Chương trình điều khiển trên các trạm PLC
- Thiết lập cấu hình phần cứng
- Chương trình PLC cần phải xử lý đọc xung từ encoder để xác định tọa
độ của bàn chạy dao. Việc đọc xung này chương trình PLC cần thiết lập tương
tự như bài thí nghiệm 2.
- Phương pháp xác định giá trị nhập xung:
Với cc số liệu:
Encoder đếm được: 2000 xung/vòng.
Hộp giảm tốc có tỉ số truyền 1:27
Bước vít: 6(mm)
Vậy muốn vít me di chuyển một quãng đường S = 5mm thì ta tính như
sau: Với bước vít là 6mm thì trục vít me quay được 1 vòng và làm cho bàn gá di
chuyển 1 quãng đường là 6mm thì động cơ phải quay 54 vòng như vậy số xung
Encoder đếm được là 54000 xung (do động cơ quay 1 vòng thì Encoder đếm
89 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 28/02/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Thiết bị điều khiển (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 : Rơle chốt
- B05 : Rơle xung
- B06 : Cổng NOT
- B07 : Đn chiếu sáng
3) Nguyên lý
- Khi ấn nút I1 thì khối B02 có đầu ra = “1” sẽ điều khiển khối B01 có đầu
ra = “1” làm đèn Q1 sáng.
Sau thời gian trễ l 60 giây của Off –Delay đèn sẽ tắt.
Do nút được ấn trong thời gian ngắn nên lúc đó khối B03 không hoạt
động, đồng thời khối B05 đang có đầu Reset l Q1 = “1” nên rơle xung cũng
không cho ra mức “1” để điều khiển Rơle chốt B04.
- Khi ấn nút I1 hai lần thì lần đầu giống như nguyên lý trên làm Q1 được
sáng, lúc đó B05 có đầu Reset là Q1 = “0” nên không còn tác dụng Reset. Nhờ
đó, lần ấn I1 thứ 2 thì khối B05 có đầu ra lên mức “1” để điều khiển Set cho khối
B04. Rơle chốt sẽ điều khiển khối B01 ra mức (On Delay ) tác động sẽ có đầu ra
mức “1” điều khiển reset đồng thời cả 2 khối B02 (Off Delay ) và B04 (rơle
chốt) làm cho khối B01 (Cổng OR) có đầu ra mức “0”, đèn Q1 tắt.
154
3.4.2. Chuông báo giờ trong trường học
Yêu cầu:
Chuông báo giờ hoạt động ba lần trong ngày: đầu buổi học, giữa buổi học
và cuối buổi học. Mỗi lần hoạt động khoảng 2 giây. Chuông chỉ hoạt động từ
thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Ngõ Q1 được dùng để điều khiển chuông.
Chương trình:
3.4.3. Tưới cây trong nhà kính
Yêu cầu:
LOGO! có thể sử dụng cho việc điều khiển tưới cây trong nhà kính. Có 3
loại cây khác nhau. Loại 1 sống trong nước, cần phải duy trì mực nước trong 1
khoảng cố định. Loại 2 cần được tưới nước trong khoảng 3 phút vào mỗi buổi
sáng và tối. Loại 3 tưới vào mỗi tối cách nhau 2 ngày.
Giải pháp:
Đối với loại 1: ta dùng 2 ngõ I1 và I2 để nhận biết mức cao và thấp của mực
nước.
Đối với loại 2: ta dùng hàm “định ngày giờ trong tuần” để cài đặt thời gian
(cho tất cả các ngày) như sau:
Buổi sáng: ON 6:00 OFF 6:03
Buổi tối : ON 20:00 OFF 20:03
Đối với loại 3: ta cũng dùng I3 để cảm nhận buổi tối (dùng cảm biến ánh
155
sáng).
Các biến dùng trong LOGO như sau:
I1: cảm biến mức cao của mực nước (công tắc thường đóng) I2: cảm biến
mức thấp của mức nước ( công tắc thường hở) I3: cảm biến ánh sáng (công tắc
thường hở).
I4: Switch chọn chế độ tự động;
Q1: Điều khiển van selenoid cho mực nước cho loại 1;
Q2: Điều khiển van selenoid cho việc tưới nước loại 2;
Q3: Điều khiển van selenoid cho việc tưới nước loại 3.
Chương trình:
3.4.4. Chiếu sáng nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng
Hệ thống chiếu sáng này có thể chia ra làm 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Chiếu sáng thường trực trong suốt thời gian làm việc trong ngày,
tùy theo ngày trong tuần.
Nhóm 2: Chiếu sáng tăng cường vào buổi tối. Khi không làm việc nhóm 2
vẫn sáng (Thí dụ: các đèn chiếu sáng bên ngoài, chiếu sáng bảo vệ)
Nhóm 3: Chiếu sáng các lối đi chính vào ban đêm khi hết giờ làm việc.
156
Nhóm 4: Đèn chiếu sáng các bảng chào, khẩu hiệu khi có khách ra vào.
(Thí dụ: “Kính Cho Quý Khách” , “Hẹn Gặp Lại” , “Thượng Lộ Bình An” .).
1) Sơ đồ
I1 : Bộ cảm biến quang điện, trời sáng I1 = “0” , trời tối I1 = “1” .
I2 : Nút ấn On
I3 : Nút ấn thử đèn (Test)
I4 : Bộ cảm biến quang đặt ở lối ra vào, khi có người đi ngang qua thì I1 =
“1” .
B03 : Đồng hồ thời gian thực có 3 chương trình gồm :
N01 : Điều khiển mở Q1 từ 7h đến 22h trong các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng
tuần.
N02 : Điều khiển mở Q1 từ 8h đến 0h ngày thứ 7 .
N03 : Điều khiển mở Q1 từ 8h đến 12h ngày chủ nhật
B04 : khối thời gian Off- Delay dạng cho nút thử I3.
157
2) Nguyên lý
Những khoảng thời gian trung với các thời gian cài đặt trong 3 chương
trình N01, N02, N03 của đồng hồ thời gian thực thì ngoài ra của khối B03 có mức
“1”, qua khối B02 cổng OR cũng có mức “1”. Nếu bật nút On I2 thì khối B01 có
đầu ra mức “1” và nhóm đèn Q1 sáng trong suốt thời gian làm việc.
Trong thời gian làm việc trên, khi trời tối thì bộ cảm biến quang điện I1 có
mức “1” nên khối B07 cổng AND có đầu ra mức “1”, qua khối B06 cổng OR và
khối B05 cổng AND cũng có đầu ra mức “1”, nhóm đèn Q2 sáng tăng cường vào
buổi tối.
Vào các khoảng thời gian không làm việc và khi trời tối nhóm Q1 không
sáng nên đầu ra khối B11 cổng NOT có mức “1”, qua khối B10 cổng AND, khối
B09 cổng OR, khối B08 cổng AND có mức “1” nhóm đèn Q3 sáng các đèn trên
lối đi chính để phục vụ công tác kiểm tra bảo vệ.
Khi có người ra vào cổng thì bộ cảm biến quang điện I4 có mức “1” nên
qua khối B14 Off - Delay, khối B13 cổng OR và khối B12 cổng AND có đầu ra
mức “1” làm nhóm đèn Q4 sáng các khẩu hiệu chúc mừng. Sau thời gian trễ 30s
thì nhóm đèn Q4 tự tắt.
Để kiểm tra các hệ thống chiếu sáng có làm việc tốt không, có thể ấn nút
thử I3. Khi ấn I3 thì khối B04 có đầu ra mức “1” để diều khiển cả 4 nhóm đèn
đều sáng. Sau thời gian trễ 30s của Off-Delay của B04 thì cả 4 nhóm đèn đều
tắt.
3.4.5. Hệ thống tự động bơm nước cung cấp
1) Yêu cầu
- Khi mực nước trong hồ giảm xuống dưới mức thấp thì động cơ được cấp
điện để bơm nước từ giếng, hay từ hệ thống nước thủy cục, v hồ chứa.
- Khi mực nước trong hồ tăng lên đến mức cao thì động cơ bị cắt điện và
ngừng bơm.
- Động cơ bơm có thể hoạt động ở chế độ tự động hay điều khiển bằng tay.
158
2) Sơ đồ điều khiển
- I1 : tiếp điểm báo mực nước cao, khi mức nước cao thì I1 = “0”.
- I2 : tiếp điểm báo mức nước thấp, khi mức nước thấp thì I2 = “0”.
- I3 : Công tắc chọn chế độ tự động hay bằng tay. Nếu I3 = “0” (hở) thì
chạy tự động. Nếu I3 = “1” (đóng) thì chạy ở chế độ bằng tay.
