Giáo trình phôi thai học.
Giới thiệu đầy đủ về các quá trình hình thành và phát triển của phôi thai,từ sự tạo giao tử tới sự hình thành của các bộ phận,cơ quan và các hệ trong cơ thể con người trong giai đoạn thai.
Trình bày rõ ràng,chi tiết.
Định dạng : *.pdf
Dung Lượng : 7.29 Mb
75 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phôi thai học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thaình hãû tim maûch - Mä Phäi
195
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
195
195
SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIÊU HÓA
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được sự hình thành và phát triển của dạ dày, gan, tụy, ruột.
2. Trình bày được một số dị tật của hệ tiêu hóa.
Do sự khép mình của phôi, khoang được lợp bởi nội bì được phân chia thành một phần
trong phôi là ruột nguyên thủy và phần ngoài phôi là túi noãn hoàng và niệu nang. Ruột
nguyên thủy là một ống kín 2 đầu, gồm 3 đoạn theo hướng đầu - đuôi là: ruột trước, ruột giữa
và ruột sau.
- Ruột trước gồm 2 đoạn: đoạn đầu của ruột trước gọi là ruột họng, nằm xen giữa
màng họng và miệng ống thanh - khí quản. Ðoạn sau của ruột trước kéo dài từ ống thanh - khí
quản tới gốc của mầm gan và các đường dẫn mật.
- Ruột giữa: bắt đầu từ phía dưới mầm gan và các đường dẫn mật tới nơi tương ứng
với chỗ nối 2/3 phải và 1/3 trái của đại tràng ngang của người trường thành.
- Ruột sau: là đoạn còn lại của ruột nguyên thủy tới màng nhớp.
Chương này chỉ giới thiệu sự phát triển của hệ tiêu hóa từ thực quản trở xuống.
I. PHÁT TRIỂN CỦA ÐOẠN SAU RUỘT TRƯỚC
Ðoạn sau của ruột trước sẽ tạo ra thực quản, dạ dày, một phần tá tràng, gan và các
đường dẫn mật, tụy.
1. Sự hình thành thực quản
- Ðoạn sau của ruột trước được ngăn thành 2 ống bởi vách khí - thanh quản. Ống phía
bụng là ống thanh - khí quản, ống phía lưng là thực quản.
2. Sự hình thành dạ dày
Dạ dày xuất hiện khoảng tuần thứ 5 của quá trình phát triển phôi dưới dạng một đoạn
nở rộng hình thoi của đoạn dưới ruột trước. Trong các tuần tiếp theo, đoạn nở to ấy thay đổi
hình dáng, vị trí và hướng xếp đặt của nó. Những biến đổi này là do sự phát triển không đều
Tim
Äúng noaîn
hoaìng
Niãûu nang
Maìng nhåïp
Daû daìy
Máöm
gan
Vaïch
ngang
Ruäüt
giæîa
Gan
Ruäüt sau
ÄØ nhåïp
Thæûc quaín
Daû daìy
Tuûy
Quai ruäüt
nguyãn thuíy
H. 1: Sơ đồ đường dạ dày - ruột nguyên thủy.
A. Giai âoaûn phäi 3mm ( khoaíng 25 ngaìy); B. Phäi 5mm (khoaíng 32 ngaìy)
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
196
196
của các đoạn dạ dày cũng như do sự thay đổi vị trí của các cơ quan lân cận. Trong quá trình
phát triển, dạ dày xoay theo 2 trục: trục dọc và trục trước - sau.
- Theo trục dọc: dạ dày xoay 1 góc 90ṯ theo chiều kim đồng hồ, do đó mặt trái của nó
trở thành mặt trước, mặt phải thành mặt sau. Bờ sau phát triển nhanh hơn bờ trước và thành
bờ trái (bờ cong lớn) và bờ trước thành bờ phải (bờ cong nhỏ).
- Theo trục trước- sau: lúc đầu, đầu trên và đầu dưới dạ dày đều nằm trên một trục dọc
đứng thẳng. Trong quá trính xoay theo trục trước - sau, đầu dưới dạ dày (môn vị) di chuyển
lên trên và sang phải, đầu trên (tâm vị) di chuyển sang trái và hơi chếch xuống dưới. Trục
dọc của dạ dày lúc đầu đứng thẳng, sau khi xoay trở nên chéo từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải, bờ cong lớn ở bên trái và xuống dưới, bờ cong nhỏ ở phía
trên và bên phải.
