Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
Qui hoạch xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ là một vấn đề phức tạp. Để giải
quyết nó một cách triệt để, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề tổng hợp về kinh tế, kỹ
thuật. Trong phạm vi giáo trình này, chỉ trình bày những nội dung cơ bản, tổng quát nhất,
để bạn đọc hiểu một cách tổng thể về qui hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ
từ đó chọn kiểu công trình nâng, hạ tàu thích hợp nhất.
13 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-1
Chương 2
VẤN ĐỀ QUY HOẠCH NHÀ MÁY ĐÓNG
MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY.
Qui hoạch xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ là một vấn đề phức tạp. Để giải
quyết nó một cách triệt để, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề tổng hợp về kinh tế, kỹ
thuật. Trong phạm vi giáo trình này, chỉ trình bày những nội dung cơ bản, tổng quát nhất,
để bạn đọc hiểu một cách tổng thể về qui hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ
từ đó chọn kiểu công trình nâng, hạ tàu thích hợp nhất.
2.1. Cơ sở để chọn địa điểm xây dựng nhà máy.
Địa điểm xây dựng nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ có một số yêu cầu
khác nhau sau đây: Các nhà máy sửa chữa thường được bố trí gần cảng lớn, bởi vì ở cảng
lớn có một số lượng lớn các tàu ra vào và là đầu mối giao thông sắt, thuỷ, bộ. Đối với nhà
máy đóng mới thì không nhất thiết phải bố trí ở gần cảng lớn, mà chỉ cần bố trí sao cho
gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Tuy có những điểm khác nhau ở trên, song nói
chung là giống nhau và thoả mãn một số yêu cầu sau đây:
1) Mặt bằng xây dựng: Mặt bằng xây dựng là yếu tố cơ bản đầu tiên và phải bảo
đảm những yêu cầu sau:
- Phải có kích thước đủ rộng để có thể bố trí tất cả các phân xưởng, các công
trình, thiết bị của nhà máy, đồng thời có xét đến khả năng phát triển trong tương
lai;
- Mặt bằng nhà máy phải có cao độ bảo đảm không ngập nước khi triều lên,
hoặc khi nước dâng;
2) - Khu nước: phải bảo đảm 3 yêu cầu:
- Độ sâu khu nước phải đủ để tàu lớn nhất cần sửa chữa có thể ra vào được trong
thời kì mùa kiệt;
- Chiều rộng phải đủ để tàu ra vào, neo đậu trước và sau khi sửa chữa;
- Phải được bảo vệ yên tĩnh tránh sóng, gió và dòng chảy. Nếu không có điều
kiện lợi dụng điều kiện tự nhiên thì phải xây dựng các công trình bảo vệ khu
nước.
3) - Đường bờ: phải ổn định, nghĩa là đường bờ phải được bảo vệ bằng các công
trình gia cố bờ, công trình thoát nước... để giữ cho bờ không bị xói lở hoặc trượt.
4) - Địa chất: khu xây dựng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn dạng kết cấu
công trình và biện pháp thi công, do đó ảnh hưởng lớn tới giá thành xây dựng
chung. Do vậy, khi chọn vị trí xây dựng, cố gắng chọn nơi có địa chất tốt.
5) - Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng: phải gần nơi xây dựng nhà máy.
6) - Giao thông: phải thuận tiện.
7) - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: đảm bảo cho nhà máy hoạt động trong thời
kỳ khai thác.
8) - Nguồn nhân lực.
2.2. Nguyên tắc bố trí công trình nâng, hạ tàu.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-2
Công trình thuỷ công là công trình trung tâm của nhà máy, nên khi bố trí phải ưu
tiên số một, trên cơ sở đã bố trí công trìng thuỷ công sẽ bố trí các bộ phận khác của nhà
máy để tạo thành dây chuyền sản xuất hợp lý và thuận tiện. Khi bố trí công trình thuỷ
công phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
9) Các công trình thuỷ công phải được đặt tại nơi có địa chất tốt, có điều kiện địa
hình, khí tượng thuỷ văn thuận lợi.
10) Các bộ phận của nhà máy phải được bố trí sao cho chúng có liên hệ chặt chẽ
với nhau và phải phù hợp với công nghệ sản xuất, trong đó công trình thuỷ công
là trung tâm của cả nhà máy.