3) Nguyên lý
- Khi mực nước xuống dưới mức thấp thì I2 = “0”, qua khối B04 cổng NOT
có ng ra bằng “1” lúc đó I1 cũng có mực nước thấp nên I1 =”1” làm khối B03
cổng AND có đầu ra mức “1” sẽ Set khối B02 làm Rơle chốt lên mức “1” và qua
cổng OR của khối B01 lên mức “1” điều khiển động cơ bơm nước.
- Khi mực nước lên cao hơn mức thấp thì I2 đổi trạng thái, nhưng khối RS
đã được chốt và động cơ vẫn còn bơm nước.
- Khi mực nước lên khỏi mức cao thì I1 = “0”, qua khối B05 cổng NOT lên
mức “1” sẽ Reset khối B02, điều khiển động cơ ngừng bơm.
- Muốn bơm nước ở chế độ bằng tay thì đóng I3 lên mức “1” sẽ qua khối
B01 cổng OR điều khiển động cơ bơm nước.
3.4.6. Hệ thống phun sương trong nhà kính
1) Yêu cầu
Một số loại cây trồng được yêu cầu tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng
và buổi tối, mỗi lần tưới trong 2 phút.
159
Một số loại khác lại yêu cầu tưới nước cách ngày, 2 ngày 1 lần vào buổi
tối, mỗi lần tưới trong 2 phút.
2) Sơ đồ điều khiển dùng Logo.
- I1 : Công tắc chọn chế độ tự động theo thời gian hay chọn chế độ bằng
tay. I1 = “0” ở chế độ tự động.
- I2 : Tiếp điểm của bộ cảm biến quang điện, khi trời sáng I2 = “0”, khi trời
tối I2 = “1”
- Động cơ bơm nước Q1 được điều khiển bởi 2 khối là : B02 đồng hồ thời
gian thực và cổng OR. Hai công tắc thời gian được dùng là N chọn các ngày từ
thứ hai (M0) đến chủ nhật (Su) với thời gian mở là 7 giờ sáng và tắt là 7 giờ 5
phút , N02 chọn các ngày từ thứ hai đến chủ nhật với thời gian mở là 19h và tắt là
19h15. Nếu I1 đóng là động cơ bơm nước ở chế độ bằng tay.
- Động cơ bơm nước Q2 được điều khiển bởi rơ-le chốt đầu Set điều khiển
bởi khối B05 l rơ-le thời gian ON-delay với thời gian trễ l 5 phút .
3) Giải thích nguyên lý hoạt động của Q2
- Khi ngày thứ nhất trời bắt đầu tối thì I2= “1” điều khiển rơ-le xung cho ra
mức ‘1’ và đầu Set của rơ-le chốt và động cơ Q2 bắt đầu bơm nước. Lúc đó,
khối BO 5 cũng bắt đầu tính thời gian trễ và sau 2 phút thì đầu ra = “1” , vào đầu
Reset làm động cơ Q2 ngừng bơm. Khi trời sáng thì I2 = “0” nhưng rơ-le xung
160
vẫn có đầu ra = “1”.Tuy nhiên, do đó có lệnh reset cho nên rơ le chốt vẫn đang
cho ra mức “0”.
- Khi ngày thứ hai trời tối thì I2 lại có mức ‘1’ và lần nay chỉ làm đầu ra của
rơ-le xung xuống mức ‘0’ nên cũng không điều khiển được rơ-le chốt và động
cơ Q2 cũng không bơm nước .
- Khi ngày thứ ba trời tối thì I2 có mức ‘1’ và bây giờ rơ-le xung sẽ cho ra
mức ‘1’ vào đầu Set của rơ-le chốt, động cơ Q2 bắt đầu bơm nước. Tương tự,
sau 2 phút của khối BO5 thì động cơ cũng ngừng bơm, vì có mức ‘1’vào đầu
Reset.
- Như vậy, hai ngày động cơ Q2 mới được điều khiển bơm nước một lần.
3.4.7. Điều khiển động cơ theo thời gian
1) Sơ đồ tiếp điểm
Hình 3.19. Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ theo thời gian
2) Sơ đồ điều khiển dùng Logo
- I1 : Nút OFF nhưng bình thường hở.
- I2 : Nút ON
- I3 : Rth1 nhưng bình thường hở.
- I4 : Rth2 nhưng bình thường hở.
- Q1 ,Q2 : K1, K2.
Off
On
Rth1 Rth2
K1 K2
K1
(I1)
K1
(I3)
(i4)
161
KHỐI
NGUỒN
KHỐI
CHỈNH
LƯU
LOGO
KHỐI
CHẤP
HÀNH
Khi I2 = “1” thì rơle chốt RS (B01) ra = “1” điều khiển Q1 chạy. Sau thời
gian trễ 5s của B04 thì rơle chốt (B03) được điều khiển ra = “1” và Q2 chạy.
Khi I1 hay I3 = “1” thì sẽ Reset cả hai khối B01, B03 làm Q1, Q2 ngừng.
Khi I4 = “1” thì chỉ có B03 bị Reset và chỉ có Q2 ngừng.
3) Sơ đồ khối
a) Khối nguồn
Vì các thiết bị sử dụng cấp điện áp thấp mà điện áp mạng điện là điện áp
cao, do đó ta phải sử dụng máy biến áp để hạ điện áp xuống điện áp phù hợp với
điện áp của phụ tải. Có nhiều loại máy biến áp (MBA), MBA tự ngẫu, MBA
cảm ứng. Do yêu cầu cấp điện áp và an toàn của mạch điện, nguồn cấp được
chọn lấy từ MBA cảm ứng. Chọn MBA cảm ứng có các thông số kỹ thuật sau:
I=5A; u1 =220v; u2 =5V, 24V
162
Hình 3.20: Sơ đồ cấu tạo máy biến áp cảm ứng
b) Khối chỉnh lưu
Để cấp nguồn nuôi cho thiết bị LOGO và mạch phần cứng cần phải có bộ
chỉnh lưu để chuyển nguồn xoay chiều từ MBA thành nguồn một chiều 5v,
24v... Cầu chỉnh lưu được lắp ráp từ Diode bán dẫn loại D 4007
Hình 3.21: Sơ đồ kết nối MBA với cầu chỉnh lưu
Iron core
Terminals
Secondary
winding
Insulation
Laminated iron core
Primary winding
N
P
Secondary winding
N
S LoadSupply
163
c) Khối Logo
Hình 3.22: Sơ đồ kết nối phần tử vào ra với thiết bị LOGO
3.4.8. Điều khiển đèn giao thông tại nút giao thông ngã tư (giao thông 6 đèn)
+) Dùng để lập trình và điều khiển hệ thống đèn giao thông. Chương trình
điều khiển được nạp vào bộ nhớ nhờ sự trợ giúp của một máy tính hay có thể
dùng các phím bấm để lập trình trực tiếp trên logo.
+) Sử dụng giao tiếp ngoài bằng rơ le, kết nối các LED hiển thi đèn giao
thông nguồn nuôi 5v, lấy tín hiệu đầu ra LOGO để điều khiển LED.
1)Yêu cầu công nghệ
+) Đèn phải sáng luân phiên Đỏ-Xanh-Vàng và phải điều khiển cho phù
hợp 2 hướng ngược nhau.
+) Thời gian hoạt động
164
- Từ thứ 2 đến thứ 6 đèn hoạt động từ 6h sáng -> 21h15’ sáng theo thứ
tự, qua 21h15’ thì đèn Vàng chớp tắt đến thời gian đặt của ngày hôm sau thì tự
động hoạt động trở lại (sáng theo thứ tự) .
- Thứ 7 đèn hoạt động từ 6h15’ sáng -> 23h sáng theo thứ tự, qua 23h
thì đèn Vàng chớp tắt đến thời gian đặt của ngày hôm sau thì tự động hoạt
động trở lại (sáng theo thứ tự).
- Chủ nhật đèn hoạt động từ 7h sáng -> 22h sáng theo thứ tự, qua 22h
thì đèn Vàng chớp tắt đến thời gian đặt của ngày hôm sau thì tự động hoạt
động trở lại (sáng theo thứ tự).
- Khi gặp sự cố giao thông (tắc đường, tai nạn) thì có thể ấn nút dừng
hệ thống và người cảnh sát giao thông sẽ trực tiếp tham gia điều khiển phân
luồng giao thông.
2) Giản đồ thời gian
Chú thích :
+ Đèn xanh sáng trong 25s .
+ Đèn vàng sáng trong 5s .
+ Đèn đỏ sáng trong 30s .