3. Sự hình thành tá tràng
- Tá tràng được tạo ra bởi đoạn cuối của ruột trước và đoạn đầu của ruột giữa. Chỗ nối
2 đoạn này nằm ngay nơi phát sinh mầm gan. Do dạ dày xoay nên tá tràng có hình chữ U
cong về phía bên phải.
4. Sự hình thành gan và các đường dẫn mật
4.1. Sự hình thành gan
Vào khoảng giữa tuần thứ 3, nội bì ở đoạn xa của ruột trước dày lên tạo thành một
mầm trước gọi là mầm gan nguyên thủy. Tế bào nội bì của mầm gan tăng sinh tạo các dây tế
bào gan. Các dây tế bào gan tiến vào vách ngang, là vách nằm giữa khoang màng ngoài tim và
cuống noãn hoàng, để ngăn khoang cơ thể thành khoang bụng và khoang ngực (H. 1). Ở đó,
các dây tế bào gan phối hợp với những xoang máu phát sinh từ các tĩnh mạch noãn hoàng và
tĩnh mạch rốn để tạo thành nhu mô gan. Còn mô liên kết của gan phát sinh từ trung mô vách
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
13
4 17
18
12
19
H.2 : Hệ tiêu hóa trong giai đoạn phát triển sớm.
A. Phäi 9mm (# 36 ngaìy); B. Phäi åí giai âoaûn muäün hån. 1. Læåîi; 2. Khoaìng maìng
ngoaìi tim; 3. Vaïch ngang; 4. Gan; 5. Cuäúng noaîn hoaìng; 6. Niãûu nang; 7. Maìng nhåïp; 8.
Tuyãún giaïp; 9. Tuïi thæìa thanh- khê quaín; 10. Thæûc quaín; 11. Daû daìy; 12. Tuûy; 13. Tuïi máût;
14. Ruäüt sau; 15. Cå hoaình; 16. Dáy chàòng liãöm; 17. maûc näúi nhoí; 18. Maûc treo daû daìy; 19. Taï
traìng.
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
197
197
ngang. Lúc đầu, các dây tế bào gan và các mao mạch sắp xếp hỗn độn, không theo chiều
hướng nào cả. Về sau, chúng được tổ chức lại để tạo ra những tiểu thùy gan.
4.2. Sự hình thành đường dẫn mật
- Từ cuống của mầm gan nảy ra một mầm khác gọi là mầm sau, là mầm nguyên thủy
của các đường dẫn mật. Mầm này dần dần tách rời khỏi mầm gan nguyên thủy và được nối
với cuống của mầm gan bằng một cuống riêng của nó. Mầm nguyên thủy của mầm dẫn mật
nở to tạo ra túi mật và cuống của nó trở thành ống túi mật. Khi gan chia thành thùy phải và
trái thì cuống mầm gan nguyên thủy chia thành 2 nhánh tiến vào 2 thùy và trở thành ống gan.
Trong gan, 2 nhánh này tiếp tục phân chia nhiều lần tạo ra các ống mật. Ðoạn dưới của cuống
mầm gan nguyên thủy nằm dưới chỗ miệng ống túi mật mở vào dài ra và trở thành ống mật
chủ, miệng ống này mở vào tá tràng. (H. 2, H. 3).
5. Sự hình thành tụy
5.1. Tụy ngoại tiết
Khoảng tuần thứ 4, tụy được tạo ra từ 2 mầm phát sinh từ nội bì đoạn sau của ruột
trước là mầm bụng và mầm
lưng. Mầm tụy bụng nằm bên
dưới gốc của mầm gan nguyên
thủy. Mầm tụy lưng nằm đối
xứng với mầm gan nguyên
thủy qua tá tràng.
+ Mầm tụy bụng dài ra
và được nối với tá tràng bằng
1 cái cuống. Mầm tụy bụng sẽ
tạo ra đầu tụy và cuống của nó
sẽ tạo thành ống tụy chính
(ống Wirsung).
+ Mầm tụy lưng cũng
có một cái cuống nối với tá
tràng, sẽ tạo ra phần trên của
đầu tụy, thân và đuôi tụy.
Cuống của nó sẽ tạo thành ống
tụy phụ (ống Santorini).
- Sự xoay của dạ dày
và những biến đổi vị trí của
các cơ quan trong vùng dạ
dày-tá tràng dẫn đến biến đổi
của tụy trong tháng thứ 2.
Mầm tụy bụng và miệng ống
mật chủ mở vào tá tràng di
chuyển về phía lưng và nằm
ngay dưới, về phía sau mầm
tụy lưng. Sau đó, nhu mô tụy
cũng như các ống bài xuất của
2 mầm tụy sát nhập nhau.
