Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước

Khái quát về quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3.1.1. Doanh nghiệp và chức năng của doanh nghiệp. 3.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập chủ yếu để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Có nhiều loại hình doanh nghiệp : DNNN,DNTN,DNHTX

pdf13 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-1 Chương 3. QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3.1.Khái quát về quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3.1.1. Doanh nghiệp và chức năng của doanh nghiệp. 3.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập chủ yếu để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Có nhiều loại hình doanh nghiệp : DNNN,DNTN,DNHTX.. 3.1.1.2.Chức năng: Có 7 chức năng. 1). Chức năng kế hoạch: Bao gồm việc lập, duyệt kế hoạch, theo dõi thực hiện, điều chỉnh kế hoạch theo dõi tình hình cấp phát, tổ chức công tác thống kê, thông tin kinh tế… 2).Chức năng quản lý kỹ thuật: Để thực hiện chức năng này, doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện các nhiệm vụ: - Chuẩn bị cho việc xây dựng. - Kiểm tra và giám sát kỹ thuật. - Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng kỹ thuật mới. - Tiến hành thí nghiệm phục vụ thi công, nghiên cứu và thực hiện biện pháp an toàn lao động. - Bồi dưỡng trình độ cho công nhân. 3).Tổ chức và quản lý nhân sự Nghiên cứu, cải tiến tổ chức quản lý Xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận; xây dựng các quy chế và tác phong làm việc Thực hiện tuyển chọn, sử dụng, đề bạt cán bộ. Lập kế hoạch về nhu cầu lao động tiền lương, xây dựng các định mức lao động hợp lý, tổ chức sử dụng lao động, tổ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề thực hiện tốt các chính sách với người lao động. 4). Chức năng cung ứng vật tư: Tổ chức cung ứng vật tư kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng và chất lượng, lập kế hoạch cung ứng, bảo quản, xuất nhập và thống kê theo dõi. 5). Chức năng tài chính kế toán. - Lập kế hoạch thu chi, bảo đảm đơn vị có đủ nguồn vốn để kinh doanh, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn và đảm bảo sử dụng chúng đúng mục đích và có hiệu quả. Chấp hành chế độ tài chính kế toán đầy đủ, thực hiện thanh quyết toán tạm thời tránh ứ đọng Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-2 vốn. Tiến hành hạch toán đầy đủ và chi tiết. Cùng các đơn vị khác lập kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành, chiến lược giá thành… 6). Quản lý sử dụng thiết bị, máy móc. Lập kế hoạch bổ xung, sử dụng, sửa chữa, thuê mướn và thanh lý thiết bị xây dựng, tổ chức và quản lý sử dụng máy móc có hiệu quả, thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tốt, nhằm đảm bảo quá trình thi công tốt. Xây dựng định mức ca máy hợp lý và lập biện pháp sử dụng an toàn. 7). Nghiên cứu thị trường. Xây dựng chiến lược tìm kiếm hợp đồng, lập kế hoạch đấu thầu, chính sách về giá, về sản phẩm … 3.1.2. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp xây dựng. 3.1.2.1.Khái niệm về đặc điểm A).Khái niệm Quản lý sản xuất - kinh doanh ở doanh nghiệp xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản lý đến hệ thống sản xuất - kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp các biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế - kỹ thuật tổ chức, xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật kinh tế nhằm đạt mục đích đề ra với hiệu quả lớn nhất. B). Đặc điểm Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao luôn biến đổi linh hoạt. Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng. Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn cả về không gian và thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng trên toàn bộ lãnh thổ, thời gian xây dựng có thể kéo dài nhiều năm, đòi hỏi các đơn vị hợp tác xây dựng phải phối hợp quản lý tốt. Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do điều kiện khoảng cách lớn, do điều kiện thời tiết hoặc do không nhận thầu được công trình liên tục do vậy việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn các ngành khác. Quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng chịu nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý kinh doanh xây dựng cao hơn nhiều các ngành khác. Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác các ngành khác cho nên chiến lược nghiên cứu thị trường về sản phẩm, giá cả cạnh tranh v..v cũng có những đặc điểm khác với các ngành khác. 3.1.3.Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp xây dựng 3.1.3.1 Cơ cấu trực tuyến Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-3 ng−êi l∙nh ®¹o Ng−êi l·nh ®¹o trùc tiÕp tæ chøc tuyÕn SX-KD 2tuyÕn SX-KD 1 Ng−êi l·nh ®¹o trùc tiÕp A B C FD E Hình 3- 1 Sơ đồ cơ cấu trực tuyến. A, B, C, D, E, F: Người hoặc bộ phận thực hiện Đây là mô hình cơ cấu đơn giản nhất mà người lao động thực hiện mọi chức năng quản lý: Mối liên hệ giữa người lãnh đạo và các thành viên là trực tiếp. 1).Ưu điểm: Có tính tập trung thống nhất cao, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, tạo điều kiện thực hiện chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo cao. 2).Nhược điểm: Đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực toàn diện và tổng hợp. Hạn chế việc sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia. Dễ phạm sai lầm do ý kiến độc đoán của thủ trưởng Khi cần phối hợp hoạt động giữa các đơn vị ngang cấp thì thời gian thường kéo dài. 3.1.4.Cơ cấu theo chức năng Ng−êi l·nh ®¹o chøc n¨ng A ng−êi l∙nh ®¹o tæ chøc Ng−êi l·nh ®¹o chøc n¨ng B Ng−êi hoÆc bé phËn thùc hiÖn bé phËn thùc hiÖn Ng−êi hoÆc Hình 3- 2 Sơ đồ cơ cấu chức năng. 3.1.4.1.Đặc điểm: Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-4 Nhiệm vụ quản lý được phân ra cho các bộ phận chức năng đảm nhiệm (phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng thiết bị…) Các phòng chức năng nhận mệnh lệnh từ người lãnh đạo tổ chức và truyền đạt xuống các bộ phận thực hiện. 3.1.4.2.Ưu điểm: Thu hút được nhiều ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý. Giải quyết các vấn đề chuyên môn thành thạo hơn Giảm bớt gánh nặng công việc cho lãnh đạo. 3.1.4.3.Nhược điểm: Các đơn vị thực hiện phải nhận nhiều mệnh lệnh các mệnh lệnh có thể chồng chéo lên nhau và kém tính thống nhất. Làm yếu vai trò chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng. Việc điều hành phối hợp các bộ phận chức năng rất phức tạp. 3.1.5.Cơ cấu phối hợp trực tuyến - chức năng. tæ chøc ng−êi l∙nh ®¹o Ng−êi phô tr¸ch chøc n¨ng A vµ bé phËn t−¬ng øng vµ bé phËn t−¬ng øng Ng−êi phô tr¸ch chøc n¨ng A 1 2 3 Hình 3- 3 Sơ đồ cơ cấu phối hợp. 1, 2, 3 : Người lãnh đạo các tuyến sản xuất O : Người thực hiện công việc 3.1.5.1.