Phương pháp sử dụng và cách thể hiện các dụng cụ cần thiết để diễn họa
. Bút chì: có các loại chì cứng (ký hiệu chữ
H), chì mềm (ký hiệu chữ B). Kèm theo ký hiệu có
số chì để ghi mức độ: cứng hoặc mềm. Số càng
lớn thì độ cứng hoặc mềm càng lớn. Độ cứng tăng
H - 2H. Độ mềm tăng từ B - 2B . 6B. Trong bản
vẽ kỹ thuật thường dùng bút HB - B hoặc 2B dựng
hình, sau đó dùng bút 2B, 3B để lên đậm. Tùy
theo yêu cầu sử dụng mà gọi bút chì đầu nhọn
hay bẹt.
. Các loại bút chì kim dùng để vẽ nét.
- Tẩy: thường chủ yếu sử dụng để tẩy chì, nên
chọn loại tẩy càng mềm càng tốt nhằm hạn chế
rách hoặc sờn giấy
7 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp sử dụng và cách thể hiện các dụng cụ cần thiết để diễn họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
VÀ CÁCH THỂ HIỆN CÁC
DỤNG CỤ CẦN THIẾT ĐỂ
DIỄN HỌA
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Giấy vẽ:
. Giấy vẽ: thường dùng giấy xốp, dày, hơi cứng có
một mặt lán, một mặt nhám hơn. Giấy này có khả năng
thấm nước tốt. Khi dùng nét để thể hiện, thường dùng
mặt lán. Khi dùng bút lông để tô, thường dùng mặt
nhám.
. Giấy can: được dùng nhiều trong giai đoạn tìm ý
thiết kế vì dễ nhìn qua và dễ tẩy xóa nét chì. Ngày nay
có những loại giấy can bằng chất tổng hợp, pha nilon,
không bị nhàu nát, thấm nước, có thể chùi nét vẽ mà
không cần tẩy.
. Giấy kẻ li: trên tờ giấy cỡ A0 có kẻ các ô vuông
1x1 mm, và các đường kẻ rõ ô vuông cạnh 1cm và 5cm.
Loại này hay được dùng trong thiết kế sơ phác, để dưới
giấy can, giúp xác định tỷ lệ nhanh chóng cho hình muốn
vẽ.
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Bút:
. Bút chì: có các loại chì cứng (ký hiệu chữ
H), chì mềm (ký hiệu chữ B). Kèm theo ký hiệu có
số chì để ghi mức độ: cứng hoặc mềm. Số càng
lớn thì độ cứng hoặc mềm càng lớn. Độ cứng tăng
H - 2H... Độ mềm tăng từ B - 2B .... 6B. Trong bản
vẽ kỹ thuật thường dùng bút HB - B hoặc 2B dựng
hình, sau đó dùng bút 2B, 3B để lên đậm. Tùy
theo yêu cầu sử dụng mà gọi bút chì đầu nhọn
hay bẹt.
. Các loại bút chì kim dùng để vẽ nét.
- Tẩy: thường chủ yếu sử dụng để tẩy chì, nên
chọn loại tẩy càng mềm càng tốt nhằm hạn chế
rách hoặc sờn giấy.
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Bảng vẽ:
Dùng phổ biến là bảng bằng gỗ, có mặt nhẵn, cứng,
tránh cong vênh nhất là với mặt bằng bằng gỗ dán
mỏng. Cạnh của ván bảng phải thẳng và phẳng, ít ra là
cạnh trái để có thể trượt được thước T. Kích thước
thông thường của bảng: 60 - 90cm, 80 - 120cm để phù
hợp với kích thước A1.
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Thước:
. Thước T: là dụng cụ dùng để vẽ các đường nằm ngang song
song và cả đường chéo song song khi xoay đầu T đi một góc. Để vẽ
các đường ngang song song người ta còn dùng thước T dây.
Thước T dây được làm bằng thước thẳng, bẹt, kẹp vào hai đầu
thước hai ròng rọc và mắc dây vào.
