Công suất của máy tuabin không đủ là công suất của máy tua bin không đạt
được tỷ số đảm bảo ở áp lực nước vận hành nó. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho
công suất của máy tua bin không đủ. Ở đây chỉ đề cập đến nhân tố vận hành và
quản lý. Công suất giảm rõ rệt do mấy nguyên nhân sau đây:
(1) Côn suất của tổ máy nhỏ không đủ. Nguyên nhân thường gặp là do
đường nước bị tắc. Có mấy loại sự cố sau:
a) Tắc ở tấm chắn bẩn ở cửa nước vào. Lực cản tăng lên làm cho chênh lệch mức
nước ở trước và sau tấm chắn bẩn tăng lên làm giảm lưu lượng so với áp lực nước
ở phía trên, làm cho lực ra của tổ máy không đủ.
b) Lối ra của cánh tua bin bị tắc
2) Cần phải ngăn chặn hiện tượng khe hở của dòng chảy đó quá nhỏ hoặc
những nguyên nhân khác nhau làm cho bánh tua bin cọ sát với các bộ phận cố định
trên buồng tuabin.
38 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 26/02/2024 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Quy trình vận hành tổ máy phát điện nhà máy thủy điện cốc san, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tốc ở trạng thái tự động, cong suất đưa ra ở vị trí không tải, tần số đưa
ra hoặc điều chỉnh tốc độ là tần số định mức, thông số của bộ điều tốc ở vị trí tối
ưu không tải.
(3) Việc mở máy tự động có thể thực hiện trong phòng điều khiển hoặc bên cạnh
máy. Cần phải kiểm tra các hạng mục sau:
a. Kiểm tra xem các nguyên kiện tự động hoá động tác có chính xác
không.
b. Ghi chép thời gian cần thiết từ lúc mạch xuống mở máy phát ra tăng lên đến tốc
độ định mức
c. Kiểm tra động tác của bộ điều tốc.
(4) Những hạng mục cần kiểm tra trong quá trình tự động dừng máy và sau khi
dừng máy
a. Ghi chép thời gian cần thiết từ khi phát ra mạch xung dừng máy đến khi tốc độ
giảm tới tốc độ chế động.
b. Ghi chép thời gian cần thiết từ khi tăng van chế động cho đến lúc dừng máy.
c. Kiểm tra xem zơle điện tốc độ và động tác của các nguyên kiệu tự động hoá có
chính xác không.
7. Thử nghiệm tăng áp cho máy phát điện tuabin
1- Những điều kiện cần và đủ để thử nghiệm tăng áp cho máy phát điện tuabin
(1) Tỷ số hút và điện trở cách điện của stato của máy phát phải đạt yêu cầu, đồng
thời theo qui phạm thử nghiệm chịu nén đạt yêu cầu.
(2) Hệ thống bảo vệ máy phát điện đã sẵn sàng, nguồn điện đường hồi kích từ và
điều tiết của nó đã sẵn sàng, nguồn điện đường hồi tín hiệu và các thiết bị bổ trợ đã
sẵn sàng
(3) Hệ thống giám sát độ rung, độ lắc của máy phát đã sẵn sàng
2- Kiểm tra sau khi điện áp tăng tới 50% điện áp định mức.
Các bộ phận của mạch mở máy tự động phải bình thường, xác định điện áp dư nhị
thứ của bộ hỗ cảm dòng điện của máy phát điện, mặt khác cần kiểm tra tính đối
xứng của nó xem có bình thường không, có thể dùng phương pháp thủ công tăng
đến 50% trị số điện áp định mức và kiểm tra các hạng mục sau:
(1) Tình hình làm việc của các thiết bị mạch nhánh, máy cắt và cuộn dây dẫn ra từ
máy phát điện xem có tốt không.
(2) Tình hình rung và lắc của máy trong quá trình vận hành
(3) Vị trí pha, thứ tự pha mạch nhị thứ của mạch điện áp và điện áp có bình thường
không.
Các vấn đề nói trên, nếu bình thường thì tiếp tục tăng áp tới điện áp định mức của
máy phát điện
3- Kiểm tra quá trình tăng áp của máy phát
Trong quá trình tăng áp cần kiểm tra tình hình làm việc của rơle quá điện áp và
rơle điện áp thấp.
5- Kiểm tra dập từ
Cho nhảy công tác dập từ ở 2 điều kiện 50% và 100% điện áp định mức, kiểm tra
tình hình dập hồ quang, lập đồ thị hiển thị sóng, ta được hằng số thời gian dập từ.
8. Thử nghiệm điều chỉnh bộ điều khiển kích từ trong điều kiện không tải
(1) Công tác kích thích của bộ điều tiết kích từ trong các tiristor phải hoạt động
bình thường và tin cậy.
(2) Kiểm tra phạm vi điều chỉnh điện áp của hệ thống điều tiết kích từ, phải phù
hợp với yêu cầu thiết kế. Bộ điều tiết kích từ tự động phải ổn định và điều chỉnh
bình ổn trong phạm vi 70%-100% điện áp định mức không tải của máy phát.
(3) ở tốc độ định mức, không tải của máy phát, dùng tay khống chế phạm vi điều
tiết đơn nguyên: Giới hạn dưới không được cao hơn 20 % điện áp kích từ không tải
của máy phát. Giới hạn trên không được thấp hơn 110% điện áp kích từ định mức
của máy phát.
(4) Xác định bội số phóng đại vòng mở của bộ điều tiết kích từ.
(5) Trong điều kiện phụ tải bằng nhau, xác lập và quan sát đặc tính của các bộ phận
của bộ điều tiết kích từ. Đối với hệ thống kích từ bằng tiristor còn cần phải kiểm
tra hệ số đều áp và đều dòng của cầu chỉnh lưu công suất trong điều kiện dòng điện
kích từ định mức. Đối với cầu chỉnh lưu công suất không bố trí cơ cấu đều áp và cơ
cấu đều dòng giữa các mạch nhánh song song và tủ chỉnh lưu thì hệ số đều áp
không được thấp hơn 0,9, hệ số đều dòng không được thấp hơn 0,85.
(6) ở trạng thái không tải của máy phát địên, cần kiểm tra sự sẵn sàng của bộ điều
tiết kích từ, tình hình làm việc cắt chuyển tự động, thủ công và tình hình điều tiết
giới hạn trên và dưới. Kiểm tra siêu điều lượng và ổn định của bộ điều tiết kích từ
khi mở và dừng máy, tức là khi máy phát chạy không tải, tốc độ trong phạm vi
0,95 ~1,0 tốc độ định mức, đột ngột đưa kích từ vào làm cho điện từ 0 tăng tới trị
số định mức thì siêu điều lượng phải < 10% trị số định mức, số lần rung không lớn
hơn 2~3 lần, thời gian điều tiết không lớn hơn 5 giây.
(7) Thử nghiệm đặc tính tần số - điện áp của máy phát điện có bộ điều tiết kích từ
tự động, ở trạng thái máy điện chạy không tải, cần phải thay đổi tốc độ của máy
phát, đo trị số biến đổi về điện áp dây, xác lập đường cong quan hệ giữa tần số và
điện áp của máy phát điện.
Hệ thống kích từ tự động cần phải bảo đảm sao cho tần số biến đổi 1% thì trị
số biến đổi về điện áp của máy phát phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,25% trị số định
mức.
(8) Đối với bộ điều tiết kích từ của tiristor cần phải tiến hành điều chỉnh cho kích
từ thấp, quá từ, đứt dây, quá điện áp và đều dòng..., đồng thời làm thử nghiệm mô
phỏng động tác, động tác của nó phải chính xác.
(9) Đối với cầu chỉnh lưu 3 pha tự động hoàn toàn còn cần phải làm thử nghiệm
dập từ nghịch biến.
IV.Thử nghiệm tổ máy có trang bị phân phối điện cao áp với biến áp chính và
thử nghiệm xung kích
1. Thử nghiệm tăng dòng ngắn mạch đối với trang bị phân phối điện cao áp và
biến áp chính
1.1. Kiểm ta trước khi thử nghiệm.
(1) Các thiết bị điện áp (máy ngắt và cầu dao cách ly) của máy phát và các thiết bị
cao áp khác có liên quan đều đã được thử nghiệm hợp cách, đủ điền kiện đi vào
vận hành.
(2) Máy biến áp chủ đã qua thử nghiệm nghiệm thu hợp cách, mức dầu bình
thường, cầu dao nối đầu bình thường.
(3) Trang bị phối điện cao áp đã qua thử nghiệm nghiệm thu hợp cách.
(4) Phía bên cao áp của máy biến áp chủ hoặc trang bị phối điện cao áp đã được bố
trí điểm ngắn mạch 3 pha chắc chắn.