- Mầm tụy dưới dạng các dây tế bào lúc đầu còn đặc, về sau trở thành rỗng và là
những ống. Những ống này chia nhánh thành những ống nhỏ dần, đầu tận cùng của những
ống nhỏ nhất phình to tạo thành nang tuyến tụy ngoại tiết và những tiểu đảo tụy nội tiết.
5.2. Tụy nội tiết
Những tiểu đảo tụy nội tiết phát sinh từ nhu mô tụy ngoại tiết. Về sau chúng tách rời
tụy ngoại tiết và phân tán khắp tụy, rồi bị xâm nhập bởi các mao mạch máu. Các mao mạch
H. 3 : Sự phát triển của tụy.
A. Phäi 30 ngaìy(# 5mm); B. Phäi 35 ngaìy (7mm); C. Phäi
tuáön thæï 6 (# 10mm); D. Sæû kãút håüp cuía 2 äúng tuûy. 1. máöm
gan; 2. Tuïi máût; 3. Máöm tuûy buûng; 4. Daû daìy; 5. Máöm tuûy læng; 6.
Äúng gan; 7. Äúng tuïi máût; 8. Tuûy buûng; 9. Äúng máût chung; 10. Tuûy
læng; 11. Nuïm tuûy nhoí; 12. Nuïm tuûy chênh; 13. Äúng tuûy buûng; 14.
Äúng tuûy læng; 15. Äúng tuûy phuû; 16. Äúng tuûy chênh; 17. Äúng tuûy
buûng.
11
9
69
99
12
12
13
14
15
16
17
1
2
3
4
5
6
7
8
8
9
10
C
D
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
198
198
chia xẻ tụy nội tiết thành những dây tế bào tuyến nối với nhau thành lưới, nằm xen kẽ với
lưới mao mạch máu.
II. PHÁT TRIỂN CỦA RUỘT GIỮA
Ở phôi khoảng 5mm, ruột giữa thông với túi noãn hoàng bằng cuống noãn hoàng.
Ranh giới ở phía đầu phôi của ruột giữa tương đương với chỗ mở vào tá tràng của ống mật và
tận cùng ở chỗ nối đoạn 2/3 gần với đoạn 1/3 xa của đại tràng ngang ở người trưởng thành.
- Sự phát triển của ruột giữa được đặc trưng bởi sự dài ra rất nhanh dẫn đến sự tạo
thành quai ruột nguyên thủy. Ở đỉnh của quai ruột nguyên thủy vẫn nối thông vvới túi noãn
hoàng qua cuống noãn hoàng. Ðoạn trên của quai ruột nguyên thủy phát triển thành đoạn xa
của tá tràng, hỗng tràng và một phần của hồi tràng. Ðoạn dưới của quai ruột nguyên thủy phát
triển thành phần dưới của hồi tràng, manh tràng, ruột thừa, đại tràng xuống và đoạn 2/3 của
đại tràng ngang (H. 4A).
- Do sự phát triển chiều dài nhanh chóng, khoang bụng trở thành chật hẹp không đủ
sức chứa, nên ống ruột uốn khúc nhiều lần tạo ra các quai ruột và các đoạn ruột giữa tiến vào
phần khoang ngoài phôi nằm trong dây rốn và gây thoát vị sinh lý
(vào khoảng tuần thứ 6).
- Cùng với quá
trình phát triển chiều
dài, quai ruột nguyên
thủy bắt đầu tiến hành
chuyển động xoay một
góc khoảng 270o xung
quanh trục của động
mạch mạc treo ruột
trên, theo hướng ngược
chiều kim đồng hồ.
Ðặc biệt ở ruột non,
trong các đoạn hỗng và
hồi tràng, nhiều các
quai ruột khúc khuỷu
được tạo ra.
- Khoảng cuối
tháng thứ 3 của đời
sống trong bụng mẹ,
các quai ruột thoát vị sẽ
thụt vào trong khoang
màng bụng do sự phát
triển của khoang màng
bụng.
III. PHÁT TRIỂN
CỦA RUỘT SAU
Ruột sau kéo
dài tới màng nhớp và
sẽ tạo ra đoạn 1/3 xa
của đại tràng ngang,
đại tràng xuống, đại
tràng xích - ma, trực
tràng và đoạn trên ống
hậu môn.
