Mặc dù tử vong bà mẹ và trẻ em đang trên đà
giảm ở Đông Nam Á, tuy nhiên mức giảm không
đồng đều. Đảm bảo công bằng là chìa khóa để đạt
được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong bài
báo này chúng tôi sử dụng dữ liệu có thể so sánh
được giữa các quốc gia theo từng thời điểm, chứng
minh xu hướng giảm tử vong từ năm 1990 đến năm
2008 nhằm đánh giá các nguyên nhân chính gây tử
vong ở bà mẹ và trẻ em. Sự bất bình đẳng trong bao
phủ các can thiệp thể hiện qua hai đo lường phổ
biến là phân nhóm giàu - nghèo và phân nhóm
thành thị - nông thôn. Nghiên cứu trường hợp giảm
tỷ lệ tử vong ở Thái Lan và Indonesia cho thấy mức
độ thành công khác nhau của các can thiệp cũng như
một số yếu tố thúc đẩy giảm tử vong. Chúng tôi xây
dựng Công cụ phân tích cứu sống (Lives Saved Tool
Analysis) theo vùng và theo nhóm nước để ước
lượng tỷ lệ tử vong có thể phòng ngừa theo nguyên
nhân và theo can thiệp. Ba mô hình giảm tử vong
bà mẹ và trẻ em trong khu vực được xác định là:
điểm xuất phát sớm, xu hướng đi xuống nhanh (ở
Brunei, Singapore, Malaysia và Thái Lan), giảm
nhiều giai đoạn đầu (bền vững ở Việt Nam nhưng
có sự dao động ở Philippines và Indonesia), tỷ lệ
xuất phát điểm cao và có xu hướng đi xuống (ở Lào,
Campuchia và Myanmar). Phát triển kinh tế dường
đã tạo điều kiện quan trọng là phải đi kèm với mở
rộng hơn các can thiệp của hệ thống y tế. Hệ thống
y tế cần được quan tâm và mở rộng độ bao phủ hơn
nữa. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations, ASEAN)
cũng cần đẩy mạnh thực hiện chính sách để đạt
được các mục tiêu về sức khỏe của bà mẹ, trẻ sơ
sinh và trẻ em.
15 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi ở Đông Nam Á: Hướng tới hợp tác khu vực chặt chẽ hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 53
Mặc dù tử vong bà mẹ và trẻ em đang trên đà
giảm ở Đông Nam Á, tuy nhiên mức giảm không
đồng đều. Đảm bảo công bằng là chìa khóa để đạt
được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong bài
báo này chúng tôi sử dụng dữ liệu có thể so sánh
được giữa các quốc gia theo từng thời điểm, chứng
minh xu hướng giảm tử vong từ năm 1990 đến năm
2008 nhằm đánh giá các nguyên nhân chính gây tử
vong ở bà mẹ và trẻ em. Sự bất bình đẳng trong bao
phủ các can thiệp thể hiện qua hai đo lường phổ
biến là phân nhóm giàu - nghèo và phân nhóm
thành thị - nông thôn. Nghiên cứu trường hợp giảm
tỷ lệ tử vong ở Thái Lan và Indonesia cho thấy mức
độ thành công khác nhau của các can thiệp cũng như
một số yếu tố thúc đẩy giảm tử vong. Chúng tôi xây
dựng Công cụ phân tích cứu sống (Lives Saved Tool
Analysis) theo vùng và theo nhóm nước để ước
lượng tỷ lệ tử vong có thể phòng ngừa theo nguyên
nhân và theo can thiệp. Ba mô hình giảm tử vong
bà mẹ và trẻ em trong khu vực được xác định là:
điểm xuất phát sớm, xu hướng đi xuống nhanh (ở
Brunei, Singapore, Malaysia và Thái Lan), giảm
nhiều giai đoạn đầu (bền vững ở Việt Nam nhưng
có sự dao động ở Philippines và Indonesia), tỷ lệ
xuất phát điểm cao và có xu hướng đi xuống (ở Lào,
Campuchia và Myanmar). Phát triển kinh tế dường
đã tạo điều kiện quan trọng là phải đi kèm với mở
rộng hơn các can thiệp của hệ thống y tế. Hệ thống
y tế cần được quan tâm và mở rộng độ bao phủ hơn
nữa. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations, ASEAN)
cũng cần đẩy mạnh thực hiện chính sách để đạt
được các mục tiêu về sức khỏe của bà mẹ, trẻ sơ
sinh và trẻ em.
Sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ
dưới 5 tuổi ở Đông Nam Á:
HƯỚNG TỚI HỢP TÁC KHU VỰC
CHẶT CHẼ HƠN
Dr Cecilia S Acuin MD a, Prof Geok Lin Khor PhD b, Tippawan
Liabsuetrakul PhD c, Endang L Achadi DrPH d, Thein Thein Htay MD e,
Rebecca Firestone ScD f g, Zulfiqar A Bhutta PhD h
Người dịch: Lê Minh Thi, Đoàn Thị Thùy Dương
54 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Giới thiệu
Tử vong bà mẹ và trẻ em ở khu vực Đông Nam
Á đã giảm đáng kể qua hơn hai thập kỷ, tuy nhiên
thành tựu này không đồng đều giữa các nước. Trong
10 nước ASEAN, chỉ có 3 nước có tỷ lệ tử vong trẻ
em dưới 10/1000 trẻ sinh sống, đó là Brunei,
Singapore và Malaysia. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và
trẻ dưới 5 tuổi ở Thái Lan và Việt Nam đã giảm bền
vững xuống dưới 15/1000 trẻ sinh sống qua hai thập
kỷ. Tuy nhiên, tại Philippines và Indonesia, tỷ lệ tử
vong vẫn dao động ở mức 30 - 50/1000 trẻ sinh sống.
Thậm chí năm 2008, Myanmar, Campuchia và Lào
có mức tử vong dao động từ 50 - 70/1000 trẻ sinh
sống, mức tử vong này tương đương với mức tử vong
của nước láng giềng từ thai thập kỷ trước và được xếp
vào nhóm nước có mức tử vong cao nhất châu Á[1].
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm có
khoảng 350 000 phụ nữ tử vong vì mang thai và sinh
nở[2], gần 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong [3].
Trên toàn thế giới, năm 2008, khoảng 18.000 bà mẹ
[2] và 400.000 trẻ em dưới 5 tuổi [3] tử vong thuộc
khu vực Đông Nam Á. Lào và Campuchia nằm
trong nhóm 7 nước có tỷ suất chết mẹ cao nhất thế
giới, chỉ đứng sau khu vực cận Sahara Châu Phi.
Indonesia là một trong nhóm 11 nước chiếm 65%
trường hợp tử vong mẹ trên toàn thế giới [2]. Mặc
dù Đông Nam Á là khu vực đạt Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ 4 (MDG4) về giảm tử vong trẻ em
nhưng Campuchia và Myanmar được xếp nhóm có
lộ trình giảm tử vong chưa phù hợp [4]. Tỷ lệ tử
vong ở Indonesia, Lào và Philippines đã giảm
nhưng chưa bền vững. Tương tự như vậy, dù tất cả
các nước trong khu vực đã giảm tỷ suất chết mẹ
(theo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 5) nhưng
Indonesia, Philippine và Myanmar có tốc độ giảm
vẫn rất chậm.
Mặc dù xu hướng khác nhau theo từng quốc gia,
có quốc gia có gánh nặng tàn tật và tử vong lớn, có
quốc gia có thành tựu điển hình, nhưng Đông Nam
Á vẫn là khu vực ít được sự quan tâm từ những nỗ
lực gần đây nhằm đem lại sức sống mới và tăng
cường lộ trình hoạch định chính sách của Hiệp hội
Sức khỏe Bà mẹ, Trẻ sơ sinh và Trẻ em (the
Partnership for Maternal, Newborn and Child
Health)[5]. Nền kinh tế các nước Đông Nam Á ngày
càng gắn bó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là rà soát, giải
quyết những thiếu sót trong chương trình nghị sự và
lựa chọn chính sách để ít nhất giữ mức giảm tử vong
bền vững hoặc thúc đẩy được tốc độ giảm tử vong.
