Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén và máy nén khí

MỤC LỤC Chương I: Giới thiệu chung . 8/31 Chương II: Các quy định an toàn . 18/31 Chương III: Vận hành hệ thống khí nén . .21/31 Chương IV: Một số hư hỏng và biện pháp xử lý .28/31 Phụ lục 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén . 31/31

doc31 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén và máy nén khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn Xem xét Kiểm tra Phê duyệt Họ & tên Thái Mạnh Tuấn Nguyễn Minh Tuấn Đoàn Tiến Cường Tạ Văn Luận Chức danh Kỹ sư Phó Quản đốc QMR Giám đốc Chữ ký ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN THAM GIA GÓP Ý TT Tên đơn vị, cá nhân TT Tên đơn vị, cá nhân ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÂN PHỐI Đơn vị, cá nhân Số lượng Đơn vị, cá nhân Số lượng C4 01 PX2 01 PXS5 01 Thư viện 01 PX3 01 BẢNG THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI Phiên bản Ngày Người thực hiện Tóm tắt nội dung A 06/5/2008 Thái Mạnh Tuấn Biên soạn lần đầu B 16/01/2009 Thái Mạnh Tuấn 1. Sửa lại thể thức Quy trình cho phù hợp với Quy trình kiểm soát tài liệu IL.QT-01C/HT; 2. Thêm danh mục các tài liệu liên quan; 3. Sửa đổi lại mô tả tủ điều khiển chung 0CDK13, tủ điều khiển MNK MMA01(02) cho phù hợp với thiết kế mới; 4. Sửa đổi lại nguồn cấp cho MNK; 5. Sửa đổi lại nội dung của các Điều 3, 13, 14, 15, 18, 21, 22, 24, 26, 34; 6. Bỏ Điều 17; 7. Điều 18 ÷ Điều 35 được sửa lại thành Điều 17 ÷ Điều 34. MỤC LỤC Trang Chương I: Giới thiệu chung ……………..………….……………………8/31 Chương II: Các quy định an toàn .....……………………………………18/31 Chương III: Vận hành hệ thống khí nén ………………………...….......21/31 Chương IV: Một số hư hỏng và biện pháp xử lý ……………......……...28/31 Phụ lục 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén …...………………………31/31 I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH Quy trình này áp dụng cho công tác vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén và máy nén khí Nhà máy Thủy điện Pleikrông thuộc Công ty Thủy điện Ialy. II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Phó giám đốc Công ty; 2. Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng vận hành; 3. Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa; 4. Trưởng, Phó phòng kỹ thuật Công ty; 5. Trưởng ca vận hành; 6. Trực điều khiển trung tâm; 7. Trực chính cơ; 8. Trực phụ cơ; 9. Kỹ sư, công nhân sữa chữa hệ thống khí nén và máy nén khí. III. TRÁCH NHIỆM - Quy trình này là tài sản của Công ty thuỷ điện Ialy. Các tổ chức, cá nhân bên ngoài muốn sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Công ty. CBCNV khi sao chép phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát tài liệu. Công ty không chịu trách nhiệm khi các tổ chức, cá nhân sử dụng tài liệu không hợp lệ. - Trong quá trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén và máy nén khí, nếu gặp phải một vấn đề không được điều chỉnh bởi quy trình thì được xem là ngoại lệ. Cách tốt nhất là nên liên hệ với người quản lý hoặc người biên soạn để được hướng dẫn, giải thích thêm. Công ty không chịu trách nhiệm trong trường hợp tự ý áp dụng và để xảy ra hậu quả. - Trong quy trình này có sử dụng tên sản phẩm hoặc hãng sản xuất thì chỉ nhằm mục đích minh hoạ chứ không có ý nghĩa quảng bá, khuếch trương, chê bai hay chấp nhận sản phẩm đó. - Lãnh đạo các đơn vị có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến để các chức danh có liên quan thấu hiểu, thực hiện. IV. TÀI LIỆU LIÊN QUAN, CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Tài liệu liên quan [1] Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện. [2] Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện. [3] Quy trình kỹ thuật an toàn điện. [4] Quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực. [5] Hướng dẫn vận hành MNK “Operating manual and parts list for high pressure compressor unit V17/4518 L 7” tháng 01 năm 2008 của Leobersdorfer Maschinenfabrik GmbH & Co.KG. [6] Sơ đồ nối mạch nhị thứ hệ thống khí nén “Compressed Air System Secondary connection diagrams. Finalized drawings” số PLK-412-051-AT.2 của Power Machines tháng 09 năm 2008.. [7] Sơ đồ vận hành thủy điện Pleikrông mã hiệu IL.QT704B/SĐ-S5. 