Trong suốt quá
1
2
3
4
5 6
7
H. 4 : A . Sơ đồ quai ruột nguyên thủy trước khi
xoay; B. Quai ruột sau khi xoay 180o. C. Quai ruột
sau khi quay 270o; D. Vị trí cuối cùng
1. Âoaûn trãn quai ruäüt nguyãn thuíy; 2. Daû daìy; 3. Taï traìng;
4. Âoaûn dæåïi quai ruäüt nguyãn thuíy 5. Máöm manh traìng 6.
Âaûi traìng ngang; 7. Ruäüt non; 8. Cuäúng noaîn hoaìng. 9. Quai
häùng- häöi traìng; 10. Goïc gan; 11. Âaûi traìng lãn; 12. Manh
traìng; 13. Ruäüt thæìa; 14. Âaûi traìng xuäúng; 15. Âaûi traìng sigma
;
8 8
5
6
2
8
9
3
10
11
12
13
6
14
15
C
D
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
199
199
trình phát triển tiếp theo, một vách trung mô được tạo ra trong góc giữa niệu nang và ruột sau
và phát triển về phía đuôi phôi gọi là vách niêu - trực tràng (H. 5A). Vách này chia ổ nhớp
thành 2 phần:
- Phần trước là xoang niệu - sinh dục nguyên thủy, về sau sẽ tạo ra một số cơ quan
thuộc hệ tiết niệu và hệ sinh dục (H. 5B).
- Phần sau là ống hậu môn - trực tràng (H. 5C).
Vào khoảng tuần thứ 7, vách niệu nang tiến đến và dính vào màng nhớp (chỗ
dính đó sẽ tạo ra đáy chậu sau này) và chia màng nhớp thành 2 phần: phần trước là màng niệu
- sinh dục, bịt xoang niệu - sinh dục và phần sau là màng hậu môn bịt ống hậu môn - trực
tràng. Khoảng tuần thứ 9, màng hậu môn nằm ở đáy một hố lõm ngoại bì, hố lõm ấy gọi là
lõm hậu môn. Ngay sau đó, màng hậu môn rách và trực tràng thông với ngoài. Vì vậy, phần
trên của ống hậu môn được phủ bởi biểu mô có nguồn gốc nội bì và phần dưới được phủ bởi
biểu mô có nguồn gốc ngoại bì.
IV. PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG
1. Phát triển bất thường của ruột trước
- Dị tật thực quản:
+ Rò khí - thực quản do vách khí - thực quản được tạo ra không hoàn toàn tạo nên một
lỗ rò thông giữa thực quản và khí quản.
+ Tịt thực quản: do sự di chuyển tự phát
của vách khí - thực quản về phía sau hoặc do
một yếu tố cơ học đẩy thành lưng của đoạn sau
ruột trước về phía bụng.
- Dị tật dạ dày: dị tật bẩm sinh của dạ
dày thường ít, trừ phì đại môn vị (phì đại của
lớp cơ vòng) gây chít hẹp môn vị bẩm sinh.
- Dị tật đường dẫn mật:
+ Tịt túi mật và các đường dẫn mật: do
không xảy ra quá trình không bào hóa của các
dây tế bào biểu mô đặc để tạo lòng túi mật và
các đường dẫn mật.
+ Các dị tật khác: túi mật có vách ngăn,
túi mật có túi thừa.
- Dị tật của tụy:
+ Tật tụy hình vòng: do rối loạn sự di
chuyển của mầm tụy bụng , mầm tụy bụng đến
Maìng
nhåïp
Niãûu nang
Vaïch
tr.traìng-
N. âaûo R. sau Äø nhåïp
Xoang niãûu- sinh duûc nguyãn thuíy Maìng niãûu-
S. duûc
Baìng quang
Âaïy
cháûu
Maìng háûu män
Äúng háûu män træûc traìng
H. 5 : Sự phát triển ở đoạn cuối của ruột sau
ở các giai đoạn phát triển khác nhau
1
2
3
4
5
6
7
8
9
H. 6 : Tật tụy vòng
1. Äúng gan; 2. Äúng máût chung; 3. Tuïi máût;
4. Tuûy buûng; 5. Taï traìng;6. Äúng Wirsung; 7.
Äúng Santorini; 8. Tuûy læng; 9. Daû daìy
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
200
200
sát ngập với mầm tụy lưng, kết quả là mô tụy bao xung quanh tá tràng, tạo thành tụy hình
vòng (H. 6).
+ Mô tụy lạc chỗ: những tiểu đảo tụy lạc chỗ có thể thấy ở dọc ống tiêu hóa, thường
thấy ở dạ dày và túi thừa Merkel.
