Vai trò của đê chắn sóng với bể cảng

. Cảng biển và phân loại. Cảng biển là một đầu mối giao thông, được kết hợp các công trình xây dựng và thiết bị đảm bảo cho tàu đậu an toàn, đồng thời cho phép bốc dỡ hàng hoá nhanh và thuận tiện. Cảng biển khác cảng sông và cảng hồ là chỉ cho phép neo đậu tàu biển, không neo cập tàu sông và tàu pha sông biển. Về mặt tác động, nó chịu các yếu tố tự nhiên của động lực biển như sóng, bão, thuỷ triều, hải lưu, nước dâng, chuyển động của bùn cát ven bờ, nước ngầm, động đất - sóng thần . Các yếu tố này so với các yếu tố tác động vào cảng sông thì mạnh và nguy hiểm gấp nhiều lần. Về mặt quy mô hiện đại thì cảng biển vượt trội so với cảng sông và cảng hồ, không những về lượng hàng hoá, kích cỡ tầu, trang thiết bị bốc xếp mà về tất cả các khía cạnh khác có liên quan đến cảng.

pdf13 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của đê chắn sóng với bể cảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng Chương 1 VAI TRÒ CỦA ĐÊ CHẮN SÓNG VỚI BỂ CẢNG 1.1. Cảng biển và phân loại. Cảng biển là một đầu mối giao thông, được kết hợp các công trình xây dựng và thiết bị đảm bảo cho tàu đậu an toàn, đồng thời cho phép bốc dỡ hàng hoá nhanh và thuận tiện. Cảng biển khác cảng sông và cảng hồ là chỉ cho phép neo đậu tàu biển, không neo cập tàu sông và tàu pha sông biển. Về mặt tác động, nó chịu các yếu tố tự nhiên của động lực biển như sóng, bão, thuỷ triều, hải lưu, nước dâng, chuyển động của bùn cát ven bờ, nước ngầm, động đất - sóng thần... Các yếu tố này so với các yếu tố tác động vào cảng sông thì mạnh và nguy hiểm gấp nhiều lần. Về mặt quy mô hiện đại thì cảng biển vượt trội so với cảng sông và cảng hồ, không những về lượng hàng hoá, kích cỡ tầu, trang thiết bị bốc xếp mà về tất cả các khía cạnh khác có liên quan đến cảng. Cũng như tất cả các cảng, cảng biển thương mại trước tiên thường phân cấp theo lưu lượng hàng hoá Q qua cảng trong 1 năm. - Cấp 1: Q > 20 triệu tấn/năm; - Cấp 2: Q > 10 triệu tấn/năm; - Cấp 3: Q > 5 triệu tấn/năm; - Cấp 4: Q > 1 triệu tấn/năm; - Cấp 5: Q < 1 triệu tấn/năm. Về mặt vị trí, cảng biển được phân loại thành: cảng đảo tự nhiên, cảng đảo nhân tạo, cảng ngoài biển hở, cẩng vịnh, cảng cửa sông... Đối với các cảng chuyên dụng có tên gọi theo loại hàng: cảng than, cảng dầu, cảng cá, quân cảng, cảng khách, cảng phà... Trong hệ thống cảng biển còn được phân nhỏ như sau: cảng cố định, cảng chuyển tẩi, cảng phao, cảng tạm... Theo quan điểm tác động của sóng thì cảng biển chia làm hai loại: có đê chắn sóng và không có đê chắn sóng. Trừ các cảng ở cửa sông và trong các vịnh kín thì đại đa số các cảng biển trên thế giới nhất là cảng nước sâu đều có các công trình đê chắn sóng, đê ngăn cát nhằm vươn xa ra biển. 1.2. Khu nước và bể cảng. Một cảng bất kỳ bao giờ cũng cấu tạo bởi 2 khu: khu nước và khu lãnh thổ. Tỷ lệ diện tích khu lãnh thổ với khu nước thông thường bằng từ 0,5÷2 lần. đối với cảng Container thì tỷ lệ này còn lớn hơn. Khu nước của một cảng biển đặc trưng được diễn tả ở hình 1-1 gồm 3 vùng: - Vùng ngoài cửa cảng; - Vùng bể cảng; - Vùng cửa sông (Trong trường hợp có thông với cửa sông). 