2. Các từ viết tắt - Dấu “*”: Đại diện cho số tổ máy (1, 2). - V: Van. - BK: Bình khí. - GA: Giảm áp. - XA: Xả ẩm. - PI: Đồng hồ đo áp lực. - PIS: Đồng hồ đo áp lực có tiếp điểm. - MNK: Máy nén khí. - K08: Khí áp lực 08 kgf/cm2. - K63: Khí áp lực 63 kgf/cm2. IV. NỘI DUNG Chương I GIỚI THIỆU CHUNG Hệ thống khí nén Nhà máy thủy điện Pleikrông dùng để tích trữ và cung cấp khí có áp lực cho các hệ thống thiết bị sau: 1. Phụ tải khí áp lực định mức 63 kgf/cm2: - Cung cấp cho hệ thống dầu áp lực điều khiển tổ máy; - Điều khiển van cầu của hệ thống khí bù cho tổ máy; - Ép nước trong buồng bánh xe công tác khi chuyển tổ máy sang làm việc ở chế độ bù đồng bộ. 2. Phụ tải khí áp lực định mức 8 kgf/cm2: - Phanh tổ máy; - Cung cấp khí cho đệm sửa chữa turbine; - Cấp khí tự dùng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng đến các cao trình trong Nhà máy. I. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH 1. MNK: Mã hiệu V17/4518 L 7 Stt Thông số Giá trị Đơn vị 1 MNK: V17/4518 L 7 - Số lượng - Áp lực đầu vào - Áp lực đầu ra cuối - Nhiệt độ không khí đầu vào - Năng suất nén 2 1 70 20 5 Máy kgf/cm2 kgf/cm2 0C m3/phút 2 Áp lực đầu ra của mỗi cấp: - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cấp IV 2 8 32 70 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 3 Nhiệt độ đầu ra mỗi cấp: - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cấp IV 150 150 180 140 0C 0C 0C 0C 4 Dầu bôi trơn MNK: - Áp lực dầu trong hệ thống bôi trơn - Khối lượng dầu 2 ÷ 5 10 ÷ 17,5 kgf/cm2 lít 5 Giá trị đặt van an toàn cho các cấp: - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cấp IV 4 8 40 90 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 5 Động cơ MNK: M2BAT 280 SMB 4 - Công suất động cơ - Số vòng quay - Điện áp cung cấp - Dòng điện định mức - Tần số - Cosφ 90 1483 400 162 50 0,86 kW vòng/phút VAC A Hz 2. Hệ thống khí nén - Bốn (4) bình chứa khí dung tích 3.2m3 áp lực 63 kgf/cm2. Gồm K63-BKA; K63- BKB; K63- BKC; K63- BKD; - Hai (2) bình chứa khí dung tích 2m3 áp lực 8 kgf/cm2. Gồm K08-BKA; K08-BKB. - Các van giảm áp, van chặn, các bình xả khí, hệ thống đường ống dẫn. các đồng hồ áp lực, đồng hồ áp lực có tiếp điểm được bố trí hợp lý trên hệ thống. II.TRANG BỊ BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG 1. Bảo vệ MNK Stt Chức năng bảo vệ Giá trị Tác động 1 Áp lực dầu bôi trong cácte giảm thấp 1,5 kgf/cm2 Dừng sự cố MNK 2 Nhiệt độ khí đầu ra cấp 4 1800C 2. Bảo vệ hệ thống khí nén Stt Chức năng bảo vệ Giá trị Tác động 1 Áp lực hệ thống khí 63kgf/cm2 tăng cao 66 kgf/cm2 Báo tín hiệu 2 Áp lực hệ thống khí 63 kgf/cm2 giảm thấp 60 kgf/cm2 Báo tín hiệu 3 Áp lực hệ thống khí 8 kgf/cm2 tăng cao 8,5 kgf/cm2 Báo tín hiệu 4 Áp lực hệ thống khí 8 kgf/cm2 giảm thấp 5,5 kgf/cm2 Báo tín hiệu 3. Hệ thống tự động điều khiển MNK Stt Chức năng Giá trị Cảm biến 1 Khởi động MNK làm việc 63 kgf/cm2 1.2QJL12 CP302, 1.2QJL14 CP302 2 Khởi động MNK dự phòng 61 kgf/cm2 1.2QJL12 CP303 3 Dừng MNK 65 kgf/cm2 1.2QJL12 CP304, 1.2QJL14 CP303 III. MÔ TẢ MNK 1. Các đồng hồ chỉ nhiệt độ và áp lực dầu, khí các cấp của MNK (xem hình 1) Hình 1: Các đồng hồ chỉ nhiệt độ và áp lực dầu, khí các cấp của MNK Temp. St1 Temp. St2 Temp. St3 Temp. St4 Oil press Press. St1 Press. St2 Press. St3 Press. St4 Stt Đồng hồ Giá trị Đơn vị Ghi chú 1 Nhiệt độ khí nén đầu ra: - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cấp IV 150 150 180 140 0C 0C 0C 0C Dãy đồng hồ phía trên tính từ trái sang phải 2 - Áp lực dầu bôi trơn động cơ MNK - Áp lực đầu ra của mỗi cấp: + Cấp I + Cấp II + Cấp III + Cấp IV 2 ÷ 5 2 8 32 70 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 kgf/cm2 Dãy đồng hồ phía dưới tính từ trái sang phải 2. Nguyên lý cấp