Ngày nay, xí nghiệp Irbit còn có loại môtô thuyền quân dụng “Gear-Up”. Đây
vốn là loại hình xe dân dụng hai chỗ, được trang bị động cơ công suất 32 mã
lực, dẫn động bánh sau và bánh thuyền xe, tay đòn khung treo phía trước.
Trên xe môtô này có thể đặt súng cối hay tên lửa chống tăng, và nó trở
thành cỗ xe nhà binh khá là “hầm hố”: chạy nhanh, xoay chuyển nhẹ nhàng
và thêm nữa, cũng chắc chắn, dễ sử dụng khi vận hành, y như các tiền bối
của nó thời chiến tranh thế giới thứ hai.
117 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái.
5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái
làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ
thống phanh...
6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ
thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực
Bảo dưỡng nhằm mục đích luôn
đảm bảo
các tính năng của xe ở trạng thái
tốt nhất.
chính, cơ cấu nâng hạ...)
7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu
thiếu phải bổ sung.
8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...
9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu
lọc dầu.
10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều
tốc.
11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch
kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số.
Bảo dưỡng định kỳ:
*Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều
chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên
ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống
sau: Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống
bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ
thống phối khí.
1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật
của động cơ và các hệ thống liên quan.
2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch.
Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm.
Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén
khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm
nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc
tinh.
4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly
hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí
và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte.
6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel.
7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh
tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp,
hộp số, xúc rửa két nước.
8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm
mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ
của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van
bằng nhiệt, cửa chắn song két nước.
9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ
căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước,
bơm hơi.
10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của
supáp, nhóm pittông và xi lanh.
12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần.
13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn;
thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của
Bảo dưỡng định kỳ xe hơi tại một
ga-ra
Hệ thống làm mát ôtô
toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu
điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm
cung cấp nhiên liệu..
14. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy
khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận
khác.
15. Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm
tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc
quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy.
16. Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia
điện, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nến đánh lửa, gạt mưa,
quạt gió. Tra dầu mỡ theo quy định.
17. Kiểm tra khe hở má vít, làm sạch, điều chỉnh khe hở theo quy định.
18. Kiểm tra, làm sạch điện cực, điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực của nến
đánh lửa.
19. Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự
làm việc của rơ le .
20. Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung.
Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định.
21. Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần.
22. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn
định
23. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của
bàn đạp.
24. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp.
Đối với ly hợp thuỷ lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ
truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp.
25. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay
26. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bu lông nối ghép ly hợp hộp số,
trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng.
27. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian.
28. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng.
Nếu còn khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm
bảo kín khít.
29. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải
bổ sung.
30. Bơm mỡ vào các vị trí theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo.
31. Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh
lại.
32. Kiểm tra độ kín khít của các bề mặt lắp ghép. Xiết chặt các bulông bắt
giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung.
33. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần
phải đảo vị trí của lốp theo quy định.
34. Xì dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chuyển hướng, bệ ôtô. Bôi
mỡ phấn chì cho khe nhíp.
35. Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo.
36. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi
moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định.
37. Đối với ôtô, sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò
xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.
38. Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ
thống trợ lực tay lái thuỷ lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung.
39. Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt
quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.
40. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, đảm bảo an toàn và ổn
định.
41. Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc
của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ
căng của dây đai máy nén khí.
42. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh.
43. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường
ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ
trong toàn bộ hệ thống.
44. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực
phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng
khí nén hoặc chân không.
45. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn
đạp phanh.
46. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo
hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu
lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
47. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xy
lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa
của xy lanh phanh chính
48. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và
hành trình tự do của bàn đạp phanh.
49. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều
chỉnh lại.
50. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
Phanh tang trống
Có bao nhiêu loại dẫn động trên xe hơi?
Để động cơ truyền lực tới các bánh xe khiến chúng quay, những chiếc xe cần
phải có cơ cấu dẫn động. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp
nhận lực từ động cơ, tùy thuộc yêu cầu vận hành giữa các loại xe và tại từng
thời điềm mà người ta có những phương pháp truyền động khác nhau.
Hệ dẫn động cầu sau RWD
Thời kỳ đầu của ngành công nghiệp ô tô thế
giới, tất cả những chiếc xe đều sử dụng hệ dẫn
động cầu sau (RWD - Rear-wheel drive). Những
chiếc xe này nhất thiết phải có trục truyền
chuyển động và một bộ vi sai để truyền công
suất từ động cơ xuống trục sau. Thiết bị này
làm tăng giá thành sản xuất và làm trọng lượng
xe tăng lên.
Xe có hệ dẫn động cầu sau không có sự hỗ trợ
của cơ cấu chống trượt thì xe rất dễ bị trượt
ngang hay sa lầy xuống những hố, rãnh. Vì vậy RWD thực sự không hiệu quả.
Tuy nhiên, ở loại xe này, tính năng kiểm soát xe cực tốt vì cặp bánh sau chịu
trách nhiệm của việc tăng tốc, khiến cho cặp bánh trước chuyên biệt với
nhiệm vụ dẫn hướng. Điều này có nghĩa là khi bạn "nhấn" ga, tải trọng xe
dồn vào đúng nơi mong muốn là cầu sau.
Hệ dẫn động cầu trước FWD
Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ
dẫn động cầu trước (FWD - Front-wheel drive),
nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại
đều có động cơ đặt trước thay vì đặt sau như
trước kia. Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu truyền động
từ trước ra sau và tiêu hao nhiều năng lượng,
công suất truyền tới ngay bánh trước là giải
pháp khả thi nhất. Ngoài ra, áp dụng FWD đồng
nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể giảm bớt
các chi tiết, hạ thấp chi phí. Đồng thời, khối
lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn.
Ưu điểm quan trọng nữa của hệ dẫn động FWD là do động cơ đặt phía trên
trục trước nên trọng lượng của nó được truyền thẳng xuống bánh dẫn động
khiến độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt động tốt ở các mặt đường trơn
trượt.
Các hệ thống dẫn động 4 bánh (4WD - Four-wheel drive)
Mecerdes vẫn luôn trung
thành với hệ dẫn động cầu
sau
Gần như tất cả các xe hơi
đời mới đều sử dụng FWD
1 - Hệ thống 4WD bán thời gian (PART-TIME
4WD)
Đây là hệ thống cơ bản nhất, nó được kích hoạt
khi tài xế hoặc cài cầu bằng cần số phụ hoặc
nhấn một nút bấm trong xe. Nếu không chủ
động gài cầu, thì xe sẽ vận hành với 2 bánh dẫn
động và trong hầu hết các trường hợp 2 bánh
dẫn động sẽ là 2 bánh sau.
Đây là hệ thống đơn giản nhất nên không phức tạp và giá thành chế tạo rẻ.
