Thiết bị phụ trong hệ thống lạnh

+ Đóng van chai Nitơ. + Đóng van bộ nạp. + Tháo lỏng đầu dây nạp để xả áp trong dây nạp. + Đóng van điều chỉnh áp suất thử bằng cách xoay van điều chỉnh hết cỡ ngƣợc chiều kim đồng hồ. + Tháo dây nạp khỏi bộ van nạp.

pdf195 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 27/02/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết bị phụ trong hệ thống lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gá các lƣỡi cắt vào các rãnh, các lƣỡi cắt phải có vị trí giống nhau, rãnh hãm của chúng đều hƣớng xuống phía dƣới. - Gạt tay điều chỉnh độ lệch tâm theo chiều kim đồng hồ và chỉnh vạch đƣờng kính ống trên thang chia chuẩn. 32 11 4 1 16 11 2 1 8 29 8 3 8 1 2 1 4 1 2 1 2 1 2 1 8 5 269 - Ghi lại vạch chuẩn và tay điều khiển lệch tâm. - Xiết chặt ốc khoá. - Cố định đầu ren vào máy cắt ren ống tự động. c. Làm sạch ba via và phoi: - Gá ống vào mâm kẹp. - Dùng lƣỡi doa để làm sạch ba via đầu ống. d. Chỉnh bàn ren vào đầu ống: - Chỉnh cho bàn ren chạm vào đầu ống. - Đặt chiều dài cần ren trên thang chia. 270 e. Cắt ren: - Khởi động mô tơ để quay ống. - Kéo cần điều chỉnh bàn dao để bắt đầu cắt ren. - Dùng ống dẫn dầu bôi trơn để đƣa dầu vào vị trí ren. - Cắt ren đạt độ dài yêu cầu, chú ý thang chia đã đạt chiều dài cần ren. f. Nới lỏng tay điều chỉnh độ lệch tâm: - Dùng tay phải nhẹ nhàng quay tay điều chỉnh. - Nới lỏng tay điều chỉnh lệch tâm cho đến khi ống quay đƣợc một vòng. - Di chuyển bàn dao về vị trí ban đầu. - Nhấn nút OFF để tắt máy. 1.2. Cắt ống - Nới lỏng chấu kẹp ống, kéo ống ra khoảng 100 đến 200mm, sau đó lại kẹp chặt chấu kẹp. - Sử dụng dao cắt ống đã gắn sẵn trên máy để cắt rời đoạn ống và dùng lƣỡi doa để làm sạch ba via của đầu ống. 271 - Tắt cầu dao điện. 1.3. Nối ống thép a. Bản vẽ ống thép cần nối nhƣ sau: Hình 11.2. Bản vẽ ống thép cần nối. * Phương pháp đo để lấy dấu: 272 + Phép đo trong kỹ thuật ống nƣớc là phép đo từ tâm đến tâm. Đo từ tâm đến tâm là khoảng cách giữa các tâm của hai đầu nối. Ta có thể tính khoảng cách này nhƣ sau: L = l + 2 ( A - a ). L: Khoảng cách giữa hai tâm cần tìm. l: Chiều dài của ống. A: Khoảng cách từ tâm của đầu nối 900 đến mặt đầu. a: Chiều dài nhỏ nhất của cút ren. - Ren đầu ống 1 và lắp cút nối 900. - Đo chiều dài, cắt và ren răng. Sau đó lắp cút nối 900. - Ren đầu ống 2 và lắp cút nối chữ T. Sau đó nối với cút nối 900 của ống 1. - Ren đầu ống 3 lắp cút nối chữ T và nối với cút nối 900 của ống 1, chỉnh cho cân so với ống 2. - Ren các đầu ống 4 và 5, sau đó nối ống 4 với cút nối chữ T. - Nối ống nối 5 với cút nối chữ T và dùng rắc co để nối ống ống 4 và ống 5. - Tiếp tục làm tƣơng tự với các ống 6, 7, 8, và 9. 1.4. Kiểm tra - Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng về ren, cắt, nối ống thép. 2. Cắt, uốn, loe, núc ống đồng: 2.1.Cắt ống a. Chuẩn bị ống từ cuộn ống: - Đặt cuộn ống đứng thẳng áp lên tấm gỗ phẳng, nhẵn. - Giữ một đầu ống. 273 - Lăn cuộn ống để có đủ độ dài cần cắt. - Dùng dũa con đánh dấu chiều dài ống cần thiết + 5 đến 15mm dự trữ. b. Cắt ống: - Để dao cắt vuông góc với trục ống và đúng vạch đã đánh dấu. - Vặn núm của dao để lƣỡi cắt tiến chạm vào ống. - Siết chặt lƣỡi cắt bằng cách vặn núm điều chỉnh khoảng 1/4 vòng. - Quay dao cắt ống theo chiều ngƣợc kim đồng hồ1 vòng. - Vặn núm điều chỉnh thêm 1/4 vòng. - Tiếp tục qui trình này đến khi cắt xong ống. Hình 11.2. Cắt ống c. Nạo ba via: - Quay mặt cắt cần nạo ba via của ống đồng xuống phía dƣới. - Dùng dao nạo ba via để nạo. - Không làm hƣ hỏng bề mặt trong ống bằng dao nạo ba via. 274 Hình 11.3. Nạo ba via d. Mài nhẵn mặt cắt: - Hƣớng mặt cắt ống xuống phía dƣới. - Mài nhẵn bằng dao cắt ống hoặc bằng dũa. (Có thể cắt ống bằng cƣa nhƣng chú ý phải gá sao cho đạt đƣợc đƣờng cắt vuông góc, cƣa từ từ theo chu vi ống, sau đó bẻ gẫy ống và tiếp tục các bƣớc 2, 3, 4. ) 2.2. Loe ống a. Làm sạch bề mặt trong của ống: Hình 11.4. Làm sạch ống b. Lồng mũ ren (Rắc co) đúng chủng loại, đúng chiều vào đầu ống: Hình 11.5. Lồng mũ ren c. Kẹp chặt ống vào dụng cụ loe ống (Phải làm sạch đầu kẹp dụng cụ loe): 275 Hình 11.6. Kẹp chặt ống Kích thƣớc nhô cao A đƣợc tra theo bảng sau: Cỡ ống Ф 6,4 ( 1/4 ” ) Ф 9,5 ( 3/8 ” ) Ф 12,7 ( 1/2 ” ) Ф 15,9 ( 5/8 ” ) Ф 19,1 ( 3/4 ” ) A 0,5 mm 1 mm d. Lắp nón loe lên đầu ống: - Nón loe phải đƣợc lắp vuông góc hoàn toàn lên bề mặt cắt của ống nếu không đầu ống loe sẽ bị lệch. e. Loe ống: - Cho dầu bôi trơn vào mặt côn của nón loe - Vặn tay quay của dụng cụ loe từ từ để nón loe chìm dần vào đầu ống. - Khi mặt côn chạm vào miệng ống loe ống ra từ từ, đều đặn. - Cứ vặn vào 1 vòng lại nới ra 1/4 vòng để miệng ống không bị nứt, vỡ. 276 - Khi mặt côn đã ăn sâu vào miệng ống loe đến mức cần thiết thì vặn vít ngƣợc lại nâng côn lên cao. f. Tháo dụng cụ loe: - Quay ngƣợc chiều kim đồng hồ tay quay cho đến hết ren để tháo ra. g. Kiểm tra đầu loe: - Bề mặt loe có đồng tâm không? - Miệng loe có bị nứt không? có bị ba via gờ sắc không? - Bề mặt loe có nhẵn không? có bị vết sẹo hay không? - Thử đầu ống đã loe xem có vừa khít vào mặt cố định của rắc co không? Nếu còn nhỏ kẹp lại loe tiếp. - Có thể kiểm tra kích thƣớc sau khi gia công theo tiêu chuẩn Nhật JISB 8607 1975 sau: Đường kính danh định Đường kính ống D, mm A, mm 1/4 ” 6,35 8,3 đến 8,7 3/8 ” 9,52 12 đến 12,4 1/2 ” 12,7 15,4 đến 15,8 5/8 ” 15,88 18,6 đến 19 3/4 ” 19,05 22,9 đến 23,3 277 2.3. Núc ống (Tạo măng xông) - Để nối hai ống có đƣờng kính bằng nhau. - Các bƣớc giống nhƣ loe ống nhƣng kích thƣớc nhô cao A bằng đƣờng kính ống cộng thêm 3mm và dùng đầu núc phù hợp của bộ dụng cụ. 2.4. Uốn ống a. Đo và đánh dấu chỗ uốn (Góc uốn cần lớn hơn từ 30 đến 50) b. Đƣa ống vào dụng cụ uốn ống: - Đặt cán xoay ở 1800. - Nâng móc giữ ống ra khỏi vị trí. - Đặt ống vào rãnh của bánh xe định hình. 278 c. Ngàm móc ống: - Nâng cán xoay ra đúng vị trí và đúng góc yêu cầu. - Lựa đặt guốc định hình lên vị trí uốn (Góc của guốc định hình chỉ đúng vào dấu 00 ). - Ghi độ góc trên bánh xe định hình. - Uốn ống theo góc uốn mong muốn đã đƣợc đánh dấu trên bánh xe định hình (ví dụ góc uốn 900). 