Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Bên cạnh các tác động
đến môi trường tự nhiên và hoạt động của con người, biến đổi khí hậu còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch bệnh và các thực thể trong sinh quyển. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh chịu sự ảnh hưởng lớn bởi khí hậu.
Với tính chất như vậy, nhưng số nghiên cứu về khí hậu lien quan tới số lượng ca mắc còn hạn chế. Mục tiêu
nghiên cứu nhằm phân tích mối tương quan giữa các yếu tố khí hậu với tỷ lệ mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue trong giai đoạn 2009 - 2011 dựa trên phương pháp nghiên cứu sinh thái học. Kết quả cho thấy có
mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố thời tiết với sự gia tăng tỷ lệ mắc và khoảng thời gian từ tháng 6 đến
tháng 12 là thời gian thường xảy ra dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue, khi nhiệt độ, lượng mưa, hay
lượng bốc hơi có xu hướng tăng cao nhất trong năm. Mô hình dự báo với độ trễ 2 tháng có khả năng dự báo tốt hơn so với các mô hình khác.
7 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 31/03/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết lập mô hình cảnh báo với độ trễ thời gian cho dịch sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 83 (3) - 2013 187
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
THIẾT LẬP MÔ HÌNH CẢNH BÁO VỚI ĐỘ TRỄ THỜI GIAN
CHO DỊCH SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HÀ NỘI
Lê Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Thị Lan Hương1, Nguyễn Hoàng Long1,
Nguyễn Thị Thanh Xuân1, Nguyễn Nhật Cảm2
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Bên cạnh các tác động
đến môi trường tự nhiên và hoạt động của con người, biến đổi khí hậu còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch
bệnh và các thực thể trong sinh quyển. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh chịu sự ảnh hưởng lớn bởi khí hậu.
Với tính chất như vậy, nhưng số nghiên cứu về khí hậu lien quan tới số lượng ca mắc còn hạn chế. Mục tiêu
nghiên cứu nhằm phân tích mối tương quan giữa các yếu tố khí hậu với tỷ lệ mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue trong giai đoạn 2009 - 2011 dựa trên phương pháp nghiên cứu sinh thái học. Kết quả cho thấy có
mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố thời tiết với sự gia tăng tỷ lệ mắc và khoảng thời gian từ tháng 6 đến
tháng 12 là thời gian thường xảy ra dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue, khi nhiệt độ, lượng mưa, hay
lượng bốc hơi có xu hướng tăng cao nhất trong năm. Mô hình dự báo với độ trễ 2 tháng có khả năng dự báo
tốt hơn so với các mô hình khác.
Từ khóa: sốt dengue, mô hình, dự báo, thời tiết
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue
(SD/SXHD) là một vấn đề luôn mang tính chất
thời sự của Y tế công cộng, do bệnh thường
có tính chất bùng phát thành dịch lớn và gây
tỷ lệ tử vong khá cao. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới, mỗi năm có tới 50 đến 100
triệu người bị nhiễm sốt Dengue/sốt xuất
huyết Dengue, khoảng 500.000 người phải
nhập viện do bệnh mỗi năm, và xấp xỉ 2,5 tỷ
người đang phải sống chung với sốt Dengue/
sốt xuất huyết Dengue [1]. Tỷ lệ mắc sốt Den-
gue/sốt xuất huyết Dengue đặc biệt cao tại
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, các nước
Nam và Đông Nam Á; các nước Trung và
Nam Mỹ.
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa rất thích hợp cho sự bùng phát dịch
bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue.