dầu bôi trơn: a) Sơ đồ cấp dầu bôi trơn bánh răng truyền động MNK (xem hình 2) Hình 2: Sơ đồ cấp dầu bôi trơn bánh răng truyền động MNK 1. Chỉ thị mức dầu 2. Đầu vào bộ lọc 3. Truyền động bơm dầu 4. Bơm trục vít 5. Van giảm áp 6. Khối phân phối dầu 7. Thanh truyền 8. Trục truyền động 9. Bộ lọc dầu 10. Đồng hồ áp lực 11.Tiếp điểm áp lực 12. Đường dầu bôi trơn xy lanh b) Sơ đồ cấp dầu bôi trơn xi lanh MNK (xem hình 3) Hình 3: Sơ đồ cấp dầu bôi trơn xi lanh MNK 1. Piston 2. Xi lanh dẫn hướng 3. Bơm trục vít 5. Đồng hồ áp lực có tiếp điểm 6. Van kim 7. Đầu vào bộ lọc 8. Bộ lọc 9. Van giảm áp 10. Chỉ thị mức dầu 11. Hiển thị mức dầu c) Nguyên lý làm việc cấp dầu bôi trơn bánh răng truyền động MNK: Dầu bôi trơn bánh răng truyền động được lấy từ hộp truyền động. Bơm trục vít (4) đặt trong hộp truyền động quay đồng trục nhờ bánh răng trụ tròn và hút dầu từ thùng dầu qua bộ lọc thô (2) vào bên trong đường ống bôi trơn. Bơm cấp dầu đến khối phân phối dầu, tại đây áp lực dầu được điều chỉnh nhờ van giảm áp (5); áp lực dầu thừa được xả về bể chứa. Bộ lọc tinh (9) được lắp trên đường dầu chính để ngăn chặn các tạp chất có kích thước nhỏ (khoảng 10mm) do phát sinh trong quá trình bôi trơn. Áp lực cho phép của bộ lọc ≈2 kgf/cm2. Khi áp lực tăng cao hơn nữa thì van by-pass trong bộ lọc mở ra nhằm đảm bảo an toàn cho bộ lọc. Tuy nhiên bộ lọc vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi cáu bẩn được loại bỏ. Bộ lọc có van một chiều nhằm chặn dầu đến bộ lọc khi bơm dầu không làm việc. Cảm biến áp lực (10) để đo áp lực dầu của hệ thống bôi trơn và sẽ tác động dừng MNK trong trường hợp áp lực dầu quá thấp (1,5 kgf/cm2). Nguyên lý làm việc cấp dầu bôi trơn xi lanh MNK tương tự như cấp dầu bôi trơn bánh răng truyền động MNK. IV. MÔ TẢ HỆ THỐNG KHÍ NÉN 1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén (xem phụ lục 1) Stt Ký hiệu Chức năng thiết bị 1 MNK1(2) MNK số 1(2) cấp khí cho hệ thống 2 K63-BKA Chứa khí, cung cấp khí cho hệ thống dầu MHY turbine; cấp khí cho bình K08-BKA, K08-BKB thông qua van giảm áp K08-GA1, K08-GA2. V=3,2m3 3 K63-BKB Chứa khí, cung cấp khí điều khiển van cầu trong chế độ bù; Cấp khí cho bình K08-BKA, K08-BKB thông qua van giảm áp K08-GA1, K08-GA2. V=3,2m3 4 K63-BKC, -BKD Chứa khí, cung cấp khí cho các tổ máy ở chế độ bù đồng bộ. V=3,2m3 5 K08-BKA Chứa khí, cung cấp khí cho hệ thống khí phanh tổ máy; Cấp khí cho đệm sửa chữa turbine. V=2m3 6 K08-BKB Chứa khí, cung cấp khí cho hệ thống khí phanh tổ máy; Cấp khí cho đệm sửa chữa turbine; Cấp khí cho hệ thống khí tự dùng chung nhà máy. V=2m3 7 K08-GA1 (GA2) Van giảm áp từ 63 kgf/cm2 xuống 8 kgf/cm2 8 XA-01÷12 Bình xả nước ngưng tụ từ thiết bị, hệ thống và bình khí nén 9 K63-V01÷V15, K63-V18, V41 Van chặn đóng mở ống dẫn khí, cô lập thiết bị hệ thống khí 63 kgf/cm2 10 K63-V20÷V27 Van chặn đóng mở ống dẫn khí, cô lập thiết bị hệ thống khí bù (63 kgf/cm2) 11 K08-V01÷V05; K08-V12÷V40, V43 Van chặn đóng mở ống dẫn khí, cô lập thiết bị hệ thống khí 8 kgf/cm2 12 K08-V06÷V11 Van chặn đóng mở ống dẫn khí, cô lập thiết bị hệ thống khí phanh (8 kgf/cm2) 13 PI Đồng hồ đo áp lực trong bình và trên hệ thống 14 PIS (1.2 QJL12 CP302 1.2 QJL12 CP303 1.2 QJL12 CP304 1.2 QJL14 CP302 1.2 QJL14 CP303) Đồng hồ áp lực có tiếp điểm điều khiển MNK và cảnh báo khi áp lực hệ thống khí 63 kgf/cm2 bất thường (lắp trên ống góp đầu ra bình khí 63 kgf/cm2) 15 PIS (1.2 QJL21 CP302 1.2 QJL22 CP302) Đồng hồ áp lực có tiếp điểm cảnh báo khi áp lực hệ thống khí 8 kgf/cm2 bất thường (lắp trên ống góp đầu ra bình khí 8 kgf/cm2) 2. Bố trí tủ điều khiển chung OCDK13 a) Mặt trước tủ OCDK13: Xem hình 4 HLW1 HLW2 HLW3 HLW4 SAB1 SB1 HLW5 HLW6 HLW7 HLW8 Hình 4: Mặt trước tủ điều khiển chung OCDK13 SAC1 SAB2 SB2 SAC2 b) Mô tả các thiết bị trên tủ Stt Kí hiệu Chức năng thiết bị 1 SAB1, SAB2 Khóa chọn chế độ làm việc của MNK1, 2; có 3 vị trí làm việc “Working”, dự phòng “Standby”, Cắt “0” 2 SB1, SB2 Nút nhấn dừng khẩn cấp MNK1, 