279 d. Tháo ống ra: - Xoay cán xoay và cán gá ra xa nhau. - Tháo móc giữ ống. - Tháo ống ra. (Chú ý: nên nhỏ dầu nhớt vào trục bánh xe, guốc định hình. Rãnh tròn của bánh xe định hình nên giữ sạch sẽ, khô ráo). * Ví dụ uốn hai đoạn cong liền kề 900 có khoảng cách là X: + Khoảng cách từ tâm ống đoạn cong trƣớc đến đƣờng tiếp tuyến song song với bánh xe định hình là X. Ví dụ khoảng cách uốn phía phải của cút là X: + Phải đánh dấu lên ống. + Chỉnh đặt dấu đó đúng vào R trên guốc định hình. 280 * Có thể dùng lò so có đƣờng kính vòng xoắn vừa đủ lồng ngoài chỗ ống cần uốn và dùng tay uốn ống. khi đó ống đƣợc uốn cong quá góc uốn yêu cầu khoảng 50 + Không nên uốn ống quá cong. + Bán kính vòng uốn không nhỏ hơn 25mm 3. Hàn ống đồng 3. 1. Kỹ thuật hàn ống đồng 3.1.1. Chế độ hàn * Đặc điểm của hàn khí (hàn hơi): + Hàn khí là quá trình nung nóng kim loại chỗ cần nối và que hàn đến trạng thái hàn (nóng chảy) bằng ngọn lửa của các khí cháy với ôxy. 281 + Ngọn lửa hàn 2 của hỗn hợp khí cháy với ôxy đi từ mỏ hàn 3 ra làm nóng chảy chỗ cần nối cuả các chi tiết 1và que hàn phụ 4 tạo thành vũng hàn 5. Sau khi ngọn lửa hàn đi qua, kim loại lỏng của vũng hàn kết tinh lại tạo thành mối hàn. + Trong thực tế có thể dùng một số khí khác để hàn nhƣng hiệu suất không cao bằng dùng hỗn hợp ôxy - axethylen. Bảng sau thể hiện nhiệt độ ngọn lửa của một số loại khí hàn Khí hàn Nhiệt độ với không khí Nhiệt độ với ôxy Acetylen ( C2H2 ) 2649 0 C 3482 0 C Hydrogen ( H2 ) 2204 0 C 2982 0 C Propane ( C3H8 ) 2093 0 C 2927 0 C Butane 2149 0 C 2982 0 C a. Trang thiết bị hàn khí: * Thiết bị hàn: + Thiết bị hàn hơi đồng bộ bao gồm chai gió (chứa ôxy), chai acethylen, bộ điều áp (các van điều chỉnh áp suất, van an toàn) các ống dẫn khí (Dây màu xanh dẫn ôxy, Dây màu đỏ dẫn acethylen), bộ mỏ hàn, mỏ cắt, các phụ tùng và thiết bị phụ kèm theo. + Không đƣợc để thiết bị hàn hơi bị ẩm ƣớt, bị dính dầu mỡ, không để mỏ đốt và ống dẫn khí nằm trên nhà xƣởng, luôn cuộn ống dẫn lại và treo trên móc. Thay ống dẫn mới ngay khi ống dẫn cũ bị biến cứng, giòn hoặc có dấu hiệu rạn nứt. + Không đập, gõ bộ điều áp và các đồng hồ đo. * Khu vực hàn: 282 + Các vật liệu dễ cháy, giấy vụn, giẻ lau, gỗ vụn ... phải ở cách xa khu vực hàn. Không đƣợc hàn trên sàn gỗ. Có xô hay thùng nƣớc sẵn sàng + Ghế nâng hạ phù hợp với công việc. + Bàn chuyên dùng bằng thép dày. + Bộ dụng cụ đo và định vị : thƣớc đo, mũi vạch, đột dấu... * An toàn hàn hơi: + Quần áo bảo hộ: Dài tay, vải dày, tay phải đeo găng tay bằng da hoặc vải dày chịu nhiệt, phải luồn cổ tay áo vào bên trong bao tay. + Găng tay: chọn găng tay bằng da mềm. + Giày: Dùng giày bảo hộ loại cao cổ. Tuyệt đối không dùng dép lê. * Kính hàn hơi: + Độ tối của kính #4 - #8, có thể đeo kính hàn hơi nhƣ kính bảo hộ hoặc dùng mặt nạ hàn kiểu cầm tay. + Vẫn mang kính đeo mắt bình thƣờng (Nếu bị cận hoặc viễn thị), sau đó dùng kính hàn. b. Yêu cầu về an toàn trong hàn khí (hàn hơi): - Khi sử dụng, không đƣợc nghiêng chai acethylen sang một phía (aceton có thể chảy vào bộ điều áp và làm hƣ hại bộ này). - Bảo đảm đóng chặt các van và có nắp đậy trên các chai chƣa dùng, nhiệt độ bảo quản các chai ≤ 500C. - Dùng dây xích ràng buộc các chai ở vị trí thẳng đứng. - Nới nhẹ van để thổi hết bụi trƣớc khi lắp bộ điều áp. Tránh bụi gây nhiểm bẩn bộ điều áp. - Không mặc quần áo có dính dầu mỡ khi hàn. - Trƣớc khi hàn cần kiểm tra sự rò rỉ trên ống dẫn, bộ điều áp, mỏ đốt bằng dung dịch xà phòng (Vặn một vít bộ điều áp ngƣợc chiều kim đồng hồ; mở van chai cần kiểm tra nhƣng đóng các van trên mỏ đốt. Tăng dần áp suất trong bộ điều áp và ống dẫn bằng cách vặn từ từ bộ điều áp theo chiều kim đồng hồ. Tráng dung dịch xà phòng lên từng nối kết và quan sát có bọt xà phòng không, kiểm tra sự rò rỉ cho cả hai chai, các bộ điều áp và các ống dẫn, mỏ đốt) - Các đầu nối và lắp trên chai ôxy có ren phải, ống dẫn màu xanh lá hoặc màu đen. 283 - Các đầu nối và lắp trên chai acethylen có ren trái, ống dẫn màu đỏ. - Không đƣợc điều chỉnh áp suất ở bộ điều áp acethylen quá 14psi. Acethylen trở nen mất ổn định và dễ nổ. - Dùng kìm cặp các chi tiết sau khi hàn. - Khi mồi ngọn lửa acethylen có muội khói, hãy tăng thêm acethylen. Sau đó bổ sung ôxy ngay. 3.1.2. Kỹ thuật hàn + Chuẩn bị: - Khu vực hàn đƣợc sắp xếp hợp lý và gọn gàng. Tuyệt đối không có các chất dễ cháy. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, giày, kính hàn, găng tay mềm. - Chuẩn bị mảnh thép 100mm x 200mm x 15mm. - Lắp đầu mỏ hàn #4 vào cán mỏ đốt. + Mở van chai khí: - Mở van chai acethylen từ 3/4 - 1vòng. - Mở từ từ van chai ôxy khoảng vài vòng. + Mồi và tắt ngọn lửa ôxy - acethylen an toàn: * Mồi ngọn lửa: + Điều chỉnh bộ điều áp acethylen ở 3psi với van mỏ đốt acethylen mở 1/2 vòng, sau đó đóng van này. + Điều chỉnh bộ điều áp ôxy ở 3psi với van mỏ đốt ôxy mở 1/2 vòng, sau đó đóng van này. 284 + Mở van acethylen 1/8 vòng, mồi lửa cho mỏ đốt bằng bật lửa hàn. Khói đen xuất hiện, tăng acethylen bằng cách mở mỏ đốt cho đến khi ngọn lửa lớn hơn và không còn khói đen. + Mở van mỏ đốt ôxy khoảng 1/4 - 1/8 vòng và điều chỉnh để có ngọn lửa trung tính. Điều chỉnh bộ điều áp trên chai ôxy và chai acethylen đến giá trị 3psi áp kế áp suất thấp. 1. Đầu mỏ hàn. 2. Thân mỏ hàn. 3, 6. Các khoá. 4. 5. ống dẫn khí. 285 + Mở valve acethylene trên mỏ đốt khoảng ½ - ¼ vòng. + Ngọn lửa acethylene, cung cấp oxy để khử khói đen + Sau khi bổ sung oxy, ngọn lửa có ba vùng phân biệt, tiếp tục bổ sung oxy để có ngọn lửa trung tính 286 * Tắt mỏ đốt: + Tắt van ôxy trƣớc (ôxy quyết định sự cháy và có thể gây nổ nên cần tắt ôxy trƣớc). + Tắt van acethylen. + Nếu muốn mồi lại ngọn lửa không nên xả hết khí trong các ống dẫn. + Sau khi hàn liên tục trong vài giờ hãy đóng các van chai ôxy và acethylen, xả áp suất từ các bộ điều áp, ống dẫn và mỏ đốt bằng cách mở từng van riêng rẽ. + Sau khi xả áp suất, đóng các van mỏ đốt và vặn chặt đai ốc điều chỉnh bộ điều áp. * Tạo vũng chảy: + Hƣớng ngọn lửa trung tính lên tấm thép, xê dịch đầu mỏ hàn theo đƣờng bán nguyệt hoặc đƣờng tròn lặp đi lặp lại nhiều lần, giữ đầu mỏ hàn cách bề mặt tấm thép khoảng 25mm thép ngả sang màu đỏ sau khoảng 5-10s. 287 + Dùng chuyển động xoay tròn để cấp nhiệt sơ bộ cho kim loại trƣớc khi hàn. Chuyển động xoay tròn trải rộng nhiệt một cách đồng đều. Khi thép chuyển sang màu