Trước đây và hiện tại mô hình quản lý bảo trì ở nước ta chủ yếu là bao gồm 2 bộ phận bộ phận vận hành và bộ phận bảo dưỡng. Trong đó bộ phận bảo dưỡng chia ra làm 3 nhánh chính: sửa chữa cơ khí (bao gồm xưởng gia công chế tạo và sửa chữa ngoài hiện trường), sửa chữa điện và bảo dưỡng thiết bị điều khiển - đo lường. Bộ phận bảo dưỡng được điều hành quản lý chung bởi phòng kỹ thuật nhà máy.
Phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản lý chung về mọi vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật, chủ trì điều phối mọi công tác về việc lên kế hoạch BD (bao gồm kế hoạch BD ĐK và BD đại tu trong các đợt sửa chữa lớn ngừng nhà máy, lên kế hoạch mua sắm vật tư và thuê nhà thầu trong và ngoài nước thực hiện các công việc bảo dưỡng mà nhà máy không có khả năng thực hiện.
Phòng kỹ thuật giám sát đôn đốc các xưởng bảo dưỡng thực hiện các công việc trong kế hoạch ban hành bởi phòng kỹ thuật và các công việc đột xuất phát sinh trongquá trình chạy máy do các xưởng vận hành yêu cầu. Phó giám đốc bảo dưỡng là người thay mặt giám đốc nhà máy trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các công tác bảo dưỡng của phòng kỹ thuật và khối bảo dưỡng.
205 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Kỹ thuật bảo dưỡng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu, đứt mạch một trong các ống dây của cuộn dây kích thích
cần kiểm tra cuộn dây stator, bộ chỉnh lưu, cuộn dây kích thích.
Máy phát khi quay có tiếng kêu
Do cổ trượt và sức căng lớn của đai truyền, hư ổ bi, không đủ lượng mỡ trong ổ bi,
chỗ lắp ghép ổ bi bị mòn, rôtor chạm vào cực của stator.
Trình tự tháo lắp
* Trình tự tháo
Tháo ra khỏi động cơ:
- Tháo các đầu dây đến máy phát ( chú ý vị trí lắp).
- Nới lỏng đai ốc giữ puli.
- Giảm lực căng dây đai, tháo dây ra khỏi puli.
- Tháo máy phát ra khỏi động cơ.
Hình 3.26. Hình ảnh các chi tiết tháo rời máy phát
1.dây đai 2.máy phát 3.thanh giữ
165
Tháo chi tiết ra:
- Vệ sinh sơ bộ máy
- Vam lấy puli ra ngoài(tránh chờn ren đầu trục ).
- Vam lấy then bán nguyệt ra.
- Làm dấu nắp trước ,nắp sau với stator.
- Tháo bốn vít giữ nắp trước, nắp sau (như hình vẽ).
- Tháo nắp trước ra khỏi stator(phía có puli).
- Tháo rotor.
- Tháo các đầu dây stator với giàn diot
- Tháo giàn diot ra khỏi nắp sau.
Hình 3.27. Hình ảnh tháo đai ốc giữ pully
Hình 3.27. Hình ảnh tháo pully ra ngoài
* Trình tự lắp:
- Được thực hiện ngược với khi tháo nhưng cần chú ý.
- Các chi tiết phải vệ sinh sạch sẽ và sấy khô.
166
- Cho một ít mỡ bò vào ổ bi.
- Lắp nắp trước, nắp sau và stator phải đúng dấu .
- Sau khi lắp lên động cơ có phải căng dây đai và kiểm tra sự phát điện .
- Tuỳ theo kết cấu của từng loại máy phát mà ta tháo chổi than trước hoặc sau.
- Đối với loại máy phát tháo chổi than sau. Khi lắp phải dung que chêm chổi than.
Kiểm tra sửa chữa
Hình 3.29 Hình ảnh tháo cuộn dây máy phát điện
* Kiểm tra sữa chữa phần cơ
Kiểm tra tổng quát:
Kiểm tra nắp trước và nắp sau xem có biến dạng, nứt mẻ không, ren đầu trục
rotor có bị chờn không.
Kiểm tra rotor:
Hình 3.30. Hình ảnh kiểm tra độ côn của trục rotor
- Dùng panme để đo độ côn méo của vành trượt, độ côn méo cho phép phải nhỏ
hơn 0.05mm.
- Kiểm tra độ lỏng vòng ngoài ổ bi với vỏ như máy phát một chiều .
- Kiểm tra độ lỏng vòng trong ổ bi với trục , nếu có thì hàn đấp rồi gia công lại.
- Ổ bi bị rơ thì thay mới.
167
Kiểm tra chổi than:
- Kiểm tra sự tiếp xúc của chổi than với vành trượt. Nếu thấy tiếp xúc không tốt thì
hàn lại.
- Kiểm tra chiều dài chổi than yêu cầu phải nhỏ hơn hoặc bằng ½ chiều dài
nguyên thuỷ.
Hình 3.31. Kiểm tra chiều dài chổi than dùng thước cặp
Hình 3.32. Hình ảnh KTV Thay thế giá đỡ và chổi than
* Kiểm tra sữa chữa phần điện:
Kiểm tra phần ứng stator
- Kiểm tra sự cách mát
Hình 3.33. Kiểm tra cách điện cuộn dây stator với vỏ
168
Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra. Một đầu que dò đặt vào vỏ, một
đầu đặt vào một trong ba đầu dây pha. Đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không báo
là tốt. Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là cuộn stator chạm mát. Ta lần lượt kiểm
tra xem cuộn nào bị chạm mát bằng cách tách đầu dây chung .
- Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator:
Dùng đèn hoặc đồng hồ để kiểm tra, ta lần
lượt đặt que dò vào các đầu dây pha .Nếu đèn sáng
hoặc đồng báo là tốt.
- Kiểm tra sự chạm chập:
Hình 3.34. Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator
Hình 3.35. Kiểm tra sự chạm chập của stator
Dùng đồng hồ ôm lần lượt đo giá trị điện trở như hình trên của hai cuộn dây. Nếu
điện trơ nhỏ hơn qui định là có sự chạm chập giữa các pha với nhau hoặc cuộn dây
trong một pha. Nếu không có giá trị qui định ta so sánh giá trị ở ba lần đo UAB, UAC,
UBC, nếu bằng nhau là tốt. Nếu có chạm chập ít thì ta tẩm vecni cách điện. Nếu nhiều
thì quấn lại.
Kiểm tra rotor phần cảm:
- Kiểm tra sự cách điện cuộn dây với trục:
169
Hình 3.46. Kiểm tra sự cách điện cuộn dây rotor với trục
Dùng bóng đèn hợăc đồng hồ ôm để kiểm tra một đầu que dò đặt vào vành
trượt, một đầu đặt vào trục nếu đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không báo là tốt.
Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo chứng tỏ chạm mát,ta phải quấn lại rôtor.
- Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây :
Hình 3.37. Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây rotor
Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra. Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ
báo là tốt.
- Kiểm tra sự chạm chập:
Kiểm tra như trên nhưng điện trở nhỏ hơn qui định là cuộn dây bị chạm chập.
Kiểm tra diode:
- Dùng bóng đèn và nguồn điện ắc qui để kiểm tra :
Như hình vẽ , ở hình a phân cực thuận thì đèn sáng. Hình b phân cực nghịch thì
đèn không sáng. Chứng tỏ diode còn tốt.
170
Hình 3.38. Kiểm tra diode
- Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra:
Hình 3.39. Kiểm tra diode
Nếu đồng hồ ôm chỉ ở vị trí như hình vẽ thì điốt còn tốt.
Kiểm tra sức phát điện sau khi lắp:
Sau khi lắp máy phát lên động cơ ta có thể kiểm tra sức phát điện của máy phát
như sau:
- Đấu dương với cọc kích thích của máy phát như hình vẽ.
- Cho động cơ làm việc tăng dần tốc độ động cơ lên trên không tải dùng đoạn dây
nối từ(+) ắc qui chạm (+) máy phát khoảng vài giây lấy ra , sau đó tăng tốc độ động cơ
lên khoảng trung bình .