2. Phát triển bất thường của ruột giữa
- Di tích của cuống noãn hoàng:
+ Túi thừa Merkel: khoảng 2 - 4% trẻ ra đời có tật này, do một phần của cuống noãn
hoàng còn sót lại dưới dạng túi thừa của hồi tràng. Bình thường, cuống noãn hoàng biến mất
vào khoảng tuần thứ 6.
+ U nang noãn hoàng (u nang ruột): 2 đầu cuống noãn hoành teo lại thành dây xơ, còn
đoạn giữa nở to thành u nang.
+ Lỗ rò rốn - mạc- treo: cuống noãn hoàng có một đầu thông với ống tiêu hóa, một
đầu thông với môi trường ngoài ở rốn.
- Thoát vị rốn bẩm
sinh: do sự thụt vào khoang
màng bụng của các quai
ruột xảy ra không hoàn
toàn nên một số quai ruột
còn nằm lại trong khoang
ngoài phôi ở dây rốn.
- Thoát tạng ố
bụng: do thành bụng trước
không khép ở phía đuôi
phôi.
- Các quai ruột
xoay bất thường gây ra sự
xoắn các quai ruột non
cùng với mạch máu và dẫn
tới tắc ruột và hoại tử.
- Tịt và hẹp ống
Maìng äúi
Maìng äúi
Dáy räún
Quai ruäüt non
Quai häùng-
häöi traìng
Taï traìng
Manh traìng
Âaûi traìng lãn
Âaûi traìng ngang
Âaûi traìng
xuäúng
H. 7 :A. Thoát vị rốn bẩm sinh;
B. Sự xoay bất thường của các quai ruột nguyên thủy
Thaình buûng
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
3
9
7 10
H. 8 : Tật không thủng hậu môn; B. Tịt trực tràng
1. baìng quang; 2. Xæång mu; 3. Niãûu âaûo; 4. Ám âaûo; 5. Loîm háûu
män; 6. Tæí cung; 7. Træûc traìng; 8. Maìng háûu män; 9. Khoang phuïc
maûc; 10. Bçu;
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
201
201
tiêu hóa: có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào của quai ruột nguyên thủy. Do ống tiêu hóa kém phát
triển hoặc phát triển không hoàn toàn.
3. Phát triển bất thường của ruột sau
- Không thủng hậu môn: do màng hậu môn không rách, tạo ra một vách ngăn giữa phần nội bì
và phần ngoại bì của ống hậu môn.
- Tịt trực tràng: có thể do có
một lớp mô liên kết dày ở giữa
đầu tận cùng của trực tràng và
phần ngoại bì phủ ngoài hoặc
do lõm hậu môn không phát
triển hoặc do vách niệu trực
tràng chia ổ nhớp không đều,
phần xoang niệu - sinh dục
chiếm phần lớn dẫn đến hẹp
ống hậu môn và tịt trực tràng
thứ phát.
- Rò trực - tràng: rò
trực tràng thường kết hợp với
rò hậu môn. Do đoạn trực
tràng mở không đúng vị trí, có
thể mở vào xoang niệu - sinh
dục hoặc những chỗ khác. Có
nhiều kiểu rò: rò trực tràng-
âm đạo (H. 9A), rò trực tràng- bàng quang, rò trực tràng- niệu đạo (H. (B).
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1/ Nêu khái niệm sự tạo thành ống ruột nguyên thuỷ?
2/ Nêu các cơ quan được hình thành từ sự phát triển của ruột trước?
3/ Mô tả sự hình thành của thực quản?
4/ Mô tả sự hình thành của dạ dày?
5/ Mô tả sự hình thành của tá tràng?
6/ Mô tả sự hình thành của gan và các đường dẫn mật?
7/ Mô tả sự hình thành của tuỵ?
8/ Mô tả sự phát triển của ruột giữa?
9/ Mô tả sự phát triển của ruột sau?
10/ Trình bày các dị tật của hệ tiêu hoá?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
3
7
10
H. 9 : A. Rò trực tràng - âm đạo
B. Rò trực tràng- niệu đạo.
1. Tử cung; 2. Xæång cuìng; 3. Niãûu âaûo; 4. Ám âaûo; 5.
Træûc traìng; 6. chäù roì (A); 7. Loîm háûu män; 8. Chäù roì (B);
9. Baìng quang; 10. bçu
Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa - Mä Phäi
202
202
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 202
SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC
Mục tiêu bài học
1. Trình bày được sự hình thành và phát triển của hệ tiết niệu
2. Trình bày được 2 giai đoạn phát triển (giai đoạn trung tính, giai đoạn biệt hóa) của hệ
sinh dục nam và nữ.
