Bài giảng Phân tích và định giá cổ phiếu

* Phân tích tiềm năng tăng trưởng (ttheo): Như đã thấy trong phân tích DuPont, ROE chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố. Do vậy, cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm xem xét các dữ liệu quá khứ và cả những dự báo trong tương lai) để tạo ra một ước lượng của ROE.

ppt62 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích và định giá cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa TCNH & QTKD * Chương 3 Phân tích và định giá cổ phiếu “Security analysis is an art and not a science – It has never been an exact process” Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu * Các cách tiếp cận phân tích: + Cách tiếp cận top-down: - Phân tích môi trường vĩ mô. - Phân tích ngành. - Phân tích công ty. → Lựa chọn chứng khoán tốt để đầu tư. + Cách tiếp cận bottom-up: Lựa chọn trực tiếp các chứng khoán và không quan tâm nhiều đến các yếu tố vĩ mô hoặc ngành. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo)  Việc lựa chọn cách tiếp cận nào tùy thuộc vào sự nhận thức tầm quan trọng của các nhân tố vĩ mô, nhân tố ngành có ảnh hưởng đến các công ty và các chứng khoán. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho cách tiếp cận top-down: - Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy thay đổi lợi nhuận của một công ty có quan hệ ý nghĩa với thay đổi lợi nhuận của các công ty trong nền kinh tế nói chung, cũng như thay đổi lợi nhuận của các công ty trong cùng một ngành. - Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ ý nghĩa giữa giá chứng khoán với các biến số kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, lạm phát… Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho cách tiếp cận top-down (ttheo): - Bằng chứng cho thấy thay đổi tỷ suất lợi tức trên các chứng khoán riêng lẻ có thể được giải thích bởi thay đổi tỷ suất lợi tức của thị trường nói chung, cũng như thay đổi tỷ suất lợi tức của ngành nói riêng. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) ☺ Cách tiếp cận top-down: 1. Phân tích môi trường vĩ mô: - Dự báo sự thay đổi của các nhân tố kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, thâm hụt ngân sách…) và các nhân tố phi kinh tế (các sự kiện chính trị, đình công…). - Đánh giá tác động của sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô đến hoạt động của các ngành, các công ty trong nền kinh tế. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 2. Phân tích ngành: - Dự báo sự thay đổi của các nhân tố có thể có ảnh hưởng lớn đối với một ngành: + Trong môi trường vĩ mô đã được dự báo, xác định ngành nào có triển vọng, hoặc ngành nào sẽ chịu tác động bất lợi. + Xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng đến ngành: chính sách thuế, các hạn ngạch đối với ngành, thay đổi các nguồn lực sản xuất của ngành, sự quản lý của chính phủ đối với ngành… Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 2. Phân tích ngành (ttheo): - Đánh giá tác động của sự thay đổi trong các nhân tố trên đối với ngành.  Các ngành khác nhau có những phản ứng khác nhau đối với các thay đổi của các nhân tố vĩ mô, nhân tố ngành. → Xác định các ngành triển vọng có thể đầu tư. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 3. Phân tích công ty: Đánh giá, so sánh các công ty trong cùng một ngành dựa trên cơ sở: - Phân tích tài chính công ty. - Phân tích các khía cạnh khác (vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành, về thay đổi công nghệ, về năng lực quản trị của ban điều hành…).  Có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về công ty. → Lựa chọn các công ty tốt có thể đầu tư. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Các cách tiếp cận trong định giá cổ phiếu: + Kỹ thuật chiết khấu các dòng tiền: Giá trị chứng khoán được xác định trên cơ sở giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai. Các dòng tiền có thể là: cổ tức, dòng tiền hoạt động, dòng tiền tự do có thể được sử dụng để chi trả cho cổ đông. + Kỹ thuật định giá so sánh: Giá trị chứng khoán được xác định dựa vào các tỷ số giá cổ phiếu trên các biến số có ý nghĩa đối với việc định giá (P/E, P/BV, P/CF…). Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Quyết định đầu tư: Sử dụng các kỹ thuật định giá giúp chúng ta ước lượng giá trị nội tại của chứng khoán. Nếu: giá trị nội tại > giá thị trường → nên mua. giá trị nội tại g. - Giá trị cổ phiếu được xác định theo biểu thức trên khá nhạy cảm đối với sự thay đổi của các giá trị k và g. Một sự thay đổi nhỏ của k hoặc g có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong giá trị của V0 . Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức (ttheo): Ví dụ: Một cổ phiếu với cổ tức hiện tại D0 = 1$. Cổ tức từ cổ phiếu được dự báo sẽ tăng trưởng đều với tỷ lệ 9% trong khoảng thời gian vô hạn. Dựa trên những đánh giá về rủi ro của cổ phiếu, nhà đầu tư xác định tỷ suất lợi tức yêu cầu trên cổ phiếu k = 13%. Khi đó, giá trị của cổ phiếu là: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức (ttheo): - Trường hợp cổ tức tăng trưởng theo những tỷ lệ khác nhau qua các giai đoạn khác nhau(mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn): DDM sẽ được áp dụng tương ứng cho mỗi giai đoạn tăng trưởng. Ví dụ: Một cổ phiếu với cổ tức được dự báo trong 4 năm đến lần lượt là: D1 = 0,8$; D2 = 0,93$; D3 = 1,06$; D4 = 1,2$ Bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi, cổ tức được dự báo tăng trưởng theo một tỷ lệ ổn định g = 9,1%. Giả sử tỷ suất lợi tức yêu cầu k = 11.4%. Khi đó giá trị của cổ phiếu được tính như sau: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) Trong đó: Thay thế các giá trị Di, k, g vào các biểu thức trên, giá trị của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại sẽ là: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g:  Tăng trưởng cổ tức phụ thuộc vào tăng trưởng lợi nhuận công ty và tỷ lệ chi trả cổ tức.  Trong ngắn hạn, cổ tức có thể tăng nhanh hơn hoặc chậm hơn tăng trưởng lợi nhuận, tùy thuộc vào tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty.  Trong dài hạn, tỷ lệ chi trả cổ tức thường được giả định sẽ khá ổn định → Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ≈ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g (ttheo):  Do vậy, việc phân tích tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thường tập trung vào phân tích tăng trưởng lợi nhuận.  Tăng trưởng lợi nhuận công ty được xác định như thế nào? Ví dụ: Một công ty A có tổng tài sản trị giá 100 triệu USD, và được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu. Giả định tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 15% (ROE = 15%), lợi nhuận nhận được sẽ là: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g (ttheo): ROE * 100 tr = 15 tr USD Nếu công ty giữ lại 60% lợi nhuận trong năm này để tái đầu tư, giá trị vốn chủ sở hữu của công ty sẽ gia tăng 60% * 15 tr USD = 9 tr USD, hay 9%.  Tỷ lệ gia tăng vốn chủ sở hữu = Tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư * Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g (ttheo): Với 9% vốn tăng thêm, công ty sẽ tạo thêm 9% lợi nhuận (và do vậy tăng thêm 9% cổ tức). Để ý rằng chúng ta đang giả định ROE không đổi. Nếu ROE thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sẽ được xác định dựa vào giá trị ROE mới. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g (ttheo):  Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (và do vậy, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức) trong trường hợp không sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài sẽ là: g = b * ROE (***) Trong đó: - b: Tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. - ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g (ttheo): Tỷ lệ tăng trưởng g được xác định theo (***) được gọi là tỷ lệ tăng trưởng bền vững. 1. Kỹ thuật chiết khấu các dòng tiền (ttheo): Một số mô hình khác: ☺Mô hình chiết khấu dòng tiền hoạt động (OCFM). ☺Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do (FCFM). Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 2. Kỹ thuật định giá so sánh: Trái với kỹ thuật chiết khấu các dòng tiền (giá trị cổ phiếu được xác định dựa vào ước lượng tỷ lệ tăng trưởng các dòng tiền và tỷ suất chiết khấu), giá trị cổ phiếu trong kỹ thuật định giá so sánh được xác định trên cơ sở so sánh tỷ số giá cổ phiếu trên các biến số có ý nghĩa đối với việc định giá (P/E, P/BV, P/CF…) với một giá trị chuẩn nào đó (có thể chuẩn thị trường, chuẩn ngành…). Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 2. Kỹ thuật định giá so sánh (ttheo): ☺ Định giá cổ phiếu dựa vào tỷ số P/E: Với: - P: Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu. - EPS: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. P/E cho biết, tại một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) ☺ Định giá cổ phiếu dựa vào tỷ số P/E (ttheo): Lưu ý: - P/E được công bố ra công chúng là P/E được tính trên cơ sở giá thị trường hiện tại của cổ phiếu (P) và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm tài chính gần nhất, hoặc của thời gian gần nhất (P/E lịch sử). - P/E lịch sử thường chỉ được sử dụng để so sánh biến động trong quá khứ giữa các cổ phiếu, cũng như so sánh với ngành hoặc thị trường nói chung. - Khi định giá cổ phiếu, nên sử dụng EPS kỳ vọng. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) ☺ Định giá cổ phiếu dựa vào tỷ số P/E (ttheo): P/E được sử dụng để định giá cổ phiếu:  Để định giá cổ phiếu, trước hết cần ước lượng một giá trị P/E chuẩn. Sau đó, ước lượng EPS kỳ vọng. Giá trị cổ phiếu được tính bằng cách nhân EPS kỳ vọng của cổ phiếu với P/E chuẩn. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) ☺ Định giá cổ phiếu dựa vào tỷ số P/E (ttheo): Ví dụ: Cổ phiếu A đang có giá thị trường hiện tại là 37,5$. EPS kỳ vọng của A được ước lượng bằng 2,25$. Giả sử P/E chuẩn được chọn theo trung bình ngành và có giá trị ước lượng là 22,2. Giá trị của cổ phiếu A được xác định bằng: So sánh với giá thị trường hiện tại (37,5$), A có thể là một cổ phiếu tốt để mua vào. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số P/E: Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức trong trường hợp cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ g không đổi vĩnh viễn sẽ giúp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng P/E. Chia 2 vế cho EPS kỳ vọng, kết quả sẽ là: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số P/E (ttheo): Biểu thức trên cho thấy P/E được xác định bởi: 1. Tỷ lệ chi trả cổ tức từ lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu (D1/EPS1). 2. Tỷ suất lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư đối với cổ phiếu (k). 3. Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức (g). Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số P/E (ttheo): Thông thường, tỷ lệ chi trả cổ tức thường khá ổn định. Do vậy, P/E chủ yếu phụ thuộc vào chênh lệch giữa k và g. Lưu ý rằng công thức trên chỉ được áp dụng cho trường hợp cổ tức tăng trưởng không đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp cổ tức tăng trưởng theo nhiều tỷ lệ khác nhau, k và g vẫn là các nhân tố tác động đến P/E. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Xác định P/E chuẩn: Để định giá cổ phiếu một cách phù hợp bằng cách sử dụng P/E, cần tiến hành theo các bước: 1. So sánh P/E của công ty với các P/E khác (P/E ngành, thị trường, hoặc của các công ty tương đương khác…) 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến P/E. → Chọn P/E chuẩn thích hợp (đảm bảo nhất quán với các nhân tố ảnh hưởng P/E). Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Xác định P/E chuẩn (ttheo): Ví dụ: Giả sử cần định giá một cổ phiếu A bằng cách sử dụng tỷ số P/E. Sau khi so sánh theo thời gian P/E của công ty với P/E ngành, thị trường, hoặc của các đối thủ cạnh tranh khác, kết quả cho thấy P/E của công ty luôn cao hơn so với ngành, thị trường, hoặc của các đối thủ cạnh tranh. Công việc tiếp theo phải làm là phân tích các nhân tố k và g. Nếu việc so sánh k và g của công ty với k và g của ngành, thị trường, hoặc đối thủ cạnh tranh cho thấy P/E của công ty cao hơn là hợp lý, khi đó giá trị P/E chuẩn sẽ được xác định dựa vào chính các thông tin của công ty. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Xác định P/E chuẩn (ttheo): Ví dụ (ttheo): Ngược lại, nếu việc so sánh k và g của công ty với k và g của ngành, thị trường, hoặc đối thủ cạnh tranh cho thấy P/E của công ty cao hơn là không hợp lý, điều này nghĩa rằng cổ phiếu A được định giá cao trên thị trường. Giá trị P/E chuẩn có thể sẽ được xác định từ ngành, thị trường, hoặc từ các đối thủ cạnh tranh. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 2. Kỹ thuật định giá so sánh (ttheo): Một số kỹ thuật định giá so sánh khác: ☺Định giá cổ phiếu dựa vào tỷ số P/BV: ☺Định giá cổ phiếu dựa vào tỷ số P/CF: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 3. Ước lượng tỷ suất lợi tức yêu cầu k và tỷ lệ tăng trưởng g: Tỷ suất lợi tức yêu cầu k và tỷ lệ tăng trưởng g là dữ liệu đầu vào quan trọng cho bất kỳ một kỹ thuật định giá nào. + Tỷ suất lợi tức yêu cầu: Tỷ suất lợi tức yêu cầu trên chứng khoán phải tương xứng với rủi ro của nó. Tỷ suất lợi tức yêu cầu có thể được xác định như là một hàm của các biến số sau: Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 3. Ước lượng tỷ suất lợi tức yêu cầu k và tỷ lệ tăng trưởng g (ttheo): Tỷ suất lợi tức yêu cầu = f(rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính…) hoặc Tỷ suất lợi tức yêu cầu = f(rủi ro hệ thống). Khi xác định tỷ suất lợi tức yêu cầu dựa vào rủi ro hệ thống, chúng ta có thể sử dụng các mô hình định giá cân bằng như CAPM hoặc APT. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 3. Ước lượng tỷ suất lợi tức yêu cầu k và tỷ lệ tăng trưởng g (ttheo): ki = Rf + βi[E(RM) - Rf] (CAPM) hoặc (APT) - Ước lượng các hệ số β như thế nào? - Ước lượng phần bù rủi ro nhân tố như thế nào? Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 3. Ước lượng tỷ suất lợi tức yêu cầu k và tỷ lệ tăng trưởng g (ttheo): + Tỷ lệ tăng trưởng g:  Nếu cổ tức tăng trưởng khá ổn định trong khoảng từ 5 đến 10 năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai (g) có thể được ước lượng từ tăng trưởng thực trong quá khứ (hg – historical growth) như sau: → g được điều chỉnh từ hg. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 3. Ước lượng tỷ suất lợi tức yêu cầu k và tỷ lệ tăng trưởng g (ttheo):  Tỷ lệ tăng trưởng g cũng có thể được ước lượng dựa vào các nhân tố cơ bản của công ty. g = ROE*b  Thông thường, khi ước lượng k và g, nên sử dụng đồng thời tất cả các kỹ thuật ước lượng. Giá trị k và g cuối cùng được sử dụng cho việc định giá sẽ được tính toán từ các giá trị k và g trong mỗi kỹ thuật ước lượng. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) 4. Kỹ thuật dự báo cơ bản được sử dụng trong đầu tư: Thành công trong đầu tư phụ thuộc rất lớn vào việc dự báo. Tuy nhiên, dự báo chính xác là điều không thể. Thay vì, chúng ta cố gắng đạt được các dự báo với sai số thấp nhất. + Dư báo dựa vào các giá trị trung bình lịch sử (trung bình cộng hoặc trung bình nhân). + Dự báo bằng cách sử dụng các mô hình kinh tế lượng. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo)  Nên sử dụng giá trị cổ phiếu được ước lượng bằng các kỹ thuật định giá như thế nào?  Phân tích chứng khoán, trong đó định giá là trung tâm, là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Phân tích chứng khoán không bao giờ là một quá trình chính xác. Khi chúng ta ước lượng giá trị nội tại của cổ phiếu, giá trị này luôn có một sai số. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo)  Nên đặt quyết định đầu tư trên cơ sở đánh giá chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu với giá trị ước lượng của nó.  Kinh nghiệm cho thấy nên sử dụng quy tắc 15%. Cụ thể, nếu giá trị ước lượng của cổ phiếu không lớn hơn hoặc nhỏ hơn 15% so với giá thị trường, không một quyết định mua, hay bán nào có thể được đảm bảo sẽ mang lại thành công. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo)  Thậm chí ngay cả khi quyết định đầu tư đã được thực hiện, chúng ta có đảm bảo chắc chắn sẽ thành công?  Ước lượng giá chứng khoán được thực hiện trên cơ sở những thông tin tốt nhất mà chúng ta tiếp cận được.  Bên cạnh những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu, còn những nhân tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu, chẳng hạn như tâm lý thị trường. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo)  Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng như các kênh thông tin khác, thông tin, bao gồm cả những thông tin giả mạo, được lan truyền rất nhanh chóng, và giá cổ phiếu cũng sẽ chịu tác động tương ứng. Đây là những vấn đề mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng cần phải quan tâm.  Liên hệ đến thị trường Việt Nam? Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) ☺ Phân tích các báo cáo tài chính phục vụ cho quyết định đầu tư: + Hệ thống các báo cáo tài chính: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Phân tích các tỷ số tài chính: * Nhóm các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn: - Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành. - Tỷ số khả năng thanh toán nhanh. - Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt. * Nhóm các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động: - Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Nhóm các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động (tt): - Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Vòng quay hàng tồn kho. - Vòng quay các khoản phải thu. * Nhóm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Phân tích DuPont: * Phân tích rủi ro: - Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn của lợi nhuận hoạt động mà công ty có thể nhận được bởi sự bất ổn định của doanh số và đặc điểm chi phí của công ty. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Ước lượng rủi ro kinh doanh từ dữ liệu quá khứ: Rủi ro kinh doanh = f(hệ số biến động của lợi nhuận) = Trong đó: - OEi: Lợi nhuận của công ty ở năm thứ i trong quá khứ. - : Lợi nhuận trung bình trong quá khứ của công ty Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận hoạt động: - Sự biến động của doanh số. - Đòn bẩy hoạt động. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Ước lượng biến động doanh số và đòn bẩy hoạt động từ dữ liệu quá khứ: Biến động doanh số = Trong đó: - Si: Doanh số của công ty ở năm thứ i trong quá khứ. - : Doanh số trung bình trong quá khứ của công ty. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) + Ước lượng biến động doanh số và đòn bẩy hoạt động từ dữ liệu quá khứ (ttheo): Đòn bẩy hoạt động = Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) - Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của lợi nhuận mà công ty có thể nhận được bởi việc sử dụng nợ vay của công ty. + Đo lường rủi ro tài chính: Sử dụng các tỷ số nợ và tỷ số phản ánh khả năng thanh toán lãi.  Lưu ý rằng: mức độ rủi ro tài chính có thể chấp nhận được của công ty phụ thuộc vào rủi ro kinh doanh của nó. Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Phân tích tiềm năng tăng trưởng: Tăng trưởng của một công ty phụ thuộc: - Tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh (b). - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (g) của công ty được xác định: g = ROE*b Khoa Tài chính - Ngân hàng * Phân tích và định giá cổ phiếu (ttheo) * Phân tích tiềm năng tăng trưởng (ttheo): Như đã thấy trong phân tích DuPont, ROE chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố. Do vậy, cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm xem xét các dữ liệu quá khứ và cả những dự báo trong tương lai) để tạo ra một ước lượng của ROE. -----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphan_tich_va_dinh_gia_co_phieu_5311.ppt
Tài liệu liên quan