Các kỹ thuật can thiệp có hiệu quả và trong khả
năng chi trả có thể giảm phần lớn tử vong mẹ, tử
vong trẻ sơ sinh và tử vong trẻ em là sẵn có [6-9],
vậy tại sao tốc độ giảm tử vong không đồng đều?
Chúng tôi tập trung nghiên cứu khu vực Đông Nam
Á, khu vực có kinh tế phát triển thứ 9 trên thế giới,
Thông điệp chính
- Tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh và tử vong trẻ em
ở Đông Nam Á đã giảm bền vững từ năm 1990
nhưng tốc độ giảm không đồng đều giữa các
nước. Ở một số nước, tử vong giảm là kết quả của
tốc độ giảm tử vong nhanh, bắt đầu giảm trước
đó rất lâu, trước khi có Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ năm 1990. Một số nước đã giảm được tử
vong và tốc độ giảm bền vững từ năm 1990 nhưng
một số nước còn đang phải nỗ lực nhiều.
- Trong khu vực nguyên nhân tử vong mẹ có sự
dịch chuyển từ nguyên nhân truyền nhiễm sang
nguyên nhân không truyền nhiễm. Tử vong trẻ
em phần lớn vẫn do các nguyên nhân có thể
phòng tránh được trong giai đoạn sơ sinh và giai
đoạn dưới một tuổi.
- Độ bao phủ của các can thiệp không đồng đều
là hạn chế chính ở các nước có ít can thiệp giảm
tử vong.
- Thành tựu đạt được ở mỗi nước là khác nhau, tuy
nhiên một số nước có thể coi là câu chuyện
thành công điển hình. Chìa khóa thành công là
khả năng lồng ghép các can thiệp sức khỏe cho
bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em với việc đầu tư hệ
thống y tế trên diện rộng, tiếp cận nhóm đối
tượng ở nông thôn cũng như những nhóm yếu thế
khác trong xã hội.
- Tăng tỷ lệ bao phủ các can thiệp lên 60% tác
động bền vững đến giảm tử vong mẹ do phá thai
không an toàn, sản giật và băng huyết cũng như
giảm tử vong trẻ sơ sinh do viêm phổi, nhiễm
khuẩn và ngạt sơ sinh. Dù đây không phải là giải
pháp nhanh chóng cải thiện sức khỏe của bà mẹ,
trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực nhưng
hợp tác mở rộng các can thiệp hiệu quả có thể
góp phần làm giảm tử vong.
- Cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực
qua Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) để
hỗ trợ những nước cần thúc đẩy tốc độ giảm tử
vong mới có thể đạt được các Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 55
thành công và hoạt động của khu vực này thường bị
lu mờ bởi các quốc gia lớn hơn như Trung Quốc, Ấn
Độ cũng như việc Liên Hợp Quốc nhóm cả khu vực
mà không tính tới sự khác biệt của các quốc gia
trong khu vực có sự kết nối về lịch sử, địa lý và
chính trị [10]. Dù có nhiều vấn đề sức khỏe khác
của quốc gia, khu vực, cũng như trên thế giới, trong
bài báo này, chúng tôi rà soát lại một cách nghiêm
túc những thành công trong giảm tử vong bà mẹ và
trẻ em ở khu vực cũng như làm rõ các yếu tố quyết
định thành công và thách thức để đạt được Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ. Báo cáo bắt đầu bằng xu
hướng giảm tử vong của khu vực Đông Nam Á và
các nguyên nhân tử vong mẹ và trẻ em theo Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ 4 và 5. Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu trường hợp hai nước nhằm nhấn
mạnh sự khác biệt trong mô hình giảm tử vong. Cuối
cùng, các ngăn ngừa tử vong trên diện rộng được
phân tích nhằm xác định thêm các tiếp cận hiệu quả
để cải thiện sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ
em ở khu vực Đông Nam Á.