11) Giao thông trong và ngoài nhà máy phải thuận tiện. Giao thông trong nhà máy
chủ yếu phục vụ công tác vận chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm từ kho
bãi vào các phân xưởng và từ các phân xưởng đến các công trình thuỷ công.
Trong đó hệ thống vận chuyển các phân đoạn thân tàu trong dây chuyền sản xuất
là quan trọng nhất. Vì vậy để đảm bảo thuận tiện cho hệ thống giao thông trong
xưởng, ta phải chọn cao trình bệ và cao trình mặt xưởng như nhau. Còn giao
thông ngoài xưởng chủ yếu chuyên chở nguyên vật liệu và thiết bị máy móc.
Mạng lưới giao thông trong xưởng phải được nối liền với mạng lưới quốc gia.
12) Chiều dài bờ phải đủ, diện tích khu nước phải đủ để bố trí bến trang trí và phải
được bảo vệ tránh sóng gió, tạo ra khu nước yên tĩnh.
13) Việc chọn loại công trình thuỷ công phải phù hợp với dây chuyền sản xuất và
phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng.
2.3.Mặt bằng tổng thể của nhà máy đóng tàu.
Tất cả các ngành công nghiệp hiện nay đều tiến dần tới chuyên môn hoá các khâu
sản xuất và định hình hoá sản phẩm được chế tạo.
Trong công nghiệp đóng tàu cũng vậy phương pháp dây chuyền phân đoạn đã
được áp dụng rộng rãi để đóng tàu, chủ yếu là đóng hàng loạt loại tàu vừa và nhỏ. Để áp
dụng phương pháp này, người ta cũng đã chuyên môn hoá các phân xưởng và định hình
hoá tàu được đóng. Bởi vậy mặt bằng tổng thể của nhà máy trước hết phụ thuộc vào dây
chuyền công nghệ sản xuất, nghĩa là phụ thuộc vào việc lựa chọn và bố trí các công trình
thuỷ công và các loại công việc được hoàn thành trên chúng vv... sao cho hiệu suất lao
động cao và giá thành sản phẩm hạ (Tức là tạo được dây chuyền công nghệ sản xuất nhịp
nhàng hợp lý).
Việc bố trí mặt bằng một nhà máy rất phức tạp vì phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ
thuật về nhiều mặt để bảo đảm:- Vốn đầu tư ít;- Giá thành sản phẩm hạ;- Hiệu suất lao
động cao;- Thời gian hoàn thành một con tàu ngắn nhất (theo nhiệm vụ thiết kế hàng
năm).
ở đây chúng ta không đủ điều kiện để phân tích về các mặt ấy mà chỉ nghiên cứu
một số phương án "Mẫu" để áp dụng và qua đó cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh thực
tế từng trường hợp cụ thể . Sau đây, là các phương án dùng cho các nhà máy đóng tàu
chở hàng khô có trọng lượng toàn bộ 14.000 - 16.000 tấn.
2.3.1. Các phương án mẫu.
14) Phương án I: Đóng tàu trên bệ có 2 dây chuyền công nghệ sản xuất, công trình
hạ thuỷ là ụ nước có 2 buồng.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-3
Trong phương án I tổ hợp các công trình gồm có: phân xưởng lắp ghép phân đoạn,
thiết bị vận chuyển, phân xưởng đóng tàu, ụ nước 2 buồng, và bến trang trí. Phân xưởng
đóng tàu là 2 bệ hở kích thước 230 x 26 m, 7 cần trục cổng, 1 cái ở bến trang trí và 6 cái
ở bệ (2 cái sức nâng 80T, 4 cái sức nâng 30T), 1 ụ nước, 2 vị trí đặt tàu dài 180 m, chiều
rộng buồng trên là 64 m. Phương án này cũng có thể dùng để sửa chữa tàu. Nó có ưu
điểm là bố trí 2 dây chuyền sản xuất nên thành phẩm nhiều, song có nhược điểm là phân
xưởng đóng tàu (bệ) không có mái che, mặt khác ụ nước là công trình đắt và khó xây
dựng.
15) Phương án II: Phương án II cũng dùng bệ và ụ nước 2 buồng, nhưng bệ có mái
che.