1-1 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng §ª ch¾n sãng 125 Kªnh dÉn 1 0 Cöa s«ng 2 3 0 143 1 - Vïng ngoµi bÓ c¶ng (Vïng ngoµi cöa) 2 - BÓ c¶ng 3 - Vïng cöa s«ng Hình 1- 1. Khu nước - bể cảng của một cảng biển đặc trưng. Thông thường chỉ có vùng 1 và vùng 2, trường hợp cảng biển không tiếp cận với cửa sông thì khuyết vùng 3. Trong trường hợp độ sâu tự nhiên vùng ngoài bể cảng không đủ, phải nạo vét tuyến luồng vào để tạo thành một kênh biển hay kênh dẫn tàu (hình 1-1) với đầy đủ các hệ thống báo hiệu hàng hải, tuân theo các tiêu chuẩn của báo hiệu hàng hải quốc tế IALA. Tất cả các bể cảng có đê chắn sóng bảo vệ gọi là bể cảng nhân tạo. Các tuyến đê được chọn chủ yếu phụ thuộc vào hướng sóng tác dụng, sự vận chuyển của bùn cát, phụ thuộc vào địa hình tự nhiên của khu đất và khu nước. Trên hình 1-2 là các ví dụ chọn các tuyến đê chắn sóng. - Bể cảng có hai tuyến đê chắn sóng cắm vào bờ (Hình 1-2a), trong đó khu neo tàu đặt ngoài bể cảng (Vũng cảng), còn các tuyến bến sắp đặt theo các bến nhô với các tuyến đường sắt. - Bể cảng trên các hình 1-2b và 1-2c có một tuyến đê chắn sóng cắm vào bờ và một đê đảo, vì vậy bể cảng có hai cửa chính và phụ. 5 2 1 6 4 2 3 Hình 1.2a. Cả hai tuyến đê cắm vào bờ. 1 - Vũng cảng 2 - Đê chắn sóng 3 - Tường bảo vệ 4 - Khu đất 5 - Lạch vào cảng 6 - Khu neo tàu ngoài cảng 1-2 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng 2 1 2 2 1 3 2 Hình 1.2b Hình 1.2c Có một tuyến đê cắm vào bờ và một tuyến đê đảo. 1- Vũng cảng; 2- Đê chắn sóng 1- Vũng cảng; 2- Đê chắn sóng; 3- Lạch vào cảng Hình 1- 2. Các bể cảng có hai tuyến đê chắn sóng bao bọc. Các tuyến đê chắn sóng có thể có chân nối liền với bờ nhưng cũng có thể không nối với bờ tạo thành một tuyến đê đảo. Việc tính toán đê đảo và đê có chân nối liền với bờ tương tự như nhau và vai trò của chúng đều mang tính chất che chở cho khu nước. 1.3. Yêu cầu về che chắn sóng, ngăn cát cho bể cảng. Quy hoạch một bể cảng biển cho yên tĩnh về sóng và không bị lắng đọng bùn cát luôn gắn với các tuyến đê và cửa cảng, thường phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Đủ diện tích hữu hiệu cho tàu đậu và thực hiện thuận lợi các thao tác của tàu như: quay, manoer, bốc hàng... Phần bể cảng được coi là diện tích hữu hiệu phải đủ độ sâu và an toàn với mọi hướng sóng cũng như không bị bồi lắng. Tỷ lệ phần diện tích hữu hiệu so với tổng diện tích thực của toàn bể cảng càng cao thì mức độ tối ưu càng lớn. Nếu tỷ lệ trên được 50% là đạt yêu cầu. 3 1 2 3 - Khu neo ®Ëu 2 - Khu chuyÓn t¶i 1 - Khu quay trë Hình 1- 3. Một bể cảng có các khu riêng biệt. 2. An toàn cho tàu đậu với mọi hướng sóng tác dụng: theo kinh nghiệm của các nước Bắc Âu và Đông Âu chiều cao sóng an toàn cho phép ở khu trước bến cho ở bảng 1-1. 