Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Đồng Việt Yên Dũng Bắc Giang và các yếu tố liên quan

Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại khu vực nghiên cứu. Đối tượng: trẻ em từ 0 - 5 tuổi, ngƣời mẹ có con từ 0 - 5 tuổi. Phương pháp: mô tả cắtngang. Kếtquảvàkếtluận: 1. Tỷ lệ SDD của trẻ em từ 0 - 5 tuổi là: thể nhẹ cân 19,9%, thể thấp còi 17,7%, thể gầy còm 6,0% và chủ yếu là SDD độ I. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻnam (16,3%) thấp hơn trẻnữ (23,7%), tỷ lệ SDD của nam và nữ ở thể thấp còi và thể gầy còm là tƣơng đƣơng nhau. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi tăng cao ở nhóm tuổi từ 13 - 36 tháng. Tỷ lệ SDD ở thể gầy còm tăng cao ở nhóm tuổi từ 37- 48 tháng tuổi. 2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em 0 - 5 tuổi: kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, gia đình có 3 con trở lên.

pdf8 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Đồng Việt Yên Dũng Bắc Giang và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 164 THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ ĐỒNG VIỆT YÊN DŨNG BẮC GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Hà Xuân Sơn, Nguyễn Văn Tuy, Nghiêm Thị Ninh Dung Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại khu vực nghiên cứu. Đối tượng: trẻ em từ 0 - 5 tuổi, ngƣời mẹ có con từ 0 - 5 tuổi. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận : 1. Tỷ lệ SDD của trẻ em từ 0 - 5 tuổi là: thể nhẹ cân 19,9%, thể thấp còi 17,7%, thể gầy còm 6,0% và chủ yếu là SDD độ I. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ nam (16,3%) thấp hơn trẻ nữ (23,7%), tỷ lệ SDD của nam và nữ ở thể thấp còi và thể gầy còm là tƣơng đƣơng nhau. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi tăng cao ở nhóm tuổi từ 13 - 36 tháng. Tỷ lệ SDD ở thể gầy còm tăng cao ở nhóm tuổi từ 37- 48 tháng tuổi. 2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em 0 - 5 tuổi: kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, gia đình có 3 con trở lên. Từ khoá: Suy dinh dưỡng, dinh dưỡng, trẻ em, Bắc Giang, Yên Dũng, Đồng Việt. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nhân loại đã bƣớc qua thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Trên phạm vi toàn thế giới vẫn còn khoảng 165 triệu trẻ em trƣớc tuổi học đƣờng bị suy dinh dƣỡng. SDD để lại những hậu quả về phát triển thể chất và tinh thần của lớp ngƣời tƣơng lai của các nƣớc, gây ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Ở phạm vi toàn thế giới, nƣớc ta đƣợc xếp trong danh sách của 18 quốc gia có mức giảm trên 25% số trẻ SDD ở năm 2000 so với năm đầu thập kỷ 90. Mức giảm cũng khá nhanh so với một số nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của ta cao hơn so với các nƣớc khác nên số trẻ SDD hiện còn ở mức cao. Ở Việt Nam, năm 1985 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dƣới 5 tuổi là 51,5%, đến 1994 là 45%, năm 2002 là 30,1% và đến 2007 còn 21,2%; tỷ lệ SDD thấp còi năm 1985 là 59,7%, năm 1990 là 56,5%, năm 1994 là 46,9%, năm 2009 là 31,9%. Tuy với đà giảm tỷ lệ SDD nhƣ vậy , hiện nay tỷ lệ SDD của trẻ em Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với trung bình thế giới và công tác phòng chống SDD mới chỉ thực hiện tốt ở khu vực thành thị, còn ở vùng cao, miền núi * thì tỷ lệ SDD còn rất cao. Năm 2007 tác giả Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự nghiên cứu tại một số xã miền núi Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ SDD là 35,7%, SDD trẻ thấp còi là 41,2%, SDD thể gầy còm là 10,2% [3]. Nghiên cứu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, tác giả Hoàng Khải Lập cũng cho thấy SDD là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở khu vực miền núi với tỷ lệ SDD là 37,8%. Đồng Việt là một xã miền núi của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang . Nghề chủ yếu của ngƣời dân ở đây là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các xã trong huyện . Xác định mục tiêu đến năm 2015 là giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dƣới 5 tuổi xuống dƣới 15%. Chính vì vậy việc đánh giá thực trạng SD D trẻ em từ 0-5 tuổi và tìm ra các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở lứa tuổi này là hết sức cần thiết, góp phần làm giảm tỷ lệ SDD chung toàn huyện . Đề tài đƣợc tiến hành với các mục tiêu sau: 1 - Xác định tỷ lệ SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2 - Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi tại khu vực nghiên cứu. Hà Xuân Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 164- 171 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 165 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Trẻ em từ 0 - 5 tuổi (từ 0 - 60 tháng) - Ngƣời mẹ có con từ 0 - 5 tuổi Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Xã Đồng Việt - huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2011 đến tháng 11/2011. Phương pháp nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: * Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: 2 2 2/1 )1( d pp Zn    Tổng số đối tƣợng đƣợc nghiên cứu là : trẻ em: 316, bà mẹ: 316. * Phƣơng pháp chọn mẫu: Lấy tất cả trẻ từ 0 - 5 tuổi và bà mẹ ở xã. Chỉ tiêu nghiên cứu a. Tình trạng SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi - Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (cân nặng/ tuổi) - Tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao/ tuổi) - Tỷ lệ SDD thể gầy còm (cân nặng/ chiều cao) - Tỷ lệ SDD theo giới - Tỷ lệ SDD theo nhóm tuổi - Tỷ lệ SDD theo các mức độ b. Mối liên quan đến tình trạng SDD trẻ em 0 - 5 tuổi - Liên quan tới yếu tố chăm sóc, nuôi dƣỡng: thời điểm ăn bổ sung, thời điểm cai sữa, mức độ sử dụng sữa ngoài - Liên quan tới yếu tố kinh tế xã hội và gia đình: đói nghèo, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi khi kết hôn, số con trong gia đình - Liên quan với các yếu tố cá nhân : bệnh tật nhƣ tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, cân nặng sơ sinh Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 - 5 tuổi - Xác định tuổi: Theo qui ƣớc chung của tổ chức Y tế thế giới năm 1983 hiện đang đƣợc sử dụng tại Việt Nam. - Tình trạng dinh dƣỡng trẻ em đƣợc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao so với chuẩn tăng trƣởng mới của WHO 2005, ngƣỡng SDD là < -2SD. Phương pháp thu thập số liệu Đo chỉ số nhân trắc - Cân nặng: Sử dụng cân điện tử SUKI JAPAN loại 150 kg có độ chính xác 0,1 kg. Cân đã đƣợc kiểm tra, chuẩn hoá, chỉnh về 0 trƣớc khi tiến hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh sau mỗi lần cân. Khi cân trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, bỏ giầy dép. Kết quả đƣợc ghi theo đơn vị kilogram với 1 số lẻ. - Chiều cao: Đo chiều cao đứng bằng thƣớc gỗ có độ chính xác 0,1 cm. trẻ đi chân không, đứng quay lƣng vào thƣớc đo. Ngƣời thứ nhất giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 chân sát nhau sao cho gót chân, mông, vai và đỉnh chẩm chạm vào mặt phẳng thẳng đứng của thƣớc. Ngƣời thứ 2 một tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trƣớc, tay kia kéo ê-ke của thƣớc áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thƣớc do. Kết quả đƣợc tính theo đơn vị centimet với một số lẻ. Phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngƣời nuôi dƣỡng trẻ theo mẫu phiếu điều tra. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - WHO Anthro 2005: Tính toán các chỉ số nhân trắc với cơ sở dữ liệu là chuẩn tăng trƣởng mới của WHO. - SPSS 16.0: Xử lý và phân tích các yếu tố liên quan bằng các thuật toán thống kê y sinh học. Hà Xuân Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 164- 171 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 166 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tình trạng SDD trẻ em 0 - 5 tuổi xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Bảng 1. Phân bố trẻ em 0 - 5 tuổi theo nhóm tuổi và giới Tháng tuổi Nam Nữ Tổng n % N % N % 0 - 12 42 26,3 37 23,7 79 25,0 13-24 27 16,9 24 15,4 51 16,1 25-36 29 18,1 26 16,7 55 17,4 37-48 23 14,4 38 24,4 61 19,3 49-60 39 24,4 31 19,9 70 22,2 Tổng 160 100 156 100 316 100 Nhận xét: Số trẻ nghiên cƣ́u theo các nhóm tuổi và giới chƣa hoàn toàn đồng đều, nhóm trẻ 1 tuổi (25,0%) và 5 tuổi (22,2%) nhiều hơn các nhóm tuổi khác . Tỷ lệ trẻ nam 4 tuổi l à thấp nhất (14,4%) và trẻ nam 1 tuổi là cao nhất (26,3%). Bảng 2. Tỷ lệ SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi Thể suy dinh dưỡng Số lượng (n= 316) Tỷ lệ % Nhẹ cân 63 19,9 Thấp còi 56 17,7 Gầy còm 19 6.0 Nhận xét: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (19,9 %) còn cao so với tỷ lệ chung của toàn quốc năm 2010 (17,5 %) và tƣơng đƣơng so với tỷ lệ SDD của tỉnh Bắc Giang năm 2010 (19,6%), nguồn số liệu Min - GSO Survey 2010. Tỷ lệ SDD thể thấp còi (17,7%) thấp hơn so với tỷ lệ SDD chung của toàn quốc năm 2010 (29,3%) và thấp hơn tỷ lệ SDD của tỉnh Bắc Giang năm 2010 (31,9%) Tỷ lệ SDD thể gầy còm (6,0%) cũng thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc năm 2010 (7,1%) và thấp hơn tỷ lệ SDD của tỉnh Bắc Giang (7,8%). Bảng 3. Tỷ lệ SDD trẻ em 0 - 5 tuổi theo giới tính Thể SDD Nam (n=160) Nữ (n =156) p (test χ2) n % n % Nhẹ cân 26 16,3 37 23,7 p > 0,05 Thấp 30 18,8 26 16,7 p > 0,05 còi Gầy còm 9 5,6 10 6,4 p > 0,05 Nhận xét : Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ nam (16,3%) và trẻ nữ (23,7%), có sự khác nhau khá lớn, nhƣng sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở thể thấp còi và thể gầy còm thì tỷ lệ SDD ở trẻ nam và trẻ nữ là tƣơng đƣơng nhau. Bảng 4. Tỷ lệ SDD trẻ em 0 - 5 tuổi theo nhóm tuổi Tháng tuổi SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm n % n % n % 0 - 12 9 11,4 18 22,8 3 3,8 13-24 14 27,5 19 37,3 2 3,9 25-36 19 34,5 14 25,5 3 5,5 37-48 13 21,3 2 3,3 7 11,5 49-60 8 11,4 3 4,3 4 5,7 Nhận xét:Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tăng dần theo tuổi từ 0-36 tháng tuổi và giảm dần từ 37-60 tháng tuổi. Tỷ lệ SDD thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất nhóm tuổi từ 13-24 tháng và sau đó giảm dần đến khi trẻ lớn . Tỷ lệ SDD thể gầy còm cao nhất ở lứa tuổi từ 37-48 tháng. Bảng 5. Mức độ SDD trẻ em từ 0 – 5 tuổi Mức độ SDD Số lượng (n = 316) Tỷ lệ % SDD nhẹ cân 63 19,9 Độ I 58 18,3 Hà Xuân Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 164- 171 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 167 Độ II 3 0,94 Độ III 2 0,63 SDD thấp còi 56 17,7 Độ I 48 15,2 Độ II 8 2,5 SDD gầy còm 19 6,0 Nhận xét: Tỷ lệ SDD ở các thể nhẹ cân và thấp còi chủ yếu là SDD độ I , còn ở độ II và độ III thì tỷ lệ SDD là rất thấp (tƣ̀ 0,63 đến 2,5%). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em 0- 5 tuổi ở xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Yếu tố kinh tế xã hội và gia đình Bảng 6. Mối liên quan giữa kinh tế gia đình và tình trạng SDD trẻ em KT hộ GĐ SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Có Kh Có Kh Có Kh Nghèo 11 24,4% 34 75,6% 9 20,0% 36 80,0% 4 8,9% 41 91,1% Không nghèo 52 19,2% 219 80,8% 47 17,3% 224 82,7% 15 5,5% 256 94,5% OR, p OR = 1,36 P > 0,05 OR = 1,19 P > 0,05 OR = 1,67 P > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ SDD ở cả 3 thể: nhẹ cân, thấp còi và gầy còm ở nhóm hộ nghèo đều cao hơn ở nhóm hộ không nghèo. Nhƣng sự khác nhau giữa 2 nhóm chƣa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Bảng 7. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và tình trạng SDD trẻ em TĐHV của mẹ SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Có Kh Có Kh Có Kh Tiểu học 8 36,4% 14 63,6% 4 18,2% 18 81,8% 3 13,6% 19 86,4% TH CS 29 19,7% 159 80,3% 37 18,7% 61 81,3% 12 6,1 % 186 93,9% TH PT 14 18,2% 6 81,8% 13 16,9% 64 83,1% 4 5,2% 73 94,8% TH CN 2 10,5% 17 89,5% 2 10,5% 17 89,5% 0 0,0 % 19 100% Nhận xét: Ở nhóm những ngƣời mẹ có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ SDD của trẻ thấp hơn ở nhóm có trình độ học vấn thấp. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm các bà mẹ học hết Tiểu học là rất cao (36,4%), trong khi đó ở nhóm các bà mẹ học từ THCN trở lên lại rất thấp (10,5%). Bảng 8. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với tình trạng SDD trẻ em NN của mẹ SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Có Kh Có Kh Có Kh Nông dân 45 21,6% 163 78,4% 42 20,2% 166 79,8% 13 6,3% 195 93,8% Nghề khác 18 16,7% 90 83,3% 14 13,0% 94 87,0% 6 5,6% 102 94,4% OR p OR = 1,38 p > 0,05 OR = 1,67 P > 0,05 OR = 1,13 p > 0,05 Nhận xét: Nghề nghiệp của mẹ có liên quan đến tình trạng DD của trẻ ở cả 3 thể, mẹ làm nghề nông dân thì tỷ lệ trẻ bị SDD cao hơn so với mẹ làm các nghề khác từ 1,13 đến 1,67 lần. Bảng 9. Mối liên quan giữa số con trong gia đình và tình trạng SDD trẻ em Số con SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Hà Xuân Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 164- 171 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 168 Có Kh Có Kh Có Kh 1-2 con 54 18,6% 236 81,4% 51 17,6% 239 82,4% 17 5,9% 273 94,1% 3 con trở lên 9 34,6% 17 65,4% 5 19,2% 21 80,8% 2 7,7% 24 92,3% OR, p OR = 2,31 p > 0,05 OR= 1,11 p > 0,05 OR = 1,34 P > 0,05 Nhận xét: Số con trong gia đình có liên quan đến tình trạng DD của trẻ ở cả 3 thể SDD. Những gia đình có số con từ 3 trở lên thì tỷ lệ trẻ bị SDD cao hơn so với những gia đình có số con từ 2 trở xuống, nhất là ở SDD thể nhẹ cân. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở các gia đình có 1 - 2 con là 18,6%, trong khi đó ở các gia đình có 3 con trở lên là 34,6%. Yếu tố chăm sóc trẻ em Bảng 10. Mối liên quan giữa uống sữa ngoài và tình trạng SDDTE Uống sữa SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Có Không Có Không Có Không Không uống 2 7,4% 25 92,6% 8 29,6% 19 70,4% 0 0,0% 27 100% Thỉnh thoảng 27 17,2% 130 82,8% 22 14,0% 135 86,0% 8 5,1% 149 94,9% Thƣờng xuyên 34 26,0% 97 74,0% 26 19,8% 105 80,2% 11 8,4% 120 91,6% Nhận xét:Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ không uống thêm sữa ngoài là thấp nhất (7,4%), trong khi đó trẻ thƣờng xuyên uống sữa ngoài lại SDD nhiều nhất (26%). Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở nhóm trẻ uống sữa ngoài không thƣờng xuyên là thấp nhất (14%), trong khi đó ở nhóm trẻ không uống sữa ngoài là cao nhất (29,6%). Bảng 11. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tật và tình trạng SDDTE TS bệnh tật SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm Có Không Có Không Có Không Có 32 21,5% 117 78,5% 23 15,4% 126 84,6% 9 6,0% 140 94% Không 31 18,6% 136 81,4% 33 19,8% 134 80,2% 10 6,0% 157 94% OR, p OR=1,2 p>0,05 OR=0,74 p>0,05 OR=0,98 p>0,05 Nhận xét:Tiền sử bệnh tật của trẻ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em. Trẻ có tiền sử bệnh tật có nguy cơ SDD thể nhẹ cân cao gấp 1,2 lần so với những trẻ không bị bệnh, nhƣng lại ít bị SDD thể thấp còi hơn. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng chƣa có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Đặc điểm về địa lý - dân cư, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang. Đồng việt là một xã miền núi trong số 20 xã, thị trấn của huyện, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Hà Xuân Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 164- 171 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169 Tổng số dân của xã là: 5.498 khẩu, thuộc 1.494 hộ, 100% là ngƣời dân tộc Kinh. Tổng số trẻ em < 5 tuổi là: 357 cháu, trong đó trẻ < 1 tuổi là: 79 cháu. Tỷ lệ sinh năm 2010 là: 1,43%, tỷ lệ tử vong là: 0,7%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là: 0,73%. Theo kết quả của Chƣơng trình mục tiêu phòng chống SDD trẻ em năm 2010, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi SDD là 21,0 %. Việc đánh giá đầy đủ về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm nhằm góp phần cho định hƣớng chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ dƣới 5 tuổi là cần thiết. Tình trạng SDD trẻ em từ 0 - 5 tuổi ở xã Đồng Việt Tổng số trẻ đƣợc nghiên cứu là 316 trẻ, chiếm 88,5% tổng số trẻ của toàn xã, trong đó có 160 trẻ nam và 156 trẻ nữ, khá cân bằng giữa hai giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi cao hơn thể gầy còm, tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Theo kết quả của bảng 3.2, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (19,9 %) cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc năm 2010 (17,5 %) và tƣơng đƣơng so với tỷ lệ SDD của tỉnh Bắc Giang năm 2010 (19,6%). So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, kết quả nghiên cứu trƣớc can thiệp của Hà Xuân Sơn năm 2005 ở Nga My, Phú Bình, Thái Nguyên là 35,5% [3] và kết quả nghiên cứu của Lƣơng Thị Thu Hà năm 2007 ở Phú Lƣơng, Thái Nguyên là 35,4% [2]. Tỷ lệ SDD thể thấp còi (17,7%) thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ SDD chung của toàn quốc năm 2010 (29,3%) và thấp hơn tỷ lệ SDD của tỉnh Bắc Giang năm 2010 (31,9%), nhƣ vậy việc thực hiện hiệu quả Chƣơng trình phòng chống SDD ở xã đã hạn chế tình trạng SDD thể thấp còi. Tỷ lệ SDD thể gầy còm là 6,0% và thấp hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh Bắc Giang (7,8%) trong cùng thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ này của toàn quốc năm 2010 là 7,1%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em ở xã Đồng Việt - Yếu tố kinh tế hộ gia đình: những trẻ em sống trong gia đình nghèo có tỷ lệ SDD cao hơn những trẻ em sống ở các gia đình không nghèo là 1,19 đến 1,67 lần (bảng 3.6). - Yếu tố trình độ học vấn của mẹ: trình độ học vấn của