Phương án II khác phương án I ở chỗ phân xưởng đóng tàu (bệ) có mái che. Điều
này tạo điều kiện sản xuất thích hợp hơn, có thể sử dụng cần trục cầu thay cho cần trục
cổng.
Hình 2- 1 Phương án I
16) Phương án III: Phương án III cho phép đóng tàu trên một bệ nằm ngang không
có mái che chỉ có một dây chuyền công nghệ sản xuất, công trình thuỷ công là ụ
nước một buồng, kích thước bệ 400 x 26 m, ụ nước một buồng dài 180 m, chiều
rộng bậc trên 56 m. (Hình II-2).
17) Phương án IV: Phương án IV tương tự phương án III chỉ khác là bệ đóng mới
có mái che.
18) Các phương án V-VIII: Tương tự các phương án I-IV chỉ khác là công trình hạ
thuỷ là ụ nổi di động.
- Phương án V: Đóng tàu trên bệ nằm ngang theo 2 dây chuyền sản xuất. Hạ
thuỷ dùng ụ nổi, (xem H.II-3).
- Phương án VI: Đóng tàu trên bệ nằm ngang, dùng triền 2 tầng xe để hạ thuỷ
tàu. (xem H.II-4).
- Phương án VII: Đóng tàu trong 2 ụ khô. (xem H.II-5).
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-4
19) Các phương án VIII-XII: cũng lặp lại phương án I-IV nhưng khác là công trình
hạ thuỷ là triền 2 tầng xe.
20) Phương án XIII: Tổ hợp các công trình gồm có: phân xưởng lắp ghép phân
đoạn, thiết bị vân chuyển, phân xưởng đóng tàu gồm 2 bệ hở mỗi bệ dài 190 m,
rộng 28 m, độ sâu nước trong ụ 9m. Máy nâng thuỷ lực có sức nâng 1.500T. Ưu
điểm chủ yếu của phương án này là sự phối hợp của bệ với công trình hạ thuỷ và
khả năng sử dụng ụ khô để sửa chữa tàu.
Hình 2- 2 Phương án III
Nhược điểm của phương án này là có máy nâng thuỷ lực phức tạp, giá thành của ụ
tương đối lớn và tổ chức sản xuất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu (điều này ở các nước
sứ lạnh rất đáng lưu ý).
21) Phương án XIV: Phương án này khác với phương án trên ở chỗ ụ khô có mái che
và trang bị cần trục cầu.
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu 13 phương án. Tất cả đều cho ta những dây
chuyền
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-5
Hình 2- 3 Phương án V
Hình 2- 4 Phương án VI
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-6
Hình 2- 5 Phương án VII
Công nghệ sản xuất hợp lý. Bây giờ chúng ta hãy phân tích về giá thành xây dựng
nhà máy, vì vốn đầu tư là một trong những chỉ tiêu cơ bản để chọn phương án mặt bằng.
Vốn đầu tư của các bộ phận trong tổ hợp công trình của các phương án có thể tham khảo
bảng (II-1) có tính chất phương hướng (với tất cả các phương án có cùng điều kiện tự
nhiên). Bởi vậy giá thành này sẽ thay đổi tuỳ theo điều kiện tự nhiên của mặt bằng xây
dựng.
Vốn đầu tư được nghiên cứu trên đây cũng chưa kể đến điều kiện thi công, đường
giao thông bên ngoài và các chi phí khác.
Qua số liệu ở bảng (II-1) cho thấy rằng, nếu công trình nâng tàu là ụ khô thì vốn
đầu tư của nhà máy sẽ là lớn nhất, sau đó là ụ nước và sau cùng - rẻ nhất là dùng ụ nổi và
triền. Sự tương tự về sơ đồ công nghệ sản xuất và các công trình chủ yếu của nhà máy chỉ
ra rằng vốn đầu tư của các công trình và các phân xưởng riêng rẽ dao động trong phạm vi
khá lớn. Bởi vậy khi chọn công trình nâng, hạ tàu và dây chuyền công nghệ sản xuất
trong mặt bằng tổng thể của nhà máy cần phải lưu ý mấy điểm:
- Công trình nào đắt nhất thì sử dụng ít nhất vì rằng nếu cùng hoàn thành những
nhiệm vụ tương tự thì rõ ràng là phương án nào ít dùng công trình đắt tiền, phương án ấy
sẽ rẻ.