đỏ sậm, bạn chuyển sang tạo vũng chảy. * Kéo đƣờng hàn: + Dùng tay trái chấm nhẹ que hàn vào vũng chảy (không cấp nhiệt đồng thời cho cả vũng chảy và que hàn). Nếu que hàn bị dính vào vũng chảy thì hƣớng ngọn lửa vào đó để que hàn nóng chảy và thao tác lại. Thực hành cho đến khi đạt đƣợc đƣờng hàn mỏng có chiều rộng đều nhƣ vảy cá xếp liên tiếp với nhau. + Kiểm tra mối hàn: - Kẹp tấm kim loại đã hàn vào ê - tô ngay sát đƣờng hàn, dùng búa gõ mạnh để uốn cong tấm này, nếu mối hàn bị gãy là do độ ngấu không đủ. Hãy thực hành hàn lại. Hàn chấm dọc theo mối ghép để giảm cong vênh, sau đó kéo đường hàn đâu mí - Hàn đồng là phƣơng pháp tạo mối ghép kim loại không làm nóng chảy kim loại nền. Mối ghép này phụ thuộc vào sự liên kết bề mặt của kim loại que hàn sau khi kết tinh với kim loại nền. Nhờ lực mao dẫn bề mặt của kim loại hàn nóng chảy hút các nguyên tử ở gần. Khi kim loại hàn nguội dần và kết tinh sẽ liên kết với bề mặt kim loại nền. - Hàn đồng luôn luôn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nền (khoảng 820 0 C) nên hạn chế đƣợc sự cong vênh, ứng suất nhiệt trong kim loại nền. - Các kim loại có thể hàn đồng: thép không rỉ, gang, thép với đồng, đồng với đồng thau.. - Hợp kim hàn đồng chủ yếu gồm đồng và kẽm. Đôi khi bổ sung thêm niken, thiếc và antimon. Hợp kim này có mầu đẹp và có khả năng chịu axít cao. - Các kiểu mối hàn đồng: 288 Các kiểu mối hàn thau, hàn bạc, hàn chì. Về nguyên tắc, không hàn thau các mối hàn đâu mí + Các chú ý cơ bản: - Không hít thở khí thoát ra khi hàn, nơi làm việc phải có độ thông gió tốt. - Nếu hàn thép có mạ, tráng kẽm cần hàn ở ngoài trời. - Đeo mặt nạ thở chất lƣợng cao trong khi hàn. - Dùng mỏ đốt cỡ trung bình, áp suất khí (ôxy và acethylen) 2 – 3psi. + Qui trình hàn đồng (hàn chồng mí): - Làm sạch hai tấm thép có kích thƣớc nhƣ trên, bề mặt không có rỉ sét và phẳng để chồng khít lên nhau. - Mối lửa mỏ hàn, hơ đầu que hàn vào ngọn lửa để qua hàn nóng. - Chấm nhanh que hàn vào bột trợ dung sao cho khi kéo que hàn ra, chất trợ dung phải bám đều xung quanh đầu que hàn nóng khoảng 50mm. - Hƣớng mỏ hàn vào một đầu mối ghép,để mỏ đốt cách bề mặt mối ghép khoảng 50 - 60mm cho đến khi hai miếng thép có màu đỏ sẫm. - Chấm que hàn vào đầu ghép, quan sát kim loại hàn nóng chảy và chảy vào mối ghép hàn do tác động của lực mao dẫn. - Tiếp tục quá trình nung nóng và chấm que hàn đến khi que hàn cần thêm chất trợ dung. - Nhúng que hàn vào chất trợ dung và tiếp tục chạy đƣờng hàn cho đến khi hoàn tất. 289 - Tắt mỏ hàn và để thép nguội trong 3 - 4 phút, dùng kìm kẹp tấm thép còn nóng và nhúng vào xô nƣớc để nguội hẳn. - Chải chất trợ dung trên mặt đƣờng hàn. Mối hàn phải đồng đều, diện tích bề mặt liên kết càng lớn càng tốt. Mối hàn thau chồng mí khoảng 25 mm. Hãy nung nóng đều cho đến khi hai miếng thép có màu đỏ sẫm, đưa que hàn thau vào và để nóng chảy 3.1.3. Các dạng sai hỏng và biện pháp phòng ngừa. + Mối hàn có nhiều loại khuyết tật, sau đây là các khuyết tật thƣờng gặp phải và cách phòng tránh. + Nứt là một trong những khuyết tật nghiêm trọng nhất của liên kết hàn. Trong quá trình sử dụng cấu kiện hàn, nếu mối hàn có vết nứt thì vết nứt đó sẽ rộng dần ra làm cho kết cấu bị hỏng. + Theo nhiệt độ vết nứt xuất hiện mà phân ra hai loại: - Nứt nóng: xuất hiện trong quá trình kết tinh của liên kết hàn khi nhiệt độ khá cao (trên 1000 độ C). - Nứt nguội: xuất hiện sau khi kết thúc quá trình hàn với nhiệt độ dƣới 1000 độ C. Nứt nguội có thể xuất hiện vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi hàn. + Theo kích thƣớc vết nứt có thể phân loại thành: - Nứt thô đại: có thể gây phá hủy kết cấu ngay khi làm việc. - Nứt tế vi: Vết nứt này sẽ phát triển rộng dần ra tạo thành các vết nứt thô đại. + Cách kiểm tra phát hiện vết nứt: 290 - Các vết nứt thô đại có thể phát hiện bằng mắt thƣờng hoặc qua kính lúp. Các vết nứt tế vi và nằm bên trong mối hàn chỉ có thể dùng các phƣơng pháp kiểm tra nhƣ siêu âm mối hàn, từ tính, chụp X quang... để phát hiện chúng. - Rỗ khí sinh ra do hiện tƣợng khí trong kim loại không kịp thoát ra ngoài trƣớc khi kim loại đông đặc. - Rỗ khí có thể sinh ra ở bên trong hoặc bề mặt mối hàn, rỗ khí có thể nằm ở phần ranh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại đắp. * Sự tồn tại của rỗ khí trong mối hàn sẽ làm giảm tiết diện làm việc, giảm cƣờng độ chịu lực và độ kín của liên kết. + Nguyên nhân: - Hàm lƣợng cacbon trong kim loại cơ bản hoặc trong vật liệu hàn quá cao. - Vật liệu hàn bị ẩm, bề mặt chi tiết hàn bị bẩn, dính sơn, dầu mỡ, gỉ, hơi nƣớc ... - Chiều dài cột hồ quang lớn, tốc độ hàn quá cao. + Biện pháp phòng tránh với hiện tƣợng rỗ khí: - Dùng vật liệu hàn có hàm lƣợng cacbon thấp. - Làm sạch và sấy khô vật liệu hàn trƣớc khi hàn. - Giữ chiều dài cột hồ quang ngắn, giảm tốc độ hàn. 291 - Nếu sử dụng khí bảo vệ mối hàn, phải đảm bảo hệ thống cấp khí sạch và hoạt động tốt, lƣu lƣợng khí là phù hợp. - Hàn không ngấu là loại khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn. Nó sẽ gây ra sự nứt và hỏng kết cấu hàn. Hàn không ngấu sinh ra ở góc mối hàn, mép hàn hoặc giữa các lớp hàn. + Nguyên nhân - Mép hàn chuẩn bị chƣa hợp lý. Góc vát quá nhỏ. - Ngọn lửa hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh. + Biện pháp phòng tránh - Làm sạch liên kết trƣớc khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn. - Chảy loang là hiện tƣợng kim loại lỏng chảy loang trên bề mặt của liên kết hàn. - Chảy loang tạo ra sự tập trung ứng suất, làm sai lệch hình dạng của liên kết hàn. + Nguyên nhân: - Góc nghiêng que hàn không hợp lý - Tƣ thế hàn và cách đặt vật hàn không hợp lý. - Loại khuyết tật này bao gồm những sai lệch về hình dáng mặt ngoài của liên kết ngoài của liên kết hàn, làm nó không thỏa mãn với các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế. 292 + Nguyên nhân: - Gắp lắp và chuẩn bị mép hàn chƣa hợp lý - Chế độ hàn không ổn định - Vật liệu hàn không đảm bảo chất lƣợng - Trình độ công nhân quá thấp v.v... 3.2. Thực hành hàn 3.2.1. Đọc bản vẽ chi tiết hàn + Đọc bản vẽ chi tiết hàn có thể tóm lƣợc theo tuần tự 3 bƣớc cơ bản sau: Bƣớc 1: Xem thông tin tổng quan về bản vẽ và đọc nội dung trong khung tên - Thông thƣờng, bƣớc