- Dùng đồng hồ vôn kiểm tra điện áp máy phát phải lớn, nếu không có đồng hồ vôn
thì dùng bóng đèn,yêu cầu cường độ sáng phải mạnh (khi dùng bóng đèn tăng tốc động
cơ từ từ để xem cường sáng, không được tăng tốc quá cao sẽ làm đứt bóng đèn).
171
Chú ý: Khi kiểm tra sức phát điện của máy phát xoay chiều tuyệt đối không dùng
đoạn dây nối từ dương máy phát quẹt ra mát. Vì như thế sẽ làm thủng diốt.
Những dấu hiệu cấp độ an toàn này phải được gắn lên thân máy phát điện
Không làm hư hỏng hoặc bong những dấu hiệu này: Tuân thủ nghiêm ngặt
những ký hiệu cảnh báo về độ an toàn này.
* Sự nguy hiểm
Khí xả
- Khí xả là khí độc, gây độc hại cho người
- Không bao giờ được chạy máy phát điện trong khu vực kín
- Đảm bảo thông gió đầy đủ
- Không được xả khí về phía có người đi lại
Điện giật
- Có thể bị điện giật, thậm chí chết người nếu chạm vào dây điện hở trong khi
máy phát điện đang chạy
- Ngắt mạch và dừng máy phát điện trước khi đấu các đầu dây
- Không được chạm vào máy phát điện khi tay ướt
- Đóng lắp hộp đầu dây, xiết chặt tất cả các vít trước khi chạy máy
- Ngay cả khi máy phát điện không tải thì điện áp cũng khá lớn vì vậy
phải để máy phát điện dừng lại an toàn.
- Không chạm vào mạch điện bên trong khi máy phát điện đang chạy
- Đóng cửa máy phát điện trước khi vận hành
Tiếp địa
Nếu đầu tiếp địa (nối đất) không đúng phương pháp thì hệ thống tiếp địa không
có tác dụng bảo vệ, điều này có thể gây giật điện, thậm chí chết người.
Các bộ phận quay
- Không được chạm vào các bộ phận quay ở bên trong khi máy chạy, rất
nguy hiểm
- Đóng và khóa cửa bên của máy phát điện trước khi vận hành
- Sau khi dừng động cơ quạt làm mát vẫn còn tiếp tục quay
172
- Chỉ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận bên trong máy phát điện
sau khi đã dừng
Hỏa hoạn
- Nhiên liệu và dầu bôi trơn rất dễ cháy trong những điều kiện nhiệt độ cao
- Đổ nhiên liệu, dầu bôi trơn ở nơi thoáng gió đầy đủ, khi động cơ đã ngừng
hoạt động.
- Cấm hút thuốc hoặc sử dụng những chất gây cháy nổ ở gần máy khi đổ
nhiên liệu
- Lau sạch chỗ nhiên liệu vương vãi
* Các chú ý
Bảo quản
- Máy phát điện phải được đặt trên bề mặt bằng phẳng
- Nếu sử dụng máy phát điện ngoài trời cần đặt máy trên bề mặt bằng phẳng
cách mặt đất tối thiểu 8 cm, tránh nước chảy vào máy gây cháy, chập các
thiết bị điện bên trong máy phát điện
- Nếu đặt máy không đúng tư thế gây chấn động mạnh có thể hư hỏng các bộ
phận, giảm tuổi thọ máy phát điện.
Các bộ phận nóng
Trong quá trình vận hành các bộ phận trở nên nóng bỏng, và nó vẫn còn nóng
một thời gian sau khi dừng động cơ.
- Để tránh bị bỏng, cần chú ý đến các ký hiệu cảnh báo gắn trên máy
phát điện
Sử dụng Ắcquy
- Ắc quy có thể sinh ra khí cháy, cẩn trọng để tránh cháy nổ
- Khi nối dây, không để cực dương chạm và cực âm, nó có thể gây ra cháy nổ
- Khi bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện, cần phải ngắt dây tiếp mát
- Tránh tiếp xúc với dụng dịch điện phân
Trách nhiệm của người vận hành
- Không được vận hành máy phát điện khi người vận hành đang trong quá
trình mệt mỏi, mất tỉnh táo hoặc say rượu
173
- Phải vận hành máy phát điện theo đúng chỉ dẫn tránh gây ra tai nạn. Không
được vận hành máy phát điện khi người vận hành đang trong quá trình mệt
mỏi, mất tỉnh táo hoặc say rượu.
- Mặc quần áo bảo hộ lao động và sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động
Đấu đường dây
- Việc đấu đường dây để tạo thành nguồn cáp điện dự phòng phải do người
có chuyên môn về điện có đủ trình độ thực hiện theo đúng các luật lệ và
quy phạm hiện hành.
- Trường hợp đấu đường dây không đúng có thể gây ra tình trạng chập các
thiết bị điện gây cháy nổ, hỏa hoạn.
Quy định khi sử dụng
* Những quy định về bảo hành
- Máy phát điện được bảo hành trong thời gian 12 tháng hoặc 1200h chạy
máy đầu tiên tùy theo điều kiện bào đến trước
- Điều kiện bảo hành được thực hiện chỉ để khắc phục những sự cố về kỹ
thuật của máy phát điện, hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng do lỗi của nhà
sản xuất
* Những quy định không bảo hành
- Không xuất trình được phiếu bảo hành của nhà sản xuất
- Không được kiểm tra thương xuyên theo quy định của nhà sản xuất
- Sử dụng cẩu thả, không đúng cách theo quy định của nhà sản xuất.
- Thiết bị hư hỏng do thay đổi kết cấu, thiết kế máy hoặc tự ý lắp đặt, sửa
chữa thay thế chi tiết hư hỏng, đấu nối điện sai nguyên bản, không tuân
theo quy định của nhà sản xuất
- Các lỗi quá tải, thiếu nước, thiếu dầu, tải không cân bằng giữa các pha.
- Những phụ tùng hao mòn biến chất, hư hỏng bình thường theo thời gian sử
dụng như: Dầu máy, lọc dầu, lọc nhiên liệu, lọc gió, dây ga, các bộ phận
cao su, ống cao su, các loại gioăng, xốp chống ồn.
- Trường hợp thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, cháy nổ cũng không nằm trong phạm
vi bảo hành.
Lưu ý:
174
- Căn cứ vào các quy định về bảo hành, nhà cung cấp có quyền chấp thuận hay
không chấp thuận các khiếu nại bảo hành.
- Nhà sản xuất có quyền thay đổi thiết kế hay đặc tính kỹ thuật của máy mà
không cần báo trước.
* Trách nhiệm của khách hàng
• Đọc kỹ các quy định bảo hành do nhà sản xuất đề ra
• Thực hiện bảo dưỡng định kỳ đầy đủ và đúng hạn
• Xuất trình phiếu bảo hành khi kỹ thuật viên của nhà sản xuất đến sửa máy (Tài
liệu này được đính kèm theo máy)
• Cảnh báo gây nguy cơ thương tích cho người hoặc hư hỏng thiết bị nếu không
tuân theo các chỉ dẫn
• Để kéo dài tuổi thọ cho máy phát điện, cần phải tuân thủ những chỉ dẫn này.
• Người sử dụng máy phát điện phải đọc và hiểu toàn bộ hướng dẫn này
• Nếu tự ý thay đổi kết cấu của máy hoặc sửa chữa thiết bị không tuân theo chỉ
dẫn của nhà sản xuất, nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ đảm bảo an toàn và tuổi thọ của
máy phát điện.
• Máy phát điện sẽ không bảo hành khi đã bị thay đổi kết cấu hoặc không sử
dụng đúng cách
• Trường hợp máy bị hư hỏng, người sử dụng không biết cách khắc phục phải
liên hệ với nhà sản xuất để được hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng máy phát điện
Để tăng tuổi thọ của máy người sử dụng nên chú ý tới thời gian hoạt động của
máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ.
1. Làm sạch lọc gió
Luôn giữ lõi lọc gió sạch sẽ, nếu lõi lọc gió bẩn sẽ làm giảm công suất động cơ.
Chú ý: Không chạy máy nếu như thiếu lọc gió. Nếu máy phát điện hoạt động
trong môi trường nhiều bụi thì thường xuyên phải vệ sinh hơn.
2. Thay dầu bôi trơn
Nổ máy chạy không tải đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy bắt đầu quy trình thay
như sau:
175
• Mở thước thăm dầu.
• Dùng khay chứa dầu đặt dưới chỗ xả dầu, mở ốc xả dầu, xả xong thì vặn ốc lại
lại đúng lực siết quy định.
• Đổ dầu từ từ , tránh bị chảy loang lổ ra ngoài máy, dùng thước thăm dầu kiểm
tra mức dầu, mức dầu bám đến vạch cao nhất là tốt.
Chú ý: Phải thay lọc dầu theo định kì, hoặc theo cách nhớ 02 lần thay dầu là 01
lần thay lọc.
3. Thay nước làm mát
Cần thay nước định kì sau một khoảng thời gian làm việc, nếu két nước bị bụi
bám vào bề mặt thì phải vệ sinh.
• Nước làm mát là hỗn hợp bao gồm nước và dung dịch LCC
• Tỉ lệ thích hợp của hỗn hợp LCC và nước là 30% - 50%. Nếu tỉ lệ thấp dưới
30% thì hiệu quả chống gỉ của hỗn hợp sẽ giảm.
• Khi bổ sung LCC, cần phải sử dụng cùng nhãn mác và cùng nồng độ.
4. Xả e và nước trong nhiên liệu
Đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu ( hiện tượng e ) khi phải khởi động lại
động cơ do cấp nhiên liệu thiếu.
• Tháo “ống cấp nhiên liệu ra” để khử không khí sau đó đấu lại.
• Khử không khí bằng cách sử dụng bơm cấp nhiên liệu trên bầu lọc nhiên liệu.
Ấn bơm cấp nhiên liệu để đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.
• Kiểm tra đệm lò xo của bầu lọc nhiên liệu.
• Sử dụng chìa vặn của bầu lọc lò xo để tháo đệm lò xo.
• Rửa sạch bộ lọc và bôi một lớp dầu mỏng lên bề mặt bộ lọc, sau đó lắp lại.
Không siết chặt quá.
• Sau khi thay đệm lò xo cần phải đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.
Bảng 3.42. Bảo trì định kỳ máy phát điện (Thông qua các chế độ bảo trì A-B-C-D)
Loại công việc Mô tả công việc Ghi chú
Bảo trì chế độ
A
Kiểm tra định
- Kiểm tra báo cáo chạy máy
- Kiểm tra động cơ:
Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
Thời
gian
hoạt
động
176
kỳ mỗi 6
tháng/lần hoạt
động ở chế độ
dự phòng
Sau 06 tháng
họat động ở chế
độ dự phòng
hoặc sau 250
giờ máy hoạt
động(Bảo trì)
Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
Kiểm tra áp lực nhớt.
Kiểm tra tiếng động lạ.
Kiểm tra hệ thống khí nạp.
Kiểm tra hệ thống xả.
Kiểm tra ống thông hơi.
Kiểm tra độ căng đai.
Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế (Nếu có )
- Bảo trì lần thứ nhất
Thay bộ lọc nhớt
Thay bộ lọc nhiên liệu
Thay nhớt máy
Vệ sinh bộ lọc gió
của máy
từ 0 giờ
đến
1000
giờ chạy
máy
Bảo trì chế độ
B
Mỗi 500 giờ
hoặc 12 tháng
hoạt động ở chế
độ dự phòng
Sau 2 – 5 năm
họat động ở chế
độ dự phòng
(Tiểu tu )
* Kiểm tra và bảo trì động cơ:
- Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải
châm thêm .
- Kiểm tra hệ thống lọc khí:
Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.
- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần)
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.
* Thay:
Nhớt máy.
Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
Nước làm mát
- Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện
Từ 1000
giờ đến
2000
giờ
Bảo trì chế độ
C
Mỗi 2000 giờ
- Làm sạch động cơ.
- Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
Từ 2000
giờ đến
6000
giờ
177
hoặc 04 - 07
năm hoạt
độngở chế độ
dự phòng(
Trung tu lần 1 )
- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
- Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )
- Xiết lại những bulông bị lỏng.
- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
- Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )
- Sau 2000- 6000 giờ máy họat động phụ tùng cần thay
Bộ lọc nhớt
Bộ lọc nhiên liệu
Bộ lọc nước
Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình (Nếu cần)
Nước làm mát
Ống cấp nhiên liệu, các van ống (Ống dầu nềm)
Lưu ý:
Phải có
dụng cụ
chuyên
dùng
Bảo trì chế độ
D
Mỗi 6,000 giờ
hoạt động hoặc
07-10 năm ở
chế độ dự
phòng (Trung
tu lần 2)
- Lập lại chế độ bảo trì C. (Trung tu )
Làm sạch động cơ
Kiểm tra hệ thống làm mát
- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực
hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.
- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun
hơi nước nóng.
- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng
chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
- Tháo ra, làm sạch và kiểm tra; Nếu phát hiện chi tiết hư
hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate
Puli cánh quạt.
Bộ tăng áp.
Bộ giảm chấn.
Puli giảm chấn.
Puli bơm nước
Bơm nhớt dưới gate
Máy phát xạc bình
Bơm cao áp
Các đường ống dẫn nước và khí nạp
- Thay :
Lưu ý:
Phải có
dụng cụ
chuyên
dùng
178
Bộ sửa chữa bơm nước ( nếu cần )
Bơm nhớt bôi trơn ( Nếu cần )
Bộ sửa Puli trung gian.
Thay nước làm mát + lọc nước
Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt
179
CÂU HỎI ÔN TẬP
3.1. Trình tự các bước tiến hành bảo dưỡng công nghiệp
3.2. Bảo dưỡng máy biến áp điện lực
3.3. Bảo dưỡng thiết bị đóng cắt điện
3.4. Bảo dưỡng động cơ điện
3.5. Bảo dưỡng máy phát điện
Bài tập
Bài 1: Nêu trình tự các bước quấn lại cuộn dây stator động cơ không đồng bộ ba.
Bài 2: Nêu trình tự các bước quấn máy biến áp cảm ứng.
Bài 3: Khảo sát tủ điện đóng cắt, tủ đo lường và tủ bù Cosφ tại phòng thực hành trạm
máy biến áp;
+ Nêu tên các thiết bị, phần tử; thông số kỹ thuật và nhiệm vụ của chúng;
+ Nội dung cần bảo dưỡng các thiết bị trên;
+ Tóm tắt kết quả và báo cáo.
180
Chương 4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG
4.1. Tổng quan về hệ thống quản lý bảo dưỡng
Đối với toàn bộ việc quản lý bảo dưỡng đòi hỏi có sự thể hiện cao, phải có sự
liên kết và chức năng rõ ràng cho những thành phần hợp thành hệ thống. Những thành
phần này bao gồm: tổ chức, hệ thống điều khiển, sự ước lượng và đo lường công việc
bảo dưỡng, quản lý tồn kho và sử dụng vật liệu bảo dưỡng, việc lên kế hoạch và sự
điều độ, sự dự đoán và bảo dưỡng dự phòng hoặc bảo dưỡng phòng ngừa, kỹ thuật
chẩn đoán, sự ứng dụng của máy tính kỹ thuật số, sự đào tạo nhân viên bảo dưỡng, sự
bồi dưỡng cho nhân viên bảo dưỡng, sự báo cáo cho nhà quản lý.
4.1.1 Công việc tổ chức
Để đánh giá công việc tổ chức bảo dưỡng, những điểm sau đây cần được
xem xét:
Sự tổ chức cần được thành lập với đầy đủ sự giám sát của các đốc công, người có
thời gian tương xứng để giám sát tính hiệu quả của các báo cáo kỹ thuật của nhân viên
bảo dưỡng gửi cho họ. Thông thường sử dụng từ 12- 20 nhân viên bảo dưỡng cho một
đốc công.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của sự bảo dưỡng được ghi rõ ràng, kỹ lưỡng và phải
được xác nhận bởi các nhà quản lý cấp cao của nhà máy, thông thường là giám đốc
của nhà máy. Nhân viên kỹ thuật không nên báo cáo cho giám đốc sản xuất.
Đốc công là người giám sát các nhân viên kỹ thuật với trách nhiệm trong một khu
vực thiết bị nhà máy. Thủ tục này chứng tỏ có hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc
giám sát một công việc đơn thuần với trách nhiệm rộng khắp.