1-3 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng Bảng 1.1. Chiều cao sóng an toàn cho phép trong bể cảng ở Đông Âu và Bắc Âu (m). Khi đầu sóng có các hướng Lượng choán nước của tàu (1.000T) Thẳng góc với mép bến Song song với mép bến 50 2 1,5 10 1,5 1,0 5 - 7 1,2 0,8 3 - 5 1,0 0,6 2 0,7 0,5 Tại Nhật Bản chiều cao sóng h (m) an toàn cho phép được quy định rõ ràng theo chiều cao sóng có ý nghĩa h1/3 cho ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Chiều cao sóng an toàn cho phép tại mép bến khi làm hàng (Nhật Bản). Loại tàu Chiều cao sóng h1/3 (m) 500 DWT 0,3 500 - 50.000 DWT 0,5 > 50.000 DWT 0,7 - 1,5 Riêng đối với khu nước trước các tuyến bến có kết cấu kiểu tường đứng hoặc dạng trụ với đệm tàu bằng ống cao su φ400mm và chiều sâu H ≥ 12m, tàu có trọng tải ≥ 30.000DWT chỉ có thể chấp nhận được chiều cao sóng an toàn cho phép h ≤ 1,0m. Việc xác định chiều cao sóng an toàn cho phép trong bể cảng là tối cần thiết, vì nó không những có ảnh hưởng đến công tác làm hàng mà còn ảnh hưởng đến ổn định của công trình bến. Khi chiều cao sóng trong bể h = 1,0m, độ sâu nước H = 10m, góc nội ma sát đất ϕ = 320 thì áp lực đất chủ động sẽ tăng thêm 20% ứng với thời điểm đáy sóng chạm tường bến, áp lực phụ gia này phải được xét đến khi chiều cao sóng vượt quá h ≥ 0,5m. 3. Ngăn chặn hoặc giảm đến mức tối thiểu sự lắng đọng của bùn cát, song song với yêu cầu chắn sóng, hệ thống đê của bể cảng biển phải ngăn sự di chuyển của bùn cát do dòng ven hoặc dòng lục địa mang đến. Giải pháp hữu hiệu hơn cả là đẩy bùn cát ra xa bờ (hình 1-4) hoặc tích tụ bùn cát ở phía ngoài đê (khu vực sát bờ) tạo thành bãi biển nhân tạo. 1 2 1 - Dßng bïn c¸t 2 - C¸c ®o¹n ®ª ch¾n sãng 3 - Kªnh tµu vµo c¶ng 4 - BÓ c¶ng 4 3 Hình 1- 4. Sơ đồ vạch các tuyến đê chắn sóng để đẩy bùn cát ra xa bờ. 1-4 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng Để lượng bùn cát khó đi vào bể, cần bố trí các tuyến đê chắn sóng cùng với cửa cảng như hình 1.5. a) Bïn c¸t vµo nhiÒu b) Bïn c¸t vµo Ýt Hình 1- 5. Cách bố trí các tuyến đê chắn và cửa cảng. 4. Có khả năng để mở rộng cảng trong tương lai. Sự tăng trưởng kinh tế của một nước cũng như của một khu vực luôn luôn phát triển, vì vậy khi quy hoạch một bể cảng mới cần có các giải pháp mở rộng trong khoảng 20÷100 năm bằng cách: - Hoặc kéo dài các tuyến đê chắn sóng - ngăn cát đã xây; - Hoặc xây dựng thêm các tuyến đê chắn sóng - ngăn cátmới tạo ra một bể cảng mới (Bể bên cạnh hoặc bể ngoài). 