(5) Kiểm tra sự sẵn sàng của mạch tín hiệu, khống chê máy biến áp chủ, trang bị
tự động và rơle bảo vệ của máy phát điện.
1.2. Thử nghiệm tăng dòng ngắn mạch.
(1) Sau khi mở máy, dòng điện tăng dần, tiến hành kiểm tra tình hình thông
dòng của các mạch dòng điện và chỉ thị của đồng hồ đo, đồng thời xác lập đồ thị
véctơ dòng điện mạch bảo vệ và bảo vệ sai động của biến áp chủ.
(2) Lắp trang bị rơle bảo vệ của biến áp chủ.
2. Thử nghiệm tăng áp đối với biến áp chính và thiết bị cao áp của tổ máy
(1) Tháo bỏ các dây ngắn mạch của các điểm ngắn mạch của trang bị phối điện cao
áp và của máy biến áp chủ.
(2) Dùng thủ công tăng áp theo từng nấc thang 25%, 50%, 75% và 100% trị
số điện áp định mức của máy phát điện, khi đó tiến hành kiểm tra tình hình làm
việc của các thiết bị.
(3) Kiểm tra mạch điện áp, vị trí pha; thứ tự pha và điện áp của mạch động
bộ xem có chính xác không.
3. Thử nghiệm đóng mạch xung kích của hệ thống điện lực đối với máy biến
áp chính
(1) Máy cắt ở phía bên máy phát điện và cầu dao cách ly đã cắt (mở ra) khi
cần có thể tháo bỏ đầu nối ở phía đầu nối thanh cáp điện áp thấp của biến áp chủ.
(2) Cầu giao tiếp đất điểm trung tính của biến áp chủ đã đóng.
(3) Phần khống chế, bảo vệ và tín hiệu của hệ thống làm nguội và rơle bảo
vệ của biến áp chủ đã sẵn sàng.
(4) Đóng máy cắt phía cao áp của máy biến áp chủ để hợp van xung kích của
hệ thống điện lực đối với máy biến áp chủ, tiến hành 5 lần, gián cách mỗi lần là 10
phút, kiểm tra máy biến áp xem có gì khác thường không, đồng thưòi kiểm tra tình
hình động tác bảo vệ Was và bảo vệ sai động của máy biến áp chủ.
(5) Nếu có điều kiện xác lập đồ thị sóng dòng kích từ vọt khi xung kích máy
biến áp chính
V.Thử nghiệm hoà đồng bộ tổ máy phát điện và thử có tải
1. Thử nghiệm hoà không tải tổ máy phát điện
(1) Kiểm tra tính chính xác của mạch đồng bộ.
(2) Tiến hành thử nghiệm hoà theo phương thức chuẩn đồng bộ tự động và thủ
công. Trước khi chính thức thử nghiệm hoà phải ngắt cầu dao cách ly tương ứng,
tiến hành thử nghiệm hoà mô phỏng để xác định tính chính xác của trang bị đồng
bộ.
(3) Chính thức tiến hành thử nghiệm hoà chuẩn đồng bộ tự động và thủ công, lập
đồ thị hiển sóng về điện áp, tần số và thời gian đồng bộ.
2 - Thử nghiệm có phụ tải đối với tổ máy phát điện
2.1- Thử nghiệm có tải đối với tổ máyphát điện
Thao tác điều chỉnh tốc độ của bộ điều tốc hoặc công suất đưa vào sẽ làm
cho phụ tải hữu công dần tăng lên, đồng thời quan sát chỉ thị của các đồng hồ đo,
tình hình vận hành của các bộ phận và tình hình làm việc của các trang bị bù khí
nước đuôi ở các mức phụ tải, quan sat xem khi tăng tải, tổ máy có vùng rung động
không. Đo độ rung và độ lắc, nếu cần có thể làm thử nghiệm bù khí.
2.2-Thử nghiệm bộ điều tiết kích từ khi tổ máy chạy có tải
(1) Trong điều kiện công suất hữu công của máy phát lần lượt là 0, 50%,
100% trị định mức, căn cứ vào yêu cầu thiết kế tiến hành điều chỉnh công suất vô
công của máy phát điện từ 0 lên đến trị định mức. Điều chỉnh phải bình ổn, không
được nhảy.
(2) Khi có điều kiện có thể xác định và tính toán tỉ lệ điều đầu của máy phát
điện... chúng cần phải có tuyến tính tốt và phù hợp với yêu cầu thiết kế.
(3) Khi có điều kiện có thể xác định và tính toán tỉ lệ điều sai tĩnh điện áp
dây của máy phát, trị số này phải phù hợp với yêu cầu thiết kế. Nếu không có qui
định thì đối với loại bán dẫn phải 0,2 - 1%, đối với loại điện từ 1-3%.
(4) Đối với bộ điều tiết kích từ của tiristor, cần phân biệt tiến hành các loại
thử nghiệm và giám định đối với các bộ hạn chế và bảo vệ.
2.3 - Thử nghiệm phụ tải đột biến
Căn cứ vào tình hình hiện trường, làm cho phụ tải của tổ máy đột biến lượng
đột biến này không được vượt quá 25% phụ tải định mức; đồng thời tự động ghi
chép tốc độ của tổ máy, áp lực nước ở buồng xoắn, giao động động áp lực của ống
nước đuôi, hành trình của bộ tiếp lực và quá trình thay đổi công suất. Đồng thời
chọn các thông số điều tiết tối ưu của bộ điều tốc ở các mức phụ tải.
VI.Thử nghiệm phụ tải lồng của tổ máy phát điện tuabin
1- Phải hội tụ đủ các điều kiện để thử nghiệm phụ tải lồng
(1) Các thông số của bộ điều tốc phải được lựa chọn trị tối ưu được xác định khi
chạy không tải.
(2) Việc điều chỉnh các đồng hồ đo điện lượng và phi điện lượng như độ lắc, độ
rung của tổ máy, áp lực buồng xoắn, tốc độ của tổ máy và hành trình của bộ tiếp
lực... đã được thực hiện hoàn chỉnh.
(3) Tất cả các trang bị tự động và rơle bảo vệ đã sẵn sàng
(4) Tự động điều tiết kích từ đã được chọn trị tối ưu.
2- Thử nghiệm phụ tải lồng của tổ máy
Thử nghiệm phụ tải lồng, cần thực hiện lần lượt ở 25%, 50%, 75% và 100% phụ
tải định mức, ghi chép các số liệu có liên quan. Đồng thời xác lập đường cong về
sự biến đổi các loại thông số, cách thức ghi chép xin tham khảo bảng 2.
Bảng 2. Ghi chép thử nghiệm phụ tải lồng của tổ máy
Phụ tải của tổ máy
Thời gian ghi chép
Tốc độ của tổ máy (v/ph)
Độ mở của cánh dẫn (%)
Thời gian đóng của cánh dẫn (s)
Số lần đi lại của piston (lần)
Thời gian điều tiết của bộ điều tốc (s)
áp lực thực tế của buồng xoắn (MPa)
Thời gian mở van phá hoại chân không (s)
Độ chân không của ống hút (mm H2O)
Độ lắc ở chỗ mặt bích của trục lớn
Độ lắc ở ổ trục dẫn trên
Độ lắc ở ổ trục dẫn nước
Độ rung của giá máy trên
Độ rung của stato
Tỷ lệ tăng của tốc độ (%)
Tỷ lệ tăng áp lực nước (%)
Hệ số sai tốc vĩnh cửu
Thời gian đóng cánh tuabin (s)
Góc độ của cánh tuabin (0)
Độ nâng lên của bộ phận truyền động (mm)
Nằm ngang
Thẳng đứng
Nằm ngang
Thẳng đứng
Trị số chỉ thị (%)
Trị số thực tế (%) mm
Mức nước thượng du: ........... Mức nước hạ du ............ Chỉnh lý ghi chép ............
Phụ trách kỹ thuật .....................
Ngày....... tháng ........ năm
Ghi chú:
1. Tỷ lệ tăng tốc độ = Tốc độ lớn nhất khi có phụ tải lồng - Tốc độ ổn định trước
phụ tải lồng 100% Tốc độ ổn định trước phụ tải lồng
2. Tỷ lệ tăng áp nước của buồng xoắn = Mức nước cao nhất khi có phụ tải lồng -
áp lực nước của buồng xoắn trước phụ tải lồng 100% áp lực nước của buồng
xoắn trước phụ tải lồng
3. Tỷ lệ sai lệch về điều chỉnh thực tế = Tốc độ ổn định sau phụ tải lồng - Tốc độ
ổn định trước phụ tải lồng 100% Tốc độ ổn định trước phụ tải lồng
Nếu trạm điện bị hạn chế bởi điều kiện về hệ thống điện lực và áp lực nước,
vận hành, và nếu tổ máy không thể mang phụ tải định mức lồng thì theo điều kiện
lúc đó cố gắng tiến hành thử nghiệm phụ tải lồng ở điều kiện phụ tải lớn nhất.
