Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng nghiêm ngặt, điều đó đòi hỏi hệ thống bảo vệ rơle phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Những thành tựu to lớn của khoa học kĩ thuật trong cải cách lĩnh vực khác nhau như vật liệu điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, . Cho phép chế tạo các loại rơle hiện đại nhiều tính năng gọn nhẹ nhưng đảm bảo cho hệ thống bảo vệ rơle tác dộng nhanh, nhạy, tin cậy và chọn lọc. Mặc dù có nhiều tính năng hiện đại nhưng với các loại sơ đồ bảo vệ rơle thế hệ mới về cơ bản vẫn hoạt động theo nguyên lý của các hoạt động cổ điển, việc thay thế các loại rơle điện từ bằng rơle kỹ thuật số đang được áp dụng rộng rãi.
Bài giảng bảo vệ rơle đã được biên soạn theo chương trình giảng dậy làm tài liệu nghiên cứu cho các giảng viên và sinh viên. Bộ môn kỹ thuật điều khiển đã biên tập môn học làm 4 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ rơle và tự động hóa
Chương II: Các nguyên lý thực hiện bảo vệ mạng và phụ tải điện bằng rơle
Chương III: Bảo vệ các phần tử hệ thống điện trong xí nghiệp công nghiệp
Chương IV: Tự động hóa trong hệ thống điện
237 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Bảo vệ rơle và tự động hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản cạnh nhau U sẽ là giá trị
tối thiểu có thể thay đổi công suất mà thường được chọn trong khoảng
Cơ cấu phân bố phụ tải tác dụng của tổ máy (PBPT) (hình 4.8.b) dung để phân
phối tối ưu phụ tải giữa các tổ máy làm việc song song. Nó có cấu tạo gồm một số
chiết áp với con chạy được di chuyển bởi một động cơ qua hộp truyền động (hình
4.8.b). Các chiết áp được cung cấp bởi một ổn áp Uc. Có thể nhận được giá trị điện áp
bất kỳ trong giới hạn giữa 2 đầu Ai và Bi. Giá trị điện áp UAB trên mỗi chiết áp tỷ lệ
với công suất của các tổ máy trong giới hạn hợp lý từ Pmin đến Pmax của chúng. Điện
áp trên đầu ra của chiết áp tỷ lệ với góc quay của rô to, mà phụ thuộc vào tần số hoặc
công suất tác dụng. Vì con chạy của các chiết áp có liên kết cứng với nhau nên khi
phụ tải tăng tất cả các tổ máy làm việc song song đều nhận được một độ tăng phụ tải
như nhau. Để có được đặc tính cho trước của độ tăng tương đối phụ tải của tổ máy
nào đó, cần phải điều chỉnh điện trở của chiết áp tương ứng sao cho phù hợp với quy
luật biến đổi của phụ tải của tổ máy đó.
Hình 4-8. Sơ đồ cơ cấu cho trước phụ tải CTP
187
(a) và cơ cấu phân bố phụ tả tác dụng PBPT (b) TBD – Tấm bản dọc; TBN –
Tấm bản ngang; TĐ – Hộp truyền động; ĐC – Động cơ; CG – Cổ góp dạng
chổi FP02,001,0
4.2. Tự động điều chỉnh điện áp
4.2.1. Khái quát
1 Đặc điểm tự động điều chỉnh điện áp
Khác với tần số, giá trị điện áp tại các điểm khác nhau của hệ thống sẽ có giá trị
khác nhau, thêm vào đó, yêu cầu về độ lệch điện áp cho phép đối với các hộ dung
điện khác nhau cũng khác nhau. Điều đó làm phức tạp hóa quá trình tự động điều
chỉnh điện áp. Để duy trì mức điện áp cần thiết cho các hộ dùng điện có thể thực hiện
bằng cách tự động điều chỉnh kích từ, tự động điều áp đưới tải, điều hóa công suất
phản kháng Điều chỉnh kích từ được thực hiện ngay tại các nhà máy điện nên
thường gọi là điều chỉnh trung tâm, còn các loại điều chỉnh khác được thực hiện tại
các trạm biến áp, các trạm phân phối hoặc tại các điểm nút khác nhau của hệ thống
điện, gọi là điều chỉnh phân tán.
Các sơ đồ tự động điều chỉnh kích từ hiện đại đóng vai trò quan trọng không chỉ
để ổn định điện áp mà còn tăng độ ổn định chế độ làm việc song song của các nhà
máy điện, cho phép khôi phục nhanh điện áp sau khi loại trừ sự cố ngắn mạch và tăng
độ tin cạy, chắc chắn của các rơle bảo vệ. Ngoài ra sơ đồ tự động điều chỉnh kích từ
còn cho phép tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bố phụ tải giữa các tổ máy và các
nhà máy điện làm việc song song trong hệ thống
2. Các loại so đồ điều tự động chỉnh điện áp
Phân biệt 2 nguyên lý làm việc của các sơ đồ tự động điều chỉnh kích từ, loại thứ
nhất dự trên cơ sở thay đổi dòng điện kích từ bằng cách đưa vào mạch kích từ một
biến trở; Loại thứ 2 dựa trên nguyên lý bổ xung vào dòng điện kích từ một thành phần
dòng điện tỷ lệ với sự biến đổi của điện áp hoặc dòng điện của stator. Loại thứ nhất
thuộc loại điều chỉnh điện cơ, còn loại thứ 2 thuộc loại điện từ hoặc điện tử. Đại diện
của nhóm thứ nhất là điều chỉnh biến trở, điều chỉnh than điện trở, điều chỉnh xung –
điện trở. Đại diện của nhóm thứ 2 là cơ cấu điều chỉnh phức hợp. Trong số các cơ cấu
điều chỉnh kể trên thì cơ cấu điều chỉnh phức hợp được sử dụng rộng rãi hơn cả, do nó
có ưu điểm là không cần bộ phận chuyển động. Tuy nhiên cơ cấu này cũng có một vài
nhược điểm là mức độ tăng dòng kích từ thấp, tốc độ điều chỉnh chậm.
3. Phạm vi sử dụng cơ cấu điều chỉnh với đặc tính tĩnh và á tĩnh
Như đã biết, nhiệm vụ cơ bản của điều chỉnh kích từ không chỉ là ổn định điện
áp trên các đầu cự của máy phát, mà còn phân bố tối ưu công suất phản kháng giữa
các tổ máy phát làm việc song song. Việc thực hiện các nhiệm vụ này phụ thuộc một
mặt vào các đặc tính của chính các cơ cấu điều chỉnh, mặt khác vào sơ đồ liên hệ
188
tương hỗ giữa các máy phát với nhau. Các cơ cấu điều chỉnh kích từ có thể có đặc tính
tĩnh hoặc á tĩnh. Đặc tính tĩnh biểu thị sự biến đổi của điện áp máy phát phụ thuộc vào
sự biến đổi của phụ tải, còn với đặc tính á tĩnh, sự biến đổi của điện áp không phụ
thuộc vào phụ tải của các tổ máy độc lập.
Ơ chế độ làm việc song song của các máy phát khi chúng được trang bị các cơ
cấu điều chỉnh á tĩnh, điện áp trên thanh cái chung được giữ ở mức cố định, nhưng
dòng kích từ của mỗi tổ máy có thể khác nhau. Khi đó một số tổ máy có thể bị quá tải
phản kháng, còn số khác thì lại non tải. Vì vậy, để phân bố tối ưu công suất phản
kháng giữa các tổ máy cần phải trang bị cho chúng các cơ cấu điều chỉnh với đặc tính
tĩnh. Đối với các tổ máy có cơ cấu điều chỉnh á tĩnh, để có thể phân bố tối ưu công
suất phản kháng cần phải có thêm các cơ cấu ổn dòng hoặc bù dòng.
Để phân bố hợp lý phụ tải phản kháng giữa các tổ máy phát làm việc song song,
các cơ cấu điều chỉnh với đặc tính tĩnh của các tổ máy độc lập phải có mức điều chỉnh
và độ nhạy giống nhau (hệ số tĩnh và điện áp không tải giống nhau). Nếu các hệ số
tĩnh của các tổ máy khác nhau thì lượng thay đổi của phụ tải sẽ tỷ lệ nghịch với giá trị
của hệ số tính.
A1
1
2 A2
B2
B1
U
Ix2
Ix1 Ix1
U
Ix
II
I
Ix2
Hình 4.9. Ảnh hưởng của độ dốc đường đặc tính của bộ điều chỉnh đối với sự phân bố
công suất giữa các tổ máy làm việc song song
Giả sử có 2 tổ máy làm việc song song với các đặc tính điều chỉnh tương ứng
với I và II (hình 4.9) ở chế độ làm việc bình thường các tổ máy có phụ tải phản kháng
là Ix1 = Ix2. Các điểm A1, B1 và A2, B2 biểu thị giới hạn thay đổi của điện áp U mà cơ
cấu điều chỉnh không thể phản ứng. Cũng chính các điểm này biểu thị giới hạn thay
đổi phụ tải phản kháng của trạm điện tăng lên một giá trị 21 xxx III , điện áp
189
trên thanh cái giảm đi một lượng U còn dòng điện phản kháng trong các máy phát
tăng không đều nhau, tức là Ix1 Ix2. Từ hình 4.9 ta có thể dễ dàng nhận thấy ở
đường đặc tính dốc khả năng thay đổi của phụ tải nhỏ hơn ở đường đặc tính dốc khả
năng thay đổi của phụ tải nhỏ hơn ở đường đặc tính thoải.