Điều này giải thích cho sự phổ biến của hệ thống trên trên các xe 2 cầu bình
dân. Đặc điểm của hệ thống này là:
- Trong điều kiện thông thường, xe sẽ sử dụng dẫn động 2 bánh.
- Tài xế phải chủ động gài cầu và nhả cầu
- Sau khi gài cầu thì lực kéo sẽ được phân bổ đều cho 4 bánh.
- Trong điều kiện đường cực xấu, tài xế có thể lựa chọn cầu “thấp” hay "Low"
để cải thiện độ bám đường. Hầu hết xe địa hình tầm trung bình dùng loại này
vì đơn giản và chi phí thấp nhưng hoạt động tốt trong địa hình xấu. Các loại
xe điển hình :Vitara, Trooper, Patrol và Land Cruiser...
2 - Hệ thống 4WD cố định (FULL-TIME 4WD)
Xe với hệ thống này không thể chuyển sang chế
độ dẫn động 2 bánh được. Nó luôn luôn vận
hành với lực kéo của động cơ được truyền tới 4
bánh vì vậy người lái được hưởng các ưu điểm
về độ bám đường của hệ thống dẫn động 4
bánh và không cần phải gài cầu. Đặc điểm của
hệ thống này là:
- Tất cả 4 bánh đều được dẫn động
- Tài xế không thể chuyển sang chế độ dẫn
động 2 bánh
- Trong điều kiện đường cực xấu, tài xế có thể cài cầu thấp để chống trượt
bánh hoặc vượt qua đường gồ ghề. Các loại xe điển hình: Terios, Toyota
RAV4...
3 - Hệ thống 4WD tự động (AUTOMATIC 4WD)
Hệ thống này được thiết kế nhằm tự động lựa
chọn thời điểm phân bố lực kép cho các bánh xe
khi có tình trạng trượt bánh xảy ra. Được tiếp thị
với nhiều tên khác nhau, hệ thống này họat
động thông qua một vi sai trung tâm hoặc một
trong nhiều cơ cấu ly hợp để chuyển lực kéo
đến các bánh khi hệ thống phát hiện có sự trượt
bánh. Các đặc điểm phân biệt:
- Tài xế sau khi kích hoạt chế độ “auto 4WD”
Nissan Patrol
Toyota RAV4
Nissan Murano
(thường thông qua một nút trên bảng điều khiển) thì xe sẽ tự động “cài cầu”
khi cần thiết và tài xế không cần phải quan tâm đến hệ thống này nữa.
- Khi hệ thống kích hoạt, nó sẽ kiểm soát và chuyển lực kéo khi cần thiết đến
cả hai cầu trước và sau hoặc chỉ các bánh không bị trượt.
- Tài xế cũng có thể chọn chế độ cầu thấp để cải thiện khả năng vận hành khi
điều kiện đường sá rất xấu. Các loại xe điển hình: Honda CRV, Nissan
Murano...
4- Hệ thống AWD (All-wheel drive)
Hệ thống AWD vận hành gần giống với 4WD toàn thời gian ở chỗ lực kéo liên
tục được phân bổ tới cầu trước và cầu sau, không thể tác động chủ quan tới
việc gài cầu hay không. Đặc điểm phân biệt:
- Cầu trước và sau đều dẫn động.
- Tài xế không thể chọn chế độ dẫn động một cầu được.
- Tài xế không thể chọn chế độ cầu thấp để cải thiện khả năng vận hành khi
điều kiện đường xá rất xấu. Các loại xe điển hình: Land Cruiser VX hay Pajero
Supreme...
Những dấu hiệu trên đồng hồ và đèn báo của xe cho biết điều gì?
Các đồng hồ trên xe
1-Vôn kế; 2 Công-tơ mét; 3-Đồng hồ đo vòng quay của máy; 4-Đồng
hồ đo nhiệt độ nước làm mát; 5- Đồng hồ xăng; 6-Đồng hồ đo áp
suất dầu
Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát
Đồng hồ này đo nhiệt độ nước làm mát máy. Khi máy
nóng, nhiệt độ có thể lên tới khoảng 83-94o C, nếu
đang phải dừng xe để chờ đèn đỏ, nhiệt độ có thể tăng
một chút. Nhiệt độ cũng sẽ tăng lên một chút ngay sau
khi bạn tắt máy vì nước làm mát không được làm nguội
ngay, nhưng sẽ trở lại bình thường khi bạn khởi động
máy trở lại.
Nhiệt độ thay đổi trên đồng hồ là dấu hiệu không bình
thường nếu như lúc đó không phải chờ xe quá lâu. Nếu
nhiệt độ xuống quá thấp, bộ ổn nhiệt có thể có vấn đề.
Nếu nhiệt độ lên quá cao, có thể nước làm mát còn quá
ít, các đường ống có thể bị rò rỉ, nắp của bộ sưởi có
thể bị hở, thời gian đánh lửa đặt sai, hoặc có thể các
dây đai bị trượt... Nhiệt độ nước làm mát được ký hiệu bằng độ F hoặc độ C
hay dùng chữ Cold-Hot
Đồng hồ đo áp suất dầu
Đồng hồ đo áp suất dầu có thể cho biết động
cơ của xe có được bôi trơn tốt không. Khi xe
chở nặng, có thể thấy đồng hồ này tăng lên
một chút, khi giảm tốc độ có thể áp suất dầu
lại giảm xuống. Khi áp suất dầu xuống thấp có
thể do lượng dầu còn ít, dùng loại dầu không
đúng độ nhờn, máy nóng quá, lọc dầu bị tắc
Đồng hồ đo nhiệt độ
nước làm mát
Đồng hồ đo áp suất dầu
hoặc đã có trục trặc với động cơ của xe. Áp suất dầu có thể được đo bằng
đơn vị psi hoặc cũng có thể được kí hiệu bằng Low-High.
Đồng hồ đo điện (Ampe kế)
Đồng hồ đo điện sẽ cho biết tình trạng nạp điện của hệ thống điện trên xe.
Trên đồng hồ sẽ hiện dấu (+) khi ắc-qui đang sạc, hoặc dấu (-) nếu ắc-qui
đang sử dụng. Chỉ sau khi khởi động máy, đồng hồ đo điện sẽ cho biết tình
trạng nạp điện của ắc-qui khi đèn và các thiết bị khắc đã tắt. Khi phần năng
lượng được sử dụng để khởi động máy được nạp lại vào trong ắc-qui, kim sẽ
dần dần chỉ vào vạch giữa trên bảng đồng hồ và sẽ hơi nghiêng về phía bên
đang nạp điện (+). Nếu ắc-qui yếu, đồng hồ sẽ chỉ ở trạng thái nạp điện cho
đến khi đủ điện.
