích thước lớn. Phao được nối với ống dẫn bằng khớp động nên có thể tự điều chỉnh vị trí theo mực nhờn trong đáy dầu. Hình 15.24. Phao lọc dầu nhờn 15.4.2.2. Bình lọc thấm: -Được sử dụng rộng rãi, có nhiều loại khác nhau tùy theo cấu tạo của lõi lọc. Nhưng tất cả có nguyên lý làm việc chung như sau: Dầu nhờn có áp suất cao thấm qua các khe hở nhỏ của lõi lọc, các tạp chất có kích thước lớn hơn khe hở sẽ bị giữ lại vì thế dầu nhờn sẽ được lọc sạch. *Bình lọc thấm dùng lõi lọc bằng các tấm kim loại mỏng: bình lọc thấm dùng lõi lọc bằng các tấm kim loại mỏng gồm: vỏ, nắp và trục lỏi lọc, lỏi lọc gồm các tấm lọc và tấm chêm xếp xen kẽ nhau, khe hở giữa hai tấm lọc là 0.08mm. Mỗi khe hở có lắp xen tấm gạt cặn. Các tấm lọc và tấm chêm được xếp trên một trục, đầu trên của trục đưa ra ngoài nắp bình lọc và có lắp tay quay, các tấm gạt cặn được lắp trên một trục cố định khác. F Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn được đưa vào bình lọc và đi qua khe hở giữa các tấm lọc,cặn bẩn có kích thước lớn hơn khe hở sẽ bị giữ lại, dầu được lọc tiếp tục đi vào phía trong lỏi lọc rồi theo đường dầu ra để vào mạch nhờn chính của động cơ. sau một thời gian sử dụng ta xoay tay quay lỏi lọc sẽ quay theo các tấm gạt cặn sẽ gạt các cặn bẩn bị kẹt giữa các tấm lọc làm cho chúng bị rơi ra và lắng xuống đáy bình lọcvà được xả ra ngoài qua ốc xả cặn ở đáy bình lọc. Trường hợp lỏi lọc bị quá bẩn dầu bôi trơn không qua được. Dưới áp suất dấu bôi trơn van an toàn sẽ mở để dầu qua đó đi bôi trơn tránh làm hỏng động cơ. * Bình lọc thấm dùng lỏi lọc bằng giấy hoặc sợi nylon: hiện nay trên động cơ thường sử dụng loại bình lọc thấm được chế tạo với lỏi lọc và vỏ là một cụm kín, được vặn ren vào trong mạch dầu bôi trơn, sau thời gian sử dụng ta phảI thay cả cụm bình lọc mới. Vỏ bình lọc là một ống thép, bên trong có đặt một cuộn giấy lọc hoặc các sợi nylon được ép chặt, đầu trên ống có lỗ ren để lắp vào thân động cơ. Lỏi lọc bằng giấy thấm được cuộn lại giống như quạt giấy xếp. Hình 15.25. Các bộ phận của lọc dầu nhờn loại giấy thấm F Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn được bơm dầu hút từ đáy dầu đưa đến bình lọc. Khi đến bình lọc dầu nhờn đi vào phía ngoài lỏi lọc, rồi thấm qua lỏi lọc để vào bên trong, sau đó sẽ theo lổ trên ống thép trung tâm để đi vào đường dầu chính trên thân động cơ và đi đền các bộ phận cần bôi trơn. -Cặn bẩn sẽ được giữ lại bên ngoài lỏi lọc và một phần sẽ lắng xuống đáy bình lọc. Sau một thời gian sử dụng qui định hoặc do bình lọc quá bẩn thì người sử dụng động cơ phải tiến hành súc rữa hệ thống, thay dầu nhờn mới và bình lọc. -Để bảo đảm an toàn cho động cơ trong trường hợp bình lọc bị nghẹt, một số động cơ có trang bị một van an toàn được đặt trên đế bình lọc. Khi bình lọc bị nghẹt thi van an toàn sẽ tự động mở ra để cho dầu bôi trơn từ bơm không qua bình lọc mà đi trực tiếp đi vào đường dầu chính trên thân động cơ. Hình 15.26. Đặc điểm hoạt động của lọc dầu nhờn loại giấy thấm 15.4.2.3. Bình lọc ly tâm: Bình lọc ly tâm gồm một rôto lắp quay tự do trên trục rỗng ở giữa bình lọc, phía dưới rôto có hai lổ tia ngược chiều nhau, rôto được bao kín bên ngoài bằng vỏ bình lọc. Hình 15.27. Lọc dầu nhờn kiểu ly tâm 1- Thân bình lọc ; 2,3,24,28- Các rãnh ; 4- Đế van an toàn ; 5- Tiết lưu ; 6- Ống dẫn ; 7- Khoang xả; 8,18- Đệm làm kín ; 9- Vòng cao su ; 10- Cốc lắng cặn ; 11,20- Lỗ dẫn dầu vào và ra ; 12- Thân rôto ; 13- Trục ; 14- Nắp chụp ; 15,16,17- Đai ốc ; 19- Vòng đệm chặn ; 21- Phễu hình côn ; 22- Lưới ; 23- Tấm ngăn dầu ; 25- Tấm che ; 26- lỗ phun ; 27- Lò xo ; 29- Van an toàn F Nguyên lý làm việc: Dầu nhờn vào bình lọc theo trục rỗng rồi qua những lỗ nhỏ trên trục ra chứa đầy trong rôto, sau đó qua lưới lọc theo hai ống dẫn đi xuống và phun ra ở hai lỗ tia tạo thành một ngẫu lực làm rôto quay quanh trục với tốc độ 6000¸7000v/ph, lực ly tâm sẽ làm các cặn bẩn văng ra bám vào thành rôto. Do đó phần dầu gần trục rôto được lọc sạch sẽ theo ống dẫn để đi bôi trơn hoặc về cácte. Lượng dầu phun ra ở hai lỗ tia thì trở về cácte. Hình 15.28. Sơ đồ nguyên lý bình lọc ly tâm 15.4.3. Những hư hỏng thường gặp: Lọc dầu bôi trơn thường có những hư hỏng sau: -Lọc bị tắc (nghẹt): Nguyên nhân do dầu nhờn không sạch hoặc do sử dụng quá thời gian qui định. -Vỏ bình lọc bị móp méo, thủng: Nguyên nhân do va chạm với các bộ phận khác hoặc tháo lắp sai phương pháp. -Các đệm làm kín bị rách, biến dạng: Nguyên nhân do sử dụng nhiều lần hoặc tháo lắp sai phương pháp. 15.4.4. Tháo lắp, bảo dưỡng lọc dầu bôi trơn: Đến thời gian định kỳ bảo dưỡng, lọc dầu bôi trơn phải được tháo ra để bảo dưỡng hoặc thay thế lỏi lọc. Các lỏi lọc bằng các lá thép mỏng và bình lọc ly tâm thì dùng dầu diesel rửa sạch các cặn bẩn, các lỏi lọc bằng giấy thấm hoặc sợi hoá học thì thay mới. Đối với lọc chế tạo nguyên khối thì thay mới, loại lọc chế tạo nguyên khối khi tháo lắp phảI dùng dụng cụ chuyên dùng để nới lỏng và xiết chặt bình lọc và trước khi lắp phải vệ sinh sạch đệm cao su làm kín và bôi mở lên đệm trước khi lắp. 15.4.4.1. Trình tự tháo lắp bầu lọc dầu bôi trơn kiểu giấy thấm: 15.4.4.1.1. Trình tự tháo: 1- Xả dầu bôi trơn ra khỏi đáy dầu: - Xả hết dầu bôi trơn trong đáy dầu, không để đổ dầu bôi trơn ra ngoài. 