Đối với các máy phát làm việc song song qua máy biến áp hoặc cuộn kháng
điện cần phải dùng các cơ cấu điều chỉnh với đặc tính á tĩnh. Khi sự phân bố phụ tải
phản kháng giữa các máy phát thay đổi so với tỷ lệ đã định, điện áp trên các máy phát
quá tải sẽ tăng, còn điện áp trên các máy phát giảm tải sẽ giảm. Trong trường hợp này
ta nhận được
UF1 = UTC + jIx.BA1XBA1 và UF2 = UTC + jIx.BA2XBA2 (4-12)
UF là điện áp trên máy phát
UTC là điện áp thanh cái
IX.BA là dòng điện phản kháng của máy biến áp
XBX là điện trở phản kháng của máy biến áp
Cơ cấu điều chỉnh kích từ sẽ hướng tới ổn định điện áp trên các cực của máy
phát, làm giảm kích từ của máy phát thứ nhất và tăng kích từ của máy phát thứ 2,
điều đó dẫn đến sự phân bố hợp lý phụ tải phản kháng giữa chúng. Cần chú ý là sự
phân bố phụ tải này chỉ có thể đạt được khi ở mỗi máy phát có cơ cấu điều chỉnh kích
từ riêng phản ứng theo sự thay đổi của điện áp trên cự của chính máy phát.
Khi các máy phát làm việc song song với hệ công suất lớn, điện áp trên các cực
của chúng ít phụ thuộc vào dòng kích từ tương ứng. Trong trường hợp này các máy
phát cần phải được trang bị cơ cấu điều chỉnh kích từ với đặc tính tĩnh, vì sự ổn định
điện áp trên các cực máy phát có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi của phụ tải của
bản thân máy phát.
4.2.2. Tự động điều chỉnh kích từ theo nguyên lý ổn dòng và bù dòng
Sơ đồ cho phép nhận được đặc tính tĩnh của các cơ cấu điều chỉnh á tĩnh với hệ
số tĩnh dương hoặc âm được thể hiện trên hình 4.10. Sơ đồ điều chỉnh kích từ theo
nguyên lý ổn dòng (hình 4.10.a) có đường đặc tính biến thiên của điện trên cực máy
phát dốc xuống, tức là điện áp giảm theo sự tăng của dòng điện phản kháng. Sơ đồ
này cho phép phân bố ổn định công suất phản kháng giữa các tổ máy phát làm việc
song song trên cùng một thanh cái. Sơ đồ theo nguyên lý bù dòng (hình 4.10.b) có
đường đặc tính điện áp dốc lên, tức là điện áp tăng theo sự tăng của dòng điện phản
kháng. Sơ đồ này được áp dụng để ổn định dòng điện điện áp trên thanh cái nhà máy
điện khi các máy phát và máy biến áp được kết nối theo khối. Cả hai sơ đồ được trang
bị cơ cấu điều chỉnh kích từ với đặc tính tĩnh có mức tĩnh thiếu.
190
Hình 4.10. Sơ đồ tự động điều chỉnh kích từtheo nguyên lý ổn dòng (a)
và bù dòng (b)
Điện áp trên cơ cấu đo của bộ điều chỉnh Udc khác với điện trên cực máy phát
(quy về phía thứ cấp của BU) một giá trị bằng độ rơi điện áp trên điện trở phụ rf bởi
dòng điện thứ cấp I2 của máy biến dòng BI, tỷ lệ với dòng phụ tải của máy phát. Giá
trị của Udc được xác định theo biểu thức
fUfdc rIrIUU .. .222 (4-13)
U2 là điện áp thứ cấp của máy biến áp đo lường BU
I2 là dòng điện thứ cấp của biến dòng BI
I2.U là dòng điện chạy trong mạch thứ cấp BU
rf là giá trị điện trở phụ
Vì giá trị của dòng I2.U của mạch áp rất nhỏ so với dòng I2 của BI nên có thể bỏ
qua thành phần điện áp rơi (I2.U.rf 0), lúc đó:
Udc = U2 I2..rf (4-14)
Do véc tơ điện áp thứ cấp U2 trùng với véc tơ độ rơi điện áp do thành phần phản
kháng của dòng điện thứ cấp I2 của pha A trên điện trở phụ rf nên có thể biểu thức (4-
15) dưới dạng
i
fFX
u
F
dc
n
rI
n
U
U
.. (4-15)
191
IX.F là thành phần phản kháng của dòng điện trong cuộn dây máy phát
UF là điện áp dây trên cực máy phát
nu, ni là hệ số biến áp và hệ số biến dòng
Trên cơ sở biểu thức (4-15) có thể nhận được đặc tính phụ thuộc giữa điện áp
trên cực máy phát và dòng điện phản kháng của phụ tải:
- Đối với sơ đồ ổn dòng (hình 4.10.a)
fFXFF rIUU ..
'
.0
;' (4-16)
- Đối với sơ đồ ổn dòng (hình 4.10b)
fFXFF rIUU ..
'
.0
;' (4-17)
Từ đó tương ứng ta có:
- Đối với sơ đồ ổn dòng
f
FF
FX
r
UU
I
'
.0
'
.
' (4-18)
Đối với sơ đồ bù dòng
f
FF
FX
r
UU
I
'
.0
'
.
' (4-19)
FXI .
' là thành phần phản kháng của dòng điện máy phát quy về phía thứ cấp của
máy biến dòng
FU .0
' và FU ' là điện áp máy phát khi không tải, tức khi FXI .' =0 và khi có phụ tải
FXI .
'
Sơ đồ bù dòng cho phép tăng điện áp trên thanh cái của nhà máy điện khi phụ tải
phản kháng tăng và cũng có thể áp dụng để ổn định điện áp của các hộ dùng điện mắc
trực tiếp từ thanh cái điện phương áp máy phát.
4.2.3. Tự động điều chỉnh kích từ máy phát
Cơ cấu phức hợp có bộ phận cơ cho phép điều chỉnh theo dòng điện phụ tải, nó
làm việc theo nguyên lý bổ xung một lực từ hóa bởi dòng điện chỉnh lưu lấy từ mạch
thứ cấp của máy biến dòng, đặt trên mạch của các cuộn dây stator máy p.hát
Sơ đồ đơn giản của cơ cấu điều chỉnh phức hợp được thể hiện trên hình 4.11.
Cấu tạo của nó gồm máy biến dòng lắp trong mạch của cuộn dây stator và nhóm chỉnh
lưu lớn hơn một chút so với điện áp của kích từ. Giá trị tối thiểu của dòng điện trong
mạch stator mà tạo ra được điện áp như vậy gọi là ngưỡng phức hợp Imin hay ngưỡng
nhạy của cơ cấu phức hợp (hình 4.11.b). Trước ngưỡng này điện áp của máy phát sẽ
giảm đi dòng điện phụ tải tăng, còn sau ngưỡng, điện áp máy phát sẽ tăng cùng với sự
tăng của dòng điện phụ tải phụ thuộc vào hệ số công suất cos .
192
* Ưu điểm của cơ cấu phức hợp
Cơ cấu phức hợp là thiết bị đơn giản, làm việc hoàn toàn tự động, chắc chắn, tin
cậy và hầu như không cần đến sự chăm sóc. Sơ đồ phức hợp điều chỉnh kích từ cho
phép:
- Cải thiện đường đặc tính ngoài của máy phát đồng bộ, vì khi phụ tải tăng cơ
cấu phức hợp sẽ làm tăng dòng điện kích từ
- Tăng cường kích từ khi mở máy các động cơ có công suất lớn, do đó sẽ giảm
nhẹ điều kiện mở máy và ngăn không cho điện áp giảm nhiều
* Nhược điểm của cơ cấu phức hợp
Tuy có những ưu điểm rất quý giá nhưng sơ đồ phức hợp cũng có một số nhược
điểm là:
- Không thể đảm bảo ổn định điện áp khi có ngăn mạch xa hoặc khi điện áp của
máy phát giảm quá %1510 giá trị định mức, vì ở sơ đồ này sẽ tăng cường kích từ
phụ thuộc vào giá trị của dòng điện trong cuộn dây stator. Khi có ngắn mạch xa giá trị
của dòng điện không đủ đảm bảo sự gia tăng đến ngưỡng kích từ.
