Tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên

Cải tạo môi trường nước, cây xanh. Xây dựng thêm nhiều công viên ven sông, các tuyến cây xanh, đường dạo với nhiều chức năng phong phú. Phối kết hợp chức năng công viên với chức năng vui chơi giải trí và kinh doanh. Nạo vét lòng sông, xây dựng hệ thống kè, bến, các cây cầu, đường giao thông ven sông. Kết hợp tuyến đi bộ với tuyến cây xanh, tạo nút giao thông hợp lý đồng thời xây dựng thêm các quảng trường vừa và nhỏ ven sông, tạo ra nhiều điểm nhìn, góc nhìn tốt từ nhiều phía. Phát triển các tuyến du lịch, tham quan ven sông (Du lịch trên bờ và du lịch dưới nước). Kết hợp các tuyến du lịch ven sông với các tuyến du lịch chính trong tỉnh. Có giải pháp quy hoạch và lựa chọn mô hình sinh hoạt cụ thể cho khu dân cư làng xóm ven sông để tránh những tác động xấu đến môi trường khu vực

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 85 TỔ CHỨC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN KIẾN TRÚC VEN SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Bùi Quang Hưng* Sở Xây dựng Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết trình bày những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, vận dụng các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên. Từ khóa: Cảnh quan kiến trúc, sông Cầu, ven sông, thành phố Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Sông Cầu là con sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Sông Cầu chảy qua trung tâm thành phố Thái Nguyên, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối không gian cảnh quan giữa hai bờ Đông - Tây của thành phố Thái Nguyên, là con đường giao lưu kinh tế huyết mạch quan trọng của Thái Nguyên qua nhiều thế kỷ, là cầu nối giao lưu giữa các vùng văn hóa của các dân tộc anh em trên đất Thái Nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên chưa được khai thác sử dụng nhiều, chưa khai thác được vẻ đẹp của sông Cầu cũng như các giá trị về văn hoá đặc trưng của địa phương, chưa có sự khác biệt, sự nhận dạng về cảnh quan giữa các đô thị trong vùng. Mặt khác chất lượng môi trường nước của sông Cầu đang bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp ở đầu nguồn nước, không đảm bảo chất lượng, môi trường sống của người dân trong vùng. Để khắc phục tình trạng nêu trên, bài viết đề ra một số cơ sở, giải pháp cụ thể về mô hình tổ chức bảo vệ và phát triển không gian cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu nhằm góp phần cải thiện chất lượng, môi trường sống, tăng giá trị về bản sắc văn hoá của đô thị, địa phương; xác định vai trò quan trọng của cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu trong khu vực trung tâm thành phố Thái * Tel: 0982 05280 Nguyên và đề xuất các giải quản lý về quy hoạch và kiến trúc cho khu vực ven sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Một số khái niệm Tổng quan về tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông: Cảnh quan kiến trúc ven sông là một khái niệm nhánh của của cảnh quan kiến trúc. Những nhân tố chính ảnh hưởng bao gồm: Thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo; Các yêu cầu của không gian kiến trúc cảnh quan: Yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu bền vững, yêu cầu kinh tế. Quy luật tổ chức không gian bao gồm: Cơ sở bố cục cảnh quan (điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn), Tạo hình không gian (không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở), các quy luật bố cục cơ bản (quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố cục đối xứng, bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự, sự tương phản, sáng tối và màu sắc) [3]. Không gian ven sông là không gian rộng, dài và đa chiều. Là sự phối kết của nhiều dạng không gian khác nhau, cả tự nhiên và nhân tạo. Tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông là sự sắp xếp, bố trí các thành phần yếu tố thiên nhiên (Địa hình, mặt nước, bầu trời, cây xanh, hoa cỏ, con người,...) và các thành phần yếu tố nhân tạo (Kiến trúc công trình, giao thông, các trang thiết bị kỹ thuật, các tác phẩm nghệ thuật..) [3]. Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 86 Theo GS. TS. Nguyễn Thế Bá [2]: "Hầu hết các đô thị được xây dựng và phát triển gần sông, biển và hồ. Từ xa xưa, giao thông đường thuỷ đã trở thành một trong những động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển của đô thị". Thực vậy, các đô thị trên thế giới và cả Việt Nam đều nằm trong những quy luật phát triển tất yếu đó là sự phát triển của giao thông đường thuỷ, ngoài ra việc lựa chọn vị trí đô thị còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: Thuận tiện cho việc thông thương buôn bán; Sử dụng nguồn nước (các nền văn minh lúa nước) và chống ngoại xâm. Hiện trạng cảnh quan kiến trúc ven sông cầu đoạn chảy qua TP Thái Nguyên: Theo khảo sát, đánh giá và phân tích, hiện trạng sông Cầu có những tồn tại sau [1], [7]: - Tỷ lệ quy hoạch chi tiết còn hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu bên bờ Nam sông Cầu và một phần dọc Quốc lộ 1B bên bờ Bắc (tỷ lệ khoảng 30%) nên khó khăn trong việc quản lý và triển khai đầu tư. - Chưa được đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè sông đồng bộ (chỉ có khoảng 1,5km kè bờ Nam sông đoạn qua khu trung tâm thành phố), nhiều khúc sông sau mùa mưa lũ thường bị biến dạng do phù xa và chế độ dòng chảy. Hệ thống đê, kè chỉ mang tính phòng chống lũ, chưa khai thác được giá trị thẩm mỹ và mỹ quan của khu vực ven sông. - Thiếu nghiêm trọng hệ thống cầu qua sông (hiện chỉ có cầu Gia Bảy), một số cây cầu chỉ mang tính tạm bợ chưa đủ quy mô, chất lượng, giá trị thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu thông thương, qua lại giữa hai bên bờ sông (cầu treo Oánh, cầu Ba Đa). - Cây xanh hầu như chưa được đầu tư, chủ yếu là các loại cây phòng hộ như tre, trúc, sung và các cây ăn quả của khu dân cư. Khu vực sát bờ sông chủ yếu là cây lau, sậy mọc tự do, um tùm không đảm bảo mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. - Các công trình kiến trúc ven sông chưa được đầu tư nhiều về mặt thẩm mỹ, chủ yếu chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng; quy mô nhỏ, xây dựng tự phát, nên nhìn tổng thể khu vực ven sông thể hiện một sự lộn xộn, nghèo nàn. - Các khu chức năng hiện có chưa có sự gắn kết với cảnh quan xung quanh đặc biệt chưa có sự gắn kết với sông Cầu, không phát huy được các giá trị về thẩm mỹ, tinh thần, không tận dụng được vẻ đẹp tự nhiên của sông Cầu. - Một số khu vực ven sông không khai thác được tầm nhìn, chắn các hướng tiếp cận từ các tuyến đường ra sông (khách sạn sông Cầu, các khu dân cư dọc trục đường Bắc Kạn). - Các khu dân cư ven sông thường xả thẳng phân ro, nước thải, rác thải sinh hoạt ra sông gây ra nhiều khí, mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường chung của khu vực. - Các nhà máy, xí nghiệp nằm ở đầu nguồn nước (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn) và nhà máy Gang thép Thái Nguyên đã có những biện pháp xử lý chất thải, nước thải nhất định nhưng về lâu dài cần có những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái chung cho toàn thành phố (khí thải, nước thải, rác thải). Hình 1. Bản đồ hiện trạng lập quy hoạch chi tiết, hiện trạng môi trường, kè sông khu vực ven sông Cầu [1] Hình 2. Hiện trạng cảnh quan kiến trúc khu vực ven sông Cầu [1] Cơ sở khoa học Cơ sở thẩm mỹ Yếu tố giác quan: Cảm giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và cả trí nhớ, sự quen Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 