2. Vệ sinh xung quanh lọc dầu bôi trơn. - Vệ sinh sạch bụi bẩn, dầu bôi trơn xung quanh lọc 3. Tháo lọc dầu bôi trơn. - Chọn dụng cụ tháo phù hợp. - Tháo đúng chiều không làm hư hỏng ren. 4. Bịt kín lỗ dầu bôi trơn. - Bịt kín lỗ dầu bôi trơn bằng giẻ sạch. 15.4.4.1.2. Trình tự lắp: 1- Vệ sinh sạch sẽ xung quanh vị trí lắp bình lọc. 2- Đổ gần đầy dầu bôi trơn mới vào trong lọc dầu. 3- Lau khô bên ngoài bình lọc. 4- Thoa một lớp mỡ làm kín xung quanh đệm cao su trên bình lọc. 5- Dùng tay vặn bình lọc ăn ren với động cơ. 6- Dùng dụng cụ chuyên dùng siết đúng lực. 7- Đổ dầu bôi trơn mới vào động cơ đúng mức. 8- Cho động cơ làm việc, quan sát đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn và xung quanh bình lọc: - Dầu không được rò rỉ ra bên ngoài bình lọc - Áp suất dầu phải nằm trong giới hạn qui định 15.4.4.2. Kiểm tra, bảo dưỡng lọc dầu bôi trơn kiểu ly tâm: 15.4.4.2.1. Tháo: 1- Tháo lọc ly tâm ra khỏi động cơ: - Tháo sau khi tắt máy ít nhất 30 phút - Có thể nới lỏng đai ốc nắp che trước khi tháo lọc ra khỏi động cơ 2- Tháo rời nắp che 3- Tháo rôto ra khỏi trục quay 4- Tháo van ổn áp ra khỏi vỏ lọc nếu cần 5- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết bằng dầu diesel 15.4.4.2.2. Kiểm tra-bảo dưỡng: 1- Kiểm tra hai lổ phun: - Đổ dầu nhờn vào hai lổ phun, yêu cầu dầu phải chảy qua dễ dàng. - Nếu dầu chảy chậm hoặc không chảy qua có thể dùng khí nén hoặc dây thép để thông lổ. 2- Kiểm tra lưới lọc: - Lưới lọc nếu bị rách phải thay mới. - Lưới lọc phải ép sát vào bệ tỳ, nếu không nắn thẳng được phải thay mới. 3- Kiểm tra-điều chỉnh vòng bi: - Lắp vòng bi và các bộ phận liên quan đầy đủ. - Điều chỉnh độ rơ vòng bi đạt yêu cầu: Không có rơ dọc và rơ ngang. - Dùng tay quay rôto: Nếu rôto quay không đều, có tiếng kêu do cọ xát lớn phải thay vòng bi mới. 4- Kiểm tra đệm cao su làm kín: - Chiều dài đệm phải vừa khít vời chiều dài của rãnh. - Đệm bị biến dạng, rách phải thay mới. 15.4.4.2.3.Lắp: 1- Tiến hành ngược với trình tự tháo. 2- Điều chỉnh sự quay trơn của rôto đạt yêu cầu trước khi lắp. 3- Kiểm tra sự hoạt động của lọc sau khi lắp: - Cho động cơ làm việc, quan sát đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn. - Khi áp suất dầu đạt yêu cầu thì cho động cơ ngừng hoạt động. - Lắng nghe âm thanh do sự quay của rôto lọc dầu: Âm thanh do sự quay của rôto lọc dầu kéo dài từ 1¸3 phút là đạt yêu cầu. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -Cấu tạo các loại bơm dầu nhờn: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài, bơm bánh răng ăn khớp trong, bơm bánh răng rôto. - Nghiên cứu cấu tạo của lọc dầu bôi trơn kiểu tấm kim loại. - Dầu bôi trơn động cơ: Độ nhớt, phẩm cấp, loại động cơ. - Nghiên cứu về cấu tạo các bộ phận. - Nghiên cứu về cấu tạo các loại bơm nước ngọt: hình dạng thân bơm, cánh quạt nước, phớt nước (cụm van làm kín). HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU - Tháo lọc dầu. - Lắp lọc dầu. -Tháo lắp hệ thống làm mát ra/vào động cơ. - Tháo bơm nước; lắp bơm nước; kiểm tra bơm nước. -Tháo bơm dầu nhờn; lắp bơm dầu nhờn;kiểm tra bơm dầu nhờn. HOẠT ĐỘNG IV : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Tháo lọc dầu. - Lắp lọc dầu. - Tháo hệ thống làm mát ra khỏi động cơ. - Điều chỉnh độ căng dây đai. - Tháo; lắp; kiểm tra bơm nước kiểu ly tâm. -Tháo; lắp; kiểm tra bơm dầu nhờn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết thời gian sử dụng của lọc dầu bôi trơn động cơ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 2: Hãy cho biết tại sao khi lắp lọc dầu bôi trơn loại giấy thấm phải đổ dầu vào trong bình lọc trước khi lắp vào động cơ? Câu 3: So sánh ưu nhược điểm giữa các loại lọc sau: Lọc giấy thấm, lọc ly tâm, lọc bằng tấm kim loại ghép? Câu 4: Cho biết nhiệm vụ và ảnh hưởng của các bộ phận trên bộ hoán nhiệt? Câu 5: Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín trên động cơ ? Câu 6: Hãy cho biết sự khác biệt giữa bộ hoán nhiệt ống dẫn nước thằng đứng và bộ hoán nhiệt ống dẫn nước nằm ngang? Câu 7: Hãy cho biết các nguyên nhân bơm nước không kín nước? Câu 8: Hãy cho biết cách xác định chiều lắp cánh quạt nước trên trục bơm nước? Câu 9: Cho biết ảnh hưởng khi puly dẫn động bơm nước bị vênh? Câu 10: Hãy cho biết các nguyên nhân bơm dầu nhờn bơm yếu? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XVI: HỘP SỐ MA SÁT CƠ GIỚI Mã bài: MTH3-MĐ-14.16 Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng -Biết các hư hỏng và nguyên nhân của hộp số ma sát cơ giới. -Thông thạo quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới. -Sửa chữa các hư hỏng và khắc phục hư hỏng hộp số ma sát cơ giới. Nội dung chính: -Các hư hỏng và nguyên nhân -Quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới -Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Các hình thức học tập HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 16.1 Các hư hỏng và nguyên nhân: -Thân hộp số: Thường bị nứt, bể, có đấu hiệu rò rỉ dầu bôi trơn. -Các đường ống dẫn dầu : Thường bị nứt, bể, có hiện tượng rò rỉ dầu bôi trơn. - Các ổ bi : Hư hỏng thường gặp là bị mòn, rơ hoặc kẹt cứng. -Các bánh răng truyền lực : Bị nứt, mẻ, bề mặt các răng ăn khớp bị rổ nghiêm trọng hơn là gãy các răng ăn khớp. -Vòng nhôm truyền lực : Hư hỏng thường gặp là bị nứt, bễ. -Các đĩa ma sát tiến và lùi : Bị mòn, trầy xướt, cong vênh. -Các phốt chắn nhớt : Các phốt thường bị chai cứng, rách. -Bơm nhớt: Các bánh răng ăn khớp, mặt phẳng nắp bơm nhớt bị mòn. 16.2.Quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới: 1. Vỏ hộp số 2. Con đội 3. Cần điều khiển 4. Ống trựơt 5. Bạc đạn 6. Bánh răng chủ động tiến 7. Bánh răng chủ động lùi 8. Bánh răng trung gian 9. Bánh răng bị động tiến 10.Bánh răng bị động lùi 11. Mâm bắt với trục chân vịt 12. Ổ bi trục công suất 13. Ổ bi đầu trục công suất 14. Gióng nối 15. Mâm sau hộp số 16. Trục rỗng tiến 17. Bạc đạn đầu trục rỗng tiến 18. Trục đặc lùi 19. Mâm truyền lực 20. Đĩa ma sát lùi 21. Đĩa ép 22. Đĩa ma sát tiến Hình 16.1 Sơ đồ cấu tạo hộp số ma sát cơ giới 16.2 1. Quy trình tháo hộp số từ động cơ: B.1.Vệ sinh sơ bộ. - Dụng cụ: giẻ lau, dung dịch làm sạch. - Yêu cầu: phải sạch sẽ. B.2. Tháo đai ốc xả nhớt bộ tục kết. - Dụng cụ: mỏ lếch. B.3. Tháo ống dẫn nhớt từ bộ bơm nhớt đến bộ hoán nhiệt. - Dụng cụ: mỏ lếch. B.4. Tháo ống dẫn nhớt từ bộ hoán nhiệt đến bình lọc tinh. - Dụng cụ: mỏ lếch. B.5. Tháo hệ thống gióng nối điều khiển hộp số . B.6. Tháo đồng hồ áp suất nhớt. B.7. Tháo ống dẫn nhớt từ bầu lọc tinh đến van đảo chiều. - Lưu ý: tránh làm mất đệm đồng. B.8. Tháo bulông lắp ghép giữa vành trục hộp số với vành trục chân vịt. - Trước khi tháo nên đánh dấu giữa vành trục hộp sốvới vành trục chân vịt. B.9. Đẩy vành trục chân vịt về phía sau khoảng 10 - 20 cm. - Dùng cây nạy để đẩy trục chân vịt về phía sau. B.10. Mắc dây xích vào hai khoen của hộp số . - Yêu cầu: phải đảm bảo chắc chắn. B.11. Mắc xích vào kích thuỷ lực và kéo dây xích vừa hơi căng. - Dụng cụ: dây xích và kích thuỷ lực. B.12. Tháo bulông bắt vỏ bọc hộp số vào vỏ bọc bánh đà. - Tháo đều đối xứng. B.13. Tháo bulông bắt vỏ hộp số vào khung máy. B.14. Di chuyển hộp số ra khỏi động cơ và đến nơi làm việc. Sau đó dùng gỗ kê chèn cho chắc chắn. Lưu ý: Vì hộp số rất nặng nên tránh kích hộp số quả cao và cẩn thận trong quá trình di chuyển. 16.2.2. Quy trình lắp hộp số vào động cơ. - Được thực hiện ngược lại với quy trình tháo. v Những điều cần chú ý : + Các cục cao su phải lắp đúng và đủ trên bánh đà. + Bắt bulông giữa vỏ bọc bánh đà với vỏ hộp số phải đối xứng và đảm bảo chắc chắn. + Bắt bulông vỏ hộp số vào khung máy, yêu cầu phải đảm bảo chắc chắn. + Bắt trục chân vịt vào hộp số, phải đúng dấu, phải đảm bảo độ đồng tâm và chắc chắn . + Lắp bơm nhớt vào van đảo chiều và các ống nhớt, cần chú ý đệm làm kín. 16.2.3. Quy trình tháo hộp số ra chi tiết. B.1. Vệ sinh sơ bộ. - Dùng giẻ lau vệ sinh cho sạch sẽ. B.2. Tháo các bộ phận bên ngoài hộp số: - Tháo ống dẫn nhớt từ van điều khiển đến bình lược nhớt. - Tháo ống giảm chữ T. - Tháo ống dẫn nhớt từ máng chứa nhớt tới bình lược nhớt. - Tháo nắp trên và đệm ra khỏi hộp số . - Tháo ống nhớt ra khỏi ống nối 90. - Tháo đồng hồ và ống dẫn nhớt ra khỏi vỏ hộp số . - Tháo toàn bộ ống nhớt trả về. Chú ý : Tránh làm mất đệm làm kín. B.3. Tháo bánh khía truyền lực. - Dụng cụ: vam, búa, đục. - Dùng búa, đục bẻ thẳng các miếng khoá đai ốc. - Tháo các đai ốc ra. - Dùng vam gắn bulông vào hai lổ trên bánh răng của bánh truyền lực. Hai bulông này có đường kính ren 3/8” bắt vào bánh khía truyền lực. - Sau đó dùng mỏ lếch siết bulông theo chiều vào. Siết nặng tay rồi dùng búa đánh vào đầu bulông. Siết bulông vào cho bánh răng truyền lực chạy ra. Hình 16.2: Tháo bánh khía truyền lực. - Chú ý: Bánh răng rất nặng nên cẩn thận tránh làm rơi rớt và mất then. B.4. Tháo vỏ bọc trước ( mặt trước hộp số) - Tháo ống mềm. 1; 5. Núm khuỷu nối ngược. 2. Vít có đầu hình lục giác. 3. Núm chữ T ngược. 4. Vỏ bọc trước. 