Hình 4.11. Sơ đồ cơ cấu điều chỉnh phức hợp compaun (a); và đường đặc tuyến ngoài
của máy phát ứng với hệ số cosφ khác nhau (b)
- Không thể đảm bảo ổn định điện áp và khi phụ tải thay đổi quá nhiều, đặc biệt
là độ ổn định của điện áp phụ thuộc nhiều vào hệ số cos . Với cùng một giá trị dòng
điện trong mạch stator nhưng khi hệ số cos khác nhau, điện áp trên cực máy phát sẽ
khác nhau (hình 4.11b). Sở dĩ như vậy là vì dòng điện bù kích từ tỷ lệ với dòng điện
toàn phần trong mạch stator chứ không phải là thành phần phản kháng.
Trên hình 4.12. Biểu thị biểu đồ véc tơ điện áp và dòng điện của máy phát phụ
thuộc vào hệ số công suất cos . Từ biểu đồ hình 4.12 dễ dàng nhận thấy khi công
suất điện EF có giá trị không đổi, với cùng một dòng điện stator máy phát IF nhưng với
các giá trị hệ số cos khác nhau thì giá trị điện áp UF sẽ khác nhau (U1 > U2 > U3)
193
EF = const
EF = const
IF.Xat
EF = const
IF.Ist
IF.ra1
U
1
U
1
U2
U1IF
U3
2 1
23
i
Hình 4.12. Biểu đồ véc tơ điện áp và dòng điện máy phát với sđđ EF = const khi hệ số
cos có giá trị khác nhau
4.2.4. Điều chỉnh điện áp bằng cơ cấu phức hợp
Để khắc phục các nhược điểm của sơ đồ phức hợp đơn giản, người ta sử dụng sơ
đồ phức hợp có bổ xung thêm cơ cấu hiệu chỉnh điện áp (corrector). Sơ đồ được thể
hiện trên hình 4.13. Bộ phận chính của cơ cấu là máy biến dòng phức hợp từ hóa
(BIF). Máy này có 2 cuộn dây sơ cấp: cuộn thứ nhất gọi là cuộn dòng (CI), mắc nối
tiếp trong mạch cuộn dây stator của máy phát, cuộn thứ 2 gọi là cuộn áp (CU), được
mắc song song trong mạch, cuộn dây này được cung cấp bởi điện áp dây của máy
phát qua cuộn cản có khe hở không khí L. Cuộn dòng CI có thể mắc vào một, hai
hoặc cả ba pha của máy phát, phụ thuộc vào đặc tính điều chỉnh cần có
Hình 4.13. Sơ đồ nguyên lý cơ cấu phức hợp
có hiệu chỉnh điện áp (correctơ)
194
BIF-máy biến dòng pha phức hợp từ hóa; CI-cuộn dòng; CU-cuộn áp; CL-bộ
chỉnh lưu xelen; KĐT-Bộ khuếch đại từ; ĐTH-bộ đo tín hiệu; CĐK-cuộn dây điều
khiển của KĐT; CDN-cuộn dây phản hồi ngoài của KĐT; CDT-cuộn dây phản hồi
trong của KĐT; CDC-cuộn dây phản hồi của bộ điều chỉnh; CTH-cuộn từ hóa; CTT-
cuộn dây của phần tử tuyến tính; CFT-cuộn dây của phần tử phi tuyến; MCH-mạch
cộng hưởng
Suất điện động trong cuộn thứ cấp của BIF sẽ bằng tổng véc tơ của 2 suất điện
động: Một tỷ lệ với dòng điện, còn thành phần kia tỷ lệ với điện áp máy phát. Dòng
điện ra từ BIF được là bằng bởi chính lưu selen CL1 và được đưa đến cuộn kích từ
KT của máy phát. Sự từ hóa BIF được thực hiện bởi dòng điện đi từ bộ khuếch đại từ
KĐT qua chỉnh lưu CL2 và cuộn từ hóa CTH. Về phần mình KĐT được điều khiển
bởi bộ đo tín hiệu 3 pha ĐTH. Hai cơ cấu này hợp thành bộ hiệu chỉnh điện áp. Sơ đồ
nối cuộn song song CU và BIF được chọn sao cho dòng điện trong mạch thứ cấp của
nó tăng khi hệ số công suất của phụ tải máy phát giảm.
Bộ đồ véc tơ dòng và áp của cơ cấu phức hợp 3 pha được thể hiện trên hình
4.14. Nếu phụ tải thuần tác dụng thì véc tơ dòng điện của stator máy phát IF hoàn toàn
trùng với véc tơ của điện áp cùng tên (hình 14.6a). Dòng điện tổng hợp ở đầu ra của
bộ BIF tỷ lệ với tổng véc tơ các dòng sơ cấp niIF và nUIU. (ni và nU là hệ số biến đổi
của cuộn dòng và cuộn áp của BIF, IU là dòng điện trong cuộn áp). Nếu phụ tải thuần
cảm kháng thì dòng điện tổng sẽ là tổng đại số. Như vậy cơ cấu phức hợp sẽ trung hòa
ảnh hưởng của hệ số cos của phụ tải.
IF
UF
UF
ni.IF I
cos 1 nU.IU
UF
IF
UF
ni.IF
nU.IU
I
a) b)
Hình 4.14 Biểu đồ véc tơ dòng và áp của máy biến dòng phức hợp pha khi phụ tải
thuần tác dụng và khi phụ tải thuần cảm kháng
Cơ cấu đo của bộ hiệu chỉnh được thực hiện dưới dạng máy biến áp bão hòa 3
pha với 2 cuộn dây thứ cấp: Cuộn của phần tử tuyến tính và của phần tử phi tuyến
cung cấp cho các chỉnh lưu CL3 và CL4. Cuộn dây của phần tử tuyến tính là cuộn thứ
cấp của máy biến áp có đọ từ tản cao, bởi vậy dòng điện ở đầu ra của chỉnh lưu CL3
tỷ lệ thuận với điện áp máy phát UF. Dòng điện sóng hài bậc 3 chạy qua cuộn dây của
195
phần tử phi tuyến mắc theo hình tam giác hở có giá trị nhỏ khi điện áp thấp và tăng
nhanh cùng với sự bão hòa mạch từ của máy biến áp khi điện áp tăng. Các dòng điện
sau khi qua các chỉnh lưu CL3 và CL4 sẽ đến khuếch đại từ KĐT. Sức từ động tổng
hợp của 2 cuộn dây KĐT bằng hiệu sức từ động của cuộn tuyến tính và cuộn phi
tuyến của bộ đo tín hiệu, vì các cuộn dây này được mắc ngược chiều nhau, tức
là: pttt IwIwIw
Ở chế độ bình thường, sức từ động tuyến tính bằng sức từ động phi tuyến Iwtt
=Iwpt, nhưng khi điện áp của máy phát lệch khỏi giá trị cho trước thì sự cân bằng về
sức từ động bị phá vỡ. Xuất hiện một sức từ động phụ trong mạch từ của KĐT dẫn
đến dòng điện ở đầu ra của bộ điều chỉnh phức hợp giảm hoặc tăng, giữ cho điện áp
phát ổn định. Trên hình 4.15 biểu thị đặc tính của hiệu chỉnh điện áp điện từ. Khi
điện áp máy phát tăng, dòng điện trong cuộn phi tuyến CFT tăng nhanh hơn so vơi
dòng điện trong cuộn tuyến tính CTT, do đó sức từ động tổng
Iw tăng. Sức từ động
này có hướng trùng với hướng của sức từ động sinh ra bởi ecác cuộn dây phản hồi
ngoài CDN và cuộn dây phản hồi trong CDT của khuếch đại từ KĐT. Do đó dòng
điện trên đầu ra cảu khuếch đại từ KĐT tăng rất nhiều, dẫn đến mức độ từ hóa cảu
BIF tăng. Ngược lại khi điện áp giảm, sức từ động tổng
Iw sẽ có dấu khác và sẽ làm
giảm sức từ động điều khiển của KĐT, làm cho mức độ từ hóa của BIF giảm. Mức từ
hóa giảm sẽ cải thiện sự liên hệ của biến áp giữ cho các cuộn dây của BIF. Như vậy
khi điện áp thay đổi sẽ làm thay đổi mức từ hóa của BIF, làm cho dòng điện điều hòa
trên đầu ra của bộ điều chỉnh thay đổi tương ứng để giữ cho điện áp ở mức xác định
I.w
I.wFT
I.wTT
I.W
a) b)
Ira/Ira.n
UF/UFn
Hình 4.15. Đặc tính điều chỉnh điện áp của bộ hiệu chỉnh điện từ
a) Đặc tính suất từ động phụ thuộc vào điện áp máy phát
b) Sự phụ thuộc của dòng điện ở đầu ra của bộ điều chỉnh vào điện áp máy phát
và hệ số cos ;1-khi không tải; 2-khi cos =1; và 3-khi cos = 0; Ira.n và UnF - dòng
điện ra và điện áp của máy phát ở chế độ định mức.
