Thiết kế và xây dựng mố trụ cầu - Chương III: Cấu tạo trụ cầu
Bệ móng có thể đặt trên nền cọc hoặc trên nền thiên nhiên khi
điều kiện địa chất tốt.
– Trong nhiều trường hợp các cột trụ có thể chính là các cọc
móng kéo dài lên và liên kết trên đỉnh bằng xà mũ.
– Chiều rộng xà mũ không nhỏ hơn 60‐70cm đối với các trụ giữa
và 40‐60cm với trụ bờ hoặc trụ phân cách.
– Tiết diện xà mũ thường có dạng chữ nhật, chiều cao được xác
định trên sở tính toán nhưng không nhỏ hơn 40cm.
31 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 9957 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và xây dựng mố trụ cầu - Chương III: Cấu tạo trụ cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8/20/2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Website:
Bộmôn Cầu và Công trình ngầm
Website:
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG
MỐ TRỤ CẦU
TS. NGUYỄN NGỌC TUYỂN
Website môn học:
Hà Nội, 8‐2013
64
CHƯƠNG III
Cấu tạo trụ cầu
8/20/2013
2
65
Nội dung chương 3
• 3.1. Các bộ phận của trụ cầu
– Chức năng và các kích thước cơ bản
• 3.2. Cấu tạo trụ toàn khối
– Trụ nặng bằng bê tông
– Trụ thân hẹp
– Trụ cột
• 3.3. Cấu tạo trụ lắp ghép.
• 3.4. Cấu tạo trụ bán lắp ghép
• 3.5. Cấu tạo mố trụ dẻo
66
3.1. Các bộ phận của trụ cầu
– Trụ cầu gồm các bộ phận chính là mũ trụ, thân trụ và bệ trụ
tựa trên nền thiên nhiên, nền cọc, hoặc giếng chìm
• Nếu trụ tựa trên nền thiên nhiên thì bệ trụ làm luôn nhiệm
vụ của móng
1. Mũ trụ
2. Thân trụ
3. Bệ trụ
4. Móng
5. Đá kê gối
8/20/2013
3
67
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
68
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• 3.1.1. Mũ trụ
– Mũ trụ trực tiếp chịu áp lực từ kết cấu nhịp truyền xuống nên
thường được làm bằng BTCT cấp C30
8/20/2013
4
69
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
– Kết cấu nhịp tựa trên mũ trụ thông qua gối cầu
– Tại vị trí kê gối trên mũ trụ thường cấu tạo đá tảng bằng BTCT
có chiều cao tối thiểu 15cm và đặt các lưới thép chịu lực cục
bộ D = 8‐10mm với mắt lưới từ 5‐10cm
– Trường hợp trên đỉnh trụ bố trí hai loại gối có chiều cao khác
nhau hoặc trong trường hợp đáy kết cấu nhịp không cùng cao
độ thì:
• Có thể cấu tạo đá kê chênh
lệch chiều cao, hoặc
• Nếu chiều cao chênh lệch
lớn có thể cấu tạo hốc chìm
trong mũ trụ
70
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
– Trường hợp khi kết cấu nhịp kê trực tiếp lên mũ trụ (không cấu
tạo đá tảng) thì tại vị trí kê dầm bềmặt mũ trụ phải bằng
phẳng và phải bố trí các lưới cốt thép chịu lực cục bộ.
– Mặt trên mũ trụ cấu tạo độ dốc thoát nước không nhỏ hơn
1:10 và bềmặt được láng vữa xi măng.
– Nếu mũ trụ không làm việc chịu uốn mà chỉ chịu ép mặt cục
bộ, khi đó chiều dày mũ trụ tối thiểu là 40‐50cm và phải bố trí
cốt thép chịu lực cục bộ.
8/20/2013
5
71
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
– Trường hợp giảm kích thước thân trụ, mũ trụ có thể được:
• cấu tạo dạng công xôn (ví dụ trụ thân hẹp)
• cấu tạo nhưmột dầm chịu uốn (ví dụ trụ cột)
=> Khi đó mũ trụ phải bố trí cốt thép chịu lực trên cơ sở tính
toán theo sơ đồ làm việc. Tiết diện được cấu tạo phải đảm
bảo điều kiện chịu lực và yêu cầu về cấu tạo.
