Điều kiện lịch sử - Xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

“Đố ai đếm được lá rừng; Đố ai đếm được mấy từng trời cao Đố ai đếm được vì sao; Đố ai đếm được công lao Bác Hồ” Vâng! Ai có thể đếm được công lao của Hồ Chí Minh? Cả cuộc đời 79 tuổi xuân, Người đã cống hiến trọn vẹn cho non sông, cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên, cũng không phải ngẫu nhiên mà Người có thể làm được như vậy, có rất nhiều yếu tố và điều kiện có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề lịch sử - xã hội là một trong những điều kiện đó. II. NỘI DUNG 1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX 1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX cho đến khi Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và thực hiện “bế quan tỏa cảng” đối với bên ngoài; cự tuyệt mọi đề án cải cách, dù là nhỏ bé và đã quá muộn màng, nên đã không tạo ra được khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là với thị trường tư bản Tây Âu. Do đó, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người thông minh, cần cù, dũng cảm, .; không tạo ra được những tiềm lực vật chất và tinh thần đủ để bảo vệ tổ quốc chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây.

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện lịch sử - Xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Đố ai đếm được lá rừng; Đố ai đếm được mấy từng trời cao Đố ai đếm được vì sao; Đố ai đếm được công lao Bác Hồ” Vâng! Ai có thể đếm được công lao của Hồ Chí Minh? Cả cuộc đời 79 tuổi xuân, Người đã cống hiến trọn vẹn cho non sông, cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên, cũng không phải ngẫu nhiên mà Người có thể làm được như vậy, có rất nhiều yếu tố và điều kiện có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề lịch sử - xã hội là một trong những điều kiện đó. II. NỘI DUNG 1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX 1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX cho đến khi Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và thực hiện “bế quan tỏa cảng” đối với bên ngoài; cự tuyệt mọi đề án cải cách, dù là nhỏ bé và đã quá muộn màng, nên đã không tạo ra được khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là với thị trường tư bản Tây Âu. Do đó, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người thông minh, cần cù, dũng cảm,...; không tạo ra được những tiềm lực vật chất và tinh thần đủ để bảo vệ tổ quốc chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây. Việc chúng ta mất nước là một định mệnh lịch sử. Dân tộc Việt Nam, trong quá khứ đã từng chiến thắng nhiều kẻ thù lớn hơn mình. Điều đó đã trở thành truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Phải chăng, những người cầm quyền sáng suốt hơn, có cái nhìn đa chiều hơn về thời cuộc, hiểu dân và dựa vào sức mạnh của dân để chiến thắng kẻ thù thì thực dân pháp không phải là lực lượng không thể chiến thắng. Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đớn hèn từng bước nhượng bộ, cam chịu rồi đi đến đầu hàng. Và cũng từ đó, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp bùng lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Thực,...ở Nam Bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng,...ở miền Trung; Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích,...ở miền Bắc. Các cuộc nổi dậy đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và căm thù giặc sục sôi, song tất cả đều thất bại vì chưa có đường lối kháng chiến rõ ràng. Lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, còn nặng tư tưởng, tôn quân chưa tin vào lực lượng của nhân dân nên cũng chưa thật tin vào thắng lợi cuối cùng. Điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử 1.2. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Bước sang đầu thế kỉ XX, sau khi tạm thời dập tắt được các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, các tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện. Cùng lúc đó, các “tân thư” và ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu tràn vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục hội,...Nhưng các phong trào ấy cũng chỉ rộ lên được một thời gian ngắn rồi lại bị dập tắt, một phần chưa lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân, phần khác vì các phong trào đó chủ yếu vẫn do các sĩ phu phong kiến cựu học truyền bá và dẫn dắt, nên không tránh khỏi hạn chế và thất bại. Có thể nói rằng, các phong trào cứu nước đầu thế kỉ XX đã rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc nhất, tưởng chừng như không có đường ra. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (2-1907); cuộc biểu tình chống thuế ở Huế và miền Trung bị đàn áp đẫm máu (4-1908); Yên Thế bị bao vây đánh phá (1-1909); phong trào đông du tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (2-1909); các lãnh tụ duy tân bị bắt, người thì bị giết, người thì bị đày ra Côn Đảo 2. Bối cảnh quê hương và gia đình 2.1. Gia đình Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, tấm gương về ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị – xã hội của cụ phó bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Sau này, cái chủ thuyết học được ở người cha bắt gặp trào lưu tư tưởng mới, của thời đại đã được Nguyễn Ái Quốc nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. 2.2. Quê hương Nghệ Tĩnh – “địa sinh linh kiệt”, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm; đó cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; các lãnh tụ Yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,...và biết bao con người ưu tú khác của dân tộc Việt Nam. Ngay mảnh đất Kim Liên cũng đã thấm máu anh hùng của bao liệt sỹ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến,... cả chị và anh của Nguyễn Tất Thành cũng đều tham gia vào hoạt động yêu nước, chống Pháp, bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm. Không phải ngẫu nhiên mà Nghệ Tĩnh có vinh dự sinh ra vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiêt xuất của nước Việt Nam mới. Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ bị áp bức, bóc lột đọa đày của nhân dân mình, đồng bào mình với cuộc sống xa hoa, đồi trụy, những tội ác giã man, tàn bạo của những tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của lũ quan lại Nam triều. Những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành. Chính những điều đó đã có ảnh hưởng và nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng. Bởi vì, ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân, cảm thông với mọi nỗi đau của nhân dân, của đồng bào luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Bằng trực giác, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường các bậc tiền bối đã đi, mà cần phải tìm ra một con đường mới. Người đã quyết định đi Pháp đến các nước khác để tìm hiểu xem những gì ẩn chứa sau các từ “tự do” “bình đẳng” “bác ái” mà người Pháp mang vào Việt Nam, và cái cốt là xem họ làm cách mạng như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình làm cách mạng. 3. Thời đại Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị vào lúc mà chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc, đã xác lập được sự thống trị của chúng trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa đế quốc là một hiện tượng quốc tế, một hệ thống thế giới , chúng vừa tranh vừa giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu tròn vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng. Vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là hành động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị của nước khác như kia, mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc, do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước nếu chỉ tiến hành riêng rẽ thì không thể nào giành được thắng lợi. Sự thất bại của các phong trào cứu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không phải do nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ phong trào kém nhiệt huyết mà vì họ không nhận thức được đặc điểm của thời đại nên vẫn tiến hành đấu tranh theo đường lối và phương pháp cũ: tự mình nổi dậy đấu tranh như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám; đấu tranh không thắng nổi thì đi cầu ngoại viện, như trường hợp của Phan Bội Châu và nhiều người khác. Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử, Người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh là cũ kỹ, không đem lại kết quả. Người phải đi tìm một con đường mới. Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước, là một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỉ XX. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau; đã hiểu được trình độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ. Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh về Pháp, đến sống và hoạt động tại Pari, thủ đô nước Pháp, một trung tâm văn hóa, khoa học và chính trị của Châu Âu. Đây là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời của Người. Nhờ lăn lộn với phong trào quần chúng, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp, Người đã nhanh chóng tiếp cận với phải tả và gia nhập Đảng xã hội Pháp năm 1919 – một chính đảng duy nhất ở Pháp lúc bấy giờ bảo vệ, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột và theo đuổi những lý tưởng cao đẹp của cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Người đã trở thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa. Cùng năm đó, nhân dịp hội nghị hòa bình được triệu tập tại Véc xây, Nguyễn Ái Quốc nhân danh những người Việt Nam yêu nước gửi tới hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho người Việt Nam. Mặc dù rất ôn hòa, những yêu sách đó đã không được chấp nhận. Qua sự thật này, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và rút ra được bài học là: muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình, vào lực lượng của mình. Tuy nhiên, đến lúc đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa ý thức đầy đủ rõ ràng về con đường giải phóng dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa nếu không có tác động quyết định của hai sự kiện vĩ đại là cách mạng tháng Mười và thành lập Quốc tế III. Cuộc cách mạng Nga bùng nổ từ tháng 10-1917, nhưng tác động cách mạng của nó chưa đến ngay được với thủ đô Pari, vì biến cố vĩ đại này xảy ra vào lúc nỗi lo âu về sự được thua trong chiến tranh đang đè nặng lên nước Pháp, ngay cả đối với những đảng viên xã hội. Sau nữa là sự bưng bít của hàng rào báo chí tư sản, vì chúng rất sợ ảnh hưởng của cách mạng vô sản vĩ đại này. Tháng 3-1919, V.I. Lênin thành lập quốc tế III. Tiếp theo là việc nhà nước Xô viết đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bọn bạch vệ. Từ năm 1920, tiếng vang và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười lan rộng ra Châu Âu và toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng trong phong trào công nhân châu âu diễn ra từ mấy năm trước, đến thời điểm này càng thêm sâu sắc, dẫn đến sự phân biệt không tránh khỏi trong nội bộ các Đảng dân chủ xã hội – quốc tế II. Sự phân hóa về đường lối diễn ra trên hầu khắp các vấn đề cơ bản: đấu tranh giải phóng, cách mạng xã hội, chuyên chính vô sản, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, trong đó có vấn đề dân tộc thuộc địa. Là một đảng viên hoạt động tích cực trong đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc không thể đứng ngoài cuộc tranh luận: muốn tham gia đấu tranh phải tìm hiểu về lý luận. Tháng 7-1920, báo Luymanitê đăng trên sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sơ bộ đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Như vậy là từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc Người đã đi tới nhận thức về quan hệ áp bức giai cấp,từ quyền của các dân tộc, Người đã đi tới quyền của con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, Người đã thấy được bạn đồng minh là nhân dân lao động ở các chính quốc và thuộc địa. Có thể nói, trước Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận gần kề với chân lý của Lênin, Người suy nghĩ về những vấn đề mà Lênin đã viết, tuy chưa rõ ràng và sáng tỏ. Đến khi đọc luận cương của Lênin, thấy Lênin diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những điều mình đang nung nấu, do vậy Người đã mừng rỡ đến trào nước mắt, đã reo lên như tìm thấy một phát kiến vĩ đại. Ngồi một mình trong buồng tối mà nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta!”. Chính luận cương của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người cũng đã nói rằng: trên thế giới bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đêm kết thúc đại hội Tua (ngày 30-12-1920) đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta, mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam: từ người yêu nước trở thành người cộng sản. III. KẾT LUẬN Có câu nói: “lịch sử tạo ra vĩ nhân và vĩ nhân có thể làm nên lịch sử”. Để có được đất nước Việt Nam như bây giờ, thì không thể không nói đến lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, người cha già của dân tộc, người đã tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dận tộc ta - một dân tộc vốn dĩ đã từ lâu không biết đến hai từ tự do là gì. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của dân tộc Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, là sự kết tinh những tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tường Hồ Chí Minh cũng từng bước góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin bằng những luận điểm mới, được rút ra từ thực tiễn đất nước và dân tộc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009. 2. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005. 4. Nguyễn Mạnh Tường, "Về những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí triết học, 5/2005. 5. 6. 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT học kỳ Tư tưởng HCM- điều kiện lịch sử - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan