Tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhạy cảm ngà răng là một tình trạng phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh, gần một nửa người trưởng thành có nhạy cảm ngà ở mức ñộ trung bình. Tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất ở lứa tuổi 40 - 49. Răng thường nhạy cảm ngà nhất là răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ðịa chỉ liên hệ: Hoàng ðạo Bảo Trâm, trường ðại học Y dược TP Hồ Chí Minh Email: hoangdaobaotram@gmail.com Ngày nhận: 09/01/2015 Ngày ñược chấp thuận: 31/5/2015 TỶ LỆ VÀ PHÂN BỐ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng ðạo Bảo Trâm1 , Trần Ngọc Phương Thảo2 1Trường ðại học Y Dược TpHCM, 2Bệnh viện Răng Hàm Mặt TpHCM Nhạy cảm ngà là tình trạng phổ b iến và xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi trẻ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 871 người từ 18 ñến 79 tuổi, nhằm xác ñịnh tỷ lệ, mức ñộ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh. Khám lâm sàng và chẩn ñoán nhạy cảm ngà răng bằng kích thích cọ xát (50g) và kích thích thổi hơi (40 - 65p.s.i, 22 ± 20C), ñánh giá theo thang ñiểm 0 - 3. Kết quả cho thấy 85,8% người có răng nhạy cảm với ít nhất một trong hai kích thích, trong ñó, 47,4% nhạy cảm ngà ở mức ñộ trung bình; khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p < 0,001) và giữa các nhóm nghề nghiệp (p < 0,05), không có khác biệt có ý nghĩa khi xét theo giới hoặc theo khu vực nội và ngoại thành. Số răng nhạy cảm ngà trung bình tăng theo tuổi. Tỷ lệ nhạy cảm ngà ở từng răng thay ñổi từ 10% ñến 61%, cao nhất ở vùng răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên, thấp nhất ở vùng răng cửa và răng cối lớn thứ hai hàm trên. Nhạy cảm ngà răng là một tình trạng phổ b iến tại thành phố Hồ Chí Minh, gần một nửa người trưởng thành có nhạy cảm ngà ở mức ñộ trung bình. Tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất ở lứa tuổi 40 - 49. Răng thường nhạy cảm ngà nhất là răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên. Từ khóa: nhạy cảm ngà, tỷ lệ, mức ñộ, phân bố I. ðẶT VẤN ðỀ Nhạy cảm ngà là một tình trạng phổ biến và xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi trẻ. Tình trạng này thường là kết quả của quá trình mòn men răng do tác ñộng ăn mòn hóa học, mài mòn do tiếp xúc khớp cắn, cọ mòn do ma xát với các yếu tố ngoại lai, hay lộ bề mặt chân răng do tụt nướu hoặc do can thiệp ñiều trị nha chu. Nhạy cảm ngà ñược ñịnh nghĩa là cơn ñau nhói diễn ra rất nhanh tại những vùng ngà bị lộ, dưới tác ñộng của các dạng k ích thích như áp lực, nhiệt, bay hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất, mà không do bệnh lý nào khác của răng [1; 2]. Các t riệu chứng ñau và mất thẩm mỹ có thể là những lý do ñến bác sỹ ñể ñược chẩn ñoán và ñiều t rị t rong giai ñoạn sớm. Tuy nhiên, do hiện tượng mất chất của mô răng xuất hiện một cách k ín ñáo và diễn tiến chậm, các yếu tố nguy cơ khó nhận biết dẫn ñến những hạn chế trong các kết quả ñiều tra lâm sàng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới ñã ñược thực hiện ñể ñánh giá tình trạng nhạy cảm ngà răng. Phần lớn các nghiên cứu ñược tiến hành tại các bệnh viện, phòng nha khoa, trong quân ñội, hoặc trên một nhóm bệnh nhân có bệnh nha chu. Tại Việt Nam, một số khảo sát về t ình trạng nhạy cảm ngà răng ñã ñược báo cáo, như nghiên cứu của Tống Minh Sơn, ðoàn Hồ ðiệp và cộng sự [3 - 5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết ñược thực hiện trên một nhóm ñối tượng như sinh viên, cán bộ nhân viên của một ñơn vị, cơ quan. Do ñó, các số liệu thu thập ñược có tính ñặc thù của TCNCYH 94 (2) - 2015 17 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 mẫu nghiên cứu. Việc khảo sát về tình trạng sức khỏe răng miệng ở cộng ñồng, trong ñó có nhạy cảm ngà răng và các yếu tố liên quan giúp xác ñịnh mô hình bệnh tật và xây dựng chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp trong ñiều kiện hiện nay. Nghiên cứu này ñược thực hiện nhằm: Xác ñịnh tỷ lệ, mức ñộ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh. II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. ðối tượng Dân s& ch)n m+u: người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại nội thành/ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí ch)n m+u: người từ 18 tuổi cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh liên tục từ 24 tháng trở lên, sức khỏe toàn thân và tâm thần ổn ñịnh, ñồng ý tham gia nghiên cứu, còn từ 20 răng không thuộc tiêu chí răng bị loại khỏi mẫu. Tiêu chí lo4i tr7: người không có khả năng tự trả lời câu hỏi hoặc ñang ñiều trị tâm lý, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ, ñang ñiều t rị nhạy cảm ngà hoặc dùng thuốc kháng viêm, giảm ñau trong vòng 2 tuần, có trám răng, phẫu thuật nha chu, chỉnh nha trong vòng 3 tháng; ñối với răng nghiên cứu: răng sâu, nứt, bể/vỡ, có miếng trám vùng cổ răng hoặc liên quan ñến mặt ngoài, răng chết tủy, răng bọc mão/trụ cầu hoặc mang các phần tựa của phục hình. 2. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều cụm, lấy mẫu xác suất tỷ lệ với kích thước. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = [z2(1- α/2)p(1 - p)]/d2 z: trị số từ phân phối chuẩn α = 0,05 d: sai số cho phép (0,05) p = 0,5 Ta có: n = 385 Áp dụng hệ số thiết kế mẫu bằng 2; cộng thêm 10% dự phòng mất mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu xác ñịnh bằng: 385 x 2 x 110% = 847 người. Xét theo tỷ lệ và mật ñộ dân số ở nội thành và ngoại thành, chọn ngẫu nhiên 30 cụm ở nội thành và 8 cụm ở ngoại thành; với kích thước mỗi cụm là 20 ± 5. Phương pháp thu th>p s& li?u: khám lâm sàng, chẩn ñoán phân biệt và chẩn ñoán xác ñịnh nhạy cảm ngà, với hai loại kích thích: kích thích cọ xát bằng thám t râm với lực tương ñương 50g; kích thích thổi hơi sử dụng ñầu xịt hơi của ghế nha khoa (40 - 65p.s.i, 22 ± 20C), với khoảng cách 1cm theo hướng vuông góc với bề mặt cổ răng mặt ngoài, trong 1 giây, các răng lân cận ñược cách ly bằng ngón tay người khám. Việc khám ñược thực hiện trên từng răng, theo thứ tự trên cung hàm, khoảng cách nghỉ giữa các răng là 5 giây. Kích thích cọ xát ñược tiến hành t rước cho cả hai hàm, sau khi hoàn thành tiếp tục áp dụng kích thích thổi hơi theo cùng thứ tự các răng. Mức ñộ nhạy cảm ngà ñược ñánh giá theo thang ñiểm 0 - 3. Mức ñộ nhạy cảm ngà theo phương pháp cọ xát/thổi hơi: 0 = không cảm thấy khó chịu hay ñau. 1 = có cảm thấy khó chịu, nhưng không nhiều. 2 = cảm thấy khó chịu hay ñau nhiều khi bị kích thích. 3 = cảm thấy khó chịu và ñau nhiều khi bị kích thích, cảm giác này kéo dài sau khi k ích thích ñã ñược loại bỏ. Việc khám ñược thực hiện bởi 3 bác sỹ ñã ñược huấn luyện và ñịnh chuẩn. Lực cọ xát ñược chuẩn hóa bằng thiết bị ño lực Yeaple, 18 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC áp lực hơi ñược xác ñịnh bằng áp suất kế. Các biến số ghi nhận và mô tả trong báo cáo này bao gồm: - Người nhạy cảm ngà: người có ít nhất một răng nhạy cảm với kích thích cọ xát và/ hoặc kích thích thổi hơi. Mức ñộ nhạy cảm ngà của một người là mức ñộ cao nhất ñược ghi nhận trên các răng. Tỷ lệ nhạy cảm ngà ñược phân tích theo một số ñặc ñiểm như giới, nội thành và ngoại thành, trình ñộ học vấn, nghề nghiệp. - Răng nhạy cảm ngà: răng nhạy cảm với kích thích cọ xát và/hoặc k ích thích thổi hơi. Từ biến số này, xác ñịnh số răng nhạy cảm ngà của mỗi cá thể và số răng nhạy cảm ngà trung bình ở các nhóm tuổi, tỷ lệ và ñặc ñiểm phân bố trên các răng của hàm trên và hàm dưới. 3. Xử lý số liệu: số liệu ñược phân t ích bằng phần mềm Stata 10. 4. ðạo ñức nghiên cứu ðề tài ñược Chứng nhận chấp thuận của Hội ñồng ñạo ñức trong nghiên cứu y sinh học, ðại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 10/Hððð, ngày 16/5/2012. III. KẾT QUẢ Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện từ tháng 6 năm 2013 ñến tháng 6 năm 2014. Mẫu nghiên cứu gồm 871 người, tuổi từ 18 ñến 79 (35,9 ± 12,4). Trong ñó, tỷ lệ nam và nữ tương ứng là 39,7% và 60,3%, nội thành và ngoại thành là 71,8% và 28,2%. Tỷ lệ, mức ñộ và phân bố nhạy cảm ngà trên các ñối tượng nghiên cứu Kết quả ghi nhận trong 871 người, 747 người có răng nhạy cảm với ít nhất một trong hai k ích thích, chiếm tỷ lệ 85,8%. Khi xét theo giới, tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nam là 84,7%, ở nữ là 86,5%, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nội thành là 84,5%, ở ngoại thành là 89%, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Xét về mức ñộ nhạy cảm ngà, trong 747 người có nhạy cảm ngà răng, 243 người có nhạy cảm ở mức ñộ nhẹ, chiếm 28%, 413 người nhạy cảm ngà ở mức ñộ trung bình, chiếm 47,4%, và 91 người nhạy cảm ngà ở mức ñộ nhiều, chiếm 10,4% (biểu ñồ 1). Không nhạy cảm 14,2 Nhạy cảm ñộ 1 28,0Nhạy cảm ñộ 2 47,4 Nhạy cảm ñộ 3 10,4 Biểu ñồ 1. Tỷ lệ các mức ñộ nhạy cảm ngà răng (%) Khi xét theo tuổi, tỷ lệ nhạy cảm ngà thấp nhất ở nhóm 18 ñến 29 (73,5%), cao nhất ở nhóm 40 ñến 49 (94,9%), khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p < 0,001) (bảng 1). TCNCYH 94 (2) - 2015 19 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Tuổi (n) 18 - 29t 332 30 - 39t 249 40 - 49t 156 50 - 79t 134 Mẫu 871 Nhạy cảm ngà 73,5 93,2 94,9 91,8 85,8 Không nhạy cảm ngà 26,5 6,8 5,1 8,2 14,2 Bảng 1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng (%) ở các nhóm tuổi Khi xét theo trình ñộ học vấn, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhạy cảm ngà giữa các nhóm ñối tượng có trình ñộ học vấn khác nhau (p > 0,05). ðối với yếu tố nghề nghiệp, kết quả nghiên cứu ghi nhận có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhạy cảm ngà răng giữa các nhóm nghề nghiệp (p < 0,05), cao nhất ở nhóm ñối tượng hưu trí và nội trợ (92,6%). Tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà trên các răng 5,7 8,4 9,6 10,1 0 2 4 6 8 10 12 18-29 30-39 40-49 50-79 Tuổi Số ră ng n hạ y cả m Biểu ñồ 2. Số răng nhạy cảm ngà trung bình ở các nhóm tuổi Biểu ñồ 2 mô tả số răng nhạy cảm ngà trung bình ở các nhóm tuổi. Trong ñó, số răng nhạy cảm ngà ở nhóm tuổi 18 - 29 là 5,7 ± 5,7 răng, tăng dần theo tuổi, ở nhóm từ 50 tuổi trở lên, số răng nhạy cảm ngà là 10,1 ± 5,6 răng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Biểu ñồ 3 mô tả tỷ lệ răng chỉ nhạy cảm với một trong hai loại kích thích và răng nhạy cảm với cả hai loại kích thích ñược sử dụng trong nghiên cứu. Nhìn chung, răng nhạy cảm với cả hai loại kích thích chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ răng chỉ nhạy cảm với kích thích thổi hơi thấp hơn, và răng chỉ nhạy cảm với kích thích cọ xát chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ răng nhạy cảm ngà bao gồm răng nhạy cảm với một trong hai, hoặc cả hai loại kích thích. Nhìn chung, tỷ lệ nhạy cảm ngà ở hàm dưới cao hơn hàm t rên, bên trái cao hơn bên phải. Tỷ lệ này thay ñổi từ 10% tới 61%, khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhạy cảm ngà giữa các răng. Xét theo nhóm răng, tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất ở vùng răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất ở hàm dưới và hàm trên, thấp nhất ở vùng răng cửa và răng cối lớn thứ hai hàm trên. 20 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu ñồ 3. Phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà ở răng hàm trên và hàm dưới chỉ nhạy cảm với cọ xát chỉ nhạy cảm với thổi hơi nhạy cảm với cọ xát và thổi hơi IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành. Kết quả cho thấy trong 871 người ñược khảo sát, 747 người có răng ñược chẩn ñoán nhạy cảm khi khám bằng k ích thích thổi hơi và/hoặc kích thích cọ xát, chiếm tỷ lệ 85,8%, trong ñó 47,4% người có răng nhạy cảm ngà ở mức ñộ trung bình. Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới [6]. Trong nghiên cứu của Tanni và cộng sự thực hiện trên 295 người tuổi từ 20 ñến 60, tỷ lệ nhạy cảm ngà là 42,4% ở bệnh nhân khám tại khu nha khoa lâm sàng tổng quát và 60,3% ở bệnh nhân khám tại khu bệnh lý nha chu [7]. Ở nghiên cứu của Rees và cộng sự khảo sát trên 226 người tuổi từ 12 ñến 82, tỷ lệ nhạy cảm ngà là 67,6% [8]. Trong nghiên cứu của Tống Minh Sơn, khảo sát t ình trạng nhạy cảm ngà răng trên 155 nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội, tỷ lệ người có nhạy cảm ngà răng là 47,29% [4]. Một ñề tài khác thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt, ðại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà răng trên 100 người tuổi từ 18 ñến 28, kết quả ghi nhận 47% có nhạy cảm ngà với kích thích luồng hơi hoặc kích thích lạnh [5]. Khi xét yếu tố giới, tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nữ cao hơn ở nam, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nữ cao hơn ở nam, song hiếm khi khác biệt có ý nghĩa [5,9]. Nghiên cứu này cũng ghi nhận không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhạy cảm ngà giữa nội thành và ngoại thành. Xét về nghề nghiệp, tỷ lệ nhay cảm ngà cao nhất ở nhóm ñối tượng không ñi làm, hưu trí và nội trợ (92,6%), khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghề nghiệp. Tuy nhiên, không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhạy TCNCYH 94 (2) - 2015 21 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 cảm ngà giữa các nhóm ñối tượng có trình ñộ học vấn khác nhau. Phân tích mở rộng về một số yếu tố như chế ñộ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng có thể giúp ñưa ra những nhận ñịnh về cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ, yếu tố khởi phát liên quan ñến tình trạng nhạy cảm ngà trên các nhóm ñối tượng. Khi xét theo tuổi, tỷ lệ nhạy cảm ngà thấp nhất ở nhóm 18 ñến 29 (73,5%), cao nhất ở nhóm 40 ñến 49 (94,9%), khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (bảng 1). Kết quả này tương ñồng với kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới [8; 9]. Ở Việt Nam, nghiên cứu trên 2392 cán bộ, công nhân công ty than Thống Nhất, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tống Minh Sơn cũng ghi nhận tỷ lệ nhạy cảm ngà răng cao nhất ở lứa tuổi trên 40 (50,23%) [3]. Tỷ lệ nhạy cảm ngà tăng theo mức ñộ mất chất của mô răng dẫn ñến các hiện tượng mòn men răng, tụt nướu, lộ ngà vùng cổ răng và chân răng. Bên cạnh ñó, lại có những cơ chế làm giảm mức ñộ lộ các ống ngà, như cơ chế lắng ñọng tinh thể làm bít các ống ngà mở, hay hiện tượng tạo ngà thứ phát và xơ hóa ngà răng do phản ứng bảo vệ hoặc quá trình tích tuổi. Khi xét số răng nhạy cảm ngà, kết quả cho thấy số răng nhạy cảm ngà trung bình tăng theo tuổi và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi. Số răng nhạy cảm ngà thấp nhất ở nhóm 18 - 29 tuổi (5,7 ± 5,7 răng), cao nhất ở nhóm 50 ñến 79 tuổi (10,1 ± 5,6 răng) (biểu ñồ 1). Trong nghiên cứu của Tanni và cộng sự, số răng nhạy cảm ñược ghi nhận từ 1 ñến 10 (3,05 ± 2,23) ở bệnh nhân ñiều trị nha khoa tổng quát và từ 1 ñến 17 (4,05 ± 3,05) ở bệnh nhân nha chu [7]. Nhạy cảm ngà có thể thấy ở bất kỳ răng nào, nhóm răng nhạy cảm cũng thay ñổi tùy theo nghiên cứu và dân số nghiên cứu, với các kiểu hình phân bố bệnh khác nhau. Trong nghiên cứu này, khi xét tỷ lệ các răng có nhạy cảm với ít nhất một trong hai kích thích, tỷ lệ ghi nhận ñược cao nhất ở các răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất ở cả hai hàm, từ 32 ñến 61%. Trong khi ñó, các răng cửa và răng cối lớn thứ hai hàm trên có tỷ lệ nhạy cảm thấp nhất, từ 10 ñến 12% (biểu ñồ 3). Kết quả này tương ñồng với kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu của Chabanski và cộng sự ghi nhận nhạy cảm ngà thường gặp nhất ở răng cối nhỏ hàm trên, tiếp theo là răng cối lớn thứ nhất hàm trên, răng cửa ít nhạy cảm nhất [10]. Nghiên cứu của Tống Minh Sơn cũng ghi nhận vị t rí răng có tỷ lệ nhạy cảm nhiều nhất là nhóm răng cối nhỏ, ñặc biệt là răng cối nhỏ thứ nhất (31,78%) [3]. Bên cạnh ñó, nghiên cứu của Gillam và cộng sự lại ghi nhận nhạy cảm ngà thường gặp nhất ở răng nanh và các răng cối nhỏ [11]. Một số tác giả ghi nhận mối liên quan giữa tác ñộng tích lũy của hiện tượng uốn răng và mất liên tục bề mặt răng khu trú ở vùng cổ răng do phá hủy cấu trúc dưới bề mặt. Theo thuyết này, tình trạng mất chất ở vùng cổ răng biểu hiện ña dạng về hình thái, song có liên quan ñến hiện tượng uốn của mô răng, là yếu tố khởi phát dẫn ñến nứt rạn men răng vùng cổ. Trong các chu kỳ hoạt ñộng chức năng của bộ răng, các răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất là các răng chịu phân bố lực quan trọng. Hiện tượng uốn lặp lại ảnh hưởng ñến men răng dưới tác ñộng của các lực của hoạt ñộng khớp cắn lệch tâm gây mỏi và ñứt ñoạn các trụ men vùng cổ răng, chủ yếu ở mặt ngoài. Hiện tượng uốn do lực nén và kéo, tập trung gần tiếp nối men - xê măng, tạo tiềm năng cho các tác ñộng ăn mòn do a - xít. Sau rạn nứt bề mặt, các nguyên nhân gây mòn răng khác tiếp tục tác ñộng và hình thành tổn thương cổ răng. Các tổn thương mất chất ở vùng cổ răng chính là những yếu tố nguy cơ 22 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC trực tiếp dẫn ñến t ình trạng nhạy cảm ngà răng. Kết quả nghiên cứu ñã cho biết tỷ lệ và mức ñộ nhạy cảm ngà ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh, có xét ñến một số yếu tố như tuổi, giới, trình ñộ học vấn, nghề nghiệp; ñồng thời mô tả ñược phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà trên các răng. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhạy cảm ngà răng là một t ình trạng phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh, gần một nửa người trưởng thành có nhạy cảm ngà ở mức ñộ trung bình. Tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất ở lứa tuổi 40 - 49. Răng thường nhạy cảm ngà nhất là răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên. Lời cám ơn Nghiên cứu thuộc ñề tài cấp Bộ Y tế, lĩnh vực Y học dự phòng, “Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ mắc chứng nhạy cảm ngà răng ở một vùng sinh thái (thành phố và nông thôn)” (2012 - 2014). Trân trọng cám ơn Trường ðại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và các ñơn vị y tế và cơ sở tại ñịa phương ñã hỗ trợ, phối hợp và tạo ñiều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình triển khai ñề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Holland GR, Narhi MN, Addy M et al (1997). Guidelines for the design and conduct of clinical trials on dentine hypersensitivity. J Clin Periodontol, 24(11), 808 - 813. 