5. Tàu ra vào thuận tiện. Điều này gắn chặt với tuyến kênh biển sao cho: - Luồng vào ra của tàu là ngắn nhất; - Hệ thống báo hiệu hàng hải đơn giản; - Tốc độ phát triển ngưỡng cạn vô cùng chậm hoặc bằng không. Năm yêu cầu trên đây là các định hướng cơ bản đồng thời cũng là các nguyên tắc quy hoạch các tuyến đê chắn sóng cho một bể cảng biển. Bể cảng tối ưu nhất là có diện tích hữu hiệu nhất. Muốn thế cần dựa vào tuyến đê và hướng sóng giải các bài toán nhiễu xạ trong bể cảng bằng mô hình toán học hoặc mô hình vật lý hoặc đồng thời cả hai. 1.4. Phương án mặt bằng các tuyến đê chắn sóng. Trong hình 1-6 nêu ra 15 loại mặt bằng các tuyến đê chắn sóng có thể gặp trong thực tế xây dựng bể cảng. Điều này được tổng kết kinh nghiệm xây dựng bể cảng có đê chắn sóng của khắp các châu lục. Nếu quy ước: A là hướng sóng chủ yếu đi vào cửa cảng, B là đường bờ tự nhiên, C là tuyến mép bến. Từ các sơ đồ ở hình 1-6 rút ra đựoc những nhận xét sau: - Rất nhiều bể cảng có hai tuyến đê chắn sóng cắm vào bờ, tạo thành hai cánh cung vây gần kín vùng nước của bể (Hình 1-6 a, b, c, d, e, f, g, m, p). Ngoài hướng sóng chủ yếu A ra, các hướng sóng khác cũng gây khó khăn cho bể cảng. Thường phải xét thêm 2, 4, 6 hướng sóng nữa lệch nhau 2205 kể từ hướng sóng chính (Hướng sóng chủ yếu) phân đều sang hai bên trái và phải. - Số bể cảng có một tuyến đê chắn sóng không đều (Hình 1-6 j, l, n, q). Trường hợp này hướng sóng theo tia A phải có tần suất cao, mặt khác diện tích hữu hiệu của bể cảng 1-5 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng bị hạn chế, rất khó xây dựng các tuyến bến nhô để cập tàu. các tuyến đặt ở góc chết hoặc đặt trực tiếp theo mép trong của tuyến đê chắn sóng. - Bể cảng có hai tuyến đê đặt song song được vận dụng cho các bể cảng đặt ở các cửa sông có các dải cát tự nhiên khá ổn định. Trong trường hợp này chức năng ngăn cát ngang tầm với chức năng ngăn sóng. - Các tuyến đê chắn sóng vạch thẳng (Hình 1-6 e, f, g, h, k, m, n, p, q) áp đảo các tuyến đê chắn sóng vạch cong (Hình 1-6a, b, c, d, j, l), lý do chủ yếu là dễ thi công, thời gian xây dựng ngắn. Các tuyến đê chắn sóng cong khó định vị, kết cấu phức tạp, chế tạo rắc rối. A d) B B C C a) A A f)e) c)b) B B B C C A A A 1-6 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng A p)k) B A k) A B B B q) B l) A B A m) B B g) A A A h) j) A Hình 1- 6. Các loại dạng sắp xếp các tuyến đê chắn sóng của bể cảng biển. 1.5. Cửa cảng. Cửa cảng lầ vấn đề rất cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp tới 5 yêu cầu nêu ở mục III, cụ thể phải xem xét các vấn đề: Số lượng cửa cảng; Hướng tàu vào; Chiều rộng cửa cảng; Vị trí đặt cửa. 1.5.1. Số lượng cửa cảng. Một bể cảng biển thương mại chỉ nên bố trí một cửa cảng, bất đắc dĩ mới bố trí hai cửa trong các trường hợp sau: - Quân cảng, bắt buộc phải có cửa thứ hai để tháo lui luc nguy cấp (Hình 1.7a). - Thương cảng khi chỉ xây dựng có duy nhất một tuyến đê đảo, mỗi cửa nằm ở một đầu của tuyến đê đó (Hình 1.7b). - Bể cảng thương mại được mở rộng, tạo thành hai tầng cửa trong và ngoài, thậm trí có trường hợp ba tầng cửa. Các tuyến đê cũ ở bể trong được cải tạo thành các bến nhô cho tàu đậu làm hàng (Hình 1-7c). 