mẹ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ ở cả 3 thể, những ngƣời mẹ có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ SDD của trẻ giảm rõ rệt. - Yếu tố nghề nghiệp của mẹ: nghề nghiệp của mẹ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ ở cả 3 thể, mẹ làm nghề nông dân thì tỷ lệ trẻ bị bệnh SDD cao hơn so với mẹ làm các nghề khác là từ 1,13 đến 1,67 lần. - Yếu tố liên quan giữa số con trong gia đình và DD của trẻ: số con trong gia đình có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ ở cả 3 thể, những gia đình có số con từ 3 trở lên thì tỷ lệ trẻ bị SDD cao hơn so với những gia đình có số con từ 2 trở xuống. - Ăn bổ sung thêm sữa ngoài: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ không uống thêm sữa ngoài là thấp nhất (7,4%), trong khi đó trẻ thƣờng xuyên uống sữa ngoài lại SDD nhiều nhất (26%) chứng tỏ việc cho trẻ thƣờng xuyên uống sữa ngoài là không tốt, có thể điều này đã ảnh hƣởng đến việc cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dƣỡng cho trẻ. Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở nhóm trẻ uống sữa ngoài không thƣờng xuyên là thấp nhất (14%), trong khi đó ở nhóm trẻ không uống sữa ngoài là cao nhất (29,6%), nhƣ vậy việc cho trẻ uống bổ sung thêm sữa ngoài là có tác dụng tốt cho việc phát triển chiều cao ở trẻ, nhƣng nếu lạm dụng nhiều quá thì lại không tốt. - Yếu tố bệnh tật của trẻ: tiền sử bệnh tật của trẻ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em ở nhóm nhẹ cân. Tỷ lệ SDD ở những trẻ có tiền sử bệnh tật cao gấp 1,2 lần so với những trẻ không bị bệnh ở nhóm SDD thể nhẹ cân. Hà Xuân Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 164- 171 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 170 Nguyên nhân của SDD là phối hợp của các yếu tố trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc và nguyên nhân gốc rễ chính là sự nghèo đói. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ SDD. Điều này chứng tỏ, để cải thiện tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em cần tác động vào nhiều yếu tố nhƣ nâng cao điều kiện kinh tế hộ gia đình; học vấn của bà mẹ; hƣớng dẫn nuôi dƣỡng trẻ, chăm sóc sức khoẻ, bổ sung sữa ngoài hợp lý, tập trung hơn vào các hộ nông dân. KẾT LUẬN Tình trạng SDD trẻ em 0 - 5 tuổi ở xã Đồng Việt - Tỷ lệ SDD của trẻ em từ 0 - 5 tuổi là: SDD thể nhẹ cân 19,9%, SDD thể thấp còi 17,7%, SDD thể gầy còm 6,0% và chủ yếu là SDD độ I. - Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở nam (16,3%) thấp hơn nữ (23,7%), tỷ lệ SDD của nam và nữ ở thể thấp còi và thể gầy còm là tƣơng đƣơng nhau. - Tỷ lệ SDD ở trẻ em < 5 tuổi thể nhẹ cân và thể thấp còi tăng cao ở nhóm tuổi từ 13- 36 tháng tuổi còn ở nhóm tuổi khác thì giảm, đặc biệt là ở nhóm tuổi 49- 60 tháng tuổi. Tỷ lệ SDD ở thể gầy còm thì tăng cao ở nhóm tuổi từ 37- 48 tháng tuổi. Một số yếu tố liên quan đến SDD trẻ em 0 - 5 tuổi ở xã Đồng Việt * Yếu tố liên quan đến SDD nhẹ cân: - Kinh tế hộ gia đình OR = 1,36 - Trình độ học vấn của mẹ OR = 1,36 - Nghề nghiệp của mẹ OR = 1,38 - Gia đình có 3 con trở lên OR = 2,31 - Tiền sử bệnh tật của trẻ OR = 1,2 * Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi: - Kinh tế hộ gia đình OR = 1,19 - Trình độ học vấn của mẹ OR = 1,24 - Nghề nghiệp của mẹ OR = 1,67 - Gia đình có 3 con trở lên OR = 1,11 * Yếu tố liên quan đến SDD gầy còm: - Kinh tế hộ gia đình OR = 1,67 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_suy_dinh_duong_tre_em_duoi_5_tuoi_tai_xa_dong_vie.pdf