Đề trắc nghiệm nguyên lý và thực hành bảo hiểm

YÊU CẦU: 1. Thế nào là TTC trong bảo hiểm hàng hải? Các nguyên tắc xác định TTC. 2. Xác định chi phí sửa chửa vỏ tàu. 3. Tính toán và phân bổ TTC trong trường hợp trên. Xác định trách nhiệm của bảo hiểm hàng hóa.

doc23 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề trắc nghiệm nguyên lý và thực hành bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TRẮC NGHIỆM NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM Trường ĐH Kinh tế TPHCM TS.Hồ Thủy Tiên Phần 1: ĐỀ TRẮC NGHIỆM NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM Đánh dấu chéo (x) vào câu trả lời đúng, có thể chọn nhiều hơn một câu. Câu 1: Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ là : a. Bảo hiểm tài sản b. Bảo hiểm con người c. Bảo hiểm nhân thọ d. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Câu 2: Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích là : a. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự b. Bảo hiểm tai nạn con người c. Bảo hiểm xe cơ giới d. Bảo hiểm nhân thọ Câu 3: Kỹ thuật phân bổ trong bảo hiểm thương mại là : a. Phân bổ phí thu được cho người được bảo hiểm b. Phân bổ số tiền bồi thường cho năm tài chánh sau c. Phân bổ phí thu được cho trách nhiệm chưa hoàn thành của nhà bảo hiểm trong năm tài chánh sau d. Phân bổ trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc cho các công ty tái bảo hiểm Câu 4: Kỹ thuật dồn tích trong bảo hiểm thương mại là: a. Dồn tích số phí thu được để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm b. Dồn tích trách nhiệm của công ty bảo hiểm c. Dồn tích số phí thu được đều đặn hàng năm d. Dồn tích số phí mà người được bảo hiểm còn nợ công ty bảo hiểm Câu 5: Tổn thất có thể xác định được là: a. Tổn thất tài sản b. Tổn thất con người c. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d. Tổn thất do người thứ 3 gây ra Câu 6: Tổn thất không xác định được là: a. Tổn thất tinh thần b. Tổn thất tài sản c. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d. Tổn thất do người thứ 3 gây ra Câu 7: Tính tin tưởng tuyệt đối của hợp đồng bảo hiểm là: a. Người được bảo hiểm tin tưởng công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm b. Công ty bảo hiểm tin tưởng người được bảo hiểm đóng đầy đủ phí bảo hiểm c. Công ty bảo hiểm tin tưởng rủi ro chắc chắn xảy ra d. Người được bảo hiểm đã khai báo đầy đủ rủi ro của mình Câu 8: Chế độ miễn thường là: a. Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm b. Công ty bảo hiểm sẽ không thu phí của người được bảo hiểm c. Công ty bảo hiểm không bồi thường khi tổn thất ở dưới 1 mức nào đó d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 9: Phí bảo hiểm là: a. Số tiền trả khi rủi ro xảy ra b. Giá thành sản phẩm bảo hiểm ? c. Giá cả sản phẩm bảo hiểm d. Số tiền công ty bảo hiểm sẽ trả lại cho người được bảo hiểm khi rủi ro không xảy ra Câu 10: Nguyên tắc dàn trải trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: a. Phân chia địa bàn họat động của công ty bảo hiểm b. Tránh tích tụ số người tham gia bảo hiểm c. Tránh tập trung tất cả hợp đồng trong một thời điểm d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 11: Nguyên tắc phân chia trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: a. Phân chia rủi ro lớn ra nhiều rủi ro nhỏ b. Phân chia trách nhiệm giữa các công ty bảo hiểm đối với cùng một rủi ro c. Phân chia phí bảo hiểm gốc cho các công ty bảo hiểm khác d. Phân chia số người tham gia bảo hiểm ra làm nhiều nhóm nhỏ hơn Câu 12: Tổn thất có thể lường trước được là: a. Tổn thất có thể biết trước được mức độ xảy ra nhiều hay ít b. Tổn thất con người c. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d. Tổn thất có thể biết trước được tổn thất lớn nhất Câu 13: Tổn thất không thể lường trước được: a. Tổn thất con người b. Tổn thất tài sản c. Tổn thất không biết trước mức độ cao nhất d. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự Câu 14: Công ty bảo hiểm tương hổ là: a. Công ty hoạt động mục đích vì lợi nhuận b. Công ty hoạt động với mục đích không vì lợi nhuận c. Khi các thành viên đều là người bảo hiểm d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 15: Việt Nam đã có công ty bảo hiểm tương hổ chưa: a. Rồi b. Chưa c. Sắp có d. Không bao giờ có Câu 16: Lãi suất kỹ thuật của công ty bảo hiểm nhân thọ là: a. Lãi suất đầu tư thực tế của công ty bảo hiểm nhân thọ b. Lãi suất dùng tính phí của công ty bảo hiểm nhân thọ c. Lãi suất trả lãi của ngân hàng d. Lãi suất công ty bảo hiểm nhân thọ vay của ngân hàng Câu 17: Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm đảm bảo: a. Tài sản của người được bảo hiểm b. Thân thể người được bảo hiểm c. Tính mạng người được bảo hiểm d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 18: Xác suất tử vong khi tính phí bảo hiểm nhân thọ là: a. Xác suất tử vong thực tế khi điều tra dân số b. Xác suất tử vong thực tế khi điều tra dân số đã điều chỉnh tăng c. Xác suất tử vong thực tế khi điều tra dân số đã điều chỉnh giảm d. Xác suất khác (cho câu trả lời) Câu 19: Bảo hiểm có vai trò thúc đẩy mọi người có ý thức đề phòng hạn chế tổn thất. Mọi người ở đây là: a. Tất cả những người tham gia bảo hiểm b. Tất cả người dân, chủ thể, tổ chức trong xã hội c. Tất cả các công ty bảo hiểm d. Tất cả những người bị rủi ro Câu 20: Vai trò trung gian tài chính của bảo hiểm là: a. Vai trò chỉ có trong điều kiện nền kinh tế thị trường b. Vai trò vốn có của hoạt động kinh doanh bảo hiểm c. Vai trò chỉ có trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp d. Vai trò chỉ có của bảo hiểm Việt Nam Câu 21: Thế quyền trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: a. Người được bảo hiểm được thay thế công ty bảo hiểm yêu cầu người khác bồi thường cho mình b. Công ty bảo hiểm được thay thế người được bảo hiểm yêu cầu người khác bồi thường cho mình c. Người được bảo hiểm thay thế công ty bảo hiểm bồi thường cho người thứ 3 d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 22: Thế quyền được áp dụng trong: a. Bảo hiểm tài sản b. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự c. Bảo hiểm con người d. Bảo hiểm tai nạn Câu 23: Tái bảo hiểm là: a. Công ty bảo hiểm giử lại toàn bộ rủi ro b. Công ty bảo hiểm chuyển đi tòan bộ rủi ro c. Công ty bảo hiểm yêu cầu các công ty bảo hiểm khác cùng đảm bảo rủi ro với mình d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 24: Nguy cơ là: a. Một sự việc tốt sắp xảy ra b. Một sự việc xấu không thể xảy ra c. Một sự việc xấu sắp xảy ra d. Một sự việc vừa tốt vừa xấu sắp xảy ra Câu 25: Hiểm họa là: a. Viết tắt của từ nguy hiểm và tai họa b. Một rủi ro cụ thể nào đó c. Một nhóm rủi ro không có liên quan nhau d. Một nhóm rủi ro xấu có thể xảy ra ? Câu 26: Bảo hiểm là: a. Báo cho biết có nguy hiểm xảy ra b. Đóng góp số đông vào bất hạnh số ít c. Hoán chuyển rủi ro d. Gia tăng khả năng rủi ro Câu 27: Hoán chuyển rủi ro bằng phương pháp “nghịch hành” là: a. Di chuyển ngược chiều nhau b. Tham gia vào 2 chiều song song c. Tham gia vào 2 chiều trái nhau của một sự việc d. Không cho rủi ro xảy ra Câu 28: Người được bảo hiểm là người: a. Ký kết hợp đồng bảo hiểm b. Được nhận số tiền bảo hiểm c. Bị rủi ro đe dọa? d. Người thứ 3 Câu 29: Bảo hiểm trùng là: a. Bảo hiểm nhiều lần ở một công ty bảo hiểm b. Bảo hiểm 1 lần ở nhiều công ty bảo hiểm c. Bảo hiểm nhiều lần ở nhiều công ty bảo hiểm d. Bảo hiểm 1 lần ở 1 công ty bảo hiểm Câu 30: Tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm là: a. Hợp đồng có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện b. Rủi ro không biết có xảy ra hay không c. Công ty bảo hiểm có trả tiền bảo hiểm hay không d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 31: Tính gia nhập (tính tán thành) của hợp đồng bảo hiểm là: a. Người tham gia bảo hiểm có quyền thay đổi phí bảo hiểm b. Hợp đồng bảo hiểm là do công ty soạn thảo sẳn và NĐBH chỉ cần ký tên vào. c. Người tham gia bảo hiểm được quyền chỉ định người thụ hưởng. d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 32: Nguyên tắc bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: a. Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo chi phí thực tế phát sinh. b. Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo qui định trước trên hợp đồng bảo hiểm c. Công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ bồi thường khi tổn thất xảy ra. d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 33: Nguyên tắc khoán trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: a. Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo chi phí thực tế phát sinh. b. Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo qui định trước trên hợp đồng bảo hiểm c. Công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ bồi thường khi tổn thất xảy ra. d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 34: Thời gian Bộ Tài chính xét cấp Giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm là: a. 90 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. b. 60 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. c. 30 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. d. Một số khác Câu 35: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là: a. Khả năng trả các khoản tiền vay của ngân hàng b. Khả năng chi trả cho những khiếu nại phát sinh từ những hợp đồng đã ký kết c. Khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước d. Khả năng chi trả cho các khoản vay của các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế Câu 36: Nguyên tắc nào được xem là quan trọng hàng đầu trong đầu tư quỹ bảo hiểm: a. Sinh lợi b. Thanh khoản c. An toàn d. Dài hạn Câu 37: Có số liệu về một nghiệp vụ trong năm như sau: Hợp đồng gốc STBH (M) Phí gốc (UM) Trị giá thiệt hại (M) 1 2 3 4 5 10 20 15 8 9 20.000 35.000 7.000 5.000 11.000 8 6 7 3 - Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng surplus, mức giử lại của từng hợp đồng gốc như sau: (M) (1): 2,5 (2): 1 (3): 0,8 (4): 4 (5): 2,5 Trách nhiệm nhà nhận tái là 5 lần mức giử lại. Tổng trách nhiệm (số tiền bồi thường theo trách nhiệm) của nhà nhận tái là (M): a. 2,5 b. 3,7 c. 4,125 d. Một số khác (cho kết quả) Câu 38: Với dữ kiện của câu 37, trường hợp mức giử lại của nhà bảo hiểm gốc cho tất cả rủi ro là 2M, trách nhiệm của người nhận tái là 5 lần mức giử lại, thì phí bảo hiểm mà người nhận tái được nhận là (UM): a. 100.000 b. 187.500 c. 237.800 d. Một số khác (cho kết quả) Câu 39: Đặc thù “Đảo ngược chu trình sản xuất” trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: a. Giá thành sản phẩm xác định trước, giá bán sản phẩm xác định sau b. Tổn thất được xác định trên cơ sở phí bảo hiểm đã thu c. Phí bảo hiểm được thu trước, chi bồi thường tổn thất sau d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 40: Lợi nhuận của Công ty bảo hiểm nhân thọ là: a. Chênh lệch dương giữa xác suất tử vong thực tế với xác suất tử vong tính phí b. Chênh lệch dương giữa lãi suất kỹ thuật khi tính phí với lãi suất đầu tư thực tế c. Chênh lệch âm giữa xác suất tử vong thực tế với xác suất tử vong khi tính phí d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 41: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau: Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong 30 31 32 33 97.935 - - - 90 95 105 121 34 35 36 37 - - - - 138 158 183 210 Hoàn thiện các số liệu còn thiếu trong bảng tử vong trên. Sau đó tính phí mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho các hợp đồng sau đây, cho biết thời hạn của hợp đồng là 5 năm bắt đầu từ năm 31 tuổi, lãi suất kỹ thuật là 5%/năm, trường hợp tử vong xảy ra vào cuối năm, số tiền bảo hiểm 100 triệu VNĐ (sử dụng cho các câu hỏi từ 42 đến 46) Câu 42: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng sinh kỳ, phí đóng duy nhất một lần a. 66,7 b. 53,2 c. 67,3 d. Một số khác (cho kết quả) Câu 43: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng sinh kỳ, phí đóng san bằng đều mỗi năm a. 6,5 b. 7,8 c. 5,3 d. Một số khác (cho kết quả) Câu 44: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng duy nhất một lần a. 0,95 b. 0,15 c. 0,125 d. Một số khác (cho kết quả) Câu 45: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng san bằng đều mỗi năm. a. 0,11 b. 0,12 c. 0,105 d. Một số khác (cho kết quả) Câu 46: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng tương ứng cho rủi ro mỗi năm Kết quả là: Câu 47: Quỹ dự phòng bồi thường cho những tổn thất chưa giải quyết của công ty bảo hiểm phi nhân thọ là quỹ: a. Dùng chi trả cho những rủi ro xảy ra trong năm trước nhưng bồi thường ở năm tài chính sau. b. Dùng chi trả cho những tổn thất xảy ra cho những