72
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
– Chiều rộng tối thiểu của mũ trụ theo phương dọc cầu.
Trong đó:
• m = khoảng cách tĩnh giữa 2
đầu dầm các nhịp kề nhau
• nt, np = khoảng cách từ tim gối
đến đầu dầm
• at, ap = chiều dài gối (phương dọc cầu)
• tt, tp = khoảng cách từmép gối tới
mép đá tảng lấy khoảng 15‐20cm
• Ct, Cp = khoảng cách theo phương dọc
cầu từmép đá tảng tới mép mũ trụ; ≥15cm với nhịp từ 15‐30m;
≥25cm với nhịp từ 30‐100m; và ≥35cm với nhịp lớn hơn 100m.
2
t p
t p t p t p
a a
A m n n t t C C
5.146
QT79
5.145
QT79
8/20/2013
6
73
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
– Chiều rộng tối thiểu của mũ trụ theo
phương ngang cầu.
Trong đó:
• Bmax = khoảng cách giữa tim 2 đá tảng
ngoài cùng
• bp = kích thước gối theo phương ngang cầu
• tp = khoảng cách từmép gối tới mép đá tảng
• A = chiều rộng mũ theo phương dọc cầu
• bo = khoảng cách theo phương ngang cầu, từ
đá tảng tới mép mũ trụ chữ nhật; ≥30cm
với gối bản thép; ≥50cm với gối con lăn.
max 2p pB B b t A
max 2 2p p oB B b t b
5.146
QT79
Mũ trụ có
đầu tròn
74
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• 3.1.2. Thân trụ
– Có nhiệm vụ phân bố áp lực xuống
móng đồng thời chịu các lực nằm
ngang theo phương dọc và ngang cầu
– Thân trụ có thể được xây bằng đá,
bằng bê tông và BTCT (tiết diện đặc
hoặc rỗng).
– Mặt cắt ngang thân trụ của cầu vượt
sông cần phải đảm bảo:
• Ít cản trở dòng chảy
• Tránh tạo thành các dòng xoáy gần
trụ và giảmmức độ xói lở đáy sông
• Chịu được va chạm của vật trôi, tàu bè
r
f)
a)
rr=B/2
e)
r
d)
r
r
c)
b)
r
8/20/2013
7
75
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Hình a: Là dạng mặt cắt chữ nhật dễ thi công
áp dụng cho cầu cạn, cầu vượt; và cũng có
thể áp dụng cho phần thân trụ nằm trên
MNCN của trụ nằm trong phạm vi lòng sông.
• Hình b, c: Sử dụng cho trụ dưới sông
để giúp cải thiện chế độ dòng chảy
• Hình d, e: Sử dụng cho cầu bắc qua sông,
suối ở vùng núi, nơi mà dòng chảy có lưu
tốc lớn.
r
f)
a)
rr=B/2
e)
r
d)
r
r
c)
b)
r
76
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Với trụ nặng: thân trụ làm bằng bê tông toàn khối hoặc xây đá
=> có kích thước lớn và tốn vật liệu
8/20/2013
8
77
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Để giảm khối lượng vật liệu có thể sử dụng trụ thân hẹp; hoặc
phần thân trụ phía trên MNCN được cấu tạo dạng cột BTCT.
78
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Loại thân trụ bằng cột BTCT thường áp dụng cho cầu cạn, cầu
vượt có nhịp trung bình hoặc bắc qua sông có ít cây trôi và
thông thương nhỏ
8/20/2013
9
79
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
Trụ cột
80
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Khi cầu có nhiều nhịp, chiều dài nhịp nhỏ và chiều cao cầu
không lớn có thể sử dụng trụ dẻo (thân trụ có độ cứng nhỏ).
Liªn gi÷aLiªn biªn
1. Trụ bờ; 2. Trụ phân cách các liên; 3. Trụ neo.
8/20/2013
10
81
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Trong cầu khung, trụ được liên kết cứng với kết cấu nhịp và cùng nhau
tham gia chịu lực nhưmột kết cấu thống nhất => thân trụ chịu mô men
uốn rất lớn và do đó có cấu tạo phức tạp hơn (bố trí nhiều cốt thép).