3- Kiểm tra siêu điều lượng và tính ổn định của bộ điều tiết kích từ tự động
Ở điều kiện 100% phụ tải định mức lồng, siêu điều lượng về điện áp của máy phát
điện không được lớn hơn 15%-20% điện áp định mức, số lần rung không vượt quá
3-5 lần, thời gian điều tiết không quá 5 giây.
4- Kiểm tra tính năng điều tiết của hệ thống điều tốc
Hiệu chỉnh thời gian đóng khẩn cấp bộ tiếp lực cánh dẫn, tỷ lệ tăng áp lực nước
của buồng xoắn và tỷ lệ tăng tốc độ của tổ máy, đều phải phù hợp với qui định
thiết kế.
5- Kiểm tra khả năng xử lý của bộ điều tốc
Khi kiểm tra phụ tải lồng của tổ máy, khả năng xử lý của bộ điều tốc phải
đạt được những yêu cầu sau:
(1) Sau 100% phụ tải lồng định mức, trong quá trình biến đổi của tốc độ, vượt quá
tốc độ trạng thái ổn định từ 3% trở lên, đỉnh sóng không được vượt quá 2 lần.
(2) Sau phụ tải định mức lồng 100%, từ lần đầu tiên bộ tiếp lực di chuyển về
hướng đóng công tắc đến sự biến đổi về tốc độ của tổ máy, trị số biến đổi này
không được vượt quá 0,5%, thời gian trải qua <40s.
(3) Thời gian bất động của bộ tiếp lực <0,4s đối với bộ điều tốc điện dịch và < 0,5
s đối với bộ điều tốc cơ học.
VII.Vận hành liên tục tổ máy phát điện có phụ tải
(1) Sau khi tiến hành xong các thí nghiệm nói trên, tất cả đều đạt yêu cầu, như vậy
tổ máy đã sãn sàng đủ điều kiện đưa vào hệ thống điện lực, vận hành liên tục có
phụ tải. Thời gian vận hành liên tục là 72 giờ đối với tổ máy mới đi vào sản xuất.
Nếu do những nguyên nhân đặc biệt bên ngoài như mức nước của bể chứa
chưa đạt được yêu cầu thiết kế... khiến cho tổ máy không thể đạt được lực ra định
mức thì có thể căn cứ vào tình hình cụ thể xác định trị số phụ tải lớn nhất mà tổ
máy phải mang.
(2) Căn cứ vào trị số vận hành chính thức để biên chế ca làm việc, ghi chép toàn
diện các thông số vận hành.
(3) Trong quá trình vận hành liên tục, do những nguyên nhân về lắp ráp và chế tạo
tổ máy và thiết bị phụ làm dừng vận hành, thì sau khi kiểm tra xử lýđạt yêu cầu
mới tiếp tục vận hành liên tục, thời gian trước khi dừng sẽ không được tính.
(4) Sau khi vận hành liên tục, cần dừng máy để kiểm tra và xả hết nước trong ống
thép buồng xoắn, kiểm tra các bộ phận đường chảy của tổ máy và hệ thống thải
nước của các vật kiến trúc thủy công, xử lý các khuyết tật phát hiện trong quá trình
vận hành.
(5) Sau khi vận hành 72 giờ đối với tổ máy mới đi vào sản xuất, dừng máy và xử lý
tất cả các khuyết tật nảy sinh, sau đó là có thể bắt đầu sản xuất thử 1 năm. Việc sản
xuất thử do đơn vị sản xuất thực hiện với sự ủy thác của đơn vị xây dựng trạm
điện. Sau khi đủ thời hạn sản xuất có thể chính thức bàn giao. Theo quy định quốc
tế, các tổ máy nhập khẩu sau khi vận hành thử 72 giờ còn cần phải tiếp tục vận
hành thương mại thường là 30 ngày nữa. C. Vận hành bình thường tổ máy phát
điện
Tổ máy mới lắp hoặc tổ máy đại tu sau khi sản xuất thử đạt yêu cầu thì có
thể đưa vào vận hành bình thường tổ máy có 5 hạng mục thao tác: khởi động, hòa
mạng, tăng (giảm) phụ tải, giám sát vận hành, bóc tách, dừng máy.
I. Khởi động tổ máy
1. Thao tác và kiểm tra trước khi khởi động tổ máy ở trạng thái nguội
Khi vận hành bình thường, tổ máy ở trạng thái nóng, trước khi khởi động
không cần công tác chuẩn bị, nếu thời gian dừng máy khá lâu mới khởi động máy
trở lại thì trước khi khởi động cần kiểm tra những vấn đề sau:
1.1. Kiểm tra bộ điều tốc
Bộ điều tốc phải ở vị trí đóng hoàn toàn, chỉ thị hạn chế độ mở chỉ số 0 điều
chỉnh tốc độ hoặc công suất đưa ra chỉ số 0, chốt chặt, đóng chặt van cấp dầu tổng
của bộ điều tốc.
1.2. Kiểm tra hệ thống phanh hãm
Van hãm thòi ra khỏi vị trí hãm: đèn tín hiệu bật sáng, các van của tủ hãm ở
vị trí đi vào vận hành, áp lực gió 0,4-0,7MPa.
1.5. Thao tác van chính
(1) Trước khi mở van chính cần phải mở van thông cạnh, nạp trước vào buồng
xoắn, mở van xả khí của buồng xoắn, sau khi nạp đầy nước thì đóng chặt van xả
khí của buồng xoắn.
(2) Thao tác mở van chính được thực hiện trong phòng điều khiển hoặc bên máy,
van chính mở hết, đèn chỉ thị bật sáng ở vị trí mở.
(3) Sau khi van cấp nước mở hết thì đóng van thông cạnh.
(4) Van chính là van bướm thì trước khi van mở phải xả hết khí nén ở trong buồng
xoắn tuabin.
1.6.Thao tác cấp nước làm nguội, bôi trơn.
Mở tất cả các cửa van của các điều cung cấp nước bôi trơn và làm nguội. Điều
chỉnh lượng cấp nước vì áp lực nước làm cho áp lực ở cửa ra của bộ lọc nước đạt
0,3Mpa, nước làm nguội ở các gối bạc trục 0,1-0,2Mpa. Áp lực nước làm nguội
dẫn vào các ổ trục được điều chỉnh theo trị số thiết kế, áp lực nước của bộ làm
nguội được điều chỉnh theo yêu cầu vận hành.
2. Khởi động máy phải hội đủ các điều kiện sau
(1) Van chính của máy tuốc bin ở vị trí mở hết, ở vị trí mở van chính đèn chỉ
thị bật sáng.
(2) Cơ cấu dẫn nước mở hoàn toàn, chỉ thị hạn chế độ mở chỉ số 0
(3) Tổ máy không có sự cố, sự cố về rơ le điện chưa xảy ra.
(4) Van kê chế động đã khôi phục, đèn chỉ thị khôi phục bật sáng.
(5) Lưu lượng làm nguội và bôi trơn đã sẵn sàng, áp lực nước bình thường.
áp lực gió của hệ thống chế động bình thường (0,4-0,7Mpa)
Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Thanh hải Hướng dẫn vận hành tổ
máy
(6) Công tác chuẩn bị mở máy đã xong, đèn chỉ thị bật sáng.
3. Thao tác khởi động tổ máy
3.1.Thao tác mở máy tự động.
(1) Mở van cấp dầu tổng của bộ điều tốc, tháo chốt bộ tiếp lực ra.
(2) Chuyển tay gạt tự động, thủ công của bộ điều tốc đến vị trí tự động.
(3) Trưởng ca về trị số của máy nước thông báo cho trưởng ca về trị số điện
khí, công tác chuẩn bị cho tổ máy đã xong, chuẩn bị mở máy.
(4) ẩn nút khởi động trong phòng điều khiển, máy được khởi động và đạt tới
tốc độ định mức, công nhân vận hành phải chú ý đến tình hình của tổ máy.
3.2.Thao tác mở máy thủ công (thao tác bên máy)
(1) Trưởng ca trị số điện khí thông báo cho trưởng ca trị số máy thuỷ chuẩn
bị mở máy thủ công.
(2) Đưa tay gạt cắt chuyển thủ công, tự động về vị trí thủ công.