6. Ống mềm ngắn. 7. Ống mềm dài. 8. Niềng ống. 9. Khung nan nêm nhớt. Hình 16.3: Tháo những ống mền làm trơn. - Dùng kiềm tháo khoen chận ra khỏi bạc đạn bánh răng lùi. Chân đế Vỏ hộp số Bulông -Tháo nắp trước bộ hộp số. Hình 16.4: Tháo đầu trước Hình 16.5: Tháo khoen chận. - Dùng cờ lê 3/8” Tháo các bulông ở vỏ bọc trước, phải tháo đều đối xứng. - Sau đó dùng 3 bulông đó vặn vào lổ ren trên vỏ bọc trước hộp số để cảo ra (chỉ có ren ở vỏ bọc trước mà không có ren ở vỏ hộp số). - Siết luân phiên các đai ốc với nhau. - Chú ý chốt định vị. -Tháo toàn bộ ống nhớt trở về. Hình 16.6: Tháo bộ ống dẫn nhớt trở về. B.5. Tháo nắp số 8. - Dụng cụ: Cờ lê 9/16” - Dùng cờ lê 9/16” tháo các bu lông của nắp số 8 ra. - Sau đó dùng 3 bulông vừa tháo vặn vào nắp số 8 (chỉ có ren trên nắp số 8 mà không có ren trên vỏ hộp số ). - Siết luân phiên các bulông với nhau. Hình 16.7: Tháo nắp số 8. B.6. Tháo các bộ phận thuộc ly hợp tiến. - Dùng búa và đục bẻ thẳng lại các miếng khóa hãm đai ốc. - Dùng cần siết lực, cần nối 300 mm, khẩu 9/16” tháo các đai ốc ra. - Lấy các miếng khóa cùng đai ốc ra. - Dùng dụng cụ đặt chế tháo chốt lăn giữ rãnh bạc đạn và bánh răng tiến. Hình 16.8: Tháo chốt lăn Hình 16.9: Tháo rãnh ngoài. - Sau đó tháo rãnh ngoài bạc đạn ra. - Dùng búa, đục bẻ thẳng lại những miếng khóa đai ốc. - Dùng cờ lê 9/16” tháo đai ốc ra. - Dùng bulông vặn vào lổ ren trên xy lanh hộp số . Sau đó siết luân phiên với nhau. - Tháo các đĩa ma sát ra. - Tháo lò xo hoàn lực ra. - Lấy trục hộp số tiến ra. - Tháo khoen chận ra. - Dùng một ống sắt có đường kính thích hợp tháo bánh răng tiến ra khỏi khung hộp số . - Tháo bạc đạn ra khỏi khung hộp số. B.7. Tháo các bộ phận thuộc ly hợp lùi giống như tháo các bộ phận thuộc ly hợp tiến. Chú ý : Mặc dù số lượng đĩa của ly hợp tiến và lùi là như nhau, nhưng cần phải để riêng để phân biệt. B.8. Tháo nắp catte chứa nhớt. - Dùng cờ lê 9/16” tháo đều đối xứng từ ngoài vào trong. B.9. Tháo bình lược nhớt ra khỏi vỏ hộp số . - Dùng cờ lê 11/16” Hình 16.1: Tháo lược nhớt. B.10. Tháo các bộ phận thuộc trục trung gian. - Trước khi tháo các bộ phận thuộc trục trung gian cần phải tháo bánh răng truyền cơ và bánh răng bị động lùi. - Dùng một cảo lắp vào bánh răng truyền lực lùi bằng hai bu lông có lổ ren ½”. - Sau đó dùng mỏ lếch siết bulông theo chiều vào. Siết nặng tay rồi dùng búa đánh vào đầu bu lông. Siết bu lông vào cho bánh răng chạy ra. Khi dung mỏ lếch vặn vào cho bánh răng chạy ra nên dùng giẻ chêm vào giữa hai bánh răng tiến và lùi để cho bánh răng đứng yên. -Dùng bulông vặn vào 2 lổ ren 3/8” ở đùm trục bánh răng để tháo bạc đạn ra. - Bẻ thẳng lại các miếng khóa. - Tháo đai ốc, miếng khóa và vòng đệm ra. - Sau đó tháo bulông sắt giữ bạc đạn vào vỏ hộp số . - Tháo sắt giữ bạc đạn và miếng chêm sắt giữ bạc đạn. - Tháo vòng đệm chữ ‘o’. - Lật ngang hộp số . - Quay bánh răng trục trung gian cho đến khi những lổ cảo ở bánh răng thẳng với lổ cảo ở hộp số - Tháo trục trung gian ra ngoài. - Tháo rãnh trong bạc đạn trục trung gian. - Tháo chốt lăn dùng để gắn chặt rãnh ngoài với vỏ. - Sau đó tháo rãnh ngoài bạc đạn ra. B.11. Tháo vòng ngoài ổ bi tiến và lùi. - Dùng dụng cụ đặc chế và búa để tháo vòng ngoài ổ bi tiến và lùi. 16.2.4. Quy trình lắp hộp số . - Quy trình lắp được thực hiện ngược lại với quy trình tháo. - Trước khi lắp cần phải vệ sinh sạch sẽ các chi tiết. - Sau đó dùng gió nén thổi lại cho khô. - Phải thay mới các đệm và vòng kín, miếng hãm. - Khi lắp trục công suất và nắp sau thì các bulông phải siết đều đối xứng và phải đảm bảo đồng tâm. - Các bề mặc lắp ghép phải đảm bảo sạch nếu có đệm kính phải gián keo. - Lắp nắp trước phải đúng vào chốt định vị và rãnh chốt trên ổ bi bánh răng thụ động lùi. - Tất cả các miếng hãm phải sát và ôm vào đai ốc. - Khóa các miếng hãm cẩn thận. - Các đĩa ma sát phải ngâm trong dầu ít nhất một giờ trước khi ráp. 16.3.Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: 16.3.1. Áp lực nhớt thấp: Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa - Lưới lược nhớt bị nghẹt một phần. - Piston điều hòa áp suất bị kẹt trong van đảo chiều. - Các bánh răng ăn khớp bơm nhớt, mặt phẳng nắp bơm nhớt bị mòn. - Tháo lưới lược nhớt, kiểm tra, vệ sinh cho sạch lưới lược. - Tháo van đảo chiều ra chi tiết vệ sinh sạch sẽ, đánh bóng lại bằng giấy nhám mịn. Nếu không còn khả năng sửa chữa tốt nhất ta nên thay mới. - Mài rà mặt phẳng hoặc thay bơm nhớt mới. 16.3.2. Áp lực nhớt quá thấp: Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa - Mực nhớt thấp hơn quy định hoặc máng chứa nhớt bị cạn. - Bộ lọc nhớt bị nghẹt hoàn toàn . - Bơm nhớt bị hỏng. - Kiểm tra mực nhớt, nếu thấp hơn quy định thì châm thêm. - Kiểm tra bộ lọc nhớt bằng cách mở đường dầu ra của bầu lọc, nếu nhớt chảy yếu nguyên nhân là do lọc nghẹt ta nên thay mới lọc. - Quan sát đồng hồ áp suất nhớt không làm việc. Sau đó mở đường dầu ra của bơm nhớt nếu không có dầu chảy ra nguyên nhân là do bơm nhớt hỏng. Xác định các hư hỏng để khắc phục pan. 16.3.3. Áp lực nhớt quá cao: Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa - Piston điều hòa áp suất bị kẹt trong van đảo chiều. - Tháo van đảo chiều ra kiểm tra và vệ sinh cho sạch sẽ. 16.3.4. Dầu bôi trơn nóng quá mức: Nguyên nhân: Biện pháp sửa chữa - Do chân vịt mang tải lớn (chân vịt bị quấn rác) đĩa ma sát bị trượt. - Sử dụng dầu bôi trơn không đúng loại. - Đĩa ma sát bị vênh do nhiệt độ cao. - Tắt máy, kiểm tra chân vịt khắc phục sự cố. - Kiểm tra lại dầu bôi trơn, nếu không đúng thì thay dầu bôi trơn đúng quy định của nhà sản xuất. - Nếu các nguyên nhân trên đã được khắc phục mà vẫn còn pan, ta nên kiểm tra các chi tiết bên trong hộp số đặc biệt là các đĩa ma sát. 16.3.5. Tiếng dộng quá lớn . Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa - Then bị mòn - Ổ bi bị hỏng . - Các khối cao su giảm chấn bị mòn, chay cứng hay bị bể. - Kiểm tra và nếu mòn quá mức cho phép thì thay mới. - Xác định nơi tiếng ồn phát kiểm tra, và thay mới. - Kiểm tra, xác định hư hỏng và thay mới. 16.3.6. Bắt khớp không êm: Nguyên nhân: Biện pháp sửa chữa: - Viên bi thép nằm không đúng vị trí. - Tháo nắp có miệng lổ làm sạch các bộ phận. Điều chỉnh lại viên bi cho đúng vị trí. 16.3.7. Không có vị trí trung hòa: Nguyên nhân: - Các đĩa ma sát bị cong vênh. Biện pháp sửa chữa: - Nắn nguội lại, tốt nhất là thay mới. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -Nghiên cứu về quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới. -Nghiên cứu về nguyên lý hoạt động của hộp số ma sát cơ giới. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU -Trình diễn về tháo, lắp và kiểm tra hộp số ma sát cơ giới. - Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. HOẠT ĐỘNG IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG -Tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới từ trên động cơ. - Tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới ra thành các chi tiết. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1. Hãy nêu các hư hỏng và nguyên nhân? Câu 2. Hãy nêu quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới? Câu 3. Hãy nêu công việc kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XVII: HỆ TRỤC CHÂN VỊT Mã bài: MTH3-MĐ-14.17 Mục tiêu thực hiện : Học xong bài này học viên sẽ có khả năng : -Kiểm tra độ đồng tâm và điều chỉnh độ lệch tâm của trục chân vịt. -Phát hiện những sự hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục của hệ trục chân vịt. Nội dung chính: -Kiểm tra độ đồng tâm trục chân vịt. -Cách điều chỉnh tâm đường trục. -Những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục. Các hình thức học tập: HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 17.1.Kiểm tra độ đồng tâm trục chân vịt: 17.1.1 Những nguyên nhân làm cho hệ trục bị lệch tâm: -Các ổ đỡ, sơmi ống bao bị mài mòn không đều. -Trục máy chính bị võng. -Võ tàu bị biến dạng. -Chất lượng sữa chữa tàu không tốt (thay tole) -Lắp ráp hệ trục không chính xác. 17.1.2.Phương pháp kiểm tra và chỉnh tâm hệ trục: -Phương pháp dùng thước thẳng và thước lá. -Phương pháp dùng máy đo lực để xác định tải trọng phân bố trên các ổ đỡ. -Phương pháp quang học. 17.2. Cách điều chỉnh tâm đường trục: 17.2.1.Phương pháp dùng thước thẳng và thước lá: (hay gọi là phương pháp xác định độ gãy φ và độ dịch chuyển δ ở các mối ghép bích của hệ trục) - Dụng cụ: dùng thước lá và thước thẳng: - Độ gãy tại một mối ghép bích nào đó trên hệ trục là góc tạo bởi hai đường tâm của hai đoạn trục tại vị trí nào đó, ký hiệu là φ. Tại mỗi mối ghép bích có hai độ gãy – độ gãy trên mặt phẳng đứng và độ gãy trên mặt phẳng ngang. Đơn vị đo độ gãy φ là mm/m. -Độ gãy được coi là dương nếu phần rộng chổ bích nối quay lên trên hay sang trái và ngược lại độ gãy được coi là âm nếu chổ rộng bích quay xuống dưới hoặc sang phải. -Độ dịch chuyển tại một mối ghép nào đó trên hệ trục là khoảng cách giữa hai đường tâm của hai đoạn trục nối tiếp nhau tại mối ghép đó, ký hiệu là δ. -Tại chổ mối ghép có hai độ dịch chuyển: độ dịch chuyển trên mặt phẳng thẳng đứng và độ dịch chuyển trên mặt phẳng ngang. Đơn vị của độ dịch chuyển là mm. +Nếu đường kính 2 mặt bích bằng nhau thì δ=a. +Nếu hai bích có đường kính khác nhau nhưng bích nhỏ vượt ra ngoài giới hạn bích lớn thì δ=(a+b)/2. +Nếu bích nhỏ nằm trong giới hạn bích lớn thì δ=(a-b)/2. -Những công việc cần tiến hành trước khi đo φ và δ. -Tháo đệm giữa vách ngăn buồng máy và hầm trục. -Nới lỏng bộ làm kín ống bao trục chân vịt. - Lắp thêm ổ đỡ lắp ráp, nếu mỗi đoạn trục trung gian chỉ có một ổ đỡ. - Tháo toàn bộ bu lông-êcu của tấc cả mối ghép bích của hệ trục. - Đẩy toàn bộ hệ trục lại phía sau sao cho khoảng cách giữa hai mặt bích của mối ghép bích cần kiểm tra là 1mm (hay đã xuất hiên khe hở giữa hai đoạn trục, kể cả gờ lắp ghép). - Dùng thước lá kiểm tra sự tiếp xúc giữa cổ trục và nữa dưới bạc trục. - Đặt thước lên bích như hình 8.1b - Độ dịch chuyển δ và độ gãy φ được đo tại 4 vị trí lệch nhau 90 độ. Hay đo ở 4 vị trí sau: T,D,T và P. Chú ý: khi đo cần thái tàu luôn phải ổn định. Ngoài ra, chúng ta có thể còn dùng phương pháp cặp kim để xác định φ và δ nhưng phương pháp này ít khi dùng để xác định cho hệ trục tàu thủy. Các số liệu đo phải được ghi vào bảng. Hình 17.1 Độ gãy khúc hệ trục chân vịt. Hình 17.2 Sơ đồ biểu