Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư?

Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư?Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư? Chứng khoán sẽ trở nên đại chúng hơn, mở rộng hơn. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng có khả năng phát triển mạnh hơn. Nhà đầu tư vừa tiếp cận sản phẩm bảo hiểm nhưng cũng có cơ hội để tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây là những lợi ích từ một dòng sản phẩm mới. Theo kế hoạch, trong tháng 9 này Bộ Tài chính sẽ cơ bản xây dựng xong dự thảo cơ chế pháp lý đối với một sản phẩm mới: bảo hiểm liên kết đầu tư. Dự kiến Bộ sẽ cho phép 2 nhà bảo hiểm nước ngoài là Prudential và Manulife triển khai thí điểm sản phẩm này. Trong khi đó, Tập đoàn Bảo Việt, trực tiếp là Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) cũng đang xúc tiến xây dựng mô hình sản phẩm này để sẵn sàng nhập cuộc khi thuận lợi. Thời điểm đã đến? Bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có khả năng thỏa mãn hai nhu cầu của khách hàng là được bảo vệ và tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Phí bảo hiểm đóng sẽ được dùng để mua hợp đồng bảo hiểm và để tham gia đầu tư trong các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Hiện có 2 loại cơ bản là loại đóng phí một lần và loại đóng phí định kỳ. Đến thời điểm này, bảo hiểm liên kết đầu tư đã có mặt trên thị trường thế giới khoảng 40 năm; tại châu Á là từ khoảng những năm đầu thập kỷ 90. Tại Việt Nam, cuối năm 2006 đầu năm 2007, thị trường chứng khoán phát triển vượt bậc và ngày càng trở nên đại chúng hơn, vấn đề thiết kế và cho phép triển khai sản phẩm này được đặt ra. Thậm chí Bảo Việt đã từng đặt vấn đề sớm hơn, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã có kiến nghị từ khá sớm. Và nay, khi thị trường chứng khoán đã xác định được tầm, đã đi vào hoạt động tương đối ổn định và thu hút sự quan tâm của công chúng đầu tư, bảo hiểm nhân thọ cũng đã thu hút hàng triệu khách hàng tham gia, Bộ Tài chính quyết định đưa sản phẩm trên vào danh mục xem xét triển khai.

pdf24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường chứng khoán Việt Nam? Tôi cho rằng còn quá sớm để nói về những rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì thị trường mới hoạt động trong thời gian ngắn, chưa bộc lộ hết những khả năng rủi ro có thể xẩy ra. Tôi tin rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ giống như nhiều thị trường khác trên thế giới và có thể gặp những rủi ro giống như đã từng xẩy ra ở những thị trường đi trước. Tại Việt Nam, Công ty đã đưa sản phẩm bảo hiểm này đến với những đối tác nào? Qua quá trình hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy đã có nhu cầu thật sự ở các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư. Hầu hết các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam như VinaCapital, Dragon Capital, Mekong Capital, Indochina Capital… đều đã sử dụng loại hình bảo hiểm này. Sắp tới, chúng tôi sẽ liên hệ với các công ty môi giới chứng khoán để mở rộng sản phẩm này. Hiện chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện hợp đồng với Công ty Chứng khoán Đại Việt. Sắp tới, chúng tôi sẽ liên hệ với các công ty môi giới chứng khoán để mở rộng sản phẩm này. Hiện chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện hợp đồng với Công ty Chứng khoán Đại Việt. ( guồn: N VnEconomy, IIC cập nhật 21/3/2007) "Thời điểm hợp lý để mua bảo hiểm rủi ro tài chính” Bảo hiểm BBB, bảo hiểm trách nhiệm IPO (chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng)... là những loại hình bảo hiểm chuyên biệt cho hoạt động nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính – ngân hàng – chứng khoán rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình thâm nhập. Liệu việc tham gia mua bảo hiểm vào lúc này có là muộn không đối với các tổ chức tài chính ngân hàng của Việt Nam? VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Đào Nam Hải – Phó tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm PJICO về vấn đề này. Ông có thể giới thiệu sơ bộ về những bảo hiểm chuyên biệt này? Bảo hiểm trách nhiệm IPO sẽ bảo hiểm cho tổ chức phát hành cổ phiếu. Bảo hiểm này cũng mở rộng bảo hiểm cho các khiếu nại không chỉ trên cơ sở Bản cáo bạch mà còn trên những bàn bạc hoặc thương thảo trong quá trình chào bán. Bảo hiểm BBB (bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính) cung cấp bảo vệ cho những thiệt hại về tiền mặt, các công cụ có giá trị thanh tóan và các tài sản khác xảy ra do hành vi phạm tội như trộm cắp (do nhân viên hoặc người ngoài gây ra) và cướp. Theo ông, thời điểm này có là quá muộn khi các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam quan tâm đến các sản phẩm này không? Trên thế giới, những sản phẩm bảo hiểm này đã có từ những năm 1940 và phát triển ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ. Trong mười năm gần đây, loại hình bảo hiểm này phát triển mạnh mẽ ở châu Á. Loại hình bảo hiểm này bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực đầu tiên và cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của quá trình hội nhập. Tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước đều đang và sẽ cổ phần hoá, thực hiện IPO trong thời gian tới nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh và tái cấu trúc theo mô hình quản trị hiện đại, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang nỗ lực phát triển theo hướng chuyên nghiệp, theo đó mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro tiêu chuẩn để đáp ứng chuẩn mực Basel II. Tôi cho rằng đây là thời điểm hợp lý để các ngân hàng và tổ chức tài chính xem xét mua các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt như là một công cụ hữu hiệu, tiết kiệm để quản lý rủi ro, gia tăng khả năng dự phòng đối với những rủi ro nhiều khi không lường trước được về mặt phạm vi ảnh hưởng và số tiền tổn thất. Mức phí bảo hiểm trọn gói tài chính (BBB-Banker Blanket Bond) đối với các ngân hàng Việt Nam dự kiến là bao nhiêu? Đây là loại hình sản phẩm phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ hoạt động của từng ngân hàng. Chính vì vậy mà mức phí bảo hiểm chỉ có thể xác định trong từng trường hợp cụ thể. Tuỳ vào tính chuyên nghiệp, quy trình quản lý, vốn, trình độ ban lãnh đạo ngân hàng, số lượng chi nhánh.. mà mức phí có thể dao động từ 200.000 USD đến 1.500.000 USD. Ý nghĩa của việc mua bảo hiểm BBB chủ yếu là đề phòng việc mất mát tài sản quan trọng nhất của ngân hàng, đó là tiền và các giấy tờ, tài sản có giá khác mà các đơn bảo hiểm tài sản thông thường không bảo hiểm, ví dụ: nhân viên biển thủ, nhân viên gian lận giấy tờ, xâm nhập hệ thống mạng để thực hiện các giao dịch trái pháp luật, tiền giả, chứng khoán giả, giấy tờ có giá giả như lệnh chuyển tiền giả, uỷ nhiệm chi giả, L/C giả... Trong bối cảnh có nhiều ngân hàng tổ chức tài chính thực hiện cổ phần hóa và tiến hành IPO, việc tham gia mua bảo hiểm trách nhiệm IPO của các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ có ý nghĩa như thế nào? Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm IPO sẽ bảo hiểm những gì? Loại hình bảo hiểm IPO là loại hình bảo hiểm hoàn toàn mới tại Việt Nam vì chúng ta mới thực hiện cổ phần hoá và chào bán ra công chúng trên diện rộng trong hai năm gần đây. Việc tham gia loại hình bảo hiểm IPO sẽ đảm bảo cho công ty chào bán IPO về trách nhiệm của họ đối với những thông tin và dự đoán của họ đưa ra trong bản cáo bạch. Nếu những sai sót không đáng có do sơ suất của nhân viên, công ty tư vấn luật, hoặc công ty tư vấn phát hành, mà gây tổn thất về tài chính (mất tiền chẳng hạn) cho bất kỳ bên thứ ba nào như cổ đông, công ty đầu tư, hợp đồng bảo hiểm sẽ thay mặt công ty chào bán IPO bồi thường cho những thiệt hại tài chính của bên thứ ba đó. Chúng ta đều biết đối với Việt Nam, hoạt động này còn rất mới, các công ty tư vấn phát hành, công ty tư vấn luật, công ty bảo lãnh phát hành... đều đang từng bước kiện toàn dịch vụ của họ. Kinh nghiệm của các công ty phát hành IPO còn chưa nhiều, bên cạnh đó, các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia vào thị trường ngày càng nhiều. Các công ty tư vấn phát hành, tư vấn luật, đều có thể là người được bảo hiểm cùng với công ty phát hành cổ phiếu. Chi phí mua bảo hiểm IPO theo tập quán nước ngoài được trích từ phần thặng dư vốn thu được sau khi phát hành. Ng uồn: VnEconomy Bảo hiểm trách nhiệm cho giám đốc Loại hình bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý (Directors & Officers Liability Insurance - gọi tắt là D&O) là một khái niệm khá mới với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh, loại hình bảo hiểm này được coi là một trong những công cụ bảo vệ hữu hiệu đối với những rủi ro về trách nhiệm cá nhân với những người đang nắm giữ vai trò quản lý doanh nghiệp. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi giữa VnEconomy với bà Vũ My Lan, Tổng giám đốc Công ty Môi giới bảo hiểm Aon Việt Nam, về vấn đề này. Bà có tin rằng việc bán bảo hiểm D&O cho các giám đốc doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong lúc này tại Việt Nam? Trước đây, đa phần các nhà quản lý doanh nghiệp đều cho rằng rất hiếm khi họ phải đối mặt với những rủi ro về việc phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những lỗi trong quản lý, trường hợp mắc lỗi nặng nhất cũng chỉ có thể bị kỷ luật và buộc phải thôi việc. Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005, lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trách nhiệm cá nhân của giám đốc/nhà quản lý doanh nghiệp đã được quy định rõ và áp dụng từ ngày 1/7/2006. Bên cạnh đó, với việc ngày càng nhiều các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, công việc của các giám đốc doanh nghiệp đang càng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông. Như vậy, các cổ đông cũng như các bên thứ ba khác như chủ nợ, nhân viên của doanh nghiệp sẽ khó chấp nhận những tổn thất do lỗi quản lý của giám đốc - nhà điều hành doanh nghiệp gây nên mà không khiếu kiện. Và khác với trước đây, việc các giám đốc bị kiện và phải bồi thường thiệt hại bằng chính tài sản cá nhân của mình đối với những lỗi trong quản lý đã không còn xa lạ trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, các công ty, các giám đốc ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo vệ rủi ro trách nhiệm cá nhân của mình bằng việc mua bảo hiểm D&O. Những trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp nào sẽ được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm D&O, thưa bà? Bảo hiểm trách nhiệm D&O là loại hình bảo hiểm được tạo lập ra để bảo vệ trách nhiệm cá nhân của các nhà quản lý doanh nghiệp trước các khiếu kiện phát sinh do hậu quả của những quyết định sai của họ gây nên thiệt hại về mặt tài chính cho bên thứ 3 là chủ nợ, cổ đông hoặc nhân viên làm việc trong công ty... Chẳng hạn như, các cổ đông có thể khiếu kiện về những vấn đề liên quan đến việc mua bán sáp nhập công ty, đến khai báo tài chính của doanh nghiệp. Khách hàng có thể khiếu kiện liên quan đến các vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Nhân viên có thể khiếu kiện liên quan đến vấn đề sa thải lao động... Nhưng cần lưu ý rằng, D&O chỉ bảo hiểm cho những hành động sai không cố ý. Còn những hành động sai do cố ý sẽ không được bảo hiểm, chẳng hạn như khi thực hiện những hành động này, giám đốc doanh nghiệp đã biết trước rằng sẽ gây thiệt hại về tài chính cho bên thứ 3. Vậy mức trách nhiệm bảo hiểm D&O cũng như những yếu tố cần phải xem xét khi tham gia bảo hiểm này là gì, thưa bà? Nhìn chung, bảo hiểm D&O không phải là loại hình bảo hiểm có thể mua như một loại hàng “may sẵn”. Nó được thiết kế cho phù hợp với đặc thù rủi ro của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có được một hợp đồng bảo hiểm D&O thực sự hiệu quả có thể bao quát được hết những rủi ro cho người được bảo hiểm sẽ phải cần sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn bảo hiểm chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hợp đồng bảo hiểm D&O được thiết kế dựa trên những thông tin như: qui định luật pháp của nước mà doanh nghiệp đang hoạt động, mô hình tổ chức của doanh nghiệp ra sao, doanh nghiệp hoạt động được bao lâu, đã hoặc đang có dự kiến mua bán sát nhập không, doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không, doanh nghiệp có bao nhiêu cổ đông và tỷ lệ sở hữu mà các cổ đông nắm giữ là bao nhiêu, doanh nghiệp có tài sản tại nước ngoài và niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài không kinh nghiệm của các giám đốc như thế nào... Qua việc triển khai thu xếp đơn bảo hiểm D&O cho một số khách hàng Việt Nam, bà thấy cần phải rút kinh nghiệm điều gì? Trên thế giới, bảo hiểm D&O đã là một loại hình phổ biến đối với tất cả các giám đốc điều hành tại các công ty, tập đoàn vì loại hình bảo hiểm này gắn liền với quyền lợi của họ. Ngoài chức năng là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm, giúp cho các nhà quản lý tránh được những rủi ro trong quá trình điều hành, bảo hiểm D&O sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín, tạo lòng tin cho các cổ đông. Khi tham gia bảo hiểm, cũng có nghĩa là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó sẽ được bảo vệ, tránh khỏi những rủi ro, từ đó họ sẽ yên tâm hơn để điều hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Bảo hiểm - Bảo lãnh Hàn Quốc vào Việt Nam Ngày 11/10, Công ty Bảo hiểm - Bảo lãnh Seoul (SGIC) chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội. Nhân dịp này, VnEconomy có cuộc phỏng vấn ông Lee Chang Hoon, Trưởng Văn phòng đại diện của SGIC. Xin ông giới thiệu vài nét chính về SGIC? SGIC là công ty bảo hiểm chuyên về bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng của Hàn Quốc với 99,2% cổ phần thuộc về tổ chức chính phủ mang tên Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc. Thành lập từ tháng 2/1969, ước tính đến năm 2006, công ty đã đạt số tiền bảo lãnh 149 tỷ USD và doanh thu 1.079 tỷ USD tiền bảo hiểm; xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng đánh giá do Hiệp hội Bảo hiểm bảo lãnh và Tín dụng Quốc tế FITCH công nhận. Nhằm tăng cường nghiệp vụ quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, SGIC chủ trương không ngừng nâng cao và đa dạng các kênh giao dịch, mở rộng hạng mục sản phẩm thông qua phát triển sản phẩm mới, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tổng hợp điện toán, đánh giá tín dụng và bồi dưỡng năng lực vận hành tài sản. SGIC đã thành lập công ty thành viên SGCIC chuyên về thông tin tín dụng, thu thập các loại hình trái phiếu, bảo lãnh đa dạng hóa nghiệp vụ tài chính, Công ty Quản lý tài sản (AMC), đầu tư vào Công ty Cổ phần Tín dụng tư nhân Hàn Quốc (KCB)... để từng bước trở thành công ty chuyên môn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bảo lãnh tổng hợp. Bảo hiểm bảo lãnh là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Ông có thể cho biết tầm quan trọng của lĩnh vực này thông qua những hoạt động cụ thể của SGIC tại Hàn Quốc? Hiện tại, theo chúng tôi biết, ở Việt Nam vẫn mới chỉ sử dụng hình thức bảo lãnh qua ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Công ty bảo hiểm bảo lãnh chúng tôi hoạt động và kinh doanh với mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân không đủ năng lực thế chấp. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang được coi là thị trường rất giàu tiềm năng đối với các công ty bảo hiểm bảo lãnh mà cụ thể trong lĩnh vực như xây dựng, đóng tàu... với các loại hình bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành... Sau lễ khai trương, SGIC sẽ triển khai ngay kế hoạch hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam, thưa ông? Chúng tôi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, ngoài mục đích để chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy trong những năm qua, thì còn nhằm thành lập một công ty liên doanh với một tổ chức (công ty) tài chính Việt Nam, hoặc thành lập chi nhánh tại đây. Ngoài hội thảo về bảo hiểm bảo lãnh tổ chức năm 2006 tại Hàn Quốc với khách mời là các cán bộ tài chính của Bộ Tài chính, Bảo Việt Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước..., chúng tôi còn có kế hoạch tổ chức hội thảo hàng năm tại Hàn Quốc để đào tạo cơ bản cho các cán bộ cơ quan, công ty của Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh. Chúng tôi cũng đang tích cực hợp tác với Bộ Tài chính và Bảo Việt Việt Nam để có thể tiếp cận được thị trường bảo hiểm Việt Nam một cách có hiệu quả nhất. Ng uồn: VnEconomy [11-10-2007] ABBANK cùng Prévoir cho vay mua nhà có bảo hiểm Khi có rủi ro, khách vay vốn mua nhà, đất tại Ngân hàng An Bình (ABBANK) sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán khoản nợ còn lại. Đây là sản phẩm tích hợp từ sự liên kết giữa ABBANK với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prévoir (Pháp); trên cơ sở sản phẩm YOUhouse – Cho vay trả góp mua nhà, đất 20 năm của ABBANK đã triển khai trong 7 tháng qua. Cụ thể, ngoài thời hạn vay có thể lên đến 20 năm, thời gian ân hạn trả nợ gốc, lãi suất…, khách hàng vay vốn sẽ có thêm bảo hiểm nhân thọ, không phải đóng phí. Khi có rủi ro, công ty bảo hiểm (Prévoir) sẽ thanh toán khoản nợ còn lại của khách hàng. Cùng với sự tích hợp trên, ABBANK quyết định nâng thêm thời gian trả nợ cho khách hàng ở sản phẩm này lên đến 30 năm – thời gian trả nợ dài nhất trên thị trường hiện nay. Ông Đàm Thế Thái, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân ABBANK, cho biết đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm này là các cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân hiện đang sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Độ tuổi của khách hàng là từ 20 đến 45 tuổi. Hiện YOUhousePlus đang áp dụng mức cho vay tối đa là 90% tổng nhu cầu vốn và 80% tổng giá trị của tài sản đảm bảo. Khách hàng sẽ trả lãi hàng tháng, nợ gốc được lựa chọn theo các khả năng thực tế. Ngu ồn: VnEconomy [15-9-2007] Tặng thẻ bảo hiểm PJICO cho khách gửi tiền Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) vừa thông báo chương trình đổi hoặc cấp thẻ bảo hiểm mới có mệnh giá 10 triệu đồng cho tất cả các khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại SeABank HCM, 28A Lê Lợi, Quận 1, Tp.HCM. Theo đó, đối tượng được đổi thẻ bảo hiểm con người là các khách hàng đã có thẻ bảo hiểm do SeABank HCM cấp tháng 10/2005 và hiện tại số dư tiết kiệm còn lại tại SeABank HCM trên 20 triệu đồng. Riêng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm mới là các khách hàng đến gửi tiền tại SeABank HCM từ ngày 10/10 đến 30/10/2006 với số tiền gửi từ 30 triệu đồng trở lên và kỳ hạn 03 tháng. Đây là lần thứ 2 SeABank HCM tổ chức chương trình liên kết này với Công ty bảo hiểm Pijco Bến Thành nhằm bảo vệ toàn diện về rủi ro tai nạn cho khách hàng gửi tiền, đặc biệt các khách hàng là người cao tuổi và người phụ nữ. Khách hàng sẽ được bảo hiểm về tai nạn con người trong suốt 01 năm kể từ ngày được cấp thẻ. Hiện SeABank đang là một trong những ngân hàng có lãi suất tiết kiệm hấp dẫn trên thị trường. Cụ thể lãi suất VND kỳ hạn 12 tháng của SeABank hiện lên tới 9,36%/năm; 9 tháng là 9,12%; 6 tháng: 8,88%, 3 tháng: 8,52%. Lãi suất USD kỳ hạn 12 tháng là 5,20%/năm; 9 tháng là 5,00%; 6 tháng: 4,90%, 3 tháng: 4,60%. (Nguồn: VnEconomy, IIC cập nhật (10/10/2006) Bảo hiểm đôi chân cầu thủ: Dễ hay khó? Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cầu thủ bị đột quỵ khi đang thi đấu khiến giới bóng đá hết sức lo ngại. Với bóng đá Việt Nam, bảo vệ cầu thủ không chỉ là trách nhiệm của CLB mà còn là nghĩa vụ của VFF. Bảo hiểm đôi chân cầu thủ: CLB đi trước Một trong những nét mới ở V-League năm nay là việc có tới hai CLB đã mua bảo hiểm cho những cầu thủ của mình: ĐPM.Nam Định và ĐT.LA. Thực ra việc mua bảo hiểm tai nạn cho các cầu thủ không dễ vì bóng đá là môn thể thao rất dễ gây ra chấn thương nên khi đặt vấn đề, các công ty bảo hiểm luôn ngại rủi ro và… thoái thác. Các CLB như ĐPM.Nam Định, ĐT.LA chỉ có thể mua được bảo hiểm này do họ được chính các nhà tài trợ đội bóng xúc tác. Đầu năm 2007, Cty Bảo hiểm Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với ĐPM.Nam Định. Theo đó trong vòng ba năm, 87 HLV, VĐV, trong đó có 37 người thuộc đội chuyên nghiệp, 25 người thuộc đội U21 và 25 người thuộc đội U19 sẽ được bảo hiểm tai nạn (cả trong và ngoài sân cỏ) với mức tiền cao nhất là 50 triệu đồng. Theo lãnh đạo đội bóng này, “hợp đồng này có giá trị rất lớn về mặt tinh thần đối với HLV và các cầu thủ, thể hiện sự quan tâm của CLB đối với những người đóng góp công sức và sự nghiệp phát triển của bóng đá Nam Định nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung”. Trong khi đó, ĐT.LA cũng có một hợp đồng bảo hiểm cho đôi chân cầu thủ ngay từ mùa giải này với nhà tài trợ chính cho đội bóng là Cty Bảo hiểm Viễn đông (VASS). Phía ĐT.LA cho biết: “Số tiền bảo hiểm sẽ không nhỏ, nhất là với những trụ cột của đội bóng. Tuy không đạt hàng triệu USD như các ngôi sao thế giới nếu có rủi ro trên sân cỏ thì các cầu thủ khi giải nghệ cũng có một số vốn tương đối khá”. Chính những hợp đồng này đã giúp Văn Biển (ĐPM.Nam Định), Minh Phương (ĐT.LA) được chữa trị chấn thương một cách kịp thời mà không ảnh hưởng tới ngân sách đội bóng. Đặc biệt, với số tiền bảo hiểm, Minh Phương đã được chữa trị một cách kịp thời và hiệu quả căn bệnh viêm mao mạch dị ứng tại những bệnh viện tốt nhất ở Singapore. Những cố gắng của ĐPM.Nam Định và ĐT.LA trong việc bảo vệ cho đôi chân, tính mạng của các cầu thủ được coi là bước đột phá của bóng đá Việt Nam. Tuy vậy, còn rất nhiều CLB khác ở V-League và hạng Nhất vẫn đang trăn trở chưa thể tiếp cận được loại hình dịch vụ này. Vai trò của VFF Gần đây dư luận đã lên tiếng về một vấn đề đó là tình trạng quá tải của các cầu thủ trụ cột đội tuyển như Công Vinh, Thanh Bình, Vũ Phong... Theo bác sỹ Lê Quý Phượng - Giám đốc Bệnh viện Thể thao: “Khi phải thi đấu quá tải, các cầu thủ rất dễ chấn thương, điều này không tránh khỏi”. Trong quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup, HLV A.Riedl tính đến những phương án gọi những cựu binh vừa mới lành chấn thương như Huy Hoàng, Bảo Khanh. Lãnh đội của các cầu thủ này có lý khi tỏ ra lo ngại trước khả năng tái phát chấn thương của những cầu thủ trụ cột CLB. Trong khi đó, khi có trường hợp bị chấn thương thì VFF cũng chỉ hỗ trợ một phần cho các chi phí phẫu thuật. Điều mà các lãnh đội muốn, không phải là tiền mà chính là làm sao VFF xây dựng được kế hoạch, đảm bảo cho sức khỏe cầu thủ, tránh các chấn thương do vận động quá tải. Nguồn: Tiền Phong Bảo hiểm cho cầu thủ không chỉ tính bằng tiền mà còn tính bằng việc phải lên những kế hoạch khoa học, phải xác định những mục tiêu của từng giải đấu, từng trận đấu để gọi cầu thủ. Về lâu dài, VFF cũng cần phải tìm cách mua bảo hiểm cho các tuyển thủ. Bảo hiểm tiền trước rủi ro bị cướp Sau vụ cướp tiền táo tợn tại Tp.HCM mới đây, bảo hiềm tiền cho các ngân hàng đang trở thành một vấn đề thời sự. Phóng viên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Đào Nam Hải, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Pjico xung quanh chủ đề này. Từ góc độ của một nhà bảo hiểm, ông đánh giá thế nào về vụ cướp tiền trong khi vận chuyển ở Ngân hàng BIDV vừa diễn ra? Mặc dù đây là lần đầu tiên xảy ra một vụ cướp ngân hàng tại Việt Nam, nhưng trên thế giới thì đây không phải là hiện tượng xa lạ. Với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ và cùng với nó là các hoạt động tội phạm ngày càng gia tăng, tinh vi, phức tạp như hiện nay thì hiện tượng trộm, cướp ngân hàng sẽ là một rủi ro hiện hữu đối với tất cả các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam. Như báo chí đã đưa tin trong mấy ngày qua thì dường như các nhà quản lý, lãnh đạo các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến các biện pháp an ninh như mua xe chuyên dụng, thuê các công ty vệ sỹ hoặc công an áp tải, bảo vệ tại kho, két hoặc các quầy giao dịch. Trong khi đó, xét trên phương diện “quản lý rủi ro toàn diện” thì điều đó còn chưa đủ. Các ngân hàng nên và cần có thêm một biện pháp bảo vệ an toàn nữa về mặt tài chính, đó là mua “bảo hiểm tiền” cho toàn bộ số tiền trong quá trình vận chuyển, lưu giữ tại kho, két, quầy giao dịch... “Bảo hiểm tiền” vận chuyển và tại két là một sản phẩm không phải là mới và ở Việt Nam hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều đã có sản phẩm này, nhưng tại sao số lượng các ngân hàng thương mại tham gia sản phẩm bảo hiểm này còn ít đến như vậy? Nguyên nhân thì nhiều, trong đó có nguyên nhân từ phía các công ty bảo hiểm là chưa thực sự làm tốt việc tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm và thuyết phục các ngân hàng tham gia. Nhưng có một nguyên nhân chủ quan quan trọng, đó là hầu hết mọi người, kể cả các nhà quản lý, lãnh đạo các ngân hàng thương mại còn có quan điểm cho rằng an ninh trật tự tại Việt Nam là rất tốt, các băng nhóm tội phạm chỉ dám hoạt động trộm, cướp nhỏ lẻ, chưa đạt tới độ tinh vi và táo bạo như tội phạm quốc tế, nên việc tham gia “bảo hiểm tiền” trong quá trình vận chuyển, tiền trong két chưa phải là việc làm cấp thiết. Thêm vào đó quan điểm tiết kiệm các chi phí cũng có thể là một nguyên nhân đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế giá phí bảo hiểm cho sản phẩm bảo hiểm này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh của ngân hàng, trong khi đó nếu rủi ro không may xảy ra thì hậu quả sẽ khôn lường và chắc chắn lớn hơn rất nhiều lần chi phí mua bảo hiểm. Theo tôi, vụ cướp vừa qua tại Phòng giao dịch Ngân hàng BIDV đã là một hồi chuông cảnh báo cho các ngân hàng cần thực hiện một chương trình quản lý rủi ro tổng thể, trong đó có việc mua “bảo hiểm tiền” trong quá trình vận chuyển tiền trong kho, két trong toàn hệ thống của mỗi ngân hàng. Pjico triển khai “bảo hiểm tiền” từ bao giờ và hiện có bao nhiêu ngân hàng đã mua sản phẩm bảo hiểm này tại Pjico? Đối tượng được bảo hiểm của “bảo hiểm tiền” là tiền (bao gồm: tiền mặt, séc du lịch, thẻ mua hàng...) để tại kho, két, trụ sở, văn phòng, quầy giao dịch và tiền đang trong quá trình vận chuyển của các ngân hàng, doanh nghiệp, thương nhân... Khi mới triển khai, sản phẩm này chỉ bảo hiểm cho một rủi ro chính là trộm cướp có vũ trang, có sử dụng vũ lực. Gần đây, Pjico đã và đang triển khai loại hình bảo hiểm “Mọi rủi ro về tiền”. Với đơn bảo hiểm này, khách hàng có thể được bồi thường ngay cả trong trường hợp tài sản bị cháy, nổ. Phí bảo hiểm được Pjico tính toán một cách hợp lý và cạnh tranh dựa trên các thông tin về mức độ rủi ro do khách hàng cung cấp. Pjico đã triển khai loại bảo hiểm này ngay từ năm 1995-1996. Indovina Bank, Vietcombank chi nhánh Đồng Nai, Hải Phòng... là một trong số những khách hàng đầu tiên của chúng tôi. Với thế mạnh có mạng lưới chi nhánh khắp cả nước và sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm uy tín trên thế giới, tới nay Pjico đã có hàng trăm khách hàng không chỉ là các ngân hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm này. Khó khăn nhất khi Pjico triển khai bán sản phẩm là gì? Khó khăn nhất của chúng tôi là nhiều khách hàng chưa tin là rủi ro có thể xảy ra và cho rằng việc mua bảo hiểm là “tốn tiền vô ích!”. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ ngược lại thì đây lại chính là một cơ hội thị trường tốt để Pjico phải nỗ lực hơn nữa trong hoạt động Marketing và thuyết phục khách hàng về lợi ích thiết thực của sản phẩm bảo hiểm này. Ng uồn: VnEconomy [09-7-2007] Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sĩ hay hỗ trợ rủi ro nghề nghiệp bác sĩ Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ là vấn đề rất mới ở Việt Nam đang được Bảo Việt làm thí điểm ở một số bệnh viện. Bộ Y tế cũng đang xem xét vấn đề này để đưa vào nội dung của Dự thảo Luật Khám chữa bệnh. Theo thạc sỹ Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, rủi ro nghề nghiệp bác sỹ được xác định khi bác sỹ tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị chuyên môn nhưng rủi ro vẫn xảy ra ngoài mong muốn. Một chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng rủi ro nghề nghiệp bác sỹ được xác định trong trường hợp bác sỹ làm việc với cường độ cao, bị stress, không được cập nhật kiến thức hoặc thiếu kinh nghiệm Nghề bác sỹ đầy rủi ro Hầu hết các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế đều cho rằng bác sỹ là nghề không thể tránh được rủi ro. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sỹ là nghề không thể tránh được rủi ro. Ở các quốc gia phát triển, 100% bác sỹ có bảo hiểm nghề nghiệp. Có quốc gia còn quy định, bác sỹ phải có bảo hiểm nghề nghiệp mới được hành nghề. Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, khẳng định: “Tôi rất mong bác sỹ được bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp. Bởi vì hiểu biết của con người là hữu hạn mà bệnh tật là vô hạn”. Riêng tại Bệnh viện Việt-Đức, mỗi năm bệnh viện này được Bộ Y tế giao chỉ tiêu mổ 8.000 ca thì thực tế đội ngũ phẫu thuật viên phải mổ đến 26.000 ca, gấp hơn 3 lần chỉ tiêu. Do vậy, rủi ro là khó tránh khỏi. Thực tế hiện nay, khi có rủi ro trong điều trị, gia đình bệnh nhân chỉ được hỗ trợ chi phí vận chuyển về gia đình và được bệnh viện chia sẻ, thăm hỏi, phúng viếng đám tang theo quy định của Nhà nước. Trong trường hợp gia đình bệnh nhân kiện cáo, cho rằng nguyên nhân tử vong do bác sỹ tắc trách thì cơ quan chủ quản của bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá, xem xét lại. Nếu gia đình vẫn không chấp nhận kết luận của hội đồng khoa học sẽ tiếp tục kiện ra toà án. Cá nhân bác sỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường cho gia đình nạn nhân trong trường hợp bác sỹ tắc trách, gây sai sót dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng cho bệnh nhân. Quá trình này gây ức chế cho cả người nhà bệnh nhân và bác sỹ. Như vậy, việc bảo hiểm tham gia chia sẻ những rủi ro này là rất cần thiết. Sẽ đưa nội dung này vào Luật Bệnh viện Đa khoa Long An là một trong những bệnh viện đầu tiên tham gia mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho bác sỹ. Năm 2006, bệnh viện đã trích quỹ phúc lợi của bệnh viện mua bảo hiểm rủi ro cho 12 bác sỹ khoa sản với số tiền là 84 triệu đồng. Thạc sỹ Lê Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện cho biết: “Nếu đủ kinh phí, chúng tôi sẽ mua cho toàn bộ bác sỹ trong bệnh viện nhưng do bệnh viện không đủ tiền nên chúng tôi mới chỉ dừng ở bác sỹ khoa sản. Đây là khoa có nhiều rủi ro nhất”. Tại bệnh viện đa khoa Long An, đã chi trả những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên: có hai sản phụ gặp sự cố không mong muốn, trong quá trình thăm khám thai, sinh nở, sức khoẻ của sản phụ hoàn toàn bình thường. Nhưng khi đứa trẻ vừa chào đời thì bị tử vong không rõ nguyên nhân. Bảo Việt đã đứng ra bồi thường mỗi ca 10 triệu đồng để chia sẻ phần nào sự rủi ro đó. Theo ông Quách Thành Nam, Phó phòng Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro hỗn hợp, Bảo Việt Việt Nam, khi xảy ra tử vong tại bệnh viện, cơ quan công an sẽ vào cuộc đầu tiên. Khi cơ quan công an kết luận không có dấu hiệu án mạng hình sự thì cơ quan bảo hiểm mới vào cuộc. Khi đó, việc xác định bác sỹ đã làm hết khả năng, đúng quy trình của Bộ Y tế, của sở y tế mà vẫn xảy ra tử vong hoặc thương tật thì Bảo Việt sẽ khẳng định đó là rủi ro thật sự. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí do Bảo Việt đứng ra chi trả, không phải là tiền túi của bác sỹ. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tiến Quyết, hiện mức giá bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ của Bảo Việt là quá cao. Lương bác sỹ hiện nay khoảng 1-2 triệu đồng/tháng nên khó có thể trích 500.000 đồng/tháng để mua bảo hiểm của Bảo Việt. Trước vấn đề này, thạc sỹ Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định: bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ là rất cần thiết, song để xác định thế nào là rủi ro thì cần được đưa ra bàn thảo thêm. Chúng tôi dự kiến, sẽ đưa nội dung này vào Dự thảo Luật Khám chữa bệnh để trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp tới. Ban soạn thảo cũng đang xem xét nên để vấn đề là bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp bác sỹ hay chế độ hỗ trợ rủi ro nghề nghiệp bác sỹ. Ng uồn: VnEconomy [18-04-07] "Quỹ rủi ro" của các bác sỹ: Một hình thức bảo hiểm tương hỗ cho rủi ro trách nhiệm nghề nghiệp ngành y? Đã qua rồi cái thời bác sĩ nói gì người bệnh nghe đó. Người bệnh ngày càng hiểu biết hơn, đòi hỏi cao hơn, và họ không dễ chấp nhận những lời giải thích qua loa của bác sĩ. Và gần đây, ngày càng xảy ra nhiều vụ bác sĩ, bệnh viện phải bỏ tiền túi ra bồi thường cho gia đình bệnh nhân do sai sót của mình... Khi bác sĩ run tay... Mới đây, một nhóm bác sĩ của một bệnh viện (BV) chuyên khoa ở Q.5, TP.HCM phải chi 25 triệu đồng để bồi thường cho gia đình của một bệnh nhân vì sai sót của mình trong ca trực hôm đó. Ngoài ra, BV cũng phải chi ra thêm 25 triệu đồng nữa mới "thu xếp êm" vụ việc! Ban đầu, gia đình bệnh nhân "ra giá" 100 triệu đồng, nhưng sau nhiều lần BV xin hạ giá, họ chấp nhận mức cuối cùng là 50 triệu đồng. BV đã buộc nhóm bác sĩ trực phải chịu một nửa, nửa còn lại BV lo! Trước đó một bác sĩ khác tên C. - thuộc