Trong những năm gần đây, tình hình dịch sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
có nhiều diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, từ
năm 1992 đến nay sốt xuất huyết Dengue
luôn là bệnh nguy hiể̉m hàng đầu trong các
bệnh truyề̀n nhiễm với số mắc cao. Hàng năm
số ca nghi mắc sốt xuất huyết cao, đặc biệt
năm 2009 là năm với số mắc cao nhất từ
trước đến nay với tổng số 15.746 ca nghi mắc
[9]. Theo thống kê của tác giả Thiều Đức Anh,
từ năm 1998 đến 2009, tỷ lệ mắc tại Hà Nội từ
132,4 ca (1998) trên 100.000 dân, đạt thấp
nhất vào giai đoạn 1999 - 2005 (từ 1,7 - 4,7
ca/100.000 dân) rồi tăng lên trong năm 2006 -
2008 (60 - 80 ca/100.000 dân) và đạt đỉnh
năm 2009 với 217,9 ca/100.000 dân. Vì
những lý do trên, cần thiết phải xây dựng các
mô hình dự báo dịch để hỗ trợ công tác
phòng chống dịch đạt hiệu quả cao.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới phát triển
các mô hình cảnh báo dịch bệnh dựa vào các
yếu tố khí hậu cũng được xây dựng, với các
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Ngọc Anh, Phòng Công nghệ thông
tin, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: lengocanh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 08/03/2013
Ngày được chấp thuận: 20/6/2013
188 TCNCYH 83 (3) - 2013
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thông số được sử dụng nhiều nhất bao gồm:
độ ẩm tương đối, nhiệt độ, lượng mưa [2, 3,
4]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thị
Thanh Toàn và cộng sự cũng đưa ra mô hình
dự báo tỷ lệ mắc bệnh tại Hà Nội dựa trên số
liệu về tỷ lệ mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue giai đoạn 1998 - 2009 và 3 yếu tố
này, cùng với yếu tố tốc độ gió [5]. Tuy nhiên
mô hình này chưa tính toán đến độ trễ thời
gian, do đó có thể có sai sót trong việc dự
báo. Với mong muốn cập nhập thêm các dữ
kiện, cũng như xây dựng các mô hình cảnh
báo dịch bệnh chính xác hơn, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với các mục tiêu: Xác định
mối liên quan giữa một số yếu tố thời tiết với
tỷ lệ mắc sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue
tại Hà Nội từ năm 2009 - 2011.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Địa điểm
Thành phố Hà Nội nằm ở phía Bắc Việt
Nam và nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Hà Nội mang đủ khí hậu cận nhiệt
đới ẩm đặc trưng của miền Bắc với mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh-khô, ít
mưa về đầu mùa và có mưa phùn vào nửa
cuối mùa. Do tác động của biển, Hà Nội có độ
ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114
ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của
khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của
hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ
tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình 28,1°C. Từ tháng 11 tới
tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ
trung bình 18,6°C. Nhiệt độ xuống thấp nhất
được được ghi nhận tại đây có thể đạt tới 6 -
7°C và cao nhất lên tới 38 - 40°C, cá biệt năm
2008 kỷ lục là 42,8°C.
2. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu sinh thái học
được áp dụng nhằm tìm mối tương quan
giữa các yếu tố khí hậu với số ca mắc sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue được báo cáo
theo tháng.
Số liệu hàng tháng các trường hợp mắc
sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue từ tháng
1/2009 tới tháng 12/2011 ở Hà Nội được thu
thập từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội với
các dữ liệu về số ngày mắc, địa điểm những
ca mắc, tuổi, giới, nghề nghiệp bệnh nhân và
chẩn đoán xét nghiệm. Tổng số ca mắc trong
3 năm là 23.857 trường hợp. Do số ca mắc,
phân bố không chuẩn, nhóm nghiên cứu tiến
hành chuyển dạng số liệu sang dạng lôgarit
nhằm áp dụng phương pháp phân tích hồi quy
tuyến tính đa biến.
Số liệu thời tiết và khí hậu theo tháng tại
Hà Nội từ năm 2009 đến 2011 được cung cấp
bởi Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia,
bao gồm số liệu về nhiệt độ trung bình, nhiệt
độ lớn nhất và nhỏ nhất trong tháng, lượng
mưa trung bình, lượng mưa cao nhất, độ ẩm
tương đối và lượng bốc hơi. Các biến khí hậu
này được coi là biến độc lập, trong khi biến số
về số ca mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết Den-
gue được coi là biến phụ thuộc trong mô hình.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = a + b1x1 + b2x2 + b3x3 + b4x4 + ... + bixi
Trong đó: Y là số ca mắc mới sốt Dengue/
sốt xuất huyết Dengue.
a là độ dốc.
b là hệ số chặn và x là giá trị hàng tháng
của các yếu tố thời tiết khí hậu. Độ chính xác
của mô hình được đo lường bằng hệ số xác
định R2 được hiệu chỉnh.
Kết quả mô hình sẽ cho thấy sự thay đổi
của bất kỳ yếu tố thời tiết nào được bao gồm
trong mô hình cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi về
TCNCYH 83 (3) - 2013 189
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biểu đồ 1. Tổng số ca mắc sốt dengue/sốt xuất huyết dengue được khai báo theo tháng
(1/2009 - 12/2011) tại Hà Nội (tổng = 23.857)
Biểu đồ 1 cho thấy, số ca mắc cao nhất vào tháng 9/2009 (4,157 ca) và thấp nhất vào tháng 2
- 3/2009 (12 ca).