đầu tiên trong đọc các bản vẽ chi tiết là đọc các thông tin tổng quan đƣợc ghi chú trong bản vẽ. Đó chính là những thông tin nhƣ: tên chi tiết, vật liệu, số lƣợng, khách hàng nào đặt, yêu cầu bề mặt, tỷ lệ biễu diễn Các thông tin này đƣợc đóng khung ghi chú ở góc dƣới bên phải của bản vẽ. - Những thông tin đó sẽ giúp bạn nắm sơ qua đặc điểm của bản vẽ. Để có thể dễ dàng mƣờng tƣợng hình dạng, nguyên lý, tính năng làm việc và những đặc điểm cơ bản của chi tiết. Từ đó, đảm bảo việc đọc thông tin của các hình chiếu trong bản vẽ ở bƣớc tiếp theo đƣợc dễ dàng hơn Bƣớc 2: Phân tích các hình chiếu, cạnh cắt trong bản vẽ + Sau khi nhìn tổng quan toàn bộ bản vẽ, việc tiếp theo chính là xem xét những hình biểu diễn, trình bày có trong bản vẽ. Bao gồm các hình chiếu, mặt cắt, theo thứ tự 293 từ trái qua phải. Sau đó xác định xem hình chiếu nào là hình chiếu chính, hình nào là hình chiếu cắt. Sau đó đọc đến các hình cắt trích nếu có. Xem xét tỉ mỉ từng hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng đƣợc thể hiện ở bản vẽ . Các hình chiếu này sẽ giúp bạn hiểu rõ quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết cũng nhƣ cách thức gia công chi tiết đó. Bƣớc 3: Đọc các kích thƣớc chung và kích thƣớc từng phần của các chi tiết + Bƣớc này rất quan trọng. Trong phần này cần phân tích kích thƣớc của chi tiết và các phần tử của nó. Để biết đƣợc chi tiết đó to nhỏ nhƣ thế nào, dài ngắn ra làm sao. Thông thƣờng một bản vẽ chi tiết sẽ có kích thƣớc quan trọng và kích thƣớc tham khảo. Kích thƣớc quan trọng thƣờng đƣợc đóng trong ô vuông, kích thƣớc tham khảo thì đƣợc biểu diễn trong ngoặc kép. Ở bƣớc này, cũng cần chú ý đến các kích phi (thƣớc tròn của các lỗ) 3.2.2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ. + Dụng cụ trang thiết bị gồm. - Máy hàn khí (O2 – C2H2) - Bàn hàn, ghế hàn - Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ. - Ống đồng các loại, kính hàn, bật lửa hàn có đá lửa 3.2.3. Gá phôi hàn + Trƣớc khi kẹp chặt chi tiết gia công lên phiến gá, có thể dùng thƣớc hoặc đồng hồ so định vị đúng vị trí của phiến gá trên bàn máy. + Dƣới đây là một loại mỏ kẹp truyền động bằng tay (Ê tô): Quay tay quay để mở mỏ kẹp, gá lắp phôi vào, vặn lại tay quay để khóa mỏ kẹp vừa đủ để chi tiết không bị móp, méo 294 3.2.4. Điều chỉnh chế độ hàn + Van của bình oxi và bình ga phải cho hƣớng lên trên vì khí nén trong 2 bình này rất là cao, chẳng may có sự cố áp suất quá cao làm van bắn ra sẽ đƣợc bắn lên trời. Nên cố định 2 bình lại với nhau để cho chắc chắn và tiện lợi khi sử dụng. + Nên trang bị van giảm áp cho bình khí oxi. Tác dụng của nó là khống chế áp suất trong bình khí phù hợp với mức áp suất mình mong muốn. Bảo vệ đƣợc dây chuyền khí oxi khi áp suất quá cao sẽ làm dây căng và nổ rách dây. + Nên trang bị một cặp van chống cháy ngƣợc. Để khi ngọn lửa mất kiểm soát cháy ngƣợc vào bên trong thì van này sẽ dập tắt ngọn lửa tránh nổ bình ga và bình oxi gây mất an toàn. + Khi hàn nên để bình oxi và bình gas xa nơi mình hàn. * Cách cài đặt áp suất làm việc của bộ hàn gas: + Xoay van giảm áp bình khí oxi theo chiều ngƣợc chiều kim đổng hồ hết cỡ ra (OFF). Sau đó mở van bình oxi ra rồi điều chỉnh van giảm áp vặn theo chiều kim đồng hồ (ON) đến 40 psi là áp suất đầu ra phù hợp nhất. + Đối với bình gas chỉ mở 1 đến 2 vòng để đảm bảo an toàn khi có sự cố. Nếu bình gas lớn bạn cũng nên lắp một bộ giảm áp để đảm bảo an toàn tuyệt đối áp suất đầu ra của bình gas là 10 psi. * Chỉnh ngọn lửa đầu ra của gas: Mở khí gas ra rồi mồi ngọn lửa nếu muốn ngọn lửa cháy mạnh thì mở khí oxi ra mạnh và ngƣợc lại. Lƣu ý mở ra từ từ và chỉnh ngọn lửa phù hợp để hàn ống đồng. 3.2.5. Trình tự tiến hành hàn khí Bƣớc 1: Đầu tiên mở van chai oxy và chai gas. Mở chai oxy trƣớc, chai gas sau. Bƣớc 2: Kiểm tra đồng hồ chai gas và chai oxy (Đồng hồ chai gas 0.5kg và gió khoảng 0.4÷0.6 kgf/cm 2 ). Bƣớc 3: Mở và điều chỉnh van ở béc hàn (Van oxy mở trƣớc sau đó van ga). Bƣớc 4: Mồi lửa và điền chỉnh ngọn lửa sao cho hợp lý nhất( đầu mở hàn nghiêng 1 góc 45 độ so với ống đồng ) Bƣớc 5: Kết thúc hàn khoá van gas trƣớc sau đó khoá van oxy. (Khoá chai gas trƣớc sau đó khoá van chai oxy). 295 + Lƣu ý trong khi hàn hơi ống đồng máy lạnh phải để ý đến bình oxy. Cẩn thận trong quá trình khí gas chạy ngƣợc về phía sau gặp mồi lửa sẽ phát nổ. Để đảm bảo an toàn áp suất trong bình nên để dƣ không đƣợc phép dùng hết sạch khí trong bình. - Khi quá trình hàn đƣợc diễn ra cần điều chỉnh lƣợng oxy đến khi ngọn lửa cháy sáng sau đó tắt van nhiên liệu đi sau đó mới tắt van oxy để áp suất của oxy không nhỏ hơn áp suất của nhiện liệu. - Sau khi hàn nối ống đồng máy lạnh đƣợc hoàn thành thì dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa lại đƣợc kết nối bằng đƣờng ống. Khi di chuyển máy lạnh, điều hòa ống đồng có thể bị bẹp và gãy khi đó phải sử dụng kỹ thuật hàn ống đồng. 4. Hàn ống nhôm 4.1. Kỹ thuật hàn ống nhôm 4.1.1. Chế độ hàn * Gia nhiệt: Gia nhiệt vật hàn để tránh nứt mối hàn. Nhiệt độ nung nóng vật hàn không vƣợt quá 230F. Nên dùng nhiệt kế để chủ động duy trì nhiệt độ, tránh quá nhiệt. Thợ hàn cũng cần nung nóng trƣớc các chi tiết dày khi hàn với chi tiết mỏng. + Nhôm dễ kết hợp với oxy để tạo thành oxit nhôm (Al2O3) có nhiệt độ nóng chảy cao (2050 độ C) và có trọng lƣợng riêng lớn hơn trọng lƣợng riêng của nhôm (trọng lƣợng riêng của nhôm oxit nhôm 3,85g/cm³). + Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng nhôm không thay đổi màu sắc do đó khó quan sát bể hàn khi hàn. + Ở nhiệt độ cao, nhôm lỏng hòa tan nhiều khí, đặc biệt là H2, do vậy dễ gây ra hiện tƣợng rỗ khí mối hàn. + Ở nhiệt độ cao, nhôm và hợp kim nhôm có độ bền rất thấp, khi nhiệt độ gần nhiệt độ chảy thì vật hàn có thể bị phá hủy do chính trọng lƣợng của bản thân nó. 4.1.2. Kỹ thuật hàn + Phụ thuộc vào chiều dày vật hàn mà có thể uốn mép, vát mép hoặc không vát mép. + Uốn mép khi vật hàn có chiều dày bằng hoặc nhỏ hơn 1,5mm. + Vát mép khi vật hàn có chiều dày lớn hơn 4mm. + Vật hàn có chiều dày 5 - 15mm, vát một phía với góc vát (70 ± 5) độ. + Vật hàn có chiều dày lớn hơn 15mm, vát mép ở hai phía. 296 + Chuẩn bị cạnh hàn xong phải làm sạch thật cẩn thận mép hàn, chiều rộng phần làm