196
Ở chế độ không tải hoặc khi dòng điện phụ tải nhỏ, dòng điện chỉ có ở cuộn áp
của BIF. Suất từ động của cuộn dây này được chọn sao cho có thể điều chỉnh điện áp
máy phát khi không tải. Khi điện áp tụt nhanh, hoặc khi có ngắn mạch, dòng từ hóa
của BIF giảm xuống đến gần 0, làm cải thiện chế độ liên hệ biến áp của các cuộn dây
BIF, đồng thời do suất từ động của các cuộn dây tăng, dòng điện kích từ của máy phát
tăng đến ngưỡng gia tăng kích từ. Sự thay đổi điện áp ổn định được thực hiện bởi điện
trở rdc mắc song trong mạch của cuộn điều khiển KĐT điện trở này cho phép điều
chỉnh trong giới hạn %5,7
Để chỉnh định mức hiệu chỉnh, trong KĐT có bố trí các cuộn dây phản hồi
ngược đối với dòng điện ra của KĐT(CDN, CDT) và đối với dòng điện ra của bộ điều
chỉnh (CDC). Độ cong của các đặc tính điều chỉnh (hệ số tĩnh kc) được thiết lập bằng
cách chọn quan hệ phụ thuộc của sức từ động của phản hồi CDC và dòng điện ra của
bộ điều chỉnh. Sự thay đổi cực tính của phản hồi ngược sẽ làm dẫn đến sự thay đổi
dấu của hệ số tĩnh (thy đổi chiều uốn của đường đặc tính). Hệ số này có thể điều chỉnh
được trong giới hạn %6 . Sự phản hồi ngược cho phép nâng cao đọ chính xác và ổn
định của điều chỉnh điện áp.
Ở chế làm việc độc lập, điện áp của máy phát phụ thuộc rất nhiều vào tần số,
vì khi tần số thay đổi sẽ dẫn đến điện trở cảm kháng của cuộn dây phản hồi ngoài
(CDN) của KĐT thay đổi, do đó dòng điện từ hóa của KĐT sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch
với tần số. Ví dụ khi tần số tăng, điện trở X của cuộn dây CDN cũng sẽ tăng làm cho
dòng điện từ hóa KĐT giảm, còn dòng điện trên đầu ra của bộ điều chỉnh sẽ tăng, dẫn
đến làm tăng điện áp máy phát. Để loại trừ sự ảnh hưởng của tần số đối với điện áp
máy phát, người ta đưa thêm vào sơ đồ một mạch cộng hưởng MCH mắc trong phần
tử phi tuyến của bộ đo tín hiệu ĐTH. Tần số cộng hưởng được chỉnh định ở mức
180Hz giữ cho điện áp với độ chính xác đến %1 khi tần số thay đổi trong phạm vi
%4
O f3fF 180
IFT
Hình 4.16. Đặc tính tần của bộ điều chỉnh phi tuyến bộ điều chỉnh điện áp
Trên hình 4.16. Biểu thị sự phụ thuộc của dòng điện trong phần tử phi tuyến của
bộ đo tín hiệu và sự thay đổi của tần số. Ở tần số 180Hz điện trở cảm kháng của mạch
197
cộng hưởng bù toàn bộ điện trở dung kháng, nên dòng điện chạy qua mạch cộng
hưởng có giá trị cực đại. Ở chế độ tần số bình thường sức từ hóa của cuộn điều khiển
phần tử phi tuyến ứng với sức từ hóa của cuộn điều khiển phần tử phi tuyến (ứng với
điểm có tần số bằng 150 Hz trên đường đặc tính hình (4.16) bằng sức từ hóa của phần
tử tuyến tính. Khi tần số lệch khỏi giá trị định mức, không chỉ làm thay đổ cả sức từ
hóa của cuộn dây điều khiển của bộ điều chỉnh cũng thay đổi làm ổn định điện áp máy
phát. Ví dụ khi tần số tăng dòng điện đầu ra của phần tử phi tuyến tăng, do đó bộ điều
chỉnh tác động làm giảm dòng điện kích từ
4.2.5.Tự động điều áp dưới tải
Hình 4.17. Sơ đồ nguyên lý hoạt động tự động điều chỉnh điện áp dưới tải
của máy biến áp
KĐK-khóa điều khiển; K-khởi động từ; KLĐ-khóa liên động; RV-rơle tốc độ;
KKT-khóa kiểm tra; HTM-tiếp điểm hành trình của máy cắt;
CTG-cuộn dây tự giữ; ĐKX-khóa điều khiển từ xa
198
Ở các trạm biến áp để điều chỉnh điện áp người ta sử dụng cơ cấu tự động điều
áp dưới tải, mà một trong các sơ đồ nguyên lý của nó thể hiện trên hình 4.17. Để đưa
sơ đồ vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, khóa điều khiển 1KĐK được mở ở vị trí “Tự
động”, lúc đó rơle điện áp RU được mắc vào điện áp kiểm tra. Nếu điện áp này bằng
điện áp đặt của rơle thì RU sẽ tác động, mở tiếp điểm thường đóng RU 1-9. Khi điện
áp thấp thì tiếp điểm 1-9 sẽ đóng, còn khi điện cao thì tiếp điểm 9-1 đóng. Giả dụ khi
điện áp giảm, rơle RU đóng tiếp điểm 1-9 và rơle điện áp cực tiểu đóng tiếp điểm
RU<, cuộn dây rơle trung gian RG được cấp nguồn, rơle này tác động đưa nguồn đến
cho rơle thời giản Rt, rơle này tác dụng đóng tiếp điểm sau một khoảng thời gain trễ
đưa điện đế cho cuộn dây của khởi động từ 1K, khởi động từ 1K đóng tiếp điểm của
mình qua tiếp điểm của khóa kiểm tra KKT để tự duy trì, đồng thời các tiếp điểm 1K
ở mạch động lực của khóa kiểm tra KKT để tự duy trì, đồng thời đóng các tiếp điểm
1K ở mạch động lực của động cơ vào qua các pha A, B, C động cơ hoạt động làm cho
trống quay của bộ khóa kiểm tra KKT và cơ cấu chuyển mạch về phía giảm hệ số biến
áp, tức là về phía tăng điện áp cho các hộ dùng điện (trên hình 4.17 ngược chiều kim
đồng hồ). Cứ mỗi nấc chuyển trống quay kiểm tra KKT lại thực hiện đúng một vòng
và cắt mạch khởi động từ bằng tiếp điểm 5-4 của mình. Nếu điện áp đã được phục hồi
thì tiếp điểm 1-9 sẽ mở ra, động cơ được cắt và đươc hãm với sự trợ giúp của rơle
kiểm tra tốc độ RV
Quá trình hãm diễn ra như sau: Ở thời điểm ban đầu khi khởi động động cơ, tiếp
điểm của rơle kiểm tra vận tốc nằm trong mạch cấp nguồn cho khởi động từ 2K được
đóng lại, sau đó ngay khi khởi động từ 1K cắt mạch, thì khởi động từ 2K lập tức tác
động tạo nên sự quay ngược làm hãm động cơ. Khi điện áp tăng các tiếp điểm RU 9-
1 đóng lại, lúc đó khởi động từ 2K được đóng vào mạch làm cho động cơ quay theo
chiều ngược lại. Để các tiếp điểm của rơle điện áp RU đóng tin cậy,người ta mắc
cuộn dây tự giữ CRT vào các mạch tương ứng. Các cụm tiếp điểm 3ĐKX và 4ĐKX
được sử dụng để điều khiển từ xa. Khi điều khiển bằng tay thì bộ khóa liên động KLĐ
ở động cơ mở ra để đảm bảo an toàn
Sơ đồ nối các cơ cấu đo và sơ đồ cơ cấu thừa hành tự động điều chỉnh điện áp
dưới tải được nối thể hiện trên hình 4.18. Để quá trình chuyển nấc không làm hở
mạch điện sơ cấp, bộ chuyển mạch được chế tạo với 2 chổi quét và cuộn kháng điện
KĐ để hạn chế dòng điện chạy qua mạch. Quá trình chuyển nấc được thực hiện như
sau: Đầu tiên chổi quét thứ nhất được chuyển sang nấc bên cạnh, nối tắt các vòng dây
qua cuộn kháng điện KĐ, sau đó chổi quét thứ hai cũng được chuyển sang vị trí mới.
