Y khoa y dược - Tuyến giáp

Mỗi tuần, người cần 1mg iốt để tạo hormon giáp. Đề phòng thiếu iốt, muối ăn được iốt hóa, với 1 natri iodur trộn với 100.000 natri clorur. Iodur ăn vào được hấp thu qua ống tiêu hóa vào máu Phần lớn iodur này được bài xuất nhanh qua thận, và chỉ khoảng 1% được vận chuyển từ máu đến tế bào tuyến giáp, để tổng hợp hormon giáp.

pdf71 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Y khoa y dược - Tuyến giáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYẾN GIÁP Tuyến giáp nằm dưới thanh quản, hai bên và phía trước của khí quản Bài tiết hai hormon thyroxin (gọi là T3) và triiodothyronin ( T4). Nó còn bài tiết calcitonin, một hormon quan trọng trong chuyển hóa calci. Khoảng 93 % hormon được tuyến giáp bài tiết là thyroxin, và chỉ có 7 % là triiodothyronin. Phần lớn thyroxin thường được chuyển thành triiodothyronin trong các mô. Chức năng của hai hormon này là giống nhau Khác nhau về cường độ và thời gian tác dụng. Triiodothyronin mạnh hơn thyroxin 4 lần, số lượng nhỏ hơn tác dụng trong thời gian ngắn so với thyroxin. NHU CẦU IỐT CHO SỰ TẠO THÀNH HORMON GIÁP Mỗi tuần, người cần 1mg iốt để tạo hormon giáp. Đề phòng thiếu iốt, muối ăn được iốt hóa, với 1 natri iodur trộn với 100.000 natri clorur. Iodur ăn vào được hấp thu qua ống tiêu hóa vào máu Phần lớn iodur này được bài xuất nhanh qua thận, và chỉ khoảng 1% được vận chuyển từ máu đến tế bào tuyến giáp, để tổng hợp hormon giáp. Khoảng 93 % hormon giáp được tiết ra là thyroxin, 7% là triiodothyronin. Trong ít ngày, phần lớn thyroxin bị khử iốt một cách chậm để tạo thành triiodothyronin. Cuối cùng, hormon được phân phối tới các mô là triiodothyronin, mỗi ngày có khoảng 35 microgram. Sự vận chuyển thyroxin và triiodothyronin tới các mô Khi vào máu toàn bộ thyroxin và triiodothyronin kết hợp với nhiều protein huyết tương. Chúng kết hợp chính với globulin (thyroxin binding globulin), còn lại với prealbumin và albumin. Protein huyết tương ái lực cao với hormon giáp, đặc biệt là với thyroxin, nên được giải phóng vào các tế bào rất chậm. 50% thyroxin được giải phóng từ máu vào tế bào khoảng 6 ngày Triiodothyronin vì ái lực thấp hơn, nên 50% được giải phóng vào tế bào chỉ trong 1 ngày. Khi vào trong tế bào, cả hai hormon này lại gắn với protein trong tế bào, nên chúng được dự trữ lại. Khi tiêm một lượng lớn thyroxin vào người, chúng không có tác dụng trên chuyển hóa ngay trong 2 – 3 ngày đầu Do thời gian tiềm tàng dài, khi đã bắt đầu có tác dụng, nó tăng dần và đạt tới mức tối đa 10 – 12 ngày Thời gian bán hủy là 15 ngày. Một số hoạt động kéo dài, có khi tới 6-8 tuần. Tác dụng triiodothyronin nhanh hơn thyroxin 4 lần, với thời gian tiềm tàng ngắn từ 6 đến 12 giờ, và tác dụng tối đa trong từ 2 đến 3 ngày. Tác dụng làm tăng sao chép một số lớn gen Tác dụng hormon giáp là sao chép nhân của một số lớn gen. Một số lớn enzym protein, protein cấu trúc, protein vận chuyển, được tạo thành trong tế bào Kết quả là hoạt động chức năng toàn bộ cơ thể tăng lên. 90%hormon giáp gắn với thụ thể là triiodothyronin, chỉ có 10 % là thyroxin. Receptor hormon giáp gắn với chuỗi gen của DNA, khi nó kết hợp với hormon giáp, các Receptor được hoạt hóa và khởi đầu quá trình sao chép. Một số lớn các loại RNAtt được tạo thành, sau đó diễn ra quá trình dịch mã RNA ở ribosom mạng nội bào tương Tạo thành hàng trăm loại protein khác nhau trong tế bào. Tác