hợp đồng ký kết trong năm tài chính sau. c. Dùng chi trả cho những hợp đồng ký ở năm trước nhưng rủi ro tổn thất xảy ra trong năm tài chính sau. d. Dùng chi trả cho những tổn thất sẽ xảy ra trong năm tài chính sau. Câu 48: Quỹ dự phòng phí cho trách nhiệm chưa hoàn thành của công ty bảo hiểm phi nhân thọ là quỹ: a. Dùng chi trả cho những rủi ro tổn thất xảy ra ở năm tài chính sau. b. Dùng chi trả cho những hợp đồng ký ở năm trước nhưng rủi ro tổn thất xảy ra trong năm tài chính sau. c. Dùng chi trả cho những rủi ro xảy ra năm trước nhưng bồi thường ở năm tài chính sau. d. Dùng chi trả cho những hợp đồng ký kết trong năm tài chính sau. Câu 49: Bảo hiểm An sinh giáo dục là loại hình bảo hiểm: a. Sinh kỳ b. Tử kỳ c. Hổn hợp d. Trọn đời Câu 50: Bảo hiểm niên kim nhân thọ là loại hình bảo hiểm: a. Sinh kỳ b. Tử kỳ c. Hổn hợp d. Trọn đời PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH BÀI 1: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau: Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong 30 31 32 33 34 35 97.931 97.847 97.762 97.673 97.578 97.477 84 85 89 95 101 107 36 37 38 39 40 41 97.370 97.255 97.131 96.997 96850 96.688 115 124 134 147 162 179 YÊU CẦU: Tính phí cho những hợp đồng sau đây biết rằng thời hạn của hợp đồng là 10 năm bắt đầu vào năm 30 tuổi, lãi suất kỹ thuật 4%/năm, tử vong xảy ra vào cuối năm, số tiền bảo hiểm 100 triệu VNĐ. 1. Hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất. 2. Hợp đồng sinh kỳ, phí san bằng. 3. Hợp đồng tử kỳ, phí duy nhất. 4. Hợp đồng tử kỳ, phí san bằng. 5. Hợp đồng tử kỳ, phí tương ứng cho rủi ro mỗi năm. 6. Vẽ đồ thị biểu diễn phí san bằng và phí tương ứng rủi ro mỗi năm cho hợp đồng tử kỳ. 7. Hợp đồng hổn hợp, phí duy nhất. 8. Hợp đồng hổn hợp, phí san bằng. 9. Hợp đồng hổn hợp, phí tương ứng cho rủi ro mỗi năm. BÀI 2: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau: Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong 40 41 42 43 96.850 - - - 95 105 120 140 44 45 46 47 - - - - 170 210 265 320 YÊU CẦU: Hoàn thiện số liệu còn thiếu trong bảng tử vong nói trên, sau đó tính phí cho những hợp đồng sau đây biết rằng thời hạn của hợp đồng là 6 năm bắt đầu vào năm 40 tuổi, lãi suất kỹ thuật 4.5%/năm, tử vong xảy ra vào giữa năm, số tiền bảo hiểm 150 triệu VNĐ. 1. Hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất. 2. Hợp đồng sinh kỳ, phí san bằng. 3. Hợp đồng tử kỳ, phí duy nhất. 4. Hợp đồng tử kỳ, phí san bằng. 5. Hợp đồng tử kỳ, phí tương ứng cho rủi ro mỗi năm. 6. Vẽ đồ thị biểu diễn phí san bằng và phí tương ứng rủi ro mỗi năm cho hợp đồng tử kỳ. BÀI 3: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau: Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong 40 41 42 43 97.831 - - - 90 100 115 135 44 45 46 47 - - - - 165 205 260 315 YÊU CẦU: Hoàn thiện số liệu còn thiếu trong bảng tử vong nói trên, sau đó tính phí cho những hợp đồng sau đây biết rằng thời hạn của hợp đồng là 6 năm bắt đầu vào năm 41 tuổi, lãi suất kỹ thuật 4%/năm, tử vong xảy ra vào 3/4 năm, số tiền bảo hiểm 150 triệu VNĐ. 1. Hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất. 2. Hợp đồng sinh kỳ, phí san bằng. 3. Hợp đồng tử kỳ, phí duy nhất. 4. Hợp đồng tử kỳ, phí san bằng. 5. Hợp đồng tử kỳ, phí tương ứng cho rủi ro mỗi năm. 6. Vẽ đồ thị biểu diễn phí san bằng và phí tương ứng rủi ro mỗi năm cho hợp đồng tử kỳ. BÀI 4: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau: Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong 40 41 42 43 97.550 - - - 92 102 117 137 44 45 46 47 - - - - 167 207 262 317 YÊU CẦU: Hoàn thiện số liệu còn thiếu trong bảng tử vong nói trên, sau đó tính phí cho những hợp đồng sau đây biết rằng thời hạn của hợp đồng là 6 năm bắt đầu vào năm 42 tuổi, lãi suất kỹ thuật 3.5%/năm, tử vong xảy ra vào 1/4 năm, số tiền bảo hiểm 150 triệu VNĐ. 1. Hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất. 2. Hợp đồng sinh kỳ, phí san bằng. 3. Hợp đồng tử kỳ, phí duy nhất. 4. Hợp đồng tử kỳ, phí san bằng. 5. Hợp đồng tử kỳ, phí tương ứng cho rủi ro mỗi năm. 6. Vẽ đồ thị biểu diễn phí san bằng và phí tương ứng rủi ro mỗi năm cho hợp đồng tử kỳ. BÀI 5: Có số liệu về thu nhập phí bảo hiểm gốc của một loại nghiệp vụ trong năm như sau: Thời hạn 1 năm 6 tháng 3 tháng 1 1.080.000 108.000 12.000 2 240.000 12.000 3.600 3 264.000 36.000 3.600 4 360.000 39.000 18.000 5 180.000 24.000 2.400 6 288.000 36.000 2.400 7 360.000 96.000 13.200 8 120.000 36.000 1.200 9 132.000 24.000 2.400 10 240.000 12.000 13.200 11 180.000 18.000 2.400 12 264.000 13.200 1.200 Tổng cộng 3.708.000 199.200 16.800 YÊU CẦU: 1. Tính dự phòng phí của nghiệp vụ trên theo phương pháp tỷ lệ. 2. Tính dự phòng phí theo phương pháp 1/24. 