sạch (30 ÷ 35)mm 4.1.3. Các dạng sai hỏng và biện pháp phòng ngừa * Nứt mối hàn (Weld crack) + Nứt là dạng khuyết tật hay xuất hiện nhất và cũng nguy hiểm nhất trong liên kết hàn. Nứt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí: Trên bề mặt mối hàn; trong mối hàn; vùng ảnh hƣởng nhiệt. Nứt cũng có thể xuất hiện ở các nhiệt độ khác nhau: + Nứt nóng (hot crack): Xuất hiện trong quá trình kết tinh của liên kết hàn khi nhiệt độ khá cao (trên 10000C) + Nứt nguội (cold crack): Xuất hiện khi kết thúc quá trình hàn ở nhiệt độ dƣới 10000C, có thể xuất hiện sau vài giờ, vài ngày sau khi hàn. * Nguyên nhân gây nứt mối hàn: + Nứt mối hàn có khả năng lan truyền rất cao. Từ một vết nứt nhỏ nếu không đƣợc phát hiện và loại bỏ kịp thời, toàn bộ phần mối hàn liên quan có thể bị nứt lan truyền trong một thời gian ngắn, dẫn đến phá hủy kết cấu. * Khắc phục: + Sử dụng vật liệu hàn phù hợp. + Giải phóng các lực kẹp chặt cho liên kết hàn khi hàn. Tăng khả năng điền đầy của vật liệu hàn. + Gia nhiệt trƣớc cho vật hàn, giữ nhiệt cho liên kết hàn để giảm tốc độ nguội. + Sử dụng liên kết hàn hợp lý, vát mép giảm khe hở giữa các vật hàn ... + Bố trí so le các mối hàn. * Mối hàn rỗ khí (Blow hole) Rỗ khí sinh ra do hiện tƣợng khí trong kim loại lỏng mối hàn không kịp thoát ra ngoài khi kim loại vũng hàn đông đặc. Rỗ khí có thể sinh ra: + Ở bên trong (1) hoặc bề mặt mối hàn (2) + Nằm ở phần ranh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại đắp + Có thể phân bố, tập trung (4) hoặc nằm rời rạc trong mối hàn + Mối hàn tồn tại rỗ khí sẽ giảm tác dụng làm việc, giảm độ kín * Nguyên nhân gây rỗ khí mối hàn: + Hàm lƣợng C trong kim loại cơ bản và trong vật liệu hàn quá cao 297 + Vật liệu hàn bị ẩm, bề mặt hàn bị bẩn + Chiều dài hồ quang lớn, vận tốc hàn quá cao * Khắc phục: + Điều chỉnh chiều dài hồ quang ngắn, giảm vận tốc hàn của máy hàn mig + Sau khi hàn không gõ xỉ ngay kéo dài thời gian giữ nhiệt cho mối hàn + Hàn MAG/MIG đủ khí, khoảng cách chụp khí và vật hàn đảm bảo + Hàn tự động thuốc hàn không đƣợc ẩm, cung cấp đủ thuốc trong quá trình hàn * Mối hàn lẫn xỉ (Kẹt xỉ): Slay inclusion Là loại khuyết tật dễ xuất hiện trong mối hàn, xỉ có thể tồn tại: + Trong mối hàn + Trên bề mặt mối hàn + Ranh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn, giữa các lƣợt hàn Rỗ xỉ ảnh hƣởng đến độ dai va đập và độ dẻo kim loại mối hàn làm giảm khả năng làm việc của kết cấu. * Nguyên nhân: + Dòng điện nhỏ không đủ nhiệt cung cấp cho kim loại nóng chảy xỉ khó thoát ra khỏi kim loại vũng hàn + Hàn nhiều lớp chƣa làm sạch xỉ + Góc độ hàn chƣa hợp lý, Vh quá lớn + Làm nguội mối hàn nhanh * Khắc phục: + Tăng dòng điện hàn cho thích hợp. Hàn bằng chiều dài hồ quang ngắn và tăng thời gian dừng lại của hồ quang. + Làm sạch vật hàn trƣớc khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối hàn đính các lợp hàn. + Thay đổi góc độ và phƣơng pháp đƣa điện cực hàn cho hợp lý, giảm tốc độ hàn. * Hàn không ngấu (Incomplete fusion) Là khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn dẫn đến nứt làm hỏng liên kết  Nguyên nhân: + Mép hàn chuẩn bị chƣa hợp lý + Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc Vh quá nhanh + Góc độ điện cực (que hàn) và cách đƣa điện cực chƣa hợp lý 298 + Chiều dài cột hồ quang quá lớn + Điện cực hàn chuyển động không đúng theo trục hàn  Khắc phục: + Làm sạch liên kết trƣớc khi hàn, tăng góc vát và khe hở hàn. + Tăng dòng điện hàn và giảm tốc độ hàn, v.v... * Mối hàn bị lẹm chân (Undercut) Làm giảm tác dụng làm việc của liên kết. Tạo sự tập trung ứng suất cao có thể dẫn đến phá huỷ kết cấu. Lẹm chân, chảy loang:  Nguyên nhân gây lẹm chân mối hàn: + Dòng điện hàn quá lớn + Chiều dài cột hồ quang lớn + Góc độ và cách đƣa que hàn chƣa hợp lý + Sử dụng chƣa đúng kích thƣớc điện cực hàn (quá lớn) * Chảy loang (Overlap) Hiện tƣợng kim loại lỏng chảy loang trên bề mặt của liên kết hàn (Bề mặt kim loại cơ bản vùng không nóng chảy) * Nguyên nhân: + Góc nghiêng que hàn không hợp lý + Dòng điện hàn quá cao + Tƣ thế hàn và cách đặt vật hàn không hợp lý * Khuyết tật về hình dáng liên kết hàn Bao gồm các sai lệch về hình dáng mặt ngoài của liên kết hàn: + Chiều cao phần nhô, chiều rộng mối hàn không đồng đều + Đƣờng hàn vặn vẹo + Vẩy hàn không đều  Nguyên nhân + Gá lắp, chuẩn bị mối hàn không hợp lý + Chế độ hàn không ổn định + Vật liệu hàn không đảm bảo chất lƣợng + Trình độ công nghệ quá thấp - Quá nhiệt: Do chọn chế độ hàn không hợp lý (Năng lƣợng nhiệt lớn, Vh nhỏ) 299 - Bắn té: Kim loại bắn té lên vật hàn do vật liệu hàn không đảm bảo chất lƣợng, thiếu khí bảo vệ hoặc sử dụng không đúng khí * Giải pháp: Các loại khuyết tật hàn sau khi phát hiện đƣợc nếu quá trình cho phép thì phải: + Đục bỏ phần kim loại có khuyết tật. + Hàn sửa chữa và kiểm tra lại. + Riêng đối với vết nứt cần phải khoan chặn 2 đầu vết nứt để hạn chế sự phát triển của vết nứt, loại bỏ triệt để và hàn sửa chữa lại. + Khắc phục khuyết tật quá nhiệt bằng phƣơng pháp nhiệt luyện để khôi phục lại kích thƣớc hạt của kim loại mối hàn và vùng ảnh hƣởng nhiệt. 4.2. Thực hành hàn 4.2.1. Đọc bản vẽ chi tiết hàn * Đọc bản vẽ chi tiết hàn có thể tóm lƣợc theo tuần tự 3 bƣớc cơ bản sau: Bƣớc 1: Xem thông tin tổng quan về bản vẽ và đọc nội dung trong khung tên + Thông thƣờng, bƣớc đầu tiên trong đọc các bản vẽ chi tiết là đọc các thông tin tổng quan đƣợc ghi chú trong bản vẽ. Đó chính là những thông tin nhƣ: tên chi tiết, vật liệu, số lƣợng, khách hàng nào đặt, yêu cầu bề mặt, tỷ lệ biễu diễn Các thông tin này đƣợc đóng khung ghi chú ở góc dƣới bên phải của bản vẽ. + Những thông tin đó sẽ giúp bạn nắm sơ qua đặc điểm của bản vẽ. Để có thể dễ dàng mƣờng tƣợng hình dạng, nguyên lý, tính năng làm việc và những đặc điểm cơ bản của chi tiết. Từ đó, đảm bảo việc đọc thông tin của các hình chiếu trong bản vẽ ở bƣớc tiếp theo đƣợc dễ dàng hơn Bƣớc 2: Phân tích các hình chiếu, cạnh cắt trong bản vẽ Sau khi nhìn tổng quan toàn bộ bản vẽ, việc tiếp theo chính là xem xét những hình biểu diễn, trình bày có trong bản vẽ. Bao gồm các hình chiếu, mặt cắt, theo thứ tự từ trái qua phải. Sau đó xác định xem hình chiếu nào là hình chiếu chính, hình nào là hình chiếu cắt. Sau đó đọc đến các hình cắt trích nếu có. Xem xét tỉ mỉ từng hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng đƣợc thể hiện ở bản vẽ . Các hình chiếu này sẽ giúp bạn hiểu rõ quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết cũng nhƣ cách thức gia công chi tiết đó. Bƣớc 3: Đọc các kích thƣớc chung và kích thƣớc từng phần của các chi tiết 300 Bƣớc này rất quan trọng. Trong phần này cần phân tích kích thƣớc của chi tiết và các phần tử của nó. Để biết đƣợc chi tiết đó to nhỏ nhƣ thế nào, dài ngắn ra làm sao. Thông thƣờng một bản vẽ chi tiết sẽ có kích thƣớc quan trọng và kích thƣớc tham khảo. Kích thƣớc quan trọng thƣờng đƣợc đóng trong ô vuông, kích thƣớc tham khảo thì đƣợc biểu diễn trong ngoặc kép. Ở bƣớc này, cũng cần chú ý đến các kích phi (thƣớc tròn của các lỗ) 4.2.2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ Dụng cụ trang thiết bị gồm. + Máy hàn nhôm (TIG, MIG) + Bàn hàn, ghế hàn + Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ. + Ống đồng các loại, kính hàn, bật lửa hàn có đá lửa 4.2.3. Gá phôi hàn + Kỹ thuật hàn gá chi tiết: Gá chi tiết phải đảm bảo độ phẳng bề mặt giữa các chi tiết và khe hở giữa các chi tiết phải đều. + Kỹ thuật hàn đính: Hàn đính phải đảm bảo mối đính ngấu chắc chắn và đảm bảo khoảng cách giữa các mối đính. Khoảng cách giữa các mối đính và khe hở giữa 2 chi tiết 4.2.4. Điều chỉnh chế độ hàn + Ngọn lửa hàn: Ngọn lửa sử dụng để hàn là ngọn lửa trung tính. Nếu sử dụng ngọn lửa thừa oxy sẽ tạo ra oxit nhôm làm mối hàn dễ bị lẫn xỉ. Nếu sử dụng ngọn lửa thừa axetylen thì mối hàn dễ bị rỗ khí. 301 + Công suất ngọn lửa: Chọn công suất ngọn lửa để hàn phải căn cứ vào chiều dày vật hàn. Công suất ngọn lửa theo chiều dày vật hàn: 4.2.5. Trình tự tiến hành hàn khí + Để hàn nhôm, thợ hàn phải làm sạch bề mặt vật hàn cẩn thận. Đánh sạch lớp oxit nhôm bề mặt và các chất bẩn có từ dầu, mỡ. Oxit nhôm trên bề mặt của vật hàn nóng chảy tại nhiệt độ 3,700 F trong khi vật liệu nhôm của chi tiết hàn có nhiệt độ nóng chảy dƣới 1,200 F. Vì vậy, làm sạch lớp oxit trên bề mặt vật hàn sẽ hạn chế sự thấu sâu của kim loại vào vật hàn. + Để làm sạch lớp oxit nhôm, sử dụng bàn chải bằng thép không gỉ để đánh sạch hoặc dùng dung môi và các phƣơng pháp ăn mòn. Khi dùng bàn chải, nên chải theo một hƣớng, chải nhẹ và đều không làm cho bề mặt thô ráp xù xì quá dẫn đến tăng thêm nguy cơ ngậm oxit trên bề mặt vật hàn. + Ngoài ra, không đƣợc dùng bàn chải đã sử dụng cho việc làm sạch vật hàn bằng thép hoặc thép không gỉ để làm sạch bề mặt vật hàn bằng nhôm. Khi dùng các giải pháp làm sạch bằng hóa học phải đảm bảo làm sạch dung môi ăn mòn trên bề mặt chi tiết trƣớc khi hàn. Để giảm thiểu nguy cơ hydrocarbon từ dầu mỡ hoặc dung môi từ nguyên công cắt xâm nhập vào mối hàn, phải làm sạch chúng bằng chất tẩy. Kiểm tra để chắc chắn rằng chất tẩy không chứa thành phần hydrocarbon. 5. Kiểm tra bài 302 303 Bài 12: KẾT NỐI MÔ HÌNH HỆ THỐNG MÁY LẠNH Mã bài: MĐ ĐL 17-12 Giới thiệu: Kết nối mô hình máy lạnh là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hệ nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nhờ có việc kết nối hệ thống mà hệ thống lạnh của chúng ta mới đƣợc hoạt động và mang lại hiệu quả. Việc kết nối hệ thống đòi hỏi phải có kỹ thuật để vừa đảm bảo cho gas lạnh trong hệ thống tuần hoàn tốt, vừa đảm bảo tính kinh tế và độ thẩm mỹ. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc nhiệm vụ, vị trí lắp đặt, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị trên mô hình máy lạnh - Trình bày đƣợc nguyên lý, phƣơng pháp kết nối, vận hành một mô hình hệ thống điện - lạnh của một máy lạnh đơn giản nhất - Nhận biết đƣợc các loại thiết bị, xác định đầu ra, đầu vào của các thiết bị, đánh giá đƣợc tình trạng của thiết bị, tính năng kỹ thuật và cách lắp đặt các thiết bị có trên mô hình - Gia công đƣờng ống, kết nối, vận hành đƣợc hệ thống điện - lạnh của một mô hình máy lạnh đơn giản nhất đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng phƣơng pháp, an toàn, đánh giá đƣợc sự làm việc của mô hình; - Cẩn thận, chính xác, an toàn - Yêu nghề, ham học hỏi. Nội dung chính : 1. Sơ đồ mô hình hệ thống máy lạnh: 304 1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh của mô hình Hình 12.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh của mô hình máy lạnh. Trong đó: Compressor - Máy nén; reciever – Bình chứa; Condensor – Dàn ngưng ống quạt; evaporator: Dàn bay hơi; DPS – Rơ le áp suất kép; HP- Rơ le áp suất cao; LOW- Đồng hồ áp suất thấp; HIGH – Đồng hồ áp suất cao; TEV – Thiết bị tiết lưu; FILTER DRIER – Phin sấy lọc; SIGHT GLASS – Mắt ga; STRANER – Van tạp vụ; 1.2. Nguyên lý làm việc hệ thống lạnh của mô hình - Trong dàn bay hơi (Buồng đông, ngăn đông), môi chất lạnh lỏng (R12, R134a) sôi ở áp suất thấp P0 (từ 0 đến 1at - áp suất dƣ) và nhiệt độ thấp t0 (từ - 29 0C đến -130C) do thu nhiệt của môi trƣờng cần làm lạnh, sau đó đƣợc máy nén hút về và nén lên áp suất cao PK (Từ 7 đến 11 at), nhiệt độ cao tK (Từ 33 0C đến 500C) nhiệt độ ngƣng tụ thƣờng lớn hơn nhiệt độ không khí bên ngoài từ 15 đến 170C. - Hơi môi chất có áp suất cao và nhiệt độ cao đƣợc máy nén đẩy vào dàn ngƣng tụ. Tại đây hơi môi chất thải nhiệt (QK) cho môi trƣờng làm mát và ngƣng tụ lại môi chất biến đổi pha. - Lỏng môi chất có áp suất cao, nhiệt độ cao qua van tiết lƣu sẽ hạ áp suất thấp (P0 từ 0 đến 1at - áp suất dƣ ) và nhiệt độ thấp (t0 từ - 29 0C đến -130C) đi vào thiết bị bay hơi, đó là quá trình tiết lƣu. 305 - Lỏng môi chất có áp suất thấp (P0 từ 0 đến 1at - áp suất dƣ) và nhiệt độ thấp (t0 từ - 29 0C đến - 130C) ở thiết bị bay hơi thu nhiệt (Q0) của môi trƣờng cần làm lạnh sôi lên và bay hơi tạo ra hiệu ứng lạnh đó là quá trình bay hơi. 1.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của mô hình Hình 12.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của mô hình máy lạnh. - Trong đó: NFB – Áp tô mát một pha hai cực; V, A - Đồng hồ đo điện áp nguồn, dòng điện của mô hình; Compressor – Động cơ máy nén; CF – Động cơ quạt dàn ngưng tụ; S/W1 S/W3- Công tắc; M1, M2 - Công tắc tơ; L1.. L3 - Đèn báo làm việc; TIC1, TIC2 - Đồng hồ đo nhiệt độ đầu đẩy và đầu hút; TC: Rơ le nhiệt. 1.