(3) Thao tác cơ cấu hạn chế độ mở ở độ mở khởi động, chờ sau khi khởi
động xong sẽ tăng độ mở của cánh dẫn. Khi tốc độ gần đến tốc độ định mức thì
điều chỉnh chỉ thị hạn chế mở đến vị trí không tải.
II. Hoà máy
1. Tăng áp cho máy phát điện
Sau khi tốc độ của tổ máy đạt tới tốc độ định mức, máy phát điện đi vào tăng áp
sau khi kích từ. Khi tăng áp cần chú ý những vấn đề sau đây:
(1) Dòng điện của stato 3 pha bằng 0. Nếu stato có dòng điện nên lập tức kiểm tra
dập từm mạch về của stato có bị đoản mạch không, tiếp đất có vấn đề gì không.
(2) Trong quá trình tăng áp cần phải đề phòng điện áp không tải quá cao. Khi máy
phát điện ở tốc độ định mức, điện áp định mức, cần phải kiểm tra cần điều chỉnh
dòng điện kích từ xem có ở vị trí không tải không? Đồng thời so sánh trị số về
dòng điện, điện áp lúc đó có giống vị trí số không tải bình thường không.
(3) Trị số điện áp của 3 pha stato phải như nhau. Nếu không bằng nhau, cần phải
kiểm tra đường dẫn ra của máy phát và mạch về của bộ hỗ cảm điện áp xem có mở
không.
2. Hoà và chỉnh đồng bộ máy phát điện.
2.1-Phương thức đồng bộ máy phát điện
Sau khi điện áp của máy phát đạt tới trị định mức là có thể chuẩn bị hoà
mạng. Công việc hoà mạng cần phải cẩn thận tránh gây nên sự cố do đóng máy
không đồng bộ. Phương thức hoà đồng bộ có 2 loại chuẩn đồng bộ và tự đồng bộ.
(1) Chuẩn đồng bộ: Trước tiên, tạo nên điện áp của máy phát điện, sau đó chỉnh
bước với hệ thống, chờ sau khi đủ điều kiện thì đóng cầu dao đồng bộ, đưa hệ
thống hoà với máy cắt chủ của máy phát điện.
(2) Tự đồng bộ: Khi tốc độ của máy phát gần đạt tới tốc độ định mức (sai lệch
2%). Trong điều kiện không tăng kích từ thì trước hết đóng máy cắt chính của
máy phát điện, sau đó áp dụng những phương thức hoà mạng bằng cách phải tăng
kích từ. áp dụng phương pháp tự động đồng bộ có những ưu điểm sau là thao tác
đơn giản, khi hệ thống phát sinh sự cố thì tổ máy dự phòng có thể nhanh chóng hoà
vào hệ thống.
Nhưng khi hoà mạng dòng điện xung kích phải lớn hơn chuẩn đồng bộ.
2.2. Những điều kiện cần phải đủ khi hoà chuẩn đồng bộ.
(1) Điện áp của máy phát chờ ghép phải bằng điện áp lưới (hệ thống). Sai lệch của
chúng = 0,5% điện áp định mức.
(2) Tần số của máy phát chờ ghép phải bằng tần số điện lưới, độ sai lệch về tần số
0,25%Hz.
(3) Vị trí pha của máy phát chờ ghép phải giống vị trí pha của điện lưới sai số là
100 (góc vị trí pha)
(4) Thứ tự pha của máy phát chờ ghép phải giống với thứ tự pha điện lưới.
Điện kháng của máy phát điện là rất nhỏ. Sự sai lệch điện áp khá nhỏ giữa
hệ thống và máy phát điện chờ ghép sẽ tạo thành dòng điện xung kích khá lớn. Nếu
không có 4 điều kiện nói trên mà tiến hành ghép phi đồng bộ thì với sự tác động
của dòng xung kích khá lớn sẽ gây nên sự cố.
Nếu nghiêm trọng có thể làm cháy máy phát, thậm chí làm gãy trục.
2.3.Thao tác hoà chuẩn đồng bộ máy phát điện
Có 3 phương pháp: Thủ công, bán tự động và tự động. Với các tổ máy của
trạm thuỷ điện nhỏ thì nên áp dụng chuẩn đồng bộ bán tự động và thủ công, với
các tổ máy của trạm thuỷ điện vừa và lớn thì áp dụng chuẩn đồng bộ tự động.
(1) Các bước thao tác chuẩn đồng bộ thủ công.
a) Đóng cầu dao cách ly của máy phát điện chờ hoà mạng.
b) Thao tác cơ cấu điều chỉnh tốc độ của máy phát điều tốc để tần số của máy phát
chờ hoà gần bằng tần số của hệ thống, sai số của nó phải nằm trong phạm vi cho
phép.
c. Điêù chỉnh máy phát chờ hoà để giảm bằng điện áp của hệ thống, sai số của
chúng phải nằm trong phạm vi cho phép.
d. Đồng hồ chỉnh bộ sẵn sàng, khi kim của đồng hồ chỉnh bộ quay từ chậm sang
nhanh, sự bình ổn quay tiếp cận với đường đỏ thì thao tác cầu dao đóng đồng bộ,
nhanh chóng đưa máy cắt chính của máy phát hoà mạng.
(2) Chuẩn đồng bộ bán tự động. Khi công nhân vận hành điều chỉnh để điện áp và
tần số của máy phát về cơ bản giống với lưới điện thì đưa vào đồng hồ của mạng
hoà tự động. Sau khi hội đủ 4 điệu kiện đồng bộ, đồng hồ hoà mạng tự động hoạt
động và máy phát điện tự động hoà vào lưới điện.
III. Thao tác tăng (giảm) phụ tải máy phát điện
Khi tổ máy đã ghép vào lưới điện có phụ tải, điều chỉnh công suất hữu công
và công suất vô công đạt đến trị số đã cho, phương pháp thao tác như sau:
(1) Thao tác cơ cấu hạn chế độ mở, đưa kim chỉ độ mở đạt tới độ mở 100% hoặc
đạt đến độ mở hạn chế dự định.
(2) Tăng công suất hữu công. Thao tác cơ cấu điều chỉnh tốc độ của bộ điều tốc
hoặc công suất đã đặt ra để làm tăng chỉ thị, từ đó độ mở của cơ cấu dẫn nước tăng
lên, điều chỉnh công suất hữu công của tổ nước đạt tới trị số đặt ra.
(3) Tăng công suất vô công. Dùng phương pháp tăng kích từ để điều chỉnh công
suất vô công đạt tới trị số đặt ra.
Thao tác giảm công suất hữu công và công suất vô vông sẽ thực hiện ngược
lại với ở trên. Trong quá trình vận hành, có thể căn cứ vào điều độ lưới điện, dùng
phương pháp tương tự như trên để điều chỉnh công suất của tổ máy.
IV.Giám sát vận hành bình thường của tổ máy
1. Giám sát sự vận hành của máy tua bin nước
(1) Giám sát bịt kín trục chính. Yêu cầu bịt kín không quá nhiệt lượng rò nước ít.
Khi vận hành bịt kín mặt đầu kiểu thuỷ lực, nhờ vào áp lực nước, làm cho mặt đầu
của vòng gioăng hình chữ U ép chặt vào, vòng quay để tiến hành bịt kín, áp lực lọt
nước của vòng bịt kín là 0,05-0,1MPa: Trong quá trình vận hành, sự bịt kín ở trục
chính (bìa Amiăng) cho phép hơi rò nước để bôi trơn mặt ma sát làm nguội, nhưng
không để nước chảy thành đòng tránh cho nước chảy vào ổ trục dẫn nước.
(3) Giám sát cơ cấu dẫn nước.
Cắt đứt chốt cần nổi, giữa tay biên và cầm nối không có tạp chất. Chỗ ống lồng của
cánh dẫn không được rò nước.
(4) Đồng hồ áp lực. Sự chỉ thị của đồng hồ chân không có bình thường không. ống
nước đuôi có rung mạnh và kêu không? Sự làm việc của van phá hoại chân không
có bình thường không?
(5) Hệ thống nước, khí, dầu của tổ máy làm việc bình thường không, có hiện tượng
rò nước, dò dầu, dò khí hoặc bị tắc không.
(6) Các bu lông cố định ở các chỗ nối của tổ máy có bị lỏng không?
(7) Tiếng ồn vận hành của tổ máy có bình thường không, có sự trấn động và có
mùi gì khác thường không.