- Một công trình nâng, hạ tàu phục vụ càng nhiều bệ thì vốn đầu tư càng hạ. Điều
này được giải thích bằng hiệu suất làm việc của nó. Công trình nâng, hạ tàu càng phục vụ
nhiều bệ có nghĩa là hiệu suất làm việc của nó càng cao và ngược lại, phục vụ ít bệ thì
hiệu suất làm việc thấp.
- Bệ có mái che rẻ hơn bệ không có mái che, vì cần trục cổng dùng trong bệ hở đắt
hơn cần trục cầu trong bệ có mái che.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-7
Bảng 2 - 1 Bảng tỷ số giá thành giữa các bộ phận trong đó các phương án đã nêu
Các
PA
Tỷ số giá thành giữa các bộ phận trong phương án (%)
PX lắp
ghép
ph. đoạn
Đường và
th.bị v/ch.
phân
đoạn
Bệ
đóng
tàu
Th. bị
v/ch.
tàu
Công
trình hạ
thuỷ tàu
Bến
trang trí
Th.bị
kéo và
v/ch.
Nhà sinh
hoạt và
phục vụ
Tổng
cộng
Tỷ số giá
thành so
với pa II
ụ nước
I 23.5 1.2 26.3 0.2 36.2 3.8 3.8 5.0 100. 102.
II 23.9 1.2 24.9 0.2 37. 3.9 3.9 5.0 100 100.
III 27.2 1.4 24.2 0.3 32.6 4.4 4.4 5.5 100 88.
IV 26.5 1.4 26.2 0.3 31.6 4.3 4.3 5.4 100 102.
ụ nổi
V 29.9 1.5 31.1 0.3 24.4 4.5 4.5 5.9 100 86.
VI 28.4 1.5 29.7 0.3 24.9 4.6 4.6 6.0 100 84
VII 29.8 1.5 26.7 0.3 25.7 4.8 4.8 6.4 100 80.
VIII 29.1 1.4 18.6 0.3 25. 4.7 4.7 6.2 100 88.
Triền
IX 27.2 1.4 30.4 0.3 26.4 4.4 4.4 5.5 100 89
X 27.7 1.4 28.9 0.3 26.9 4.5 4.5 5.8 100 87
XI 29.9 1.5 26.6 0.3 26.1 4.7 4.7 6.2 100 81
XII 28.8 1.5 28.6 0.3 25.3 4.7 4.7 6.1 100 83.
ụ khô
XIII 18.3 0.9 5.9 12.1 53.5 3.0 2.4 3.9 100 131
XIV 19.8 1.0 - 13. 56.5 3.2 2.5 4.0 100 121.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-8
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu một số phương án về dây chuyền công nghệ sản
xuất. Bây giờ chúng ta xem xét tiếp một vài ví dụ về mặt bằng tổng thể của nhà máy
đóng tàu đang được khai thác.
Mặt bằng chính của nhà máy đóng loại tàu có trọng tải lớn. (Trọng lượng hạ thuỷ
trên 7.000 tấn).
Ví dụ thứ nhất - hình (II-6).
Các phân đoạn đã được chế tạo sẵn được chuyển tới vị trí đầu các bệ bằng các xe
vận chuyển phân đoạn. Sau đó, các phân đoạn được cẩu xuống để lắp ráp thân tàu. Thân
tàu được lắp ở bệ sẽ được chuyển lên xe chở tàu và chuyển vào buồng ụ nước, ụ nổi hay
công trình thuỷ công nào đó để hạ xuống nước. Loại nhà máy này thường được áp dụng
cho công tác đóng tàu loại vừa và nhỏ.
Hình 2- 6 Nhà máy đóng tàu vửa và nhỏ
1- U nước; 2 - Xe lớn vận chuyển tàu; 3 - Bệ; 4 -Xe vận chuyển phân đoạn;
5 - Phân xưởng lắp ráp phân đoạn; 6 - Phân xưởng chế tạo; 7 - Bến trang trí.
Ví dụ thứ hai - hình (II-7).