Đặc điểm: Người phụ trách các bộ phận chức năng chỉ đóng vai trò tham mưu, giúp việc cho người lãnh đạo đơn vị trong việc ra quyết định. Người lãnh đạo đơn vị là người chịu trách nhiệm ra mọi quyết định còn người phụ trách các chức năng chỉ được quyền hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị sản xuất. Bộ phận trực tiếp nhận mệnh lệnh từ người lãnh đạo Công ty để thực hiện công việc. 3.1.6. Cơ cấu trực tiếp - tham mưu Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-5 ng−êi l∙nh ®¹o tæ chøc Ng−êi l·nh ®¹o trùc tiÕp A B C tuyÕn SX-KD 1 E FD Ng−êi l·nh ®¹o trùc tiÕp tuyÕn SX-KD 2 bé phËn tham m−u Nhãm tham m−u Hình 3- 4 Sơ đồ cơ cấu trực tiếp – tham mưu. O: Người thực hiện 3.1.6.1.Đặc điểm: Cơ cấu như kiểu trực tuyến, chức năng. Nhưng ở đây bộ phận tham mưu chỉ gồm 1 hoặc 1 số chuyên gia giúp việc mà không thành lập bộ phận chức năng. Bộ phận tham mưu có nhiệm vụ đóng góp ý kiến, đề xuất phương án để lãnh đạo xem xét quyết định. 3.1.7. Cơ cấu khung Trong ngành xây dựng, khả năng của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận thầu các công trình. Do đó doanh nghiệp có thể có những khoảng thời gian không việc làm và có việc làm đen xen lẫn nhau. Trong tình hình như vậy một số doanh nghiệp sẽ lập ra một cơ cấu khung bao gồm một số bộ phận và một số cán bộ nòng cốt tồn tại thường xuyên, lâu dài, còn các bộ phận còn lại sẽ được thành lập, tuyển chọn và giải thể, thuyên chuyển tuỳ theo tình hình và khối lượng và tính chất công việc thực tế. Đây là kiểu cơ cấu năng động, tiết kiệm và rất phù hợp với ngành xây dựng. 3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. 3.2.1. Khái niệm - vị trí của công tác kế hoạch 3.2.1.1. Khái niệm Kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình xây dựng tổng hợp hệ thống các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế hàng hoá, thiết lập các mối quan hệ thích ứng giữa yếu tố của quá trình sản xuất với các nhu cầu đòi hỏi cụ thể nhằm hoàn thành được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ. Kế hoạch hoá là quá trình dự kiến của chỉ tiêu có liên quan đến sản xuất kinh doanh kèm theo các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu của kế hoạch là những con số được xây dựng để phản ánh mặt lượng hoặc mặt chất của một số yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh được dự kiến trong năm kế hoạch. 3.2.1.2.Vị trí - Kế hoạch là khâu trung tâm của phương thức quản lý sản xuất kinh doanh. - Kế hoạch là công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu. 3.2.2. Các nguyên tắc lập kế hoạch (9 nguyên tắc) Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-6 1).Kế hoạch được lập phải xuất phát từ nhu cầu thực tế (nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu thị trường). 2).Kế hoạch phải dựa trên những định hướng của Nhà nước và phải phù hợp với quy định của pháp luật. 3).Kế hoạch được lập phải dựa trên khả năng, thực lực của doanh nghiệp. 4).Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, đảm bảo tính tập trung dứt điểm, thoả mãn các yêu cầu của chủ đầu tư. 5).Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính chính xác cao nhất có thể được. 6).Kế hoạch phải linh hoạt, khả năng thích ứng tốt với tình hình thay đổi của thị trường. 7).Kế hoạch phải cố gắng đảm bảo tính liên tục và có kế hoạch gối đầu. Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng tranh thầu vào nhu cầu xây dựng của thị trường và vào điều kiện thời tiết. 8).Phối hợp tốt giữa kế hoạch theo từng công trình và theo kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi phí bất biến. 9).Kế hoạch phải đảm bảo tính tin cậy, tính tối ưu và hiệu quả kinh tế - xã hội. Đặc biệt phải đảm bảo độ an toàn về tài chính, thể hiện ở mặt đảm bảo nguồn vốn, khả năng trả nợ và thanh toán, thu hồi nợ. 3.2.3. Phân loại kế hoạch 3.2.3.1.Theo thời thời gian thực hiện + Kế hoạch dài hạn + Kế hoạch trung hạn + Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch năm) + Kế hoạch tác nghiệp (ngày, tuần, tháng) 3.2.3.2. Theo công việc + Kế hoạch xây dựng (thi công) + Kế hoạch cung ứng vật tư + Kế hoạch nhân lực, thiết bị + Kế hoạch tài chính + Kế hoạch tìm kiếm hợp đồng 3.2.3.3. Kế hoạch đối tượng theo dõi + Kế hoạch của công trình + Kế hoạch của doanh nghiệp 3.2.4. Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng 3.2.4.1 Kế hoạch tìm kiếm hợp đồng - Đây là một bộ phận rất quan trọng vì tất cả sự phát triển của doanh nghiệp đều phụ thuộc khả năng thắng thầu và tìm được hợp đồng xây dựng. 3.2.4.2. Kế hoạch thực hiện xây dựng theo từng hợp đồng Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-7 Trong kế hoạch này phải xác định được tiến độ thi công, khối lượng công việc phải thực hiện cho từng giai đoạn và chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho từng công trình. 3.2.4.3.Kế hoạch năm *Chương trình sản xuất: cần ghi rõ công việc phải thực hiện cho từng tháng, thời điểm khởi công, thời điểm kết thúc, các thời điểm chuyển tiếp. Đây là những chi tiết, kế hoạch quan trọng nhất, vì nó là xuất phát điểm để tính toán các kế hoạch tiếp theo. *Kế hoạch cung cấp vật tư: - Chủng loại vật tư, nguồn cung cấp. - Nhu cầu về số lượng và yêu cầu về chất lượng; - Tiến độ cung cấp - Phương tiện vận tải và kho bãi dự trữ; - Giá thành đến chân công trình của một đơn vị vật tư; - Loại vật tư tự sản xuất, loại phải đi mua * Kế hoạch nhu cầu sử dụng xe, máy thi công: Chủng loại, số lượng, số ca máy thi công, số lượng tự có, số lượng phải đi thuê, chi phí di chuyển và công trình tạm phục vụ thiết bị. *Kế hoạch lao động và tiền lương - Xác định số lượng nhân lực, trình độ tay nghề, phân công sử dụng và tiến độ sử dụng. - Tổng nhu cầu về tiền lương, yêu cầu về năng suất lao động. - Nguồn lao động, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân. *Kế hoạch về tài chính: - Kế hoạch về vốn. - Kế hoạch chi phí sản xuất - Kế hoạch giá thành, lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận. - Kế hoạch trích nộp ngân sách *Kế hoạch về đầu tư - Đầu tư mua sắm thiết bị - Xây dựng các xưởng sản xuất - Đầu tư các dự án có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. *Kế hoạch nghiên cứu áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới. *Kế hoạch về xã hội Chăm lo đời sống cho cán bộ công chức và đóng góp nghĩa vụ cho xã hội. 3.2.5. Tổ chức lập kế hoạch hàng năm 3.2.5.1. Cơ sở thiết lập kế hoạch năm Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-8 Là số lượng các hợp đồng xây dựng đã kí kết và dự kiến sẽ kí kết với các chủ đầu tư. 3.2.5.2. Trình tự lập kế hoạch năm - Lãnh đạo đơn vị dựa trên số lượng các hợp đồng đã kí kết để giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện cấp dưới. - Các bộ phận thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ được giao sẽ thực hiện lập kế hoạch chi tiết để trình lên cấp trên phê duyệt. - Sau khi xem xét, yêu cầu điều chỉnh bổ xung (nếu cần) các kế