2 3 SAC1, SAC2 Khóa chọn chế độ điều khiển của MNK1, 2; có 3 vị trí tại chỗ “Local”, dừng “Stop”, Từ xa “Remote” 4 HLW1 Đèn báo áp lực khí trong hệ thống khí 63 kgf/cm2 cao sự cố (từ cảm biến 1.2 QJL12 CP303) 5 HLW2 Đèn báo áp lực khí trong hệ thống khí 63 kgf/cm2 thấp sự cố (từ cảm biến 1.2 QJL12 CP304) 6 HLW3 Đèn báo áp lực khí trong hệ thống khí bù cao sự cố (từ cảm biến 1.2 QJL14 CP302) 7 HLW4 Đèn báo áp lực khí trong hệ thống khí bù thấp sự cố (từ cảm biến 1.2 QJL12 CP303) 8 HLW5 Đèn báo áp lực khí phanh cao 9 HLW6 Đèn báo áp lực khí phanh thấp 10 HLW7 Đèn báo áp lực khí tự dùng cao 11 HLW8 Đèn báo áp lực khí tự dùng thấp c) Mặt trong tủ OCDK13: Xem hình 5 Hình 5: Mặt trong tủ OCDK13 1 K1 K2 K6 K3 K4 K5 K7 K8 K9 X1 1 K10 K11 K12 K13 K14 SF1 d) Mô tả các thiết bị trong tủ Stt Kí hiệu Chức năng thiết bị 1 K1 Rơle điều khiển MNK chính làm việc ở 63 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL12 CP302) 2 K2 Rơle điều khiển MNK dự phòng làm việc ở 61 kgf/cm2 (cảm biến1.2 QJL12 CP303) 3 K3 Rơle tín hiệu báo hệ thống khí tăng cao 66 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL12 CP303) 4 K4 Rơle điều khiển dừng MNK làm việc ở 65 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL12 CP304) 5 K5 Rơle tín hiệu báo hệ thống khí giảm thấp 60 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL12 CP304) 6 K6 Rơle điều khiển MNK chính làm việc ở 63 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL14 CP302) 7 K7 Rơle tín hiệu báo hệ thống khí tăng cao 66 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL14 CP302) 8 K8 Rơle điều khiển dừng MNK làm việc ở 65 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL14 CP303) 9 K9 Rơle tín hiệu báo hệ thống khí bù thấp sự cố ở 50 kgf/cm2 và cấm tổ máy chuyển sang chế độ bù (cảm biến 1.2 QJL14 CP303) 10 K10 Rơle tín hiệu báo khí phanh cao ở 8,5 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL21 CP302) 11 K11 Rơle tín hiệu báo khí phanh thấp ở 5,5 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL21 CP302) 12 K12 Rơle tín hiệu báo khí tự dùng cao ở 8,5 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL22 CP302) 13 K13 Rơle tín hiệu báo khí tự dùng thấp ở 5,5 kgf/cm2 (cảm biến 1.2 QJL22 CP302) 14 K14 Rơle tín hiệu đầu ra chung 15 SF1 Áptomat cấp nguồn 220 VAC cho mạch điều khiển MNK 16 1 Màng thông gió có bộ lọc 3. Tủ điều khiển MNK 1.2 MMA01(02) a) Bố trí mặt trước tủ: Xem hình 6 Hình 6: Bố trí mặt trước tủ 1.2 MMA01(02) H90 H91 H92 H93 H94 H95 H96 H97 H98 H99 0 0 0 0 1 h P34 P22 S82 S86 S87 S91 S11 b) Mô tả các thiết bị trên tủ Stt Kí hiệu Chức năng thiết bị 1 H90 Đèn màu đỏ báo MNK dừng sự cố 2 H91 Đèn màu đỏ báo mất nguồn cấp cho mạch lực động cơ MNK 3 H92 Đèn màu đỏ báo áp lực dầu thấp sự cố 4 H93 Đèn màu đỏ báo nhiệt độ không khí tăng cao 5 H94 Đèn màu đỏ báo nhiệt độ động cơ tăng cao 6 H95 Đèn màu vàng báo mất nguồn động cơ quạt làm mát 7 H96 Đèn dự phòng 8 H97 Đèn màu xanh báo MNK đang làm việc 9 H98 Đèn màu vàng báo MNK dự phòng làm việc 10 H99 Đèn màu trắng báo MNK sẵn sàng khởi động 11 S82 Nút nhấn giải trừ “Reset” 12 S86 Nút nhấn dừng MNK đang làm việc 13 S87 Nút nhấn khởi động MNK, khi khóa SAC1 (SAC2) ở vị trí tại chỗ “Local” 14 S91 Nút nhấn kiểm tra đèn 15 S11 Khóa nguồn lực của MNK 16 P22 Đồng hồ đo lường dòng điện làm việc của động cơ MNK 17 P34 Đồng hồ báo thời gian MNK làm việc V. CẤP NGUỒN MNK 1. Nguồn cấp - MNK 1: QF18 tủ BFA01. - MNK 2: QF25 tủ BFA02. 2. Nguồn tại các tủ điều khiển - Tủ OCDK13: SF1- nguồn điều khiển chung các MNK và hệ thống khí nén. - Tủ 1.2MMA01(02): + Q14: Nguồn điều khiển MNK. + Q21: Nguồn động cơ MNK. + Q26, Q27: Nguồn quạt thông gió cho tủ, quạt chống ồn cho MNK. Chương II CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN Điều 1. Vận hành MNK và hệ thống khí nén chỉ được giao cho nhân viên vận hành đã qua huấn luyện kỹ thuật, sát hạch quy trình vận hành và xử lý sự cố máy nén khí và hệ thống khí nén đạt yêu cầu và được phân công nhiệm vụ. Điều 2. Chỉ cho phép vận hành các bình khí nén sau khi đã được kiểm định an toàn đạt yêu cầu và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đúng quy định. Điều 3. Vận hành MNK và hệ thống khí nén phải tuân thủ nghiêm các quy trình, quy phạm sau 1. Quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực; 2. Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện; 3. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện; 4. Quy trình kỹ thuật an toàn điện. Điều 4. Tất cả các van an toàn trên hệ thống khí nén phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và được kẹp chì. Cấm thay đổi giá trị đặt trong quá trình vận hành. Điều 5. Không cho phép nạp khí vào các bình và đường ống hệ thống khí nén khi 1. Không có van an toàn hoặc bị mất kẹp chì; 2. Không có đồng hồ đo lường hoặc đồng hồ chỉ báo sai. Điều 6. Cấm vận hành MNK khi 1. Không có bao che các phần quay. 2. Các van an toàn bị hư hỏng. 3. Mức dầu trong các cácte thấp. 4. Hệ thống tự động điều khiển và bảo vệ bị hư hỏng. 5. Các đồng hồ quá thời hạn kiểm định. 6. Động cơ không được nối đất. 7. Van thổi khí các cấp không tác động hoặc thổi khí không hoàn toàn (còn áp lực dư trong các cấp). 8. MNK dừng sự cố do bảo vệ tác động, chưa tìm ra nguyên nhân và khắc phục các hư hỏng đó. Điều 7. Cấm nhân viên vận hành tự ý sửa chữa các thiết bị của MNK và hệ thống khí nén. Mọi khiếm khuyết của hệ thống phải báo cho nhân viên sửa chữa có trách nhiệm kiểm tra và xử lý. Điều 8. Khi hệ thống khí nén và MNK đang vận hành cấm 1. Gõ vào các mối hàn, vặn siết bulông, êcu và các chi tiết liên kết khác trên hệ thống; 2. Sử dụng các chất lỏng dễ bốc cháy để lau rửa MNK; 3. Các công việc sửa chữa, bảo dưỡng MNK và các thiết bị đang chịu áp lực khác trên hệ thống. Điều 9. Chỉ cho phép sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị trên hệ thống khí nén khi đã xả áp lực về 0 kgf/cm2. Điều 10. Nhân viên vận hành phải dừng khẩn cấp MNK trong các trường hợp sau 1. Đến giá trị tác động nhưng bảo vệ không làm việc. 2. Xuất hiện rung động mạnh, âm thanh lạ trong MNK hoặc động cơ. 3. Nứt mối hàn, rò rỉ khí hoặc dầu. 4. Xuất hiện mùi cháy khét từ MNK hoặc động cơ. 5. Điện áp cung cấp động cơ bị mất pha hoặc không ổn định. 6. Xảy ra hoả hoạn trong khu vực đặt MNK. Điều 11. Chỉ cho phép sửa chữa, bảo dưỡng MNK khi thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sau 1. MNK đã cô lập ra khỏi hệ thống khí nén (theo Điều 21); 2. Đã tiếp địa đầu cốt cáp lực cấp điện cho động cơ; 3. Nhiệt độ MNK giảm xuống dưới 400C. Điều 12. Chỉ cho phép đưa hệ thống khí nén vào vận hành sau sửa chữa, bảo dưỡng khi 1. Kết thúc các công việc trên hệ thống khí nén; 2. Các phân xưởng sửa chữa đã đăng ký đưa thiết bị vào làm việc. Chương III VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHÍ NÉN Điều 13. Trạng thái sẵn sàng làm việc của MNK 1. Hiện trường khu vực MNK sạch sẽ, không có vật lạ trên MNK; 2. Mức dầu bôi trơn trong cácte nằm trong giới hạn cho phép; 3. Van K63-V01, K63-V03 (hoặc van K63-V02, K63-V04); K63-V05 (a, b, c, d), K63-V06 (a, b, c, d), K63-V07 (c, d), K63-V10, K63-13(a, b) mở; 4. Các áptomát QF18 tủ BFA01 (QF25 tủ BFA02) cấp nguồn MNK1(2) ở trạng thái đóng; 5. Khoá S11 trên tủ 1.2 MMA01(02) ở vị trí đóng “I”; 6. Áptomát cấp nguồn điều khiển SF1 tại tủ 0CDK13 ở trạng thái đóng; 7. Các áptomat Q14, Q21, Q26, Q27 tại tủ điều khiển tại chỗ MNK 1.2MMA01(02) ở trạng thái đóng; 8. Không có bảo vệ tác động, tín hiệu hư hỏng được giải trừ và mạch điều khiển MNK ở trạng thái sẵn sàng làm việc; 9. Các đồng hồ chỉ báo, van an toàn đã được thí nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm định đạt yêu cầu; 10. Khóa chọn chế độ điều khiển SAC1 (SAC2) của MNK 1.2 MMA01(02) ở vị trí từ xa “Remote”; 11. Khóa chọn chế độ làm việc SAB1 (SAB2) tại tủ 0CDK13 đặt chế độ làm việc của MNK ở làm việc “Working”, dự phòng “Standby” theo lịch vận hành. Điều 14. Trạng thái làm việc bình