1-7 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng a) TuyÕn ®ª ®¶o TuyÕn ®ª ®¶o b) c) a) Quân cảng và thương cảng; b) Thương cảng chỉ có một tuyến đê đảo; c) Thương cảng được mở rộng với hai tầng cửa Hình 1- 7. Bể cảng có hai cửa cảng. 1.5.2. Hướng tàu vào. - Hướng tàu vào cửa cảng, trước hết không được song song với bờ vì tạo ra diện tích hứng gió và sóng tối đa, làm tàu dễ bị chệch hướng khó lái. TuyÕn ®ª chÝnh Bê T uy Õn ® ª ph ô BÓ c¶ng H−íng tµu vµo H−íng sãng Cöa c¶ng β α Hình 1- 8. Sơ đồ hướng tàu vào cửa cảng. Góc α hợp bởi giữa hướng tàu vào (trục dọc luồng kênh biển) và bờ (Hình 1-7) phải thoả mãn: α ≥ 300. Ngoài ra hướng tàu vào không được trùng với hướng sóng chính 1-8 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng thống, khi trùng dễ bị va quệt vào hai đầu đê. Góc β giữa hướng sóng chính thống và hướng tàu vào (Hình 1-7) nên lấy: β = 300 ÷ 550. 1.5.3. Chiều rộng cửa cảng. Theo kinh nghiệm chiều rộng B của cửa cảng lấy bằng: B = (1÷1,5)LT (LT là chiều dài tàu thiết kế). Trường hợp tối thiểu: B ≥ 0,8LT. Đối với cảng cá vì tàu nhỏ: B = 50÷70m; Đối với các cảng biển nội địa: B = 100÷150m; Đối với các cảng biển có tàu viễn dương: B = 200÷300m. Các chiều rộng B ở trên là ứng với chiều rộng đủ độ sâu cho tàu ra vào. Nếu kết cấu đê mái nghiêng thì chiều rộng thực tế thường lớn hơn chiều rộng tính toán. Chiều rộng tối ưu được chọn thông qua hàng loạt các thí nghiệm mô hình vật lý về chế độ sóng trong bể cảng với đầy đủ các hướng sóng tác dụng. 1.5.4. Vị trí cửa cảng. Vị trí cửa cảng chỉ nên bố trí ở nơi xa nhất theo chiều dọc của một tuyến đê chính, xuất phat stừ bờ để: - Có khoảng cánh từ cửa cảng đến bến dài nhất, tạo ra diện tích mặt nước sóng nhiễu xạ rộng ra; - Có độ sâu cho tàu ra vào và thực hiện các thao tác khác; - Đẩy được nhiều bùn cát ra xa bờ. Các ví dụ trong hình 1-9 minh hoạ 4 vị trí cửa cảng khác nhau đều nằm xa bờ nơi sâu nhất, xa nhất. Tại hình 1-9a cảng được xây dựng trong vịnh, vì vậy hai tuyến đê chắn sóng ngoài và trong gần song song với nhau; hình 1-9b cảng có hai tuyến đê Bắc và Nam gần song song, gần trùng nhau theo trục dọc; hình 1-9c cảng biển có hai tuyến đê Bắc và Nam khá dài cùng một đoạn đê ngắn cắm vào bờ hình thành hai cửa chính và phụ; hình 1-9d cảng có tới 3 cửa ngoài và một số cửa trong, có hai tuyến đê đảo cong và thẳng án ngữ cho bể ngoài, còn bể trong được che chắn bởi hai tuyến đê cũ cắm sâu vào bờ, hai tuyến đê này vừa có chức năng là