4.1.2. Hệ thống kiểm soát
Trong sự giao tiếp với hệ thống kiểm soát, những điểm sau đây cần được xem xét
với sự tham chiếu đến chi phí kiểm soát:
Viết những yêu cầu hoặc những lệnh cần phải hoàn tất cho tất cả các công việc bảo
dưỡng được thực hiện;
Sự cần thiết về vật liệu được sử dụng để kiểm soát chi phí và chi phí vật liệu;
Các khoản mục và dịch vụ nên được mua khi không thể sản xuất chúng một cách có
hiệu quả hoặc được sản xuất bởi thiết bị và nhân sự trong nhà máy;
Nên có sự ghi lại của các cải tiến trong tổng chi phí bảo dưỡng của năm trước đó;
Sự chi tiêu cho chi phí bảo dưỡng trong sản xuất nên được giảm trong năm qua;
Sự chi tiêu cho bảo dưỡng trong phần trăm giá bán nên được phát triển đều.
181
4.1.3. Đo lường các số liệu
Công việc đo lường cho phép xác định thời gian định mức cho việc thực hiện
các tác vụ bảo dưỡng. Dữ liệu định mức có được từ việc nghiên cứu thời gian, cho
phép ước lượng chính xác thời gian cần thiết để thực hiện một tác vụ trước khi tác vụ
đó được thực hiện. Một công cụ khác của công việc đo lường phân tích là việc lấy mẫu
sẽ là phương pháp thích hợp nhất trong việc thống nhất các vấn đề để thực hiện công
việc bảo dưỡng có thể được tiến triển. Sự đánh giá giai đoạn ước lượng và đo đạc của
sự quản lý kỹ thuật bảo dưỡng đã nhận ra rằng cần nghiên cứu những thủ tục định
mức. Những ký thuật này bao gồm nghiên cứu bấm thời gian, dữ liệu định mức, sự
thay đổi của dữ liệu chính yếu, những tiêu chuẩn bảo dưỡng tổng quát.
Thời gian xấp xỉ cần thiết cho từng tác vụ bảo dưỡng nên được nắm rõ trước khi
tác vụ đó được thực hiện để việc điều độ có hiệu quả và việc kiểm soát chi phí có thể
được thực hiện.
Kích thước của nhóm bảo dưỡng có thể được xác định tốt nhất nếu như các chuẩn
công việc là có sẵn
Một nỗ lực của những công việc hiện đại sẽ xử dụng vài phương án kỹ thuật trong
toàn bộ sự ước lượng thủ tục định mức
4.1.4. Kiểm soát tồn kho và các vật tư bảo dưỡng
Kỹ thuật viên để thực hiện công việc là phải có vật tư cần thiết cho một tác vụ và
phải đáp ứng đủ số lượng, đúng thời điểm. Sự thành công của việc quản lý vật tư bảo
dưỡng sẽ cung cấp;
Sự khảo sát tính ổn định của những vật tư mới sẽ cung cấp mức hoàn thành cao với
chi phí thấp.
Những vật tư đạt yêu cầu nên được chuẩn hóa để kiểm soát chất lượng và đảm bảo
đem lại sự cạnh tranh về mặt giá cả
Lượng tồn kho tối ưu nên được duy trì. Vấn đề này nên được dựa trên những mô
hình phân tích có giá trị cho phép những kiểm tra thông thường, nững phương án về số
lượng và tồn kho lỗi thời
Nên thường xuyên phân tích về sự cần thiết của vật tư và yêu cầu mua đơn hàng để
xác định sự thích ứng với các chi tiết, lượng tồn kho tối ưu và lượng sẵn có.
4.1.5. Hoạch định và điều độ
Giá trị tiêu biểu của bảo dưỡng là việc nâng cao chất lượng của việc hoạch định và
điều độ. Hoạch định và điều độ sẽ chỉ ra và phát triển bởi giám sát bảo dưỡng, với sự
giúp đỡ của việc hoạch định nhằm cung cấp hiệu quả nhất việc sử dụng thời gian.
182
Những yếu tố sau đây liên kết việc hoạch định và điều độ sẽ cung cấp các phép đo đạc
được chất lượng.
Hoạch định và điều độ những công việc, sự ưu tiên của công việc đối với yêu cầu
khẩn có ngay tới hạn gần kề.
Công việc của cả ngày được đặt trên cơ sở những tiêu chuẩn thiết lập bởi phép đo,
thiết lập ít nhất một ngày là thuận lợi cho mỗi nhân viên bảo dưỡng, kết quả việc tiết
kiệm nhân công bảo dưỡng tốt nhất là việc sử dụng bảo dưỡng cá nhân.
Hoạch định và điều độ sẽ đảm bảo việc thực hiện các công việc của nhân công ở
mức tiêu chuẩn và cao hơn.
Hoạch định và điều độ cung cấp một giá trị trung bình cho việc phân tích liên tục
của công việc còn bị ùn đống.
Nhóm hoạch định cùng với nhóm giám sát bảo dưỡng phải chỉ ra và phát triển được
việc hoạch định và điều độ.
Thu nhập ban đầu các ước lượng lỗi thủ công trên mỗi công việc phải được duy trì.
Việc thu thập này sẽ chỉ ra hạn chế của việc cải tiến.
Một bảng ghi thu thập sự phù hợp của công việc điều độ hàng ngày trên ngày công
lẫn công việc sẽ được duy trì. Việc thực hiện thu thập này sẽ chỉ ra ít nhất là 80% của
công việc hoạch định và điều độ....
4.2. Triết lý và các mục tiêu của bảo trì năng suất toàn diện.
4.2.1. Lịch sử của bảo trì năng suất toàn diện.
Vào những năm đầu của thập kỷ 70, những nhà quản lý ở Nhật, sau một thời gian
áp dụng TQM (Total Quality Management): Quản lý chất lượng toàn diện và JIT (Just
In Time), nhận thấy lĩnh vực bảo trì thiết bị trong quá trình sản xuất chưa được quan
tâm đúng mức, trong khi ở Mỹ, nó đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong sản
xuất và nguyên tắc về bảo trì đã trở thành một triết lý (no maintenance, no operation).
Từ nhận thức đó, các công ty Nhật đã kết hợp tinh thần quản lý chất lượng của Nhật
với tính hiệu quả của bảo trì Mỹ, họ đúc kết thành lý thuyết quản lý TPM (Total
Productive Maintenance) là bảo trì năng suất toàn diện được thực hiện bởi tất cả các
nhân viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ. Công ty đầu tiên áp dụng thử nghiệm ở
Nhật là Công ty Nipon Senso (sản xuất phụ tùng xe hơi). Vào những năm sau đó, TPM
đã được triển khai đại trà trong các công ty và xí nghiệp tại Nhật. Và đến những năm
90 thì TPM đã lan toả ra khắp thế giới. Hiện nay TPM được áp dụng với một quy mô
ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực như TPM văn phòng và TPM kỹ thuật, đồng thời
giá trị của nó cũng được nâng tầm lên từ bảo trì đến quản lý.
183
4.2.2. Triết lý của TPM
- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
- “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”
- “Không có bảo trì, không thể làm việc được”
- Chuyển đổi từ “Sai đâu sửa đó” thành “Bảo trì ngăn ngừa”
Không ai hiểu máy móc, thiết bị nhà xưởng của mình đang dùng bằng chính
mình. Vì vậy chăm sóc, bảo trì nó không ai tốt hơn chính người sử dụng nó.