3. Tính dự phòng phí theo phương pháp 1/8. Cho biết: Nghiệp vụ bảo hiểm này có cơ cấu phí 25% - 75% Bài 5 bis: Vào thời điểm 31/12/2006 có số liệu về thu nhập phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản như sau: Thời hạn 3 năm 2 năm 1,5 năm 1 1.404.000 356.000 45.000 2 312.000 457.000 67.800 3 343.000 24.000 35.700 4 360.000 78.500 124.500 5 257.000 24.000 35.600 6 560.000 123.600 67.900 7 360.000 57.800 13.200 8 312.000 234.900 145.600 9 423.000 458.000 28.400 10 240.000 37.700 45.200 11 245.000 39.000 39.000 12 356.000 123.000 69.000 Theo thống kê, nghiệp vụ này có thống kê về cớ cấu phí bảo hiểm là 26% – 74%. Giả sử đây là những hợp đồng đựơc ký kết ngay trong năm 2006. Yêu cầu xác định dự phòng phí theo các phương pháp sau: 1. Phương pháp tỷ lệ. 2. Phương pháp 1/24 3. Phương pháp 1/8 4. Phương pháp 1/365. Cho biết 25% số hợp đồng đựơc ký kết vào ngày 5; 60% số hợp đồng được ký kết vào ngày 20 và 15% số hợp đồng đựơc ký kết vào ngày 27 mỗi tháng. 5. Xác định dự phòng phí vào cuối năm 2007 theo phương pháp 1/24 và 1/8. 6. Xác định dự phòng phí vào cuối năm 2008 theo phương pháp 1/365 BÀI 6: Một Công ty sản xuất bánh ngọt vào ngày 15/12/19xx có 30 cán bộ quản lý, 100 công nhân sản xuất và 200 nhân viên bán hàng. Trung bình mỗi năm có 3 dịp lễ nên nhu cầu về công nhân sản xuất và nhân viên bán hàng gia tăng 30% so với lúc bình thường trong thời gian 1 tháng, cụ thể như sau: - Lễ 1/1 tuyển dụng và làm việc từ 15/12 đến 15/1 - Lễ 30/4 tuyển dụng và làm việc từ 15/4 đến 15/5 - Lễ 2/9 tuyển dụng và làm việc từ 15/8 đến 15/9 Hết dịp lễ, công ty có xu hướng ký tiếp hợp đồng thử việc 3 tháng cho số nhân viên gia tăng khoảng 10%. Công việc căng thẳng nhưng bù lại họ được trả công xứng đáng và được công ty mua bảo hiểm tai nạn trong thời gian tuyển dụng. YÊU CẦU: 1. Xác định phí bảo hiểm tai nạn con người 24/24 mà Công ty phải đóng trong khoảng thời gian từ 15/12/19xx đến 15/12/19xx+1, cho biết cán bộ quản lý mua BHTNCN 24/24 với STBH 20 triệu VNĐ/người, công nhân sản xuất 15 triệu VNĐ/người, nhân viên bán hàng 10 triệu VNĐ/người. Giả sử số nhân viên của công ty tại thời điểm 15/12/19xx có hợp đồng lao động dài hạn. 2. Xác định trách nhiệm của Công ty bảo hiểm trong các tai nạn sau: 10/1/19xx+1 tại phân xưởng nướng bánh do sơ suất, 10 công nhân bị phỏng do hơi nóng phải điều trị 30 ngày mới bình phục. 25/4/19xx+1 có 2 nhân viên bán hàng chở nhau trên một xe bị tai nạn giao thông, một người bị gãy xương cánh tay, một người xác định chấn thương vùng đầu phải điều trị 3 tháng mới bình phục. Cho biết tỷ lệ trả tiền cho trường hợp gãy tay là 15% - 20%. BÀI 7: Vào ngày 1/1/2xx0 một công ty may gia công hàng xuất khẩu có 15 phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quản đốc và 50 công nhân, được tổ chức theo tổ sản xuất có 10 người. Ban giám đốc đã tham gia bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ nhân viên của mình, cụ thể như sau: - BGĐ: 3 người, tuổi từ 45-60, mua bảo hiểm TNCN 24/24 với STBH 20 triệu/người - Quản đốc và tổ trưởng: mua bảo hiểm TNCN 24/24 với STBH 15 triệu/người - Công nhân: mua bảo hiểm TNCN 24/24 với STBH 10 triệu/người - Ngoài ra, BGĐ và quản đốc được mua BHSMCN 5triệu/người. Quản đốc có tuổi từ 30-40. YÊU CẦU: 1. Xác định tổng phí bảo hiểm mà công ty phải đóng khi tham gia bảo hiểm với thời hạn 1 năm, biết rằng 20% số công nhân có hợp đồng lao động 3 tháng, 20% số công nhân có hợp đồng lao động 6 tháng, còn lại có hợp đồng lao động 1 năm. 2. Nếu công ty yêu cầu đóng phí làm 3 lần mỗi lần cách nhau 4 tháng thì số phí phải đóng mỗi lần là bao nhiêu? 