2. Canadian Advisory Board on Dentin Hypersensitivi ty (2003). Consensus - Based Recommendations for the Diagnosis and Man- agement of Dentin Hypersensitivity. J Can Dent Assoc, 69(4), 221 - 226. 3. Tống Minh Sơn (2012). Nhạy cảm ngà răng ở cán bộ Công ty Than Thống Nhất, tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80(4), 77 - 80. 4. Tống Minh Sơn (2013). Tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 85(5), 31 - 36. 5. ðoàn Hồ ðiệp, Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng ðạo Bảo Trâm (2012). Nhạy cảm ngà răng ở ñối tượng 18 ñến 28 tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80(4), 72 - 76. 6. Bartold PM (2006). Dentinal hypersensitivity: a review. Australian Dental Journal, 51(3), 212 - 218. 7. Tanni Q, Awartani F (2002). Clinical evaluation of cervical dentin sensitivity (CDS) in patients attending general dental clinics (GDC) and periodontal specialty clinic (PSC). J Clin Periodontal 29:118-122. 8. Rees JS, Jin LJ, Lam S et al (2003). The prevalence of dentine hypersensitivity in a hospital clinic population in Hong Kong. Journal of Dentistry, 31, 453 - 461. 9. Orchardson R, Gillam DG (2006). Managing dentin hypersensitivity. JADA, 137, 990 - 998. 10. Chabanski MB, Gillam DG, Bulman JS et al (1996). Prevalence of cervical dentine sensitivity in a population of patients referred to a specialist periodontology department. J Clin Periodontol, 23, 989 - 992. 11.Gillam DG, Aris A, Bulman JS et al (2002). Dentine hypersensitivity in subjects recruited for clinical trials: clinical evaluation, prevalence and intra-oral distribution. Journal of Oral Rehabilitation, 29, 226 - 231. TCNCYH 94 (2) - 2015 23 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Summary PREVALENCE AND DISTRIBUTION OF DENTINE HYPERSENSITIVITY IN ADULTS AT HOCHIMINH CITY Dentine hypersensitivity is in the increase in the young population.This cross - sectional study was conducted on 871 subjects from 18 to 79 years old to evaluate the prevalence, severity and distribution of dentine hypersensitivity in adults at HCM city. Dentine hypersensitivity was clinically diagnosed by applying tactile stimuli (50g) and air blast (40 - 65p.s.i, 22 ± 20C), and was rated using the 0 - 3 scale. 747 persons were diagnosed as having dentine hypersensitivity, giving a prevalence figure of 85.8% including 47.4% who responded to the test stimuli with moderate degree. The difference was significant between different ages (p < 0.001) and profession groups (p < 0.05), but not significant between male and female or between urban and rural area. The average number of hypersensitive teeth increases by age. 10 to 61 percent responded to air blast and/or to tactile stimuli. The distribution of dentine hypersensitivity in tooth types revealed that lower and upper premolars and the first molars were most commonly affected, upper incisors and second molars were the least. Dentine hypersensitivity was common in Hochiminh city, half of the adult population had at least one moderate sensitive tooth. Most commonly affected were individuals between the ages of 40 - 49 and the lower and upper premolars and the first molars. Keywords: dentine hypersensitivity, prevalence, severity, distribution

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf121_317_1_sm_5507.pdf
Tài liệu liên quan