ĐÈN XANH 1
ĐÈN VÀNG 1
ĐÈN ĐỎ 1
ĐÈN XANH 2
ĐÈN VÀNG 2
ĐÈN ĐỎ 2
Hình 3.23. Giản đồ thời gian hoạt động đèn giao thông tại ngã tư
165
3) Sơ đồ kết nối
Hình 3.24. Sơ đồ kết nối LOGO với phần tử vào ra đèn giao thông tại ngã tư
L1 : Nguồn +24vDC;
N : Mass 0v;
M : Nút mở hệ thống;
D : Nút dừng hệ thống;
X1 : Đèn xanh 1 X2 : Đèn xanh 2
V1 : Đèn vàng 1 V2 : Đèn vàng 2
Đ1 : Đèn đỏ 1 Đ2 : Đèn đỏ 2
L1
N
L1
N
R R R R R R
Ð1X1 V1 X2 V2 Ð2
M D
166
4) Chương trình điều khiển
I1: Nút bấm điều khiển “Mở” hệ thống, bình thường khi không ấn I1 = “0” .
I2: Nút bấm điều khiển “Dừng” hệ thống, bình thường khi không ấn I2 = “0”.
Q1: Đèn xanh ở luồng 1
Q2 : Đèn vàng ở luồng 1
Q3 : Đèn đỏ ở luồng 1
Q4 : Đèn xanh ở luồng 2
Q5 : Đèn vàng ở luồng 2
167
Q6 : Đèn đỏ ở luồng 2
c. Nguyên lý làm việc
- Ban đầu nếu muốn mở hệ thống ta ấn nút M (I1 = “1”) .
- Khối BOO2 (off-delay) nhận tín hiệu là mức “1” và bắt đầu hoạt động, lúc
này đầu ra của BOO2 lên mức “1” => Q1 lên mức “1” (xanh luồng 1 sáng). Sau
25s BOO2 sẽ xuống mức “0” do hết thời gian đặt => Q1 xuống mức “0” (xanh
luồng 1 tắt).
- Khối BOO3 (on-delay) cũng hoạt động đồng thời với BOO2. BOO3 nhận tín
hiệu là mức “1” và bắt đầu hoạt động, sau 25s đầu ra của BOO3 lên mức “1”.
Lúc này BOO4 (off-delay) bắt đầu nhận tín hiệu là mức “1” và hoạt động, đầu ra
của BOO4 lên mức “1” => Q2 lên mức “1” (vàng luồng 1 sáng). Sau 5s BOO4
sẽ xuống mức “0” do hết thời gian đặt => Q2 xuống mức “0” (vàng luồng 1 tắt).
- Khối BOO5 (on-delay)hoạt động đồng thời với khối BOO4. Khối BOO5
nhận tín hiệu là mức “1” và bắt đầu hoạt động, Sau 5s BOO5 sẽ lên mức “1” do
hết thời gian đặt. Lúc này BOO6 (off-delay) bắt đầu nhận tín hiệu là mức “1” v
hoạt động, đầu ra của BOO6 lên mức “1” => Q3 lên mức “1” (đỏ luồng 1 sáng).
Sau 30s BOO6 sẽ xuống mức “0” do hết thời gian đặt => Q3 xuống mức “0” (đỏ
luồng 1 tắt).
- Khối BO10 (on-delay) hoạt động đồng thời với khối BOO2 và BOO3. Khối
BO10 nhận tín hiệu là mức “1” từ Q6 và bắt đầu hoạt động, Sau 5s BO10 sẽ lên
mức “1” do hết thời gian đặt. Khối BO10 đưa mức “1” vào BO11 (cổng AND)
để cấp cho BO12 (off-delay) nhưng BO12 vẫn chưa hoạt động, bởi lúc này đầu
ra BOO6 vẫn đang ở mức “0”. Khi đầu ra BOO6 lên mức “1” và đưa vào BO11,
lúc này đầu ra BO11 lên mức “1”. BO12 bắt đầu nhận tín hiệu là mức “1” và bắt
đầu hoạt động, lúc này đầu ra của BO12 lên mức “1” => Q4 lên mức “1” (xanh
luồng 2 sáng). Sau 25s BO12 sẽ xuống mức “0” do hết thời gian đặt => Q4
xuống mức “0” (xanh luồng 2 tắt).
- Khối BO13 (on-delay) bắt đầu nhận tín hiệu là mức “1” từ BO12 và hoạt
động, sau 25s đầu ra của BO13 lên mức “1”. Lúc này BO14 (off-delay) bắt đầu
168
nhận tín hiệu và hoạt động, đầu ra BO14 lên mức “1” => Q5 lên mức “1” (vàng
luồng 2 sáng). Sau 5s BO14 sẽ xuống mức “0” do hết thời gian đặt => Q5 xuống
mức “0” (vàng luồng 2 tắt).
- Ban đầu khối BOO9 (NOT) lấy tín hiệu từ khối BOO6 là mức “0” rồi đảo và
đưa vào BOO8 (AND). Khi khối BOO2 (off-delay) nhận tín hiệu là mức “1” và
bắt đầu hoạt động, lúc này đầu ra của BOO2 lên mức “1” đồng thời đưa vào
BOO8 (AND) => đầu ra BOO8 lên mức “1” => Q6 lên mức “1” (đỏ luồng 2
sáng). Sau 25s BOO2 đưa tín hiệu ra là mức “0” vào BOO8 => đầu ra BOO8
xuống mức “0” => BOO7 nhận tín hiệu và hoạt động. Sau 5s BOO7 sẽ xuống
mức “0” do hết thời gian đặt => Q6 xuống mức “0” (đỏ luồng 2 tắt).
- Quá trình được lặp lại liên tục.
- Muốn dừng hệ thống ta ấn nút D (I2 = “1”)
- Khối Weekly timer làm nhiệm vụ đặt thời gian .
+ Từ thứ 2 đến thứ 6 đèn hoạt động từ 6h sáng -> 21h15’ sáng theo thứ tự,
qua 21h15’ thì đèn Vàng chớp tắt đến thời gian đặt của ngày hôm sau thì tự
động hoạt động trở lại (sáng theo thứ tự) .
+ Thứ 7 đèn hoạt động từ 6h15’ sáng -> 23h sáng theo thứ tự, qua 23h thì
đèn Vàng chớp tắt đến thời gian đặt của ngày hôm sau thì tự động hoạt động trở
lại (sáng theo thứ tự) .
+ Chủ nhật đèn hoạt động từ 7h sáng -> 22h sáng theo thứ tự, qua 22h thì
đèn Vàng chớp tắt đến thời gian đặt của ngày hôm sau thì tự động hoạt động trở
lại (sáng theo thứ tự) .
169
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG
Câu hỏi
1) Trình bày khái quát về chức năng thiết bị điều khiển lập trình
2) Trình bày cấu trúc đặc điểm hoạt động của thiết bị LOGO
3) Trình bày các chức năng cơ bản trong Co ( Connectors)
4) Trình bày các chức năng cơ bản của GF (General Functions)
5) Trình bày các chức năng đặc biệt mới trong Logo
6) Nghiên cứu phương pháp thực hiện điều khiển các đối tượng sử dụng bị
lập trình LOGO
Bài tập
1) Cho một động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha và thiết bị lập trình
điều khiển LOGO. Hãy vẽ mạch kết nối động cơ với LOGO, thiết lập chương
trình điều khiển động cơ khi làm việc quay theo một chiều và khi dừng hãm tự
do.
2) Cho một động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha và thiết bị lập trình
điều khiển LOGO. Hãy vẽ mạch kết nối động cơ với LOGO, thiết lập chương
trình điều khiển động cơ có thể thực hiện đảo chiều quay và khi dừng thực hiện
hãm tự do.
3) Cho một động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha và thiết bị lập trình
điều khiển LOGO. Hãy vẽ mạch kết nối động cơ với LOGO, thiết lập chương
trình điều khiển động cơ có thể thực hiện đảo chiều quay và khi dừng thực hiện
hãm động năng
4) Cho một động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha khi làm việc cuộn
dây stator đấu tam giác và thiết bị lập trình điều khiển LOGO. Hãy vẽ mạch kết
nối động cơ với LOGO, thiết lập chương trình điều khiển động cơ thực hiện
khởi động sao tam giác, khi dừng thực hiện hãm động năng.
5) Cho một động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha khi làm việc cuộn
dây stator đấu tam giác và thiết bị lập trình điều khiển LOGO. Hãy vẽ mạch kết
nối động cơ với LOGO, thiết lập chương trình điều khiển động cơ thực hiện
170
khởi động sao tam giác có thể đảo chiều quay, khi dừng thực hiện hãm động
năng.