3. Xác định trách nhiệm của nhà bảo hiểm trong các trường hợp sau: - 20/1/2xx0 một xe đưa rước công nhân của công ty bị tai nạn giao thông là 10 người bị thương tật, 2 người bị tử vong. Chi phí mai táng hết 30 triệu đồng/người. Chi phí điều trị vết thương hết 5 triệu đồng/người trong 30 ngày. - 30/6/2xx0 công nhân A bị tai nạn lao động làm gãy xương cánh tay phải điều trị hết 7 triệu. Cho biết tỷ lệ trả tiền cho gãy xương cánh tay là:15-20%. BÀI 8: Tổng số phí bảo hiểm tai nạn mà một doanh nghiệp phải đóng cho thời hạn bảo hiểm một năm là 28.000.000 đồng. YÊU CẦU: 1. Nếu doanh nghiệp yêu cầu đóng làm 3 lần, lần 1: 14 triệu; lần 2: 7 triệu; lần 3: 7 triệu. Xác định thời điểm đóng phí lần 2 và lần 3? 2. Nếu doanh nghiệp yêu cầu đóng phí làm 2 lần, lần 1 vào ngày 20/2 và lần 2 vào ngày 20/10. Xác định số phí phải đóng mỗi lần? BÀI 9: Có số liệu về số lượng lao động và tình hình tham gia bảo hiểm tai nạn con người 24/24 tại một doanh nghiệp vào đầu năm 2xx1 như sau: Đối tượng Số lượng STBH (triệu VNĐ) Loại hình bảo hiểm Ban giám đốc (tuổi từ 45-60) 3 30 5 - TNCN 24/24 - SMCN Cán bộ phòng ban Nhân viên văn phòng Công nhân SX 10 25 150 20 15 10 -TNCN 24/24 -TNCN 24/24 -TNCN 24/24 Trong số nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất vào đầu năm nay có khoảng 20% vừa ký hợp đồng thử việc 3 tháng, sau đó doanh nghiệp sẽ ký tiếp hợp đồng dài hạn cho số người này khoảng 80%. YÊU CẦU: 1. Xác định phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng một lần ngay từ đầu trong khoảng thời gian từ 1/1/2xx1 đến 31/12/2xx1? 2. Nếu doanh nghiệp yêu cầu đóng phí làm 3 lần mỗi lần cách nhau 4 tháng thì số phí phải đóng mỗi lần là bao nhiêu? BÀI 10: Công ty bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành, được xác định như sau: - Người nhượng giử lại 35% - Người nhận chịu trách nhiệm 65% Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm (STBH), phí và thiệt hại như sau: Hợp đồng gốc STBH (M) Phí gốc (UM) Thiệt hại (M) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10 8 7 4 1.7 0.9 0.85 0.6 0.4 0.3 15.000 12.000 10.500 6.000 2.550 1.350 1.275 900 600 450 8 - - 2.5 - - 0.85 0.5 - - YÊU CẦU: Phân chia STBH, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường theo từng hợp đồng gốc. BÀI 11: Công ty bảo hiểm Y trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư) được xác định như sau: Mức giử lại đối với: + A – Rủi ro thông thường: 1.000.000 UM + B – Rủi ro công nghiệp: 500.000 UM + C – Rủi ro thương nghiệp: 800.000 UM Trách nhiệm của người nhận tái: 15 lần mức giử lại Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường như sau: Số hợp đồng gốc Loại rủi ro STBH (M) Phí gốc (UM) Trị giá thiệt hại (M) 1 2 3 4 5 6 A C A B C B 16 10 0,8 18 4 7 16.000 30.000 800 90.000 12.000 35.000 5 8 0.6 13 - 2 YÊU CẦU: Phân chia số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường giữa người nhượng và người nhận tái. BÀI 12: Có số liệu về một nghiệp vụ trong năm như sau: 1. Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng surplus, mức giử lại của từng hợp đồng gốc như sau: (M); (1): 2,5 (2): 1 (3): 0,8 (4): 4 (5): 2,5 Trách nhiệm nhà nhận tái là 7 lần mức giử lại. Xác định tổng trách nhiệm (số tiền bồi thường theo trách nhiệm) của nhà nhận tái? 2. Trường hợp mức giử lại của nhà bảo hiểm gốc cho tất cả rủi ro là 2.5M, trách nhiệm của người nhận tái là 5 lần mức giử lại, thì phí bảo hiểm mà người nhận tái được nhận là bao nhiêu? BÀI 13: Có số liệu về các hợp đồng gốc của một nghiệp vụ tái như sau: Hợp đồng gốc STBH (M) Phí gốc (UM) Thiệt hại (M) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8 7 4 2.6 5 3 4.5 1.8 1.5 1.2 10.000 8.500 3.400 3.000 7.000 2.800 4.750 2.000 1.750 1.350 4 2 1 2.5 - - 1.5 0.5 0.8 0.3 YÊU CẦU: Phân chia số tiền bảo hiểm, phí và số tiền bồi thường trong các trường hợp: 1. Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng số thành với trách nhiệm của người nhận tái được xác định là 40% với mức khống chế về số tiền bảo hiểm là 2M. 2. Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng thặng dư với mức giử lại của người nhượng là 1.5M, trách nhiệm của người nhận tái là 4 lần mức giử lại. BÀI 14: Một kho hàng có các mặt hàng: cà phê trị giá 30.000; trà và coca trị giá 10.000 . Trong năm có các hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau: - Hợp đồng X đảm bảo cho cà phê với STBH: 20.000 - Hợp đồng Y đảm bảo cho cà phê, trà, coca với STBH: 30.000 Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng cà phê là 24.000 YÊU CẦU: Xác định trách nhiệm của các hợp đồng X, Y. Cho biết đơn vị tính là USD. BÀI 15: Một kho hàng có các mặt hàng: gia vị trị giá 50.000; hương liệu trị giá 10.000 và các mặt hàng khác trị giá 40.000 . Trong năm có các hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau: - Hợp đồng R đảm bảo cho gia vị với STBH: 30.000 - Hợp đồng S đảm bảo cho đường, gia vị và các mặt hàng khác với STBH: 60.000 - Hợp đồng T đảm bảo cho gia vị và hương liệu với STBH 15.000 YÊU CẦU: 1. Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng gia vị là 20.000. Xác định trách nhiệm của các hợp đồng R, S, T. Cho biết đơn vị tính là USD. 2. Nếu tổn thất xảy ra cho mặt hàng hương liệu là 10.000. Xác định trách nhiệm của các hợp đồng R, S, T. 3. Nếu tổn thất xảy ra cho mặt hàng hương liệu là 9.000. Xác định trách nhiệm của các hợp đồng R, S, T. BÀI 16: Một kho hàng có các mặt hàng:hàng A, trị giá: 200.000; hàng B trị giá: 100.000; hàng C trị giá: 110.000; hàng D trị giá: 90.000 và các mặt hàng khác trị giá: 200.000. Trong năm có các hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau: - Hợp đồng X đảm bảo cho hàng A và hàng B với STBH: 230.000 - Hợp đồng Y đảm bảo cho hàng B, hàng C và hàng D với STBH: 270.000 - Hợp đồng Z đảm bảo cho hàng E, hàng C và mặt hàng khác với STBH: 350.000 Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng B là 95.000 và C là 80.000 YÊU CẦU: Xác định trách nhiệm của các hợp đồng X, Y, Z. Cho biết đơn vị tính là USD. BÀI 17: Một kho hàng có các mặt hàng: hàng A, trị giá: 250.000; hàng B trị giá: 150.000; hàng C trị giá: 160.000; hàng D trị giá: 140.000, hàng E trị giá: 85.000 và các mặt hàng khác trị giá: 250.000. Trong năm có các hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau: - Hợp đồng X đảm bảo cho hàng A và hàng E với STBH: 234.500 - Hợp đồng Y đảm bảo cho hàng B, hàng C và hàng D với STBH: 360.000 - Hợp đồng Z đảm bảo cho hàng F, hàng C và mặt hàng khác với STBH: 828.000 Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng B là 145.000, hàng C là 130.000 và hàng E là 85.000. YÊU CẦU: Xác định trách nhiệm của các hợp đồng X, Y, Z. Cho biết đơn vị tính là USD. BÀI 18: Một con tàu trị giá 1.000.000 USD chở 700.000 USD hàng hóa, trên hành trình tàu gặp bão bị đánh dạt mắc cạn làm hư hỏng tàu ước tính chi phí sửa chữa 10.000 USD và hàng hóa đổ vỡ hư hại là 155.000 USD. Để thoát cạn, thuyền trưởng ra lệnh: - Vứt 100.000 USD hàng hóa để làm nhẹ tàu - Thúc máy vượt cạn làm hỏng một nồi hơi 60.000 USD - Lương phụ trội cho thủy thủ trong công tác cứu tàu 6.000 USD - Chi phí phân loại và đóng gói lại hàng hóa khi về đến bến là 5.000 USD. YÊU CẦU: Hãy phân biệt tổn thất chung và tổn thất riêng ? BÀI 19: 1. Tổn thất và chi tiêu của tàu (đơn vị USD): - Tiền sửa chữa máy tàu hỏng khi làm nổi tàu: 2.500 - Tiền dỡ hàng lưu kho xà lan và xếp trở lại số hàng đã dỡ xuống cho nhẹ tàu; 1.000 - Tiền cứu hộ trả cho tàu lai dắt làm nổi tàu: 11.500 - Giá trị đến bến ở trạng thái hỏng: 67.500 2. Tổn thất và chi tiêu của hàng: - Giá trị hàng ném xuống biển khi làm nổi tàu: 5.000 - Hàng hỏng khi phải dỡ hàng bắt buộc lưu kho và xếp trở lại: 1.000 - Giá trị đến bến ở trạng thái hỏng: 134.000. YÊU CẦU: Xác định và phân bổ TTC. BÀI 20: Một con tàu trị giá 1.100.000 USD, chở hàng hóa trị giá 1.000.000 USD, trên hành trình tàu gặp bão bị đánh dạt và mắc cạn làm hư hỏng về hàng là 63.000 USD, hư hỏng về tàu là 50.000 USD. Để làm nổi tàu thuyền trưởng ra lệnh: - Vứt một số hàng trên boong trị giá 150.000 USD, - Thúc máy làm hỏng một nồi hơi dự kiến phải sửa chữa 45.000 USD. - Chi phí ném hàng xuống biển là 3.700 USD. Khi về đến bến, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. YÊU CẦU: Xác định và phân bổ TTC. BÀI 21: Tàu Cửu Long chở hàng nhập khẩu cho Việt Nam bao gồm: - Hàng kính xây dựng trị giá 60.000 USD - Hàng bách hóa trị giá 40.000 USD Trên hành trình tàu gặp bão lớn thổi tàu trôi dạt và bị mắc cạn. Hư hại của tàu và hàng sau khi bị mắc