2. Giám sát lượng nước và áp lực nước làm cho nguội và bôi trơn
2.1. Giám sát nhiệt độ của lõi sắt và cuộn dây của Stato máy phát.
Đối với máy điện có phụ tải, do đồng và Fe mài mòn mà tạo nên nhiệt
lượng, làm cho nhiệt độ của Stato tăng cao, nhiệt độ tăng vượt quá cho phép sẽ làm
xấu đi đặc tính cách điện, nhiệt độ tăng vượt quá cho phép sẽ giảm, nếu nghiêm
trọng sẽ kích xuyên cuộn dây, làm đoản mạch và làm cháy máy phát. Nhiệt độ
cuộn dây của máy phát tốt nhất khống chế trong khoảng 60-800C, nhiệt độ tối đa
không được vượt quá 1050C. Nhiệt độ lõi sắt của Stato không được vượt quá nhiệt
độ cho phép chế tạo.
2.2. Giám sát nhiệt độ gió của máy phát.
Trong quá trình vận hành máy phát điện, nếu điện áp và dòng điện bảo đảm
không biến đổi thì nhiệt độ của lõi sắt máy phát sẽ tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ
tăng nhiệt độ cảu môi chất làm nguội. Do vậy, ngoài việc giảm nhiệt độ gío ở cửa
vào và ra. Để tránh cho máy phát điện không thấp hơn 50C. Để đề phòng máy phát
quá nhiệt, nhiệt độ gió vào lớn nhất phải thấp hơn 400C, thông thường trong
khoảng 20-300C là thích hợp.
3. Giám sát các nhân tố về công suất, dòng điện và điện áp của máy phát điện
3.1. Giám sát điện áp:
Trong điều kiện tốc độ định mức và lực ra định mức của máy phát điện
không thay đổi, phạm vi biến đổi điện áp cho phép vận hành trong phạm vi 5%
điện áp định mức. Cao nhất không được vượt quá 110% điện áp định mức. Nhưng
khi đó dòng điện kích từ không được vượt quá trị số định mức. Điện áp thống nhất
được xác định theo yêu cầu về vận hành ổn định của hệ thống. Nói chung không
được thấp hơn 90% điện áp định mức. Khi đó dòng điện của stato không được vượt
quá trị định mức.
3.2. Giám sát dòng điện
Dòng điện của Stato máy phát không được vượt quá trị định mức, dòng điện
không cân bằng giữa 3 pha không được vượt quá 20% dòng điện định mức. 3.3.
Giám sát hệ số công suất cos . Trị định mức cos công suất của máy phát là 0,8.
Nói chung không vượt quá 0,95 có thể vận hành bình thường. Với máy phát điện
có trang bị kích từ tự động thì khi cần vẫn có thể vận hành khi hệ số công suất
cos=1. Nhưng không cho phép vận hành tiến pha. Khi hệ số công suất cos <0.8
cần chú ý dòng điện của stato và roto không được vượt quá trị định mức.
4. Giám sát ổ trục của tổ máy.
4.1. Giám sát nhiệt độ.
Khi làm việc, ổ trục và cổ trục phát sinh vận động tương đối tạo ra ma sát và
phát sinh nhiệt.
Dầu bôi trơn có tác dụng bôi trơn và làm nguội... Trong quá trình vận hành
nhiệt độ ổ trục quá cao, sẽ làm cho độ nhớt của dầu bôi trơn giảm đi, chất lượng
dầu xấu đi, làm cho độ dày của màng dầu mỏng đi, điều kiện bôi trơn sẽ xấu đi,
nếu nghiêm trọng có thể làm chảy lót bạc.
Công nhân vận hành phải tăng cường giám sát nhiệt độ dầu và nhiệt độ của
bạc ổ trục. Trong vận hành, nhiệt độ của bạc trục thường là 600C trở xuống, nhiệt
độ phát tín hiệu sự cố là 650C. Nhiệt độ sự cố là 700C phải dừng máy, nhiệt độ dầu
thường không được vượt quá 550C.
4.2. Giám sát mức dầu, chất lượng dầu.
(1) Giám sát chất lượng dầu. Máy phát điện tua bin thường dùng dầu tuabin chống
gỉ số 32;46. Về chất lượng dầu ngoài việc hoá nghiệm định kỳ ra còn cần phải
quan sát trong quá trình vận hành. Màu của dầu là màu vàng cam trong suốt, nếu
màu dầu lẫn tạp chất ngả màu trắng chứng tỏ rằng trong dầu chứa nhiều nước. Nếu
màu dầu biến đen hoặc xám là do trong dầu có tạp chất và bột than, lượng bột than
tăng là do nhiệt độ dầu quá cao tạo nên, nó có thể cháy bạc. Do vậy công nhân vận
hành phải đặc biệt chú ý.
(2) Giám sát mức dầu
Mức dầu chính xác đảm bảo cho ổ trục vận hành an toàn. Mức dầu quá cao
dễ gây nên hiện tượng dầu lồng ổ trục. Mức dầu quá thấp sẽ làm cho ổ trục quá
nhiệt do lượng dầu không đủ thậm chí còn làm chảy lót bạc. Mức dầu của ổ trục
nên thực hiện trong phạm vi 10mm đường mức dầu tiêu chuẩn.
5. Giám sát tiếng kêu và độ rung của tổ máy
Trong quá trình vận hành, dùng bộ truyền cảm để giám sát độ rung và độ lắc
của tổ máy hoặc định kỳ dùng đồng hồ % để đo. Độ rung ở các bộ phận của tổ máy
không được vượt quá quy định ở bảng 1.
Trị số độ lắc của các bộ phận không được vượt quá quy định của thiết kế.
Nếu không có quy định thì thông thường không được vượt quá khe hở của bạc
trục. Trong quá trình vận hành tổ máy, nếu phát hiện có rung khác thường, trong tổ
máy có ma sát kim loại và có tiếng va đập cần phải lập tức dừng máy để kiểm tra,
xác minh nguyên nhân và tiến hành xử lý khắc phục.
V.Dừng máy và tách tổ máy phát điện
1. Tách
(1) Trưởng ca trực ban phát lệnh dừng máy.
(2) Dùng cơ cấu điều chỉnh tốc độ hoặc công suất đưa ra để dỡ bỏ toàn bộ
công suất hữu công của tổ máy.
(3) Điều chỉnh từ của máy phát dỡ bỏ toàn bộ công suất vô công.
(4) Dịch chuyển kim của cơ cấu hạn chế độ mở đến mở không tải.
(5) Cắt máy cắt chính ổ cửa ra của máy phát điện để tách tổ máy phát ra khỏi
lưới điện.
2. Dừng máy
(1) Thao tác cần gạt điều tiết kích từ để giảm điện áp máy phát đến 0
(2) Thao tác cơ cấu hạn chế độ mở, đóng chặt hoàn toàn bộ điều chế.
(3) Tốc độ của máy dần dần giảm xuống, khi giảm đến khoảng 30% tốc độ
định mức thì tự động hoặc bằng tay đưa van chế động (hãm) vào cho đến khi máy
dừng vận hành.
(4) Cơ cấu tiếp lực của bộ điều tốc đã được chốt chặt, đóng chặt van cấp dầu
của bộ điều tốc (nếu dừng máy tạm thời hoặc bộ điều tốc dò dầu không nghiêm
trọng thì không phải đóng chặt).
(5) Khôi phục van chế động (hãm), đèn chỉ thị bật sáng, đồng thời kiểm tra
xem van chế động đã tụt xuống hết chưa.
(6) Đóng van tổng cấp nước làm nguội cho tổ máy.
(7) Nếu dừng máy thời gian dài, hoặc cánh dẫn nước bị rò nước nghiêm
trọng thì có thể đóng van chính ở phía trước máy tua bin.
(8) Kiểm tra kỹ càng toàn bộ tình hình của tổ máy.
D. Sự cố và xử lý sự cố qúa trình vận hành tổ máy phát điện Trong quá trình
vận hành, do những nguyên nhân bên ngoài hay bên trong thường hay xảy ra sự cố
và các hiện tượng khác thường, nó có thể phản ánh thông qua các đồng hồ đo như
rơle điện rơi mác, phát ra tiếng kêu và tín hiệu ánh sáng đèn. Khi đó nhân viên trực
ban phải căn cứ Qui trình vận hành máy phát điện tua bin, căn cứ vào tính chất sự
cố tích cực suy nghĩ nhanh chóng xử lý, không để sự cố phát triển, tránh tạo nên sự
cố nghiêm trọng.
Khi tổ máy bị sự cố, cần ngừng máy tự động thông qua trang bị bảo vệ.
Nhân viên vận hành không vì thế mà lơ là cảnh giác, cẩn thận đề phòng sự mất linh
hoạt của trang bị bảo vệ, khi mới phát hiện sự cố có nguy cơ mất an toàn của tổ
máy, cần phải dừng máy kịp thời theo đúng quy trình vận hành.