6) Cho hai động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha và thiết bị lập trình
điều khiển LOGO. Hãy vẽ mạch kết nối động cơ với LOGO, thiết lập chương
trình điều khiển hai động cơ khởi động tuần tự và dừng tuần tự.
7) Cho hệ thống chiếu sáng đèn và thiết bị lập trình điều khiển LOGO. Hãy
vẽ mạch kết nối hệ thống đèn chiếu sáng với LOGO, thiết lập chương trình điều
khiển hệ thống đèn đường theo thời gian quy định của từng mùa.
8) Cho hệ thống chuông báo giờ học của trường từng ngày trong tuần và
thiết bị lập trình LOGO. Hãy vẽ mạch kết nối hệ thống chương với thiết bị
LOGO, thiết lập chương trình điều khiển chuông báo giờ theo quy định của Nhà
trường.
171
Chương 4
THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KHÁC
4.1. Khái quát thiết bị lưu điện (Uninterruptible Power Supply- UPS)
4.1.1. Chức năng của thiết bị lưu điện
Vào cuối thế kỷ 20, độ tin cậy cung cấp điện của các nước công nghiệp
phát triển vào khoảng 99.9%, tương ứng khoảng thời gian mất điện trong một
năm là 8 giờ mà phổ biến dưới dạng mất điện trong một vài phút. Điều này
không thành vấn đề đối với hệ thống chiếu sáng hoặc hệ thống điện cơ, với kỹ
thuật tương tự (analog), chất lượng điện chỉ bao gồm hai chỉ tiêu quan trọng nhất
là điện áp và tần số.
Nhưng đối với hệ thống kỹ thuật số (Digital) vấn đề không đơn giản như
vậy. Đặc biệt với các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin được ứng dụng
từ công nghệ kỹ thuật số luôn được xem là bước đệm quan trọng trong việc làm
giáa tăng sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất và tạo sự ổn định bền vững cho
xã hội.
Độ tin cậy cung cấp điện của các hệ thống có máy tính cần phải tăng lên rất
nhiều, vì mất điện dù chỉ trong một vài mili giây sẽ có nguy cơ mất hết thông tin
hoặc làm rối loạn quá trình trao đổi dữ liệu máy tính và các yêu cầu hệ thống kỹ
thuật số phải khởi động lại. Chính vì những yêu cầu này mà UPS ra đời.
UPS (Uninterruptible Power Supply) là một thiết bị có thể cung cấp tạm thời
điện năng nhằm duy trì sự hoạt động của thiết bị sử dụng điện lưới gặp sự cố
(mất điện, sụt giảm điện áp quá thấp, sự cố khác...) trong một khoảng thời gian
với công suất giới hạn theo khả năng của nó.
4.1.2. Phân loại thiết bị lưu điện
Từ yêu cầu của các thiết bị về mức độ nguồn điện liên tục và chất
lượng, UPS được phân thành các dòng sản phẩm chính về công nghệ như sau:
UPS Offline đơn thuần, UPS Offline công nghệ Line-interactive, UPS
Online
- UPS online : Hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi kép: từ AC sang DC sau
đó chuyển ngược DC sang AC. Do đó nguồn điện cung cấp cho tải hoàn toàn
172
do UPS tạo ra đảm bảo ổn định cả về điện áp và tần số. Điều này làm cho các
thiết bị được cung cấp điện bởi UPS hầu như cách ly hoàn toàn với sự thay đổi
của lưới điện. Vì vậy, nguồn do UPS online tạo ra là nguồn điện sạch (lọc hầu
hết các sự cố trên lưới điện), chống nhiễu hoàn toàn. Điện áp ra hoàn toàn hình
SIN.
- UPS offline : Khi có nguồn điện lưới UPS sẽ cho điện lưới thẳng tới phụ tải.
Khi mất điện, tải sẽ được chuyển mạch cấp điện từ ắc quy qua bộ inverter. Dạng
điện áp ra của bộ invertor loại này thường là (dạng xung chữ nhật, không SIN).
Phạm vi áp dụng UPS loại này thường cho các thiết bị đơn giản, công suất nhỏ,
ít nhạy cảm lưới điện, đòi hỏi độ tin cậy thấp. Đa số các UPS ngày nay đều có
Software kèm theo giáao tiếp với máy tính qua cổng COM hoặc USB. Software
này cho phép kiểm soát các trạng thái hoạt động của UPS (Điện áp vào/ra, tải
tiêu thụ ...).Ngoài ra bạn còn có thể lập thời khoá biểu tự động (Mở /shutdown
máy tính theo ngày, giờ, tuần,tháng)
Được sử dụng nhiều nhất hiện nay có lẽ là các loại UPS offline bởi giá
thành của chúng rẻ hơn nhiều so với các loại UPS cùng loại. Nếu bạn đang sử
dụng một chiếc UPS thì nhiều khả năng thuộc loại này, có phải rằng tôi đã chủ
quan khi nói điều đó? bởi vì tôi biết rằng người đọc blog ở Việt Nam (thông qua
sự thống kê của geovisit mà tôi đang dùng trên blog) thường chưa hiểu rõ về các
UPS và các loại của chúng nên lựa chọn theo cảm tính và giá rẻ là phần nhiều.
4.1.3. Nguyên tắc hoạt động của UPS
+) UPS Offline
- Ở trạng thái lưới điện ổn định thì nguồn tiêu thụ sử dụng điện trực tiếp
của lưới điện.
- UPS lúc này chỉ sử dụng một bộ nạp (charger) để nạp điện một cách tự
động cho ắc quy mà thôi. Nguồn điện lưới lúc này không cung cấp điện trực tiếp
cho các thiết bị, mà chúng được biến đổi thành dòng điện một chiều tương ứng
với điện áp của ắc quy. Ở đây trong mạch đã thể hiện sự cung cấp điện từ ắc quy
và chính từ lưới điện đến bộ inverter để biến đổi thành điện áp đầu ra phù hợp
với thiết bị sử dụng. Như vậy, có thể thấy rằng trong bất kỳ sự cố nào về lưới
điện thì UPS online cũng có thể cung cấp điện cho thiết bị sử dụng mà không có
một thời gian trễ nào. Điều này làm cho thiết bị sử dụng rất an toàn, và ổn định.
173
UPS online sẽ luôn luôn ổn định điện áp đầu ra bởi cũng theo mạch thì điện áp
đầu vào lúc này được biến đổi xuống mức điện áp ắc quy và chúng có công
dụng như một ắc quy có dung lượng lớn vô cùng (nếu không bị sự cố lưới điện),
mạch inverter [3] sẽ đóng vai trò một bộ ổn định điện áp. Vì vậy chỉ với các loại
UPS online mới có công dụng ổn áp một cách triệt để.
Hình 4.1. Sơ đồ kết nối thiết bị lưu điện UPS -Offline
+) UPS Online
Hình 4.2. Sơ đồ kết nối thiết bị lưu điện UPS -Online
174
- Khi điện áp lưới điện không đảm bảo (quá cao, quá thấp) hoặc mất điện
thì lúc này mạch điện chuyển sang dùng điện cung cấp ra từ ắc quy và bộ
inverter..
- Thời gian chuyển mạch từ khi sự cố điện lưới cho đến khi nguồn pin cung
cấp cho thiết bị tiêu thụ được hiểu một cách đơn giản thế này: Công tắc ngắt
điện khỏi nguồn lưới để chuyển sang dùng điện từ pin phải đảm bảo khi ngắt
hoàn toàn ra khỏi lưới điện mới được phép cung cấp điện từ bộ inverter (trên
thực tế thì các UPS này có đến hai "công tắc chuyển mạch" kiểu như trên dược
điều khiển cùng lúc - trong kỹ thuật thường gọi là "rơ le") bởi nếu không dòng
điện cung cấp từ pin sẽ phải cấp cho cả lưới điện địa phương - và cũng như máy
phát điện, hệ thống sẽ hư hỏng vì quá tải.
4.2. Bộ điều khiển chuyển đổi nguồn tự động (Automatics transfer Switches
ATS)
ATS là một hệ thống chuyển đổi nguồn tự động có tác dụng khi nguồn
chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phòng. Có ATS
chuyển đổi giữa nhiều nguồn và giữa hai nguồn, tuy nhiên phổ biến thường dùng
loại chuyển đổi giữa hai nguồn, nguồn dự phòng thông thường là máy phát điện.
khi mất nguồn chính (điện lưới mất) ATS sẽ khởi động và kiểm soát khởi động
máy phát điện. Chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng là máy phát điện.