hoạch chi tiết sẽ được phê duyệt để các bộ phận thực hiện triển khai. 3.3. Tổ chức cung ứng vật tư xây dựng. 3.3.1. Nhiệm vụ, nội dung và công tác cung ứng vật tư xây dựng 3.3.1.1.Nhiệm vụ Đảm bảo cung ứng vật tư đủ về số lượng, kịp về thời gian đồng bộ về chủng loại, đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý nhất. 3.3.1.2. Nội dung - Công tác định mức vật tư kỹ thuật. - Xác định nhu cầu vật tư và tổ chức mua sắm. - Kiểm tra số lượng và chất lượng. - Tổ chức vận chuyển đến chân công trình và tổ chức bảo quản.. - Lập kế hoạch của chi phí và hạ giá thành. - Góp phần cải tiến tiêu chuẩn và định mức sử dụng vật tư. 3.3.2. Công tác định mức vật tư kỹ thuật 3.3.2.1. Khái niệm Định mưc vật tư là lượng tiêu hao vật tư cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác, kết cấu xây dựng kể cả phần hao hụt vật liệu (được phép) trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. - Để sử dụng tiết kiệm vật liệu cần thiết phải có định mức tiêu dùng chúng một cách đúng đắn trong quá trình sản xuất.Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là cơ sở chủ yếu khi lập Định mức dự toán cho các kết cấu xây dựng và các loại công tác. Ngoài ra định mức tiêu dùng vật liệu còn có vai trò quan trọng trong xúc tiến kỹ thuật phát triển, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế. 3.3.2.2. Các loại hao phí vật liệu trong quá trình sản xuất. 1). Hao phí vật liệu hữu ích (V) Là lượng vật liệu cần thiết ít nhất để tiến hành chế tạo một đơn vị khối lượng công tác mà không tính đến phế liệu và mất mát vật liệu sinh ra trong quá trình vận chuyển, gia công, bảo quản… Đây chính là chi phí vật liệu cần thiết để tạo ra thực thể sản phẩm do đó tạo ra giá trị sử dụng và một phần giá trị của sản phẩm. 2). Phế liệu.(P) Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-9 Là phần vật liệu còn lại sinh ra trong quá trình gia công chế tạo sản phẩm, không thể sử dụng để tạo thành sản phẩm cần thiết nhưng có thể sử dụng để tạo thành các sản phẩm khác. 3). Mất mát vật liệu.(M) Là phần vật liệu còn lại không thể sử dụng để chế tạo một sản phẩm nào khác. ĐMVL = Vhi + P + M (3. 1) 3.3.3. Các hình thức tổ chức cung ứng vật tư xây dựng 3.3.3.1. Tổ chức cung ứng có kho trung gian Kho trung gian: có loại phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp, có loại phục vụ cho từng công trường. Hình thức này thường dùng cho các loại vật tư được sử dụng chung cho tất cả doanh nghiệp hoặc từng công trường khi mà địa chỉ và tiến độ sử dụng khó xác định từ trước, giá trị vật tư nhỏ và không chủ động trong cung ứng. 3.3.3.2. Tổ chức cung ứng đến thẳng chân công trường - Áp dụng cho các loại vật liệu có địa chỉ và tiến độ sử dụng xác định, các loại kết cấu xây dựng có kích thước lớn các loại vật liệu có nhu cầu sử dụng lớn có thể để được ngoài trời (gạch, cát, đá…) - Khi tổ chức thi công việc cung ứng vật tư đến chân công trình có thể thực hiện theo tiến độ từng giờ phụ thuộc vị trí xây dựng. - Hình thức này được áp dụng phổ biến trong điều kiện kinh tế thị trường khi các nhà cung ứng vật tư phát triển mạnh và các nhà thầu cần giảm tối đa mức chi phí. 3.3.3.3. Cung ứng vật tư theo hợp đồng xây dựng - Được áp dụng phổ biến trong xây dựng do đặc điểm của sản xuất xây dựng và của sản phẩm xây dựng. - Hợp đồng cung ứng vật tư chỉ được kí kết khi nhà thầu kí được hợp đồng xây dựng. 3.3.4.4. Tổ chức cung ứng vật tư đồng bộ - Phải có một