I. Sự vận hành dị thường của máy phát và phương pháp xử lý
1. Máy phát điện quá tải
Hiện tượng này là dòng điện của stato vượt quá trị số định mức, tổ máy
không được phép vận hành quá tải. Khi hệ thống phát sinh sự cố, quá tải với thời
gian ngắn là khó tránh khỏi. Trị số quá tải và thời gian cho phép theo quy định của
nhà chế tạo. Nếu nhà chế tạo chưa có quy định thì đối máy phát làm nguội bằng
không khí thì có thể thực hiện theo bảng 3.
Bảng 3 Trị số cho phép của dòng điện quá tải với thời gian ngắn. Quá phụ tải với
thời gian ngắn của cuộn dây stato 1, 10 1 ,12 1 ,15 1 ,20 1 ,25 1,30 1,40 1,50
Dòng định mức
Thời gian liên tục (phút) 60 30 15 5 4 3 2
Khi dòng điện của Stato vượt quá trị định mức, trước hết kiểm tra công suất
và điện áp. Chú ý đến thời gian mà dòng điện đã trải qua để vượt quá trị số cho
phép: Thông thường áp dụng phương pháp giảm dòng kích từ. Khi mà không thể
làm cho điện áp quá thấp và vô công quá nhỏ, thì cố gắng giảm dòng điện của
Stato. Nếu phương pháp này không có hiệu quả lắm thì bắt buộc phải giảm hữu
công của máy phát hoặc cắt bỏ một phần phụ tải làm cho dòng điện của stato giảm
đến trị số cho phép.
2. Độ rung của máy phát điện
Nếu hệ thống phát sinh ngắn mạch, tính ổn định bị phá hoại, tổ máy rung rất
mãnh liệt. Hiện tượng của nó như sau:
(1) Kim đồng hồ dòng của stato lắc mãnh liệt, dòng của stato vượt quá trị số
bình thường.
(2) Kim của đồng hồ điện áp của stato rung mãnh liệt, thông thường làm cho
điện áp giảm.
(3) Kim của đồng hồ công suất hữu công rung phạm vi cả mặt tròn.
(4) Kim đồng hồ dòng kích từ của Roto rung động xung quanh trị số bình
thường.
(5) Tần số và tốc độ máy phát lúc lên lúc xuống, máy phát hiện tiếng kêu.
Khi tổ máy bị rung, nhân viên trực ban về điện cần áp dụng các biện pháp.
(1) Đối với máy phát điện không có trang bị điều chỉnh từ tự động thì dùng
tay tăng dòng kích từ, để máy đi vào đồng bộ.
(2) Với máy phát có trang bị kích từ tự động, cần giảm phụ tải hữu công của
máy phát, làm cho tổ máy khôi phục đồng bộ.
(3) Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không khôi phục được
thì tách tổ máy.
(4) Căn cứ vào tốc độ của máy phát phán đoán tốc độ máy phát tăng hay
giảm. Nếu tốc độ của máy phát tăng cao hơn trước khi rung cần phải hạn chế độ
mở cửa cánh dần để giảm công suất hữu công của máy phát nối biên với hệ thống,
cho đến khi loại bỏ hết hiện tượng rung. Nếu tốc độ của máy phát giảm thấp hơn so
với trước khi rung, cần lập tức tăng công suất hữu công của tổ máy nhanh chóng
làm cho tổ máy khôi phục đồng bộ.
(5) Giám sát tình hình vận hành của bộ điều tốc và các bộ phận cơ khí của tổ
máy.
3. Hoà không đồng bộ máy phát điện
Trong quá trình hoà máy phát điện, đưa vào máy cắt, nếu dòng điện của
stato đột ngột tăng cao, điện áp của máy phát giảm mạnh, trong máy phát ra tiếng
kêu, sau khi đồng hồ dòng điện của stato lắc mãnh liệt sẽ dần dần khôi phục bình
thường, máy phát điện tác động cường lực sẽ xuất hiện các hiện tượng như màn
hình quang sẽ sáng, bộ rơle tín hiệu sẽ rơi mác nhiều. Điều đó tức là máy phát điện
đã được hoà phi đồng bộ. Khi đó công nhân vận hành phải lập tức cho nhảy máy
cắt ở cửa ra cảu máy phát và nhanh chóng dừng máy. Sau đó dùng đồng hồ đo từ
xa 2500V để đo cách điện của stato. Kiểm tra xem ở phần đầu phía trên và phía
dưới của cuộn dây stato máy phải có bị biến dạng không. Sau khi kiểm tra xác định
máy phát chưa bị tổn thương, có thể mở máy vận hành hoà mạng.
4. Máy phát mất kích từ
Máy phát mất kích từ, hiện tượng như sau: Kim đồng hồ dòng của Roto chỉ
số không. Chỉ thị của đồng hồ công suất hữu công thấy hơn trị bình thường. Chỉ thị
của đồng hồ dòng điện của stato tăng cao, đồng hồ hệ số công suất tiến pha (cos
>1), kim của đồng hồ vô công vượt quá vị trí 0. Tức là công suất vô công hút của
hệ thống, dòng điện của stato và điện áp của roto có biến đổi tuỳ theo chu kỳ.
Khi máy phát mất kích từ, nếu bảo vệ mất từ chưa hoạt động dừng máy cần
phải lập tức bằng thủ công tiến hành tách máy phát điện để tránh sự cố nghiêm
trọng trên.
5. Tác động bảo vệ sai động của máy phát
Bảo vệ sai động là sự bảo vệ chính của máy phát, động tác bảo vệ sai động
thường là sự cố nội bộ của máy p hát gồm dây cái, cáp điện và bộ hỗ cảm bên
trong vùng bảo vệ. Trực ban cần phải chú ý.
Hiện tượng động tác bảo vệ sai động là loa kêu, đèn báo “máy phát bị sự cố”
sáng lên. Rơle điện sai động rơi mác. Tổ máy tự động tách, dừng máy. Sau khi
dừng máy bảo vệ sai động. Cần phải kiểm tra các chỗ trọng điểm của máy phát,
dùng đồng hồ đo ra 2500v để đo cách điện đối đất, kiểm tra cách điện của nó xem
có bị kích xuyên không? phía trong có dấu vết xì khói không?
Đối với các thiết bị trong vùng bảo vệ (Bộ hỗ cảm dòng điện, bộ hỗ cảm
điện áp, thanh cái, cáp điện) cần phải kiểm tra định kỳ cũng như đo cách điện xem
có bị ngắn mạch không và tình hình tiếp đất.
Nếu sau khi kiểm tra các vấn đề trên mà không có vấn đề gì thì cần kiểm tra
trị số chỉnh định về bảo vệ sai động xem có chính xác không? Trước khi chưa xác
minh được nguyên nhân tác động bảo vệ sai động không cho phép mở máy, ghép
mạng.
6. Máy phát điện cháy
Nếu ở cửa ra của gió (ở máy phát) có khói và tia lửa hoặc có mùi cháy của
chất cách điện, nhân viên trực ban cần phải thực hiện các biện pháp sau:
(1) Trực ban nhanh chóng ấn nút ngừng máy khẩn cấp, tách máy phát ra
khỏi hệ thống và dập từ.
(2) Sau khi máy phát đã được dập từ mất áp thì nhanh chóng mở ống nước
cứu hoả, nhân viên trực ban theo quy định dùng CCl4 và bình cứu hoả 1211 để dập
lửa, cấm không được dùng bình dập lửa bằng bọt và cát để dập lửa.
(3) Sau khi dập lửa, giảm nhiệt độ, căn cứ vào hiện tượng phát sinh sự cố và
vị trí phát sinh sự cố để kiểm tra tỉ mỷ. Nếu cần có thể bỏ kiểm tra nhưng phải xác
minh rõ nguyên nhân và tăng cường xử lý. Nhân viên vào trong máy kiểm tra cần
đeo mặt nạ phòng độc hoặc chụng dưỡng khí oxy. Khi tiếp xúc thiết bị, cần phải có
các biện pháp an toàn.
7. Máy cắt của máy phát điện nhảy dao
Hiện tượng nhảy dao của máy cắt là đèn chỉ thị nhảy dao sáng hoặc có tín
hiệu kêu, đồng hồ công suất vô công, hữu công của máy phát chỉ về 0. Nguyên
nhân gây ra nhảy dao có rất nhiều, đại để là mấy điểm sau:
(1) Sự cố bên trong máy phát như: Cuộn dây của stato, roto bị ngắn hoặc
tiếp đất, bộ rơle sai động nhảy.
(2) Sự cố ở bên ngoài máy phát, đường dây hoặc thanh cái bị ngắn bộ mạch
dưỡng dây bị sét đánh quá điện áp gây nên nhảy dao.