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống điện của mô hình - Đóng NFB cấp điện cho mô hình, bật S/W1 đèn L1 báo điện nguồn sáng. - Bật S/W3 cấp điện cho cuộn hút của công tắc tơ M2, quạt dàn ngƣng tụ CF làm việc đồng thời đèn báo Cooling Fan (L3) sáng. - Bật S/W2 cấp điện cho cuộn hút công tắc tơ M1, động cơ máy nén Compressor làm việc đồng thời đèn báo Compressor (L2) sáng. 2. Lắp đặt mô hình 2.1. Qui trình lắp đặt - Chuẩn bị, kiểm tra các thiết bị, vật tƣ của mô hình - Cân cáp hoặc chọn van tiết lƣu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Lấy dấu lắp đặt các thiết bị trên mô hình 306 - Lắp đặt các thiết bị của mô hình - Kết nối các thiết bị của mô hình - Thử kín hệ thống - Hút chân không hệ thống - Nạp ga cho hệ thống - Chạy thử, theo dõi các thông số kỹ thuật của hệ thống 2.2. Thực hành lắp đặt: 2.2.1. Kiểm tra, chuẩn bị các thiết bị của mô hình: a. Chuẩn bị thiết bị, vật tƣ cho mô hình: - Căn cứ vào sơ đồ hệ thống lạnh và hệ thống điện chuẩn bị thiết bị vật tƣ chính và vật tƣ thiết bị phục vụ cho quá trình lắp đặt. b. Kiểm tra các thiết bị: - Kiểm tra lần lƣợt các thiết bị: Máy nén, bình chứa lỏng, phin lọc, van chặn, mắt ga, van tiết lƣu, đồng hồ áp suất cao, đồng hồ áp suất thấp, rơ le áp suất cao, rơ le áp suất kép, dàn ống quạt, van tạp vụ, công tắc tơ, đèn báo, công tắc, Áptômát...nhƣ đã học ở các bài trƣớc. 2.2.2. Cân cáp, hoặc chọn van tiết lưu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật * Phƣơng pháp cân cáp trƣớc khi lắp đặt hệ thống lạnh (theo kinh nghiệm): + Phƣơng pháp cân cáp thứ nhất: - Nối cáp tiết lƣu vào phin sấy lọc và nối vào đầu đẩy của lốc theo sơ đồ sau: Hình 12.3. Phƣơng pháp cân cáp thứ nhất - Cho lốc chạy, kim của áp kế sẽ từ từ tăng lên đến giá trị ổn định cao nhất P1. - So sánh với giá trị kinh nghiệm nếu P1 nhỏ hơn thì phải nối thêm ống mao. Nếu lớn hơn phải cắt bớt đi. - Theo kinh nghiệm : Tủ lạnh * (- 6 0C) - P1 = 130 đến 150psi; Tủ ** (- 12 0 C) - P1 = 150 đến 160psi; Tủ *** (- 18 0C) - P1 = 160 đến 180psi. Lốc khỏe lấy giá trị trên, lốc yếu lấy 307 giá trị dƣới, dàn ngƣng không khí đối lƣu tự nhiên. + Phƣơng pháp cân cáp thứ hai: Nếu không cân cáp trƣớc khi lắp đặt các thiết bị lạnh thì sau khi lắp đặt ta sẽ cân cáp theo phƣơng pháp 2. Cáp tiết lƣu đƣợc lắp vào hệ thống hoàn chỉnh theo sơ đồ sau: (chú ý độ dài của cáp lấy theo giá trị định hƣớng và thêm chiều dài dự trữ) Hình 12.4. Phƣơng pháp cân cáp thứ hai Cho lốc chạy, khi kim đạt vị trí ổn định cao nhất P1. - So sánh với các giá trị sau, nếu nhỏ hơn phải nối thêm cáp, nếu lớn hơn phải cắt bớt cáp đi: P1 = 150 đến 210psi, dàn ngƣng đối lƣu không khí tự nhiên. t0 cao, máy nén yếu lấy trị số thấp. t0 thấp, máy nén khoẻ chọn trị số cao. * Chọn TEV ( van tiết lƣu cân bằng nhiệt) dùng cho ga R12 hoặc R134a. 308 2.2.3. Lấy dấu vị trí lắp đặt các thiết bị trên mô hình - Trên ca bin thực hành đặt thử các thiết bị cho đúng sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh, hệ thống điện sao cho cân đối, thuận tiện và an toàn; - Lấy dấu các thiết bị để chuẩn bị lắp đặt lên ca bin thực hành cả về phần điện và lạnh. 2.2.4. Lắp đặt các thiết bị của mô hình - Lắp đặt các thiết bị của hệ thống lạnh trƣớc - Các thiết bị của hệ thống điện lắp đặt sau - Các thiết bị phải đƣợc lắp đặt thật chắc chắn, an toàn lên ca bin thực hành. 2.2.5. Kết nối các thiết bị của mô hình * Chú ý : Khi hàn, nối các thiết bị việc siết chặt mũ ren đầu ống loe hết sức quan trọng. Nếu làm không đúng gas dễ bị rò rỉ, đƣờng ống bị hƣ hỏng. Sau đây là các qui định tiêu chuẩn về việc siết chặt mũ ren đầu loe: + Tháo mũ ren bịt kín đầu ống: - Cụm ngoài nhà (Dàn ngƣng tụ): Tháo mũ ren và nắp bít trên đầu van chặn ống ga lỏng và hơi. - Cụm trong nhà (dàn bay hơi): Tháo mũ ren và ống mù ra khỏi cả hai ống lỏng và ống hơi. Lƣu ý phải dùng 2 Clê. + Nhỏ dầu nhớt cho đầu ống loe: 309 + Chỉnh ống loe thẳng lên đầu côn, dùng tay vặn vặn mũ ren vào đầu côn 4 - 5 lần. Nếu vặn 2 - 3 lần đã thấy chặt vẫn cứ vặn thêm 1 lần nữa + Siết chặt mũ ren nối ống ga lỏng và hơi cho hai cụm ngoài nhà và trong nhà: siết chặt mũ ren trên van chặn đƣờng hơi sau khi đã đuổi khí. Chú ý dùng 2 Clê hoặc 2 mỏ lết giống nhƣ hình tháo mũ ren nhƣng chiều vặn của 2 Clê thì ngƣợc lại. 2.2.6. Thử kín hệ thống: a. Thổi sạch hệ thống: a. Một số lƣu ý: * Sử dụng bộ van nạp(Bộ đồng hồ ba dây): + Cấu tạo: 310 + Chức năng nhiệm vụ: - Đo áp suất đầu hút và đầu đẩy: Đầu hút nối với phía hút, đầu đẩy nối với phía đẩy, hai van chặn ở trạng thái đóng. Áp kế LP sẽ chỉ thị áp suất hút, còn áp kế HP sẽ chỉ thị áp suất đẩy. b. Tiến hành thử kín + Nối ống nối chung của bộ nạp ga vào chai Ni tơ, nối đầu HP với van dịch vụ của hệ thống lạnh. + Kiểm tra xem van chai Ni tơ và van điều chỉnh có đóng không. + Mở van chai Nitơ và van bộ nạp ga. 311 + Điều chỉnh van áp suất thử để đƣa áp suất thử lên 16at đến 28at, bằng cách mở từ từ từng chút một van điều chỉnh áp suất thử theo chiều kim đồng hồ. + Đóng van chai Nitơ. + Đóng van bộ nạp. + Tháo lỏng đầu dây nạp để xả áp trong dây nạp. + Đóng van điều chỉnh áp suất thử bằng cách xoay van điều chỉnh hết cỡ ngƣợc chiều kim đồng hồ. + Tháo dây nạp khỏi bộ van nạp. 2.2..7. Lắp đặt mạch điện máy lạnh a. Đọc bản vẽ lắp đặt b. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tƣ phục vụ lắp đặt c. Lắp đặt mạch điện 312 2.2.8. Hút chân không hệ thống: a. Kết nối mô hình với bơm chân không và bộ van nạp + Tiến hành sau khi thử kín, khi đã xả khí nitơ ra khỏi hệ thống. a. Kết nối mô hình với bơm chân không và bộ van nạp: + Tháo mũ cửa dịch vụ trên van chặn đƣờng lỏng và van chặn đƣờng hơi. + Nối dây bộ nạp vào bơm chân không (hoặc lốc hút) và cửa dịch vụ van chặn nhƣ hình vẽ: - Mở các van trên bộ van nạp (đồng hồ ba dây). 313 b. Chạy bơm chân không - Đóng mạch cho bơm chân không chạy khoảng 20 phút đến 30 phút (Không chạy máy nén của hệ thống). - Dùng đèn hàn khò những bộ phận có khả năng tích ẩm. - Đóng các van trên bộ van nạp (LP và HP) - Kiểm tra áp suất chân không (Hết kim đồng hồ LP) - Nới lỏng dây nối với bơm chân không, để cân bằng áp suất bơm chân không. - Ngừng bơm chân không. 