82
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Với cầu dẫn, cầu vượt đường hoặc cầu nút giao trong thành
phố, do yêu cầu mỹ quan hoặc yêu cầu cần có không gian dưới
cầu, thân trụ có thể cấu tạo với dáng vẻ đặc biệt.
8/20/2013
11
83
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• 3.1.3. Bệ trụ
– Có nhiệm vụ truyền tải trọng từ thân trụ xuống nền đất qua
kết cấu móng.
• Nếu bệ trụ kê trên nền thiên nhiên thì bệ trụ
kiêm luôn vai trò của móng
– Bệ trụ có thể được làm bằng đá xây,
bằng bê tông, hoặc bê tông cốt thép.
– Khác với bệmố, bệ trụ có thể không nằm
sâu trong đất hoặc hoàn toàn không chôn
trong đất.
• Trong nhiều trường hợp với móng cọc, nếu
đưa bệ trụ lên cao thì việc thi công sẽ đỡ khó
khăn, đỡ phức tạp hơn.
84
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
– Với trụ nằm ở trong nước, cao độ đỉnh bệ trụ có thể cao hơn
hoặc thấp hơn MNTN. Tuy nhiên, nên để thấp hơn MNTN từ
0.3 – 0.5m để đảm bảo mỹ quan.
– Trên mặt bằng, kích thước bệ trụ phụ thuộc vào:
• Kích thước bệ trụ (nên lớn hơn thân trụmỗi phía ít nhất
một khoảng 0.4‐0.5m)
8/20/2013
12
85
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• Với móng cọc, kích thước bệ
trụ cần đủ lớn để bố trí cọc.
– Khoảng cách tim các cọc ≥ 3D
– Khoảng cách tim cọc biên đến
mép đài cọc ≥ D
• Với móng giếng chìm, kích
thước bệmóng nên lấy lớn
hơn kích thước thân trụ khoảng
1m để có thể khắc phục sai
lệch khi hạ giếng.
86
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• 3.1.4. Kết cấu chống va xô bảo vệ trụ
– Trên những sông có dòng nước chảy xiết hoặc có khả năng va
đập của tàu bè, cây trôi, có thể câu tạo bộ phận chống va xô
để bảo vệ cho trụ.
8/20/2013
13
87
Các bộ phận của trụ cầu (t.theo)
• 3.1.5. Cao độ đỉnh mũ trụ
(Hình dạng trụ và các kích thước cơ bản của trụ phụ thuộc vào
các yếu tố như: Điều kiện thủy văn; Điều kiện địa chất; Chiều cao
cầu; Chiều dài nhịp; Bề rộng cầu; Loại kết cấu nhịp )
– Cao độ đỉnh mũ trụ phải cao hơn MNCN tối thiểu 0.25m để
đảm bảo gối cầu khô ráo trong mùa lũ
– Cao độ đỉnh mũ trụ còn phải đảm bảo cho cao độ đáy dầm cao
hơn MNCN tối thiểu
• 1m trong trường hợp sông có cây trôi vật trôi và tối thiểu
• 0.5m trong trường hợp không có cây trôi vật trôi.
– Đối với trụ của nhịp thông thuyền, cao độ đỉnh trụ còn phải
đảm bảo đáy dầm không lọt vào phạm vi kích thước khổ thông
thuyền.
88
3.2. Cấu tạo trụ toàn khối
• Đặc điểm của trụ toàn khối
– Trụ bằng BTCT đổ tại chỗ
– Cấu tạo và thi công tương đối đơn giản
– Thời gian thi công kéo dài và bị ảnh hưởng của thời tiết
• Các dạng thân trụ toàn khối hay gặp
– Trụ thân đặc (trụ nặng toàn khối)
– Trụ thân hẹp
– Trụ thân cột
8/20/2013
14
89
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
• 3.2.1. Trụ thân đặc
– Trên mặt bằng kích thước mũ trụ thường lấy lớn hơn thân trụ
mỗi bên từ 10‐15cm, tạo thành gờ giọt nước hoặc độ dốc âm
để nước từmũ trụ chảy rót thẳng xuống bên dưới.