Tại nhà máy điện cũng dùng ATS để kết nối nguồn dự phòng. Ngoài ra ATS
được chế tạo dưới dạng tủ chuyển đổi nguồn tự động còn có chức năng bảo vệ
khi lưới điện và điện máy phát bị sự cố như mất pha, mất trung tính, thấp áp,
thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh được, bên cạnh còn có chức năng như là
bộ định thời theo thời gian thực. Để đảm bảo nhu cầu vào các thời gian ca nghỉ,
ngày nghỉ nếu có mất nguồn điện chính hệ thống sẽ khởi động máy phát điện
mini nhằm đáp ứng hệ thống chiếu sáng thông thường, hệ thống sẽ không khởi
động hệ thống máy phát điện chính gây lãng phí nhiên liệu, vào những ca làm
việc thì ATS vẫn chuyển sang nguồn dự phòng nếu mất điện lưới.
175
Hình 4.3. Sơ đồ đấu nối ATS- Máy phát điện
Về nguyên tắc các bộ ATS đã tự động chuyển mạch, tuy nhiên nếu để ATS
chuyển mạch tự nhiên có rất nhiều hạn chế và nguy hiểm cho thiết bị và nguồn
điện. Do vậy, khi sử dụng ATS người ta phải ráp mạch điều khiển nó chuyển
mạch theo các yêu cầu cụ thể. Mạch điều khiển ATS thực ra không khó, tuy
nhiên việc ráp mạch tốn thời gian, không phải ai cũng làm được và thiết bị rời
cũng không rẻ. Bộ điều khiển ATS hiệu MCU nhằm thay thế việc ráp mạch rời
bằng 1 thiết bị chuyên dùng với các chức năng cơ bản nhất cho phép chuyển
mạch bằng tay hoặc tự động và thời gian chuyển mạch của mỗi nguồn điện.
Mục đích chính của bộ điều khiển ATS hiệu MCU là :
- Đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản nhất của việc điều khiển chuyển mạch
ATS.
- Giá thành rẻ nhưng độ ổn định và tin cây cao. Nếu so với mạch ráp bằng
thiết bị rời thì cũng không đắt hơn là bao.
176
- Lắp ráp và điều chỉnh dễ dàng không cần kiến thức chuyên môn vẫn ráp
mạch chạy tốt được.
- Nhỏ gọn, mẫu mã đẹp thích hợp với các tủ nhỏ và vừa.
Sơ đồ đấu dây :
Hình 4.4. Sơ đồ đấu nối ATS hiệu MCU
4.3. Bộ đo tốc độ quay bằng xung tỷ lệ (Incremental rotary encoders)
4.3.1. Bộ mã hóa Encoder
Encoder là thiết bị dùng để đo lượng dịch chuyển thẳng hoặc góc đồng thời
chuyển vị trí thẳng hoặc vị trí góc đó thành tín hiệu nhị phân và nhờ tín hiệu đó
ta có thể xác định vận tốc và vị trí của đối tượng trên trục. Nếu phân loại
encoder theo cách thức chuyển động thì ta có 2 loại: encoder thẳng và encoder
quay. Nếu phân loại theo phương pháp mã hóa thì ta có: encoder tương đối và
177
encoder tuyệt đối. Encoder trong động cơ servào được sử dụng là loại encoder
tương đối, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại encoder này .
a. Cấu tạo của encoder tương đối
Cấu tạo của encoder quay nói chung gồm có bốn thành phần chính: nguồn
phát quang, đĩa phát xung, bộ nhận quang và mạch tạo xung.
LED phát
Phototransistor
thu
Trục
Đĩa quay
Code track
Hình 4.5 Nguyên lí hoạt động của Encoder
Đĩa phát quang được làm bằng các vật liệu trong suốt hoặc bằng các vật
liệu chắn sáng. Nếu đĩa làm bằng vật liệu trong suốt thì đĩa sẽ được mã hóa bởi
các thành phần hình quạt sáng và tối xen kẽ nhau. Nếu đĩa làm từ các vật liệu
chắn sáng thì đĩa sẽ được mã hóa bằng cách đục lỗ. Đĩa phát xung được lắp trên
trục và chuyển động quay cùng với trục. Với loại encoder tương đối, đĩa phát
xung thường có lỗ định vị và hai vòng lỗ: vòng lỗ 1 và vòng lỗ 2. Vị trí góc của
các lỗ vòng 1 và các lỗ vòng 2 lệch nhau 90º. Các cạnh của lỗ vòng 2 nằm ngay
giáữa các lỗ vòng 1 và ngược lại.
b. Nguyên lý hoạt động của encoder tương đối
Khi động cơ quay, đĩa phát xung sẽ quay theo. Khi đĩa quay tới vòng có lỗ
thì ánh sáng từ nguồn phát quang có thể xuyên qua, ngược lại nếu đĩa quay tới
vòng không có lỗ thì ánh sáng sẽ bị chặn lại. Ở phía bên kia của đĩa phát xung ta
đặt các bộ nhận quang (phototransitor). Cứ mỗi lần phototransitor nhận được
ánh sáng thì encoder sẽ tăng một đơn vị trong biến đếm. Bộ nhận quang thứ nhất
sẽ nhận ánh sáng từ vòng lỗ 1, tín hiệu từ bộ nhận quang 1 sẽ được truyền ra
cổng A của encoder. Bộ nhận quang thứ hai sẽ nhận ánh sáng từ vòng lỗ thứ 2,
178
tín hiệu từ bộ nhận quang này sẽ đưa ra cổng B của encoder. Và bộ nhận quang
cuối cũng sẽ nhận ánh sáng từ lỗ định vị tín hiệu từ bộ nhận quang này sẽ đưa ra
cổng Z của encoder. Tuy nhiên, trong thực tế thay vì làm hai vòng encoder và
dùng hai đèn LED đặt thẳng hàng, thì người ta chỉ cần làm một vòng lỗ và đặt
hai đèn LED lệch nhau. Loại encoder được cấu tạo theo phương pháp này cũng
có 3 đầu ra cơ bản: A, B và Z.
Để xác định chiều quay của động cơ ta có thể căn cứ vào tín hiệu đầu ra ở
cổng A và B của encoder. Nếu xung tại cổng A lên 1 trước xung tại cổng B thì
encoder đang quay theo chiều thuận. Ngược lại, nếu xung tại cổng A lên 1 sau
xung tại cổng B thì encoder đang quay theo chiều ngược. Khi xung Z lên 1 thì
encoder đó quay được một vòng.
Hình 4.6. Encoder tương đối
c. Phương pháp xác định vận tốc
Đựa vào xung gửi về từ encoder ta dùng một bộ counter có chức năng đếm
số xung gửi về, bên cạnh đó ta sử dụng một bộ timer để trích mẫu. Ta có: thời
gian trích mẫu là Tm(s), số xung đếm được trong thời gian Tm là N, độ phân
giải của encoder là NO (xung/vòng).
Trong Tm(s) đếm được N xung trong 1 phút đếm được 60N/Tm xung
Trong một vòng đếm được NO xung Tốc độ quay thực: 60N/Tm. NO.
d. Phương pháp xác định quãng đường chuyển động
Ta có encoder có bán kính là R chu vi của encoder là C = 2πR.Khi
encoder phát ra 1 xung thì quãng đường dịch chuyển của đối tượng: L = 2πR/
179
NO. Vậy nếu encoder phát ra số xung là N1 thì đối tượng sẽ đi được quãng
đường: L1 = N1 2πR/ NO.
4.4. Bộ điều khiển nhiệt độ (Temperature conútrollers)
Bộ điều khiển nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, là
những dụng cụ khởi đầu và quan trọng cho sự điều khiển nhiệt độ để nhận được
kết quả mong muốn trong ngành công nghiệp.
Bộ điều khiển nhiệt độ 4 kênh, 3 chế độ. Chúng ta nghiên cứu 2 phương
pháp ON/OFF, PID và đối tượng điều khiển là lò nhiệt độ
a) Sơ đồ khối mạch đo nhiệt độ
Hình 4.7. Sơ đồ khối chi tiết của mạch đo nhiệt độ
Hình 4.8. Sơ đồ nguyên lý mạch đo nhiệt độ dùng AD 595
180
a) Nguyên lý đo
Thermocouple loại K biến đổi thông số nhiệt thành đại lượng điện sau đó
đưa vào mạch chế biến tín hiệu (gồm: Bộ cảm biến, hệ thống khuếch đại, xử lý
tín hiệu). Bộ chuyển đổi tín hiệu số ADC (Analog Digital Converter) làm nhiệm
vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và kết nối với khối sử lý trung
tâm. Khối này có nhiệm vụ thực hiện những phép tính và xuất ra những lệnh
trên cơ sở trình tự những lệnh chấp hành đó được lập trình trước đó. Khối giao
tiếp máy tính dùng Max232 để truyền nhận dữ liệu từ máy tính và có thể điều
khiển cài đặt thông số qua giao diện máy tính. Khối công suất dùng SSR(Solid
State Relay) để cung cấp năng lượng nung điện trở đốt lò. Khối hiển thị dùng
LCD20x4 để thông báo nhiệt độ đặt, nhiệt độ đo và chế độ điều khiển.