Nếu đồng hồ báo ắc-qui nạp nhanh và sử dụng điện cũng nhanh, có thể ắc-
qui sắp hỏng, nếu ắc-qui nạp điện lâu hơn bình thường, có thể dây đai bị
trượt hoặc máy phát điện gặp sự cố. Đồng hồ đo điện cho biết trạng thái của
ắc-qui đang sạc (C) hay đang sử dụng điện (D).
Vôn kế
Vôn kế có thể được dùng thay cho ampe kế, vôn kế
cho biết tình trạng hoạt động của ắc-qui rõ hơn. Mặc
dù hệ thống điện trên xe là 12V nhưng trong thực
tế, xe hoạt động với hiệu điện thế lớn hơn 13V một
chút. Nếu sau khi máy chạy được một lúc lâu mà
vẫn thấy vôn kế chỉ dưới 13V, bạn nên kiểm tra xem
có dây đai nào bị trượt không.
Đồng hồ đo vòng quay của máy
Đồng hồ đo vòng quay của máy (1000 vòng/phút)
cho phép theo dõi và lái xe đạt hiệu suất cao nhất với số vòng quay của máy
đạt được là tối đa.
Các đèn cảnh báo trên xe
1-Hỏng hệ thống điều chỉnh khoảng sáng gầm xe
Thấy đèn cảnh báo này trên công-tơ-mét sáng, cần dừng xe kiểm tra, nếu chỉ
do chở quá nặng thì có thể chạy tiếp một cách cẩn thận vì tay lái bị ghì hơn.
Đồng hồ Vôn kế
Nếu xe không chở nặng hoặc đã trút hết tải mà đèn vẫn báo, nên đến trạm
sửa chữa ngay khi có thể.
2-Hỏng hệ thống hỗ trợ phanh ABS
Tín hiệu báo hỏng ABS (thường do hỏng đồng hồ đo tốc độ quay của bánh
xe) đồng nghĩa với việc hệ thống điện tử sẽ không can thiệp vào quá trình
phanh xe. Chú ý, khi bật khóa điện, đèn báo ABS sẽ sáng lên, nhưng đó chỉ là
test, nếu mọi việc bình thường, mấy giây sau nó sẽ tự tắt đi. Với cảnh báo
này, vẫn có thể tiếp tục chạy xe, nhưng nên thận trọng, vì không có ABS,
phanh trên đường cua hay trơn trượt nguy hiểm hơn rất nhiều.
3-Mòn má phanh
Trên một số xe đời cũ, đèn này sáng khi hệ thống phanh nói chung có vấn đề
hoặc phanh tay đang bị cài. Ở dòng xe hiện đại hơn, nó báo độ dày của má
phanh chỉ còn 2-3 mm, xe chỉ chạy được khoảng 2.000-3.000 km nữa là tới
cốt kim loại. Khả năng cách nhiệt đã rất kém, cần thay ngay má phanh mới.
4-Áp suất dầu máy thấp
Ngay khi thấy đèn báo, cần lập tức tắt máy. Như vậy mới còn hy vọng bảo
toàn được động cơ. Nếu nó chỉ sáng khi vào cua hay khi phanh gấp, nên kiểm
tra mức dầu máy. Nếu sau khúc cua, đèn tắt, có thể tiếp tục chạy theo chế
độ giảm ga và tránh các xử lý đột ngột, tới trạm sửa chữa gần nhất. Ngoài ra,
hiện tượng này cũng có thể do vòng bi trục khuỷu đã mòn.
5-Hỏng túi khí hoặc dây an toàn
Đèn báo sẽ test sáng lên khi bật chìa khóa điện và tự tắt sau mấy giây, nếu
hệ thống an toàn hoạt động bình thường. Trong trường hợp đèn này không
tắt sau khi test hoặc đột nhiên sáng lên khi xe đang chạy, nên đến trạm sửa
chữa ngay khi có thể.
6- Có nước trong bộ vi lọc
Khi đèn báo có nước trong bộ vi lọc bật sáng, hãy nhanh chóng đưa xe đến
trạm sửa chữa gần nhất.
Sử dụng loại dầu nào cho xe tay ga?
Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác
dụng như giảm ma sát giữa hai bộ
phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải
nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn.
Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của
nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là
chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất
đến chất lượng của một sản phẩm dầu
nhờn thương mại.
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt
độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm
và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ
di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt
cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các
phân tử cấu thành nên dầu nhờn có
liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó
nên người ta thường gọi thành dầu
nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ
dầu có độ nhớt cao.
Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn.
Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp
suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
Đặc điểm động cơ của xe tay ga
-Vì đặc điểm cấu tạo và tính thẩm mỹ,
động cơ của xe tay ga được thiết kế nhỏ
gọn hơn, công suất riêng lớn hơn và được
đặt kín ở phía sau. Chính vì thế, động cơ xe
tay ga có nhiệt độ cao hơn hẳn động cơ xe
máy khác do dễ bị bùn đất bám, khuất/kín.
-Chế độ vận hành của động cơ xe tay ga
cao hơn, tốc độ vòng quay cao hơn (8000-
10.000v/p) so với xe máy thông thường
(5000-6000v/p). Đây cũng là nguyên nhân
khiến nhiệt độ làm việc của dầu động cơ
cũng cao hơn, khoảng 150o-170o C.
-Xe tay ga ít khi bố trí hệ thống côn (ly hợp) nằm chung trong cacte. Do vậy
dầu bôi trơn cần có hệ số ma sát thật thấp để nâng cao hiệu suất động cơ.
Độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng của
dầu....
Xe tay ga có những đặc điểm
khác biệt
-Một số xe tay ga chỉ có bộ phận khởi động bằng điện chứ không có cần đạp
khởi động, dùng dầu không đúng chủng loại trong thời tiết lạnh sẽ khó khởi
động.
Dầu động cơ cho xe tay ga
Những khác biệt của động cơ xe tay ga so với các
loại xe thông thường dẫn đến yêu cầu dẫn đến
dầu động cơ dành cho xe tay ga cũng khác hơn.
Dầu cho xe tay ga cần có khả năng chịu nhiệt độ
cao, độ bền nhiệt tốt, độ nhớt thích hợp để dễ
khởi động và bảo vệ động cơ ở tốc độ cao và đặc
biệt phải có phẩm cấp chất lượng phải cao hơn
dầu động cơ thông thường. Sử dụng dầu bôi trơn
động cơ cho xe tay ga cần chú ý:
-Sử dụng dầu đúng chủng loại, chỉ số yêu cầu của
nhà sản xuất.
-Sử dụng dầu đặc chế cho xe tay ga, dầu có thành phần tổng hợp (synthetic)
hoặc bán tổng hợp (semi synthetic), nghĩa là sẽ có chỉ số độ nhớt cao vượt
trội (VI>140) đảm bảo độ nhớt dầu luôn ổn định khi nhiệt độ làm việc của
động cơ lên cao, giảm hệ số ma sát và tăng độ bền của màng bôi trơn giúp
động cơ hoạt động luôn ổn định.