90
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
– Do thân trụ đặc nên mũ trụ không bị uốn mà chỉ chịu ép cục
bộ dưới tác dụng của áp lược truyền từ kết cấu nhịp
– Chiều dày mũ trụ tối thiểu là 40‐50cm. Đá kê được bố trí các
lưới cốt thép chịu lực cục bộ bằng các thanh có đường kính 8‐
10mm, mắt lưới từ 5‐10cm và khoảng cách các lưới 8‐10cm.
– Mũ trụ có cốt thép cấu tạo: D=10‐14mm@15‐20cm
8/20/2013
15
91
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
– Thân trụ phổ biến bằng bê tông, cũng có thể xây đá nếu điều
kiện khai thác và cung ứng tiện lợi
– Với trụ xây đá, lớp ngoài cùng phải có khả năng chống phong
hóa tốt, đảm bảo hình dạng nên cần gia công thô mặt ngoài.
– Nếu thân trụ bằng bê tông thì phải cấu tạo cốt thép chống co
ngót, chống lực va đập do vật trôi hoặc tàu bè.
• Cốt thép cấu tạo có đường kính từ 10‐14mm được bố trí dưới
dạng lưới ở bềmặt thân trụ với bước lưới nằm trong khoảng từ
10‐20cm
– Thông thường bềmặt thân trụ có độ nghiêng so với phương
thẳng đứng trong khoảng từ 40:1 đến 20:1
• Khi chiều cao trụ nhỏ hơn 10‐12m có thể làm thẳng đứng, tiết
diện không đổi để tiện lợi cho thi công.
92
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
• 3.2.2. Trụ thân hẹp
– Để giảm khối lượng vật liệu, có thể giảm kích thước thân trụ
trên phương ngang cầu, khi đó mũ trụ có dạng mút thừa và trụ
được gọi là trụ thân hẹp.
– Chiều dài phần hẫng của mũ trụ có thể từ 1.5‐3m hoặc có thể
lớn hơn. Phần hẫng này chịu uốn và cắt nên phải bố trí cốt
thép chịu lực.
– So với trụ nặng, trụ thân hẹp có thể giảm được 40‐50% khối
lượng vật liệu thân và bệ trụ.
– Ngoài ra, trụ thân hẹp có dáng vẻ thanh mảnh, mỹ quan hơn
so với trụ năng, tuy nhiên, lượng bê tông và cốt thép của mũ
trụ lại nhiều hơn.
8/20/2013
16
93
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
Trụ thân hẹp (BTCT toàn khối)
94
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
Kích thước cơ bản của trụ thân hẹp (BTCT toàn khối)
8/20/2013
17
95
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
Bố trí cốt thép trong trụ thân hẹp
96
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
Ví dụ về bố trí cốt đai trong thân trụ
8/20/2013
18
97
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
Ví dụ về bố trí cốt đai trong thân trụ
98
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
• 3.2.3. Trụ cột
– Trụ cột là loại có kết cấu thanh mảnh, tiết kiệm vật liệu nên
được sử dụng rộng rãi nhất là với cầu trong thành phố.
– Thân trụ gồm các cột bê tông cốt thép tiết diện hình tròn hoặc
chữ nhật đặc, đôi khi cũng cấu tạo tiết diện cột rỗng
– Đường kính thân cột từ 0.8‐2m hoặc lớn hơn nữa
– Thường gặp nhất là loại trụ có 2 cột. Khi cầu rộng, số lượng cột
có thể tăng lên để tránh cho mũmố chịu uốn quá lớn. Khoảng
cách giữa các cột thường từ 4‐6m và cần bố trí hợp lý với vị trí
đặt gối cầu trên xà mũ.
– Với cầu vượt thường sử dụng loại trụ chỉ có 1 cột nhằm tiết
kiệm không gian đường dưới cầu.
8/20/2013
19
99
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
a) b) c)
(a). Trụ BTCT toàn khối có hai cột;
(b). và (c). Trụ BTCT toàn khối có một cột.
100
Cấu tạo trụ toàn khối (t.theo)
• 3.2.4. Trụ hỗn hợp
– Phần trên MNCN: thân trụ dạng cột BTCT
– Phần dưới: thân trụ đặc để chịu lực xô va của tàu thuyền
8/20/2013
20
101
3.3. Cấu tạo trụ lắp ghép
II - II III - III
I - I
TRỤ NẶNG LẮP GHÉP (phân khối theo chiều ngang và dọc, các khối đặt so le)
1. Mối nối thẳng đứng; 2. Mối hàn cốt thép; 3. Mối nối giữa các khối mũ trụ;
4. Mối nối thân với mũ trụ; 5. Cốt thép chờ theo phương ngang.
102
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
(I-I)
a) b)
Trụ BT lắp ghép phân khối ngang.
a). Trụ dưới nước và b). Trụ trên cạn
8/20/2013
21
103
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ BTCT lắp ghép phân khối ngang.
