Bài giảng Phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị - Chương 2: Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị Mầm non

Ngay từ khi chào đời, trẻ khiếm thị do thiếu các yếu tố kích thích nên thường nằm một nơi, thậm chí rất ít khi vận động. Hình ảnh thị giác là những kích thích đầu tiên kích thích các cơ bắp vận động rồi sau đó mới tới âm thanh. Trẻ khiếm thị bẩm sinh bị thiếu hụt những kích thích cơ bản nhất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là các giai đoạn phát triển vận động của trẻ bị kéo dài hoặc chậm trễ. Kĩ năng ngẩng đầu, chống tay lên sàn là những kĩ năng đầu tiên hết sức quan trọng, khởi phát cho các vận động tiếp theo nhưng cũng bị chậm trễ. Các kĩ năng vận động khác như ngồi, bò, đi, chạy,.đều chậm trễ đáng kể. Việc chậm trễ của vận động thô sẽ kéo theo những hạn chế của vận động tinh.

ppt16 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị - Chương 2: Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ KHIẾM THỊ MẦM NON Chương 2. Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị lứa tuổi mầm non. 2.1. Ảnh hưởng của khiếm thị đến sự phát triển thể chất của trẻ. 2.2. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị mầm non. 2.1. Ảnh hưởng của khiếm thị đến sự phát triển thể chất của trẻ Ngay từ khi chào đời, trẻ khiếm thị do thiếu các yếu tố kích thích nên thường nằm một nơi, thậm chí rất ít khi vận động. Hình ảnh thị giác là những kích thích đầu tiên kích thích các cơ bắp vận động rồi sau đó mới tới âm thanh. Trẻ khiếm thị bẩm sinh bị thiếu hụt những kích thích cơ bản nhất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là các giai đoạn phát triển vận động của trẻ bị kéo dài hoặc chậm trễ. Kĩ năng ngẩng đầu, chống tay lên sàn là những kĩ năng đầu tiên hết sức quan trọng, khởi phát cho các vận động tiếp theo nhưng cũng bị chậm trễ. Các kĩ năng vận động khác như ngồi, bò, đi, chạy,...đều chậm trễ đáng kể. Việc chậm trễ của vận động thô sẽ kéo theo những hạn chế của vận động tinh. Trẻ khiếm thị gặp khó khăn khi di chuyển một mình, đặc biệt là khi trẻ phải di chuyển tới một địa điểm không quen thuộc. Va đụng vào đồ vật, bước đi không vững chãi, không tự tin là những đặc điểm thường thấy ở trẻ khiếm thị khi vận động. 2.2.Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị MN Đối với trẻ khiếm thị. Sự chuyển động có thể làm cho trẻ hỏang sợ. Do đó trẻ thường được bế và ít có cơ hội để luyện tập phát triển cơ ta và cơ chân cho khỏe. Trẻ khiếm thị cần có sự khuyến khích vận động nhiều hơn vì trẻ không biết xung quanh mình là một thế giới đầy lý thú cần khám phá. Hãy giúp trẻ làm quen với các động tác bằng cách khuyến khích trẻ cử động ngay khi mới ra đời. PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ (Trang 39) 3.2.1.Gíup trẻ phát triển việc