3. Giải thích được một số dị tật của hệ tiết niệu - sinh dục.
Trong đời sống phôi thai, sự phát triển của các hệ tiết niệu và sinh dục có liên quan
mật thiết với nhau, các bộ phân cấu tạo của hệ này được hệ kia sử dụng để phát triển. Cả 2 hệ
đều được phát triển từ một dải trung bì trung gian nằm dọc theo thành sau khoang bụng từ
vùng đầu đến vùng đuôi phôi và các ống bài xuất đều đổ vào một khoang chung là ổ nhớp.
Bởi vậy, người ta thường nghiên cứu đồng thời sự phát triển của hệ tiết niệu với hệ sinh dục.
I. SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU
1. Phát triển của thận và niệu quản
Thận và niệu quản phát sinh từ 2 dải trung bì trung gian gọi là dải sinh thận, nằm dọc
mỗi bên từ vùng đầu đến vùng
đuôi phôi và xen vào giữa các
khúc nguyên thủy và trung bì bên.
Mỗi dải ấy, dọc theo chiều dài và
theo hướng đầu- đuôi, theo thứ tự
thời gian sẽ lần lượt biệt hóa
thành 3 cơ quan khác nhau: tiền
thận, trung thận và hậu thận.
1.1. Tiền thận
Từ tuần thứ 3, thứ tự theo
hướng đầu- đuôi, dải sinh thận ở
vùng cổ phân đốt tạo ra những đốt
thận. Sự phân đốt của 2 dải sinh
thận ở vùng cổ, phần tiền thận
tạo ra khoảng 7 đôi đốt thận(H.
1A). Mỗi đốt thận phát triển thành
một cái túi dài ra tạo thành một
ống ngang gọi là ống tiền thận
ngang có một đầu (đầu gần) kín
và lõm vào thành một cài bao
hình đài hoa có thành kép (gồm 2
lá), giữa 2 lá là một khoang kín.
Những nhánh nhỏ của động mạch
chủ lưng xâm nhập vào bao đó
tạo ra cuộn mao mạch. Cái bao đó
và cuộn mao mạch tạo thành một
tiểu cầu thận trong. Ở thành sau
của khoang cơ thể, những cuộn mao mạch cũng được tao ra đẩy thành sau khoang cơ thể lồi
vào khoang đó tạo thành những tiểu cầu thận ngoài (H. 2). Ðầu xa của ống tiền thận ngang nối
với những đầu của những ống phía dưới về phía đuôi phôi tạo thành một ống tiền thận dọc.
Khi ống tiền thận ở phía đuôi phôi phát triển thì ống tiền thận nằm ở gần vùng đầu phôi bắt
đầu có dấu hiệu thoái hóa rồi biến đi. Ðến cuối tuần thứ 4, tiền thận thoái hóa và biến đi hoàn
toàn (H. 1B).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
H. 1: A. Sơ đồ mối liên quan giữa tiền thận, trung thận,
hậu thận. B. Sơ đồ ống bài tiết của tiền thận, trung thận
ở phôi 5 tuần.
1. Tiãön tháûn; 2. Trung tháûn; 3. Caïc âån vë chãú tiãút cuía trung tháûn;
4. Äúng trung tháûn; 5. Háûu tháûn; 6. Máöm niãûu quaín; 7. Vãút têch
tieìn tháûn; 8. Äúng noaîn hoaìng; 9. Niãûu nang; 10. Äø nhåïp.
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 203
1.2. Trung thận
Ở vùng ngực, thắt lưng và xương cùng của phôi, trung bì trung gian tách khỏi khoang
cơ thể , mất tính chất phân thành từng đốt gọi là dải sinh thận. Ở các vùng này, những tiểu cầu
thận ngoài không được tạo ra.
Trung thận phát triển ngay phía đuôi của tiền thận. Thực ra, dải sinh thận (phần trung
thận) phân đốt không hoàn toàn và sẽ tạo ra 2- 3 đốt thận trong khoảng tương đương với một
khúc nguyên thủy. Cũng giống như ở tiền thận, trong mỗi đốt thận của trung thận, đoạn gần
cũng tạo ra một ống thận ngang để hình thành nên một tiểu cầu thận và đoạn xa dài ra, quặt về
phía đuôi và nối với nhau tạo ra ống trung thận dọc mở vào ổ nhớp. Vào khoảng giữa tháng
thứ 2, trung thận là một cơ quan lớn hình trứng, nằm ở 2 bên của đường giữa và lồi vào
Trung bç
cáûn truûc
Trung bç
trung gian
Trung bç
laï taûng
Trung bç laï thaình
ÂM chuí læng
Âäút tháûn
Khoang trong
phäi
Khuïc nguyãn
thuíy
Tiãøu cáöu
tháûn trong
Äúng tiãön
tháûn ngang
Tiãøu cáöu
tháûn ngoaìi
Näüi bç
H. 2: Sơ đồ cắt ngang qua phần cổ phôi ở các giai đoạn khác nhau cho thấy sự
hình thành ống thận. A. Phôi 21 ngày; B. Phôi 25 ngày.