thường của hệ thống khí nén 1. MNK sẵn sàng làm việc (theo Điều 13); 2. Phụ tải 63 kgf/cm2: a) Van K63-V08 (a, b, c, d), K63-V09 (a, b, c, d) đóng; b) Van K63-V11, K63-V12, K63-V14, K63-V41 mở; c) Khí cho hệ thống dầu áp lực điều khiển tổ máy, khí bù, khí đo lường, khí điều khiển van cầu được cấp theo yêu cầu sử dụng. 3. Phụ tải 8 kgf/cm2: a) Van K08-V01 (a, b), K08-V02 (a, b), K08-V23, K08-V24, K08-V29, K08-V30, K08-V34, K08-V35 mở; b) Van K08-V03 (a, b), K08-V04 (a, b) đóng; c) Van K08-GA1, K08-GA2 sẵn sàng làm việc; d) Khí cung cấp cho hệ thống khí phanh tổ máy, khí cấp cho đệm chèn sửa chữa tuabin và khí tự dùng được cấp theo yêu cầu sử dụng. Điều 15. Các chế độ vận hành của MNK 1. Chế độ vận hành bình thường của MNK là tự động; 2. Chế độ vận hành tại chỗ thực hiện khi chạy thử nghiệm, nghiệm thu sau sửa chữa hoặc khi xử lý sự cố. Điều 16. Chế độ làm việc tự động của các MNK 1. MNK sẵn sàng làm việc (theo Điều 13); 2. MNK tự động làm việc theo các cấp áp lực a) Khởi động MNK làm việc: 63 kgf/cm2 b) Khởi động MNK dự phòng: 61 kgf/cm2 c) Dừng các MNK: 65 kgf/cm2. Điều 17. Trình tự vận hành MNK ở chế độ tại chỗ tại tủ 1.2MMA01(02) 1. Kiểm tra MNK sẵn sàng làm việc (theo Điều 13); 2. Kiểm tra áp lực hệ thống khí nén < 65 kgf/cm2; 3. Chuyển khoá SAC1 (SAC2) tại tủ 0CDK13 sang vị trí tại chỗ “Local”; 4. Ấn nút S87 để chạy MNK; 5. Kiểm tra MNK làm việc tốt (theo Điều 19); 6. Ấn nút S86 để dừng MNK1(2); 7. Kiểm tra MNK dừng tốt, áp lực các cấp xả hoàn toàn. Điều 18. Các thao tác chuyển đổi chế độ vận hành của MNK 1. Định kỳ 05 ngày chuyển đổi chế độ vận hành của MNK, thời gian chuyển đổi thực hiện theo lịch chuyển đổi thiết bị; 2. Kiểm tra MNK sẵn sàng làm việc (theo Điều 13); 3. Chạy thử MNK dự phòng ở chế độ tại chỗ (theo Điều 17). Kiểm tra MNK làm việc tốt; 4. Chuyển khoá SAB1 (SAB2) ở tủ OCDK13 theo trình tự: a) MNK dự phòng chuyển sang làm việc; b) MNK làm việc chuyển sang dự phòng; 5. Theo dõi sự làm việc tự động của MNK sau chuyển đổi. Điều 19. Nội dung kiểm tra hệ thống khí nén định kỳ (2 giờ 1 lần) và bất thường (khi MNK làm việc) 1. Trạng thái làm việc bình thường của hệ thống khí nén (theo Điều 14); 2. Không có sự rò khí, dầu qua các mặt bích liên kết của MNK, mặt bích của các van và các thiết bị cơ khí khác; 3. Không có rung động bất thường, có tiếng gõ lạ trong máy khi MNK làm việc; 4. Không có các tín hiệu sự cố, cảnh báo và các hiện tượng bất thường khác; 5. Kiểm tra các thông số không vượt quá giá trị cho phép: Stt Thông số Giá trị cho phép 1 Áp lực dầu bôi trơn MNK 2 ÷ 5 kgf/cm2 2 Nhiệt độ đầu ra mỗi cấp: - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cấp IV 150 0C 150 0C 180 0C 140 0C 3 Áp lực đầu ra của mỗi cấp: - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Cấp IV 2 kgf/cm2 8 kgf/cm2 32 kgf/cm2 70 kgf/cm2 Điều 20. Định kỳ mỗi ngày một lần vào ca khuya, nhân viên vận hành thực hiện xả khí ẩm ở các bình ngưng tụ bằng cách mở van xả đáy. Điều 21. Trình tự thao tác cô lập MNK ra sửa chữa 1. Kiểm tra MNK đã dừng hoàn toàn, không còn áp lực ở các cấp MNK; 2. Chuyển khóa SAB1 (SAB2) tại tủ 0CDK13 của MNK cần cô lập sang vị trí ắt “0”; 3. Chuyển khóa SAC1 (SAC2) tại tủ 0CDK13 của MNK cần cô lập sang vị trí dừng “Stop”; 4. Cắt các áptomat Q14, Q21, Q26, Q27 tại tủ điều khiển tại chỗ 1.2MMA01(02); 5. Chuyển khóa S11 tại tủ 1.2 MMA01(02) sang vị trí cắt “0”; 6. Cắt áptomat nguồn lực của MNK cần cô lập: QF18/BFA01 (QF25/BFA02); 7. Đóng van khí đầu ra của MNK cần cô lập; 8. Kiểm tra không còn điện áp cho phép đội công tác tiếp địa đầu cốt động cơ MNK; 9. Đặt biển báo, rào chắn phù hợp. Điều 22. Trình tự thao tác đưa MNK vào vận hành sau sửa chữa 1. Kiểm tra đầy đủ các điều kiện đưa MNK vào vận hành (theo Điều 12); 2. Kiểm tra không còn tiếp địa di động trên các phần mang điện của MNK; 3. Kiểm tra hiện trường khu vực MNK sạch sẽ, không có các vật lạ; 4. Kiểm tra đã đo cách điện động cơ MNK đạt yêu cầu (>0,5MW); 5. Mở van khí đầu