hàng kỳ cựu trong phẫu thuật (đặc biệt là phẫu thuật nội soi) - của một BV đa khoa tầm cỡ cũng phải rút túi đến 90 triệu đồng để bồi thường, lo toàn bộ chi phí ma chay cho gia đình một bệnh nhân khác (bệnh nhân 17 tuổi do bác sĩ này phẫu thuật rồi bị tử vong sau đó). Ở vụ này, một mình bác sĩ C. phải chi vì sai sót cá nhân, hơn nữa cũng để cho êm chuyện... Hôm trước Tết Nguyên đán vừa qua, một BV đa khoa tư nhân (cũng tại TP.HCM) đã phải chi số tiền lên đến 200 triệu đồng để bồi thường chi phí thuốc men, ma chay... cho một gia đình bệnh nhân khác ngụ ở tỉnh Bình Dương. Bệnh nhân này đột ngột tăng huyết áp trong lúc phẫu thuật, rồi tử vong rất nhanh, các bác sĩ không kịp trở tay. Số tiền mà một người thân của bệnh nhân này yêu cầu BV phải bồi thường là 1 tỉ đồng! Thấy bất hợp lý, nhưng để cho xong chuyện, cuối cùng BV này cũng phải chấp nhận bồi thường 200 triệu đồng. Số tiền này được hai bên giao kèo đưa làm hai lần (mỗi lần 100 triệu đồng). Rồi một BV đa khoa công lập khác (cũng trên địa bàn Q.5, TP.HCM) đã méo mặt khi phải bồi thường cho gia đình một bệnh nhân (ngụ ở tỉnh Tây Ninh) chuyển đến điều trị và bị tử vong tại đây do sốc thuốc, với số tiền 60 triệu đồng. Để "lách" tiếng bồi thường, BV này gọi đây là số tiền hỗ trợ gia đình bệnh nhân để lo cho người thân mất. Nhưng thực tế ai cũng biết rằng, đó là số tiền BV bồi thường. Liên tục những vụ thưa kiện, đòi bồi thường xảy ra, đã làm một số bác sĩ "run" tay, nhất là các phẫu thuật viên và bác sĩ sản phụ khoa! Vì, trong đời cầm dao, kéo của mình, chắc chắn cũng có ngày bị "tổ trác"! Cùng nhau "giải quyết hậu quả" Gần đây, ở một số BV trên địa bàn TP.HCM đã ra đời một loại "quỹ" mới, có tên gọi hơi khác nhau về từ ngữ như: "quỹ rủi ro", "quỹ giải quyết hậu quả", "Kinh phí giải quyết hậu quả"..., nhưng đều có cùng một mục đích là để dành sẵn một khoản tiền giải quyết hậu quả nếu có sai sót từ phía BV, hoặc bác sĩ! Tại cuộc họp toàn thể cán bộ công nhân viên chức ở một BV mới đây, ban giám đốc đã bàn với y, bác sĩ về việc thành lập "kinh phí giải quyết hậu quả". Tinh thần chung là, toàn bộ nhân viên BV cùng đóng góp (bằng việc trích một khoản trong phần lĩnh tiền viện phí hằng tháng của mỗi người) góp vào quỹ, để nếu có sự vụ xảy ra, thì dùng số tiền này "chi trả" chứ không để một mình cá nhân y, bác sĩ nào đó phải chịu, vì sẽ rất nặng. Nếu cuối năm, tổng kết lại, y, bác sĩ nào không để xảy ra vụ bồi thường nào, thì sẽ được nhận lại khoản tiền đã góp vào quỹ đó. Phần đông y, bác sĩ đã thống nhất với phương án này! Ở một BV tư nhân khác cũng vừa họp bàn về việc thành lập "quỹ rủi ro". Dự kiến, đối tượng đóng góp vào quỹ là các bác sĩ ngoại khoa và bác sĩ sản khoa (hai lĩnh vực dễ xảy ra rủi ro, tai biến). Góp bằng cách, trích một khoản từ tiền bác sĩ nhận thù lao ở mỗi ca phẫu thuật mà họ được lĩnh. Một BV chuyên khoa công lập khác thì hằng tháng họ chuẩn bị sẵn số tiền lên đến gần cả trăm triệu đồng để gọi là "giải Trao đổi với Thanh Niên, Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế TP.HCM) - bác sĩ Phan Văn Nghiệm cho rằng: "Đồng ý cũng có nhiều trường hợp bác sĩ, hoặc BV sai sót, nhưng không đến mức phải bồi thường một số tiền lớn như vậy. Điều đó đã làm cho tình trạng hiện nay, nhiều bác sĩ bị nhát tay, bởi không chỉ sợ bị kiện thưa, bồi thường tiền, mà quan trọng nhất là y, bác sĩ sợ bị tai tiếng trong giới đồng nghiệp, và cả ngoài xã hội. Chính vì điều đó, cần thiết có một hội đồng chuyên môn độc lập để xem xét từng vụ cụ thể...". quyết hậu sự", nếu có xảy ra! Tiền này được trích ra từ những khoản thu nhập riêng của BV... Chưa hết, còn có một dạng bồi thường khác không phải bằng tiền mặt. Theo đó BV không tính tiền viện phí, thuốc men điều trị (nhiều vụ tính ra cũng hàng chục triệu đồng). Rồi nhiều trường hợp, bệnh nhân đòi đến điều trị tại một BV khác, nhưng chi phí bao nhiêu thì bác sĩ (người gây ra hậu quả) phải chi trả! Song song với những giải pháp "chữa cháy" ấy, nhiều nhà chuyên môn cho rằng, cần thiết phải có một tổ chức, một hội đồng trung gian sẽ đứng ra xem xét rõ ràng. Nếu tai biến do sự sai sót từ phía bác sĩ, BV thì bác sĩ, BV đó phải bồi thường. Nhưng mức bồi thường cũng phải dựa trên một cơ sở hợp lý, chứ không phải muốn "hét" bao nhiêu cũng được. Trên thực tế, nhiều trường hợp bác sĩ, BV không sai, nhưng do không hiểu nên thân nhân bệnh nhân bức xúc (nhất là những trường hợp mới thấy người bệnh khỏe đó, nhưng rồi lại tử vong). Ng uồn: Thanh Niên, IIC cập nhật ngày 26/3/2007 Bảo Hiểm Môi Giới Chứng Khoán: An toàn cho thị trường Cty Gras Savoye Willis Vietnam vừa triển khai dịch vụ bảo hiểm cho hoạt động môi giới chứng khoán. DĐDN đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Tố Châu - Giám đốc Chi nhánh Hà Nội về một số nội dung xoay quanh vấn đề này. - Thưa bà, giai đoạn hiện nay có phải là thời gian thích hợp để Cty ra mắt dịch vụ bảo hiểm môi giới chứng khoán? Dịch vụ này ra đời đáp ứng nhu cầu thực tế? Theo tôi đây là thời điểm rất tốt để phát triển loại hình BH này tại VN. Thứ nhất, Luật Chứng khoán vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 có quy định tất cả các Cty chứng khoán phải có bảo hiểm trách nhiệm. Chính bản thân Luật Chứng khoán cũng đã đưa ra yêu cầu, cho thấy sự nhận thức cần thiết về ý nghĩa của sản phẩm bảo hiểm này trong quá trình phát triển của thị trường. Thứ hai, VN vừa gia nhập WTO, sự hội nhập này cũng đặt ra yêu cầu các định chế tài chính phải tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế. Đây cũng là một môi trường thuận lợi để chúng tôi phát triển loại hình bảo hiểm này tại VN. Thứ ba, đó là sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán VN xét về cả quy mô và chất lượng. Thời điểm hiện nay đã khác xa rất nhiều so với năm 2000, khi mà thị trường mới có rất ít Cty niêm yết, rất ít nhà đầu tư tham gia. Hiện nay số lượng các Cty cổ phần hoá nhiều, Cty niêm yết nhiều, nhiều Cty chứng khoán và nhiều quỹ đầu tư ra đời trong đó có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả ở VN. Nhận thức của khách hàng được nâng cao. Thêm nữa nhiều khách hàng nước ngoài tham gia sử dụng dịch vụ của các Cty chứng khoán. Luật Chứng khoán ra đời tạo ra một khung pháp lý cho những người chơi trên thị trường này bao gồm cả các Cty chứng khoán và khách hàng. Chúng tôi tin rằng trong nửa năm tới loại hình bảo hiểm này sẽ trở thành một loại hình bảo hiểm phổ biến, cần thiết và là công cụ bảo vệ đắc lực cho các Cty chứng khoán, một biện pháp giúp đảm bảo an toàn thị trường nói chung. - Khi không may gặp rủi ro, khách hàng sẽ được bồi thường như thế nào? Bảo hiểm này là bảo hiểm cho các Cty chứng khoán chứ không phải