Sự sát khít của khối vật liệu theo các vị trí thành ống tủy được trám bít bằng hệ thống Obtura II

Trên phim Xquang, có 10,3% ống tủy có hiện diện khoảng trống ở trung tâm khối vật liệu. Trên các lát cắt ngang qua kính hiển vi điện tử, mặc dù 100% hiện diện khoảng trống nhưng kích thước các khoảng trống này rất nhỏ, có thể chấp nhận được trên lâm sàng.

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự sát khít của khối vật liệu theo các vị trí thành ống tủy được trám bít bằng hệ thống Obtura II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 85 (5) - 2013 17 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2013 Địa chỉ liên hệ: Trương Thị Hiếu Hạnh - Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội Email: hospitalvn@gmail.com Ngày nhận: 13/3/2013 Ngày được chấp thuận: 30/10/2013 SỰ SÁT KHÍT CỦA KHỐI VẬT LIỆU THEO CÁC VỊ TRÍ THÀNH ỐNG TỦY ĐƯỢC TRÁM BÍT BẰNG HỆ THỐNG OBTURA II Trịnh Thị Thái Hà, Trương Thị Hiếu Hạnh Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đánh giá sự sát khít của khối vật liệu được trám bít bằng hệ thống Obtura II ở vị trí 1/3 chóp và vị trí tận hết chiều dài làm việc của ống tủy trên phim Xquang và các lát cắt ngang chân răng sau khử khoáng dưới kính hiển vi điện tử. Phương pháp: cắt ngang mô tả. Kết quả cho thấy, trên phim Xquang: có 10,3% khoảng trống nằm ở trung tâm khối vật liệu ở vị trí 1/3 cuống và 89,7% không có khoảng trống giữa khối vật liệu. Trên các lát cắt ngang ở vị trí chiều dài làm việc và 1/3 chóp răng 100% có khoảng trống nằm ở chu vi hoặc trung tâm khối vật liệu với đường kính khoảng trống từ 5 - 70µm. Sự khác biệt không có ý nghĩa với p = 0,271 > 0,05. Kỹ thuật hàn nhiệt ba chiều bằng hệ thống Obtura II có sự sát khít tốt với thành ống tủy. Từ khóa: trám bít ống tủy, ống tủy, Obtura II I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc trám bít kín ống tủy đóng vai trò quan trọng trong điều trị nội nha, giúp ngăn chặn các vi gãy và sự xâm nhập của dịch quanh cuống răng vào hệ thống ống tủy, ngăn cản sự tái viêm nhiễm và thiết lập môi trường vi sinh thuận lợi cho quá trình phục hồi các thương tổn. Nhiều kỹ thuật trám bít ra đời nhằm đạt được mục đích trên, trong đó có kỹ thuật hàn nhiệt ba chiều với hệ thống Obtura II. Năm 1967, Schilder [2] đã giới thiệu kỹ thuật trám bít gutta - percha ấm thay cho kỹ thuật lèn ngang kinh điển. Nghiên cứu của Weller và cộng sự (1997) khi so sánh hiệu quả đáp ứng với thành ống tủy của ba kỹ thuật: lèn ngang, hệ thống Obtura II và Thermafil cho thấy hệ thống Obtura II đạt tỷ lệ cao nhất, hầu như không xuất hiện khoảng trống giữa khối chất trám bít, tạo thành một khối vật liệu liên tục. Tuy nhiên, nghiên cứu của Anbu và cộng sự (2009) khi tiến hành chụp cắt lớp theo đường xoắn ốc (SCT) nhằm đo thể tích khối vật liệu trong lòng ống tủy của các kỹ thuật Therma- fil, System B, Obtura II và lèn ngang cho kết quả: thể tích khối vật liệu giảm dần từ 93,7%, 93,3%, 84,8% và 80,4% tương ứng với các nhóm sử dụng kỹ thuật System B, Thermafil, Obtura II và lèn ngang [4]. Đánh giá mức độ kiểm soát chất trám bít ở vùng cuống, nghiên cứu của N. Tani - Ishii và cộng sự (2003) cho biết có 5,9% trường hợp quá cuống khi dùng hệ thống này. Nghiên cứu của Lumnije Kqiku và cộng sự (2006) cho thấy không có trường hợp nào trám bít quá cuống khi sử dụng hệ thống Obtura