-Dầu có phẩm cấp chất lượng cao (API SL...) để đảm bảo dầu có khả năng
chống lại sự ô-xy hoá ở nhiệt độ cao, giữ các chi tiết động cơ luôn sạch khiến
tuổi thọ động cơ sã tăng đáng kể.
-Dầu có độ nhớt đa cấp thấp hơn của xe số (SAE 10W-40) sẽ giúp động cơ dễ
dàng khởi động ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp, bảo vệ động cơ ngay từ ban
đầu hay khi vòng quay động cơ hoạt động đến tốc độ tối đa.
Các loại dầu khác của xe tay ga
-Dầu hộp số (bánh răng): Xe tay ga có hộp bánh răng tách rời động cơ nên
có loại dầu bôi trơn riêng. Tuỳ theo loại xe, các nhà sản xuất sẽ yêu cầu
chủng loại cũng như thời gian thay thế.
-Dầu phanh: Các xe tay ga đều sử dụng phanh đĩa, dầu phanh sẽ là chất lỏng
truyền lực phanh. Thông thường dầu phanh có 2 loại với ký hiệu (DOT3-
DOT4), bổ sung và thay mới dầu phanh nên theo quy định của nhà sản xuất.
Dầu cho xe tay ga cần có
khả năng chịu nhiệt độ
cao
Sử dụng xe hơi như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu?
Các chuyên viên kỹ thuật của những hãng xe hơi hàng đầu thế giới cho rằng
lái xe và bảo quản xe đúng kỹ thuật chính là cách tiết kiệm nhiên liệu tối ưu
nhất.
Lái xe đúng kỹ thuật
Vận tốc và gia tốc đóng vai trò đáng kể
trong việc giảm lượng tiêu hao nhiên
liệu. Bạn càng nhấn ga thì động cơ
càng "khát" nhiên liệu. Khi vận tốc lên
đến 100km/h, lực kéo tăng thêm 10%
cho mỗi lần tăng thêm 10km/h. Lái xe
với vận tốc càng cao thì lượng nhiên
liệu tiêu hao càng nhiều.
Vận hành ở tốc độ thấp, số thấp cũng
như ở tốc độ cao đều tiêu hao nhiên
liệu nhiều hơn so với mức trung bình.
Tương tự, tăng tốc đột ngột cũng tiêu hao nhiên liệu gấp 4 lần so với mức
bình thường. Phanh nhiều cũng làm chiếc xe “uống” xăng nhiều hơn do bạn
sẽ phải tăng tốc sau khi phanh, vì vậy hãy giữ khoảng cách an toàn với xe
phía trước để quá trình phanh xảy ra không quá đột ngột.
Xe chở càng nặng thì càng hao nhiên liệu. Nên dọn dẹp các thứ trên xe và bỏ
đi những thứ không cần thiết. Giảm trọng lượng khoảng 40kg, sẽ tiết kiệm
được 3% nhiên liệu. Một người lái xe nhiều kinh nghiệm là biết cách tính toán
quãng đường đi thế nào thuận lợi nhất. Nếu bạn có một lộ trình “liên kết” các
địa chỉ với nhau, bạn không chỉ tiết kiệm được nhiên liệu mà còn đỡ mất thời
gian. Nên nhớ đừng phanh gấp nhiều lần, vì mỗi lần như vậy, chiếc xe phải
"đề-pa" để trở lại vận tốc cũ và lượng nhiên liệu tiêu tốn nhiều hơn.
Chăm sóc động cơ
Cần sử dụng và bảo dưỡng động cơ theo đúng
hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ
như lọc gió, mức dầu bôi trơn, tuổi thọ của bu-
gi... một cái lọc dầu bẩn có thể làm hao nhiên
liệu thêm 4%. Khi thấy đèn báo “check engine”,
bạn phải mang xe đi kiểm tra ngay.
Nhà sản xuất khuyến cáo dùng loại nhiên liệu
nào, dầu nhờn nào thì bạn dùng đúng loại ấy.
Hãy cảnh giác với các loại nhiên liệu được quảng
cáo là tiết kiệm, có thể chúng sẽ không phù hợp
Tăng tốc đột ngột, tiêu hao nhiên
liệu gấp 4 lần bình thường.
Sử dụng và bảo dưỡng
động cơ theo đúng yêu cầu
kỹ thuật (ảnh VNE)
với động cơ xe bạn. Cũng không nên tin tưởng vào lời quảng cáo các loại
“phụ gia” làm hệ thống máy móc vận hành trơn tru.
Chọn lốp xe
Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn, bánh xe
không đủ hơi khiến việc điều khiển tay lái càng
khó và làm lốp xe mau mòn. Bên cạnh đó, ma
sát còn làm tăng nhiệt độ và trong trường hợp
đủ lớn, nó sẽ làm cháy cao su. Do độ bám
đường tăng lên cùng với ma sát nên động cơ sẽ
phải làm việc nhiều hơn. Ngược lại, một vài loại
lốp lại mòn nhanh khi bơm quá căng, bởi vậy,
bạn hãy cố gắng đảm bảo áp suất lốp luôn nằm
trong chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Nên
kiểm tra định kỳ hệ thống lái của xe, điều này giúp hạn chế hao mòn lốp xe,
giảm tiêu hao nhiên liệu.
Sử dụng điều hoà nhiệt độ hợp lý cũng là một cách tiết kiệm nhiên liệu. Khi
trời nóng, cây số đầu bạn nên hạ tất cả các cửa xuống để nhiệt độ trong xe
giảm dần nhờ gió thổi vào xe, sau đó mới bật điều hòa, để làm giảm sức kéo
của compressor. Chạy trên đường cao tốc, bạn chỉ cần vặn máy lạnh số nhỏ.
Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến mức độ tiết kiệm nhiên liệu của xe. Việc
khởi động xe trong điều kiện thời tiết quá ẩm ảnh hưởng không chỉ đến sự
vận hành của động cơ mà còn đến tiêu thụ nhiên liệu. Điều kiện đường miền
núi và gió mạnh cũng làm xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Khi bạn chuẩn bị mua xe hãy tính toán một cách tương đối xem nó sẽ ngốn
bao nhiêu nhiên liệu. Khi đó bạn sẽ hình dung được có nên mua chiếc xe
động cơ dung tích lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu hay không.
Luôn giữ áp suất lốp đúng
tiêu chuẩn (ảnh VNE)
Cần chú ý những gì khi sử dụng đèn pha?
Theo chức năng làm việc đèn pha thuộc hệ thống tín hiệu và chiếu sáng trên
ôtô, xe máy. Yêu cầu chiếu sáng tiêu chuẩn của đèn pha phải giúp cho người
lái xe quan sát rõ mặt đường (100 -120 m phía trước đối với ôtô và 60 m đối
với xe máy). Khi gặp người đi ngược chiều, đèn cốt làm nhiệm vụ chiếu sáng
gần với khoảng sáng từ 50-75 m và hướng ánh sáng phải đi xuống 300.