ruäüt
Maûc treo
Maûc treo niãûu-sinh duûc
ÄÚng chãú tiãút
cuía trung tháûn
ÄÚng trung
tháûn doüc
Tiãøu cáöu
tháûn
Quai ruäüt
Tuyãún
sinh duûc
Bao
Bowmann
Tuyãún
sinh duûc
Äúng trung tháûn
Trung
tháûn
H. 3: A. Så âäö càõt ngang qua pháön ngæûc dæåïi cuía phäi 5 tuáön cho tháúy sæû hçnh thaình 1
äúng baìi tiãút cuía trung tháûn. B. Så âäö mäúi liãn quan giæîa tuyãún sinh duûc vaì trung tháûn.
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 204
khoang cơ thể. Lúc này, mầm của tuyến sinh dục được hình thành và nằm ở phía bên của
trung thận, được ngăn cách với trung thận bới mào niệu- sinh dục, biểu mô khoang cơ thể phủ
lên mào này tạo thành mạc treo niệu- sinh dục (H. 3).
Cuối tháng thứ 2, đại đa số các trung thận ngang và toàn bộ tiểu cầu thận của trung
thận đều biến mất. Chỉ còn sót lại một số ít ống ở phía đuôi, nằm bên cạnh mầm tuyến sinh
dục. Sự phát triển về sau của những ống này khác nhau tùy theo giới tính của phôi thai. Như
vậy, trung thận bắt đầu phát sinh từ tuần thứ 4 và tồn tại đến tuần thứ 8 và cùng như tiền thận
chỉ là cơ quan tạm thời.
1.3. Hậu thận
Hậu thận mới là thận vĩnh viễn của động vật có vú. Ở người, hậu thận bắt đầu xuất
hiện vào khoảng tuần thứ 5, từ
đoạn đuôi của dải sinh thận. Ở
đoạn này, dải sinh thận không
chia đốt và được gọi là mầm
sinh hậu thận (h. 4). Các đơn vị
chế tiết bao gồm tiểu cầu thận
đến hết ống lượn xa phát sinh từ
mầm sinh hậu thận tương tự như
ở trung thận và tiền thận.
Ở cuối tuần thứ 4, tại
thành sau của ống trung thận
dọc, gần nơi mở vào ổ nhớp nảy
ra một cái túi thừa gọi là mầm
niệu quản (H. 4). Mầm này phát
triển về phía mầm sinh hậu thận
và sẽ sinh ra niệu quản, bể thận,
đài thận, ống góp.
1.3.1. Sæû taûo ra niãûu quaín, bãø tháûn, âaìi tháûn vaì äúng goïp
Mầm niệu quản tiến vào mầm sinh hậu thận. Ðoạn xa của nó phình ra và sẽ tạo ra bể
thận. Ðoạn gần vẫn hẹp và dài ra tạo thành niệu quản mà giai đoạn đầu mở vào ổ nhớp. Trong
quá trình phát triển, đầu xa niệu quản phân nhánh tỏa ra như nan hoa từ trung tâm ra ngoại vi
của mầm sinh hậu thận. Những nhánh cấp 1 nở to và trở thành đài thận lớn. Những nhánh từ
Äø nhåïp
Vaïch niãûu
sinh duûc
Niãûu nang
Ruäüt sau
Mä trung mä
Äúng trung
tháûn doüc
Máöm niãûu quaín
Máöm sinh háûu tháûn
H. 4: Så âäö mäúi liãn quan giæîa ruäüt sau
vaì äø nhåïp cuía phäi åí cuäúi tuáön thæï 5
Bãø tháûn
Máöm sinh háûu tháûn
Âaìi tháûn
Äúng goïp
Niãûu
quaín
Bãø tháûn
Âaìi tháûn
ÄÚng goïp
H. 5: Sơ đồ phát triển của bể thận, đài thận, ống góp.
A. Phäi 6 tuáön; B. Phäi cuäúi tuáön thæï 6; C. phäi 7 tuáön; D. Måïi sinh
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 205
cấp 2 đến cấp 4 họp lại tạo ra đài thận nhỏ. Những ống còn lại (từ cấp 5 đến 22) sẽ trở thành
ống góp (H. 5).