4.2.3. Vai trò của TPM
TPM là một hệ thống quản lý hiện đại đã được áp dụng trên thế giới trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là sản xuất theo dây chuyền, nhằm khai thác tối đa
các nguồn lực sẵn có của đơn vị sản xuất: công nghệ, thiết bị, con người, thị trường,
thời cơ v.v để đưa đơn vị sản xuất đó lên một bước phát triển mới một cách bền
vững và toàn diện. Nó sẽ giúp nhà sản xuất trút bỏ được gánh lo vì cạnh tranh nếu biết
kiên trì áp dụng nó. Bởi vì nó có thể giải quyết các yếu tố quyết định trong cạnh tranh:
năng suất (Productivity), chất lượng (Quality), chi phí (Cost), giao hàng (Delivety),
tinh thần làm việc (Moral), an toàn - sức khoẻ và môi trường (Safely - Health &
Enviroment), nó giúp cho nhà sản xuất giải phóng các trở ngại trên con đường đạt đến
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Những đóng góp quan trọng của TPM vào lý thuyết bảo trì là nó đã phá bỏ rào
cản hoặc ranh giới giữa bộ phận bảo trì và bộ phận sản xuất trong một công ty. Một tư
tưởng về “ chúng tôi tạo dựng, các anh đập đổ” đã bị loại bỏ hoàn toàn khi TPM được
áp dụng có hiệu quả. Việc này đã mang lại những lợi ích khổng lồ trong sản xuất và
trong công ty của họ.
Thêm vào đó về phương diện cải tiến liên tục, TPM đã loại bỏ sự tự mãn trong
một tổ chức, thay vào đó là một ý thức cao về mục tiêu. Mục tiêu đó là những cố gắng
đển số lần hư hỏng của thiết bị bằng không. Vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và
khả năng sẳn sàng của thiết bị đạt giá trị tối đa.
4.2.4. Nguyên tắc của TPM
Là liên kết mọi người và khai thác tối đa tinh thần đồng đội giữa các bộ phận để
tạo thành một sức mạnh tổng hợp. Bộ phận này hỗ trợ bộ phận kia và hoạt động theo
một chiến lược xuyên suốt. Mọi người vừa có cái nhìn toàn cục, vừa quan tâm đến
từng chi tiết, tiết kiệm từng giây phút trong sản xuất, từng gram nguyên vật liệu rơi
vãi, quan tâm đến từng con bù lon lỏng lẻo trên máy, từng vết dầu dơ trên sàn nhà, bên
cạnh là huấn luyện và đào tạo liên tục.
184
4.2.5. Mục tiêu của TPM
- Không có sự cố dừng máy (Zero Breakdow).
- Không có phế phẩm (Zero Defect).
- Không có hao hụt (Zero Waste).
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần doanh nghiệp (High Moral &
Business Ownership).
4.2.6. Lợi ích của TPM
+ Lợi ích trực tiếp
- Tăng năng suất.
- Giảm phế phẩm.
- Giảm hao hụt và chất thải.
- Giảm chi phí sản xuất và bảo trì
- Giảm lưu kho.
- Giảm tai nạn lao động.
- Tăng lợi nhuận.
+ Lợi ích gián tiếp
- Cải tiến kỹ năng và kiến thức.
- Cải thiện môi trường làm viêc.
- Nâng cao sự tự tin và năng lực.
- Tăng tính sáng tạo và tinh thần làm việc
- Cải thiện hình ảnh công/nhà máy.
- Tăng khả năng cạnh tranh.
4.2.7. Nội dung và yêu cầu của TPM
Nếu chúng ta ví TPM như là một toà nhà thì các nguyên tắc của nó là hệ thống
cột trụ của ngôi nhà đó. Bên cạnh đó việc áp dụng (5S) là một phương pháp quản lý
nhà và xưởng nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, một chương trình hoạt
động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vị hành chính. 5S là một
phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong thực tế. Từ văn phòng,
nhà kho cho đến công trường xây dựng, hay nhà xưởng công nghiệp hoặc nông
nghiệp. Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại, cần sạch sẽ.
Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải tiến. 5S ngăn chặn
sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian
cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn. Người làm việc cảm thấy
thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót. Các thiết bị sản xuất hoạt
185
động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn. Vì vậy 5S chính là
nền tảng của năng suất và chất lượng. Trên thực tế, hoạt động TPM có thể triển khai
cùng lúc với 8 nội dung sau đây:
4.2.7.1. Bảo dưỡng tự quản
Người đứng máy hay vận hành máy (Operator) sẽ phải biết sửa chữa và bảo
dưỡng máy ở một mức độ nhất định thay vì biết thao tác vận hành, và khi máy hư chỉ
biết tắt máy rồi chờ đội bảo dưỡng đến sửa.
Đào tạo đội ngũ công nhân vận hành để giảm thiểu sự chênh lệch giữa họ và đội
ngũ bảo dưỡng nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn khi họ làm việc chung một nhóm. Cải
tiến máy móc để công nhân vận hành có thể phát hiện được những hiện tượng bất
thường và đo lường được sự xuống cấp của thiết bị trước khi có ảnh hưởng đến quá
trình và 5 dẫn đến hư hỏng. Chỉ cần công nhân vận hành làm được 30% công việc của
bộ phận bảo dưỡng thì năng suất thiết bị sẽ tăng lên thấy rõ. Công nhân vận hành sẽ
lần lượt thực hiện 7 bước sau đây để nâng cao kiến thức, tinh thần tham gia và trách
nhiệm đối với thiết bị của họ:
- Thực hiện việc lau chùi và kiểm tra máy.
- Loại trừ nguyên nhân gây dơ bẩn máy và làm cho công việc vệ sinh
dễ hơn.
- Xác lập tiêu chuẩn cho việc vệ sinh và bôi trơn thiết bị.
- Đào tạo về kỹ năng kiểm tra, kỹ năng bảo dưỡng và sửa chữa.
- Thực hiện tự kiểm tra toàn bộ.
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình và nơi làm việc.
- Tự bảo dưỡng toàn bộ.
4.2.7.2. Cải tiến có trọng điểm
Trong thực tế sản xuất tại mỗi đơn vị luôn luôn nẩy sinh những vấn đề, thí dụ
như: về chất lượng, về chi phí, về năng suất, về an toàn lao động v.v tuỳ theo từng
thời điểm và tuỳ theo ý nghĩa then chốt và tính bức xúc của sự việc trong thời điểm đó,
người ta sẽ chọn lựa và đưa ra vấn đề và thành lập nhóm hay tiểu ban để tập trung cải
tiến. Bên cạnh đó vẫn khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân
hoặc từng bộ phận trong công ty/nhà máy. Tất cả đều nằm trong chiến lược phát triển
của công ty/nhà máy: cải tiến liên tục nhưng ở đây muốn nhấn mạnh ở điểm nếu tập
trung tất cả nguồn lực vào một mục tiêu nhất định thì dễ dẫn đến thành công mà không
lãng phí thời gian và công sức. Công cụ thường trực được sử dụng trong hoạt động
nhóm là:
- Tư duy tập thể (Brainstorming)
186
- Năm vấn đề lớn (Big Five)
- Sáu singma (Six Sigma)
Chủ đề của cải tiến thường là các chỉ số hoạt động then chốt KPIs (Key
Performance Indicators) và 16 tổn thất chính với 3 loại tổn thất thường có trong quá
trình sau đây:
Tổn thất do thiết bị:
+ Dừng máy bất ngờ do sự cố
+ Thời gian cài đặt và cân chỉnh
+ Thời gian cài đặt dừng máy
+ Chạy không tải
+ Giảm tốc độ
+ Phế phẩm/Tái chế
Tổn thất do con người:
+ Quản lý sản xuất
+ Tổ chức dây chuyền
+ Tổ chức hậu cần
+ Đo lường và Điều chỉnh
Tổn thất do các nguồn lực khác:
+ Chủ động dừng máy
+ Mất nhân lực do tai nạn lao động
+ Thay đổi sản phẩm
+ Tổn thất năntg lượng
+ Chi phí sửa chữa và thay thế dụng cụ
+ Tổn thất sản lượng.
4.2.7.3. Bảo dưỡng có kế hoạch
Từ trước đến nay bộ phận cơ điện của nhà máy thường chỉ thụ động đối phó với
sự cố máy móc: hư đâu sửa đó trong khi thế giới hiện nay đã đạt đến bảo dưỡng ngăn
ngừa (Preventive Maintenance).
Nội dung này định hướng vào công tác lập kế hoạch bảo dưỡng ngăn ngừa
(preventive maintenance schedule) dựa trên cơ sở thời gian chạy máy và điều kiện làm
việc của máy cũng như khuyến nghị của nhà sản xuất máy, bên cạnh đó là dự phòng
phụ tùng, vật tư, nhân lực, thời gian để không ảnh hưởng sản xuất. Và quan trọng là
phải thực hiện đúng theo kế hoạch. Bảo dưỡng theo kế hoạch tốt sẽ giảm thời gian
dừng máy đột ngột, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa khắc phục (Corrective
Maintenance) và chi phí bảo dưỡng. Kết hợp chặt chẽ với nội dung bảo dưỡng tự quản.