Nếu điện áp khôi phục được giá trị đã định thì quá trình chuyển nấc sẽ kết thúc, trong
trường hợp ngược lại thì các chổi quét sẽ tiếp tục lặp lại các chuyển động sang nấc
tiếp theo. Khi các chổi quét đã đạt đến vị trí của nấc cuối cùng thì tiếp điểm cuối hành
199
trình của máy cắt HTM sẽ được mở ra và động cơ sẽ bị dừng lại. Trong sơ đồ điều
khiển truyền động người ta bố trí một rơle thời gian Rt với mục đích ngăn chạn không
cho bộ chuyển mạch tác động khi có sự dao động điện áp tức thời. Thời gian trễ được
đặt trong khoảng thừ chục giây đến vài phút. Trong sơ đồ cũng có bố trí khóa điện áp
cực tiểu RU< để ngắt mạch khi điện áp giảm quá lớn, đến mức không thể điều chỉnh
được
Hình 4-18. Sơ đồ nối các cơ cấu đo
(a) và sơ đồ cơ cấu thừa hành tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (b) KĐ-cuộn
kháng điện
4.2.6. Tự động điều chỉnh điện áp bằng phương pháp điều chỉnh dung
lượng tụ bù
1. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo điện áp
Hình 4.19. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo tín hiệu điên áp;
a) Sơ đồ mắc tụ bù; b) Sơ đồ khai triển mạch điều khiển
200
Bộ phận nhận tín hiệu điều chỉnh gồm 2 rơ le điện áp 1RU và 2RU, rơle 1RU
cho biết điện áp thấp cần đóng thêm số lượng tụ, còn rơle 2RU cho biết điện áp quá
cao, cần phải cắt bớt tụ. Để tránh tác động nhầm khi có sự dao động điện áp, một rơle
thời gian 1Rt được bố trí cho phép trì hoãn tác động đến 2 phút.
Nguyên lý tác động: Khi điện áp tụt quá mức cho phép, rơle 1RU tác động khép
tiếp điểm cấp nguồn cho rơle thời gian 1Rt, sau một khoảng thời gian trễ rơle này
khép tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn đóng KĐ đưa một số tụ điện vào làm việc. Khi
điện quá cao rơ le 2RU sẽ tác động cấp nguồn cho rơle thời gian 2Rt, rơle này sẽ khép
tiếp điểm sau một khoảng thời gian trễ để cấp nguồn cho cuộn cắt KC, loại bớt một số
tụ ra khỏi mạng điện. Như vậy dung lượng công suất phản kháng luôn luôn được điều
chỉnh theo sự thay đổi của điện áp trong mạng, giữ cho điện áp luôn luôn ổn định ở
mức độ cho phép
2. Tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo dòng điện
Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo dòng điện được thể hiện trên
hình 4.20, các rơle 1RI hoặc 3RI sẽ tác động đóng tụ khi phụ tải vượt quá ngưỡng
khởi động, còn các rơle 2RI hoặc 4RI sẽ tác động ngắt bớt tụ khi phụ tải giảm. Giả sử
phụ tải tăng quá ngưỡng khởi động của rơle dòng 3RI, rơle này sẽ tác động đóng tiếp
điểm 3RI để cấp nguồn cho rơle trung gian 4RG, rơle này sẽ khép tiếp điểm của mình
ở mạng cấp điện cho
Khi phụ tải tiếp tục tăng quá ngưỡng khởi động của rơle 1RI, rơle này sẽ tác
động đóng tiếp điểm của mình ở mạch 11-8 cấp điện cho rơle trung gian 2RG, rơle
này khi tác động sẽ đóng tiếp điểm ở mạch 17-12 cấp điện cho rơle thời gian 2Rt. Sau
một khoảng thời gian trễ rơle 2Rt khép tiếp điểm ở mạch 1-4 đưa tín hiệu đi đóng máy
cắt 1MC bộ tụ KB1 vào làm việc
Khi phụ tải giảm quá ngưỡng khởi động của rơle dòng 2RI, rơle này sẽ khởi
động đóng tiếp điểm của mình ở mạch 13-8, do lúc này máy cắt 1MC đang đóng nên
tiếp điểm liên động của nó ở mạch này cũng đóng, nguồn sẽ được cung cấp đến rơle
trung gian 2RG, rơle này đóng tiếp điểm của mình ở mạch 17-12 cấp điện cho rơle
thời gian 2Rt, sau một khoảng thời gian trễ rơle 2Rt sẽ đóng tiếp điểm của mình ở
mạch 1-4 để cấp điện cho cuộn cắt KC cắt máy cắt 1MC để loại bộ tụ 1KB ra khỏi
mạng điện. Tương tự đối với bộ tụ 2KB, khi phụ tải giảm quá ngưỡng khởi động của
rơle 4RI thì rơle này tác động đóng tiếp điểm của mình ở mạch 33-28, do lúc này tiếp
điểm 2MC đóng nên nguồn được cung cấp cho rơle thời gian 4Rt, sau một khoảng
thời gian trễ rơle 4Rt sẽ đóng tiếp điểm của mình ở mạch 21-24 để cấp điện cho cuộn
cắt 2KC cắt điện máy cắt 2MC để loại bộ tụ 2KB ra khỏi mạng điện
201
CD
1MC
1BI
CD
2MC
2BI
2KB1KB
a)
1K 1RG 1MC 1KĐ
1Rt
2Rt
2K 1MC 1KC
1RG
1BV
3K
1RG
1RG
1RI
2RI
2RG 1MC
1MC
1MC
2RG
1Rt
2Rt
1
3
5
7
9
11
13
15
17
2
4
6
8
10
12
4K 3RG 2MC 2KĐ
3Rt
4Rt
5K 2MC 2KC
3RG
2BV
3K
4RG
3RG
1RI
4RI
4RG 2MC
2MC
2MC
2RG
3Rt
4Rt
21
23
25
27
29
31
33
35
37
22
24
26
28
30
32
1RG 3RG
b)
c)
Hình 4.20. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo tín hiệu dòng điện;
a) Sơ đồ mắc tụ bù; b) Sơ đồ khai triển mạch điều khiển
3. Tự động điều chỉnh dung lượng bù theo nguyên lý thời gian
Sơ đồ tự động điều khiển dung lượng tụ bù theo nguyên lý thời gian được thể
hiện trên hình 4-21. Thời gian đặt của chương trình đóng ngắt được bố trí dựa trên đồ
thị phụ tải. Để thời điểm đã định tiếp điểm của đồng hồ ĐH được đóng lại cấp nguồn
cho rơle thời gian 1Rt, sau một khoảng thời gian trễ rơle này khép tiếp điểm cấp
nguồn cho cuộn đóng KĐ đưa một số tụ điện vào làm viêc. Nếu tụ đang làm việc mà
thời gian cắt đã đến thì tiếp điểm đồng hồ ĐH sẽ đóng lại cấp nguồn cho rơle thời
gian 2Rt, rơle này sẽ đóng tiếp điểm sau một khoảng thời gian trễ để cấp nguồn cho
cuộn cắt KC, loại bớt một số tụ ra khỏi mạng điện. Như vậy dung lượng công suất
phản kháng luôn luôn được điều chỉnh theo sự trình tự thời gian đã xác định. Thường
202
thì người ta kết hẹp các nguyên lý hoạt động khác nhau của sơ đồ điều khiển dung
lượng tụ bù như nguyên lý dòng, áp và thời gian
Đ RI MC KĐ
1Rt
2Rt
C
MC KC
RI
BV
K
RU
RI
ĐH MC
MC 1Rt
2Rt
ĐH
RI
b)a)
Hình 4-21. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo thời gian;
a) Sơ đồ mắc thiết bị; b) Sơ đồ khai triển mạch điều khiển
4. Tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo hướng công suất phản kháng
Hình 4.22. Sơ đồ tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù theo tín hiệu dòng điện;
203
a) Sơ đồ mắc thiết bị; b) Sơ đồ khai triển mạch điều khiển
Sơ đồ tự động điều khiển dung lượng tụ bù theo hướng dòng công suất phản
kháng được thể hiện trên hình 4-22. Khi hướng công suất phản kháng đi từ thanh cái
hệ thống về trạm thì rơle công suất 1RG, rơle này khi tác động sẽ đóng tiếp điểm ở
mạch 10-15 cấp điện cho rơle thời gian 1Rt sau một khoảng thời gian trễ rơle 1Rt
đóng tiếp điểm ở mạch 1-2 đưa tín hiệu đi đóng máy cắt MC đưa bộ tụ KB vào làm
việc
Khi hướng dòng công suất phản kháng đi từ thanh cái trạm biến áp vào hệ thống
thì rơle 2RW sẽ tác động, đóng tiếp điểm của mình ở mạch 13-8, do lúc này máy cắt
MC đang đóng nên tiếp điểm liên động của nó ơ mạch này cũng đóng, nguồn sẽ được
cung cấp đến rơle trung gian 2RG, rơle này đóng tiếp điểm của mình ở mạch 17-12
cấp điện cho rơle thời gian 2Rt, sau một khoảng thời gian trễ rơle 2Rt sẽ đóng tiếp
điểm của mình ở mạch 1-4 để cấp điện cho cuộn cắt KC cắt máy cắt 1MC để loại bộ
tụ KB ra khỏi mạng điện
5. Tự động điều chỉnh dung lượng tụ bù bằng thyristor
P
N
P
N
G
K
A
N
P
N
N
P
P
N
P
K
G
A
a) b)
UV
Uđk Ur
UV
Uđk Ur
c)
Hình 4.23. Sơ đồ nguyên lý của thyristor
Hiện nay trong sản xuất đã có nhiều loại thiết bị bù công suất phản kháng được
điều khiển bởi thyristor SVC (Stastic Var Compensator). Khác với chỉnh lưu thông
thường, thyristor cho dòng điện đi qua ở trạng thái mở, ngoài điều kiện điện áp thuận
chiều còn cần có điện áp điều khiển. Có thể coi thyristor như là một bộ ghép nối một
204
transistor NPN và một transistor PNP (hình 4.23.a). Khi cực G được đặt một xung
điện áp dương hơn cực K, mạch sẽ thông và dòng điện sẽ chạy từ Anod sang Katod,
dòng điện này được duy trì cả khi tín hiệu đặt vào cực G bị ngắt. Nếu ghép 2 thyristor
ngược chiều nhau (hình 4.23.b) thì có thể khống chế được trị số hiệu dụng của dòng
điện đi qua một cách liên tục nhờ thay đổi góc mở . Sơ đồ nguyên lý thyristor được
thể hiện trên hình 4.23.c. Khi 0 thì mạch mở và dòng điện đạt giá trị cực đại, khi
O180 thì mạch bị đóng dòng điện I = 0. Như vậy nhờ việc điều chỉnh góc có thể
đóng mở van của thyristor mà không cần dùng đến máy cắt. Thiết bị SVC tác động
hầu như tức thời, phản ứng rất nhạy đối với sự thay đổi của điện áp
4.3. Tự động đóng trở lại nguồn điện
4.3.1. Ý nghĩa của tự động đóng trở lại nguồn điện
Kinh nghiệm vận hành cho thấy, đa số ngắn mạch xảy ra trên đường dây truyền
tải điện năng đều có thể tự tiêu tan nếu cắt nhanh đường dây bằng các thiết bị bảo vệ
rơle.