AD 595 là một IC chuyên dụng để khuếch đại cho Thermocouple loại K
cho đầu ra tuyến tính 10mv/0C. Tín hiệu nhiệt độ được đo qua đầu dò nhiệt
(Thermocouple loại K) sau đó được đưa vào IC khuếch đại AD 595, tín hiệu từ
bộ khuếch đại sau đó được đưa vào đầu vào bộ chuyển đổi ADC
b) Các phương pháp điều khiển
+) Phương pháp điều khiển ON/OFF
* Điều khiển ON/OF: Là phương pháp điều khiển đơn giản dễ thiết kế và
giá thành rẻ, nhưng điều khiển sẽ bị dao động quanh nhiệt độ đặt chứ không ổn
định. Phương pháp này thường dùng cho đối tượng cho phép khoảng nhiệt độ
rộng.
Tín hiệu được thu vào từ đầu dò sẽ qua mạch khuếch đại, sau đó vào chân
ADC của vi điều khiển ATMEGA32. Tại đây tín hiệu này sẽ được sử lý (Bằng
chương trình đó được lập trình và nạp vào trước đó) để đưa ra nhiệt độ hiện tại.
Từ nhiệt độ hiện tại vi điều khiển sẽ tính toán và xuất ra tín hiệu điều khiển dựa
vào những phương thức điều khiển được lựa chọn như ON/OFF, PID. Tín hiệu
này được đưa đến khối công xuất gồm bộ OPTO PC817. Khi nhiệt độ đo nhỏ
hơn nhiệt độ đặt OPTO dẫn điện làm kích bộ SSR (Solid State – Relay bán dẫn)
và sẽ cung cấp nguồn để nung điện trở nhiệt bên trong lò.
Nhiệt độ của lò cũng như phương thức điều khiển sẽ được cài đặt thông
qua khối bàn phím giao tiếp người dùng. Khối LCD dùng để hiển thị tất cả
những thông số cài đặt và thông số điều khiển.
181
Lưu đồ giải thuật điều khiển ON/OF
Hình 4.9. Lưu đồ giải thuật điều khiển ON/OF
Kết quả điều khiển ON/OFF
60 T%=10 80 T%=15 100 T%=10 150 T%=4
Thời gian đặt 8 minute 8 minute 10 minute 13 minute
Độ vọt lố 5 6 3 4
Thời gian ổn
định
None None None None
Sai số nhiệt ± 5 ± 5 ± 5 ± 5
182
Hình 4.10. Đồ thị đáp ứng nhiệt độ lò theo phương pháp điều khiển ON/OF
Từ hình trên thấy nhiệt độ không ổn định ở nhiệt độ đặt mà giao động
quanh điểm đặt, tuy nhiên vẫn nằm trong vùng sai số cho phép.
+) Phương pháp điều khiển PID
Hệ thống điều khiển vòng kín là hệ thống sẽ xác định sai khác giữ trạng
thái mong muốn và trạng thái thực (sai số) và tạo ra lệnh điều khiển để loại bỏ
sai số này.
Hệ thống điều khiển có thể sử dụng P, PI, PD hoặc PID để hiệu chỉnh sai
số. Nhìn chung vấn đề ở đây là “hiệu chỉnh” hệ thống bằng cách lựa chọn những
giá trị thích hợp trong 3 cách nêu trên.
Lưu đồ giải thuật PID
183
0
0
( )
( ).
t
de t
e t dt KD y
dt
Hình 4.11. Lưu đồ giải thuật điều khiển PID
Phương trình trong miền thời gian:
y(t) = KP.e(t)+KI.
Hàm truyền G(s)=KP+KI/s+KD.s
184
Kết quả điều khiển PID
60 Tck=1
Kp=400
Ki=80 Kd=42
100 Tck=1
Kp=400
Ki=80 Kd=42
150 Tck=1
Kp=400
Ki=80 Kd=42
150 Tck=1
Kp=400 Ki=80
Kd=44
Thời gian đặt 7 minute 12 minute 14 minute 25 minute
Độ vọt lố 5 5 2 None 1
Thời gian ổn định 12 minute 10 minute 8 minute 7 minute
Sai số nhiệt ± 2 ± 2 ± 2 ± 2
Hình 4.12. Đồ thị đáp ứng nhiệt độ lò theo phương pháp điều khiển PID
Trên hình trên ta thấy:
- Với thông số như trên độ vọt lố gần như không có và thời gian tăng
trưởng chấp nhận được.
- Đáp ứng tốt nếu thông số PID hợp lý độ vọt lố có thể điều khiển đến mức
thấp nhất bằng cách giảm thông số Kd.
- Có thể thay đổi thời gian tăng trưởng của hệ bằng cách điều chỉnh Kp.
- Hệ nhanh ổn định sau thời gian xác lập.
4.5 Màn hình giao diện điều khiển (programmable terminal)
4.5.1 Tổng quan về HMI
Ngày nay trên thế giới các hệ thống tự động hóa, các robot đều được tích
185
hợp các hệ thống giao tiếp người và máy rất thông minh. Hệ thống này, không
những cho phép con người có thể điều khiển một cách dễ dàng các thiết bị mà
nó còn cung cấp các thông tin cần thiết cho người điều khiển một cách trực quan
nhất. Một hệ thống thông minh thì không thể thiếu được hệ giao tiếp này.
Hình 4.13. Màn hình HMI trong công nghiệp
Để thực hiện được hệ thống này, người ta thường dùng các loại màn hình hiển
thị sau đó sử dụng các phím bấm phản hồi lại hệ thống hay robots. Tuy nhiên phương
pháp này chưa tối ưu về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ. Khi sử dụng một lúc màn hình và
nút bấm, bạn sẽ mất rất nhiều không gian lắp đặt đồng thời sự hoạt động cơ học của
nút bấm không được đảm bảo an toàn kỹ thuật. Ngày nay, với sự ra đời của các màn
hình cảm ứng công nghiệp và máy tính công nghiệp có tích hợp màn hình cảm ứng là
giải pháp tốt nhất cho các hệ thống HMI.
Hình 4.14. Màn hình HMI
186
4.5.2. Khái niệm
HMI (Human Machine Interface) là giao diện giữa người và máy, là một hệ
thống để người dùng giao tiếp, thông tin qua lại với hệ thống điều khiển thông
qua bất kỳ mọi hình thức. HMI cho phép người dùng theo dõi, ra lệnh điều khiển
toàn bộ hệ thống. HMI có giao diện đồ họa, giúp cho người dùng có cái nhìn
trực quan về tình trạng của hệ thống. Ví dụ, như những chương trình nhập liệu,
báo cáo, văn bản, hiển thị led, khẩu lệnh bằng giọng nói... bất cứ cách nào mà
con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI. Cảm ứng trên lò
viba của bạn là một hệ thống HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng
hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI.
Màn hình HMI được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Màn hình gồm
nhiều chủng loại khác nhau của các hãng như Mitsubishi, Siemen, Omron,
Delta,... Mỗi hãng sản xuất đều có một số tính năng như bộ lập trình bằng tay,
giám sát quá trình sản xuất, truy nhập các thông số, dữ liệu cài đặt...
Hình 4.15. Kết nối màn hình HMI trong công nghiệp
187
4.5.3. Cấu trúc HMI
Cấu trúc HMI gồm 2 phần:
- Đầu vào: cho phép người sử dụng thao tác hệ thống, là các giá trị, dữ liệu
thu thập từ bộ điều khiển (giá trị trong các thanh ghi của PLC như các giá trị
thực tế của quá trính sản xuất, giá trị đặt mặc định...) hay từ các thiết bị nối trực
tiếp để lưu trữ, hiển thị...
- Đầu ra: truyền tín hiệu từ bộ điều khiển nối kèm bộ điều khiển thực hiện
tác vụ điều khiển. HMI đơn thuần chỉ là giao tiếp không thế thực hiện công việc
điều khiển.
Các thành phần của HMI
+ Phần cứng
+ Màn hình
+ Các phím bấm
+ Chip: CPU, ROM, RAM, EPROM/FLASH...