187
4.2.7.4. Quản lý chất lượng
Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở con người (kỹ năng), thiết
bị (tự động, độ chính xác và tin cậy cao), vật tư (nguyên liệu, bao bì), phương pháp sản
xuất và thông số quá trình. Kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối
và hậu mãi nhằm xác lập và duy trì các điều kiện để đạt “không lỗi”. Có hệ thống khắc
phục và ngăn ngừa sự chênh lệch chuẩn của sản phẩm là trách nhiệm của mọi người và
người chỉ huy là bộ phận bảo đảm chất lượng trong đơn vị. Tiêu chuẩn quản lý chất
lượng Iso 9001 và phương pháp cải tiến “6 Sigma” là những công cụ hiệu quả để duy
trì và cải tiến chất lượng.
4.2.7.5. Quản lý từ đầu
Xác lập một hệ thống dữ liệu để đánh giá và rút kinh nghiệm trong quá khứ khi
chuẩn bị đầu tư mua sắm thiết bị mới hay trước khi nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới. Thiết bị mới phải có ưu điểm tích cực hơn thiết bị cũ: dễ vận hành, dễ vệ sinh, dễ
bảo trì và tin cậy, ít tiếu tốn năng lượng, tuổi thọ cao hơn v.vNội dung này kết hợp
chặt chẽ với bảo trì có kế hoạch.
4.2.7.6. Huấn luyện và đào tạo
TPM là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành phải thường
xuyên được huấn luyện, nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc. Cán bộ cần được đào
tạo về khả năng quản lý, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý chất lượng v.v
Nội dung này hỗ trợ tích cực cho các nội dung nói trên, đặc biệt là nội dung bảo
dưỡng tự quản. Ngược lại, các nội dung nói trên giúp định hướng cho công tác đào tạo
của doanh nghiệp.
4.2.7.7. TPM trong hành chính quản trị và các bộ phận hỗ trợ
Bộ phận hành chính và các bộ phận hỗ trợ như cung ứng, bán hàng và hậu mãi có
thể được xem là một phần của quy trình vì nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung
cấp thông tin cũng như phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất. Nội dung chính áp
dụng ở đây là huấn luyện đào tạo, hoạt động 5S và cải tiến có trọng điểm.
4.2.7.8. An toàn sức khoẻ & môi trường SHE (Safety Health & Environment)
Mục tiêu của nội dung này là không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề
nghiệp, không tác động đến môi trường. Thực tế trong sản xuất đã cho thấy không thể
đạt được năng suất cao, chất lượng ổn định nếu nơi làm việc bừa bãi, trơn trợt, thiếu
ánh sáng, đầy tiếng ồn, bụi bậm, mùi hôi thối dẫn đến bệnh nghề nghiệp và mối hiểm
nguy chực chờ hằng ngày. Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp nếu có sự
khiếu nại của cộng đồng khi môi trường sống của họ bị ô nhiễm. Đơn vị phải có chính
188
sách về SHE và công bố rõ ràng, bám chặt các quy định của luật pháp về an toàn, sức
khoẻ, môi trường. Có nhân viên chuyên trách về an toàn lao động. Xác định một hệ
thống đánh giá về các mối nguy hiểm, các khía cạnh sản xuất có ảnh hưởng đến môi
trường làm việc và môi trường sống của cộng đồng để tập trung cải tiến. Huấn luyện
về nhận thức cho mọi người. Huấn luyện về các kỹ năng PCCC, kỹ tăng cứu thương.
Có quy trình về trường hợp sự cố khẩn cấp. Có hệ thống báo cáo tai nạn và báo cáo
suýt bị (Near Miss Report). Trang thiết bị về an toàn đầy đủ. Có hệ thống xử lý chất
thải và khí thải đạt tiêu chuẩn.
4.2.8. Triển khai áp dụng
Để thực hiện TPM cần 12 bước, được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: từ 3 đến 6 tháng, gồm các bước:
Bước 1: Lãnh đạo cao nhất cam kết thực hiện TPM.
Bước 2: Đào tạo về TPM.
Bước 3: Hoạch định tiến hành thực hiện TPM.
Bước 4: Thiết lập các chính sách cơ bản và các mục tiêu của TPM.
Bước 5: Trình bày kế hoạch phát triển TPM.
Giai đoạn đào tạo TPM.
Bước 6: Bắt đầu TPM (hoạch định và thực hiện).
Giai đoạn thực hiện:
Bước 7: Cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
- Xác định rõ công việc.
- Xem xét tình trạng máy móc.
- Xem xét mối quan hệ giữa máy móc, thiết bị, vật tư và các phương pháp sản
xuất.
- Xem xét trình tự đánh giá chung.
- Xác định cụ thể các vấn đề.
- Đề xuất các cải tiến phù hợp.
Bước 8: Tổ chức công việc bảo trì.
Giai đoạn duy trì.
- Đo lường, kiểm tra dựa vào các nguyên nhân.
- Thiết lập tiêu chuẩn làm sạch và bôi trơn.
- Kiểm tra tổng thể.
189
- Kiểm tra việc tự quản.
- Đảm bảo tính ngăn nắp và gọn gàng.
- Tự quản lý hoàn toàn.
Bước 9: Thực hiện công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì.
Bước 10: Đào tạo để nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành.
Bước 11:Tổ chức công việc quản lý thiết bị.
Giai đoạn cải tiến.
Bước 12:Thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn.
4.2.9. 5S trong bảo dưỡng năng suất toàn cục.
5S là công cụ chủ lực trong quản lý chất lượng và bảo dưỡng, là giai đoạn đầu
trong quá trình phát triển TPM. Những chữ S là chữ đầu của những từ tiếng Nhật sau
đây:
SEIRI - SÀNG LỌC
SEITON - SẮP XẾP
SEITKETSU - SĂN SÓC
SEISO - SẠCH SẼ
SHITSUKE - SẴN SÀNG
Sàng lọc
Mỗi công nhân vận hành sản xuất và kỹ thuật viên phải thể hiện tinh thần tự giác
và nỗ lực đặt các thiết bị hoặc công cụ tại đúng chỗ của chúng:
“CÓ CHỖ CHO MỌI VẬT DỤNG VÀ MỌI VẬT DỤNG ĐỀU ĐẶT ĐÚNG CHỖ”
Bước này phải được hỗ trợ bằng việc theo đuổi tính hiệu quả trong công việc, đó có
thể là các yếu tố hỗ trợ hoặc thiết bị cất trữ cho các chi tiết sản xuất cố định. Các thiết
bị phụ trợ cần thiết sẽ phải được đưa vào phân xưởng.
Sắp xếp
Tất cả mọi người phải gọn gàng trong công việc của mình và thực hiện công việc
theo phương pháp nghiêm ngặt. Các dụng cụ cần thiết cho công việc phải trong tình
trạng tốt và sẵn sàng để sử dụng.
Sạch sẽ
190
Mối quan tâm đối với người vận hành và nhân viên kỹ thuật là làm thế nào để
những vết rò rỉ dầu mỡ, lỏng đai ốc, hoặc sự biến tính dần dần của một chi tiết có thể
dễ dàng phát hiện ra trong khi làm sạch thiết bị. Hơn nữa tốc độ can thiệp cũng như
động lực của các kỹ thuật viên thực hiện việc can thiệp bảo dưỡng cũng tăng lên.
Một can thiệp phòng ngừa có thể phát hiện:
Sự tích tụ của mạt sắt, dầu mỡ, chất cặn bã có thể gây ra hỏng thiết bị hoặc thậm
chí có thể gây dừng sản xuất.
Trong một môi trường ngăn nắp và sạch sẽ, nếu như một vật nào đó bị rớt xuống
nền, chúng có thể dễ dàng được tìm thấy và nhặt lên, giúp nâng cao tính an toàn.
Bảo dưỡng tự quản phải được thiết lập ở mọi cấp độ.