Cắt nhanh đường dây làm cho hồ quang sinh ra ở chỗ ngắn mạch bị tắt và không
có khả năng gây nên những hư hỏng nghiêm trọng cản trở việc đóng trở lại đường
dây. Hư hỏng tự tiêu tan như vậy được gọi là thoáng qua. Đóng trở lại một đường
dây có hư hỏng thoáng qua thường là thành công.
Những hư hỏng trên đường dây như đứt dây dẫn, vỡ sứ, ngã trụ .... không thể tự
tiêu tan, vì vậy chúng được gọi là hư hỏng tồn tại. Khi đóng trở lại đường dây có xảy
ra ngắn mạch tồn tại thì đường dây lại bị cắt ra một lần nữa, việc đóng trở lại như vậy
là không thành công.
Để giảm thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, thao tác đóng trở lại
đường dây cần được thực hiện một cách tự động nhờ các thiết bị Tự ĐộNG ĐÓNG
TRở Lại (TĐL). Thiết bị TĐL cũng có thể tác động cả khi máy cắt bị cắt ra do thao
tác nhầm của nhân viên vận hành hoặc do thiết bị bảo vệ rơle làm việc không đúng.
Áp dụng TĐL có hiệu quả nhất là ở những đường dây có nguồn cung cấp một
phía, vì trong trường hợp này TĐL thành công sẽ khôi phục nguồn cung cấp cho các
hộ tiêu thụ. Ở mạng vòng, cắt một đường dây không làm ngừng cung cấp điện, tuy
nhiên áp dụng TĐL là hợp lí vì làm tăng nhanh việc loại trừ chế độ không bình
thường và khôi phục sơ đồ mạng đảm bảo vận hành kinh tế và tin cậy. Khả năng TĐL
thành công ở những đường dây trên không vào khoảng 70÷90%.
4.3.2. Phân loại thiết bị tự động đóng trở lại nguồn điện
Trong thực tế người ta có thể áp dụng những loại TĐL sau: TĐL 3 pha, thực
hiện đóng cả 3 pha của máy cắt sau khi nó bị cắt ra bởi bảo vệ rơle. TĐL 1 pha, thực
hiện đóng máy cắt 1 pha sau khi nó bị cắt ra bởi bảo vệ chống ngắn mạch một pha.
205
TĐL hỗn hợp, đóng 3 pha (khi ngắn mạch nhiều pha) hay đóng 1 pha (khi ngắn mạch
một pha).
Riêng TĐL 3 pha được phân ra thành một số dạng: TĐL đơn giản, TĐL tác động
nhanh, TĐL có kiểm tra điện áp, TĐL có kiểm tra đồng bộ....
Theo loại thiết bị mà TĐL tác động đến có: TĐL đường dây, TĐL thanh góp,
TĐL máy biến áp, TĐL động cơ điện.
Theo số lần tác động có: TĐL một lần và TĐL nhiều lần.
Theo cách thức tác động đến cơ cấu truyền động của máy cắt có: TĐL điện và
TĐL cơ khí.
4.3.3. Các yêu cầu cơ bản
Tùy điều kiện cụ thể, sơ đồ TĐL dùng cho đường dây hoặc những thiết bị điện
khác có thể khác nhau nhiều. Nhưng tất cả các thiết bị TĐL phải thỏa mãn những yêu
cầu cơ bản sau:
- Tác động nhanh:
Thời gian tác động của TĐL cần phải càng nhỏ càng tốt để đảm bảo thời gian
ngừng cung cấp điện là nhỏ nhất. Ở các đường dây có nguồn cung cấp từ 2 phía tác
động nhanh của TĐL cần thiết để rút ngắn thời gian khôi phục tình trạng làm việc
bình thường của mạng điện. Tuy nhiên thời gian TĐL bị hạn chế bởi điều kiện khử
ion hoàn toàn môi trường tại chỗ ngắn mạch nhằm đảm bảo TĐL thành công:
tkhử ion < tTĐL < ttkđ
Khi TĐL máy cắt dầu không cần quan tâm đến tkhử ion, nhưng đối với máy cắt
không khí do thời gian đóng của nó rất bé nên phải xét đến điều kiện khử ion.
Ngoài ra thời gian tác động của TĐL còn bị giới hạn bởi thời gian cần thiết để
phục hồi khả năng truyền động của máy cắt khi đóng nó trở lại và khả năng cắt nếu
ngắn mạch tồn tại.
- TĐL phải tự đông trở về vị trí ban đầu sau khi tác động để chuẩn bị cho các lần
làm việc sau.
- Sơ đồ TĐL cần phải đảm bảo số lần tác động đã định trước cho nó và không
được tác động lặp đi lặp lại. Phổ biến nhất là loại TĐL một lần, trong một số trường
hợp người ta cũng sử dụng TĐL hai lần và TĐL ba lần.
- Khi đóng hay mở máy cắt bằng tay thì TĐL không được tác động. Khi đóng
máy cắt bằng tay, nếu nó bị cắt ra ngay lập tức bởi bảo vệ rơle, chứng tỏ là đã đóng
máy cắt vào ngắn mạch tồn tại, lúc ấy chắc chắn việc đóng trở lại sẽ không thành
công. Sơ đồ TĐL cũng cần dự tính đến khả năng cấm TĐL trong trường hợp máy cắt
bị cắt ra bởi một số bảo vệ nào đó. Ví dụ, thường không cho phép TĐL máy biến áp
tác động khi bảo vệ so lệch máy biến áp làm việc (hư hỏng bên trong nó).
4.3.4. Tự đóng lại đường dây một nguồn cung cấp
206
1. Hoạt động của sơ đồ
Hình 4.24. Sơ đồ thiết bị TĐL một lần đường dây
có nguồn cung cấp 1 phía
Trên hình 4.24 là sơ đồ của thiết bị TĐL một lần khởi động bằng phương pháp
không tương ứng của đường dây có nguồn cung cấp 1 phía. Hoạt động của sơ đồ
trong một số chế độ làm việc của mạng điện như sau:
- Ở chế độ vận hành bình thường, khóa điều khiển KĐK ở vị trí đóng Đ2, tiếp
điểm KĐKIV mở, rơle 3RG có điện phản ảnh vị trí đóng của MC; tiếp điểm KĐKI
đóng, tụ C được nạp đầy điện qua điện trở nạp R. Trong khi đó, do máy cắt đang đóng
nên tiếp điểm phụ của nó MC2 mở ra và rơle 2RG không có điện. Sơ đồ đang ở trong
tình trạng sẵn sàng để tác động.
- Khi xảy ra ngắn mạch, thiết bị bảo vệ rơle BV tác động cắt máy cắt, tiếp điểm
phụ MC2 đóng lại, rơle 2RG có điện và đóng tiếp điểm trong mạch khởi động TĐL
(điện trở R1 hạn chế dòng trong mạch vừa đủ để 2RG làm việc nhưng không đủ để
máy cắt đóng lại). Rơle RT có điện, sau một thời gian tRT đặt trước tiếp điểm RT1
khép lại. Tụ C phóng điện qua cuộn dây điện áp của rơle 1RG, tiếp điểm 1RG1 của nó
khép lại và cuộn đóng CĐ của máy cắt có điện theo mạch: (+) → KĐKI →1RG1→
207
cuộn dòng 1RGI → Th → ĐN → 4RG2 → MC2→CĐ→(-). Lúc này máy cắt sẽ được
đóng trở lại.