1. Bê tông đổ tại chỗ; 2. Cát; 3. Khung cốt thép; 4. Cọc ống.
104
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ BTCT lắp ghép phân khối dọc.
1. Mũ trụ đổ tại chỗ; 2. Thanh bu lông; 3. Khối đế; 4. Móng; 5. Cát.
8/20/2013
22
105
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ BTCT lắp ghép phân khối ngang.
1. Bệmóng đổ tại chỗ; 2. Thân trụ đúc sẵn;
3. Mũ trụ đúc sẵn; 4. Kết cấu nhịp; 5. Các
thanh thép cường độ cao có tiện ren ở đầu.
1
2
3
4
5
106
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Lắp ghép mũ trụ đúc sẵn
8/20/2013
23
107
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ cột lắp ghép
1. Cát; 2. Bê tông đổ tại chỗ.
§Ønh mãng
108
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ cột lắp ghép
1. Xà mũ BTCT đúc tại chỗ; 2. Cọc ống; 3. Mặt bích nối cọc;
4. Phần mở rộng mũi cọc; 5. Bê tông độn ruột.
I - I
8/20/2013
24
109
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ cột lắp ghép
(Trụ cầu trong sân bay DWF – USA)
110
Cấu tạo trụ lắp ghép (t.theo)
Trụ hỗn hợp: Thân trụ bằng BTCT đổ tại chỗ, mũ trụ bằng thép.
8/20/2013
25
111
3.4. Cấu tạo trụ bán lắp ghép
1. Mũ trụ
đổ tại chỗ;
2. Đốt vỏ
lắp ghép;
3. Bê tông
thân trụ đổ
tại chỗ;
4. Móng;
5. Thanh
chống BTCT.
TRỤ NẶNG
BÁN LẮP GHÉP
112
Cấu tạo trụ bán lắp ghép (t.theo)
• Cấu tạo
– Phần lắp ghép gồm các đốt vỏmỏng BTCT có chu vi kín.
– Chiều cao các đốt bằng 1.5m; chiều dày thành 10cm và bố trí
các lưới cốt thép đường kính 6‐8mm => các đốt vỏ chỉ có tác
dụng như ván khuôn.
– Để tăng độ cứng khi vận chuyển và lắp đặt, bên trong các đốt
vỏ cấu tạo các thanh chống tạm bằng BTCT ở giữa có bu lông
để ép chặt với thành đốt vỏ.
– Mũ trụ bằng BTCT đúc tại chỗ.
8/20/2013
26
113
Cấu tạo trụ bán lắp ghép (t.theo)
• Ưu điểm:
– Phần vỏ lắp ghép đóng vai trò ván khuôn nên giảm thời gian
làm giàn giáo ván khuôn trên công trường (so với trụ đổ tại
chỗ hoàn toàn);
– So với trụ lắp ghép hoàn toàn, phần vỏ lắp ghép khá nhẹ nên
dễ vận chuyển và lắp ghép.;
– Tính toàn khối cao hơn so với trụ lắp ghép.
114
3.5. Cấu tạo mố trụ dẻo
• 3.5.1. Khái niệm
– Mố trụ dẻo có thể gặp trong trường hợp cầu nhịp nhỏ từ 10‐
12m và chiều cao cầu H≤6‐8m
– Thân mố trụ dẻo có độ cứng nhỏ, kết cấu nhịp là những dầm
đơn giản kê cố định trên xà mũ
8/20/2013
27
115
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
– Tải trọng nằm ngang theo phương dọc cầu (lực hãm xe, áp lực
đất lên mố) sẽ phân phối cho các trụ tỷ lệ thuận với độ cứng
của chúng. Khi đó, biến dạng dọc của kết cấu nhịp được đảm
bảo nhờ sựmềm dẻo của mố và trụ.