Các loại đèn pha, đèn cốt
Tính chất chiếu sáng của đèn hệ thống đèn phụ
thuộc vào kết cấu của phần tử quang học và kết
cấu của bóng đèn (bóng đèn, pha đèn và kính
khuyếch tán ánh sáng). Dây tóc bóng đèn pha
(chiếu xa) đặt đúng tiêu điểm parabol pha đèn
còn dây tóc đèn cốt (chiếu gần) đặt ngoài tiêu
điểm của parabol pha đèn. Kính khuyếch tán có
tác dụng phân bố lại chùm tia ánh sáng của đèn
cho phù hợp với yêu cầu chiếu sáng.
Hệ đèn pha châu Âu thường dùng 2 đèn, công
suất đèn pha 50W; công suất đèn cốt 40W. Hệ
đèn pha châu Mỹ thường dùng 4 đèn với công suất đèn pha 50-60W; công
suất đèn cốt 40-50W, khi chiếu xa 4 đèn pha cùng làm việc nhưng khi chiếu
gần chỉ còn 2 đèn cốt làm việc.
Chùm tia sáng chiếu gần của đèn cốt trên xe
châu Âu và xe châu Mỹ khác nhau. Các đèn pha
trên xe châu Âu khi làm việc ở chế độ chiếu sáng
gần (đèn cốt), chùm tia sáng chiếu không đối
xứng và được hướng về phía bên phải khoảng
150 để người lái nhìn rõ hơn phần đường bên
phải của mình và giảm bớt khả năng làm loá mắt
người lái xe đi ngược chiều. Các đèn pha hệ châu
Mỹ khi chiếu gần vẫn giữ nguyên dạng chùm tia
đối xứng do đó tầm nhìn bên phải của người lái
sẽ kém hơn. Đèn pha, cốt thường phân loại theo
kiểu bóng đèn và loại dây tóc bóng đèn thành các
loại sau:
- Đèn Wolfram: Do đặc tính của wolfram nên khi làm việc, loại đèn này hay bị
đen mặt bóng đèn khiến độ sáng bị giảm nhanh.
- Đèn Halogen: Là loại đèn được nạp khí halogen hay hỗn hợp của halogen
với brom, đèn halogen nhỏ gọn, cường độ sáng lớn (gấp đôi đèn wolfram) và
có khả năng chịu nhiệt độ cao.
Đèn pha được coi là "mắt"
của chiếc xe
Bóng đèn halogen
-Đèn Xenon: Là loại đèn được nạp khí xenon, có ưu điểm lớn là có chùm tia
sáng với quang phổ gần như ánh sáng mặt trời nên tạo thuận lợi cho người
lái quan sát trong đêm. Đèn xenon thường được lắp trên các dòng xe cao
cấp, với giá thành đắt gấp 5 lần loại đèn thông dụng.
Đèn halogen và đèn xenon
Sử dụng đèn xe như thế nào?
- Vì tầm quan sát ở chế độ cốt là 45 m so với 100-120m của ánh sáng đèn
pha, vì vậy cần sử dụng đèn pha khi tăng tầm quan sát trong đêm. Ngoài ra,
để tăng thêm tính hiệu quả khi sử dụng đèn pha cần giảm ánh sáng tối đa
trong khoang lái (không nên bật đèn trong xe và điều chỉnh các thiết bị ánh
sáng ở chế độ mờ hoặc tắt).
- Nên sử dụng đèn cốt khi có sương mù hoặc
mưa sẽ quan sát rõ đường hơn.
- Luôn có bóng đèn sương mù dự phòng. Đèn
sương mù được thiết kế để sử dụng trong điều
kiện thời tiết có nhiều sương mù nhằm tăng độ
sáng trên mặt đường. Chỉ nên sử dụng đèn sương
mù khi cần thiết và không nên sử dụng thường
xuyên với đèn pha vì có loại đèn sương mù sẽ
làm lệch ánh sáng đèn pha và làm cho người điều
khiển phương tiện ngược chiều giảm tầm quan
sát.
- Nên kiểm tra đèn thường xuyên và căn chỉnh pha đèn rọi đúng hướng, tầm
ánh sáng lệch đi 10 cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả chiếu sáng của đèn xe
rất nhiều.
- Luôn giữ cho đèn pha sạch sẽ. Chất bẩn hay bụi bám vào đèn xe sẽ làm
giảm độ sáng của đèn đến 60%. Ngoài việc giữ cho đèn pha sạch sẽ, bạn
cũng phải nên giữ cho kính xe sạch sẽ bằng cách lau chùi thường xuyên, hoặc
sử dụng hệ thống rửa kính xe khi kính xe có nhiều bụi bám vào.
Sử dụng đèn pha tăng
tầm quan sát trong đêm
- Thay thế ngay những bóng đèn bị cháy và nên có bóng đèn dự phòng trên
xe. Hầu hết các hệ thống đèn xe đều thuộc loại bóng halogen có thể dễ dàng
thay thế mà không cần bất kỳ dụng cụ nào. Nên đọc hướng dẫn kỹ thuật của
xe để thao tác chính xác, khi thay bóng đèn mới không nên chạm tay vào
bóng ngoài trừ phần đuôi đèn.
- Nên sử dụng pha khi lái một mình trong đêm, sau đó chuyển sang cốt khi có
xe đi ngược chiều trong vòng 150 m (khoảng 3 giây ở tốc độ 90 km/giờ).
Không nên sử dụng đèn pha khi cua xe, vì nếu xe đối diện cũng quên tắt pha
thì hai xe bật pha cùng một lúc sẽ làm cho người lái không thấy đường, rất
nguy hiểm. Khi vượt xe, không nên sử dụng đèn pha, nên duy trì khoảng
cách an toàn và nháy đèn để ra hiệu xin vượt.
Quy trình bảo dưỡng xe gắn máy được thực hiện như thế nào?
Mục đích của bảo dưỡng là luôn đảm bảo các tính năng của xe ở trạng thái
tốt nhất có thể, để tránh những hư hỏng nhỏ trở lên lớn hơn trong tương lai,
để đảm bảo sự an toàn của xe và chủ xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng đúng
tiêu chuẩn, tuổi thọ của xe có thể tăng, tính kinh tế nhiên liệu tốt hơn, hoạt
động tin cậy hơn. Quy trình bảo dưỡng xe gắn máy được thực hiện theo các
bước sau:
-Lốp xe:
Lốp trước và lốp sau cần được sử dụng đúng
theo quy định, tuổi thọ của một chiếc lốp phụ
thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và quá trình
vận hành. Luôn giữ áp suất lốp đúng theo tiêu
chuẩn của nhà sản xuất. Kiểm tra chân chống
đứng, chân chống nghiêng, chỗ để chân đảm
bảo luôn vững vàng và được bôi trơn tốt.