(3) Sự cố về cơ khí thuỷ lực
(4) Tác động sai lệch của bảo vệ rơle hoặc nhân viên vận hành thao tác nhầm
làm nhảy dao.
Khi máy phát điện tự động nhảy dao, nhân viên vận hành cần làm tốt các
công việc sau: Kiểm tra xem cầu dao dập từ đã mở chưa, nếu chưa mở, phải lập tức
cắt ngay, bộ biến trở từ trường ở vị trí lớn nhất, làm rõ nguyên nhân nhảy dao, căn
cứ vào tình hình cụ thể để xử lý.
II. Sự vận hành khác thường của máy tuabin và xử lý sự cố
1. Sự phát triển và sự xâm thực của khí đối với máy tua bin
Trong quá trình vận hành, máy tuabin phát sinh xâm thực của khí, tiếng ồn
của ống đuôi nước tăng lên, tổ máy bị rung, độ rung lắc tăng lên. Nguyên nhân cơ
bản của nó là máy tuabin vận hành cần phải thay đổi phương thức vận hành, tránh
vận hành ở biên giới vùng không ổn định của máy tua bin.
2. Công suất của máy tua bin không đủ
Công suất của máy tuabin không đủ là công suất của máy tua bin không đạt
được tỷ số đảm bảo ở áp lực nước vận hành nó. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho
công suất của máy tua bin không đủ. Ở đây chỉ đề cập đến nhân tố vận hành và
quản lý. Công suất giảm rõ rệt do mấy nguyên nhân sau đây:
(1) Côn suất của tổ máy nhỏ không đủ. Nguyên nhân thường gặp là do
đường nước bị tắc. Có mấy loại sự cố sau:
a) Tắc ở tấm chắn bẩn ở cửa nước vào. Lực cản tăng lên làm cho chênh lệch mức
nước ở trước và sau tấm chắn bẩn tăng lên làm giảm lưu lượng so với áp lực nước
ở phía trên, làm cho lực ra của tổ máy không đủ.
b) Lối ra của cánh tua bin bị tắc
2) Cần phải ngăn chặn hiện tượng khe hở của dòng chảy đó quá nhỏ hoặc
những nguyên nhân khác nhau làm cho bánh tua bin cọ sát với các bộ phận cố định
trên buồng tuabin.
3. Sự quá tốc độ của máy
(1) Sự quá tốc độ của tổ máy là do phụ tải lồng, máy điều tốc mất tác dụng
hoặc trị số chỉnh động thời gian đóng quá lớn làm cho tốc độ quay của tổ máy lớn
hơn trị số chiỉnh định của rơ le điện quá tốc độ (thông thường là 140% tốc độ định
mức), tổ máy phải dừng khẩn cấp, van chỉnh tự động đóng.
(2) Phương pháp xử lý: Công nhân vận hành máy phải liên tục giám sát tình
hình dừng máy và tình hình đóng tự động van chính. Sau khi dừng máy phải kiểm
tra toàn diện tổ máy và ghi chép đầy đủ, xác nhận không có vấn đề gì khác thường.
Thường ca trực ban hạ lệnh có thể tiếp tụcd khởi động trở lại.
(3) Những vấn đề cần chú ý: Khi bộ điều tốc mất tác dụng gây nên sự quá
tốc của tổ máy và gặp phải sự cố mạch về chế động bảo vệ, tổ máy không thể tự
động dừng máy, công nhân vận hành cần nhanh chóng ấn nút dừng máy hoặc dùng
tay thao tác ra, điện tử dừng máy khẩn cấp, để làm cho cơ cấu van nước đóng lại.
Nếu không được thì nhanh chóng đóng van chính hoặc van chốt tốc độ nhanh.
4. Cắt đứt chốt định vị
(1) Nguyên nhân: Trong quá trình làm việc của cơ cấu dẫn nước, cá biệt
cánh dẫn dị tật kẹp chặt, hoặc đóng do những nguyên nhân khác làm cho cánh dẫn
không thể chuyển động, chốt cắt bị cắt đứt, bảo vệ sự an toàn của cơ cấu dẫn nước:
(2) Hiện tượng biểu hiện sự cắt đứt của chốt cắt là:
a- Trang bị tín hiệu của chốt cắt phát tín hiệu, đèn tín hiệu sự cố cơ cấu thuỷ lực
bật sáng.
b-Cánh tay đòn cánh dẫn chính và phụ tách ra hoặc cánh tay dodnf tách khỏi cần
nối.
c-Đo thuỷ lực cân bằng, làm cho tổ máy rung, lắc, tiếng kêu lớn.
(3) Phương thức đề phòng và khắc phục
a-Nâng cao chất lượng tấm chắn bẩn ở thượng du, đảm bảo tỷ lệ hoàn hảo, phòng
tránh chất bẩn chui vào trong khoang sau đó chui vào cánh dẫn.
b-Nâng cao chất lượng cơ cấu dẫn nước, cánh dẫn phải linh hoạt (nhạy bén)
c-Nều dùng ổ trục li lông thì trước hết phải cho nước xâm thực, sau đó gia công, để
tránh cho cổ trục không bị ôm chặt cứng sau khi nilông gặp nước nở ra (do khe hở
quá nhỏ), điều đó sẽ dẫn tới hiện tượng là cánh dẫn chuyển động không linh hoạt.
(4) Phương pháp xử lý
a) Trước hết phải dự đoán nguyên nhân cắt đứt chỗ cắt, cắt bộ điều tốc đến vị trí
thủ công, điều chỉnh độ mở của cánh dẫn (phụ tải) để phù hợp với yêu cầu cần sửa
chữa. Vì tiện lợi cho việc thay chốt cắt trong điều kiện không ngừng máy.
b) Nếu trong quá trình vận hành không có cách gì xử lý được thì phải sớm dừng
máy, sau khi đóng van chủ thì phải thay ngay chốt cắt của cánh dẫn.
5. Bộ phận làm kín trục chính bị rò nước nghiêm trọng
Sự cố thường gặp ở chỗ bịt kín trục chính là chỗ bịt kín bị rò nước nghiêm
trọng uy hiếp sự vận hành an toàn của ổ trục dẫn nước. Có rất nhiều loại làm kín.
Do sự khác nhau về kết cấu nên sự cố cũng khác nhau, do đó phương pháp xử lý
khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp xử lý thường để xử lý bịt
kín.
5.1-Làm kín bằng bìa amiăng
Nguyên nhân rò nước khi làm kín bằng phương pháp này là: bàn amiăng ép
không chặt. Cách xử lý lò điều chỉnh đều đặn và đối xứng vòng ép để ép chặt bằng
bu lông ép, giảm lượng rò nước. Nếu bàn ép mài mòn nhiều hoặc bị hỏng thì phải
đổi bàn khác.
5.2-Làm kín bằng mặt đầu thuỷ lực
Nguyên lý làm việc của làm kín bằng thuỷ lực là: Nhờ vào áp lực nước
(0,05- 0,1 MPa) làm cho vòng cao su hình chữ U. (mặt đầu của nó) ép chặt vào
vòng quay thực hiện mục đích làm kín. Nguyên nhân làm cho nó không bịt kín
được là:
(1)Vị trí ban đầu của vòng bịt kín hình chữ U không đúng làm cho khe hở giữa mặt
đầu của vòng bịt kín và vòng quay quá lớn làm cho chỗ bịt kín bị rò nước mãnh
liệt.
(2)Làm kín phối hợp với khe hở không thoả đáng làm kẹt cứng bịt kín. Dưới tác
dụng của áp lực nước, nước áp lực sẽ thẩm thấu qua mặt phối hợp của trụ tròn
ngoài lớn hơn mặt trụ tròn ở phía trong và ngoài của bịt kín. Diện tích chịu lực của
mặt trụ tròn ngoài lớn hơn mặt trụ tròn trong, cho nên chỗ bịt kín có một lực ôm
chặt, khi lắp ráp, khe hở vòng trong với bệ đổ bịt kín phải lớn hơn khe hở vòng
ngoài. Nếu khe hở giữa vòng trong phối hợp không khoả đáng hoặc độ cứng của
vòng bịt kín hình chữ U quá thẳng thì với tác dụng của áp lực nước thẩm thấu sẽ
kẹp cứng vòng bịt kín hình chữ U, dẫn tới rò nước nghiêm trọng.
(3)Vòng bịt kín hình chữ U hoặc vòng quay bị mài mòn ghiêm trọng làm mất tác
dụng bịt kín.