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Thước:
. Êke: là dụng cụ dùng để vẽ các đường thẳng đứng, bằng
cách phối hợp với nhau giữa thước T và các loại êke có thể cho các
đường song song có các góc làm với đường ngang một góc 30o,
45o, 60o, 75o, 90o...Một bộ êke có hai cái, có các góc 45o và các
góc 60o - 30o.
2Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Thước:
. Thước cong: là dụng cụ dùng để dựng - Tô đậm các đường
cong, không thể hoặc khó qui về các đường tròn, mà phải xác định
liên tiếp nhiều điểm. Thước có thể được làm bằng nhựa, kim loại
hay gỗ mỏng.
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Thước:
. Thước tròn: là loại thước có khoét các lỗ tròn có đường kính
D nhỏ khó dựng bằng compa một cách chính xác, D = 1, 2, 3... mm
cho tới 15, 16... mm hoặc hơn nữa.
Các dụng cụ cần thiết, ưu nhược điểm
- Compa:
Trong một hộp compa có nhiều
loại compa và các dụng cụ thay
thế, tháo lắp. Bộ compa thường có:
compa đầu chì, compa đầu mực,
compa đo, compa quay vòng lớn
với các đầu nối, đầu kim, đầu
mực...
Các cách sử dụng bút chì, tẩy, thước và
các phương tiện thể hiện khác
• Các hình vẽ, trước hết được vẽ dựng cho đúng
bằng bút chì cứng hơn. Sau khi đã kiểm tra
không còn sai sót gì, mới tiến hành tô đậm bằng
bút chì mềm hơn (loại 2B - 3B...) hoặc vẽ nét
mực.
• Các nét vẽ phải có bề dày theo quy định và
thống nhất cho hình vẽ, và trong toàn bộ bản vẽ.
• Thứ tự tô các nét phải sao cho thước và tay
trượt lên các nét đã lên đậm ít nhất nhằm tránh
làm mờ, nhòe bản vẽ.
• Thứ tự cụ thể như sau:
Các cách sử dụng bút chì, tẩy, thước và
các phương tiện thể hiện khác
. Các đường cong, đường tròn.
. Các nét thấy theo phương ngang từ trên xuống.
. Các nét thấy theo phương đứng từ trái qua phải.
. Các đường xiên.
. Các đường khuất (theo thứ tự trên).
. Các nét cắt
. Các đường thể hiện vật liệu hình cắt.
. Các con số ghi kích thước, khung tên, khung bản
vẽ.
. Tẩy xóa nét thừa, làm vệ sinh bản vẽ, rìa giấy.
Các kiểu chữ thông dụng và các phạm vi
ứng dụng
Các chữ và số ghi trên hình vẽ cần được rõ, vì thế
các chữ và số hoàn toàn không được viết tùy tiện, trang
trí rườm rà, nhiều kiểu, nhiều cỡ.
Tất cả đều viết theo kiểu chữ Hoa. Chú ý rằng: các
chữ cần có cỡ thích hợp về chu vi chữ, chiều dày nét và
khoảng cách các nét trong chữ. Khoảng cách các chữ,
các từ đều đã mang lại vẽ đẹp, các chữ số cũng tham
gia vào bố cục bản vẽ.
Hai loại chữ thông dụng trong các bản vẽ kỹ thuật
như sau:
- Chữ viết tay.
- Chữ kẻ bằng thước.
Cỡ của chữ và số: tùy độ lớn của bản vẽ, hình vẽ,
nội dung của chữ mà có cách dùng chữ với chiều cao
thích hợp. Loại chữ to thường cao từ 8 đến 18mm, chữ
và số nhỏ thường từ 3 - 5mm.
3Các loại nét vẽ dùng trong các bản vẽ
. Nét liền cơ bản: chiều dày b = 0,2 - 0,3 mm
dùng vẽ các đường bao thấy, khuyên tròn đánh
số của trục định vị.
. Nét cắt: chiều dày khoảng 2b dùng vẽ các
đường giao tuyến của mặt phẳng cắt với vật thể
bị cắt.