cạn như sau: - Hư hại về tàu: 10.000 USD - Hư hại về hàng kính: 6.000 USD - Hư hại về hàng bách hóa: 4.000 USD Để làm nổi tàu, thuyền trưởng ra lệnh ném một số hàng kính xuống biển cho nhẹ tàu, đồng thời cho tàu thúc máy chạy với công suất tối đa làm một máy tàu bị hỏng. YÊU CẦU: Tính toán và phân bổ TTC biết rằng: - Hàng kính ném xuống biển trị giá 5.000 USD - Sửa chữa máy tàu hỏng: 5.000 USD - Giá trị tàu khi rời bến: 120.000 USD BÀI 22: Tàu mắc cạn, đá ngầm làm thủng vỏ tàu, nước vô hầm số 1, làm hư hại hàng hóa trong hầm này. Để cứu vãn tàu và hàng, thuyền trưởng đã quyết định: - Tạm thời bít lổ thủng trên tàu, - Vứt bỏ một số hàng hóa trên sàn tàu để làm nhẹ tàu, - Gia tăng sức máy quá sức để ra khỏi nơi cạn và mau về đến bến làm trục cơ bị gãy. Thuyền trưởng tuyên bố TTC. Tính toán và phân bổ TTC biết rằng: - Trị giá bảo hiểm của tàu: 4.000.000 USD - Trị giá hàng: + Lô A chứa trong hầm hàng số 1: 100.000 USD. + Lô B trị giá: 250.000 USD + Lô C trị giá: 60.000 USD + Lô D trị giá: 70.000 USD + Lô E trị giá: 50.000 USD, là hàng trên sàn tàu bị ném xuống biển. - Phí tổn sửa chữa vỏ tàu thủng: 10.000 USD. - Phí tổn sửa chữa và thay thế trục cơ bị gãy: 25.000 USD - Cước phí 30.000 USD, trong đó cước phí hàng bị vứt: 4.000 USD - Lương phụ trội cho thủy thủ trong công tác cứu tàu: 10.000 USD. BÀI 23: Một công ty thương mại mua 10.000 tấn bột mì (200.000 bao) vận chuyển từ Pháp về, mua bảo hiểm theo điều kiện B + rủi ro chiến tranh có STBH 1.600.000 USD. Trên hành trình tàu gặp thời tiết xấu phải ghé vào cảng gần nhất, sau 5 ngày tàu tiếp tục hành trình và về đến Cảng Sài Gòn. Khi dỡ hàng giám định viên thấy hư hỏng mất mát như sau: - 8.500 bao bị ướt nước biển, trong đó 7.200 bao bị mốc đen và 1.300 bao giảm giá trị 50%. - Bao bì bị rách vỡ 1.800 bao, quét hốt còn được 25 tấn có lẫn tạp chất giảm giá trị 30%. - Công quét hốt 2.400 USD, phí giám định hàng bị ướt nước biển 3.000 USD. YÊU CẦU: Xác định tổn thất và trách nhiệm của bảo hiểm hàng hóa. BÀI 24: Một chủ hàng Việt Nam mua 1.000 tấn nhựa PVC trị giá 2.000.000 USD, hợp đồng chuyên chở từ Hàn Quốc về Hải Phòng, chủ hàng tham gia bảo hiểm theo điều kiện B với STBH 2.100.000 USD. Trên hành trình tàu gặp bão phải ghé vào một cảng lánh nạn, sau 5 ngày tàu tiếp tục hành trình và về đến Hải Phòng an toàn. Quá trình bốc dở hàng thấy có hư hỏng mất mát, căn cứ biên bản giám định và các tài liệu liên quan, chủ hàng yêu cầu bồi thường 250.000 USD và 3.000.000 đồng. Hồ sơ đòi bồi thường có: - 2.000 bao (mỗi bao 25 kg) bị ngấm nước hỏng hoàn toàn - 2.000 bao bị rách vỡ, trọng lượng quét hốt được 30 tấn lẫn tạp chất giảm giá trị 30%. - Vận tải đơn ghi chú: Bao bì mục, một số bao có hiện tượng rách. YÊU CẦU: Xác định số tiền bồi thường của Bảo Việt biết 3.000.000 đồng là chi phí giám định. BÀI 25: Tàu Hồng Hải chở hàng nhập khẩu cho Việt Nam từ Australia về cảng Sài Gòn. Trên đường gặp bão và bị mắc cạn làm hỏng máy tàu . Thuyền trưởng đánh tín hiệu cấp cứu nhờ một tàu cứu hộ kéo vào cảng gần đó để sửa chữa. Sau một tuần tàu tiếp tục hành trình. Khi về gần đến cảng Sài Gòn, tàu va phải đá ngầm làm thủng vỏ tàu. Để ngăn nước bớt tràn vào, thuyền trưởng ra lệnh sử dụng một số hàng hóa (vải) bịt tạm lổ thủng, đồng thời thúc máy hết công suất vượt cạn và về đến bến an toàn. · Tình hình tàu: - Giá trị tàu ở cảng đến trong trạng thái hỏng: 1.295.000 - Chi phí sửa chữa máy tàu: 1.000 - Giá trị tàu khi rời bến:1.311.000 - Chi phí cứu nạn:3.720 - Chi phí sửa chữa nồi hơi do thúc máy hết công suất: 5.000 - Chi phí sửa chữa vỏ tàu: ? · Tình hình hàng: - Vải: 200 kiện trị giá 500.000 USD, trong đó: 100 kiện bịt lổ thủng hư hại hoàn toàn, 20 kiện ngấm nước biển giảm giá trị 50%. - Đường: 50 tấn trị giá 50.000 USD, tham gia với STBH 30.000 USD trong đó 10 tấn bị ngấm nước giảm giá trị 60%. Cả 2 lô hàng tham gia bảo hiểm theo điều kiện B tại Bảo Việt Sài gòn. YÊU CẦU: 1. Thế nào là TTC trong bảo hiểm hàng hải? Các nguyên tắc xác định TTC. 2. Xác định chi phí sửa chửa vỏ tàu. 3. Tính toán và phân bổ TTC trong trường hợp trên. Xác định trách nhiệm của bảo hiểm hàng hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctn_nlthbh_2112.doc
Tài liệu liên quan