Sơ đồ công nghệ đóng tàu theo phương pháp lắp ghép các phân đoạn, mỗi phân
đoạn có trọng lượng 600T, tàu được đóng trong ụ khô có chiều dài 240m, chiều rộng
38m, tiếp giáp với ụ là hai phân xưởng hàn lắp ghép. Nguyên vật liệu được vận chuyển từ
phân xưởng hàn phân đoạn tới ụ bằng hai tuyến vận tải song song. Cần cẩu phục vụ lắp
ráp phân đoạn có thể ra vào phân xưởng để cẩu những khối có trọng lượng 120T và
chuyển ra bãi (12), ở bãi có trang bị hai cần trục con dê có sức nâng 120T để ghép khối
có trọng lượng đến 240T rồi chuyển qua bãi (13) để ghép khối có trọng lượng 600T, vì ở
đây có hai cần trục 300T.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-9
Hình 2- 7 Mặt bằng tổng thể của nhà máy đóng tàu ở Kôpenhaghen -Đan mạch
1- ụ nổi; 2 - ụ khô; 3 - triền; 4 - ụ khô cũ; 5 - xưởng gia công thân tàu cũ;
6 - bệ; 7 - phân xưởng hàn phân đoạn cũ; 8- phân xưởng hàn phân đoạn số 1; 9 -
phân xưởng hàn phân đoạn số 2; 10 - xe vận chuyển; 11 - cần trục 120T; 12 - bãi
trung gian cho khối 240T ; 13 - bãi cho khối 600T; 14 - cân trục trọng tải 300T; 15 -
bãi trung gian; 16 - ụ đóng tàu có chiều dài 240m, rộng 38m; 17 - phân xưởng lắp
khoang đáy;18 - kho.
Ví dụ thứ ba
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-10
Hình 2- 8 ). Mặt bằng tổng thể của nhà máy đóng tàu ở Sacai - Nhật bản.
1- bến để dỡ thép; 2- kho thép; 3- khu phân xưởng vỏ tàu; 4- cần trục 120T;
5- cần trục cảng 200T; 6- cần trục cảng 15T; 7- bãi; 8- ụ khô;
9- phân xưởng ghép phân đoạn.
Ví dụ bốn - Hình ( II - 9 ).
Qua các ví dụ về việc bố trí mặt bằng của nhà máy ta có mấy nhận xét sau:
22) Giao thông trong xưởng chủ yếu dùng đường sắt và xe vận chuyển;
23) Khi đóng tàu lớn thường dùng ụ khô, còn đối với tàu vừa và nhỏ thường dùng ụ
nước hay triền. Bởi vì trong hệ thống ụ nước và triền có thiết bị chở cả con tàu
(phần vỏ) mà sức chở của chúng bị hạn chế, mặt khác, ụ khô hạ thuỷ tàu an toàn
hơn hai loại kia.
24) Cả bốn ví dụ đều có dây chuyền công nghệ sản xuất hợp lý, chiều dài bến trang
trí tuỳ theo khối lượng công việc được tính toán, nếu chiều dài bờ không đủ thì
bố trí loại bến nhô. Trừ bệ (hoặc ụ) còn hầu hết các phân xưởng khác đều có mái
che.
25) Cả bốn ví dụ đều phải dùng xe vận chuyển, nhưng với ụ khô chỉ dùng để chở các
phân đoạn, còn hai loại công trình kia thêm xe chở tàu (phần vỏ) nên trong hai ví
dụ sau phải dùng cả hai loại xe vận chuyển (lớn và nhỏ).
26) Mặt bằng nhà máy gọn, vuông vắn, thu hẹp trong khu đất qui định.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-11
Hình 2- 9 Mặt bằng tổng thể nhà máy đóng tàu ở Kile - Cộng hoà liên bang Đức.
1- phân xưởng cơ khí; 2- phân xưởng mộc; 3- ụ nổi; 4- bến trang trí; 5- phân xưởng
lắp ghép phân đoạn; 6- ụ sửa chữa; 7- bệ; 8- bãi lắp ghép; 9- cần trục 300T; 10- ụ
khô; 11- phân xưởng hàn; 12- phân xưởng chế tạo ống; 13- phân xưởng vỏ; 14- kho
thép.