- Làm sạch ban đầu
Công việc này gồm có việc loại bỏ bụi bẩn một cách triệt để khỏi các thiết bị
trong phân xưởng. Chúng ta sẽ tận dụng lợi thế của bước này để xử lý những lỗi đơn
giản được phát hiện. Bước này sẽ được thực hiện một cách hài hòa nếu như chúng ta
lập kế hoạch trên từng thiết bị một, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên và công nhân
vận hành. Những bất thường đã được phát hiện và đã được sắp xếp sẽ được ghi lại
trong sổ ghi chép bảo dưỡng.
- Loại bỏ bụi bẩn
Đây là việc làm cải thiện tình trạng trong khi vẫn giảm được thời gian dành cho
việc lau chùi. Chúng ta có thể thực hiện việc này bằng cách: loại bỏ sự rò rỉ của dầu
bôi trơn và/hoặc nước làm mát, sử dụng màng chắn bảo vệ để tránh sự vung vãi của
các mạt sắt hay loại bỏ các nguồn phát sinh bụi, làm sạch các tấm lọc đúng hạn, dành
thời gian tạm ngưng máy cho các hoạt động lau chùi và quét dọn.
Săn sóc
Nhân viên kỹ thuật phụ trách bảo dưỡng phải thiết lập các tiêu chuẩn và hướng
dẫn thao tác, cũng như những tài liệu mà người vận hành và công nhân kỹ thuật sẽ
phải đọc. Những người này sẽ phải tuân thủ các hưỡng dẫn mà họ nhận được liên quan
đến việc làm sạch và tra dầu mỡ cũng như là phát hiện và sửa chữa những lỗi đơn giản
về cơ khí, điện. Họ phải chú ý những khả năng có thể cải tiến dựa trên những bài học
rút ra được từ những sự cố và những hiện tượng xuống cấp quan sát được. Tổ chức sản
xuất phải kết hợp những lần can thiệp cần thiết cũng như chú ý đến các nhận xét có
liên quan của những kỹ thuật viên và công nhân vận hành sản xuất.
191
Sẵn sàng
Những quy định này có thể được viết trong các điều khoản hoạt động. Hồ sơ máy
không phải là “quy tắc ứng xử tốt”. Tuy nhiên nó có thể dẫn dắt chúng ta đến những
quy định phòng ngừa (v.d. tai nạn) một cách hết sức cụ thể.
4.3. Cấu trúc và trình tự hoạt động của hệ thống quản lý bảo dưỡng
4.3.1. Kiểm soát bảo dưỡng dự phòng
- Phân tích các phương pháp thực hiện
- Thời gian chuyển dịch tối ưu
- Kết hợp các lệnh điều việc
- Dụng cụ , thiết bị
- Thiết kế lắp đặt mới cho công tác kiểm soát
Cần kiểm soát những gì trong một thiết bị, danh sách kiểm tra, thiết bị nào kiểm tra.
Phân loại theo hoạt động, độ an toàn, hiệu năng, phụ kiện, nhà xưởng. Khi nào thì
kiểm soát ?
- Tính thiết yếu của thiết bị
- So sánh với các thiết bị tương tự
- Đặc tính vận hành
- Tuổi thọ
- Độ an toàn
- Sách chỉ dẫn
- Tần suất hằng ngày/ tuần/ tháng/ năm
- Tuần tự, theo chu kì, ngẫu nhiên
4.3.2. Thiết lập kế hoạch kiểm soát
Kiểm soát một thiết bị để:
- Đảm bảo nó hoạt động theo đúng thiết kế
- Đánh giá các vấn đề tiềm ẩn
- Dự đoán sự cố tiếp theo
- Kiểm tra tình trạng
192
- Lập kế hoạch sửa chữa
4.3.3. Danh sách các thiết bị thiết yếu
Nhà máy
- Thiết bị phòng cháy , chữa cháy
- Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp
- Nguồn điện chính
- Các hệ thống khác ; ni tơ, khí nén, hơi nước
- Hệ thống thu hồi dung môi
- Hệ thống kiểm soát ô nhiễm đầu ra
- Hệ thống phát hiện rò rỉ khí cháy nổ
- Hệ thống thắp đèn chớp
- Dụng cụ kiểm định thiết bị
- Thiết bị liên lạc trong nhà máy
Khu vực xử lý
- Dụng cụ khuấy chất dẻo/ dụng cụ bôi trơn
- Bơm + dụng cụ bôi trơn
- Bơm của tháp làm nguội
- Thiết bị ly tâm
- Máy nén hệ thống làm lạnh
- Hệ thống phát hiện rò rỉ khí cháy nổ
- Hệ thống phân tích ô xy ở bộ phận sấy
- Bể trung hòa
- Cầu dao + trạm điện trung thế
- Trung tâm điều khiển động cơ
Hệ thống điều hòa cho trung tâm điều khiển động cơ và các bàn điều khiển
thiết bị.
- Hệ thống tiếp đất của thiết bị
- Chiếu sáng khu vực
193
Khu vực vận chuyển
- Chiếu sáng khẩn cấp
- Thang máy
- Động cơ lớn
- Hệ thống xử lý
- Cầu dao + trạm điện trung thế
- Trung tâm điều khiển động cơ
- Chiếu sáng khu vực
- Hệ thống tiếp địa
- Bộ phận điều hòa không khí
- Bộ phận kiểm soát không khí cho động cơ
4.3.4. Lựa chọn nhân viên kiểm soát
Phụ thuộc vào
- Tần suất kiểm soát
- Tầm quan trọng của thiết bị
- Tầm quan trọng của việc kiểm soát
- Độ phức tạp của thiết bị
- Độ phức tạp của kiểm soát
- Độ tin cậy
- Chi phí sưả chữa
Mẫu kiểm tra bảo dưỡng dự phòng
- Sử dụng mã mầu để xử lý thông tin
- Giảm thiểu ghi chép
- Liệt kê từng thiết bị
- Để đủ chỗ cho các hoạt động cần thiết thực hiện
- Lưu tâm các nhân viên thanh tra về các thiết bị quan trọng
- Tạo đủ chỗ trống cho việc nhập vào số liệu
194
4.3.5. Ghi nhận các hoạt động kế tiếp của nhân viên kiểm soát bảo dưỡng
dự phòng
Ghi nhận điều kiện/động cần thiết một cách chi tiết khi cần thiết
Báo các cho cán bộ có thẩm quyền nếu cần, ghi nhận chúng
Ghi chép công việc tiếp theo: Ai được báo cáo, lệnh điều việc được yêu cầu,
các thủ tục an toàn.
4.4. Giới thiệu một ứng dụng cụ thể về hệ thống quản lý bảo dưỡng
4.4.1. Mô hình bộ phận bảo dưỡng trực thuộc nhà máy
Trước đây và hiện tại mô hình quản lý bảo trì ở nước ta chủ yếu là bao gồm 2 bộ
phận bộ phận vận hành và bộ phận bảo dưỡng. Trong đó bộ phận bảo dưỡng chia ra
làm 3 nhánh chính: sửa chữa cơ khí (bao gồm xưởng gia công chế tạo và sửa chữa
ngoài hiện trường), sửa chữa điện và bảo dưỡng thiết bị điều khiển - đo lường.
Bộ phận bảo dưỡng được điều hành quản lý chung bởi phòng kỹ thuật nhà máy.
Phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản lý chung về mọi vấn đề liên quan đến
công tác kỹ thuật, chủ trì điều phối mọi công tác về việc lên kế hoạch BD (bao gồm kế
hoạch BD ĐK và BD đại tu trong các đợt sửa chữa lớn ngừng nhà máy, lên kế hoạch
mua sắm vật tư và thuê nhà thầu trong và ngoài nước thực hiện các công việc bảo
dưỡng mà nhà máy không có khả năng thực hiện.
Phòng kỹ thuật giám sát đôn đốc các xưởng bảo dưỡng thực hiện các công việc
trong kế hoạch ban hành bởi phòng kỹ thuật và các công việc đột xuất phát sinh trong
quá trình chạy máy do các xưởng vận hành yêu cầu.
Phó giám đốc bảo dưỡng là người thay mặt giám đốc nhà máy trực tiếp chịu
trách nhiệm quản lý và giám sát các công tác bảo dưỡng của phòng kỹ thuật và khối
bảo dưỡng.