đê vừa là mặt bến cho tàu làm hàng được cả hai phía. BÓ c¶ng a) §ª ngoµi §ª t rong BÓ c¶ng N §ª B¾c b) §ª Nam N Cöa c¶ng 1-9 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng Luå ng v µo N § ª N am C¶ng dÇu c) §ª B¾c N B Ó c¶ng Cöa c¶ng Nhµ ®Ìn d) BÓ trong Cöa c¶ng §ª §ª BÓ ngoµi §ª ®¶o § ª ®¶ o Hình 1- 9. Vị trí các cửa cảng. 1.6. Phân cấp, phân loại kết cấu đê chắn sóng. 1.6.1. Phân cấp công trình đê chắn sóng. Cấp công trình đê chắn sóng bảo vệ cảng được xác định theo chiều cao sóng tính toán của tần suất h1% tại chân công trình, chỗ có độ sâu lớn nhất dọc theo tuyến đê chính (tại đầu đê sát cửa cảng): - Cấp I, nếu h1% ≥ 7,0m là công trình đê vĩnh cửu; - Cấp II, nếu h1% < 7,0m là công trình đê vĩnh cửu; - Cấp III, nếu h1% < 5,0m cho đê vĩnh cửu và tất cả các đê tạm. Chỉ được phép tăng một cấp công trình đê chắn sóng so với quy định trên cho các trường hợp sau: Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế biển...). Xây dựng trong điều kiện tự nhiên rất bất lợi (nền đất rất yếu, thi công gấp trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt...). Lần đầu tiên ứng dụng một loại kết cấu mới, vật liệu mới. Ngoài cách phân cấp trên, đê chắn sóng còn được phân cấp theo độ sâu: - Cấp I khi độ sâu H ≥ 20m; - Cấp II khi độ sâu H < 20m. 1.6.2. Phân loại theo mặt bằng đê chắn sóng. Theo mặt bằng vạch các tuyến đê có thể phân loại thành: - Đê nhô: là tuyến đê một đầu cắm vào bờ, còn một đầu kia vươn ra xa biển tới cửa cảng (Hình 1-4, 1-5, 1-6a, b, c, 1-7c, 1-8, 1-9a, b). đây là loại thường gặp và một bể cảng gồm hai đê nhô bao bọc; 1-10 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng - Đê đảo: là tuyến đê chắn sóng cả hai đầu đều không gắn với bờ (Hình 1-6p, 1-7a, b, 1-9d). Nếu một bể cảng chỉ có một tuyến đê đảo thì thường áp dụng cho vịnh với ba phía là bờ (Hình 1-7b); - Đê hỗn hợp: hệ thống các tuyến đê của bể gồm cả đê nhô và đê đảo (Hình 1-6p, 1- 7a, 1-9c), áp dụng giải pháp này khi bể cảng rộng và đi kèm với nó có từ 2÷3 cửa cảng. Đối với các cảng biển lớn được mở rộng phát triển trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau thường phải vạch các tuyến đê hỗn hợp (Hình 1-10). Vòng trong T uyÕn ®ª vòng §ª cò Vòng ngoµi §ª míi Vòng trong Vòng c¶ng than Hình 1- 10. Bể cảng có các tuyến đê hỗn hợp. 1.6.3. Phân loại đê chắn sóng theo tương quan với mực nước. Theo quan điểm này đê chắn sóng được phân thành hai loại: đê ngập và đê không ngập. - Đê ngập (Đê chìm) có cao trình đỉnh đê thấp hơn cao trình mực nước thi công, thậm chí còn thấp hơn cả mực nước thấp thiết kế. Loại kết cấu này xây dựng khi bể cảng dùng làm bãi tắm hoặc chỉ ngăn cát, phù sa. - Đê không ngập có cao trình đỉnh đê luôn cao hơn mực nước cao thiết kế. đối với cảng thương mại, cảng khách, cảng thuỷ sản chỉ nên thiết kế đê không ngập. 1.6.4. Phân loại đê chắn sóng theo công dụng. Theo công dụng đê chắn sóng được phân thành các loại: - Đê dùng để chắn sóng; - Đê ngăn cát; - Đê chắn sóng - ngăn cát; - Đê hướng dòng (tại các cửa sông, chỗ có hải lưu mạnh). 