Ước tính tỷ lệ tử vong theo từng quốc gia
Với mười quốc gia được nghiên cứu, chúng tôi
thu thập các ước tính từ nguồn số liệu đại diện quốc
gia, từ Bộ Y tế cũng như các Tổng điều tra Dân số
và Sức khỏe, và các điều tra cụm đa chỉ số (Multiple
Indicator Cluster Surveys). Chúng tôi cũng xem
xét, ước tính số liệu của các tổ chức quốc tế như Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và
Tổ chức Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (phụ lục
trên web, trang 1-2). Ước tính của từng quốc gia về
tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ tử vong sơ sinh và tỷ lệ tử vong
trẻ dưới 5 tuổi được trích dẫn từ báo cáo Thiên Niên
kỷ cập nhật của Liên Hợp Quốc [2, 3]. Những ước
tính này cho phép so sánh xu hướng tử vong giữa các
quốc gia trong cùng một thời điểm bằng cách áp
dụng phương pháp ước tính tái tạo (replicable
estimation methods) để giảm các sai số không do
chọn mẫu. Những ước tính về tỷ lệ giảm tử vong này
có xu hướng thấp hơn so với ước tính của Tổ chức
Đo lường và Đánh giá Sức khỏe. Để rõ hơn về gánh
nặng tử vong sơ sinh, chúng tôi thu thập riêng ước
tính tử vong sơ sinh (tử vong trong vòng 28 ngày đầu
sau sinh) và tử vong trẻ dưới 1 tuổi sau giai đoạn sơ
sinh (tử vong từ 28 ngày đầu đến dưới 1 tuổi sau khi
sinh). Do báo cáo của Liên Hợp Quốc không có xu
hướng tử vong sơ sinh của tất cả các nước trong khu
vực nên chúng tôi sử dụng ước tính của Tổ chức Đo
lường và Đánh giá Sức khỏe [11]. Những nguyên
nhân tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em được báo cáo
theo nguyên tắc chuẩn cơ bản để tính toán phân bổ
tử vong của trẻ [12]. Uớc tính tử vong mẹ theo
nguyên nhân được thu thập từ các báo cáo Dự tính
ngược cho đến 2015 của các nước [4] và của Tổ
chức Y tế Thế giới [13]. Dữ liệu từ Điều tra Dân số
và Sức khỏe [14] và từ các điều tra cụm đa chỉ số
[15,16] được sử dụng để đánh giá độ bao phủ của
các can thiệp trong khu vực, nguồn dữ liệu này tách
biệt ước tính theo phân loại giàu nghèo và khu vực
thành thị - nông thôn [17-20], từ đó xác định mức
độ bao phủ can thiệp trung bình của mỗi quốc gia
theo nhóm kinh tế và khu vực. Số liệu đại diện quốc
gia được sử dụng để tính toán số liệu chung cho khu
vực, trường hợp số liệu không đại diện quốc gia sẽ
được chú thích rõ.
Phân tích hiệu quả can thiệp
Trường hợp của Thái Lan và Indonesia được
nghiên cứu để xác định vai trò của hệ thống y tế
trong giảm tử vong mẹ. Thái Lan đạt được thành tựu
cao và Indonesia đạt được ít thành tựu hơn; Tử vong
sơ sinh và tử vong mẹ là hai chỉ số đầu ra nhạy cảm,
chịu tác động nhiều của sự phát triển hệ thống y tế.
Số liệu đại diện quốc gia là đầu vào để tính toán và
mở rộng phân tích cho giai đoạn trước năm khảo sát
thiên niên kỷ (1990)[21, 22]. Số liệu thích hợp được
vào phương trình bậc 2:
Log10 MMR hoặc Log10 NMR = Dữ liệu
của năm + tác động tuyến tính theo năm + bình
phương tác động của năm
Hoặc với phương trình bậc nhất
Log10 MMR hoặc Log10 NMR = Dữ liệu
của năm + tác động tuyến tính theo năm
Để xác định xem liệu tử vong mẹ giảm là do
thay đổi chương trình can thiệp hay là xu hướng
theo thời gian; trong đó MMR là tỷ số tử vong mẹ
và NMR là tỷ lệ tử vong sơ sinh.