Trên đây là một số ví dụ điển hình, chúng ta có thể tham khảo và sửa đổi cho phù
hợp với điều kiện địa hình, điều kiện thi công, vốn đầu tư công nghệ sản xuất của nhà
máy và các điều kiện khác.
2.4. Bố trí mặt bằng tổng thể của nhà máy sửa chữa tàu thuỷ.
Việc bố trí mặt bằng nhà máy sửa chữa khác với nhà máy đóng mới chủ yếu là
trong nhà máy đóng mới thực hiện dây chuyền công nghệ sản xuất theo 1 chiều nhất
định và mọi động tác cứ lặp đi lập lại hoàn toàn theo một trình tự như nhau, còn với nhà
máy sửa chữa thì dây chuyền công nghệ sản xuất thực hiện theo 2 chiều, tức là từ cầu tàu,
các máy móc thiết bị được tháo dỡ ra đưa vào các phân xưởng, con tàu được đưa lên bệ.
Sau đó (khi sửa chữa xong), con tàu được hạ thuỷ và lắp ráp máy móc tại bến trang trí.
Mặt khác công việc sửa chữa tuy cũng theo các trình tự và thao tác như nhau nhưng
không hoàn toàn lặp lại như cũ và không thể theo 1 nhịp điệu sít sao như trong nhà máy
đóng mới vì mức độ hư hỏng và yêu cầu sửa chữa sẽ khác nhau tuỳ theo từng con tàu. Do
đó, việc bố trí mặt bằng của nhà máy sửa chữa khó có thể đưa ra những phương án
"Mẫu" như trong nhà máy đóng mới.
Nguyên tắc cơ bản để bố trí mặt bằng của nhà máy sửa chữa là:
- Bảo đảm việc nâng, hạ tàu an toàn và thuận tiện.
- Việc chuyển tàu từ vị trí này đến vị trí khác (từ dưới nước lên bờ, từ triền vào
bệ và ngược lại) thuận lợi, dễ dàng và ít tốn sức lao động.
- Việc liên hệ giữa kho bãi với các phân xưởng, giữa các phân xưởng với công
trình thuỷ công thuận tiện.
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-12
Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu 1 số ví dụ về mặt bằng chính của nhà máy, qua
đó phân tích và chọn điền kiện áp dụng.
Ví dụ thứ nhất - hình (II-10).
Mặt bằng tổng thể của 1 nhà máy sửa chữa tàu loại vừa. Dùng triền ngang và
tuyến bờ hạn chế nên bến trang trí dùng loại bến khô.
Hình 2- 10 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy sửa chữa loại tàu vừa và nhỏ
1- ụ nổi; 2- kho; 3- phẫn xưởng; 4- khu phụ; 5- bệ; 6- triền; 7- bến trang trí.
Ví dụ thứ hai - Hình (II-11).
Hình 2- 11 Mặt bằng tổng thể nhà máy sửa chữa tàu ở Lisnave - Thổ nhĩ kỳ.
1- ụ khô 520x97m; 2- phân xưởng ụ; 3- kho thép; 4- phân xưởng hàn;
5- ụ khô 266x42m; 6,7- ụ khô (350+245)x54m; 8- phân xưởng sửa chữa;
Chương 2 Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy
2-13
9- khu phục vụ; 10- phân xưởng cơ khí; 11- bến trang trí.
Ví dụ thứ ba - Hình (II-12).
Hình 2- 12 Mặt bằng tổng thẻ nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu ở Iôkôgama -
Nhật bản
1- bến nhô; 2- kho vật liệu; 3- phân xưởng sửa chữa; 4- nhà làm việc; 5- ụ khô để
sửa chữa; 6- ụ khô để đóng mới; 7- bãi; 8- khu phân xưởng lắp ghép; 9- ụ khô đóng
mới; 10-kho thép; 11- bến để bốc thép.
Ví dụ thứ tư - Hình (II-13)
Hình 2- 13 Sơ đồ nguyên tắc triền ngang có sức nâng lớn.
1- Xe chở tàu trên mái nghiêng; 2- Cửa qua đê quai xanh; 3-Đê quai xanh; 4-Đường
để chuyển tàu lên xe chở tàu; 5- Xe chở tàu tự hành; 6- Nhà tời cho xe (1); 7- Bệ; 8-
Bến; 9- Nhà xưởng .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề quy hoạch nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.pdf