. Nét liền mảnh có chiều dày nhỏ nhất bằng
b/3 ÷ b/2 để vẽ các đường dóng từ đường ghi
kích thước, các đường gạch chân chữ, kí hiệu
vật liệu.
Các loại nét vẽ dùng trong các bản vẽ
Bề dày nét liền cơ bản được lấy làm chuẩn, các nét
khác dựa vào nó mà điều chỉnh to hoặc nhỏ hơn
Ngoài ra người ta còn sử dụng các loại nét khác:
. Nét đứt chỉ đường bao khuất ---------- b/2
. Chấm gạch dài chỉ đường trục, đường tâm __ . __ b/3
Khi dùng các loại nét lưu ý:
. Tâm của đường tròn là hai nét gạch dài giao nhau,
không dùng chấm.
. Với đường tròn có D < 12mm, các đường trục
dùng nét liền mảnh.
. Các nét đứt phải gạch tới tận đường bao, chỗ gặp
nhau của hai nét đứt cũng phải để các đoạn gạch cắt
nhau.
Giới thiệu các loại ký hiệu vật liệu
Được quy định tùy thể hiện theo các quy ước riêng
của từng quốc gia. Các lọai ký hiệu vật liệu này thường
được thể hiện bằng nét liền mảnh và có mật độ phù hợp
với kích thước hình vẽ nhằm tránh che mờ các nét vẽ
chính
Các tiêu chuẩn, quy định, quy
ước để thành lập bản vẽ
Khổ, khung bản vẽ, khung tên
- Khổ bản vẽ:
A0A1A2A3A4Kí hiệu tương ứng của khổ giấy
dùng
1189
841
594
841
594
420
297
420
297
210
Kích thước cạnh tờ giấy (mm)
sau khi đã xén
4_42_42_21_21_1Kí hiệu khổ giấy
4Khổ, khung bản vẽ, khung tên
- Khung bản vẽ và khung tên: thường chỉ sử dụng cho
các bản vẽ khai triển kỹ thuật thi công trong kiến trúc.
. Khung bản vẽ cách mép tờ giấy 8 - 12mm. Riêng
mép trái khoảng 20 - 25mm để đóng các bản vẽ lại với
nhau.
. Khung tên bao giờ cũng ở bên phải phía dưới của
khung các bản vẽ thiết kế sản xuất quy định khung tên
rất chặt chẽ vì ngoài nội dung chung bản vẽ, ở đó còn
thể hiện trách nhiệm hành chính, pháp lí của những
người liên quan.
Tỉ lệ hình vẽ
. Mặt bằng khu vực lớn: 1/5000 - 1/10000.
(thường dùng cho quy hoạch).
. Mặt bằng khu vực nhỏ: 1/500 - 1/1000 - 1/2000.
. Mặt bằng, mặt đứng công trình: 1/50 - 1/100 - 1/200.
. Mặt cắt công trình: 1/25 - 1/50 - 1/100.
.Chi tiết nhỏ: 1/5 - 1/10 - 1/20.
Cách ghi kích thước
- Các thành phần của một kích thước:
. Đường dóng: được dùng để xác định giới hạn hai
đầu của khoảng cách cần ghi kích thước. Đường dóng
được vẽ bằng nét mảnh và thông thường vuông góc
với đường bao.
. Đường ghi kích thước: nằm song song với đường
bao, được vẽ bằng nét mảnh, hai đầu mút của nó cần
có mũi tên hoặc gạch chéo, hoặc chấm tròn. Mũi tên
phải nhọn, thuôn. Đường gióng nhô khỏi mũi tên một
đoạn khoảng 3mm.
. Con số ghi kích thước: nằm song với đường bao,
ghi dọc theo đường ghi kích thước ở vào khoảng giữa
và cách phía trên đường ghi kích thước khoảng
1,5mm. Hướng con số theo trình tự đọc: từ phải qua
trái, từ dưới lên trên. Cỡ chữ số thường lấy khoảng 3-
5mm.
Cách ghi kích thước
Khi ghi kích thước cần chú ý một số nguyên tắc
chung như sau:
. Trên bản vẽ mỗi kích thước chỉ ghi một lần.