dụng làm tăng hoạt động chuyển hóa của tế bào Hormon giáp tăng hoạt động chuyển hóa của toàn bộ tế bào cơ thể. Chuyển hóa cơ sở có thể tăng từ 60 đến 100 % bình thường, khi một lượng lớn hormon giáp được bài tiết. Mức tổng hợp protein tăng lên, đồng thời mức dị hóa protein cũng tăng. -Trên ty thể: chức năng chính của hormon giáp là tăng số lượng và hoạt động của ty thể Tăng tạo năng lượng dự trữ dưới dạng ATP. Khi nồng độ hormon giáp tăng cao trong máu, ty thể phình ra một cách bất thường Có sự mất cân đối giữa hai quá trình oxít hóa và phos-phoryl hóa, nó tạo ra một lượng lớn nhiệt nhưng rất ít ATP được dự trữ. Vận chuyển các ion qua màng tế bào: Hormon giáp hoạt hóa men Na, K-ATPase Làm tăng mức vận chuyển ion Na+ và K+ qua màng tế bào. Quá trình này sử dụng nhiều năng lượng,sinh nhiều nhiệt, đó là cơ chế mà hormon giáp làm tăng mức chuyển hóa của cơ thể. Tác dụng của hormon giáp trên sự phát triển cơ thể Hormon giáp có tác dụng đặc biệt trên sự phát triển cơ thể. Vd: hormon giáp có tác dụng trên sự biến hình, chuyển con nòng nọc có đuôi sống ở dưới nước thành con ếch không có đuôi sống trên cạn, Không có hormon giáp con nòng nọc không biến hình được. Ở người, hormon giáp làm phát triển cơ thể ở trẻ em Người bị suy giáp, mức phát triển chậm hẳn đi Người cường giáp, xương phát triển nhanh, làm cho trẻ em trở thành cao lớn hơn trước tuổi. Tác dụng quan trọng của hormon giáp là Làm phát triển bộ não trong thời kỳ bào thai, Trong những năm đầu sau khi sinh. Bào thai không bài tiết đủ thyroxin, sự phát triển và trưởng thành của não cả trước và sau khi sinh sẽ chậm đi, và não nhỏ hơn bình thường, ảnh hưởng trí tuệ. Tác dụng trên chuyển hóa gluxit Hormon giáp kích thích chuyển hóa gluxit: -Đưa nhanh glucoz vào tế bào -Tăng tiêu thụ glucoz -Tăng sinh đường mới -Tăng hấp thu glucoz từ bộ máy tiêu hóa -Tăng bài tiết insulin do đường huyết tăng Tác dụng trên chuyển hóa lipit Hormon giáp làm tăng sự huy động lipit từ mô mỡ Tăng nồng độ axít béo tự do trong huyết tương, T3, T4 thúc đẩy sự oxít hóa các axít béo tự do trong tế bào. Hormon giáp làm giảm số lượng cholesterol, phospholipit, và triglycerit Trong suy giáp, nồng độ cholesterol, phospholipit và triglycerit trong huyết tương tăng Gan dự trữ nhiều lipit, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Hormon giáp làm giảm nồng độ cholesterol huyết tương, Do nó làm tăng mức bài tiết cholesterol vào trong mật, trong phân. Nó làm tăng số thụ thể của lipoprotein có tỷ trọng thấp ở tế bào gan, dẫn đến sự bắt giữ các lipoprotein có tỷ trọng thấp từ huyết tương, và sự bài tiết cholesterol của lipoprotein do tế bào gan. Tác dụng trên nhu cầu các vitamin Hormon giáp làm tăng số lượng các enzym Vitamin là thành phần chính của các enzym, nên nó làm tăng nhu cầu các vitamin. Do đó khi tăng bài tiết hormon giáp, sẽ gây thiếu tương đối các loại vitamin. Tác dụng trên trọng lượng cơ thể Tăng hormon giáp thường làm giảm trọng lượng cơ thể Suy giáp làm tăng trọng lượng cơ thể, do nó tác dụng đến chuyển hóa cơ thể. Tác dụng trên hệ tuần hoàn - Dòng máu và lưu lượng tim: Tăng chuyển hóa trong mô  tăng sử dụng oxy, tạo ra s. phẩm chuyển hóa tế bào. S.phẩm này gây giãn mạch->tăng dòng máu, đặc biệt là tăng dòng máu ở da, do nhu cầu thải nhiệt. Tăng dòng máu ngoại biên-> lưu lượng tim tăng Đôi khi tăng đến 60 % hơn bình thường Suy giáp, lưu lượng tim có thể giảm 50 % - Nhịp tim: Hormon giáp làm tăng nhịp tim, do tác dụng trực tiếp đến tính chịu kích thích của tim Tác dụng gián tiếp qua hệ giao cảm. -Áp suất động mạch: Áp suất động mạch trung bình thường không thay đổi. Tuy nhiên, vì nó làm tăng nhịp tim, nên áp suất tâm thu tăng, nhưng vì nó làm giãn mạch ngoại biên, nên áp suất tâm trương giảm tương ứng. Tác dụng trên hô hấp Hormon giáp làm tăng chuyển hóa, nên sử dụng oxy tăng và tạo ra nhiều CO2. CO2 có tác dụng làm tăng nhịp và độ sâu của hô hấp, thông qua các trung tâm điều hòa. Tác dụng trên tiêu hóa Hormon giáp làm tăng cả mức bài tiết các dịch tiêu hóa và cử động của đường tiêu hóa Nhu động mạnh có thể gây tiêu chảy. Thiếu hormon giáp thường gây táo bón. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương Hormon giáp tăng hoạt động của não và hệ thần kinh Người cường giáp, hệ thần kinh bị kích thích mạnh, có khuynh hướng thần kinh tâm lý như lo lắng, bực tức quá mức. Khi suy giáp hoạt động này giảm. Tác dụng trên chức năng của cơ Tăng nhẹ hormon làm cho cơ hoạt động mạnh Lượng hormon cao, cơ trở nên yếu, vì protein cơ bị dị hóa quá mức. Mặt khác khi suy giáp, cơ trở nên chậm chạp, và chúng giãn chậm sau khi co. Run cơ: Dấu hiệu đặc biệt của cường giáp là run cơ nhanh, với tần số chừng 10-15 lần/s Không phải run kiểu bệnh Parkinson. Run cơ có thể thấy rõ bằng cách đặt một tờ giấy trên các ngón tay, và xem mức độ rung của tờ giấy. Run là do tăng tính dẫn truyền của các xináp của các neuron vùng tủy mà nó kiểm soát trương lực cơ. Run là dấu hiệu quan trọng đánh giá mức độ tác dụng của hormon giáp trên hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhân thường xuyên mệt và khó ngủ. Tác dụng trên các tuyến nội tiết khác Hormon giáp làm tăng mức bài tiết các tuyến nội tiết khác. Cường giáp làm tăng glucoz huyết-> tuyến tụy tiết nhiều insulin. Hormon giáp làm tăng chuyển hóa liên quan đến sự tạo xương Tăng lượng glucocorticoit của tuyến thượng thận->tới kích thích tuyến yên trước bài tiết nhiều ACTH Kích thích tuyến vỏ thượng thận bài tiết nhiều glucocorticoit. Tác dụng trên chức năng sinh dục Ở nam giới, thiếu hormon giáp sẽ làm mất khả năng sinh dục, còn cường giáp gây ra bất lực sinh dục. Ở phụ nữ, thiếu hormon giáp gây nên rong kinh và chảy máu nhiều, mất khả năng sinh dục. Còn cường giáp gây ít kinh, đôi khi không có kinh. SỰ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMON GIÁP - Hormon giáp được điều hòa mức bài tiết bởi hormon TSH của tuyến yên trước, và TSH lại được điều hòa bài tiết bởi hormon TRH ở vùng dưới đồi TRH có tác dụng kích thích yên trước bài tiết TSH, chất này kích thích tuyến giáp, làm tăng kích thước và số lượng tế bào giáp, và làm tăng giải phóng hormon giáp vào máu. Khi hormon giáp tăng lên trong máu, nó lại gây ức chế trở về tuyến yên trước và vùng dưới đồi. Khi bị lạnh, hay xúc cảm cũng gây giải phóng TRH và TSH Làm tăng bài tiết hormon giáp, để tăng sản nhiệt chống lạnh. CÁC BỆNH CỦA TUYẾN GIÁP Cường giáp Cường giáp, tuyến giáp tăng kích thước từ 2-3 lần Tế bào tăng sinh và tăng mức bài tiết lên gấp từ 5 đến 15 lần so với bình thường. Thay đổi của tuyến giáp tương tự như khi tuyến yên bài tiết quá nhiều TSH. Thyroid stimulating immunoglobulin: TSI là kháng thể globulin miễn dịch, nó cũng gắn với thụ thể màng của TSH. Khi gắn, chúng gây ra hoạt hóa liên tục hệ thống cAMP của tế bào, dẫn đến cường giáp. Những