diễn đo độ gãy khúc hệ trục chân vịt. 17.2.2. Phương pháp dùng máy đo lực để xác định tải trọng phân bố trên các ổ đỡ. -Dụng cụ : đồng hồ đo lực chuyên dụng -Vị trí đo : lắp đồng hồ lực vào các lỗ ở vỏ ổ đỡ trục trung gian + Nếu ổ đỡ có 4 lỗ bulông thì lắp theo đường chéo. + Nếu ổ đỡ có 6 lỗ bulông thì lắp ở 2 lỗ giữa. -Điều kiện đo : êm sóng, tàu không nghiêng ngang dọc. -Cách đo: + Tháo bulon bệ theo đường chéo + Lắp đồng hồ. + Đánh dầu 2 êcu bulông bệ còn lại (số 2 và 4) và nới 2 êcu này . + Chỉnh kim đồng hồ về “0” + Siết 2 êcu 2 và 4 về vị trí đánh dấu + Đọc giá trị lực trên 2 đồng hồ lực Gp và Gt .Từ đó ta tính : Hình 17.3. Thiết bị đo bằng phương pháp xác định tải trọng phân bố trên các ổ đỡ. -Nếu có 4 lỗ lắp bulông® các máy đo lực đợc lắp chéo nhau. Nếu có 6 lỗ lắp bulông ® các máy đo lực được lắp giữa của ổ đỡ. -Khi vặn khoá 4 cần 6 sẽ chạm với bàn bệ, nếu tiếp tục vặn ® ổ đỡ sẽ được nâng lên, phụ tải lên cần cũng tăng. -Khi lò xo đĩa 3 bị nén, sẽ tác động lên kim đồng hồ 1 và cho ta biết phụ tải lên ổ đỡ (máy đo lực sẽ có sai số khoảng 5%). -Việc kiểm tra độ lệch tâm của trục tiến hành nh sau: -Lót các tấm đệm mềm có chiều dày gấp rỡi khe hở dầu, chiều rộng tối đa bằng 1/6 đường kính trục vào khe hở dầu của ổ đỡ rồi xiết chặt hai nửa ổ đỡ lại. -Nới lỏng toàn bộ bulông lắp ghép giữa ổ đỡ và sàn bệ ® tháo hai trong số bulông lắp ghép ® đánh dấu căn đệm ® lắp máy đo lực vào. - Tăng tải cho máy đo lực bằng cách xiết thêm cho đến khi xuất hiện khe hở giữa mặt đỡ của ổ và căn đệm khoảng 0,05 - 0,1 mm ® lấy các căn đệm còn lại ra. -Đọc phụ tải tác dụng lên các ổ đỡ. -Điều chỉnh để các chỉ số trên cả hai máy đo lực lắp trên cùng một ổ đỡ bằng nhau. 17.2.3. Phương pháp quang học: -Dùng cho hệ trục dài hơn 5m (ngắn hơn thì dùng thước dây) -Phương pháp này dùng sưả chưã tàu liên quan đến ổ đỡ và lúc đóng mới. -Dụng cụ: máy ngắm. đèn và các tiêu cự (bìa hoặc kim loại) *Cách ngắm : -Tháo hết trục ra (nếu tàu chìm dưới nước thì không cần thaó trục chân vịt) -Xác định tâm cuả trục động cơ (mặt bích) bằng máy ngắm. + Xác định tâm của ống bao trục chân vịt bằng thiết bị định tâm, ta xác định được đường tâm chuẩn. Trên các ổ đỡ ta đặt các tiêu cự ,trên có khoan các lỗ tại tâm. Điều chỉnh tiêu cự theo đường tâm chuẩn (qua các lỗ tròn), ta xác định được tâm ổ đỡ. + Cố định các tâm tiêu cự vào các vị trí cố định cuả vỏ tàu. -Phương pháp căng dây : đối với hệ trục có chiều dài < 5m. -Dụng cụ : dây thép f = 0,5 mm -Độ võng : -Trong đó: P là trọng lượng 1m dây T là trọng lượng vật treo x là k/c cần tìm đến đài cùng – m L là chiều dài dây Hình 17.4. Ống ngắm. Hình 17.5. Tiêu điểm ngắm. Hình 17.6. Đo độ võng căng dây. Hình 17.7. Đo độ nghiêng hệ trục chân vịt. 17.3. Những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục: 17.3.1 Các hư hỏng: - Trục trung gian: cổ trục bị mài mòn, ăn mòn, gờ, xước, mặt bích bị biến dạng, trục bị cong, rạn nứt hoặc gãy - Trục chặn: ngoài các hư hỏng trên còn có bị mài mòn vành chặn, bề mặt làm việc của vành chặn không vuông góc với đường tâm trục. - Trục chân vịt: Ngoài hư hỏng như trên còn có: hư hỏng ren đầu trục, lỏng ống bao, lỏng then, hỏng mặt côn, nứt hoặc gãy phần chuyển tiếp từ mặt côn sang mặt trụ. 17.3.2 Cách xác định: - Mổi ổ trục đo 3 vị trí Mũi – Giữa – Lái, đo theo hai hướng vuông góc với nhau, kết quả đo được ghi vào bảng. Độ côn và độ elip của cổ trục như sau: - Với TTG có Ø = 120 ÷ 500 mm [côn] = 0,025 ÷ 0,050 mm/m [elip] = 0,025 ÷ 0,045 mm - Với TCV có cùng đường kính như trên: [côn] = 0.04 ÷ 0,07 mm/m [elip] = 0,04 ÷ 0,06 mm - Với trụ chặn phải được đưa lên máy tiện kiểm tra vành chặn và ùng đồng hồ so đo độ đảo, dùng panme kiểm tra độ mài mòn. 17.3.3.Các bộ phận khác: -Êcu hãm chân vịt: ren phải sạch và không bị đứt, khi vặn chặt để hãm chân vịt thì mặt tiếp xúc giữa chân vịt và ecu hãm phải tốt. -Then và rãnh then không bị dập, nếu bị dập hoặc hư hỏng khác theo 25% chiều dài và 30% chiều sâu thì phải sửa chữa. -Đối với ổ đỡ: kiểm tra vết nứt của vỏ, chất lượng lớp hợp kim đỡ sát. Với ổ đỡ chặn thì má tỳ của ổ chặn cũng bị mài mòn. Độ mài mòn được xác định qua khe hở giửa nó và vành chặn. Thông thường chiều dầy của lớp babit không được nhỏ hơn 60 – 65% chiều dầy nguyên thủy. -Ống bao trục chân vịt: đo chiều dầy còn lại của ống, kiểm tra đẻ phát hiện các vết nứt, xước, rổ nếu chiều dầy ống bao bị mài mòn 50% thì cần phải thay thế. -Nắp chụp kín nước của êcu hãm chân vịt cần quan sát và thử thủy lực để kiểm tra độ kín. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -Nghiên cứu về cấu tạo của hệ trục chân vịt. -Nghiên cứu về thiết kế hệ trục chân vịt đảm bảo không bị rung, dao động ngang, dao động xoắn. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU -Trình diễn về kiểm tra độ đồng tâm trục chân vịt. -Trình diễn về cách điều chỉnh tâm đường trục. -Trình diễn về những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục của hệ trục chân vịt. HOẠT ĐỘNG IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG -Đo, kiểm tra độ đồng tâm hệ trục. -Kiểm tra, điều chỉnh đường tâm hệ trục chân vịt. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu kiểm tra độ đồng tâm trục chân vịt? Câu 2: Hãy nêu cách điều chỉnh tâm đường trục? Câu 3: Hãy nêu những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục của hệ trục chân vịt? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XVIII LẮP RÁP TỔNG THÀNH ĐỘNG CƠ Mã bài: MTH3-MĐ-14.18 Mục tiêu thực hiện : Học xong bài này học viên có khả năng : -Lắp ráp các hệ thống và cơ cấu của động cơ hoàn chỉnh. -Chỉnh hoạt động của động cơ sau khi lắp ráp. Nội dung chính: -Công việc chuẩn bị trước khi lắp ráp. -Lắp ráp tổng thành động cơ. Các hình thức học tập : HOẠT ĐỘNG I : NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 18.1 Công việc chuẩn bị trước khi lắp ráp: -Khu vực để lắp ráp động cơ. -Nơi khô ráo, sạch không các bụi. -Gổ kê kích, chèn. -Dầu, mỡ bò, bình châm nhớt, giẻ lau. -Dụng cụ thông thường. -Dụng cụ chuyên dùng. -Giấy làm zoăng đệm. -Khay chứa. -Các chi tiết và cụm chi tiết của động cơ đã được vệ sinh, chỉnh sửa -Các hệ thống và cơ cấu của động cơ cơ bản đã hoàn thành. 18.2 Lắp ráp tổng thành: -Lắp ráp xupáp vảo nắp xy lanh. -Lắp ráp thân máy: +Nếu thân máy có bệ trục đở, thì để catte lên các chân. +Nếu thân máy có bệ trục treo thì để thân máy ngược lên. -Lắp ráp trục khuỷu, bắt tuần tự từng nắp bệ trục. Sau đó lật thân máy nằm ngang, nhớ kê kích cho chắc chắn. -Lắp ráp từng cụm piston thanh truyền, đúng dấu đã đánh số. -Lắp ráp sécmăng vào piston, từng piston ráp vào từ dưới lên. +Nếu thân máy có bệ trục đở, khi ráp trục khuỷu vào bệ máy, rồi ráp cụm thanh truyền piston, dùng balan hạ thân máy xuống. +Siết đầu to thanh truyền, cũng từng cái phải quay vài vòng xem thanh truyền nào bị nặng tay phải tháo kiểm tra lại. -Lắp ráp hệ thồng bôi trơn. -Lắp ráp catte (zoăng, đệm) +Dựng máy đứng lên, kê kích cho chắc chắn. -Lắp ráp nắp xy lanh vào thân động cơ. -Lắp ráp hệ thống phân phối khí (đủa xupáp,cần mổ, đòn gánh..) -Lắp ráp hệ thống nhiên liệu. -Lắp ráp hệ thống làm mát. -Châm nhớt, nhiên liệu. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -Nghiên cứu hình cắt các bộ phận động cơ. -Nghiên cứu các chi tiết lắp ráp. -Nghiên cứu các thông số khe hở, kích thước cần thiết theo quy định của nàh chế tạo. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU -Hướng dẫn về công việc chuẩn bị lắp ráp động cơ. -Hướng dẫn thực hiện lắp ráp tổng thành động cơ. HOẠT ĐỘNG IV: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG -Lắp ráp tổng thành động cơ. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu công việc chuẩn bị trước khi lắp ráp động cơ? Câu 2: Hãy nêu công việc lắp ráp tổng thành động cơ? Câu 3: Lập quy trình lắp ráp tổng thành một động cơ trong xưởng thực tập. NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . CHƯƠNG XIX: QUY TRÌNH CHẠY RÀ VÀ THỬ NGHIỆM ĐỘNG CƠ Mã bài : MTH3-MĐ-14.19 Mục tiêu thực hiện: - Chuẩn bị các công việc trước khi vận hành một cách đầy đủ. - Biết phương pháp chạy rà động cơ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Tiến hành chạy rà động cơ đúng quy trình đảm bảo động cơ hoạt động an toàn và ổn định với độ tin cậy cao. Nội dung chính: -Chạy rà động cơ nguội. -Chạy rà nóng ở chế độ không tải. -Chạy thử tải ở các chế độ quy định. Các hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 19.1.Chạy rà động cơ nguội: 19.1.1. Công việc chuẩn bị trước khi chạy rà: - Làm sạch toàn bộ bên ngoài động cơ. - Kiểm tra sự siết chặt tất cả các bộ phận bên ngoài. - Kiểm tra lượng nhiên liệu trong thùng chứa. - Kiểm tra dầu nhờn: Mức dầu, chất lượng dầu, dầu nhờn ở phần bơm cao áp.. - Kiểm tra nước làm mát. - Kiểm tra sự lắp chặt các dây dẫn điện. - Kiểm tra sự dịch chuyển nhẹ nhàng của thanh răng bơm cao áp. - Đóng mạch cho hệ thống khởi động, kiểm tra điện áp ắc-qui. - Kiểm tra độ căng dây đai. 19.1.2. Quy trình chạy rà động cơ trên thiết bị chuyên dùng: -Chuẩn bị dụng cụ: chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ cần thiết để chạy rà. - Gá động cơ lên bàn khảo nghịêm: gá động cơ lên bàn khảo nghiệm đảm bảo chắc chắn và an toàn. - Đổ nước làm mát vào két nước và động cơ: đổ nước làm mát vào két nước và động cơ đúng mức qui định. -Đổ dầu nhờn vào động cơ: đổ dầu nhờn vào động cơ đúng mức qui định và đúng loại dầu. - Nối ống dẫn nhiên liệu: nối ống nhiên liệu đảm bảo chắc chắn và kín khít. - Nối cần điều khiển ga: nối cần điều khiển ga đúng vị trí và chắc chắn. - Cần điều khiển ga phải hoạt động linh hoạt. -Nối mạch các cảm biến: đấu dây cảm biến nhiệt độ nước và áp suất dầu nhờn đúng vị trí và đảm bảo chắc chắn. - Lắp ống nạp vào động cơ: lắp ống nạp đảm bảo chắc chắn và kín khít. - Lắp ống xả vào động cơ: lắp ống xả đảm bảo chắc chắn và kín