Biểu đồ 2. Tổng số ca mắc sốt dengue/sốt xuất huyết dengue theo tháng được báo cáo
(từ tháng 1 đến tháng 12) tại Hà Nội (tổng = 23.857)
Kết quả biểu đồ 2 cho thấy, dịch tập trung bùng phát từ tháng 6 đến tháng 12 hàng năm, đặc
biệt từ tháng 8 đến tháng 11, dịch bùng phát mạnh mẽ với tỷ lệ mắc cao hơn đáng kể so với các
tháng khác trong năm.
Bảng 1 cho thấy thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 tỷ lệ mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là các
tháng từ tháng 8 tới tháng 11, sau thời điểm từ tháng 4 trở đi, khi các yếu tố như nhiệt độ, lượng
mưa, hay lượng bốc hơi có xu hướng tăng cao nhất trong năm.
tỷ lệ mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue.
3. Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng phần mềm STATA 10.0
III. KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2011, tổng cộng 23.857 trường hợp mắc sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue được báo cáo.
190 TCNCYH 83 (3) - 2013
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Phân bố các ca bệnh mới mắc SD/SXHD và các yếu tố thời tiết theo tháng
Tháng Số ca
mắc*
Nhiệt độ (oC)** Lượng mưa (mm)** Độ ẩm
tương
đối (%)**
Lượng
bốc hơi
(mm)** Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
Cao
nhất
Tháng 1 216 16,80 16,87 14,70 10,33 5,33 76,67% 73,00
Tháng 2 101 18,03 21,03 16,23 21,33 8,33 82,67% 51,00
Tháng 3 103 20,93 24,17 19,07 27,67 7,67 85,00% 48,67
Tháng 4 103 24,50 28,53 22,17 79,33 51,33 79,00% 68,33
Tháng 5 171 27,40 31,67 24,47 147,33 57,67 77,67% 87,00
Tháng 6 488 29,67 34,33 26,70 180,67 39,67 74,33% 94,67
Tháng 7 1307 29,93 34,30 27,13 319,00 96,33 78,67% 93,33
Tháng 8 3821 28,77 32,70 26,20 333,33 88,33 82,00% 68,50
Tháng 9 5623 27,90 32,03 25,27 256,67 82,00 76,50% 92,00
Tháng 10 5896 26,60 30,55 24,10 86,50 31,00 76,50% 86,00
Tháng 11 4819 25,25 29,40 22,55 130,50 70,00 76,50% 85,00
Tháng 12 1209 19,35 22,85 17,10 11,00 8,00 76,00% 71,50
* Tổng số ca mắc từ 1/2009 - 12/2011
** Số liệu chia trung bình trong 3 năm từ 2009 - 2011
Bảng 2. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết lên tỷ lệ
mới mắc SD/SXHD tại Hà Nội (2009 - 2011)
Mô
hình Biến
Hệ số
hồi
quy
Sai số
chuẩn t p 95%CI
Prob
> F R
2
1
Hệ số chặn 1,192 1,142 1,04 0,305 -1,143 - 3,529
0,002 0,26
Lượng bốc hơn 0,049 0,015 3,39 0,002 0,020 - 0,079
2
Hệ số chặn 1,103 0,920 1,20 0,241 -0,783 - 2,988
0,000 0,52 Lượng mưa trung bình 0,007 0,002 3,49 0,002 0,003 - 0,010
Lượng bốc hơi 0,041 0,012 3,28 0,003 0,015 - 0,066
Hệ số chặn -2,734 1,458 -1,87 0,073 -5,738 - 0,269
0,000 0,73
Lượng bốc hơi 0,039 0,019 2,09 0,047 0,001 - 0,078
Lượng mưa trung bình 0,010 0,003 2,99 0,006 0,003 - 0,017
Lượng mưa cao nhất -0,021 0,009 -2,34 0,001 -0,040 - -0,003
3
TCNCYH 83 (3) - 2013 191
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Mô
hình Biến
Hệ số
hồi
quy
Sai số
chuẩn t p 95%CI
Prob
> F R
2
0,000 0,73 Nhiệt độ trung bình 0,257 0,070 3,69 0,028 0,114 - 0,401
Mô hình 1: Không có độ trễ thời gian: Log (Dm*) = 1,19 + 0,05*lượng bốc hơi
Mô hình 2: Sau 1 tháng: Log(D1m*) = 1,10 + 0,041*lượng bốc hơi + 0,01*lượng mưa
Mô hình 3: Sau 2 tháng: Log(D2m*) = -2.73 + 0.26*nhiệt độ trung bình + 0.04* lượng bốc hơi +
0.01*lượng mưa trung bình - 0.02*lượng mưa tối đa
*Dm: số trường hợp bệnh
Ba mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của các
yếu tố thời tiết tới khả năng mắc bệnh sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue, thể hiện tại
bảng 2. Mô hình đầu tiên được sử dụng để
xem xét mối tương quan giữa các yếu tố khí
hậu trong một tháng và tỷ lệ mắc sốt Dengue/
sốt xuất huyết Dengue trong chính tháng đó.