-Động cơ:
Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm
phát hiện và ngăn chặn các hỏng hóc trong
động cơ. Kiểm tra tình trạng hoạt động của bu-gi, động cơ hoạt động tốt bu-
gi luôn có màu gạch; nếu bu-gi có màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động
cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu. Khói thải động cơ màu đen, có thể
nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể dầu bôi trơn lọt vào
buồng đốt, những hiện tượng này đều biểu hiện các hỏng hóc của động cơ,
cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn.
-Dầu máy:
Dầu máy có nhiệm vụ bôi trơn và làm mát động
cơ, sử dụng dầu bôi trơn cần đúng chỉ dẫn của
nhà sản xuất. Dầu cần được kiểm tra thường
xuyên để đảm bảo động cơ luôn có chế độ vận
hành tốt nhất.
-Hệ thống điện:
Theo thời gian, hệ thống điện của xe sẽ kém
dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác
nhân bên ngoài (nước, ô-xy hóa…). Việc kiểm
tra hệ thống điện nhằm bảo đảm khả năng nạp
điện cho ắc-quy, khả năng khởi động của động
cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng
thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm
nhiên liệu của động cơ.
-Ắc-qui:
Ắc-quy có nhiệm vụ cung cấp điện cho bộ phận khởi động (đề) và hệ thống
đèn tín hiệu. Kiểm tra, bảo dưỡng ắc-quy để luôn đảm bảo lượng dung dịch,
Luôn giữ áp suất lốp đúng
tiêu chuẩn
Dầu máy cần được kiểm tra
thường xuyên
điện thế của bình theo tiêu chuẩn. Ắc-quy sẽ hoạt động ổn định và có tuổi
thọ cao hơn.
-Nhông-xích:
Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát bám vào,
dẫn tới làm mòn nhanh chóng đĩa và nhông. Luôn đảm bảo độ căng, độ bôi
trơn tiêu chuẩn của xích, độ kín của hộp xích.
-Phanh:
Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian
sử dụng, cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh
bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Đối
với phanh đĩa, bổ xung dầu đúng theo quy định
của nhà sản xuất. Hệ thống ổ bi cũng cần được
kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn
phù hợp khi cần thiết.
-Chế hòa khí:
Kiểm tra và vệ sinh (rửa) chế hòa khí để duy trì
khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng
nhiên liệu tiêu hao. Vệ sinh bình xăng để tránh hiện tượng đọng nước trong
bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị thủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống
lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ
ít tiêu hao nhiên liệu.
-Khung xe:
Kiểm tra và chống gỉ sét khung xe, sườn xe, vành xe. Công việc này nên thực
hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra và bảo
dưỡng hệ thống lái, các loại dây (phanh, đồng hồ tốc độ…).
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước mỗi chuyến đi xa hoặc sau mỗi lần đi
qua các con đường ngập nước, nên bảo dưỡng toàn bộ xe. Mỗi khi phát hiện
ra các triệu chứng bất thường của xe, cần cho kỹ thuật viên kiểm tra ngay
nhằm tránh các hỏng hóc lớn hơn.
Bộ chế hòa khí
Bảo dưỡng giảm xóc xe máy như thế nào?
Do đặc điểm cấu tạo, bộ giảm xóc sau hoạt động khá ổn định và ít có trục
trặc, những trục trặc thông thường hay xuất hiện ở bộ giảm xóc trước. Dấu
hiệu để nhận biết khi giảm xóc bị hỏng là xe bị xóc khi lái, khó điều khiển, lốp
mòn nhanh, xe đi qua chỗ xóc phát ra những tiếng kêu lục cục.
Giảm xóc có nhiệm vụ hấp thụ và triệt
tiêu những chấn động từ mặt đường,
đem lại sự cân bằng, thoải mái và an
toàn khi lái xe. Thông thường xe máy có
hai bộ giảm xóc trước và sau. Trong mỗi
ống gồm lò xo, pít-tông, xi-lanh thủy lực
và các chi tiết phụ như ống bọc lò xo,
ống che bụi, đệm cao su giảm chấn...
Bộ phận quan trọng nhất của giảm xóc
xe máy là lò xo và cặp pít-tông thủy lực
(ti giảm xóc). Lò xo có tác dụng đàn hồi,
biến dao động va đập ở bánh xe thành
dao động điều hòa êm ái cho phần khung xe. “Ti” giảm xóc có tác dụng dập
tắt nhanh các dao động của khung xe, bảo đảm tính bền vững của xe cũng
như người trên xe. Trong quá trình sử dụng, cần chú ý đến hoạt động (độ
nhún) của giảm xóc để bảo dưỡng sửa chữa ngay khi có sự cố.
Dấu hiệu trục trặc và cách khắc phục
- Khi xe chở nặng, tay lái không cân bằng: Giảm xóc trước của xe có thể đã bị
gãy một bên lò xo, hoặc lò xo hai bên có độ cứng không đều nhau hoặc một
bên pít-tông bị cong. Tùy theo nguyên nhân mà thay lò xo hoặc nắn lại pít-
tông.
- Khi đi, giảm xóc có tiếng kêu cót két: Có
thể ống giảm xóc đã bị méo, lò xo bị gỉ cọ
xát vào ống bọc và thân xi-lanh. Để khắc
phục hiện tượng này, cần tháo giảm xóc,
cạo hết gỉ ở lò xo bôi mỡ làm trơn. Nắn
thẳng lại “ti” thủy lực bằng dụng cụ chuyên
dùng.
- Ở thân giảm xóc có vết dầu bám: “Phớt”
dầu của giảm xóc bị rách (hở) do sử dụng
lâu ngày, “phớt” dầu lão hóa gây nên hiện
tượng chảy dầu giảm xóc. Lượng dầu giảm xóc bị thiếu hụt, khi xe đi qua chỗ
xóc sẽ nghe thấy những tiếng lục cục khó chịu. Để khắc phục hiện tượng này
cần thay “phớt”, bổ xung hoặc thay mới dầu giảm xóc. Khi thay mới hay bổ
xung dầu giảm xóc cần chú ý chọn đúng chủng loại dầu và đổ đúng quy định
của nhà sản xuất.
Giảm xóc có nhiệm vụ hấp thu
chấn động từ mặt đường
Vết dầu trên thân giảm xóc
Sau khi thay dầu mà giảm xóc vẫn cứng, xe vận hành không êm ái có nghĩa
là lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả bớt dầu qua ốc xả ở cuối
giảm xóc. Thông thường, chu kỳ thay dầu của giảm xóc trước từ 10.000 –
20.000 km.