ra của MNK; 7. Đóng áptomat nguồn lực của MNK: QF18/BFA01 (QF25/BFA02); 8. Chuyển khóa S11 tại tủ 1.2 MMA01(02) sang vị trí đóng “I”; 9. Đóng các áptomat Q14, Q21, Q26, Q27 tại tủ 1.2MMA01(02); 10. Kiểm tra MNK sẵn sàng làm việc (theo Điều 13); 11. Tiến hành chạy không tải MNK (chạy rà sau sửa chữa) với thời gian từ 5÷10 phút ở chế độ tại chỗ (theo Điều 17); kiểm tra MNK làm việc tốt (theo Điều 19); 12. Đưa MNK vào làm việc theo lịch vận hành; theo dõi sự làm việc tự động của MNK; 13. Thu hồi tất cả các biển báo, rào chắn. Điều 23. Trình tự thao tác đưa bình khí K63-BKA (B) ra phục vụ sửa chữa, thí nghiệm 1. Kiểm tra hệ thống khí nén làm việc bình thường, áp lực đảm bảo; 2. Đóng van K63-V05a (b), K63-V06a (b); 3. Mở van K63-V08a (b), K63-V09a (b) xả khí trong bình; 4. Kiểm áp lực trong bình K63-BKA (B) bằng 0 kgf/cm2; 5. Đặt rào chắn và treo các biển báo phù hợp. Điều 24. Trình tự thao tác đưa bình khí K63-BKA (B) vào làm việc sau sửa chữa, thí nghiệm 1. Kiểm tra mọi công việc, các phiếu công tác, lệnh công tác làm việc trên bình khí K63-BKA (B) đã kết thúc và khóa; 2. Bình khí K63-BKA (B) đã thí nghiệm đạt yêu cầu; van an toàn, đồng hồ áp lực trên bình đã lắp và thí nghiệm đạt yêu cầu; 3. Các phân xưởng sửa chữa đã đăng ký đưa bình khí K63-BKA (B) vào làm việc; 4. Đóng van K63-V08a (b), K63-V09a (b); 5. Hé mở van K63-V06a (b) nạp khí vào bình K63-BKC (D) tới áp lực 5 kgf/cm2; 6. Đóng van K63-V06a (b), kiểm tra sự rò rỉ khí tại các mặt bích của bình K63-BKA (B); 7. Bằng cách như trên, thực hiện nạp khí vào bình K63-BKA (B) từng cấp 5 kgf/cm2, kiểm tra sự rò rỉ khí tại các mặt bích của bình K63-BKA (B), thực hiện cho đến khi áp lực khí tại bình K63-BKA (B) đạt giá trị định mức; 8. Kiểm tra sự làm việc bình thường của bình K63-BKA (B); 9. Mở van K63-V05a (b), K63-V06a (b); 10. Thu hồi tất cả các biển báo, rào chắn. Điều 25. Trình tự thao tác đưa bình khí K63-BKC (D) ra phục vụ sửa chữa, thí nghiệm 1. Kiểm tra hệ thống khí nén làm việc bình thường, áp lực đảm bảo; 2. Đóng van K63-V05c (d), K63-V06c (d), K63-V07c (d); 3. Mở van K63-V08c (d), K63-V09c (d); 4. Kiểm áp lực trong bình K63-BKC (D) bằng 0 kgf/cm2; 5. Đặt rào chắn và treo các biển báo phù hợp. Điều 26. Trình tự thao tác đưa bình khí K63-BKC (D) vào làm việc sau sửa chữa, thí nghiệm 1. Kiểm tra mọi công việc, các phiếu công tác, lệnh công tác làm việc trên bình khí K63-BKC (D) đã kết thúc và khóa; 2. Bình khí K63-BKC (D) đã thí nghiệm đạt yêu cầu; van an toàn, đồng hồ áp lực trên bình đã lắp và thí nghiệm đạt yêu cầu; 3. Các phân xưởng sửa chữa đã đăng ký đưa bình khí K63-BKC (D) vào làm việc; 4. Đóng van K63-V08c (d), K63-V09c (d); 5. Mở van K63-V05c (d); 6. Chạy MNK ở chế độ tại chỗ, nạp khí vào bình K63-BKC (D) tới áp lực 5 kgf/cm2; 7. Dừng MNK, kiểm tra sự rò rỉ khí tại các mặt bích của bình K63-BKC (D); 8. Bằng cách như trên, thực hiện nạp khí vào bình K63-BKC (D) từng cấp 5 kgf/cm2, kiểm tra sự rò rỉ khí tại các mặt bích của bình K63-BKC (D), thực hiện cho đến khi áp lực khí tại bình K63-BKC (D) đạt giá trị định mức; 9. Kiểm tra sự làm việc bình thường của bình K63-BKC (D); 10. Mở van K63-V06c (d); K63-V07c (d); 11. Thu hồi tất cả các biển báo, rào chắn. Điều 27. Trình tự thao tác đưa bình khí K08-BKA (B) ra phục vụ sửa chữa, thí nghiệm: 1. Kiểm tra hệ thống khí nén làm việc bình thường, áp lực đảm bảo; 2. Đóng van K08-V01a (b), K08-V02a (b); 3. Mở van K08-V03a (b), K08-V04a (b); 4. Kiểm tra áp lực trong bình K08-BKA (B) bằng 0 kgf/cm2; 5. Đặt rào chắn và treo các biển báo phù hợp. Điều 28. Trình tự thao tác đưa bình khí K08-BKA (B) vào làm việc sau sửa chữa, thí nghiệm: 1. Kiểm tra mọi công việc, các phiếu công tác, lệnh công tác làm việc trên bình khí K08-BKA (B) đã kết thúc và khóa; 2. Bình khí K08-BKA (B) đã thí nghiệm đạt yêu cầu; van an toàn, đồng hồ áp lực trên bình đã lắp và thí nghiệm đạt yêu cầu; 3. Các phân xưởng sửa chữa đã đăng ký đưa bình khí K08-BKA (B) vào làm việc; 