. Số ghi kích thước là chỉ kích thước thật không
phụ thuộc vào tỉ lệ hình vẽ.
. Đơn vị dùng là mm và không cần ghi chữ mm ở
sau con số chỉ kích thước.
. Với khoảng nhỏ không đủ ghi, cho phép ghi ra
phía ngoài
. Nếu là hình đối xứng, cho phép vẽ một nữa và
thêm quá sang một ít phía bên kia. Đường ghi kích
thước chỉ ghi mũi tên hoặc cạnh chéo, chấm ở một
đầu. Đầu kia vẽ quá một đoạn khoảng 5mm.
Cách ghi kích thước
Với đường tròn:
. Dùng ký hiệu D hoặc Ø ghi trước con số chỉ độ
dài đường kính hình tròn hoặc ký hiệu R trước con số
chỉ độ dài bán kính hình tròn. Với các cung tròn không
vượt quá 180o thì chỉ ghi kích thước của bán kính.
Ghi độ sâu - độ cao:
. Dùng các ký hiệu cao độ để chỉ các cao độ trên
mặt cắt và mặt bằng. Đơn vị ghi cao độ lấy là M (mét),
thường quy định lấy độ cao của nền, sàn nào đó làm
chuẩn (thường chọn sàn tầng 1) gọi là cao độ + 0,00.
Từ đó tính và ghi các cao độ khác.
Ghi chú các lớp vật liệu:
. Do độ dày của các lớp vật liệu do quá bé, nên
phải dẫn một đường mảnh vuông góc với các lớp vật
liệu ấy rồi lần lượt ghi các lớp vật liệu, độ dày của
chúng theo thứ tự từ trên xuống.
Cách ghi kích thước
Với đường tròn:
. Dùng ký hiệu D hoặc Ø ghi trước con số chỉ độ
dài đường kính hình tròn hoặc ký hiệu R trước con số
chỉ độ dài bán kính hình tròn. Với các cung tròn không
vượt quá 180o thì chỉ ghi kích thước của bán kính.
Ghi độ sâu - độ cao:
. Dùng các ký hiệu cao độ để chỉ các cao độ trên
mặt cắt và mặt bằng. Đơn vị ghi cao độ lấy là M (mét),
thường quy định lấy độ cao của nền, sàn nào đó làm
chuẩn (thường chọn sàn tầng 1) gọi là cao độ + 0,00.
Từ đó tính và ghi các cao độ khác.
Ghi chú các lớp vật liệu:
. Do độ dày của các lớp vật liệu do quá bé, nên
phải dẫn một đường mảnh vuông góc với các lớp vật
liệu ấy rồi lần lượt ghi các lớp vật liệu, độ dày của
chúng theo thứ tự từ trên xuống.
5DIỄN HỌA MỘT SỐ THÀNH
PHẦN CƠ BẢN TRONG THIẾT
KẾ CẢNH QUAN
Diễn họa cây
B1: Vẽ vòng tròn mờ,
chấm tâm vòng tròn
B2: Vẽ thân cây và
cành chính
B3: Vẽ một số cành
lớn, nét vẽ phải phân
biệt lớn, nhỏ, từ trung
tâm ra ngoài viền
B4: Thêm cành cây tập
trung ở phía viền
Cây hàng rào Trình tự vẽ bóng cây
B1: Vẽ vòng tròn hình cây,
xác định phương hướng
ánh sáng mặt trời
B2: Di chuyển thước vòng
tròn về hướng ánh sáng
mt, vẽ 1 vòng tròn mờ
B3: Bôi đen hoặc sử dụng
đường song song để biểu
thị bóng
Với những đường viền
phức tạp có thể để lại một
vệt trắng để phân chia
ranh giới của cây và bóng
6Vẽ bóng cây lá kim (106)
Vẽ bóng của cụm cây Bóng của những hình phức hợp
Diễn họa vật liệu Vẽ mặt nước
7Vẽ đá Các lớp
Vẽ mũi tên
chỉ hướng
Vẽ vật kiến trúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- microsoft_powerpoint_7_dung_cu_ve_3641.pdf