Giá trị R2 sau khi hiệu chỉnh của mô hình là
0,26 chỉ ra rằng mô hình này chỉ giải thích
được 26% sự tăng giảm các ca mắc sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội.
Dựa vào đặc điểm sinh sản và phát triển
của muỗi (phát triển từ trứng thành muỗi
trưởng thành từ 7 đến 45 ngày), nhóm nghiên
cứu phát triển các mô hình đánh giá tương
quan giữa các yếu tố thời tiết một tháng với số
ca mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue
sau 1 tháng và sau 2 tháng. Kết quả cho thấy,
giá trị R2 sau khi hiệu chỉnh của mô hình sau 1
tháng là 0,52 và của mô hình sau 2 tháng là
0,73. Nhóm nghiên cứu chọn mô hình 3 là mô
hình tối ưu cho nghiên cứu này, với các yếu tố
nhiệt độ trung bình, lượng bốc hơi, lượng
mưa trung bình và lượng mưa tối đa giải thích
được 73% sự tăng giảm các ca mắc sốt Den-
gue/sốt xuất huyết Dengue.
IV. BÀN LUẬN
Dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue,
qua các nghiên cứu trên thế giới, đã được
chứng minh là bệnh dịch có xu hướng chịu
ảnh hướng lớn của khí hậu [6]. Các nghiên
cứu cũng đưa ra những mô hình cảnh báo
dịch bệnh sớm dựa vào các yếu tố khí hậu
nhằm giúp khống chế dịch bệnh một cách có
hiệu quả nhất. Kết quả phân tích của nhóm
nghiên cứu cũng cho thấy, các yếu tố khí hậu
cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc gia
tăng số lượng ca bệnh sốt Dengue/sốt xuất
huyết Dengue tại Hà Nội. Kết quả cho thấy,
dịch thường xảy ra từ tháng 6 tới tháng 12
hàng năm, đặc biệt là các tháng từ tháng 8 tới
tháng 11, sau thời điểm từ tháng 4 trở đi, khi
các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, hay
lượng bốc hơi có xu hướng tăng cao nhất
trong năm. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu giai đoạn từ năm 1998 - 2009 của tác giả
Đỗ Thị Thanh Toàn và cộng sự [5] khi các tác
giả nhận định dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue xảy ra vào khỏang thời gian từ tháng
6 tới tháng 11, là khoảng thời gian có nhiệt độ
trung bình, lượng mưa và độ ẩm cao nhất, và
tốc độ gió giảm. Nghiên cứu này có sử dụng
thêm yếu tố lượng mưa lớn nhất trong tháng,
do theo nghiên cứu tại Đài Loan năm 2011,
lượng mưa lớn bất thường cũng có khả năng
gây bệnh dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Den-
gue sau 70 ngày gấp 2,09 lần so với bình
thường [7].
Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu xây
dựng mô hình dự báo có sử dụng thêm độ trễ
192 TCNCYH 83 (3) - 2013
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thời gian 1 tháng và 2 tháng so với nghiên
cứu trước đó của tác giả Đỗ Thị Thanh Toàn
và cộng sự [5]. Kết quả cho thấy, mô hình có
khả năng giải thích sự thay đổi số lượng ca
mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tốt
hơn so với mô hình cũ (khi không tính đến độ
trễ thời gian). Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu tại Ấn Độ, khi các tác giả cho thấy
mô hình dự báo trước hai tháng với các biến
số dự báo là lượng mưa, nhiệt độ tối đa và độ
ẩm tương đối có thể dự báo chính xác 61%
cho số lượng các ca mắc sốt Dengue tại Ấn
Độ 2 tháng sau đó [3]. Điều này cũng phù hợp
với quy luật sinh trưởng và phát triển của
muỗi (từ 7 đến 45 ngày) [8].
Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế
nhất định: nghiên cứu mới chỉ xem xét mối
tương quan giữa số ca mắc sốt Dengue/sốt
xuất huyết Dengue với các yếu tố khí hậu mà
chưa xem xét với các yếu tố môi trường khác,
dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian khá
ngắn. Với những hạn chế này, chúng tôi
khuyến nghị nên có những nghiên cứu sâu
hơn nữa về sự tương tác giữa khí hậu và môi
trường trong việc dự báo dịch bằng các phân
tích nâng cao như phân tích chuỗi thời gian,
trong một khoảng thời gian dài hơn (10 hoặc
20 năm). Việc triển khai những nghiên cứu về
việc xây dựng một mô hình cảnh báo sớm phù
hợp với Việt Nam là điều hết sức cần thiết,
giúp cung cấp bằng chứng tin cậy cho việc
phòng chống dịch bệnh.
V. KẾT LUẬN
Có mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố
thời tiết với sự gia tăng tỷ lệ mắc sốt Dengue/
Sốt xuất huyết Dengue trong thời gian từ năm
2009 tới 2011. Khoảng thời gian từ tháng 6
đến tháng 12 là khoảng thời gian thường xảy
ra dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue,
khi các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, hay
lượng bốc hơi có xu hướng tăng cao nhất
trong năm. Mô hình dự báo với độ trễ 2 tháng
được chứng minh có khả năng dự báo tốt hơn
so với các mô hình với độ trễ khác. Cần thiết
có các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu sự
tương tác giữa môi trường và khí hậu trong
việc ảnh hưởng tới số lượng ca bệnh nhằm
đưa ra được mô hình dự báo tốt nhất.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn
ông Đỗ Xuân Cương, giám đốc các chương
trình trọng điểm cấp nhà nước và tập thể cán
bộ của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã hỗ
trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization (2012).
Dengue and severe dengue.
2. Halide H, Ridd P (2008). A predictive
model for Dengue Hemorrhagic Fever epidem-
ics. International journal of environmental
health research 18, 253 - 265.
3. Karim MN, Munshi SU, Anwar N, Alam
MS (2012). Climatic factors influencing den-
gue cases in Dhaka city: a model for dengue
prediction. The Indian journal of medical re-
search 136, 32 - 39.
4. Pinto E, Coelho M, Oliver L, Massad E
(2011). The influence of climate variables on
dengue in Singapore. International journal of
environmental health research 21, 415 - 426.
5. Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Thanh
Bình, Lưu Ngọc Hoạt (2012). Tác động của
yếu tố thời tiết lên sự lan truyền của bệnh sốt
dengue/sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội từ
năm 1998 - 2009. Tạp chí Nghiên cứu Y học
72, 74.
6. Focks DA, Brenner RJ, Hayes J, Dan-
iels E (2000). Transmission thresholds for
dengue in terms of Aedes aegypti pupae per
TCNCYH 83 (3) - 2013 193
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
person with discussion of their utility in source
reduction efforts. The American journal of trop-
ical medicine and hygiene 62: 11-18.
7. Chen MJ, Lin CY, Wu YT, Wu PC,
Lung SC, et al (2012). Effects of extreme
precipitation to the distribution of infectious
diseases in Taiwan, 1994 - 2008. PloS one 7,
e34651.
8. Nakhapakorn K, Tripathi NK (2005).
An information value based analysis of physi-
cal and climatic factors affecting dengue fever
and dengue haemorrhagic fever incidence.
International journal of health geographics
4, 13.
9. Thiều Đức Anh (2010). Tìm hiểu các
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến dịch sốt den-
gue/sốt xuất huyết dengue trên địa bàn Hà
Nội năm 2009, Khóa luận bác sĩ Y khoa, Đại
học Y Hà Nội.
Summary
ESTABLISHING INITIAL DENGUE FEVER/ DENGUE HAEMORRHAGIC
FEVER PREDICTION MODEL IN HANOI, 2009 - 2011
Vietnam is one of the countries being impacted greatly from climate change. Besides of influ-
encing the natural environment and human’s living condition, climate change has created
immense changes to diseases and living features within the biosphere. This study is aimed at: 1)
identifying the correlation between some climatic factors and the number of dengue fever cases
reported in Hanoi from 2009 to 2011 and, 2) building a forecast model for dengue fever. Based on
biometric regression analyses on reported dengue cases and other climatic factors during the
period 2009-2011, three forecast models have been determined. The analysis results have point-
ed out high possibility of dengue fever during the period from June to December, while tempera-
ture, rainfall, evapo-transpiration gained the highest values. The model with 2-month lag-time data
provides better forecast results than other models which use recent data.
Keyword: dengue fever, model, forecast, weather
Các file đính kèm theo tài liệu này:
thiet_lap_mo_hinh_canh_bao_voi_do_tre_thoi_gian_cho_dich_sot.pdf