điều khiển đầu Các cơ cổ của trẻ phát triển mạnh khi trẻ nằm sấp và nâng đầu mình lên. Tuy nhiên trẻ khiếm thị không thích nằm sấp. Các biện pháp giúp trẻ nâng đầu lên: *Đặt trẻ nằm lên ngực người lớn. Hãy nói chuyện với trẻ để trẻ nghe thấy tiếng nói hoặc trẻ muốn chạm, sờ vào mặt người lớn. Hãy dùng tay ôm ngang lưng trẻ và đu đưa trẻ. “Con có thấy mặt mẹ (cô) không? *Đặt trẻ nằm trên hai đầu gối và hai tay giữ trẻ. Đu đưa trẻ bằng cách lắc lưu hai đầu gối. Đây là cách dễ nhật để giữ trẻ và kích thích trẻ nâng cầm và làm cứng khỏe các cơ cổ và làm cơ sở giúp trẻ bò. * Hãy để trẻ càm nhận về một đồ chơi phát ra âm thanh, sau đó lắc đồ chơi này cách trẻ khỏang 15cm phía trên đầu trẻ. Trẻ sẽ nhấc đầu dậy để lắng nghe tiếng động, âm thanh. 2.2.2.Khuyến khích trẻ với tới và cầm nắm các đồ vật, đồ chơi *Cho trẻ sờ vào các đồ vật với một cảm giác khác nhau, ví dụ: những đồ chơi gồ ghề, nhẵn nhụi, hoặc bằng lông. Sau khi trẻ bắt đầu chơi với đồ chơi, hãy đẩy những đồ chơi này ra xa khỏi tầm với của trẻ. Vỗ lên những đồ chơi này đang đặt trên nền nhà để trẻ biết được chúng đang ở đâu. *Lắc đồ chơi có âm thanh cho đến khi trẻ với được đồ chơi đó (lúc đầu người lớn có thể đẩy nhẹ khủy tay của trẻ về phía đồ vật). Sau đó khuyến khích trẻ lắc đồ chơi đó và chuyển vật từ tay nọ sang tay kia. Việc này sẽ giúp trẻ biết được những tiếng động phát ra từ đâu và sẽ làm hai tay trẻ cứng cáp hơn. *Buộc đồ chơi vào quần áo hay vào tay của trẻ bằng một sợi dây ngắn. Nếu trẻ đánh rơi, hướng dẫn tay trẻ lần theo sợi dây cho đến khi trẻ lấy được đồ vật. Điều này sẽ khuyến khích trẻ tự lấy được đồ vật và biết được khi đánh rơi thì đồ vật cũng không biến mất. *Để một số đồ chơi ở một vị trí nhất định để trẻ có thể biết tìm được chúng ở đâu. 2.2.3.Giúp trẻ lật (lẫy) Trẻ sẽ biết lật khi trẻ muốn với tới một vật nào đó. Khi đầu, cổ và vai của trẻ khỏe. trẻ sẽ ngẩng đầu và quay người về phía âm thanh. Lúc này trẻ chuẩn bị lẫy. -Khi trẻ đang nằm sấp, hãy lắc đồ chơi phát ra âm thanh ngay phía trên đầu trẻ để kích thích trẻ ngẩng đầu lên. Khi trẻ nắm được đồ chơi, hãy đưa đồ chơi về phía sau trẻ để giúp trẻ nằm ngữa lại. “Bin, giữ lấy nhé, cô đang kéo con lên”. -Đặt trẻ nằm nghiêng có chặn cái gối, chăn, mền ở sau lưng trẻ. Lắc mạnh đồ chơi phát ra âm thanh phía trước mặt trẻ. Sau đó chuyển đồ chơi xuống dưới sàn nhà. Trẻ sẽ quay đầu và vai theo đồ chơi và sẽ lật xuống để nằm sấp bụng. -Khi trẻ nằm sấp, người lớn dùng một vật phát ra âm thanh để tập trung sự chú ý của trẻ. Nhưng khi trẻ nghiêng người sang để lấy đồ chơi, người lớn di chuyển đồ vật về phía trên để trẻ phải với lên xa hơn. Nếu trẻ khỏe sẽ nghiêng người sang bên và sau đó nằm ngữa lại. -Khi trẻ nằm sấp hãy khuyến khích trẻ với lấy đồ chơi phát ra âm thanh bằng cách nghiêng người sang một bên. Giúp trẻ lật người về phía đồ chơi phát ra âm thanh ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. 