87 thuộc của con người. Khái niệm “Nơi chốn” trong tổ chức kiến trúc cảnh quan [4]. Cơ sở lý thuyết: Giải quyết, sắp xếp các yếu tố tự nhiên (Địa hình, mặt nước, bầu trời, cây xanh, hoa cỏ) và nhân tạo (các loại công trình xây dựng). Cơ sở thẩm mỹ của kiến trúc công trình ven sông: Kiến trúc công trình lớn (công trình công cộng); Các công trình kiến trúc cổ và cũ cần bảo tồn; Kiến trúc công trình trang trí; Kiến trúc công trình nhỏ. Cơ sở các quy luật về bố cục trong tổ chức không gian: - Cơ sở bố cục cảnh quan: Cảm thụ thông qua thị giác: Điểm nhìn, tầm nhìn, trục nhìn và góc nhìn. - Cơ sở tạo hình không gian: Các yếu tố: Mặt nền, mặt trần và mặt đứng ngăn không gian. Các loại không gian: Không gian đóng; Không gian mở; Không gian nửa đóng nửa mở. - Các quy luật bố cục cơ bản: Quy luật về đường trục bố cục; Quy luật bố cục đối xứng, không đối xứng; Quy luật tỷ lệ không gian, về sự đồng nhất và sự tương tự; Quy luật về sự tương phản, sáng tối và màu sắc. Cơ sở kinh tế kỹ thuật, môi trường - Về kinh tế: Tiềm năng phát triển kinh tế (dịch vụ, du lịch, công nghiệp), phương án đầu tư kinh tế (Kế hoạch, giải pháp đầu tư, kêu gọi và thu hút đầu tư), vật liệu địa phương (xi măng, đá) - Về kỹ thuật: Khả năng đáp ứng về kỹ thuật công nghệ của đội ngũ tri thức, lao động của Thành phố Thái Nguyên. - Về môi trường sinh thái, mô hình phát triển bền vững: Cân bằng hệ sinh thái; Thân thiện với môi trường; Đảm bảo chất lượng môi trường nước (đầu vào, đầu ra), biện pháp xử lý; Tỷ lệ cây xanh bên trong và ngoài công trình. Cơ sở thực tế: Cơ sở về điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, vị trí địa lý (Đặc điểm địa hình (địa hình đa dạng, thảm thực vật phong phú); Điều kiện khí hậu (Thuận lợi cho phát triển du lịch vào các mùa trong năm); cơ sở về văn hóa xã hội của Thái Nguyên: Truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa; Cơ sở về lịch sử, truyền thống; cơ sở về vị thế và tầm quan trọng, cơ sở về định hướng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 [6]. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CẢNH QUAN KIẾN TRÚC VEN SÔNG CẦU ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Vận dụng Lý luận về thành phố “Dải” của Aturo Soria Y Mata [1] trong định hướng quy hoạch cho khu vực ven sông cầu Aturo Soria Y Mata (1844 -1920) người Tây Ban Nha là tác giả đầu tiên lý luận quy hoạch xây dựng thành phố theo hệ thống chuỗi, dải (đô thị phát triển dọc theo trục giao thông, sông với chiều dài không hạn chế). Điển hình cho lý luận nêu trên là thành phố Vongagrat của N.A, các khu vực tại bờ biển Nam Mỹ như: Montevideo, Sao Paulo, Rio De Janciro. Thành phố Thái Nguyên có những điểm tương đồng về tính chất với lý luận của Aturo Soria Y Mata khi thành phố được định hướng quy hoạch phát triển mở rộng về phía Đông và phía Bắc [6] với quy mô 5243,8ha (các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên, Sơn Cẩm và thị trấn Chùa Hang), sông Cầu sẽ là trục dọc không gian trung tâm của thành phố. Đề xuất trong định hướng quy hoạch cần phát triển các khu chức năng quan trọng của thành phố theo dọc hai bên bờ sông, trong đó giữ nguyên khu hành chính - văn hóa phía bờ Nam sông, phát triển các chức năng thương mại, dịch vụ, giải trí (yếu tố tạo thị) phía bờ Bắc, Đông sông, từ đó kết nối các chức năng đô thị còn lại tạo thành mạng lưới không gian các khu chức năng, tạo sự đa dạng, linh hoạt cho đô thị trong khai thác sử dụng, mặt khác tạo cho đô thị một lõi không gian xanh, cải thiện vi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững cho đô thị. Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 88 Đề xuất giải pháp quy hoạch, tổ chức cảnh quan Khai thác các yếu tố tự nhiên của khu vực - Yếu tố địa hình: Tận dụng tối đa các yếu tố địa hình của khu vực để bố trí các khu chức năng. - Yếu tố mặt nước: Khai thác yếu tố chuyển động của dòng chảy bằng việc tạo ra các bán đảo nhỏ trên sông, tạo ra các bến. Duy trì các giá trị tự nhiên của mặt nước bằng việc hạn chế xây dựng những đường kè bê tông kiên cố, tận dụng những thảm cỏ, bãi cát hiện có. Khai thác đặc tính phản chiếu của mặt nước bằng việc tạo những công trình dạng dãy, dải dọc theo bờ sông tạo những không gian ảo bằng hiệu ứng nhân đôi. - Yếu tố bầu trời: Khôi phục lại mối liên hệ của mặt đất, mặt nước với bầu trời bằng cách tạo ra các không gian trống ven sông. Sử dụng các hình thức và vật liệu kiến trúc phù hợp phản ánh sự biến đổi của bầu trời. - Khai thác, sử dụng cây xanh, cây bụi, hoa cỏ, đá trang trí trong tổ chức các khu cây xanh, vườn hoa, tiểu cảnh. Khai thác Yếu tố thị giác - Điểm nhìn: Tạo ra các điểm nhìn tốt bằng cách tổ chức các không gian thoáng đãng có thể phóng xa được tầm mắt (quảng trường Võ Nguyên Giáp, Bảo tàng Thái Nguyên). - Tầm nhìn: Tạo ra nhiều lớp không gian, vật thể để từ một vị trí có thể có nhiều tầm nhìn. - Góc nhìn: Tạo những góc nhìn rộng thoáng để nhìn vật thể một cách chân thực nhất, không bị méo mó hay thay đổi hình dạng vật thể. - Trục nhìn, tuyến nhìn: Tạo ra các tuyến nhìn dài không bị hạn chế, chia cắt. Các yếu tố giác quan: Tạo lập không gian để con người có thể cảm nhận tối đa nét đặc trưng của khu vực qua các yếu tố giác quan: Cảm giác, thích giác, khứu giác và vị giác. Khai thác khái niệm “nơi chốn”: Tạo dấu ấn bằng các điểm nhấn cho các địa danh, khu vực như: Công trình kiến trúc, cầu, tượng đài, không gian văn hóa, quảng trường (quảng trường Võ Nguyên Giáp - quảng trường 20-8 cũ bản thân đã là một yếu tố nơi chốn quen thuộc với nhân dân trong tỉnh. Khai thác yếu tố về tạo hình không gian: Đề xuất áp dụng theo dạng “không gian mở” để không gian ven sông được cởi mở, kết nối với toàn đô thị đồng thời tạo cảm giác rộng lớn, thoáng đãng cho khu vực ven sông. Vận dụng các quy luật bố cục cơ bản: - Quy luật về đường trục bố cục: Bố cục theo dải, tuyến (tổ chức hệ thống đường, cây xanh). - Quy luật bố cục đối xứng: Áp dụng cho các khu mang tính chất trang nghiêm hoặc những khối công trình lớn có tính trọng điểm của khu vực. - Quy luật bố cục không đối xứng: Áp dụng cho những công trình trang trí, vui chơi giải trí ven sông. - Quy luật tỷ lệ không gian: Nhấn mạnh yếu tố tỷ lệ con người với các công trình kiến trúc, tượng trang trí. - Quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự: Đảm bảo sự đồng nhất, nhất quán trong hình thức, tránh sự chắp ghép lộn xộn, thiếu căn cứ. - Quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối và quy luật về màu sắc: Tổ chức đan xen để tránh cảm giác nhàm chán cho con người. Giải pháp kiến trúc: Kiến trúc công trình công cộng: - Bến tàu thuyền: Bố trí theo tuyến với sự sắp xếp hợp lý về khoảng cách mỗi bến. - Chợ ven sông: Kết hợp các khu chợ nhỏ dạng chợ tạm, bán rong tại các khu vực bến tàu thuyền để bán các đồ lưu niệm đặc trưng của vùng làm quà cho khách thập phương. - Khách sạn, nhà hàng ăn uống: Bố trí nhà hàng, dịch vụ và để xe ở các tầng dưới, các phòng nghỉ bố trí ở các tầng trên. Hình thức kiểu dáng nhẹ nhàng, thanh thoát, màu sắc trang nhã đặc biệt nên thiết kế theo dạng dải bám dọc theo bờ sông. - Cao ốc văn phòng: Thiết kế các công trình có tầng cao lớn, khoảng lùi rộng, hình thức Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 89 kiến trúc, vật liệu, màu sắc mới mẻ, hiện đại thể hiện là các điểm nhấn không gian xa cho cảnh quan ven sông. - Đường ven sông và các cây cầu: Thiết kế theo kiểu dáng mềm mại, thanh thoát kết hợp các yếu tố hoa văn, màu sắc đặc trưng của các dân tộc thiểu số trong khu