6. Sự cố nâng máy của máy tua bin (tham khảo)
(1) Khi máy tua bin có phụ tải lồng, ống xả xuất hiện chân không tạo nên
phản kích của nước xả hoặc máy tua bin với tình trạng giống máy bơm nước, dễ
làm tăng lực.
Khi lực tác dụng lên phía trên lớn hơn trọng lượng của bộ phận truyền động
sẽ đẩy bộ phận đó lên. Hiện tượng này gọi là hiện tượng nâng máy. Nó là một hiện
tượng thường gặp của máy tuabin kiểu hướng trục có ống xả nước dài. Chiều cao
nâng máy sẽ bị hạn chế bởi khe hở hướng trục giữa nắp đỉnh nhiều bánh quay...
Nếu bị nâng máy nghiêm trọng, thường dẫn đến hiện tượng là làm gãy đứt cánh
quạt gió và làm cháy máy phát điện.
(2) Các phương thức phòng tránh và sử xử lý sự cố nâng máy
a) Sau phụ tải lồng: Tỷ lệ tăng tốc của tổ máy không được vượt quá trị số quy định,
ở điều kiện này có thể kéo dài thời gian đóng cánh hướng hoặc áp dụng phương
thức phân đoạn đóng cánh hướng.
b) Trang bị van phá chân không
Yêu cầu dung lượng phải đủ động tác chính xác, linh hoạt. Khi làm phụ tải
lồng cho máy trong ống xả nước xuất hiện chân không, cho vào một lượng lớn
không khí, lợi dụng sự đàn hồi của không khí có thể giảm nhẹ lực phản kích của
nước xả và lực nâng lên.
7. Những khó khăn của việc dừng máy
Khi dừng máy, với thời gian dài mà tốc độ không thể giảm đến tốc độ hãm.
Nguyên nhân của sự cố này là do đường ống bị tắc hoặc có không khí. Cần phải xả
khí hoặc làm vệ sinh nữa. Nếu đo đường ống không có vấn đề gì thì có thể đồng hồ
bị hỏng, nên thay đồng hồ.
III.Sự cố ổ trục và biên pháp xử lý
1. Mức dầu ổ trục
Mức dầu ở ổ trục đảm bảo ở trị số bình thường chính là một trong những
điều kiện đảm bảo cho ổ trục làm việc bình thường. Đồng hồ đo mức dầu ở máng
dầu ổ trục phải thể hiện (đánh dấu) đường mức dầu tiêu chuẩn. Trong qúa trình vận
hành, do tác dụng li tâm, mức dầu của tổ máy trục chính sẽ hơi tăng cao, cũng có
mức dầu ổn định, mức dầu cho phép sai số là 10mm.
Trong vận hành, mức dầu vận hành vượt quá phạm vi cho phép sẽ xuất hiện
nguy cơ sự cố ổ trục và sự vận hành an toàn của tổ máy.
1.1.Mức dầu ổ trục quá thấp
Mức dầu quá thấp không đủ dầu bôi trơn ổ trục làm cho ổ trục bị quá nhiệt. Đó
chính là một trong những nguyên nhân chính làm cháy bạc ổ trục. Vì thế công
nhân vận hành cần chú ý. Thông thủng trên ổ trục lắp trang bị bảo vệ rơ le điện
mức đầu thấp. Khi mức dầu quá thấp, rơ le điện sẽ tác động chữ “Sự cố máy thuỷ
lực” sẽ bật sáng, chuông lệnh réo vang.
1.2. Mức dầu ổ trục quá cao.
Mức dầu quá cao, ổ trục sẽ xuất hiện hiện tượng lồng dầu sẽ làm ô nhiễm
môi trường và tổ đấu dây của máy phát, làm giảm cách điện. Mức dầu quá cao là
do các nguyên nhân sau: bộ làm nguội bị rò nước, sự rò nước này làm cho dầu
tuabin bị nhũ hoá, dầu có màu trắng sữa, cần dùng máy kiểm tra, sửa chữa hệ
thống làm nguội.
2. Nước làm nguội bị cắt trong quá trình vận hành
Nước làm nguội bị cắt sẽ tác động đến rơle điện dòng, dòng chữ “sự cố máy
thuỷ lực” bật sáng, đồng hồ áp lực ở cửa vào của máy làm nguội chỉ số 0. Nguyên
nhân mất nước làm nguội là do thao tác nhầm do sự cố van, hoặc cửa lấy nước
hoặc bộ lọc nước bị tắc... sự cố máy bơm của tổ máy (dùng bơm để cấp nước) cũng
sẽ làm cắt nước làm nguội.
Khi bị cắt nước làm nguội cần phải nhanh chóng xác minh nguyên nhân và
xử lý xong mới có thể tiếp tục vận hành.
3. Nhiệt độ ổ trục tăng không bình thường
Sau khi khởi động tổ máy, nhiệt độ tăng, tốc độ tăng có quy luật nhất định.
Nhiệt độ ổ trục của máy vận hành bình thường sẽ tăng giảm theo nhiệt độ trong
phòng, sự biến đổi theo quy luật nhất định. Nếu nhiệt độ ổ trục tăng nhanh trong
một thời gian ngắn, nhưng trị số của nó chưa vượt quá nhiệt độ cảnh giới, khi đó
trước hết kiểm tra mức dầu, màu dầu, lưu lượng với áp lực nước làm nguội xem có
bình thường không đồng thời dùng máy kiểm tra bạc trục. Nhiệt độ ổ trục tăng
không bình thường, thông thường là do bạc bị cháy, điều này cần đặc biệt chú ý.
Sau giải thể ổ trục có thể phát hiện vết tích nhiệt độ cao cục bộ của bạc trục.
4. Nhiệt độ sắp sự cố của ổ trục
Khi bạc trục đạt tới nhiệt độ sắp sự cố của ổ trục (650C) tín hiệu rơle điện
hoạt động, dòng chữ “sự cố máy thuỷ lực” bật sáng, chuông lệnh kêu, công nhân
vận hành phải nhanh chóng kiểm tra tình hình làm việc của hệ thống làm nguội ổ
trục, áp lực nướcvà lưu lượng nước có bình thường không. Để duy trì vận hành, có
thể tạm thời áp dụng phương pháp tăng lượng nước và áp lực nước làm nguội. Nếu
nhiệt độ tiếp tục tăng thì phải lập tức dừng máy, làm rõ nguyên nhân và tiến hành
xử lý.
IV.Nhiệt độ sự cố của ổ trục
Khi nhiệt độ ổ trục đạt tới 700C, rơle điện sự cố hoạt động, “Dòng chữ sự cố
máy thuỷ lực” bật sáng, chuông lệnh kêu. Bộ điều tốc tự động đóng chặt, tổ máy
dừng khẩn cấp.
Công nhân vận hành giám sát quá trình dừng máy tự động nếu hệ thống tự động
mất tác dụng hoặc chưa sẵn sàng thì phải dừng máy bằng thủ công, đồng thời phải
ghi chép đầy đủ, tiến hành kiểm tra và xử lý. E. Vận hành van đĩa
I.Trạng thái ban đầu
Khi van cấp nước còn đang đóng thì pittông các xy lanh dừng ở vị trí tận cùng
dưới. ở trạng thái này khi ta ấn nút “chạy bơm” thủy lực trên tủ điều khiển (Xem
phần hệ thống điều khiển) do tất cả các van phân phối chưa được cấp điện điều
khiển, dầu thủy lực do bơm cấp lên sẽ qua van phân phối xả về bể dầu. Ta có thể
chỉnh van an toàn để đặt trước giá trị áp suất làm việc cho hệ thống.
II.Trạng thái mở, đóng van
1. Mở van
Để mở van cấp nước ta nhấn công tắc “mở van” trên tủ điều khiển.
2. Đóng van
- Để đóng van nước (về trạng thái ban đầu) ta nhấn vào công tắc “Đóng van”
trên tủ điều khiển.
Quá trình đóng van nước có thể thực hiện được cả khi bơm đang chạy hoặc
đã tắt bởi các xy lanh thủy lực được hạ xuống hoàn toàn do tác động của đối trọng.
- Chế độ tự động đóng van nước khi mất nguồn điện lưới:
Hệ thống thủy lực và điều khiển đóng mở van nước được thiết kế để đảm
bảo có thể tự động đóng van nước lại khi nguồn điện lưới của trạm bị mất đột ngột
do các lý do về kỹ thuật hoặc các nguyên nhân khác. Khi nguồn điện lưới bị mất,
một bộ chuyển mạch tự động sẽ được kích hoạt nối nguồn từ bộ lưu điện tới cấp
cho các cuộn điều khiển của các van phân phối; quá trình làm việc của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_quy_trinh_van_hanh_to_may_phat_dien_nha_may_thuy_di.pdf