- Nếu ngắn mạch tự tiêu tan: máy cắt sau khi được TĐL đóng lại sẽ giữ nguyên
vị trí đóng, tụ C lại được nạp đầy để đưa sơ đồ trở lại trạng thái ban đầu chuẩn bị cho
các lần làm việc sau.
Nếu ngắn mạch tồn tại: bảo vệ rơle lại tác động cắt máy cắt và TĐL lại khởi
động như trình tự đã nêu trên. Nhưng vì tụ C đã phóng hết điện trong lần tác động
trước, đến lúc này chưa được nạp đủ nên không thể làm cho rơle 1RG tác động được
và máy cắt sẽ không thể đóng lại. Điều đó đảm bảo cho TĐL chỉ tác động một lần như
đã định trước cho nó.
- Khi mở máy cắt bằng tay (chuyển KĐK sang vị trí C1): tiếp điểm KĐKI mở ra
cắt nguồn vào RT và nguồn nạp tụ, tiếp điểm KĐKII nối tụ C vào điện trở phóng R4,
năng lượng tích lũy ở tụ C sẽ phóng qua R4 biến thành nhiệt năng và tiêu tán ở R4.
Nhờ vậy đảm bảo TĐL không thể tác động khi mở máy cắt bằng tay. Trong một số
trường hợp, tiếp điểm “cấm TĐL” đóng lại, tụ C phóng điện và TĐL cũng không thể
làm việc.
- Khi đóng máy cắt bằng tay (KĐK ở vị trí Đ1): tụ C bắt đầu được nạp điện, nếu
máy cắt lại mở ra thì TĐL cũng không tác động được vì cho đến lúc này tụ C vẫn
chưa nạp đầy.
2. Đặc điểm sơ đồ
-
Hình 4.25. Biểu đồ thời gian trong chu trình TĐL một lần
208
- Sơ đồ khởi động theo phương pháp không tương ứng giữa vị trí của khóa điều
khiển (tiếp điểm KĐKI) và vị trí của máy cắt (tiếp điểm 2RG của rơle phản ánh vị trí
cắt của máy cắt).
- Tiếp điểm RT2 và điện trở R3 nối song song để tăng lực khởi động ban đầu
của RT và khi duy trì thì RT không bị phát nóng nhờ R3 cản bớt dòng.
- Rơle 1RG có hai cuộn dây, khi RT1 khép, tụ C phóng qua cuộn dây điện áp
1RGU, cuộn dây dòng điện 1RGI làm nhiệm vụ tự giữ vì tụ C chỉ cung cấp một xung
ngắn hạn đủ để khởi động 1RG chứ không duy trì được.
- Rơle 4RG có hai cuộn dây, để chống máy cắt đóng lặp đi lặp lại khi ngắn
mạch tồn tại và hỏng hóc TĐL. Ví dụ khi hỏng tiếp điểm 1RG1 (dính) và xảy ra ngắn
mạch, cuộn cắt của máy cắt có điện, đồng thời cuộn dòng 4RGI cũng có điện. Máy cắt
mở ra và các tiếp điểm 4RG1 đóng lại, 4RG2 mở ra. Nếu tiếp điểm 1RG1 bị dính thì
ngay lập tức cuộn áp 4RGU có điện để duy trì trạng thái của các tiếp điểm 4RG1 ,
4RG2. Do vậy mạch cuộn đóng của máy cắt bị hở và máy cắt không thể đóng lặp đi
lặp lại.
4.3.5 Phối hợp tự đóng lại với bảo vệ rơle
1. Tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL:
Sau khi cắt chọn lọc đường dây bị hư hỏng, thiết bị TĐL sẽ tác động đóng máy
cắt trở lại đồng thời nối tắt bộ phận tạo thời gian của bảo vệ chính (hoặc đưa bảo vệ
tác động nhanh vào làm việc) trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó, nhờ vậy
đảm bảo cắt nhanh máy cắt trong trường hợp đóng trở lại đường dây vào ngắn mạch
tồn tại.
Hình 4.26 : Tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL
a) Sơ đồ mạng điện; b)Mạch tăng tốc
Xét sơ đồ mạng điện hình 4.26.a và sơ đồ thực hiện tăng tốc hình 4.26.b. Khi
xảy ra ngắn mạch tại điểm N thì các tiếp điểm của rơle 1RI, 2RI của bảo vệ 1BV đóng
mạch cuộn dây RT, tiếp điểm RT1 đóng tức thời nhưng tiếp điểm RGT1 đang mở nên
209
cuộn dây RG không có điện. Sau thời gian tRT thì tiếp điểm RT2 đóng mạch cuộn dây
RG để đi cắt máy cắt 1MC. Lúc này thiết bị TĐL sẽ đưa xung đi đóng lại 1MC đồng
thời khởi động RGT, tiếp điểm RGT1 đóng. Nếu ngắn mạch tồn tại 1RI, 2RI và RT lại
có điện nên RT1 đóng mạch cuộn dây RG và cắt nhanh máy cắt 1MC. Nếu ngắn mạch
tự tiêu tan (TĐL hành công), thì sau một thời gian đủ để đóng chắc chắn 1MC tiếp
điểm RGT1 mở ra và bảo vệ 1BV lại làm việc với thời gian đặt trước cho nó.
Như vậy tăng tốc độ tác động của bảo vệ sau TĐL cho phép rút ngắn thời gian
cắt rở lại một hư hỏng tồn tại. Tuy nhiên cần lưu ý là bộ phận khởi động dòng của bảo
vệ được tăng tốc phải chỉnh định khỏi dòng tự khởi động của các động cơ (các động
cơ bị hãm lại do mất điện trong quá trình ngắn mạch và trong chu trình TĐL).
2. Tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL:
Cắt máy cắt lần thứ 1 bằng bảo vệ tác động nhanh không chọn lọc (ví dụ, bảo vệ
dòng cắt nhanh), sau đó bảo vệ này bị khóa lại trong trong một khoảng thời gian nhất
định để việc cắt máy cắt lần thứ 2 (nếu TĐL không thành công) được thực hiện bởi
các bảo vệ tác động chọn lọc.
Hình 4.27 : Tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL
a) Sơ đồ mạng điện b) Mạch tăng tốc
Trong phương pháp tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL, cắt lần thứ 1 có
thể xảy ra khi hư hỏng ở phần tử kề, tức là tác động không chọn lọc. Nếu hư hỏng tự
tiêu tan và TĐL thành công, thì tác động không chọn lọc trước đó của bảo vệ được
210
sửa chữa bằng tác động của thiết bị TĐL. Nhờ cắt nhanh ngắn mạch sẽ tạo khả năng
TĐL thành công lớn hơn.
Sơ đồ bộ phận tăng tốc độ bảo vệ trước TĐL như trên hình 4.27b, tiếp điểm 1RI
là của bảo vệ cắt nhanh 3I>>, tiếp điểm 2RI là của bảo vệ dong cực đai 3I>. Thiết bị
TĐL đặt ở đoạn đường dây đầu tiên AB (hình 4.27a). Khi ngắn mạch trên một đoạn
bất kỳ của đường dây ABCD (ví dụ, tại điểm N), lúc đầu bảo vệ cắt nhanh 3I>> tác
động không thời gian đi cắt 3MC. Sau đó TĐL sẽ khởi động và đóng 3MC lại, đồng
thời đưa tín hiệu đi khóa bảo vệ 3I>>. Nếu ngắn mạch tồn tại thì các bảo vệ sẽ làm
việc một cách chọn lọc theo đặc tính thời gian của chúng, trong trường hợp này bảo
vệ dong cực đai 1I> có thời gian làm việc nhỏ nhất sẽ tác động cắt máy cắt 1MC. Cần
lưu ý là việc khóa bảo vệ cắt nhanh 3I>> trên sơ đồ hình 4.27b được thực hiện nhờ tín
hiệu từ thiết bị TĐL đưa đến RGT để làm hở mạch tác động của rơle 1RI.
Nhược điểm của phương pháp tăng tốc độ tác động của bảo vệ trước TĐL là nếu
TĐL hoặc máy cắt 3MC bị hỏng thì tất cả các hộ tiêu thụ trên đường dây đều bị mất
điện mặc dù ngắn mạch có thể chỉ ở đoạn cuối.
Muốn bảo vệ cắt nhanh 3I>> không tác động mất chọn lọc khi ngắn mạch sau
các máy biến áp 1B, 2B cần phải chọn dòng khởi động của nó lớn hơn dòng ngắn
mạch lớn nhất khi ngắn mạch sau các máy biến áp này. Điều này làm hạn chế phạm vi
sử dụng của phương pháp, nhất là khi các đoạn đường dây khá dài và công suất các
máy biến áp 1B, 2B khá lớn.