vực. - Khu công viên ven sông: Phân khu chức năng rõ ràng (khu nghỉ, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao..), thiết kế chi tiết, tận dụng tối đa các yếu tố địa hình cảnh quan. Các công trình Kiến trúc công trình cổ và cũ cần bảo tồn: Cần tạo các hướng mở từ phía sông Cầu để tạo thành các tuyến du lịch cho khách du lịch bằng thuyền có điểm dừng chân, tiếp cận để tham quan. Kiến trúc công trình trang trí: Bố trí các công trình nhỏ như Ki-ốt phục vụ, chòi nghỉ đan xen theo các đường dạo ven sông. Kiến trúc công trình nên theo hình thức đơn giản. Kiến trúc công trình nhỏ: Thiết kế kiểu nhà vườn hoặc theo kiểu phân tán thấp tầng, tường gạch, cột BTCT, số tầng cao từ 2-3 tầng, mái dốc. Giải pháp kinh tế, kỹ thuật, môi trường: Giải pháp kinh tế: - Đầu tư hợp lý: Lựa chọn các dự án hiệu quả nhất để đầu tư xâu dựng, phân ký đầu tư hợp lý, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Các dự án có thể triển khai ngay như: Quảng trường Võ Nguyên Giáp, Khu công viên ven sông Cầu (khu A và khu B), dự án khu phố Châu Âu bên bờ sông Cầu, Trường Đại học Việt Bắc (giai đoạn 2), Cầu Bến Tượng, Khu đô thị Nam sông Cầu. - Mở cửa, kêu gọi nhà đầu tư, có chính sách đầu tư hợp lý, thu hút được nhà đầu tư cho các dự án cần triển khai. - Tận dụng tối đa vật liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển và giá thành xây dựng. Giải pháp kỹ thuật: - Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, các kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế quy hoạch, công trình trên địa bàn khu vực. - Các công trình có giá trị xây lắp cao, đòi hỏi giá trị thẩm mỹ cao (ngoài quy định của nhà nước) cần phải tổ chức thi tuyển kiến trúc, lựa chọn phương án hợp lý để đầu tư xây dựng. - Nâng cao tay nghề cho công nhân xây dựng, đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lao động. - Đầu tư các máy móc, thiết bị mới, hiện đại. - Thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ như: Quản lý dự án, đấu thầu, kỹ sư định giá, đánh giá, kiểm định chất lượng công trình. Giải pháp môi trường [4]: - Tạo một chu trình khép kín của hệ sinh thái khu vực (sông nước, cây xanh, công trình xây dựng, con người) nhằm ổn định các hệ sinh thái nhỏ, gây dựng vững chắc hệ sinh thái lớn. - Sử dụng tối đa, hiệu quả vật liệu từ tự nhiên sẵn có trong vùng tạo sự thân thiện với môi trường (đá, tre, nứa, cọ). - Nghiên cứu các biện pháp xử lý nước mặt, xử lý nước thải, gìn giữ nguồn nước sạch. Tập trung cải tạo phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường ăn ở hợp lý cho cư dân ven sông. Cụ thể một số giải pháp kiến trúc cảnh quan - Khu vực đường Thanh Niên: Hình 3. Giải pháp đường dạo, cây xanh, kè sông, khai thác tầm nhìn [1] Hình 4. Giải pháp không gian sân lễ hội nhỏ, chòi nghỉ, quan sát [1] Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 90 - Khu vực ven hai bờ sông phía Bắc: Hình 5. Giải pháp kè phòng lũ, cây xanh thảm cỏ khai thác yếu tố phản chiếu của mặt nước [1] - Khu vực tuyến đường Bắc Kạn đoạn sát bờ sông và các khu vực có công trình xây dựng sát sông Hình 6. Giải pháp tạo không gian mở và hướng tiếp cận từ lớp công trình bên trong ra sông [1] - Khu vực nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng. Hình 7. Khai thác yếu tố bầu trời và tính phản chiếu của mặt nước cho các chức năng công cộng [1] KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích tổng hợp, đề xuất trong bài viết, tác giả đưa ra những kết luận chính sau đây: Cần thực hiện điều tra cơ bản và đánh giá toàn diện không gian cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu với tư cách một di sản đô thị. Trên cơ sở lấy phiếu điều tra cư dân sinh sống khu vực, tập hợp các số liệu thống kê, lập các bảng tính đưa ra các thông số thuyết phục về tập