kháng thể này được gọi là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp Chúng có tác dụng kích thích kéo dài trên tuyến giáp, gấp 12 lần so với TSH, đồng thời mức hormon giáp cao, có tác dụng ức chế tuyến yên, giảm bài tiết TSH. Là một bệnh tự miễn, ở người tế bào giáp bài tiết quá nhiều kháng nguyên, dẫn đến sự tạo thành kháng thể chống lại ngay chính tuyến giáp. Cường giáp còn do u của tổ chức giáp, nó bài tiết một lượng lớn hormon giáp. Bệnh này khác với bệnh tự miễn là, phần u thì bài tiết quá nhiều hormon giáp, còn phần lành còn lại thì hầu như bị ức chế hoàn toàn, vì tuyến yên bị ức chế, nên không bài tiết TSH. Các triệu chứng của cường giáp Các triệu chứng của cường giáp: Tăng sản nhiệt Không chịu được nóng Chuyển hóa cơ sở tăng cao Thần kinh bị kích thích Tăng tiết mồ hôi, giảm cân nặng Yếu cơ Rối loạn thần kinh và tâm thần Người mệt mỏi, khó ngủ, và run tay. Triệu chứng lồi mắt: 1/3 người cường giáp Nhãn cầu bị lồi ra phía trước Một số người bị lồi mắt nặng Làm kéo căng dây thần kinh thị giác-> dẫn đến mù. Tổn thương mắt thường xuyên gây ra Mí mắt không đóng kín được khi chớp mắt hay khi ngủ Bề mặt biểu mô mắt trở nên khô, và thường dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến loét giác mạc. Nguyên nhân lồi mắt do phù các tổ chức sau nhãn cầu Đẩy nhãn cầu ra phía trước, thoái hóa của các cơ ngoài mắt. Ở phần lớn bệnh nhân, có thể thấy nhiều globulin miễn dịch trong máu, mà nó phản ứng với các cơ mắt. Vì vậy có thể tin rằng, lồi mắt cũng như cường giáp, là một quá trình tự miễn. Suy giáp Là bệnh tự miễn, chống lại tuyến giáp Bệnh phá hủy tuyến giáp thay vì kích thích. Tuyến giáp bị viêm, dẫn đến hủy hoại và xơ hóa tuyến, Kq giảm hay ngừng bài tiết hormon giáp. Còn nhiều loại suy giáp khác lại phát triển tuyến giáp quá mức, gọi là bướu giáp. Vùng núi và trung du, trong đất và thực phẩm thiếu iốt, do đó tuyến giáp bắt giữ được rất ít iốt Không đủ để tạo ra các hormon T4 và T3 Thiếu hormon giáp, nên không ức chế tuyến yên, nó tiết nhiều TSH Kích thích tuyến giáp, do đó tuyến giáp tăng sinh và tiết nhiều chất keo thyro-globulin Làm cho tuyến nở to, từ 10 đến 20 lần Gọi là bướu cổ địa phương. Đề phòng bằng cách ăn muối có iốt. Các triệu chứng của suy giáp bao gồm: Người mệt mỏi, buồn ngủ Ngủ từ 12 đến 14 giờ một ngày Cơ yếu nhiều Nhịp tim chậm Giảm lưu lượng tim Giảm thể tích máu Tăng trọng, táo bón, tinh thần chậm chạp Suy chức năng dinh dưỡng của cơ thể, như kém phát triển lông, tóc, móng. Trường hợp nặng-> bị phù niêm dịch Bệnh có quầng lớn dưới mắt, mặt phù. Làm dịch khe tăng lên. Vì bản chất gel của dịch, nên chúng không di động Thuộc loại phù cứng, ấn không lõm. Bệnh xơ vữa động mạch trong suy giáp: Thiếu hormon giáp làm tăng lượng cholesterol máu Gan giảm sự bài xuất cholesterol vào mật. Tăng cholesterol máu thường kết hợp với sự tăng xơ vữa động mạch, Dẫn đến tai biến mạch vành tim. Bệnh đần độn Suy giáp bào thai, sau khi sinh, tuổi thơ ấu, sẽ làm cơ thể không phát triển Đặc biệt là não không phát triển, làm tinh thần, trí khôn rất chậm chạp, được gọi là bệnh đần. Nguyên nhân: Thiếu tuyến giáp bẩm sinh Khiếm khuyết về di truyền tuyến giáp Thiếu iốt trong khẩu phần ăn. Sự trầm trọng của bệnh do mức độ thiếu iốt, và mức thiếu hormon giáp Thường nặng hơn ở người lớn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuyen_giap_y_khoa_14_3_2011_5539.pdf
Tài liệu liên quan