1.6.5. Phân loại đê theo hình dạng mặt cắt ngang. Cách phân loại này là chính xác nhất vì nó phản ánh được các đặc trưng cơ bản của kết cấu, không những về cấu tạo mà cả về phương pháp tính toán, các giải pháp thi công. Dựa trên góc độ này kết cấu đê được phân thành: - Đê tường đứng trọng lực; 1-11 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng - Đê chắn sóng mái nghiêng; - Đê chắn sóng bắng cừ, cọc; - Kết cấu đê hỗn hợp (nửa đứng, nửa nghiêng); - Đê thuỷ khí và các loại kết cấu đặc biệt khác. Trên hình 1-11 lần lượt diễn tả dạng tường đứng trọng lực, đê mái nghiêng, đê bằng cừ (cọc) và đê hỗn hợp. H H 0.0 H 0.0 a) H 0.0 b) 0.0 Hình 1- 11. Sơ đồ cấu tạo các loại đê chắn sóng. a) Tường đứng trọng lực; b) Mái nghiêng; c) Bằng cừ và cọc; d) Đê hỗn hợp - Composite Mỗi loại kết cấu đều có ưu và nhược điểm: - Kết cấu đê tường đứng trọng lực tốn ít vật liệu, thi công nhanh song đòi hỏi nhiều công đoạn chế tạo - thi công hiện đại, bị phản xạ sóng cao, dễ tận dụng làm kết cấu bến phía mép trong bể cảng; - Đê chắn sóng mái nghiêng tốn rất nhiều vật liệu song lại khai thác được vật liệu ở địa phương, có khả năng tiêu hao năng lượng sóng cao. Đê chắn sóng mái nghiêng thuộc loại kết cấu mềm nên khi xảy ra hư hỏng cục bộ dễ sửa chữa hơn kết cấu tường đứng; - Đê bằng cọc và cừ cũng tốn ít vật liệu nhưng phải thêm công đoạn đóng cọc; - Đê hỗn hợp khắc phục được các nhược điểm của hai kết cấu đê mái nghiêng và tường đứng trọng lực, đồng thời phát huy được các ưu việt của hai loại kết cầu này; - Các loại đê nổi, đê thuỷ khí ít được ứng dụng rộng rãi, đang ở giai đoạn thử nghiệm. 1-12 Chương 1. vai trò của đê chắn sóng với bể cảng Chương 1 ...................................................................................................... 1-1 1.1. Cảng biển và phân loại. .....................................................................................1-1 1.2. Khu nước và bể cảng.........................................................................................1-1 1.3. Yêu cầu về che chắn sóng, ngăn cát cho bể cảng..............................................1-3 1.4. Phương án mặt bằng các tuyến đê chắn sóng....................................................1-5 1.5. Cửa cảng............................................................................................................1-7 1.6. Phân cấp, phân loại kết cấu đê chắn sóng. ......................................................1-10 1-13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVai trò của đê chắn sóng với bể cảng.pdf
Tài liệu liên quan