3. TĐL theo thứ tự:
Hình 4.28 : TĐL theo thứ tự
211
Trong các mạng điện bao gồm nhiều đoạn đường dây nối tiếp nhau có thể thực
hiệncắt nhanh ngắn mạch tồn tại cũng như thoáng qua nhờ phối hợp tác động của bảo
vệ cắtnhanh và tác động theo thứ tự của thiết bị TĐL đặt tại máy cắt của những đoạn
kề nhau.
Xét sơ đồ mạng điện hình 4.28, tại các máy cắt 1MC, 2MC, 3MC tương ứng có
trang bị: các thiết bị tự động đóng trở lại 1TĐL, 2TĐL, 3TĐL; các bảo vệ cắt nhanh
không chọn lọc 1I>>, 2I>>, 3I>> và các bảo vệ dòng cực đại tác động chọn lọc 1I>,
2I>, 3I>. Dòng khởi động của bảo vệ cắt nhanh được chọn lớn hơn dòng khi ngắn
mạch sau các máy biến áp 1B, 2B; vì vậy vùng bảo vệ sẽ bao gồm toàn bộ đoạn
đường dây được bảo vệ và một phần đoạn kề.
Hình 4.29: Biểu đồ thời gian trong chu trình TĐL theo thứ tự
Thời gian làm việc của các thiết bị TĐL được chọn tăng dần theo hướng từ
nguồn trở đi: t3TĐL < t2TĐL < t1TĐL
Khi xảy ra ngắn mạch tại điển N trên đoạn BC, các bảo vệ cắt nhanh 2I>> và
3I>> tác động cắt 2MC và 3MC. Thiết bị 3TĐL có thời gian nhỏ hơn nên tác động
trước đóng trở lại 3MC. Vì đoạn AB không hư hỏng nên TĐL thành công. Sau đó
2TĐL sẽ tác động.
đóng 2MC lại. Nếu ngắn mạch là thoáng qua thì TĐL thành công. Nếu ngắn
mạch tồn tại, bảo vệ cắt nhanh 2I>> sẽ tác động cắt 2MC của đoạn đường dây hư
hỏng BC vì cho đến thời điểm này bảo vệ cắt nhanh 3I>> của đoạn AB đã bị khóa lại
(xem biểu đồ thời gian trên hình 4.29).
4.3.6. Tự đóng lại đường dây hai nguồn cung cấp
Cơ cấu tự động đóng lại đường dây 2 nguồn cung cấp có một số đặc điểm khác
biệt là nó chỉ được phép tác động sau khi máy cắt ở cả hai phái đường dây đã được
cắt, đặc điểm thứ 2 là nếu điện áp ở 2 phía của đường dây không đồng bộ tại thời
điểm TĐL thì có thể sẽ dẫn đến sự tăng vọt của dòng điện, làm ảnh hưởng đến các
212
thiết bị. Chính vì lẽ đó mà cơ cấu TĐL ở đường dây 2 nguồn cung cấp cần phải được
trang bị thêm bộ phận kiểm tra đồng bộ của điện áp.
Sơ đồ TĐL đường dây 2 nguồn cung cấp với bộ kiểm tra sự đồng bộ của điện áp
khi thể hiện trên hình 4.30. Các thiết bị TĐL được đặt trên cả 2 đầu đường dây. Khi
xảy ra ngắn mạch, các máy cắt 1MC và 2MC sẽ cắt, đường dây không còn điện làm
cho rơle 1RU sẽ đóng tiếp điểm đưa tín hiệu đến bộ phận 1TĐL làm máy cắt 1MC
đóng trở lại. Nếu ngắn mạch tiêu tan thì đường dây sẽ lại được cấp điện. Rơle kiểm
tra đồng bộ 2RKĐ nhận tín hiệu từ máy biến áp 1BU và 2BU, sẽ đóng tiếp điểm khi
điện áp đồng bộ làm 2TĐL khởi động đóng máy cắt 2MC. Với sơ đồ này thì máy cắt
1MC thường làm việc nhiều hơn máy cắt 2MC. Để khắc phục người ta đặt TĐL có
các rơle RKĐ ở cả 2 phía, lúc đó TĐL ở phía nào đóng trước cũng được tùy thuộc vào
vị trí của khóa chuyển mạch KCM.
Hình 4.30. Sơ đồ nguyên lý tự động đóng lại đường dây có 2 nguồn cung cấp TĐL-
cơ cấu động đóng lại; RKT- rơle kiểm tra đồng bộ; KCM - khóa chuyển mạch
213
Câu hỏi ôn tập chương
Câu 1: Trình bày khái quát về tự động điều chỉnh tần số.
Câu 2: Trình bày phương pháp điều chỉnh tần số trong trường hợp sự cố.
Câu 3: Trình bày khái quát về tự động điều chỉnh điện áp.
Câu 4: Trình bày phương pháp tự động điều chỉnh kích từ theo nguyên lý ổn
dòng và bù dòng.
Câu 5: Trình bày phương pháp tự động điều chỉnh kích từ máy phát.
Câu 6: Trình bày phương pháp điều chỉnh điện áp bằng cơ cấu phức hợp.
Câu 7: Trình bày phương pháp tự động điều áp dưới tải.
Câu 8: Trình bày ý nghĩa của tự động đóng trở lại nguồn điện.
Câu 9: Trình bày các yêu cầu cơ bản của tự động đóng trở lại nguồn điện.
Câu 10: Trình bày nguyên lý hoạt động của sơ đồ tự động đóng trở lại đường
dây một nguồn cung cấp.
214
PHỤ LỤC
MÃ SỐ RƠLE
21: Rơle bảo vệ khoảng cách.
21N: Bảo vệ khoảng cách, chống chạm đất.
24: Rơle quá từ.
25: Rơle kiểm tra đồng bộ.
26: Rơle nhiệt (dầu).
27: Rơle điện áp thấp.
30: Rơle chỉ thị vùng bảo vệ.
32F: Rơle định hướng công suất thứ tự thuận.
32R: Rơle định hướng công suất thứ tự nghịch.
33: Rơle chỉ thị mức dầu thấp.
37: Dòng điện thấp và công suất thấp.
40: Rơle phát hiện mất kích thích máy phát.
46: Rơle dòng cân bằng pha hay ngược pha(bảo vệ dòng thứ tự nghịch).
47: Rơle thứ tự pha.
48: Mất gia tốc.
49: Rơle nhiệt độ.
49R: Bảo vệ nhiệt độ Rôto.
49S: Bảo vệ nhiệt độ stato.
50: Rơle quá dòng cắt nhanh.
51BF: Rơle bảo vệ hư hỏng máy cắt.
50N: Quá dòng cắt nhanh chống chạm đất.
51: Rơle quá dòng cực đại.
51G: Quá dòng chống chạm đất.
51GS: Quá dòng chạm đất Stato.
51N: Quá dòng chống chạm đất thời gian trễ.
51V: quá dòng có kiểm tra điện áp.
52: Máy cắt AC.
59: Rơle quá điện áp.
59N: Rơle áp thứ tự không chống chạm đất.
60: Cân bằng dòng và điện áp.
62: Rơle thời gian.
63: Rơle áp suất.
64: Rơle chống chạm đất.
64R: Bảo vê chống chạm đất rôto.
67: Rơle dòng định hướng.
215
67N: Rơle dòng định hướng chống chạm đất.
74: Rơle xoá giám sát mạch cắt.
76: Rơle quá dòng DC
78: Mất đồng bộ hay đo góc lệch pha.
79: Tự đóng trở lại.
80: Rơle phát hiện mất nguồn DC.
81: Rơle tần số.
85: Bảo vệ tần số cao, viba hay cáp quang (pilot).
86: Rơle cắt và khoá máy cắt.
87: Rơle so lệch dọc.
87G: So lệch máy phát.
87T: So lệch máy biến áp.
87B: So lệch thanh góp.
87M: So lệch đợng cơ.
87L: So lệch đường dây.
87N: So lệch chống chạm đất.
90: Rơle điều hoà điện thế.
92: Rơle định hướng công suất và điện áp.
95: Rơle phát hiện đứt mạch thứ cấp BI.
96: Rơle hơi.
216
217
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Giáo trình, tài liệu chính:
[1]. Trần Quang Khánh – Bảo vệ rơle và tự động hóa hệ thống điện, NXB
Giáo dục, 2005.
[2]. Trần Đình Long. Bảo vệ các hệ thống điện, NXB KHKT, 2000.
[3]. Trần Đình Long, Trần Đình Chân, Nguyễn Hồng Thái – Bảo vệ rơle
trong hệ thống điện - Đại học BK HN.
+ Tài liệu tham khảo:
[4]. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê - Cung
Cấp điện, NXB KHKT, 1998.
[5]. Nguyễn Hồng Thái, Vũ Văn Tẩm - Rơle số - lý thuyết và ứng dụng,
NXB Giáo dục, 2001.
[6].
[7].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_bao_ve_role_va_tu_dong_hoa.pdf