– Do các trụ, mố cùng tham gia chịu lực nên mố trụ dẻo có kích
thước tiết diện nhỏ, kết cấu thanh mảnh và tiết kiệm vật liệu
116
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
MỐ, TRỤ DẺO
T
ki
h
SƠ ĐỒ KẾT CẤU
Biến dạng của mố trụ dẻo khi chịu lực hãm T
8/20/2013
28
117
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
– Khi chiều dài cầu lớn, có thể chia cầu thành nhiều liên làm việc độc
lập với nhau, mỗi liên gồm 3‐4 nhịp.
– Tại vị trí tiếp giáp giữa các liên sẽ được bố trí trụ phân cách (thực
chất là cấu tạo hai trụ riêng biệt).
Liªn gi÷aLiªn biªn
Mố trụ dẻo khi chiều dài cầu lớn
1. Trụ bờ; 2. Trụ phân cách các liên; 3. Trụ neo.
118
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
– Khi chiều cao trụ tương đối lớn, trong mỗi liên cần phải bố trí 1 trụ
được tăng cường độ cứng và gọi là “trụ neo”. Trụ này có tác dụng
tiếp nhận phần lớn tải trọng nằm ngang để giảm bớt mô men uốn
trong các trụ còn lại.
– Trụ neo có thể được cấu tạo dưới dạng 2 hàng cột có chung xà mũ.
Liªn gi÷aLiªn biªn
8/20/2013
29
119
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
– Đối với các liên giữa, trụ neo thường bố trí tại điểm giữa liên nhằm
phân đều biến dạng dọc ra hai đầu liên.
– Đối với liên biên, trụ neo nên bố trí tại vị trí trụ thứ 2 tính từ bờ ra
để giảm chiều dài tích lũy biến dạng đối với đầu dầm kê trên trụ bờ
(trụ bờ chịu uốn do tác dụng của áp lực ngang của nền đất đắp).
Liªn gi÷aLiªn biªn
120
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
• 3.5.2. Cấu tạo của trụ dẻo
– Thân trụ là những hàng cột BTCT tiết diện chữ nhật, hình
vuông, hoặc hình tròn.
– Chân cột được ngàm cứng trong bệmóng hoặc trong đất nền.
Đỉnh các cột được liên kết với nhau bằng xà mũ BTCT.
a) b)
8/20/2013
30
121
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
– Bệmóng có thể đặt trên nền cọc hoặc trên nền thiên nhiên khi
điều kiện địa chất tốt.
– Trong nhiều trường hợp các cột trụ có thể chính là các cọc
móng kéo dài lên và liên kết trên đỉnh bằng xà mũ.
– Chiều rộng xà mũ không nhỏ hơn 60‐70cm đối với các trụ giữa
và 40‐60cm với trụ bờ hoặc trụ phân cách.
– Tiết diện xà mũ thường có dạng chữ nhật, chiều cao được xác
định trên sở tính toán nhưng không nhỏ hơn 40cm.
122
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
– Trụ dẻo có thể thi công đổ tại chỗ, lắp ghép hoặc bán lắp ghép.
• Với trụ dẻo có thân là cọc đóng thì việc thi công xà mũ lắp
ghép sẽ khó khăn do các sai lệch của công đoạn đóng cọc.
Do vậy, trong thực tế với trụ có thân cọc thì xà mũ thường
được thi công đổ tại chỗ.
• Với trụ dẻo lắp ghép, bệmóng phải bố trí các hốc để lắp
cột (độ sâu của hốc không nhỏ hơn 1.5 lần kích thước tiết
diện cột); khe hở giữa chân cột và bệmóng được chèn
bằng vữa bê tông; trong các khối xà mũ cũng cần cấu tạo
các lỗ hình cốc để liên kết với cột thân trụ
8/20/2013
31
123
Cấu tạo mố trụ dẻo (t.theo)
Liªn kÕt cét th©n trô víi xμ mò
I - I II - II
Chi tiÕt ch©n cét
Mèi nèi xμ mò
Ví dụ: Trụ dẻo
lắp ghép.
1. Bê tông liên
kết cột với xà
mũ;
2. Cốt thép cột
thân trụ;
3. Bê tông chèn
khe chân cột.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_va_xay_dung_mo_tru_cau_03_7184.pdf