Tập bài giảng Lý thuyết mạch (Phần 2)

Để đặc trưng cho M4C có thể dùng các loại thông số Z,Y,A,B,G,H. Mỗi loại gồm có 4 thông số. Với mạng bốn cực tương hỗ ta chi cần xác định 3 thông số. Các thông số đặc tính (các thông số sóng) cũng hoàn toàn đặc trung cho M4C ở chế độ PHTK tại các cưa của M4C. Dựa vào các thông số đặc trung cua M4C cùng với chế độ cua nguồn và tải, ta hoàn toàn có thể xác định được các tỉnh chất truyền đạt tín hiệu từ nguồn tới tải thông qua M4C. Khi phân tích, người ta thường triển khai các M4C thành các sơ đồ tương đương. Mạng tương hỗ thụ động thường dùng sơ đồ tương đương hình T, hình π (hoặc hình cầu với M4C đối xưng). Mạng không tương hỗ tích cực thì việc triển khai thành các sơ đồ tương đương khá đa đạng, tùy thuộc vào điều kiện làm việc và dài tần công tác cùng với các khuyến cáo của nhà sản xuất. Các hệ thống phức tạp chính là sự ghép nối của nhiều khâu lại mà thành. Trong đó tín hiệu ở đầu ra có thể được tổ chức quay trở về đầu vào nhằm thay đổi các tính chất truyền đạt tín hiệu của mạch hoặc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt cho mạch hoặc xây dụng nên các mạch tạo dao động. Tất cả các hệ thống tạo và biến đồi tín hiệu đều có thể phân tích và tổng hợp dựa trên lý thuyết mạng bốn cực.

pdf104 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 28/02/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Lý thuyết mạch (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_bai_giang_ly_thuyet_mach_phan_2.pdf