Chúng tôi đã sử dụng công cụ cứu sống (the
Lives Saved Tool, LiST) để tính các trường hợp tử
vong có thể ngăn ngừa nếu tăng độ bao phủ can
thiệp đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm tử
vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ dưới 5 tuổi
[23,24]. LiST tính toán theo nền mô hình của
Spectrum (the Spectrum modelling platform) và
56 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
của Futures Group, phát triển từ dự án di biến động
dân số và tính toán kết quả cho từng đơn vị, là mô
hình đánh giá hiệu quả của các can thiệp kế hoạch
hóa gia đình và HIV/AIDS [25] Mô hình đưa ra các
ước tính tử vong có thể ngăn ngừa theo nguyên
nhân và mức độ bao phủ của can thiệp, đầu vào là
các dự báo dân số (demographic projections), số tử
vong mẹ và trẻ em, phân bổ tử vong theo nguyên
nhân, các can thiệp hiệu quả và tình trạng sức khỏe
địa phương [7,26-28]. Cách tính này đã được sử
dụng để phân tính hiệu quả của các gói can thiệp
cứu sống bà mẹ và trẻ em ở Nam Phi [29] và vùng
Cận Sahara, châu Phi[30] nhưng đây là lần đầu
tiên được sử dụng cho khu vực Đông Nam Á. Để
phân tích, chúng tôi đánh giá tất cả các can thiệp
sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi
trong LiST [31] (Các can thiệp và ước tính về tác
động của can thiệp được trình bày trong phụ lục
trên trang web trang 3-8). Giá trị của các can thiệp
được xác định qua việc chuẩn hóa quá trình rà soát,
sử dụng các tiêu chí có sẵn để xác định loại can
thiệp được tính đếm đến dựa trên cơ sở mức độ của
bằng chứng (mà can thiệp mang lại) [31]. Phân tích
được thực hiện cho tất cả 10 nước và sau đó nhóm
thành 3 nhóm nước có cùng xu hướng giảm tử vong:
nhóm 1 (Brunei, Singapore, Malaysia, Thái Lan);
nhóm 2 (Philippines, Indonesia, Việt Nam) và
nhóm 3 (Lào, Campuchia, Myanmar). Chúng tôi
đánh giá khả năng cứu sống qua 3 giả thuyết về
mức độ bao phủ là 60%, 90% và 99%.
Mô hình giảm tử vong
Giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ
em có sự khác biệt giữa các nước trong khu vực và
thể hiện qua 3 mô hình khác nhau (Biểu đồ 1, trong
đồ thị không thể hiện xu hướng của Brunei và
Singapore vì những nước này phát triển hơn, không
thích hợp với Mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ)
[10,32]. Mô hình đầu tiên là những nước có tỷ lệ tử
vong thấp trong giai đoạn từ năm 1990 (năm bắt đầu
thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ) đến
năm 2008 tại Brunei, Singapore, Malaysia và Thái
Lan. Năm 1990, tỷ số chết mẹ ở những nước này đã
đạt dưới mức 100/100000 trẻ đẻ sống, và tỷ suất tử
vong sơ sinh, tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã đạt mức
20/100 000 trẻ đẻ sống, hoặc thậm chí thấp hơn.
Những nước này là những nước có kinh tế phát triển
nhất trong khu vực và có đầu tư nhiều nhất vào hệ
thống y tế trong thời gian qua.
Biểu đồ 1. Xu hướng giảm tỷ suất chết mẹ (A), tỷ lệ
tử vong sơ sinh (B) và tỷ lệ tử vong trẻ
dưới 5 tuổi (C) tại Đông Nam Á năm
(1990-2008)
Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế thế giới 2 (A), Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc 3 (B, C).
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 57
Mô hình thứ 2 ít có sự chênh lệch hơn ở các
nước Philippines, Indonesia và Việt Nam, năm
1990 có xuất phát điểm cao, giảm nhanh và đều (trừ
tỷ số chết mẹ ở Indonesia, sau năm 2000 bắt đầu có
sự dao động ở Indonesia và Philippine). Tại Việt
Nam, tử vong luôn giảm đều trong suốt thời kỳ này,
mức tử vong đã giảm xuống gần mức của Thái Lan.