2.2.4.Tập trẻ ngồi Nếu trẻ vẫn chưa tự ngồi được, người lớn dạy cho trẻ khiếm thị tập ngồi *Đặt trẻ lên hai đầu gối, mắt trẻ hướng về phía người lớn, hai tay đỡ sau lưng trẻ và nói chuyên với trẻ:” Bin ơi! Bây giờ con lớn rồ. hãy ngồi ngoan nào!”. *Người lớn ngồi phía sau trẻ, cho trẻ dựa lưng vào người và dần dần tập trẻ tự ngồi không cần đỡ. *Chơi “Nhong nhong”. Giữ lỏng trẻ trên hai đầu gối của người lớn. Nhẹ nhàng nhấc một đầu gối lên để trẻ dựa vào một ít một bên. Sau đó cong đầu gối khác lại. Trẻ sẽ biết cách di chuyển cơ thể của trẻ để tự giữ thăng bằng. Vừa thực hiện vận đậng vừa lắc lư trẻ và hát bài: “Nhong nhong nhong nhong Ngựa phi nhanh nhanh.Ngựa gỗ xinh đẹp Cùng em chơi ngoan Nhong nhong nhong” Hoặc : “Nhong nhong nhong cha làm con ngựa Để cho con vui cưỡi trên lưng.Nhong nhong nhong cha làm con ngựa để cho con vui thỏa tiếng cười” 2.2.5.Dạy trẻ tập bò Để bò được, trẻ cần có hai cánh tay và hai vai khỏe. Trẻ cũng phải tự giữ thăng bằng trong khi nhắc người từ bên nọ sang bên kia. Những động tác dưới đây có thể tác dụng lên trẻ. *Đặt cho trẻ chống hai bàn tay và hai đầu gối ở 2 bên của 1 cuộn khăn hay cái gối dài, to. Cuộn khăn hoặc gối dài đủ lớn để đỡ trẻ, nhưng cũng phải vừa phải về kích cỡ để hai đầu gối và hai tay trẻ có thể tự chịu được trọng lượng cơ th6ẻ. Nhẹ nhàng đẩy trẻ về phía trước và phía sau, từ bên nọ sang bên kia. *Đặt trẻ lên 1 chân của người lớn hoặc lên 1 các gối dài to. Khuyến khích trẻ với lấy đồ chơi bên cạnh trẻ trong khi một tay và đầu gối đang chống đỡ cơ thể trẻ. Lặp lại động tác ở phía bên kia. 3.2.6. Dạy trẻ thích vận động và có cảm giác tự tin an tòan khi vận động * Cho trẻ vận động theo nhiều hình thức khác nhau. *Vừa nói chuyện với trẻ khi vừa làm những thao tác tập cho trẻ vận động. Điều đó giúp trẻ cảm thấy đỡ sợ hơn khi thực hiện động tác mới.”Nâng con lên một chút nhé!.” “Bây giờ đến lượt cô chơi với con nhe!” “Con giỏi quá, hai tay chống vững nhé, co sẽ đung đưa con”. *Đung đưa trẻ về phía trước và phía sau trong một tấm khăn hay cái võng. *Chơi trò chơi chuyền trẻ qua lại giữa hai người. *Làm cho cả cơ thể trẻ cử động. Gập và duỗi hai chân trẻ vài lần. Giúp trẻ duỗi hai tay ra hai bên và đưa hai tay chéo nhau trước ngực của trẻ nhiều lần. Cho trẻ vỗ hai tay vào nhau. Mỗi một lần làm động tác như vậy đều nhắc tên của động tác mà người lớn thực hiện.” Vỗ tay vỗ tay bà cho ăn bánh, không vỗ tay bà đánh lên đầu”. * Cõng trẻ lên lưng bằng đai vải tồi chạy hoặc nhảy và hát “ Nhong nhong nhong cha lam con ngựa.” hoặc “Po pí po po po. Em lái xe ô tô” hoặc “ Trới nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng”. PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH (Trang 89) 2.2.7. Các kỹ năng bàn tay và ngón tay Trẻ khiếm thị gặp khó khăn trong vận động tinh hơn so với trẻ sáng mắt. Trẻ khiếm thị phải học để điều khiển các ngón tay, bàn tay và cánh tay vì trẻ phải phụ thuộc quá nhiều vào chúng để có thông tin về thế giới xung quanh. Những kỹ năng này rất quan trọng để học chữ nổi Braille hoặc viết chữ sáng. Trẻ mù không tích cực sử dụng bàn tay, ngón tay như trẻ sáng. Khuyến khích trẻ tham gia vào các họat động hàng ngày để giúp trẻ phát triển. Hai bàn tay và các ngón tay trẻ khỏe và dẻo dai. Có khả năng cảm nhận bằng các ngón tay những chi tiết và hình dạng nhỏ, tinh xảo. 2.2.8.Dạy trẻ phát triển bàn tay và ngón tay mạnh mẽ, dẻo dai *Giao cho trẻ những công việc hoặc chơi các trò chơi mà trẻ phải sử dụng các cơ ngón tay, ví dụ như nặn quả bóng bằng đất sét hoặc nhào bột làm bánh, bóc vỏ đậu, vắt cam, vắt nước chanh *Giao cho trẻ những công việc hoặc chơi những trò chơi mà trẻ phải bẻ hoặc xé, ví dụ như cỏ, lá, giấy thành những mẩu nhỏ. *Khuyến khích trẻ làm những công việc đòi hỏi phải xoay tay nhiều, như vắt quần áo ướt vừa giặt xong, vặn mở các nắp chai lọ hoặc vặn mở hay tắt radio, kẹp quần áo. *Khuyến khích trẻ viết và vẽ. Vẽ trên cát ướt, vẽ trên bột ướt để trẻ cảm nhận được các hình mà trẻ đã vẽ. *Dạy trẻ chơi các trò chơi hoặc kỹ năng mà trẻ phải dùng các ngón tay như xỏ dây giày hoặc tháo các nút buộc, cột dây giày, cột túi, mở và đóng balô, kéo khóa quần, xâu hạt nhựa. * Dạy trẻ làm các công việc thủ công như đan, đòi hỏi sử dụng bàn tay một cách khéo léo. *Dạy trẻ đẩy đồ chơi qua lỗ trên hộp, bỏ vào lấy ra, tập cầm muỗng xúc ăn, cái cúc áo đều tốt cho việc phát triển sự khỏe mạnh và dẻo dai của tay trẻ. 2.2.9.Giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận chi tiết, hình dạng nhỏ, tinh tế bằng các ngón tay *Để cho trẻ bò và đi trên các bề mặt khác nhau như sàn gỗ, sàn gồ ghề, trên sàn ướt và khô, trên bùn, cát. “ Hà oi! Sàn nhà nhẵn và mát còn thảm thì sần sùi và ấm hơn phải không?” *Để cho trẻ sờ nhiều lọai chất liệu khác nhau và khuyến khích trẻ tìm quần áo bằng cách cảm nhận về chất liệu “ Hà, con có tìm thấy áo len không? Nó dày hơn áo thun”. * Yêu cầu trẻ giúp người lớn những công việc vặt bằng cách trẻ phải cảm nhận sự khác nhau của các vật nhỏ. “Hồng giỏi lắm! Con nhặt được sạn và những thứ bẩn trong gạo giống như mẹ nhặt đó.” *Gắn sợi dây hoặc sợi chỉ thành những mẫu hình khác nhau lên một mẫu giấy hoặc mảnh vài. Sau đó cho trẻ rà theo các đường nét đó bằng đầu ngón tay. Khi trẻ đã thành thạo việc này, yêu cầu trẻ ghép những hình giống nhau và tìm ra những hình khác nhau đã được dán trên giấy.“Con hãy sờ theo sợi dây bằng ngón tay, Hà nhe!” Hình đó là hình gì?”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptgd_th_cht_9644_1801512.ppt