Kiểm tra bộ giảm xóc trước bằng cách bóp chặt phanh trước và nhún mạnh,
giảm xóc còn tốt là mặt pít-tông phải sáng bóng suốt chiều dài, pít-tông và xi-
lanh không được có độ “rơ”. Khi hoạt động, giảm xóc không được có màng
dầu bám trên bề mặt.
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi xa?
Chuẩn bị cho một chuyến đi xa
- Các giấy tờ cần thiết trên xe: Giấy phép lái xe hợp lệ, đăng kiểm và bảo
hiểm còn hiệu lực, đăng ký xe, các giấy phép đặc biệt khác tùy loại xe, hàng
hoá và cung đường của xe.
- Các vật dụng cần thiết: Túi cứu thương, đèn pin, bản đồ, bộ đồ sửa xe, lốp
dự phòng, bình cứu hoả, tiền, giấy bút, nước uống, giấy vệ sinh. Điện thoại
phải lưu các số của Bảo hiểm, Cứu hộ, Tư vấn kỹ thuật…
- Các dụng cụ kỹ thuật: Dây câu điện, bộ kích điện ắc-quy; dụng cụ vá săm
xe; bóng đèn pha và đèn tín hiệu dự phòng; một chai dầu máy 1 lít; đèn pin,
hộp đựng dụng cụ thông dụng (tuốc-nơ-vít, kìm, búa...)
Kiểm tra xe trước khi đi xa
- Kiểm tra dầu máy: Rất nhiều động cơ gặp
sự cố do thiếu dầu bôi trơn hay dầu không được
thay kịp thời. Kể cả khi mới thay dầu, bạn cũng
cần có bước kiểm tra này. Để đo mức dầu động
cơ, trước hết, bạn đưa xe tới vùng rộng, bằng
phẳng và để máy nguội. Sau khi tắt động cơ vài
phút bạn mới đo mức dầu bởi nếu đo ngay, dầu
chưa về các-te hết khiến kết quả không chính
xác.
- Kiểm tra nước làm mát: Mực nước trong két nước làm mát có thể nhìn
được từ bên ngoài. Mức nước này phải luôn ở giữa mức thấp nhất và mức
cao nhất. Không nên tháo nắp bộ sưởi lúc đang nóng. Nếu mức nước còn ít
quá thì có thể có rò rỉ, kiểm tra kỹ, nếu có thì phải đi sửa ngay.
- Ắc-quy: Bạn hãy kiểm tra xem có rò rỉ, vết nứt hay có dấu hiệu nào của sự
ăn mòn hay không. Nếu có bạn nên thay bình mới. Kiểm tra lại các đầu điện
cực, nếu các đầu cực bị ăn mòn thì ắc quy sẽ rất dễ bị hỏng, nhất khi đi trên
đường.
- Đảm bảo đủ áp suất lốp: Khi đi xa, lốp không đủ độ căng tạo nên sóng
cơ học mài mòn lốp và gây nguy hiểm khi điều khiển xe do không thể tăng
tốc như ý muốn. Hơn nữa, độ căng không đồng đều giữa các bánh sẽ làm
mất cân bằng và không an toàn khi lái.
Kiểm tra dầu máy
- Bộ phận treo và tay lái: Khi đi xa, hành
trình của bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào bộ
phận treo và tay lái. Nhưng để kiểm tra các bộ
phận này một cách chính xác, bạn phải đem xe
ra ngoài gara. Kiểm tra bằng mắt thường bốn
thanh giảm xóc (ở gần các bánh xe), nếu như có
vết dầu rỉ ra, bạn nên thay. Nếu giảm xóc bị
thiếu dầu, chiếc xe rất khó khăn khi đi qua
những đoạn đường xấu.
- Lốp “sơ cua”, kích: Kiểm tra áp suất của lốp xe dự phòng khi bạn kiểm tra
áp suất của các lốp xe khác (đảm bảo chúng có cùng áp suất và phải đúng
theo quy định của nhà sản xuất), bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử
dụng xe hoặc có thể tìm trên thành lốp. Kiểm tra xem kích nâng có còn tốt
không, nếu bạn có lắp khóa bánh xe, nhớ là phải luôn có chìa khóa và cờ-lê
để tháo con ốc đó ra.
- Kiểm tra đèn và các thiết bị khác: Ngoài những chi tiết trên, hoạt động
của đèn pha, cần gạt nước cũng quan trọng không kém. Bạn nên thử độ sáng
của đèn pha để có thể thay nếu thấy cần thiết. Cần gạt nước phải hoạt động
tốt, không bị mòn, bình nước rửa phải đầy. Hệ thống điện ổn định, còi hoạt
động tốt là những yêu cầu khác cần chuẩn bị cho một chuyến đi thật an toàn
và suôn sẻ.
Một số kinh nghiệm khi lái xe
- Lái xe trên đường đèo dốc: Kiểm tra xe cẩn
thận trước khi lên và xuống đèo: nhiệt độ máy,
áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, phanh,
dầu phanh, các-đăng, vật chèn lốp. Chất lượng
phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc
khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào
thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số
và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng
hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển
báo, gương cầu khi xe vào các khúc cua, con
dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt
khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, luôn phải đi đúng phần đường.
- Lái xe khi mưa - gió: Khi có mưa luôn phải bật đèn và giảm tốc độ, nên
chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Đường mới ướt sẽ trơn hơn
nên phải xử lý: phanh, lái, xi-nhan sớm hơn. Luôn giữ khoảng cách lớn hơn
với xe cùng chiều, sử dụng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt
nhất. Nếu mưa to, không được chạy quá 90 km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ
xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, phải giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không
phanh. Không cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch
hướng đáng kể. Khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất
nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở
Kiểm tra các thiết bị điện
Chú ý biển báo, gương cầu
khi xe vào cua
lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây
điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập.
- Lái xe đêm: Lái xe đêm nguy hiểm hơn ban
ngày rất nhiều bởi tầm nhìn bị thu hẹp. Ban
đêm, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt,
gặp xe ngược chiều. Không đi nếu hệ thống đèn
pha, đèn tín hiệu không đảm bảo. Khi gặp xe
ngược chiều, bật đèn cốt, không nhìn trực tiếp
vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào
cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu
để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn
pha để quan sát đường (khắc phục khoảng "mù"
của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết,
nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng-téc và xi-nhan đi thẳng.
- Lái xe khi bị nắng chói: Nắng chói thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều
muộn. Cần lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược
chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát
hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị
hạn chế.
- Lái xe trong sương mù: Trong sương mù
kinh nghiệm tốt nhất là không lái, nếu phải lái
nên bật cả đèn cốt, đăng-téc, đèn sương mù, xi-
nhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một
tầm nhìn, kiên nhẫn và đi với tốc độ chậm,
không dùng radio, điện thoại. Dùng gạt mưa,
sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất.