+ Phần Firmware
+ Các đối tượng
+ Các hàm và lệnh
+ Phần mềm phát triển
+ Các công cụ xây dùng HMI
+ Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối
+ Các công cụ mô phỏng
+ Truyền thông: các cổng truyền thông và các phương thức truyền thông
Các thông số đặc trưng của HMI
+ Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của HMI
+ Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu: quyết
định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin
+ Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng thao
tác vận hành
188
+ Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ
+ Số lượng các đồi tượng, hàm lệnh và HMI hỗ trợ
+ Các cổng mở rộng: Printer, USB, CF, PCMSIA, PC100...
4.5.4. Nhiệm vụ cơ bản của HMI
- Hiển thị quá trình: quá trình được hiển thị trên thiết bị HMI. Màn hình
trên thiết bị HMI được cập nhật một cách năng động. Điều này được dựa trên
các chuyển tiếp quá trình
- Điều khiển vận hành của quá trình: người vận hành có thể điều khiển quá
trình bới HMI. Ví dụ, người vận hành có thể đặt trước các giá trị tham khảo cho
điều khiển hay khởi động một động cơ.
- Hiển thị các cảnh báo: các quá trình nghiêm trọng tự động khởi phát báo
động. Ví dụ khi giá trị đặt được vượt quá.
- Lưu trữ các giá trị và cảnh báo quá trình: hệ thống HMI có thể ghi lại các
cảnh báo và giá trị quá trình. Tính năng này cho phép bạn lưu trữ các dữ liệu quá
trình và lấy các dữ liệu của sản xuất từ trước.
- Ghi chép các cảnh báo và các giá trị quá trình: hệ thống HMI có thể đưa
ra các cảnh báo quá trình và các giá trị. Tính năng này cho bạn in ra các dữ liệu
sản xuất ở cuối ca làm việc.
- Quản lý thông số máy móc và quá trình: hệ thống HMI có thể lưu giữ các
thông số của các quá trình và máy múc dưới dạng công thức. Ví dụ bạn có thể
download những thông số trên một đường dẫn từ thiết bị HMI tới PLC để thay
đổi kiểu sản xuất của sản phẩm
Để lập trình giao diện thông báo và điều khiển trong công nghiệp, đối với
Siemens thì có các modul panel HMI như OP3, OP73, OP37...
Chức năng là để quản lý và giám sát các trạng thái hoạt động trong công
nghiệp, Các HMI Panel sẽ liên kết với PLC lấy các Tag để hiển thị và hoạt động.
189
Hình 4.16. Các Modul Panel lập trình HMI
Phần mềm để thiết kế và lập trình giao diện cho HMI Panel là Protool
hoặc WinCC flexible. Hiện nay hầu hết dùng WinCC flexible.
4.5.5. Màn hình HMI của một số hãng
1) Màn hình HMI OMRON - NP3-MQ001B: Màn hình đơn sắc 3.8", 6
phím chức năng
- Hiển thị: LCD Monochrome 8 grayscale levels
- Độ phân giải: 320 px (H) x 240 px (V)
- Góc nhọn: Trỏi / phải ±30°, Trên 10°, Dưới 30°
- Bộ nhớ: 3MB
- Hỗ trợ: Thẻ nhớ USB (FAT32)
- Tuổi thọ màn cảm ứng: 1 000 000 lần nhấn tối tháiểu
- Có sẵn cổng RS232C, RS422/RS485, USB
- Nguồn cấp: 24VDC
- Tiêu chuẩn: EC Directives, cULus (UL508)
190
- Giao tiếp PLC các hãng: OMRON, Allen Bradley, LG (LS), Mitsubishi,
Modbus, Modicon, Siemens
2) Màn hình SIMATIC TP270 của Siemen
- Màu sắc: 256 màu
- Giao tiếp với PLC: S5, S7-200, S7300/400 và các loại PLC khác
- Công cụ lập trình: Pro Tool, WinCC Flexible
- Cổng giao tiếp: 2RS232, RS422, RS485
- Nguồn điện: 24VDC
3) Màn hình HMI F940GOT-LWD-E của Mitsubishi
- Điện áp nguồn cung cấp: 24 VDC
- Loại màn hình: 5.7”, monochrome STN LÚCD
- Màn hình hiển thị: 2 màu (trắng/đen)
- Độ phân giải: 320 x 240
- Bộ nhớ: 512KB
- Hỗ trợ nhiều cổng giao tiếp PLC: RS-232, RS-422
4.5.6. Một số hệ điều khiển giám sát sử dụng HMI
1) Hệ điều khiển giám sát truyền động điện xoay chiều ổn định tốc độ qua
mạng truyền thông với HMI
191
Inverter
(Biến tần)
PLC trạm chủ
Người
vận
hành
PLC trạm tớ
Màn hình
HMI
Bộ tạo
tải
Đo lường tốc
độ
Mạng công nghiệp
Mạng công nghiệp
Hình 4.17. Sơ đồ khối hệ điều khiển giám sát ổn định tốc độ truyền động điện
xoay chiều qua mạng công nghiệp với HMI
Thành phần của hệ thống gồm:
- Hạt nhân cơ bản của hệ thống l biến tần của hãng SIEMENS.
- Động cơ không động bộ 3pha kết hợp bộ tạo tải.
- PLC S7300 của hãng SIEMENS kết nối mạng Simatic Net.
- Mn hình HMI của hãng SIEMENS.
- Encorder đo tốc độ động cơ.
Màn hình HMI cho phép người sử dụng điều khiển động cơ từ màn hình
bằng cách thiết lập các thông số như tần số đặt, thông số của bộ điều khiển từ
màn hình xuống PLC trạm chủ, từ PLC truyền xuống biến tần điều khiển động
cơ. Với giao diện này người dùng có thể đọc được tốc độ động cơ trong ô tốc độ
và quan sát được dạng đặc tuyến tốc độ trong quá trình tăng, giảm tốc độ của
động cơ, thời gian cập nhật tốc độ là 200µs.
1) Tổng hợp và đặc điểm hệ điều khiển vị trí hệ TĐĐ xoay chiều qua mạng
truyền thông công nghiệp với HMI
192
Inverter
(Biến tần)
PLC trạm chủ
Người
vận
hành
PLC trạm tớ
Màn hình
HMI
Bộ tạo
tải
Đo lường tốc
độ, vị trí
Mạng công nghiệp
Mạng công nghiệp
Hình 4.18. Sơ đồ khối hệ điều khiển giám sát vị trí qua mạng
công nghiệp với HMI
Thành phần của hệ thống gồm:
- Hạt nhân cơ bản của hệ thống là biến tần của hãng SIEMENS.
- Động cơ không động bộ 3pha kết hợp bộ tạo tải.
- PLC S7300 của hng SIEMENS kết nối mạng Simatic Net.
- Màn hình HMI của hãng SIEMENS.
Giao điện điều khiển được xây dựng trên nền Wincc flexible hiển thị trên
màn hình HMI cho phép người sử dụng điều khiển động cơ từ màn hình bằng
cách thiết lập các thông số như tần số đặt, tọa độ đặt, thông số của bộ điều khiển
từ màn hình xuống PLC trạm Master, các thông số này được gửi từ Master sang
Slaver qua mạng truyền thông công nghiệp Simatic net, từ PLC Slaver thông tin
điều khiển truyền xuống biến tần điều khiển động cơ. Với giao diện này người
dng có thể đọc được tốc độ động cơ trong ô tốc độ và quan sát được dạng đặc
193
tuyến tốc độ trong quá trình tăng, giảm tốc độ của động cơ. Ngoài ra với thời
gian cập nhật 200µ.
Dựa trên thuật toán quy đổi từ số xung đọc về từ encoder, chương trình
PLC sẽ xử lý số xung nhận được qua cổng đếm xung tốc độ cao để tính toán ra
tọa độ hay vị trí của đối tượng cần điều khiển. Tọa độ của đối tượng cần điều
khiển sẽ được hiển thị trên màn hình điều khiển.
3) Điều khiển giám sát tọa độ qua mạng truyền thông công nghiệp
Profibus với HMI .
a) Yêu cầu điều khiển
+) Phần chương trình điều khiển trên các trạm PLC
- Thiết lập cấu hình phần cứng cho cc trạm.
- Thiết lập cấu hình mạng Profibus cho 2 trạm Master v Slaver.
- Lưu đồ thuật toán điều khiển
- Chương trình điều khiển trên các trạm PLC
+) Phần giao diện điều khiển trên màn hình HMI
- Hai nút ấn quay thuận và quay ngược để điều khiển động cơ theo hai
chiều quay thuận nghịch.