II, tốt hơn so với kỹ thuật Thermafil và Ultrafil [5]. Mục đích của trám bít kín ống tủy nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn nên các nhà khoa học đều quan tâm tới việc hạn chế độ lớn các vi nứt xảy ra ở hệ thống ống tủy. Nghiên cứu của Gin - ichiro Hata (1995) cho thấy không có sự khác biệt nào giữa các nhóm sử dụng các kỹ thuật khác nhau như Thermafil, Obtura II, Ultrafil [7]. Nghiên cứu của Venturi và cộng sự (2004) cho biết độ lớn 18 TCNCYH 85 (5) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC của các vi nứt trên các mẫu được trám bít bằng hệ thống Obtura II thấp hơn so với các mẫu sử dụng kỹ thuật lèn dọc ấm Schilder và các mẫu được trám bít bằng Touch‘N Heat. Nghiên cứu của Shipper (2004) cho thấy hệ thống Obtura II có độ vi nứt lớn nhất sau 30 ngày so với các hệ thống Simplifill, Fibrefill. Nghiên cứu của Lê Hồng Vân (2001) khi so sánh hệ thống Obtura II và bộ lèn nhiệt tay Touch ‘N Heat trên lâm sàng cho biết tỷ lệ thành công lần lượt là 92,31% và 88,5% [10]. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu: 1. Đánh giá sự đồng đều của khối vật liệu trên phim Xquang. 2. Đánh giá sự sát khít của khối vật liệu theo các vị trí thành ống tủy trên các lát cắt ngang dưới kính hiển vi điện tử. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả Chọn 12 răng hàm lớn được nhổ do bệnh quanh răng, thân răng còn nguyên vẹn, không có các tổn thương nứt hay vỡ một phần. 2. Các bước tiến hành 2.1. Bảo quản và thu thập đối tượng nghiên cứu - Các răng được thu thập, giữ trong môi trường Formalin 10%. 2.2. Tạo hình và trám bít ống tủy Tạo hình ống tủy: được thực hiện bằng hệ thống trâm Protaper Trám bít ống tủy: bằng hệ thống Obtura II với các cây lèn dọc được lựa chọn phù hợp: Chiều dài của cây lèn nhỏ nhất: chiều dài làm việc trừ 2 - 3 mm. Chiều dài của cây lèn thứ hai: ngắn hơn cây lèn thứ nhất 3 mm. Chiều dài của cây lèn thứ ba: ngắn hơn cây lèn thứ hai 2 - 3mm. Cây lèn thứ 4: vừa miệng ống tủy. Trộn xi măng trám bít AH 26. Dùng cây trâm chuẩn bị ống tủy sau cùng đã đánh dấu, lấy một lượng nhỏ xi măng phía đầu và đưa vào ống tủy tới đủ chiều dài và xoay ngược chiều kim đồng hồ để phần xi măng dính đều trên thành ống tủy ở 1/3 chóp. Nhúng côn chính vào xi măng trám bít AH 26 khoảng 3 - 4mm đoạn cuống và đưa vào ống tủy. Làm nóng cây truyền nhiệt cắt đoạn gutta- percha thừa ở sát miệng ống tủy. Dùng cây lèn thứ 4 nén phần gutta mềm hướng về phía cuống răng. Làm nóng cây truyền nhiệt, đưa sâu vào khối gutta - percha 2 - 3 mm và cắt bỏ đoạn gutta - percha này. Dùng cây lèn thứ 3 nén phần gutta - percha hướng về phía cuống và giữ trong vài giây. Tiếp tục thao tác cho tới khi đạt chiều dài của cây lèn. Tiếp tục làm nóng gutta- percha và lèn dọc cho tới khi cây lèn nhỏ nhất đạt chiều dài cách cuống răng 2 - 3 mm. Đưa đầu máy Obtura II vào lòng ống tủy và bơm từ từ gutta - percha cho tới khi khối gutta - percha mềm đạt áp lực cao tự đẩy đầu máy ra ngoài Dùng cây lèn lần lượt từ thứ 2 tới cây thứ 4 nén gutta - percha về phía cuống răng cho tới khi gutta - percha trám bít tới miệng ống tủy Chia các răng làm 2 nhóm: Nhóm can thiệp: Gồm 10 răng được tạo hình và trám bít kín ống tủy theo các bước kỹ thuật trên. Nhóm đối chứng: gồm 2 răng trong đó 1 răng được tạo hình và trám bít kín toàn bộ ống tủy bằng gutta- percha mà không có xi