khâu tổ chức chuyên sắp xếp các loại vật tư một cách đồng bộ theo chủng loại và tiến độ thi công để đảm bảo hiệu quả cho công tác thi công của nhà thầu. - Nếu vật tư được cung ứng với khối lượng lớn nhưng không đồng bộ thì điều đó cũng không đem lại lợi ích gì cho thi công. 3.3.4. Xác định nhu cầu vật tư 3.3.4.1. Các căn cứ để xác định - Hợp đồng xây dựng kèm theo các bản vẽ thiết kế và bảng thống kê vật liệu có sẵn. - Chương trình sản xuất của đơn vị theo thời gian. - Các định mức dự toán, định mức vật tư và định mức hao hụt. - Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của tính toán, nhu cầu vật tư có thể được tính trực tiếp từ các khối lượng công việc xây dựng, từ một m2 diện tích xây dựng, hoặc từ 1 triệu đồng giá trị dự toán xây lắp. Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-10 - Thống kê kinh nghiệm. 3.3.4.2. Xác định nhu cầu vật tư về số lượng 1). Dựa vào tài liệu thiết kế của kết cấu công trình và chương trình sản xuất. i hh i ct i VL VVV += (3. 2) Theo phương pháp này trước hết dựa vào bản vẽ kết cấu để xác định nhu cầu vật liệu theo công thức trên. Trong đó: iVLV : Nhu cầu số lượng vật liệu thứ i ictV : Lượng vật liệu thứ i thực tế cấu tạo nên kết cấu ihhV : Lượng vật liệu thứ i hao hụt 2). Theo thống kê kinh nghiệm. Thường được sử dụng để xác định nhu cầu vật liệu phụ, các loại vật liệu rẻ tiền, mau hỏng vì chúng khó được xác định vật liệu rẻ tiền, mau hỏng vì chúng khó được xác định bằng định mức chính xác. 3.3.4.3. Xác định nhu cầu vật tư về chủng loại Cơ sở để xác định là dựa vào tài liệu thiết kế, chương trình sản xuất, các số liệu thống kê kinh nghiệm. Để đảm bảo nhu cầu sản xuất phải đảm bảo tính đồng bộ về chủng loại vật tư theo chương trình sản xuất. 3.3.5. Tổ chức quản lý vật tư các biện pháp tiết kiệm vật tư. 3.3.5.1.Tổ chức bảo quản vật tư 1). Nhiệm vụ - Tổ chức tiếp nhận vật tư đúng số lượng và chất lượng một cách chính xác. - Tổ chức cấp phát theo đúng tiến độ, số lượng và chất lượng yêu cầu. - Thường xuyên kiểm kê và kiểm tra tình hình kho bãi để kịp thời phát hiện những sai sót và sẵn sàng cung ứng thông tin cho đơn vị sản xuất. - Tổ chức lưu kho, sắp đặt vị trí vật tư một cách hợp lí đảm bảo thuận lợi cho việc bảo quản và cung ứng vật tư. 2). Các loại kho bảo quản vật tư - Trong xây dựng, vật tư có thể ở trong kho kín hoặc ở ngoài bãi tuỳ theo yêu cầu sử dụng, có thể đặt tập trung hoặc phân tán tuỳ theo khối lượng, chủng loại vật liệu. Yêu cầu: - Phải có quy chế lao động và an toàn trong kho một cách chặt chẽ. - Phải đảm bảo thu nhập và cấp phát một cách an toàn và nhanh chóng. 3.3.5.2. Các biện pháp tiết kiệm vật tư 1). Các biện pháp liên quan đến quá trình vận chuyển Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-11 - Tổn thất về vận chuyển đối với một số loại vật liệu thường rất lớn biện pháp cơ bản để tiết kiệm vật liệu trong quá trình vận chuyển là áp dụng công nghệ vận chuyển và xếp dỡ là hợp lí nhất. 2). Các biện pháp liên quan đến bảo quản - Tổn thất ở trong kho bãi đối với một số loại vật liệu cũng đạt giá trị rất lớn (cát, đá, sắt thép, xi măng, gỗ…) do bị lẫn tạp chất không sử dụng được, do bị thay đổi tính chất… - Biện pháp cơ bản để tiết kiệm vật liệu là áp dụng các thiết bị chuyên môn phù hợp với việc bảo quản vật liệu tuân thủ yêu cầu đối với bảo quản vật liệu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. 