4. Đóng van K08-V03a (b), K08-V04a (b); 5. Hé mở van K08-V01a (b) nạp khí vào bình K08-BKA (B) tới áp lực 5 kgf/cm2; 6. Đóng van K08-V01a (b), kiểm tra sự rò rỉ khí tại các mặt bích của bình K08-BKA (B); 7. Mở van K08-V01a (b) nạp khí vào bình K08-BKA (B) đến giá trị định mức, kiểm tra sự rò rỉ khí tại các mặt bích của bình K08-BKA (B); 8. Mở van K08-V02a (b); 9. Kiểm tra sự làm việc bình thường của bình K08-BKA (B); 10. Thu hồi tất cả các biển báo, rào chắn. Chương IV MỘT SỐ HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ Điều 29. Áp lực ở hệ thống khí 63 kgf/cm2 tăng cao tới 66 kgf/cm2 1. Hiện tượng: - Đèn HLW1, HLW3 tại tủ OCDK13 sáng; - Kiểm tra áp lực thực tế tăng tới 66 kgf/cm2. 2. Nguyên nhân: - Hư hỏng các đồng hồ tiếp điểm điện điều khiển dừng MNK. 3. Biện pháp xử lý: - Thực hiện điều chỉnh áp lực hệ thống khí về giá trị cho phép bằng cách mở các van xả tại bình và/hoặc hệ thống; - Báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. Điều 30. Áp lực ở hệ thống khí 8 kgf/cm2 tăng cao hoặc giảm thấp hơn giá trị đặt 1. Hiện tượng: - Đèn HLW5, HLW7 hoặc HLW6, HLW8 tại tủ 0CDK13 sáng; - Kiểm tra áp lực thực tế lớn hơn 8.5 kgf/cm2 hoặc giảm thấp hơn 5,5 kgf/cm2. 2. Nguyên nhân: - Van giảm áp điều chỉnh chưa đúng hoặc hư hỏng van giảm áp K08-GA1 hoặc K08-GA2; - Rò rỉ khí trên hệ thống quá lớn dẫn đến áp lực bị giảm thấp. 3. Biện pháp xử lý: - Cô lập van hư hỏng, báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý; - Kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống, xác định và cô lập điểm rò rỉ, báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. Điều 31. Áp lực dầu bôi trơn MNK giảm thấp 1. Hiện tượng: - Đèn H92 tại tủ 1.2 MMA01(02) sáng; - MNK dừng sự cố. 2. Nguyên nhân: - Mức dầu trong cácte thấp. - Van giảm áp điều chỉnh không đúng. - Bộ lọc dầu bị tắc. 3. Biện pháp xử lý: - Kiểm tra chuyển đổi chế độ làm việc của MNK, đưa MNK dự phòng vào làm việc (theo Điều 19); - Kiểm tra chất lượng dầu, mức dầu trong cácte. - Cô lập MNK, báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. Điều 32. MNK dự phòng làm việc 1. Hiện tượng: - Đèn H98 tại tủ 1.2 MMA01(02) sáng; - Kiểm tra thực tế MNK đặt ở chế độ dự phòng tự động làm việc. 2. Nguyên nhân: - MNK đặt ở chế độ làm việc không tự động làm việc do hư hỏng. - Hệ thống khí rò rỉ lớn, phụ tải sử dụng khí nén tăng đột biến. - Các đồng hồ cảm biến áp lực điều khiển MNK làm việc bị hư hỏng. 3. Biện pháp xử lý: - Theo dõi MNK dự phòng làm việc; - Kiểm tra MNK làm việc, xác định nguyên nhân hư hỏng, cô lập MNK. Báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. - Xác định điểm rò rỉ, cô lập điểm rò rỉ báo phân xưởng sửa chữa xử lý. - Kiểm tra cảm biến áp lực điều khiển MNK làm việc, báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. Điều 33. Quá tải động cơ máy nén khí 1. Hiện tượng: - Đèn H91 tại tủ 1.2 MMA01(02) sáng; - Áptmat Q21 tủ 1.2 MMA01(02) cắt sự cố; - Máy nén khí dừng sự cố. 2. Nguyên nhân: - Các van đóng mở không đúng phương thức hoặc mở không hết hành trình. - Cách điện động cơ giảm thấp làm ngắn mạch động cơ hoặc hư hỏng phần cơ khí của máy nén khí gây quá tải động cơ. 3. Biện pháp xử lý: - Đưa máy nén khí dự phòng vào làm việc (theo Điều 19). - Kiểm tra đặt lại phương thức của các van tay. - Cô lập máy nén khí, báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. Điều 34. Độ rung MNK tăng cao hoặc khi làm việc MNK có tiếng kêu khác thường 1. Hiện tượng: - Độ rung MNK tăng cao khi MNK làm việc hoặc khi làm việc MNK có tiếng kêu khác thường. 2. Nguyên nhân: - Cân chỉnh động cơ và MNK không chính xác. - Hư hỏng phần cơ khí bên trong MNK. - Các đai ốc chân đế MNK bị lỏng. 3. Biện pháp xử lý: - Dừng khẩn cấp MNK (ấn nút màu đỏ bên hông MNK hoặc nút ấn SB1 đối với MNK1/SB2 đối với MNK2 trên tủ 0CKD13); - Cô lập MNK, báo phân xưởng sửa chữa kiểm tra và xử lý. Phụ lục 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống khí nén và máy nén khí.doc