Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan với biến chứng sinh thiết thận qua da ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus

Tỷ lệ biến chứng nặng ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus là 6,2%, 93,8% bệnh nhân viêm cầu thận lupus được thực hiện sinh thiết an toàn không có biến chứng nặng. Yếu tố nguy cơ với việc xuất hiện biến chứng nặng là số lượng tiểu cầu thấp, biến chứng nặng xuất hiện 100% ở nhóm có số lượng tiểu cầu < 150 G/l khi vào viện và OR = 36,29 khi so sánh với nhóm có số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,018.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan với biến chứng sinh thiết thận qua da ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Địa chỉ liên hệ: Vương Tuyết Mai, bộ môn Nội tổng hợp, trường đại học Y Hà Nội Email: vuongtuyetmai@gmail.com Ngày nhận: 25/9/2013 Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BIẾN CHỨNG SINH THIẾT THẬN QUA DA Ở BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN LUPUS Vương Tuyết Mai1, Kim Ngọc Thanh2 1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Bạch Mai Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu tỷ lệ biến chứng sinh thiết thận và một số yếu tố liên quan với xuất hiện biến chứng ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus. 81 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm cầu thận lupus và thực hiện sinh thiết thận tại khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được thực hiện sinh thiết an toàn là 93,8%. Tỷ lệ biến chứng nặng chiếm tỷ lệ 6,2%, trong đó tụ máu dưới bao thận chiếm 3,7% và đái máu đại thể chiếm 2,5%. Yếu tố nguy cơ cho việc xuất hiện biến chứng nặng là số lượng tiểu cầu thấp, biến chứng nặng xuất hiện 100% ở nhóm có số lượng tiểu cầu < 150 G/l khi vào viện và OR = 36,29 khi so sánh với nhóm có số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/l (p = 0,018). Từ khoá: sinh thiết thận, viêm cầu thận lupus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thiết thận qua da là kỹ thuật thăm dò được áp dụng lấy mảnh tổ chức thận để đánh giá tổn thương mô bệnh học thận, điều này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho nhóm bệnh cầu thận. Sinh thiết thận được áp dụng trong hơn một thế kỷ và kỹ thuật sinh thiết thận qua da được tiến hành từ những năm 1940. Năm 1950, Pezer là người đầu tiên sinh thiết thận qua da để tìm hiểu những tổn thương và chẩn đoán bệnh thận [1; 2]. Nhờ tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, kỹ thuật sinh thiết thận được tiến hành dưới hướng dẫn siêu âm và sử dụng súng sinh thiết tự động vào cuối năm những năm 1980 [3]. Cho đến nay, kỹ thuật sinh thiết thận không ngừng được cải tiến, giúp việc xác định vị trí sinh thiết trở nên chính xác, đơn giản, dễ thực hiện, mà an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên do sinh thiết thận là kỹ thuật xâm nhập nên vẫn có nguy cơ xảy ra biến chứng trong và sau sinh thiết thận đặc biệt chú ý là nhóm viêm cầu thận lupus. Viêm cầu thận lupus thuộc nhóm bệnh tự miễn do sự rối loạn của quá trình đáp ứng miễn dịch. Hậu quả là khi các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu sẽ đi đến các cơ quan khác nhau và khởi động quá trình viêm tại cơ quan đó, gây ra bệnh cảnh lâm sàng mang tính chất tổn thương hệ thống và đa dạng của lupus. Sự lắng đọng phức hợp miễn dịch tại cầu thận gây hoạt hóa bổ thể, kích thích các bạch cầu, giải phóng các chất trung gian hóa học và các cytokine gây tổn thương cầu thận, hậu quả dẫn đến tổn thương màng đáy, tăng sinh tế bào ngoại mạch gây xơ hóa cầu thận. Sinh thiết thận đóng vai trò quan trọng trong tìm hiểu tổn thương tại thận ở viêm cầu thận lupus. Ngày nay, sự an toàn và tỷ lệ biến chứng của thủ thuật sinh thiết thận có cải thiện, tuy nhiên vẫn có những biến chứng xuất hiện đặc biệt ở nhóm bệnh nhân viêm cầu thận lupus. Các biến chứng quan trọng của sinh thiết thận thường liên quan đến chảy máu: đái máu đại thể, tụ máu nơi chọc và quanh thận, rò động tĩnh mạch trong thận TCNCYH 86 (1) - 2014 25 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Một số nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ biến chứng nặng sau sinh thiết thận ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus dao động 0 - 6,4%; đặc biệt là các biến chứng liên quan đến chảy máu [2]. Một số ý kiến cho rằng bệnh nhân viêm cầu thận lupus nguy cơ biến chứng chảy máu khi sinh thiết thận tăng cao hơn các trường hợp khác do rối loạn chức năng tiểu cầu và/hoặc do có những rối loạn đông máu khác. Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ biến chứng sinh thiết thận và một số yếu tố liên quan với xuất hiện biến chứng ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Nghiên cứu thực hiện trên tổng số 81 bệnh nhân viêm cầu thận lupus: nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 26 bệnh nhân từ 12/2011 - 7/2012 và hồi cứu 55 bệnh nhân từ 1/2008 - 11/2011. Các thông số được thu thập theo mẫu thống nhất ở tất cả các đối tượng nghiên cứu. 2. Phương pháp Bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm cầu thận lupus và thực hiện sinh thiết tại khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định viêm cầu thận lupus theo 4/11 tiêu chuẩn của ACR năm 1997 [4] và có protein niệu ≥ 0,5g/24h. Sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm được thực hiện bằng súng tự động Bard® Magnum® tại Khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân viêm cầu thận lupus chỉ được thực hiện sinh thiết thận khi không có chống chỉ định sinh thiết thận. Không sinh thiết thận các trong trường hợp sau: tăng huyết áp không khống chế; rối loạn đông cầm máu; thận xơ hóa trong bệnh thận giai đoạn cuối; hoặc chỉ có một thận duy nhất. Đánh giá biến chứng của sinh thiết thận: Biến chứng nặng được định nghĩa là đái máu đại thể, hoặc bệnh nhân có máu tụ, hoặc chảy máu đến mức ảnh hưởng đến huyết động cần truyền máu và/hoặc nút thông động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa [5]. 3. Xử lý số liệu: các thông tin thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Các số liệu được mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 17.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Qui trình kỹ thuật sinh thiết thận trong nghiên cứu đã được thông qua hội đồng nghiệm thu kỹ thuật của Bộ Y tế và thực hiện thường qui ở khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Các xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm đánh giá chức năng thận và các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu sử dụng trong nghiên cứu cũng là những xét nghiệm thường qui trong thực hành lâm sàng ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus nhằm phục vụ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân. III. KẾT QUẢ Tỷ lệ biến chứng gặp ngay sau sinh thiết là bí đái, chiếm 6,2% (n = 5), đau nhiều vùng sinh thiết là 4,9% (n = 4), sốt là 2,5% (n = 2). Tụ máu dưới bao thận gặp ở 3 bệnh nhân, chiếm 3,7% và đái máu đại thể gặp ở 2 bệnh nhân, chiếm 2,5%. Các biến chứng nặng khác như đái máu nặng cần truyền máu, dò động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa không gặp trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi (bảng 1). Tỷ lệ biến chứng nặng chiếm 6,2% (n = 5) bao gồm đái máu đại thể 2,5% (n = 2) và tụ máu dưới bao thận 3,7% (n = 3). Như vậy 93,8% (n = 76) bệnh nhân được thực hiện sinh thiết an toàn không có biến chứng nặng. 26 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Tỷ lệ xuất hiện biến chứng sau sinh thiết thận Biến chứng Số bệnh nhân (n = 81) % Chảy máu vị trí sinh thiết 0 0 Đái máu đại thể 2 2,5 Tụ máu dưới bao thận 3 3,7 Dò động tĩnh mạch 0 0 Can thiệp ngoại khoa 0 0 Truyền máu 0 0 Sốt 2 2,5 Vô niệu 0 0 Bí đái 5 6,2 Đau vùng sinh thiết 4 4,9 Bảng 2. Tần xuất xuất hiện biến chứng nặng và huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg) Biến chứng nặng Tổng số OR 95% CI (khoảng tin cậy) p Không Có < 140 mmHg Số bệnh nhân 52 3 55 1 (Reference) % 94,5% 5,5% 100% 140 - 160 mmHg Số bệnh nhân 21 0 21 0,35 (0,017 - 7,045) 0,49 % 100% 0 100% > 160 mmHg Số bệnh nhân 4 1 5 4,33 (0,362 - 51,808) 0,25 % 80% 20% 100% Tổng số Số bệnh nhân 77 4 81 NS % 95,1% 4,9% 100% *NS: Non significant (không có ý nghĩa thống kê). Nhóm bệnh nhân có HATT > 160 mmHg khi vào viện có tỷ lệ biến chứng nặng cao nhất là 20% (n = 1/5). Trong khi nhóm bệnh nhân có HATT < 140 mmHg có tỷ lệ biến chứng nặng là 5,5% (n = 3/55). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. TCNCYH 86 (1) - 2014 27 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Bảng 3. Tần xuất xuất hiện biến chứng nặng ở nhóm phân loại mức lọc cầu thận Phân loại mức lọc cầu thận (ml/phút/1,73m2) Biến chứng nặng Tổng số OR 95% CI (khoảng tin cậy) P value Không Có ≥ 90 Số bệnh nhân 11 0 11 1 (Reference) % 100% 0 100% 60 - 89 Số bệnh nhân 11 2 13 5 (0,215 - 116,042) 0,32 % 84,6% 15,4% 100% 30 - 59 Số bệnh nhân 23 0 23 0,49 (0,009 - 26,267) 0,73 % 100% 0 100% 15 - 29 Số bệnh nhân 18 0 18 0,62 (0,012 - 33,551) 0,82 % 100% 0 100% < 15 Số bệnh nhân 14 2 16 3,97 (0,173 - 91,025) 0,39 % 87,5% 12,5% 100% Tổng số Số bệnh nhân 77 4 81 NS % 95,1% 4,9% 100% *NS: Non significant (không có ý nghĩa thống kê). Sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng nặng gặp ở các nhóm bệnh thận mạn ở các giai đoạn 1 đến 5 khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Tần xuất xuất hiện biến chứng nặng ở những bệnh nhân có mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73m2so với nhóm có mức lọc cầu thận ≥ 60 mml/phút/1,73m2 Mức lọc cầu thận ước tính (mml/phút/1,73m2) Biến chứng nặng Tổng số OR 95% CI (khoảng tin cậy) p Không Có ≥ 60 ml/phút/1,73m2 Số bệnh nhân 22 2 24 1 (Reference) % 91,7% 8,3% 100% < 60 ml/phút/1,73m2 Số bệnh nhân 55 2 57 0,4 (0,053 - 3,020) 0,37 % 96,5% 3,5% 100% Tổng số Số bệnh nhân 77 4 81 NS % 95,1% 4,9% 100% *NS: Non significant (không có ý nghĩa thống kê). Biến chứng nặng xảy ra ở cả 2 nhóm bệnh nhân và sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. 28 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 5. Tần suất xuất hiện biến chứng nặng và số lượng tiểu cầu Số lượng tiểu cầu Biến chứng nặng Tổng số OR 95% CI (khoảng tin cậy) p Không Có ≥ 150 G/l Số bệnh nhân 62 0 62 1 (Reference) % 100% 0 100% < 150 G/l Số bệnh nhân 15 4 19 36,29 (1,854 - 710,385) 0,018 % 78,9% 21,1% 100% Tổng số Số bệnh nhân 77 4 81 % 95,1% 4,9% 100% 100% bệnh nhân có biến chứng nặng đều có số lượng tiểu cầu < 150 G/l khi vào viện và ở nhóm có giá trị tiểu cầu thấp này OR = 36,29 khi so sánh với nhóm có số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,018. IV. BÀN LUẬN Biến chứng nặng trong và sau sinh thiết thận là hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có thể có biến chứng dẫn đến việc mất thận thậm chí tử vong cho bệnh nhân [6; 7], do vậy việc lựa chọn bệnh nhân trước khi tiến hành sinh thiết đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng tránh các biến chứng. Không chỉ ở những bệnh nhân viêm cầu thận lupus mà ở tất cả các trường hợp bệnh cầu thận trước khi thực hiện sinh thiết thận, bệnh nhân bắt buộc phải được đánh giá về tình trạng có xuất huyết hay không, việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian gần với thời điểm sinh thiết, kiểm soát tăng huyết áp, khả năng tuân thủ của bệnh nhân theo các hướng dẫn trong quá trình sinh thiết và tình trạng nhiễm trùng, ví dụ như kiểm tra xem bệnh nhân có viêm thận bể thận hoặc viêm ngoài da ở gần chỗ chuẩn bị làm sinh thiết hay không [8]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các biến chứng nặng như đái máu nặng cần truyền máu, dò động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa không gặp trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ biến chứng nặng được tính là đái máu và tụ máu dưới bao thận chiếm 6,2%, như vậy 93,8% bệnh nhân viêm cầu thận lupus được thực hiện sinh thiết an toàn không có biến chứng nặng. Biến chứng thông thường ngay sau sinh thiết là bí đái, chiếm 6,2%, đau nhiều vùng sinh thiết là 4,9%, sốt là 2,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sinh thiết thận qua da có khả năng gây đau và có bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên chúng tôi cũng không đánh giá được cụ thể các mức độ đau trong số 4,9% bệnh nhân kêu đau vùng sinh thiết. Có thể có sự khác biệt giữa các bệnh nhân trong khả năng chịu đựng đau nên có thể có những bệnh nhân yêu cầu thuốc để giảm đau và một số bệnh nhân không yêu cầu. Tìm hiểu về mối liên quan của một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất hiện biến chứng sinh thiết thận ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh nhân khi vào viện có HATT > 160 mmHg có tỷ lệ biến chứng nặng cao nhất là 20% (n = 1/5). TCNCYH 86 (1) - 2014 29 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Trong khi nhóm bệnh nhân có HATT < 140 mmHg có tỷ lệ biến chứng nặng là 5,5% (n = 3/55). Nhóm bệnh nhân có HATT từ 140 - 160 mmHg không gặp biến chứng nặng. OR = 4,33 ở nhóm có HATT > 160 mmHg so với nhóm HATT < 140 mmHg, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,25. Chúng tôi xin được lưu ý là chỉ số huyết áp được phân tích là chỉ số khi bệnh nhân vào viện. Tại thời điểm tiến hành sinh thiết thận các bệnh nhân đều đã được được khống chế huyết áp về mức ≤ 130/80mmHg. Kết quả nghiên cứu của Abel Torres M. và cộng sự. khi thực hiện nghiên cứu ở 646 sinh thiết thận thực hiện với súng sinh thiết tự động dưới hướng dẫn siêu âm thì cho thấy huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg là nguy cơ xuất hiện biến chứng sau sinh thiết thận với RR = 7,6 (95% CI 1,35 - 43). Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của Abel Torres M. và cộng sự lớn hơn nên có cơ hội phát hiện được sự khác biệt nhỏ trong quần thể [9]. Nghiên cứu của Abel Torres M. và cộng sự cũng cho thấy sự suy giảm chức năng thận là yếu tố nguy cơ của biến chứng sau sinh thiết, ure trong máu (BUN) ≥ 60 mg/dl, RR = 9,27 (95% CI 2,8 - 30,7) [9]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi khi phân tích về liên quan của mức lọc cầu thận với biến chứng nặng chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ xuất hiện biến chứng trong các nhóm bệnh thận mạn khi phân loại theo mức lọc cầu thận. Để làm tăng cỡ mẫu chúng tôi xếp hai nhóm bệnh nhân có mức lọc cầu thận ước tính < 60 mml/ phút/1,73m2 và ≥ 60 mml/phút/1,73m2 để tiến hành so sánh nhưng tỷ lệ biến chứng nặng trong hai nhóm bệnh thận mạn tính khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các xét nghiệm máu kiểm tra về thời gian prothrombin và INR được chọn vào làm thường qui ở bệnh nhân trước khi tiến hành sinh thiết thận [10]. Tuy nhiên cũng chưa có sự thống nhất hoàn toàn về vai trò của hai yếu tố này trong các báo cáo. Tác giả Stiles và cộng sự khi nghiên cứu các biến chứng ở 112 trường hợp sinh thiết thận thì kết quả cho thấy không có sự liên quan của thời gian prothrombin và INR đến việc làm thay đổi đáng kể tỷ lệ biến chứng lớn ở bệnh nhân [11]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Manno và cộng sự khi đánh giá các nguy cơ biến chứng sau sinh thiết thận trong 471 bệnh nhân kết luận rằng giới tính, tuổi và thời gian thromboplastin là những chỉ số dự báo quan trọng trong nguy cơ xuất hiện biến chứng sau sinh thiết thận [12]. Trong nghiên cứu của Manno và cộng sự cho thấy tỷ lệ xuất hiện biến chứng chảy máu sau sinh thiết thận xuất hiện nhiều hơn ở nữ (39,7%) so với nam (30,3%) với OR = 2,05, khoảng tin cậy 1,26 - 3,31 và p = 0,004. Đồng thời tác giả cũng báo cáo tỷ lệ xuất hiện biến chứng chảy máu ở nhóm tuổi 11 đến 20 và nhóm tuổi 21 đến 30 cao hơn so với nhóm tuổi 30 đến 40 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi không cho thấy tỷ lệ biến chứng nặng có liên quan với tuổi, có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở người lớn và không có đối tượng tuổi nhỏ như nghiên cứu của Manno và cộng sự [12]. Kết quả nghiên cứu này cho thấy 100% bệnh nhân có biến chứng nặng đều có giá trị tiểu cầu < 150 G/l khi vào viện và ở nhóm có giá trị tiểu cầu thấp này OR = 36,29 khi so sánh với nhóm có số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,018. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Abel Torres M. và cộng sự khi thực hiện nghiên cứu ở 646 30 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC sinh thiết thận cho thấy số lượng tiểu cầu ≤ 120 × 103/μl là yếu tố nguy cơ quan trọng trong xuất hiện biến chứng sau sinh thiết với RR = 7,0 (95% CI 1,9 - 26,2) [9]. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ biến chứng nặng ở bệnh nhân viêm cầu thận lupus là 6,2%, 93,8% bệnh nhân viêm cầu thận lupus được thực hiện sinh thiết an toàn không có biến chứng nặng. Yếu tố nguy cơ với việc xuất hiện biến chứng nặng là số lượng tiểu cầu thấp, biến chứng nặng xuất hiện 100% ở nhóm có số lượng tiểu cầu < 150 G/l khi vào viện và OR = 36,29 khi so sánh với nhóm có số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,018. Lời cảm ơn Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn ban chủ nhiệm, các bác sỹ và điều dưỡng khoa Thận - Tiết niệu và phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cameron JS, Hicks J (1997). The introduction of renal biopsy into nephrology from 1901 to 1961: A paradigm of the forming of nephrology by technology. Am J Nephrol 17, 347 - 358, 2. Iversen P, Brun C (1951). Aspiration biopsy of the kidney. Am J Med, 11, 324 - 330. 3. Wiseman DA, Hawkins R, Numerow LM et al (1990) Percutaneous renal biopsy utilizing real time, ultrasonic guidance and a semiautomated biopsy device. Kidney Int, 38, 347 - 349. 4. Hochberg MC (1997). Updating the American College of Rheumatology revised criteria for the classification of systemic lupus erythematosus. Arthritis Rheum, 40(9), 1725. 5. Tondel C, Vikse BE, Bostad L et al (2012). Safety and Complications of Percutaneous Kidney Biopsies in 715 Children and 8573 Adults in Norway 1988-2010. Clin J Am Soc Nephrol, 7(10), 1591 - 1597. 6. Kim D, Kim H, Shin G et al (1998). A randomized, prospective, comparative study of manual and automated renal biopsies. Am J Kidney Dis, 32, 426 - 431. 7. Parrish AE (1992). Complications of percutaneous renal biopsy: A review of 37 years’ experience. Clin Nephrol, 38, 135 - 141. 8. Korbet SM (2002). Percutaneous renal biopsy. Semin Nephrol, 22, 254 - 267. 9. Abel Torres M., Rafael Valdez-Ortiz1, Carlos Gonzalez-Parra1 et al (2011). Percutaneous renal biopsy of native kidneys: efficiency, safety and risk factors associated with major complications. Arch Med Sci, 7(5), 823 - 831. 10. Peterson P, Hayes TE, Arkin CF et al (1998). The preoperative bleeding time test lacks clinical benefit: College of American Pathologists’ and American Society of Clinical Pathologists’ position article. Arch Surg, 133, 134 - 139. 11. Stiles KP, Hill C, LeBrun CJ et al (2001). The impact of bleeding times on major complications rates after percutaneous real- time ultrasound-guided renal biopsies. J Nephrol, 14, 275 - 27 9. 12. Manno C, Strippoli GF, Arnesano L et al (2004). Predictors of bleeding complications in percutaneous ultrasound- guided renal biopsy. Kidney Int. 66, 1570 - 1577. TCNCYH 86 (1) - 2014 31 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Summary COMPLICATIONS OF RENAL BIOPSY AND RISK FACTORS RELATED TO APPEARANCE OF COMPLICATIONS IN PATIENTS WITH LUPUS NEPHRITIS We conducted this study to estimate the complications of renal biopsy and risk factors related to complications in patients with lupus nephritis. The study included 81 patients diagnosed with lupus nephritis who underwent renal biopsy in the Nephro - Urology Department, Bach Mai hospital. 93.8 % of Lupus nephritis patients underwent safe renal biopsy. The major complications were 6.2% with 2.5% of the patients developping macroscopic hematuria and 3.7 % of patients developing hematoma post biopsy. The risk factor for major complications was low platelets level. 100% of serious complications appeared in patients with the platelets level < 150 G/l and OR = 36.29 when compared with patients who had a higher level of platelets ≥ 150 G/l (p = 0.018). Keywords: Renal biopsy, lupus nephritis

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_64_1_pb_5219.pdf
Tài liệu liên quan