3). Các biện pháp đến quá trình gia công chế tạo - Đảm bảo thành phần pha chế chính xác. - Tìm mọi biện pháp thu nhập phế liệu giảm bớt mất mát. - Lựa chọn kích thước của vật liệu phù hợp với kích thước của sản phẩm. - Sử dụng loại vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế. - Áp dụng chế độ cắt gọt hợp lý, nâng cao độ chính xác, giảm bớt sai sót. - Tận dụng phế liệu bằng cách dùng phế liệu làm vật liệu để sử dụng cho các kết cấu hoặc bộ phận khác. 4). Các biện pháp liên quan đến lắp đặt - Tuân thủ đúng quá trình công nghệ - Kiểm tra thường xuyên chất lượng vật liệu và sản phẩm cũng như quá trình tiến hành lắp đặt. - Đảm bảo chất lượng cần thiết của các dụng cụ và thiết bị kỹ thuật. - Nâng cao một cách có hệ thống trình độ kỹ thuật và văn hoá của công nhân. - Nâng cao việc sử dụng lại các vật liệu để chế tạo các công trình tạm. - Tính toán và phân tích các nguyên nhân hư hỏng để tìm biện pháp trừ bỏ. Ngoài ra cần tạo điều kiện khuyến khích khen thưởng lợi ích vật chất cho công nhân tham gia quá trình xây dựng không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong mọi quá trình. 3.4. Tổ chức lao động-tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng. 3.4.1. Tổ chức lao động khoa học trong xây dựng. 3.4.1.1. Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học. Khoa học công nghệ phát triển không ngừng ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Quá trình sản xuất thủ công phân tán đang dần được cải bến thành quá trình cơ khí hoá, tự động hoá & chuyên môn hoá cao. Quá trình lao động của công nhân giờ đây thay đổi không chỉ đơn giản là hoạt động về mặt thể lực mà còn là quá trình hoạt độngcủa trí tuệ đòi hỏi người lao động thay đổi không những chỉ có sức khoẻ mà còn phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao ,đòi hỏi Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-12 phải xác định đúng đắn tình hình sản xuất & phản ứng nhanh trước các tình thế xảy ra trong quá trình sản xuất trở thành một tiêu chuẩn cần thiết với cán bộ công nhân. Tổ chức lao động được coi là khoa học là tổ chức lao động dựa trên các cơ sở của thành tựu khoa học & kinh nghiệm được áp dụng 1 cách có hệ thống vào sản xuất, nó cho phép kết hợp tốt nhất giữa kỹ thuật của người lao động trong quá trình sản xuất đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất vật tư lao động không ngừng phát triển năng suất lao động & cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Tổ chức lao động là quá trình sáng tạo thường xuyên trong quá trình đó tổ chức lao động được tiến hành phù hợp với trình độ phát triển của khoa học & sản xuất. Tổ chức lao động khoa học nghiên cứu việc tổ chức lao động trên tất cả phương diện kỹ thuật kinh tế, sinh học, xã hội & pháp lý. Đối tượng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học là lao động sống. - Mục đích của tổ chức lao động khoa học là tạo điều kiện thuận lợi nhất giữ gìn & duy trì khả năng làm việc của người lao động ở mức độ cao & nâng cao sự hứng thú của người lao động. 3.4.1.2. Nội dung của tổ chức lao động khoa học. 1). Phân công lao động & hợp tác lao động Đây là vấn đề trọng tâm của lao động khoa học và là yếu tố quan trọng nhất để phát triển năng suất kinh doanh. Nó được thực hiện theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị. - Giai đoạn thực tế . - Giai đoạn áp dụng Quá trình phân công lao động được phân chia theo công nghệ chức năng, trình độ, sức khoẻ, thời gian & phạm