Tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong và bệnh tất lớn thứ 2 tại Việt Nam. Bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá chỉ xảy ra nhiều năm sau khi hút thuốc lá Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Việt Nam đã và đang chịu gánh nặng khổng lồ về sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây ra Thuốc lá là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nhưng có thể phòng tránh được. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá

ppt43 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNGPHẦN ITHÀNH PHẦN ĐỘC TÍNH CỦA KHÓI THUỐCTranh của Van Gogh (Hà Lan)Khói thuôc lá chứa:7.000 chất độc hoá học70 chất gây ung thưChất phụ gia (Amoniắc)Các-bon mô nô-xítNicotin: một điếu thuốc chứa 1-3mgNicôtinCơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Nicotine được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Khi Nicotine trong khói thuốc gắn kết thụ thể Nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh được phóng thích gây ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng họat động nhận thức.Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua sau vài phút. Khi nồng độ Nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối lọan giấc ngủ 2. Monoxit carbon (khí CO)Khí CO trong khói thuốc lá hấp thụ vào máu gắn với hemoglobine làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu vì vậy làm giảm lượng oxy trong máu, góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.3. Các chất gây ung thưHắc ín (Tar) Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư. Benzene :Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn. Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không khói, snuff và khói thuốc lá.PHẦN IITỬ VONG DO SỬ DỤNG THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚIThế giới: mỗi năm 6 triệu người chết. Thế kỷ 20: 100 triệu người chếtThế kỷ 21: ước tính 1 tỷ người chết.(WHO)Sử dụng thuốc lá gây tử vong cho 1/2 số người hút. Tỷ lệ hút thuốc có xu hướng giảm tại các nước phát triển và gia tăng ở các nước đang phát triểnPHẦN IIICÁC NGUY CƠ GÂY BỆNH CỦA KHÓI THUỐC LÁKhi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.Ung thư phổi:Ở hầu hết các nước, thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90 phần trăm ca tử vong vì ung thư phổi. Ung thư phổi không phổ biến ở người không hút thuốc. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh hiếm thấy trước khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ biến. Trong vòng 60 năm qua, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với số lượng người hút thuốc gia tăngUng thư thanh quản (UTTQ)Hút thuốc lá là nguyên nhân gây UTTQ. Thanh quản tiếp xúc trực tiếp với chất sinh ung thư (carcinogens) trong khói thuốc lá khi hơi thuốc được hít qua thanh môn ở khoảng giữa hai dây thanh âm. Những người hút thuốc từ 30 đến 39 năm có nguy cơ mắc UTTQ cao gấp 12 lần và những người hút từ 40 năm trở lên có nguy cơ mắc UTTQ gấp 14,2 lần so với những người không hút thuốcUng thư hầu, miệng : Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư hầu, miệngNguy cơ mắc ung thư khoang miệng ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn nam giới không hút thuốc lá từ 3,6 đến 11, 8 lần Xơ vữa động mạch Một nghiên cứu do Fine-Edelstein và cs. 1994 tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng so với nhóm không hút thuốc, nhóm đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2,8 lần (ở nam) và 3,1 lần (ở nữ)Bệnh mạch vành và chết đột ngột So với người không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút thuốc, lên 3 lần ở người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút trên 14 điếu thuốc/ngàyHút thuốc lá có thể tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim. Các bằng chứng cho thấy nicotine ảnh hưởng đến khả năng dẫn chuyền của tế bào cơ tim thể hiện luận cứ về mối quan hệ giữa hút thuốc lá và loạn nhịp tim và chết đột ngộtCác bệnh hô hấp cấp tínhHút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. Các bệnh hô hấp mãn tínhHút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mãn tính bao gồm viêm phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai, v.v. Giãn phế nangGiãn phế quảnHút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở nam giớiGiảm lượng tinh trùng; làm biến