Nếu xe bị hỏng, cố gắng đưa xe vào bên phải lề
đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng
tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang
hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường
sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay
vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ
hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước.
- Lái xe trên đường trơn lầy: Chuyển về số thấp, giữ vô-lăng thẳng, đi ga
nhẹ, tránh làm bánh xe bị trượt (patine), cho xe di chuyển đều càng xa càng
tốt. Nếu bị trượt thì nhẹ nhàng lùi lại một quãng đến chỗ đường bám tốt rồi
lại tiến lên, lùi lại, tiến lên đến khi xe vượt qua được chỗ lầy. Dùng các mảnh
ván, cành cây, cát… lót dưới bánh xe bị trượt để tăng ma sát hoặc dùng sợi
xích, thừng quấn vào lốp để vượt qua quãng lầy. Nếu không được thì tìm xe
khác kéo hoặc nhờ người hỗ trợ.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý: tư thế lái đúng, chỉnh ghế lái
phù hợp, điều chỉnh gương chuẩn và hiểu biết về chiếc xe mình đang lái.
Lái xe trong sương mù vô
cùng nguy hiểm
Chuyển số thấp khi đi qua
lầy
Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đang dùng thuốc an thần, xúc động hay cơ
thể đang bị ảnh hưởng của rượu cho dù từ ngày hôm trước.
Chọn mua xe máy cũ như thế nào?
Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe
cũ vừa ý không dễ. Thông thường
người mua chỉ nhìn vào giá cả theo
chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo
công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký…,
nhưng trên thực tế những thông số
này thường không chính xác. Tốt
nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng
không quá 3 năm, bởi với thời gian
này, động cơ của xe vẫn còn hoạt
động tốt.
Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy
cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người
sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi
cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một
chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau:
Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ
- Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua
sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát
dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt
là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ
đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có
những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.
- Giấy tờ: Cần kiểm tra đăng ký của xe và
đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ
ràng số khung, số máy, đây là công đoạn
mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi
những hàng số này dài và đôi khi nằm ở
những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một
nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con
số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều
phiền toái cho người sử dụng.
- Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở
những chỗ khuất rồi so sánh với những
nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy
những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau.
Nước sơn “gin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không
thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.
- Động cơ: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó
kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:
Những con số trên công-tơ-mét
thường không chính xác
Kiểm tra rõ ràng số máy, số
khung
+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy
xước.
+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một
trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay
biên…) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành.
+ Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả
+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga).
+ Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với
quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)
- Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán
tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ
thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một
chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi
động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt
động ổn định khi xe không nổ máy.
- Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước
cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh
nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc
đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước
còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt
ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay
vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3
người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng
còn tốt.
- Cảm giác khi lái: Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi
vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có
tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để
đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có
lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.
Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng
nếu biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó ta có thể định giá xe
một cách chuẩn nhất.
Nước sơn tốt không thể bị bong,
tróc như thế này
Mô-tô, xe máy có cấu tạo như thế nào?
Sự phát triển của mô-tô 2 bánh
Năm 1885, lịch sử thế giới ghi nhận
chiếc mô-tô đầu tiên ra đời do Gotthieb
Daimler (1834 - 1900 ) sáng chế, thời
gian đầu xe mô-tô 2 bánh phát triển
chậm do điều khiển khó khăn và tốc độ
quá chậm. Đến thế kỷ XX mô-tô 2 bánh
mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu.
Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt
ngay trục bánh xe, xe không có giảm
xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động
cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như
khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện
để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu.
Phân loại mô-tô, xe máy: Mô-tô, xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào
động cơ:
- Nguyên lý hoạt động: 2 kỳ hoặc 4 kỳ.
- Kết cấu và cách lắp đặt động cơ:
+ Động cơ đặt đứng
+ Động cơ đặt ngang
+ Động cơ hình chữ V
- Dung tích xi-lanh: Có nhiều loại với dung
tích xi-lanh thông thường từ 50 – 1500 cm3
Ngoài ra, mô-tô/xe máy còn được phân loại
theo năm sản xuất, hệ thống đánh lửa, xe
nam/nữ/tay ga hay các xe chuyên dùng
như: thể thao, việt dã, địa hình...
Cấu tạo cơ bản của mô-tô/xe máy
- Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết, liên quan mật thiết với nhau. Đây
là nơi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng biến thành cơ năng và sinh ra động lực
truyền sang hệ thống truyền động làm cho xe chạy. Động cơ gồm có các hệ
thống chính:
+ Hệ thống trục khuỷu, thanh truyền
+ Hệ thống nhiên liệu
+ Hệ thống đánh lửa
+ Hệ thống bôi trơn, làm mát
hình ảnh của chiếc mô-tô đầu tiên
(1885)
Động cơ hình chữ V
+ Hệ thống phân phối khí
- Hệ thống điện: Tùy theo loại xe hệ
thống điện có thể là hệ thống đánh lửa
điện từ hay hệ thống đánh lửa bán
dẫn. Hệ thống điện trên mô-tô/xe máy
có nhiệm vụ sau:
+ Tạo tia lửa điện cao áp vào đúng
thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn
hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ.
+ Cung cấp điện năng có điện áp ổn
định cho hệ thống đèn, còi tín hiệu.
+ Khởi động động cơ (đề)
+ Theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa
- Hệ thống truyền động: Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến
bánh xe chủ động, thay đổi mô-men cho phù hợp với tải trọng và hệ thống
đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ li hợp, hộp số, nhông trước, nhông sau và
xích. Ở một số loại xe dùng trục các-đăng hoặc dây cu-roa (Vespa) để truyền
động.
- Hệ thống chuyển động: Có tác dụng
biến chuyển động quay của hệ truyền động
thành chuyển động tịnh tiến của xe, nó còn
có tác dụng làm cho xe chuyển động êm
hơn trên mặt đường không bằng phẳng. Hệ
thống này gồm: bánh trước, bánh sau và
giảm xóc.
- Hệ thống điều khiển: Hệ thống này có
tác dụng thay đổi hướng chuyển động của
xe, cho xe chạy chậm hay dừng hẳn. Hệ
thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và
hệ thống phanh.
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng,
tạo tín hiệu còi hay đèn khi phanh xe, khi quay xe để đảm bảo an toàn giao
thông cho người sử dụng. Hệ thống này gồm: các đèn pha, cốt, đèn phanh,
đèn xi-nhan, các đèn báo số và còi.
Ngoài những hệ thống trên, mô-tô/xe máy còn có những bộ phận khác như
ống xả để giảm tiếng ồn, cần khởi động, bàn đạp phanh, tay phanh, cần số,
yên xe...
Hệ thống đánh lửa bán dẫn
Giảm xóc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sổ tay ô tô.pdf