tục, sở thích, nhu cầu và trình độ người dân ven sông. Xác định và thể hiện nổi bật vai trò của không gian ven sông Cầu bằng các định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng cụ thể trong quá trình lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên (đang trong quá trình lập). Cần xây dựng và ban hành quy chế đặc biệt về quản lý và sử dụng không gian hai bờ sông Cầu cho từng khu vực cụ thể. Thực hiện chủ trương trả lại đôi bờ cho dòng sông mang tính mở và tự nhiên. Nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý đô thị. Xã hội hoá công tác phát triển đô thị. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin lưu trữ. Có chương trình tuyên truyền rộng rãi, phổ cập kiến thức về không gian cảnh quan kiến trúc đến mọi tầng lớp nhân dân. Giáo dục ý thức cộng đồng, tôn trọng pháp luật. Huy động nguồn vốn, có chính sách thoả đáng cho các dự án đầu tư khả thi. Huy động nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển kinh tế làm giàu đẹp thành phố. Tạo hành lang pháp lý, mở mang các dịch vụ kinh doanh để có các nguồn thu từ du lịch, bảo tàng và bảo tồn. Cải tạo môi trường nước, cây xanh. Xây dựng thêm nhiều công viên ven sông, các tuyến cây xanh, đường dạo với nhiều chức năng phong phú. Phối kết hợp chức năng công viên với chức năng vui chơi giải trí và kinh doanh. Nạo vét lòng sông, xây dựng hệ thống kè, bến, các cây cầu, đường giao thông ven sông. Kết hợp tuyến đi bộ với tuyến cây xanh, tạo nút giao thông hợp lý đồng thời xây dựng thêm các quảng trường vừa và nhỏ ven sông, tạo ra nhiều điểm nhìn, góc nhìn tốt từ nhiều phía. Phát triển các tuyến du lịch, tham quan ven sông (Du lịch trên bờ và du lịch dưới nước). Kết hợp các tuyến du lịch ven sông với các tuyến du lịch chính trong tỉnh. Có giải pháp quy hoạch và lựa chọn mô hình sinh hoạt cụ thể cho khu dân cư làng xóm ven sông để tránh những tác động xấu đến môi trường khu vực. Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Hưng (2009), Tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua Tp Thái Nguyên, LV thạc sỹ kiến trúc, trường ĐH Xây dựng, Hà nội. 2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nxb xây dựng, Hà Nội. 3. Nguyễn Nam (2008), “Tổ chức kiến trúc cảnh quan”, bài giảng cao học, trường Đại học Xây dựng Hà Nội. 4. Ths. KTS. Nguyễn Văn Chương, “Nơi chốn” trong tổ chức không gian đô thị có bản sắc, Tc Kiến trúc VN. 5. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1997), Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 6. Quyết định số 1536/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thái Nguyên đến năm 2035. 7. Số liệu điều tra tại phòng Quản lý Kiến trúc quy hoạch - Sở Xây dựng Thái Nguyên (2014): Các đồ án quy hoạch, dự án đang được triển khai quy hoạch xây dựng ven sông Cầu Tp Thái Nguyên. SUMMARY PROTECTING AND IMPROVING THE LANDSCAPE STRUTURE ALONG THE BANKS OF CAU RIVER, THE CASE OF RIVER SECTION IN THAI NGUYEN CITY Bui Quang Hung* Department of Construction of Thai Nguyen Province This paper analyzes and assesses the situation of landscape structure along the banks of Cau river which flows through Thai Nguyen city. Based on the literature review and analytical results, the paper suggests some solutions to protect and improve the landscape struture along the banks of Cau river which flows through Thai Nguyen city. Key words: Landscape struture, Cau river, riverside, Thai Nguyen city Ngày nhận bài:25/9/2014; Ngày phản biện:08/10/2014; Ngày duyệt đăng: 25/11/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Tiến Đức – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐHTN * Tel: 0982 05280

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_bao_ve_va_phat_trien_canh_quan_kien_truc_ven_song_ca.pdf
Tài liệu liên quan