314 - Mở mũ van chặn, không tháo đệm kín bằng đồng. - Nới lỏng ốc chèn đệm kín khoảng 1/4 vòng (900). - Mở hết cỡ cả van đƣờng lỏng và đƣờng hơi. c. Kiểm tra độ chân không - Theo dõi khoảng 4 đến 6h nếu độ chân không không giảm chứng tỏ hệ thống kín. - Siết lại ốc chèn đệm kín 1/4 vòng (900). - Siết chặt mũ của van chặn đƣờng lỏng và đƣờng hơi. 315 2.2.9. Chạy thử, theo dõi các thông số kỹ thuật của hệ thống: - Trị số áp suất của hai đồng hồ nạp: ở tủ lạnh áp suất LP khoảng 1 đến 1,5at (14 đến 20psi). - Khi máy đã chạy bình thƣờng đảm bảo độ lạnh tốt thì ngừng máy, cắt chai ga và làm kín đầu ống nạp, đóng van trích, tháo dây nạp. Ca bin thực hành và hệ thống mô hình máy lạnh đã lắp đặt xong. 316 * Đóng máy, vệ sinh công nghiệp * Bài luyện tập cho học sinh sinh viên + Các bƣớc và cách thực hiện công việc: 1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƢ: (Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV) TT Loại trang thiết bị Số lƣợng 1 Ca bin thực hành, máy nén kín, bình chứa lỏng, dàn ống quạt ngƣng tụ, dàn ống bay hơi, mắt ga, van chặn, phin sấy, van tiết lƣu, rơ le áp suất cao, rơ le áp suất kép, đồng hồ áp suất cao, đồng hồ áp suất thấp, 2 van tạp vụ, xi lanh nạp ga.. 5 bộ 2 Bộ nong, loe ống, uốn ống, bộ dụng cụ cơ khí chuyên ngành, đèn hàn ga, máy hàn O2 - C2H2, bộ đồng hồ nạp ga ba dây, máy hút chân không, máy nén khí, chai nitơ... 5 bộ 3 Ống đồng các loại, que hàn bạc, R12 hoặc R134a, giẻ lau sạch, dầu lạnh, .... Mỗi nhóm 1V, 1A, 3 công tắc, 1áptômát, 1bảng điện, 2 công tắc tơ, 1 phích cắm, dây điện, ống ghen , vít các loại... 5 bộ 2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: STT Tên các bƣớc công việc Thiết bị, dụng cụ, vật tƣ Tiêu chuẩn thực hiện công việc Lỗi thƣờng gặp, cách khắc phục 1 Chuẩn bị, kiểm tra các thiết bị - Máy nén kín, bình chứa lỏng, dàn ống quạt ngƣng tụ, dàn ống bay hơi, mắt ga, van chặn, phin sấy, van tiết lƣu, rơ le áp suất cao, rơ le áp suất kép, đồng hồ - Thực hiện đúng qui trình cụ thể đã học ở trên - Kiểm tra không hết tất cả các thiết bị - Không ghi chép các thông số kỹ thuật 317 áp suất cao, đồng hồ áp suất thấp, 2 van tạp vụ, xi lanh nạp ga.. - Bộ nong, loe ống, uốn ống, bộ dụng cụ cơ khí chuyên ngành, đèn hàn ga, máy hàn O2 - C2H2, bộ đồng hồ nạp ga ba dây, máy hút chân không, máy nén khí, chai nitơ... 2 Lắp đặt hệ thống điện - lạnh lên ca bin thực tập - Máy nén kín, bình chứa lỏng, dàn ống quạt ngƣng tụ, dàn ống bay hơi, mắt ga, van chặn, phin sấy, van tiết lƣu, rơ le áp suất cao, rơ le áp suất kép, đồng hồ áp suất cao, đồng hồ áp suất thấp, 2 van tạp vụ, xi lanh nạp ga.. - Bộ nong, loe ống, uốn ống, bộ dụng cụ cơ khí chuyên ngành, đèn hàn ga, máy hàn O2 - C2H2, bộ đồng hồ nạp ga ba dây, máy hút chân không, máy nén khí, chai nitơ... - Ống đồng các loại, que hàn bạc, R12 hoặc R134a, giẻ lau sạch, dầu lạnh, .... Mỗi nhóm 1V, 1A, 3 công tắc, 1áptômát, 1bảng điện, - Thực hiện đúng qui trình cụ thể đã học ở trên Không thực hiện hết các bƣớc qui trình đã nêu ở trên 318 2 công tắc tơ, 1 phích cắm, dây điện, ống ghen , vít các loại... 3 Thử kín hệ thống - Mô hình hệ thống máy lạnh đã lắp đặt - Bộ đồng hồ nạp ga ba dây - Chai nitơ - Thực hiện đúng qui trình cụ thể đã học ở trên Không đảm bảo áp suất thử kín; Không thử kín hết các điểm cần thử 4 Hút chân không hệ thống - Mô hình hệ thống máy lạnh đã lắp đặt - Bộ đồng hồ nạp ga ba dây - Máy hút chân không - Thực hiện đúng qui trình cụ thể đã học ở trên Không mở các đệm kín ở chân van tạp vụ 5 Nạp gas hệ thống - Mô hình hệ thống máy lạnh đã lắp đặt - Bộ đồng hồ nạp ga ba dây - Xi lanh hoặc bình ga R12, R134a - Thực hiện đúng qui trình cụ thể đã học ở trên Thừa ga, thiếu ga lạnh 6 Chạy thử, theo dõi các thông số kỹ thuật - Mô hình hệ thống máy lạnh đã lắp đặt - Bộ đồng hồ nạp ga ba dây - Thực hiện đúng qui trình cụ thể đã học ở trên Không ghi chép các thông số kỹ thuật của mô hình 7 Vệ sinh công nghiệp Giẻ sạch Que lau nhà Xà phòng lau sàn .... - Mô hình chạy tốt - Xƣởng thực hành sạch, ngăn nắp, an toàn Máy bẩn; không chạy lại khi đã đóng máy * Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tƣ. 2. Chia nhóm: 319 Mỗi nhóm từ 1 – 2 SV thực hành trên một ca bin thực hành lắp đặt mô hình. 3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Mục tiêu Nội dung Điểm Kiến thức - Trình bày quy trình lắp đặt mô hình 2 Kỹ năng - Lắp đặt mô hình đạt yêu cầu kỹ thuật, vận hành đƣợc mô hình 6 Thái độ - Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp 2 Tổng 10 * Ghi nhớ: + Kinh nghiệm rút ra đƣợc khi lắp đặt mô hình. Kiểm tra + Quy trình lắp đặt mô hình + Lắp đặt, vận hành mô hình, kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục hƣ hỏng. 320 Bài 13: THI KẾT THÚC Mã bài: MĐ ĐL 17-13 Mục tiêu: - Trình bày đƣợc vai trò, vị trí lắp đặt, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại tiết lƣu. - Nhận biết đƣợc các loại thiết bị tiết lƣu, đầu vào, đầu ra của môi chất, tín hiệu điều khiển. - Nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của van tiết lƣu tay, van tiết lƣu nhiệt tự động, cáp phun. - Nhận biết các loại thiết bị tiết lƣu trên ở các hệ thống lạnh thực tế Nội dung chính : Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Mục tiêu Nội dung Điểm Kiến thức - Trình bày nguyên nhân gây ra sự cố mất lạnh của mô hình ĐHKK ; Qui trình sửa chữa sự cố đó. 2 Kỹ năng - Sửa chữa mô hình hệ thống điều hòa không khí khi hệ thống mất lạnh, máy nén vẫn chạy bình thƣờng. 6 Thái độ - Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp 2 Tổng 10 321 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Máy và thiết bị lạnh. NXB Giáo dục - Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Kỹ thuật lạnh cơ sở. NXB Giáo dục - Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Tủ lạnh, máy kem, máy đá: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. - Trƣờng CĐN KTCN, Giáo trình : Lạnh cơ bản - Nguồn tài liệu từ internet - Chung Thế Quang, Kỹ thuật hàn điện, cắt và uốn kim loại, NXB Giao Thông, 2007 - Nguyễn Đức Lợi, Sổ tay kĩ thuật lạnh - Thiết bị tiết lƣu và thiết bị phụ, NXB Bách khoa, 2010. - Nguyễn Đức Lợi, Kỹ thuật lạnh cơ sở, NXB Giáo dục , 2010. - Nguyễn Văn Chới, Kĩ thuật điện lạnh, NXB Giáo dục , 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_bi_phu_trong_he_thong_lanh.pdf