đổi hình dạng tinh trùng; giảm khả năng di chuyển của tinh trùng; giảm khả năng phóng tính dịch. Nhiều năm hút thuốc có thể dẫn tới chứng liệt dương hoặc ảnh hưởng khả năng cương cứng. Hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân cốt lõi của bệnh xơ vữa động mạch trong mạch máu của dương vậtHút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giớiTỷ lệ sinh đẻ ở phụ nữ hút thuốc thấp hơn khoảng 30% so với phụ nữ không hút thuốc Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên lên 20-30% so với người không hút thuốc lá. Hút thuốc cũng làm tăng tỷ lệ rau bong non ở phụ nữ có thai làm đẻ non hoặc thai chết lưu từ 1,4 đến 2,4 lần. Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm 20-30% cân nặng của trẻ khi sinh hoặc gây đẻ non.Hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh.PHẦN IVTÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNGHút thuốc thụ động: Là hít phải khói thuốc trong môi trường không khí, trong đó bao gồm khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy và khói thuốc do người hút thuốc thở ra.Khói toả ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra.Chính người hút thuốc cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn khi hít vào khói thuốc từ đầu thuốc đang cháy tỏa ra Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên với trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu thuốc một ngày.Làm tăng 20 -30% nguy cơ ung thư phổi cho người hút thuốc thụ động (Surgeon general report, CDC, 06).Ước tính hút thuốc thụ động hàng năm gây ra 3.400 ca tử vong vì ung thư phổi và từ 22.700 đến 69.700 ca tử vong vì bệnh tim ở Mỹ (Cục Bảo vệ môi trường California).Làm tăng 25-30% nguy cơ bệnh tim mạch cho người hút thuốc thụ động.ẢNH HƯỞNG CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG VỚI BÀ MẸ VÀ TRẺ EM Khói thuốc thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500g) (Leonardi-Bee JA et al, 2008). Ở trẻ em, hút thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh.PHẦN VTÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAMViệt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giớiTỷ lệ hút thuốc ở nam giới 47,4%; nữ giới 1,4% (GATS 2010) ~ 16 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà> 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việcSo sánh tử vong do sử dụng thuốc lá, HIV/ AIDS và tai nạn giao thông (Nguồn: WHO VTN 2008)Năm 2003: 40.000 người chết/năm ~ 110 người chết/ngàyNăm 2030: ước tính 70.000 người chết/năm ~ 192 người chết/ngàyCác ca mắc tại bệnh viện 1976-2006Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá (Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 2011)14.000 tỷ VND/năm : mua thuốc lá2.304 tỷ VND/năm: điều trị 3 trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây raCác chi phí chưa tính được gồm:chi phí điều trị 22 bệnh còn lại (Thái Lan: tổng > 414 triệu USD/năm)chi phí của năng suất lao động bị mất do mắc bệnh và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá (Mỹ: 167 tỷ USD/năm; Úc: 23 tỷ USD/năm)chi phí nghỉ giữa giờ để hút thuốcChi phí tổn thất do cháy nổ liên quan đến thuốc lá (Úc: 63 triệu AUD/năm; Canada: 81,5 triệu CAD/năm)Chi phí do phá rừng trên diện rộng để lấy gỗ sấy thuốc láChi phí vệ sinh tăng lên do sử dụng thuốc láHủy hoại môi trường:Phá rừng lấy gỗ sấy thuốc lá. Dùng nhiều thuốc trừ sâu để trồng cây thuốc lá làm xói mòn và bạc mầu đất. Hút thuốc gây nhiều vụ hỏa hoạn rất nghiêm trọng.Bệnh tật, tử vong40.000 ca tử vong/nămMôi trường:Làm mất 1,4% rừngTổn phí y tế và xã hội: 03 bệnh/25 bệnh cho tốn2.304 tỷ đồng/nămGiảm năng suất lao độngGiảm ngân sách gia đình: 5-10% NS hộ nghèoThuốc láTăng nghèo đóiHỏa hoạn:Gây 10% số vụ cháyGiảm chi tiêu cho thực phẩmgiáo dụcGiảm Thu nhậpSuyDinh Dưỡng Thuốc lá là nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong và bệnh tất lớn thứ 2 tại Việt Nam. Bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá chỉ xảy ra nhiều năm sau khi hút thuốc lá Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Việt Nam đã và đang chịu gánh nặng khổng lồ về sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây ra Thuốc lá là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nhưng có thể phòng tránh được. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttac_hai_thuoc_la_2436.ppt
Tài liệu liên quan