măng và 1 răng được trám bít bằng xi măng AH26, không có gutta - percha. - Các răng được bảo quản ở môi trường bình thường trong 7 ngày để quá trình đông cứng của vật liệu hàn hoàn tất. TCNCYH 85 (5) - 2013 19 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2013 Hình 1. Các lát cắt qua chân răng - Đúc block: mỗi block cắt lát mỏng 3 micro- met. Mỗi block lấy 2 tiêu bản: 1 tiêu bản nhuộm xanh Methylene và 1 tiêu bản không nhuộm. - Đánh giá sự sát khít của khối vật liệu so với thành ống tủy của các mẫu dưới kính hiển vi điện tử. 3. Đánh giá kết quả Diện tích các khoảng trống hiện diện trên các lát cắt: Diện tích các khoảng trống đo được trên tiêu bản (%) ——————————————————- Diện tích của toàn thể lát cắt đó Phép tính này được thực hiện bởi kính hiển vi. Số lượng các lát cắt có khoảng trống. Vị trí của các khoảng trống (nằm ở bên trong hay rìa ngoài khối vật liệu). 4. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu được ghi nhận vào phiếu kết quả thực nghiệm và được xử lý bằng phương pháp thống kê y học Epi Data 3.1 và SPSS 16.0. 5. Đạo đức nghiên cứu Tất cả các trường hợp nghiên cứu đều được thầy hướng dẫn kiểm định và đọc lại kết quả dưới kính hiển vi. Tất cả các lát cắt bị rách do quá trình nhuộm cắt đều bị loại. Nghiên cứu được phép của Hội đồng y đức thông qua về đạo đức nghiên cứu. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm của nhóm răng nghiên cứu Với 12 răng gồm 35 ống tủy có độ dài trung bình là 16,91 mm (± 1,3892 mm). 2. Sự đồng nhất của khối vật liệu trên phim X- quang Biểu 1. Sự đồng nhất của khối vật liệu trên phim X - quang 20 TCNCYH 85 (5) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Sự đồng nhất của khối vật liệu trên tiêu bản 3.1. Sự xuất hiện của khoảng trống Trong số 24 tiêu bản (được nhuộm và không được nhuộm) có 4 tiêu bản (chiếm 20%) có thể nhận thấy khoảng trống bằng mắt thường, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05 với kiểm định t test. Khi quan sát dưới kính hiển vi, 100% các tiêu bản đều có khoảng trống xuất hiện ở chu vi và đồng thời ở chu vi lẫn trung tâm khối vật liệu. Không có trường hợp nào xuất hiện khoảng trống riêng lẻ chỉ ở vùng trung tâm khối vật liệu. Có sự khác biệt khi quan sát bởi các phương tiện khác nhau với độ tin cậy 95% theo t - test. 3.2. Kích thước các khoảng trống trên tiêu bản Bảng 2. Kích thước các khoảng trống trên các lát cắt Vị trí lát cắt Giá trị TB (μm) Độ lệch Min (μm) Max (μm) Nhuộm 1/3 chóp 34,5 18,626 10 70 Giới hạn OT 15,5 15,357 10 50 Không nhuộm 1/3 chóp 19,0 13,703 10 50 Giới hạn OT 11,0 7,071 5 20 Kiểm định sự khác nhau giữa nhóm “không nhuộm ở vị trí 1/3 chóp” với nhóm “ nhuộm ở vùng giới hạn chiều dài làm việc” không có sự khác biệt với p > 0,05 với t - test. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm kích thước còn lại ở các vị trí khác nhau nhuộm và không nhuộm nhận thấy đều có ý nghĩa với p < 0,05 bằng kiểm định Anova - test. 3.3. Vị trí các khoảng trống trên tiêu bản Toàn bộ các tiêu bản đều có khoảng trống nằm ở chu vi khối vật liệu trong mối liên kết giữa lớp thành ống tủy - xi măng hàn và giữa xi măng hàn - gutta percha. Có 6/20 tiêu bản (chiếm 30%) hiện diện khoảng trống ở trung tâm khối vật liệu giữa gutta - percha. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05 theo t - test. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá sự sát khít của khối vật liệu với thành ống tủy tại 2 vị trí: 1/3 chóp và vùng tận hết của chiều dài làm việc. Ở vùng 1/3 chóp răng, các ống tủy thường có dạng vây cá, chia ra nhiều ống tủy phụ và ống tủy bên. Schilder nhấn mạnh nguyên nhân tái nhiễm vùng cuống phần lớn do ống tủy phụ bị bỏ sót. Trước khi tiến hành khử khoáng, các răng được chụp X-quang để đánh giá các khoảng trống bằng mắt thường. Răng được chụp theo các góc khác nhau để hạn chế sự chồng hình. Phim X-quang là phương tiện phổ biến nhất nhằm xác định sự kín khít trên lâm sàng. Kết quả cho thấy có phim chụp của 2 răng (3/29 ống tủy, chiếm 10,3%) xuất hiện khoảng trống nằm ở trung tâm khối vật liệu tại vị trí 1/3 giữa và 1/3 cuống và 89,7% không có khoảng trống giữa khối vật liệu. Kết quả này tương tự với TCNCYH 85 (5) - 2013 21 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2013 Lê Hồng Vân (2001) khi nghiên cứu độ đồng nhất của khối chất hàn trên thực nghiệm là 85,19 - 92,31% [1] và nghiên cứu của Lumnije (2006). Các khoảng trống này có thể được hình thành do quá trình nhồi gutta- percha giữa các lần bơm. Hình 1. Hình ảnh răng đã được khử khoáng và cắt lát Hình 2. Hình ảnh X-quang sau khi hàn ống tủy Mỗi một vị trí cắt, chúng tôi làm hai tiêu bản: nhuộm và không nhuộm xanh Methylene. Cùng với 2 răng chứng, việc chia nhóm nhuộm màu cho phép tác giả có thể nhận định được sự ảnh hưởng của hóa chất tới sự dính kết của khối vật liệu với thành ống tủy. Kết quả thu được trên tiêu bản cho thấy 100% các mẫu có khoảng trống hiện diện ở chu vi và trung tâm khối vật liệu dưới kính hiển vi có độ phóng đại 60. Sự hình thành các khoảng trống có thể do các bẫy khí được tạo ra trong quá trình nhồi gutta - percha, sự co ngót của khối vật liệu sau khi đã đông cứng hoàn toàn, tác dụng của hóa chất khử calci và nhuộm màu. Trong đó, ở các tiêu bản nhuộm số lượng khoảng trống và kích thước khoảng trống lớn hơn so với các tiêu bản không nhuộm. Sự khác biệt này có ý nghĩa với p < 0,05. Điều này được giải thích do tác dụng của hóa chất sử dụng trong quá trình khử khoáng và nhuộm màu răng. So sánh giữa hai vị trí lát cắt trên các tiêu bản nhuộm và không nhuộm, vị trí 1/3 chóp tồn tại khoảng trống với số lượng và kích thước lớn hơn vị trí giới hạn của ống tủy. Hình thái giải phẫu với nhiều ống tủy phụ và ống tủy bên có thể là lý do của kết quả này. Kích thước khoảng trống dao động trong khoảng từ 5 - 70 μm, xuất hiện ở 10 - 60% diện tích của lát cắt. Các khoảng trống chủ yếu nằm ở mối liên kết giữa lớp ngà - xi măng hàn ống tủy, một số vị trí không có xi măng gắn dính. Ghi nhận hình ảnh xi măng liên kết với ống ngà kiểu cài răng lược bằng các vi nối. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với tác giả ElAyouti (2009) với kích thước trung bình các khoảng trống là 30 μm và xuất hiện khoảng 37% diện tích lát cắt [2]. Một số nghiên cứu được tiến hành với các phương pháp khác nhau cho biết kỹ thuật Obtura II có sự sát khít tốt với thành ống tủy hơn kỹ thuật lèn ngang, Thermafil, Ultrafil. V. KẾT LUẬN Trên phim Xquang, có 10,3% ống tủy có hiện diện khoảng trống ở trung tâm khối vật liệu. Trên các lát cắt ngang qua kính hiển vi điện tử, mặc dù 100% hiện diện khoảng trống nhưng kích thước các khoảng trống này rất nhỏ, có thể chấp nhận được trên lâm sàng. Như vậy, kỹ thuật hàn nhiệt ba chiều bằng 22 TCNCYH 85 (5) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC hệ thống Obtura II có sự sát khít tốt với thành ống tủy. Lời cảm ơn Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội và TS. Lê Trung Thọ - Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hồng Vân (2001). Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng phương pháp lèn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn tay và lèn máy Touch ’N Heat- Obtura II. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, 28 - 31. 2. Schilder H (1967). Cleaning and shap- ing canal. Dental clinics of North America, 708 - 720. 3. Norman Weller, Frank Kimbrough & Ronald W. Anderson (1997). A comparison of thermoplastic obturation techniques: adap- tation to the canal walls. Journal of Endodon- tics, 23(11), 703 - 706. 4. Anbu R., S. Nandini, N. Velmurugan (2009). Volumetric analysis of root fillings using spiral computed tomography: an in vitro study. International endodontic Journal, 1 - 5. 5. Tani Ishii N., Teranaka T. (2003). Clini- cal and radiographic evaluation of root canal obturation with Obtura II. Journal of endodon- tics, 29(11). 739 - 742. 6. Lumnije Kqiku, Andreas Weiglein, Peter Städtler (2006). A comparative study of five different obturation techniques. Acta Stomatol Croat, 40(1), 3 - 11. 7. Gin-ichiro Hata, Satoko Kawazoe., Takao Toda (1995). Sealing ability of thermo- plasticized gutta - percha fill techniques as assessed by a new method of determining apical leakage. Journal of Endodontics, 21(4), 167 - 172. 8. Guy Shipper and Martin Trope (2004). In Vitro microbial leakage of endodontically treated teeth using new and standard obtura- tion techniques. Journal of endodontics, 30 (3), 154 - 158. 9. Ashraf EIAyouti, Christian Achleith- ner, Claus Löst and Roland Weiger (2005). Homogeneity and adaptation of a new gutta- percha paste to root canal walls. JOE, 31(9), 687 - 690. 10. Mohammad Hammad, Alison Qual- trough & Nick Silikas (2009). Evaluation of root canal obturation: A three - dimensional In vitro study. Journal of endodontics, 35(4), 541 - 544. Summary ADAPTATION OF MATERIAL COMPONENTS TO THE CANAL AT TWO POSITIONS AFTER OBTURATED WITH THE OBTURA II SYSTEM This study was to assess the adaptation of material components to the canal at two positions that include the point between third apical and the restriction of length working canal after obturated with the Obtura II system. We used radiography and electronic microscope to analyze the difference between cross sections of decalcified root canal. A cross sectional study of 12 molars extracted from patients with tooth infections. The teeth were undamaged morphologically. These teeth were carefully preserved in formalin and processed for radiographic and microscopic TCNCYH 85 (5) - 2013 23 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2013 studies. According to the radiographic analysis, 10.3% canals appear gaps at the central of com- ponent, at the third apical; no gap at the rest of canals. Electronic microscope data showed that 100% cross sections have a gap on the average diameter from 5 - 70 µm at both positions and no significant difference. Keyword: obturated, canal, Obtura II system

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_57_1_pb_2157.pdf
Tài liệu liên quan