Mô hình thứ ba của nhóm các nước Lào,
Campuchia và Myanmar, năm 1990 có xuất phát
điểm cao, giảm dần dần từ năm 1990 đến 2005,
ngoại trừ tỷ suất chết mẹ của Campuchia [33]. Cả
3 quốc gia được Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách
các nước chậm phát triển nhất thế giới do công bố
tỷ số chết mẹ, tỷ suất tử vong sơ sinh và tỷ suất tử
vong trẻ em cao.
So sánh tỷ suất chết mẹ và bình quân thu nhập
theo đầu người (phụ lục trên trang web trang 9) cho
thấy quốc gia có thành công trong giảm tỷ suất chết
mẹ cũng là những quốc gia có bình quân thu nhập
đầu người tăng; đáng lưu ý ở một số quốc gia, tử
vong giảm trước khi bình quân thu nhập đầu người
tăng. Tử vong mẹ ở Thái Lan bắt đầu giảm nhanh
từ trước những năm 1990. Khi tỷ suất chết mẹ giảm
xuống mức 100 thì tốc độ giảm chậm hơn, mặc dù
bình quân thu nhập đầu người vẫn tiếp tục tăng. Mô
hình cũng tương tự như vậy khi xem xét tỷ lệ tử
vong sơ sinh và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi với bình
quân thu nhập đầu người (Xem phụ lục trên web
trang 10-11).
Giảm tử vong sơ sinh sớm và sơ sinh muộn
Tách riêng tử vong trẻ dưới 1 tuổi từ năm 1990
đến năm 2010 thành tử vong sơ sinh sớm và tử vong
sơ sinh muộn (Xem phụ lục trên web trang 12) cho
thấy tử vong trẻ dưới một tuổi giảm phần lớn là do
tử vong sơ sinh muộn giảm bền vững, nhận định
này được rút ra từ các quốc gia Malaysia, Thái Lan
và Việt Nam. Mức tử vong sơ sinh sớm và sơ sinh
muộn ở Philippines và Indonesia tương tự như ở
Lào, Campuchia và Myanmar. Điểm xuất phát ở
năm 1990 ở Philippines và Indonesia thấp hơn
nhưng tốc độ giảm tỷ lệ tử vong không nhanh, dù có
các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ thúc đẩy. Tỷ
suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi ở Brunei và Singapore
giảm phần lớn do giảm tỷ suất tử vong sơ sinh sớm,
giống mô hình của những nước có thu nhập cao [34].
Trừ Brunei và Singapore, tốc độ giảm tử vong
sơ sinh sớm ở 8 nước ASEAN còn lại rất đáng quan
tâm. Về mặt chính sách và triển khai chương trình,
can thiệp để giảm tử vong sơ sinh sớm gần với can
thiệp giảm tử vong mẹ và có thể không theo kịp tốc
độ giảm tử vong trẻ dưới 5 tuổi. Philippines, mặc dù
là quốc gia đích của Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ 4 về giảm tử vong trẻ [4], nhưng có tốc độ giảm
tỷ suất tử vong sơ sinh sớm thấp nhất trong khu vực,
thấp hơn Campuchia và Myanmar, hai quốc gia
được đánh giá là chưa có tiến bộ nhằm đạt được
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 4.
Nguyên nhân tử vong
Biểu đồ 2A về phân bổ nguyên nhân tử vong mẹ
cho thấy chỉ số này phụ thuộc nhiều vào chỉ số sức
khỏe và mức độ phát triển của hệ thống y tế. Băng
huyết chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân
tử vong cho thấy cấp cứu sản khoa chưa được thực
hiện tốt. Sản giật, một trong sáu nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong mẹ chứng tỏ ở Đông Nam Á đang
có sự chuyển dịch mô hình tử vong giống như của
các nước phát triển. Các nguyên nhân tử vong gián
tiếp khác ví dụ như bệnh truyền nhiễm vẫn là gánh
nặng của khu vực; sốt rét và HIV cũng ảnh hưởng
đến sức khỏe bà mẹ [33]. Phá thai không an toàn là
nguyên nhân chiếm gần 10% các trường hợp tử
vong mẹ. Tóm lại là các nguy cơ tử vong m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
suc_khoe_ba_me_tre_so_sinh_va_tre_duoi_5_tuoi_o_dong_nam_a_h.pdf