Ưu điểm:
- Nhân lực bảo dưỡng luôn trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng.
Kiểm soát viên Giám đốc bảo dưỡng Kế toán
Kho
Nhân viên bảo dưỡng
195
- Họ hiểu rõ công việc và có kinh nghiệm giải quyết các công việc thực tế của
nhà máy.
- Về mặt ngắn hạn chi phí cho khối bảo dưỡng thấp hơn khi thuê bên ngoài.
- Giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người.
Nhược điểm của mô hình này:
- Tốn kém chi phí trong việc quản lý, thuê cán bộ quản lý.
- Tốn chi phí đào tạo nhân lực hàng năm cho khối bảo dưỡng.
- Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy
công cụ, phục vụ cho công tác bảo dưỡng.
- Tốn nhân công, vì sao? Vì nhà máy phải nuôi toàn bộ các nhân viên BD lúc
nhiều việc (đỉnh điểm là lúc ngừng toàn bộ nhà máy đại tu) cũng như ít việc (khi nhà
máy đang vận hành). Trong khi công việc nhiều lúc thì cần nhiều thợ SC nhưng có lúc
chỉ cần số lượng vừa phải.
- Tốn nhiều chi phí mua sắm và bảo quản vật tư, vì sao? Vì để đảm bảo luôn đảm
bảo vật tư dự phòng thiết yếu thay thế khi cần thì nhà máy phải mua rất nhiều vật tư
với nhiều chủng loại cơ khí, điện và đo lường – điều khiển. Chi phí cho việc mua và
bảo quản vật tư dự phòng là rất lớn. Đây là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý bảo trì
của các nhà máy lớn khi mà phải cân đối trong việc mua sắm vật tư. Mô hình này ưu
thì ít mà nhược điểm thì nhiều. Mô hình thứ 2 sẽ khắc phục các nhược điểm của mô
hình thứ nhất.
4.4.2. Mô hình thuê dịch vụ bảo dưỡng bên ngoài
Đây là mô hình phổ biến ở các nước phát triển. Nhà máy của họ chỉ có phòng kỹ
thuật chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch bảo dưỡng còn thực hiện công việc họ
thuê hoàn toàn đơn vị bên ngoài là các công ty chuyên về các dịch vụ bảo dưỡng. Điều
này sẽ giúp họ giảm các chi phí.
Ưu điểm:
- Không tốn kém chi phí trong việc quản lý, thuê cán bộ quản lý.
- Không tốn chi phí đào tạo nhân lực hàng năm cho khối bảo dưỡng.
- Không tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây nhà xưởng, mua sắm thiết
bị, máy công cụ, phục vụ cho công tác bảo dưỡng.
- Chỉ thuê mướn nhân công khi cần thiết.
- Giảm chi phí cho việc mua sắm và bảo quản vật tư dự phòng thông thường.
Vật tư sẽ do các đơn vị bảo dưỡng bên ngoài mua và thay thế khi cần. Nhà máy chỉ
cần mua dự phòng các vật tư đặc thù riêng và quan trọng của nhà máy.
Nhược điểm:
196
- Chí phí bên thuê ngoài tính về ngắn hạn thì cao hơn
- Nhiều khi thụ động trong việc nhân công
- Chất lượng bảo dưỡng phụ thuộc vào khả năng của nhà thầu trong và
ngoài nước
4.4.3. Mô hình trung hòa 2 mô hình trên
Về mô hình quản lý giống mô hình 1 nhưng quy mô nhỏ hơn. Bộ phận bảo
dưỡng nhỏ nhỏ hơn và trang thiết bị phục vụ cho công việc bảo dưỡng định kỳ đơn
giản và những sửa chữa nhỏ đơn giản. Còn chủ yếu thuê đơn vị ngoài làm.
4.4.4. Lựa chọn mô hình bảo dưỡng
Việc lựa chọn mô hình nào tốt nhất cho việc quản lý bảo trì nhà máy cần dựa trên
các lợi ích sau:
- Lợi ích kinh tế: sao cho chí phí cho công tác bảo trì là thấp nhất
- Tính hiệu quả của công tác bảo dưỡng: mô hình nào mang lại chất lượng và
hiệu quả cao nhất. Cho nên làm sao trung hòa 2 lợi ích trên là điều cần xem xét.
Trên đây là 3 mô hình quản lý bảo dưỡng ở các nhà máy công nghiệp ở
Việt Nam.
Một số cơ cấu tổ bảo trì điển hình:
- Cơ cấu tổ bảo trì 5 người
- Cơ cấu tổ bảo trì 10 người
197
- Cơ cấu tổ bảo trì 20 người
198
4.5. Đánh giá hệ thống quản lý bảo dưỡng
4.5.1. Khái quát
Đánh giá công tác quản lý bảo dưỡng là rất quan trọng vi chúng ta cần xem xét
tính hiệu quả của hệ thống quản lý bảo dưỡng và tiến hành các hoạt động điều chỉnh.
Một vài chỉ số đo đo lường quan trọng: tổng chi phí bảo dưỡng, tổng thời gian nghỉ
máy để bảo dưỡng. Những chỉ số này đơn giản và thực tế nhưng chỉ áp dụng được nếu
hệ thống không thay đổi về mặt kích thước, khối lượng sản xuất... các chỉ số này có
thể được phân chia theo quản lý cấp cao, quản lý bảo dưỡng, và người thực hiện
bảo dưỡng.
4.5.2. Các chỉ số đánh giá
Quản lý cấp cao
Người quản lý bảo dưỡng
Đây là một thước đo sự sẵn sàng của thiết bị
199
Nhân viên bảo dưỡng
Số lần chậm trễ, có kết hợp các thông số TPM như thời gian ngừng máy, hiệu
quả và chất lượng theo dõi từng thiết bị.
So sánh
- Số liệu quá khứ của công ty
- So sánh với các công ty thực hiện thành công nhất
- So sánh với mức trung bình toàn quốc
200
CÂU HỎI ÔN TẬP
4.1. Tổng quan về các hệ thống bảo dưỡng
4.2. Triết lý và các mục tiêu của TPM
4.3. Cấu trúc và trình tự hoạt động của các hệ thống quản lý bảo dưỡng
4.4. Giới thiệu một ứng dụng cụ thể về hệ thống quản lý bảo dưỡng
4.5. Đánh giá hệ thống quản lý bảo dưỡng
Bài tập
Bài 1: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của bộ phận bảo dưỡng trong nhà máy dệt, nhà
máy sản xuất bia và viết báo cáo tóm tắt.
Bài 2: Tìm hiểu mô hình quản lý bảo dưỡng một số cơ sở sản xuất
- Tên cơ sở sản suất
- Sản phẩm sản xuất của cơ sở
- Trang thiết bị sản xuất
- Bộ phận bảo dưỡng (chức năng và nhiệm vụ, ưu điểm và hạn chế)
- Tóm tắt kết quả và báo cáo
201
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Daniel BOTTEL & Claude HAZARD - Hướng dẫn bảo dưỡng - Nathan
Technique -1987.
[2]. Franck OURION - Tổ chức và quản lý bảo dưỡng IUT Epinal - 1996.
[3]. Pascal DENIS & Daniel MUSAIL - Bảo dưỡng các hệ thống tự động- Pierre
Boye Detagsave - 1994.
[4]. Bảo dưỡng và thử nghiệm Thiết bị trong hệ thống điện - Lê văn Doanh, Phạm văn
Chới, Nguyễn Thế Công - Nhà xuất bản KH và kỹ thuật 2000.
[5]. Quản lý bảo trì công nghiệp - Nguyễn văn Chung - Nhà xuất bản Đại học quốc gia
TP HCM -2007.
[6]. Kỹ thuật bảo trì công nghiệp - Phạm Ngọc Tuấn - Nhà xuất bản Đại học quốc gia
TP HCM - 2009.
[7]. Chuyên đề vận hành và bảo dưỡng máy cắt điện - Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội-Trường đại học điện lực - 2006.
[8]. Chuyên đề bảo dưỡng, sửa chữa Tuabin nước - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội -
Trường đại học điện lực - 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_ky_thuat_bao_duong_cong_nghiep.pdf