khít. 19.1.3. Rà nguội động cơ không có nén khí: - Rà nguội động cơ không có nén khí đảm bảo mômen quay trục khuỷu phải nhẹ nhàng, không bị sượng và đúng giá trị qui định của nhà sản xuất. - Quay trục khuỷu động cơ phải đảm bảo không có tiếng gõ, tiếng kêu không bình thường. - Thời gian rà từ 10 đến 15 phút. 19.1.4. Rà nguội động cơ có nén khí: - Rà nguội động cơ có nén khí đảm bảo mômen quay trục khuỷu đúng giá trị qui định của nhà sản xuất. - Quay trục khuỷu động cơ phải đảm bảo không có tiếng gõ, tiếng kêu không bình thường. - Rà nguội động cơ có nén khí đảm bảo động cơ không bị chảy dầu bôi trơn, nước. - Thời gian rà từ 5 đến 10 phút. 19.2.Chạy rà nóng ở chế độ không tải: 19.2.1. Rà nóng động cơ không tải: - Rà nóng động cơ không tải ở tốc độ 600vòng/phút đến tốc độ tối đa định mức. - Rà nóng động cơ không tải phải đảm bảo áp suất dầu và nhiệt độ nước phải nằm trong giới hạn qui định của động cơ. - Rà nóng động cơ không tải phải đúng thời gian qui định của nhà chế tạo. 19.2.2. Rà nóng động cơ có tải: - Rà nóng động cơ có tải phải đảm bảo số vòng quay động cơ và mômen cản đúng qui định của nhà chế tạo. - Rà nóng động cơ có tải phải đảm bảo áp suất dầu và nhiệt độ nước phải nằm trong giới hạn qui định của động cơ. - Rà nóng động cơ có tải phải đúng thời gian qui định của nhà chế tạo. - Rà nóng động cơ có tải phải đảm bảo động cơ không phát ra tiếng kêu và khói xả không bình thường. 19.3.Chạy thử tải ở các chế độ quy định: 19.3.1. Chạy rà động cơ không tải: - Khởi động động cơ. - Giữ cho động cơ làm việc ở số vòng quay không tải khoảng 10 phút. - Cho động cơ làm việc ở số vòng quay 1500 vòng/phút khoảng một giờ. - Cho động cơ làm việc ở số vòng quay tối đa định mức khoảng nửa giờ. - Giảm tốc độ xuống số vòng quay không tải, sau đó tắt máy. 19.3.2. Chạy rà động cơ có tải: - Khởi động động cơ. - Giữ cho động cơ làm việc với phụ tải 30% khoảng một giờ. - Cho động cơ làm việc với phụ tải 50% khoảng một giờ. - Cho động cơ làm việc với phụ tải 80% khoảng nửa giờ. - Thoát tải, giảm tốc độ xuống số vòng quay không tải, sau đó tắt máy. * Chú ý khi chạy rà động cơ: Trong thời gian chạy rà, người thợ vận hành phải: -Thường xuyên ở bên cạnh động cơ. -Xem xét các thông số trên các đồng hồ báo: áp suất dầu nhờn , nhiệt độ nước làm mát, . -Quan sát phát hiện các vị trí rò rỉ nước, dầu nhờn , khí. -Phát hiện nơi có tiếng gõ, cọ xát bất thường. -Sau 8 giờ chạy rà có tải phải thay dầu nhờn mới. -Sau 50 giờ làm việc có tải: Súc rửa và thay dầu nhờn động cơ, súc rửa các lọc nhiên liệu và dầu nhờn , điều chỉnh khe hở nhiệt xúpáp, kiểm tra siết chặt bu- lông nắp máy và thanh truyền. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -Nghiên cứu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận trên động cơ. -Nghiên cứu về các công việc chuẩn bị trước khi chạy rà động cơ. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU -Chạy rà động cơ nguội. -Chạy rà nóng ở chế độ không tải. -Chạy thử tải ở các chế độ quy định. HOẠT ĐỘNG IV : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG -Chạy rà động cơ nguội: công việc chuẩn bị. -Chạy rà động cơ không tải và thử tải ở các chế độ quy định. -Xác định tình trạng kỹ thuật các bộ phận và hệ thống trên động cơ. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu các công việc khi tiến hành chạy rà động cơ nguội? Câu 2: Hãy nêu các công việc khi tiến hành chạy rà nóng ở chế độ không tải? Câu 3: Hãy nêu các công việc khi tiến hành chạy thử tải ở các chế độ quy định? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: . Mã bài: .. Họ và tên học viên: . TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 .. .. . . ... . 2 .. .. . . ... . 3 .. .. . . ... . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Đức Tuấn Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel. Tập I. Trường Đại học Giao thông Đường sắt và Đường bộ, Hà Nội 1980. [2]. Kiều Duy Sức Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel. Tập II. Trường Đại học Giao thông Đường sắt và Đường bộ, Hà Nội 1980. [3]. Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Phú Chinh, Lê Văn Học Cấu tạo và nghiệp vụ đầu máy- toa xe. NXB Giao thông Vận tải. Hà Nội, 1998. [4]. Quy trình sửa chữa đầu máy diezel D9E (GE) tại Xí nghiệp Đầu máy. Liên hiệp ĐSVN, Hà Nội 2002. [5]. Quy trình sửa chữa đầu máy D13E tại Xí nghiệp Đầu máy. Liên hiệp ĐSVN, Hà Nội 1990. [6]. Quy trình sửa chữa đầu máy D12E tại Xí nghiệp Đầu máy. Liên hiệp ĐSVN, Hà Nội 1990. [7]. Quy trình sửa chữa đầu máy D18E tại Xí nghiệp Đầu máy. Liên hiệp ĐSVN, Hà Nội 1990. [8].Dương Đình Đối Sữa chữa Máy tàu thủy. NXB Nông Nghiệp. Nha Trang. 1991 [9].Nguyễn Đình Long Trang bị động lực Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.1997 [10].Phạm Văn Thế Trang bị động lực diesel tàu thủy NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmd_14_bd_sc_may_tau_2539_7803.doc
Tài liệu liên quan