vi hoạt động. Phân công lao động theo công nghệ là xác định phạm vi trách nhiệm & chức năng của từng thành viên trong quá trình lao động Sự hợp tác lao động & người lao động để hoàn thành1 nhiệm vụ chung 2). Tổ chức phục vụ nơi làm việc. Nơi làm việc là khoảng không gia cần thiết để bố trí, xếp đặt các máy móc, thiết bị đối tượng lao động & sản phẩm xây dựng cũng là để công nhân đi lại trong quá trình sản xuất. Nội dung chính của tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổ chức không gian, bố trí máy móc công cụ, đối tượng lao động . Mục đích của tổ chức phục vụ nơi làm việc là phải tạo không gian thuận lợi & an toàn, sử dụng hiệu quả diện tích làm việc. Qui hoạch nơi làm việc cần phải đảm bảo tư thế làm việc thuận lợi thao tác làm việc hợp lý, đảm bảo sự đi lại của người & phương tiện. Thực chất của công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc là tiến hành chuẩn bị cho thi công, trước hết cần làm tốt các công việc sau: - Chuẩn bị cho thi công, lập các kế hoạch tác nghiệp , bảng hướng dẫn thi công. Chương 3. Quản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước. 3-13 - Chuẩn bị tốt các loại máy móc. - Cung cấp kịp thời, đầy đủ các loại dụng cụ, vật tư, kỹ thuật. - Đảm bảo trật tự cần thiết tại nơi làm việc. 3). Nghiên cứu, phổ biến các phương pháp lao động tiên tiến là phương pháp lao động mà các thao tác được thực hiện nhanh, gọn tốn ít công sức & thời gian, tiết kiệm vật liệu, đảm bảo chất lượng. Đây là 1 nội dung quan trọng để đảm bảo phát triển năng suất lao động - Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. - Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động - Cải thiện điều kiện lao động và sức khoẻ công nhân. - Giáo dục ý thức tự giác, tôn trọng pháp luật và kỹ thuật lao động . - Tính chất thi đua và khuyến khích vật chất 3.4.2.Tổ chức tiền lương trong xây dựng 3.4.2.1.Thực chất, nguyên tắc và tác dụng của tiền lương 1). Thực chất. Tiền lương là 1 bộ phân của giá trị lao động vừa sáng tạo ra được dùng để bù đắp lại hao phí lao động cần thiết và 1 số nhu cầu khác của người lao động và được phân phối cho công nhân viên chức dưới hình thức tiền tệ theo một quy định phân phối nhất định phụ thuộc vào chế độ kinh tế nhất định. Mức lương phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển kinh tế của 1 đất nước, vào nhu cầu & mức sống của người lao động,vào khả năng tích luỹ của ngân sách Nhà nước, vào các nhiệm vụ kinh tế chính trị và chế độ kinh tế xã hội. 2). Các nguyên tắc xác định tiền lương. - Phân phối theo lao động - Đảm bảo đúng đắn quan hệ giữa năng suất lao động với tiền lương. - Phải phù hợp đặc điểm kinh tế của công tác, đảm bảo mối quan hệ thu nhập giữa mọi người trong quá trình sản xuất - Đảm bảo tiền lương danh nghĩa & tiền lương thực tế không ngừng phát triển lên. 3). Tác dụng của tiền lương. - Đây là phần thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động & các thành viên trong gia đình đảm bảo việc thực hiện tái sản xuất sức lao động. - Là biện pháp giám sát chất lượng lao động và lượng tiêu hao lao động , nó có tác dụng thúc đẩy việc phân bố hàm lượng và có kế hoạch sức lao động giữa các ngành, các vùng kinh tế, đồng thời là biện pháp trực tiếp để phát triển cao trình độ chuyên môn năng suất lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản lý sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhà nước.pdf
Tài liệu liên quan