- Cửa sổ nhập giá trị tốc độ đặt và hiển thị tốc độ phản hồi.
- Các đèn báo trạng thái làm việc của động cơ.
+) Phần cài đặt biến tần
- Cài đặt biến tần với chức năng điểm đặt cố định.
- Biến tần được cấp tín hiệu điều khiển từ PLC qua các đầu ra tương tự.
b) Mô tả hệ thống
Chương trình được lập trình trên PC sau đó được load xuống PLC thông
qua PC Adapter (MPI). Sau khi PLC được load chương trình sẽ gửi lệnh xuống
biến tần, sau đó biến tần sẽ xử lý thông tin để thực hiện yêu cầu công nghệ được
lập trình đồng thời gửi các thông số hoạt động về PLC.
194
Động cơ là đối tượng điều khiển đóng vai trị là cơ cấu chấp hành nhận lệnh
điều khiển từ Biến tần.
Hệ truyền động:
- Hệ vít me bi với tải dịch chuyển là bàn dao của máy CNC
- Hộp giảm tốc với hệ số 27:1.
- Hệ thống phanh.
- Encoder: E40-S-6 – 2000 – 3 – N – 24
- Cảm biến từ tiệm cận.
Khi động cơ quay với một tần số xác định qua hộp số sẽ làm giảm số vòng
quay 27 lần và đây là tốc độ để quay vít me bi. Khi vít me quay sẽ làm bàn gá
dao tịnh tiến, tùy theo chiều quay của động cơ mà bàn dao sẽ được tịnh tiến sang
trái hoặc sang phải.
Ba cảm biến từ tiệm cận để cảm nhận vị trí giữa hành trình, đầu hành trình
và cuối hành trình. Gốc tọa độ được lấy ở giữa, từ đó bàn dao có thể dịch chuyển
sang trái hoặc sang phải.
Encoder được gắn ở trục tốc độ cao của động cơ nhằm giám sát, số vòng
quay của động cơ. Khi ta muốn dịch chuyển bàn dao một khoảng cách bất kỳ,
dựa vào hệ số giảm tốc của hộp số và bước vít của vít me bi ta sẽ biết được động
cơ cần phải quay bao nhiêu vòng, từ đó encoder sẽ giám sát số vòng quay đó và
đưa tín hiệu về PLC để dừng động cơ.
Hệ thống phanh đĩa sẽ hỗ trợ để dừng động cơ. Động cơ được điều khiển
dừng thông qua Biến tần. Biến tần có thể dừng chính xác động cơ thông qua
việc cài đặt thời gian giảm tốc qua tham số P1120. Nếu ta đặt thời gian giảm tốc
là 0s thì khi Biến tần nhận lệnh dừng động cơ sẽ dừng ngay lập tức đảm bảo độ
chính xác. Phanh chỉ đóng vai trị hoạt động trong trường hợp khẩn cấp như cuối
hành trình hay đầu hành trình của vít me hệ thống cảm biến bị lỗi hay ngắt
truyển thông thì ta cần dùng phanh để đảm bảo an toàn cho thiết bị.
195
CPU 314C-2DP
Cảm biến từ tiệm cận
Biến tần
Vít me
Bàn gá
Nguồn điện
Thiết bị an
toàn
Trạm nguồn
Encoder
Hình 4.19. Mô tả hệ thống điều khiển vị trí cấp trường
c) Yêu cầu công nghệ
Hành trình của vít me được giới hạn bởi các cảm biến là cảm biến đầu, cảm
biến giữa và cảm biến cuối. Nhiệm vụ của cảm biến đầu và cảm biến giữa là
dừng động cơ để đảm bảo tính an toàn của vít me. Cảm biến giữa như là gốc để
bàn gá bắt đầu hành trình.
- Lần đầu khởi động bàn gá ở gốc tọa độ sau đó theo yêu cầu điều khiển
mà bàn gá sẽ được dịch chuyển sang trái hay sang phải bao nhiêu mm.
- Encoder có nhiệm vụ giám sát số vòng quay của động cơ ba pha. Thông
qua số xung đếm được trên một vòng quay ta có thể tính được số vòng quay của
động cơ ba pha từ đó tính được quãng đường di chuyển của vít me.
- Với một bài toán xác định vị trí thì yêu cầu về độ chính xác luôn được
đặt lên hàng đầu. Do phần tử truyền động là động cơ không đồng bộ ba pha với
thuộc tính điều khiển phức tạp vì vậy việc dừng chính xác động cơ là rất quan
trọng.
196
d) Các bước thực hiện
+) Chương trình điều khiển trên các trạm PLC
- Thiết lập cấu hình phần cứng
- Chương trình PLC cần phải xử lý đọc xung từ encoder để xác định tọa
độ của bàn chạy dao. Việc đọc xung này chương trình PLC cần thiết lập tương
tự như bài thí nghiệm 2.
- Phương pháp xác định giá trị nhập xung:
Với cc số liệu:
Encoder đếm được: 2000 xung/vòng.
Hộp giảm tốc có tỉ số truyền 1:27
Bước vít: 6(mm)
Vậy muốn vít me di chuyển một quãng đường S = 5mm thì ta tính như
sau: Với bước vít là 6mm thì trục vít me quay được 1 vòng và làm cho bàn gá di
chuyển 1 quãng đường là 6mm thì động cơ phải quay 54 vòng như vậy số xung
Encoder đếm được là 54000 xung (do động cơ quay 1 vòng thì Encoder đếm
được 2000 xung). Vậy ta có công thức tính xung cần để cho Encoder đếm là:
Trong đó:
X: Số xung mà Encoder cần đếm để vít me di chuyển qung đường S.
V: Số xung vítme đếm được khi vítme quay được một vịng.
S: Qung đường cần vít me di chuyển.
B: Bước vít của vít me.
Ví dụ: Cần Vít me di chuyển một quãng đường là S=5mm thì số xung cần
nhập là:
197
Yes
No
No No
No No
YesYes
YesYes
Bắt đầu
Điều kiện
truyền thông
Động cơ quay
thuận?
YesNo
Động cơ quay
ngược
Động cơ quay
thuận
Kiểm tra điều
kiện chạy
ngược
Kiểm tra điều
kiện chạy
thuận
Kiểm tra nút
dừng
Đủ tọa độ đặt ?Đủ tọa độ đặt ?
Dừng động cơ
No
Yes
Hình 4.20.Lưu đồ thuật toán điều khiển vị trí
198
+) Giao diện điều khiển giám sát
Hình 3.41.Lưu đồ thuật toán điều khiển vị trí
+) Thông số cài đặt biến tần (thực hiện theo hướng dẫn của chương2)
199
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1) Trình bày khái quát về thiết bị lưu điện (Uninterruptible Power Supply-
UPS)
2) Trình bày khái quát về Bộ điều khiển chuyển đổi nguồn tự động
(Automatics transfer Switches ATS)
3) Trình bày khái quát bộ đo tốc độ quay bằng xung tỷ lệ (Incremental
rotary encoders)
4) Trình bày khái quát bộ điều khiển nhiệt độ (Temperature controllers)
5) Trình bày khái quát màn hình giao diện điều khiển (programmable
terminal).
200
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Hồng Căn - Phạm Thế Hựu. Đọc và phân tích mạch điện máy cắt gọt kim
loại. Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật. Hà Nội 1982.
[2]. Trịnh Đình Đề -Võ Trí An. Điều khiển tự động truyền động điện. Đại học
Bách khoa Hà Nội. Hà Nội 1986.
[3]. Trịnh Đình Đề. Phân tích tổng hợp hệ thống điều khiển tự động truyền động
điện, NXB khoa học và kỹ thuật năm 1996.
[4]. Vũ Quang Hồi - Nguyễn Văn Chất- Nguyễn Thị Liên Anh. Trang bị điện –
Điện tử máy công nghiệp dùng chung, NXB giáo dục năm 1996.
[5]. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Võ Văn Hà ; Tự động hóa với
Simatic S7-300 ; Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2000.
[6]. Lê Hoài Quốc, Chung Tấn Lâm ; Bộ điều khiển lập trình vận hành và ứng
dụng; Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1999.
[7].Tài liệu hướng dẫn sử dụng biến tần Siemen
[8] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Logo (LOGO!MANUAL).
[9]. Ti liệu hướng dẫn giao tiếp người máy HMI
[10].Statement list for S7 –300 And S7 – 400 Programming; xuất bản tháng 11
năm 2002
[11] Ladder logic (LAD) for S7 –3 00 And S7 – 400 Programming; xuất bản
tháng 11 năm 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_thiet_bi_dieu_khien_phan_2.pdf