bảo hiểm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên khi các Cty chứng khoán mua những loại hình bảo hiểm này thì rất nhiều những sai sót của họ được bảo hiểm và do đó họ có thể có tiền để bồi thường cho khách hàng. Về phía các Cty chứng khoán, khi có hình thức bảo hiểm này thì đã tạo được niềm tin nhất định đối với các nhà đầu tư. Không có một mức bồi thường cố định nào áp dụng cho các Cty cả. Bảo hiểm mức độ bao nhiêu là tuỳ vào tình hình hoạt động, phạm vi hoạt động của các Cty. Đối với loại hình bảo hiểm trách nhiệm, mức mua bảo hiểm càng cao thì mức bảo vệ càng lớn. Với vai trò là Cty tư vấn chúng tôi sẽ trao đổi với từng Cty để tư vấn cho họ mức bảo hiểm phù hợp nhất. - Thưa bà, ngoài các Cty chứng khoán, các cá nhân làm nghề này có được tham gia? Loại hình này chỉ bảo hiểm cho các Cty chứng khoán, không áp dụng cho các cá nhân tham gia nghề này với tư cách cá nhân. - Xin cảm ơn bà! 3 loại hình của bảo hiểm môi giới chứng khoán 1. Loại hình bảo hiểm bảo vệ những hoạt động hàng ngày của Cty chứng khoán như là mất, hỏng chứng từ trong quá trình vận chuyển, chứng từ bị đánh cắp... 2. Loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của Cty chứng khoán khi mà nhân viên của Cty chứng khoán thực thi không đúng nghiệp vụ của mình như đầu tư không đúng theo yêu cầu của khách hàng, sử dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi, tư vấn sai lệch, không trung thực nhằm đạt lợi ích tài chính không chính đáng làm tổn thương khách hàng và Cty của họ phải chịu trách nhiệm bồi thường. 3. Loại hình bảo hiểm dành cho Giám đốc và nhà điều hành Cty chứng khoán trước những quyết định đầu tư, quản lý của họ hoặc họ có những quy trình không đúng quy định pháp luật. Ng uồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử Ca sĩ Mỹ Dung: Tôi thấy việc bảo hiểm cũng chẳng quan trọng lắm! Khái niệm về hợp đồng và bảo hiểm đối với nghệ sĩ dường như chưa bao giờ tồn tại hoặc dựa trên cái "lý con cua": chắc sẽ không có vấn đề gì xảy ra! (Ảnh: Ca sỹ Mỹ Dung) Nhưng thực tế lại không như vậy và đã đến lúc cảnh báo khi vụ bể sô Thái Nguyên gần đây và những vụ kiện cáo đòi bồi thường thiệt hại mà không có cơ sở pháp lý nào liên tục xảy ra. Các nghệ sĩ nếu được mời đóng phim, tham gia show ca nhạc thường thỏa thuận miệng hoặc có thảo hợp đồng cũng không thèm biết đến các điều khoản trong đó có những gì. Không hiếm trường hợp các đối tác lôi nhau ra tòa vì hợp đồng không rõ ràng, tai nạn xảy ra chẳng có ai và chẳng có lý gì để bồi thường thiệt hại. Mối quan hệ giữa những người trong cuộc đang tốt đẹp biến thành " chẳng buồn nhìn mặt nhau" như vụ diễn viên Phạm Quang Ánh kiện Hãng phim truyện I hay vụ diễn viên Lê Quang kiện ông bầu Chánh Tín v.v.. Thật ngạc nhiên, sau khi vụ bể sô Thái Nguyên xảy ra, không một nghệ sĩ nào chủ động tường trình sự việc với cơ quan chức năng. Ngược lại họ ra sức phủ nhận việc mình có mặt tại sô diễn này hoặc khẳng định “tôi chạy nhanh nên không bị gì”!?? Có lẽ chỉ có nghệ sĩ VN có cách phản ứng kỳ quặc như vậy. Nếu sự vụ này xảy ra ở nước ngoài, chắc sẽ có rất nhiều công ty tổ chức biểu diễn và bảo hiểm sập tiệm. Đây cũng là lý do của sự vụ rắc rối khác, như những tai nạn trong phim trường chẳng hạn. Diễn viên ta vẫn quen với cách làm việc theo kiểu nhận được một cú điện thoại là lên đường. Thậm chí chẳng cần biết vai diễn thế nào, tiền nong ra sao, nói gì đến hợp đồng và bảo hiểm? Ca sĩ Mỹ Dung, một trong những nạn nhân của vụ “bể sô Thái Nguyên” cho rằng việc ký hợp đồng và bảo hiểm “cũng không quan trọng lắm” bởi vì “những vụ như ở Thái Nguyên có xảy ra thường xuyên đâu”? Ca sĩ Mỹ Dung nhận xét: trong các hợp đồng biểu diễn chưa bao giờ có điều khoản nào về bảo hiểm, nhưng tôi không thấy cần thiết phải yêu cầu người tổ chức điều khoản này." Ông Nguyễn Văn Phú, Phó giám đốc doanh nghiệp Sao Đêm (Đoàn Ca nhạc Sao Đêm), đơn vị tổ chức show Thái Nguyên thản nhiên nói: mọi việc chỉ cần giải quyết “dựa trên cơ sở tình cảm” là ổn. Về vấn đề bồi thường cho các nghệ sĩ gặp nạn, ông Phú cho biết đã đưa cô gái Mi bị xé quần áo đi bệnh việc và bồi dưỡng 1 triệu đồng vì: Chúng tôi hành động hoàn toàn xuất phát từ tình cảm, không có điều khoản nào trong hợp đồng bắt buộc chúng tôi phải đền bù cho ca sĩ cả, hơn nữa các nghệ sĩ cũng không đòi hỏi! Ca sĩ Mỹ Dung: Tôi thấy việc bảo hiểm cũng chẳng quan trọng lắm! Tôi nghĩ tôi là người Việt Nam, diễn ở Việt Nam thì chắc sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Tôi cũng không quan tâm lắm đến quyền đuợc bảo vệ tính mạng hay bảo hiểm gì cả. Hơn nữa, tôi cũng không thấy cần thiết phải ghi vào hợp đồng. Khi nhận lời đi diễn, tôi chỉ yêu cầu (bằng miệng) phía tổ chức đảm bảo cho chúng tôi về điều kiện an ninh cũng như những hỗ trợ về kỹ thuật, sân khấu.. Thực tế là chưa có thông lệ nào về việc đòi hỏi về hợp đồng và bảo hiểm trong lúc biểu diễn nên nếu tôi đòi hỏi sẽ gây khó chịu cho phía tổ chức. Nói chung, tôi thấy việc bảo hiểm không quan trọng lắm. Những sự kiện như ở Thái Nguyên đâu cũng không xảy ra thường xuyên. Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc doanh nghiệp Sao Đêm: Nghệ sĩ phải tự mua bảo hiểm cho mình! Không có vụ kiện cáo hay đòi bồi thường gì xảy ra sau vụ bể sô. Chúng tôi đã gặp trực tiếp nghệ sĩ và giải quyết trên cơ sở tình cảm. Không có nghệ sĩ nào có ý kiến gì. Chúng tôi không có điều khoản nào về bảo hiểm tính mạng nghệ sĩ. Khi họ tham gia, họ phải tự mua bảo hiểm cho mình. Ông Đỗ Hoàng Phương, Phó phòng bảo hiểm con người, công ty Bảo hiểm Việt Nam: Chỉ có một hợp đồng cho một show ca nhạc! Chúng tôi chưa có sản phẩm bảo hiểm nào cho riêng hoạt động biểu diễn. Hơn nữa, khách hàng của chúng tôi có rất ít văn nghệ sĩ. Hay có thể nói họ không quan tâm lắm tới vấn đề bảo hiểm, và cũng không phải là đối tượng Bảo Việt quan tâm, vì đối tượng văn nghệ sĩ không có nhiều!? Từ trước tới nay, Bảo Việt mới chỉ bán được duy nhât một hợp đồng cho một buổi biểu diễn ca nhạc. Nhưng lại cho khán giả là người nước ngoài. Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó trưởng phòng Quản lý biểu diễn, băng đĩa, ca nhạc và sân khấu, Cục Nghệ thuật Biểu diễn: Phải có yêu cầu bắt buộc về quyền được đảm bảo an ninh trong quá trình tham gia biểu diễn. Đúng là trong khâu tổ chức biểu diễn của chúng ta tồn tại hình thức hợp đồng miệng, thiếu chuyên nghiệp. Tôi nghĩ sau những sự việc đáng tiếc vừa rồi, các nghệ sĩ sẽ có ý thức trong việc ký kết hợp đồng biểu diễn để được đảm bảo nhân thân và tính mạng, cũng như những quyền lợi khác của họ. Ngành nghệ thuật biểu diễn đang hội nhập và phát triển, việc bắt buộc ký kết hợp đồng sẽ là lẽ đương nhiên. Tôi nghĩ các nghệ sĩ của chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm vững pháp luật hơn nữa. Ở nước ngoài, mỗi nghệ sĩ đều thuê luật sư riêng để giúp họ giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp lý. Nghệ sĩ của chúng ta không có điều kiện như vậy, lại cộng thêm sự thiếu hiểu biết sẽ gây cho họ nhiều khó khăn trong việc đối mặt với những rủi ro trong biểu diễn. Trên thực tế, họ phải đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng biểu diễn với nhà tổ chức. Bên cạnh những thỏa thuận như công việc, thù lao.. phải có yêu cầu bắt buộc về quyền được đảm bảo an ninh trong quá trình tham gia biểu diễn. Đây là quyền lợi tối thiểu cho bất kỳ công việc nào. • Hoàng Hường (Nguồn: VietnamNet, IIC cập nhật 13/12/2006) Bảo hiểm cho khách hàng sử dụng gas Vài năm trở lại đây, trên địa bàn cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ bình gas, gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến vụ nổ bình gas ngày 21-6-2006 tại nhà ông Quách Hoàng Sơn (xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), gây thiệt hại tài sản trên 1 tỷ đồng hoặc vụ nổ bình gas tại nhà anh Vũ Thanh Sơn (trú tại 171, lô C4, khu đô thị Định Công, quận Hoàng Mai- Hà Nội) gây thiệt hại trên 300 triệu đồng. Nguyên nhân phần lớn là do bất cẩn, do sử dụng các phụ kiện trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Để an toàn, ngoài bình gas, các loại phụ kiện còn lại như dây dẫn, van đầu bình, van điều áp, bếp gas… chỉ nên mua hàng có tên tuổi, có bảo hành, bảo hiểm. Cần yêu cầu đại lý để được mua đúng hàng “hiệu” an toàn, vì các đại lý hám lợi thường bán hàng trôi nổi, giá rẻ. Bạn cũng có thể liên hệ các số điện thoại nóng để được tư vấn, lắp đặt và bảo hành. Về bảo hiểm, hiện các công ty chỉ mới bảo hiểm cho bình gas, van đầu bình, chưa bảo hiểm cho các phụ kiện nếu không phải do mình cung ứng. HƯƠNG GIANGDanh sách các công ty gas có mua bảo hiểm cho khách hàng Khi xảy ra sự cố, hoặc cần tư vấn sử dụng gas an toàn, tùy theo từng loại bình gas mà khách hàng đang sử dụng, có thể liên hệ: Elf gas (ĐT: 08.8720407), Petro VN gas (ĐT: 08.9856377) Saigon Petro (ĐT: 08.9307611), Gia Đình gas (ĐT: 08.7306477), VT gas (ĐT: 061.831988), BP gas (08.8219594), Petrolimex gas (08.9101032), Petronas gas (ĐT: 08.4101307), Shell gas (08. 8292921), Vinagas (08. 9856326). Tên công ty Công ty nhận bảo hiểm Mức phí bảo hiểm tối đa/vụ Vina Gas PetroVietnam Gas Saigon Petro Gas BP Gas Gia Đình Gas VT Gas Elf Gas Petrolimex Gas Petronas Gas Công ty Bảo hiểm Dầu Khí Công ty Bảo hiểm Dầu Khí Bảo Minh Chợ Lớn Công ty Bảo hiểm Petrolimex Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Bảo Minh Bến Thành Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Công ty Bảo hiểm Petrolimex Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 50 triệu đồng/vụ 100.000USD/vụ 50 triệu đồng/vụ 1.000.000USD/vụ 1 tỷ đồng/vụ 50 triệu đồng/vụ 10 triệu USD/vụ 100 triệu đồng/vụ 20 triệu USD/vụ (Nguồn: SGGP, IIC cập nhật 03/12/2006) Bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên Việc thành lập văn phòng công chứng (VPCC) theo dự thảo luật công chứng hiện đang được quốc hội thảo luận và thông qual, thì VPCC chỉ cần hai công chứng viên là có thể tiến hành thủ tục xin thành lập VPCC và hoạt động theo hình thức Công ty hợp danh. VPCC có trách nhiệm phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên của mình. VPCC phải bồi thường thiệt hại do lỗi công chứng viên của văn phòng gây ra cho người yêu cầu công chứng. Theo kế hoạch làm việc của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, Quốc hội sẽ thông qua rất nhiều luật, trong đó có Luật Công chứng (LCC). Qua nghiên cứu dự thảo LCC, chúng tôi thấy có nhiều điểm mới so với các quy định về công chứng, chứng thực hiện hành (Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực). Dự thảo LCC xác định hoạt động công chứng là một nghề (nghề nghiệp đặc thù). Dự thảo chỉ điều chỉnh một lĩnh vực đó là về công chứng. Công tác chứng thực của UBND được tách ra khỏi dự thảo LCC. Như vậy, việc chứng thực, thị thực của cơ quan hành chính (UBND) sẽ được điều chỉnh bằng một văn bản khác. Theo dự thảo sẽ có hai tổ chức hành nghề công chứng cùng song song tồn tại: Văn phòng Công chứng (VPCC) và Phòng Công chứng (PCC). Về hình thức tổ chức, hoạt động của PCC cũng tương tự như các quy định hiện hành, riêng VPCC là một hình thức hoàn toàn mới của Việt Nam, bởi: - VPCC hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác (VPCC không được Nhà nước cấp bất cứ khoản kinh phí nào). - Các Công chứng viên cũng như các nhân viên làm việc tại các VPCC không phải viên chức Nhà nước, họ hoạt động công chứng như một nghề (cho dù công chứng viên được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm). VPCC có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. - Việc thành lập VPCC chỉ cần hai công chứng viên là có thể tiến hành thủ tục xin thành lập VPCC và hoạt động theo hình thức Công ty hợp danh. VPCC có trách nhiệm phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên của mình. VPCC phải bồi thường thiệt hại do lỗi công chứng viên của văn phòng gây ra cho người yêu cầu công chứng. - Người đại diện theo pháp luật của VPCC là Trưởng VPCC (là một trong số các công chứng viên của văn phòng). Trưởng VPCC chịu mọi trách nhiệm về tổ chức, hoạt động, trụ sở, nhân sự, tài chính… của các văn phòng. - Việc phân chia địa hạt về chứng nhận các hợp đồng liên quan đến bất động sản cho các PCC như hiện nay sẽ được bãi bỏ, các công chứng viên được quyền chứng nhận các hợp đồng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng của mình đặt trụ sở. - Hiện việc chứng nhận của các PCC là “chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập. Nay dự thảo xác định công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản…”. Hiện nay, các công chứng viên đều là các công chức Nhà nước. Do vậy, học viên lớp đào tạo nghiệp vụ công chứng viên tại Học viện Tư pháp - Bộ Tư pháp hiện đều là các công chức Nhà nước do các Sở Tư pháp cử đi học. Còn theo dự thảo LCC thì bất cứ ai có bằng cử nhân luật đều có thể đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Chứng chỉ nghề công chứng là một trong năm tiêu chuẩn để được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên (có bằng cử nhân luật; có chứng chỉ đào tạo nghề công chứng; đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng; có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức; có sức khỏe bảo đảm thực hiện công việc). (Ngu ồn: Tuổi Trẻ, IIC cập nhật ngày 24/10/2006)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsan_pham_bh_theo_huong_bve_va_dau_tu_1283.pdf
Tài liệu liên quan