1.3.2. Sự tạo ra ống thận
- Sự tạo ống thận: do ống góp tương lai chia nhánh nhiều lần, mầm sinh hậu thận cũng
tăng sinh theo sự phát triển của ống góp. Mỗi ống được phủ ở đầu xa bởi những đám tế bào
trung mô hậu thận hình mũ gọi là mũ hậu thận (H. 6A). Ðám tế bào trung mô trong mỗi mũ
hậu thận biệt hóa tạo thành một cái túi gọi là túi hậu thận (H. 6B). Túi này dài ra thành những
ống gọi là ống hậu thận có một đầu kín, còn đầu kia thông với ống góp. Mỗi ống hậu thận sẽ
tạo thành một nephron (H. 6C).
- Sự tạo ra các đoạn ống thận:
+ Tiểu cầu thận: đầu kín ống hậu thận lõm vào tạo thành một cái bao gồm 2 lá sẽ trở
thành bao Bowmann. Bên trong bao, sự xâm nhập của mạch máu tạo thành một cuộn mao
mạch. Bao Bowmann và cuộn mao mạch nằm bên trong tạo thành tiểu cầu
thận (H. 6D,E).
+ Ống lượn gần: đoạn còn lại của ống hậu thận dài ra và đoạn gần tiểu cầu thận to ra,
cong queo tạo ra ống lượn gần.
+ Quai Henlé: đọan giữa của ống thận cong thành hình chữ U, dài ra và hướng về phía
bể thận tạo quai Henlé.
+ Ống lượn xa: đoạn xa của ống thận thông với ống góp vẫn giữ nguyên vị trí gần tiểu
cầu thận, dài ra và cong queo tạo thành ống lượn xa.
2. Sự tạo ra bàng quang, niệu đạo và các tuyến phụ thuộc niệu đạo
Muî háûu tháûn
ÄÚng goïp
Âaïm
TB
trung
mä
Tuïi háûu tháûn
Nephron
Bao Bowmann
ÄÚng læåün xa
Quai
Henleï
Bao Bowmann ÄÚng goïp
Quai Henleï
Tiãøu cáöu tháûn
ÄÚNg
læåün
gáön
Quai
Henleï
ÄÚng læåün xa
Tiãøu cáöu tháûn
Bao
Bowmann
H. 6: Sơ đồ phát triển của một đơn vị chế tiết của hậu thận.
Muîi tãn chè nåi âån vë chãú tiãút näúi våïi äúng goïp
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 206
Vách niệu- trực tràng ngăn ổ nhớp thành 2 phần: phần bụng là xoang niệu- sinh dục và
phần lưng là hậu môn- trực tràng (H.7). Xoang niệu- sinh dục chia thành 3 đoạn: đoạn bàng
quang- niệu đạo, đoạn chậu, đoạn dương vật (đoạn sinh dục). Ðoạn bàng quang- niệu đạo sẽ
tạo ra bàng quang, niệu đạo và các tuyến niệu đạo (H. 8A). Ðoạn chậu và đoạn dương vật phát
triển khác nhau tùy theo giới tính của phôi và sẽ được trình bày trong phần hệ sinh dục.
- Ðoạn bàng quang- niệu đạo của xoang niệu- sinh dục thông với niệu nang ở phía
bụng và với ống trung thận dọc ở phía lưng. Sự phát triển tiếp theo làm cho vị trí của ống
trung thận dọc và niệu quản thay đổi. Ống trung thận dọc dần dần lẫn vào thành bàng quang-
niệu đạo làm cho niệu quản, một mầm của ống trung thận dọc mở vào bàng quang- niệu đạo ở
mỗi bên. Như vậy, ống trung thận dọc và niệu quản mở riêng rẽ vào đoạn bàng quang- niệu
đạo. Lỗ niệu quản dịch chuyển về phía đầu phôi và mở vào đoạn trên của ống bàng quang-
niệu đạo, đoạn này là nguồn gốc của bàng
Niãûu nang
Pháön cháûu xoang
niãûu- sinh duûc
Âoaûn sinh duûc
Äúng háûu män
træûc traìng
Baìng quang
Niãûu quaín
Niãûu âaûo maìng
vaì niãûu âaûo tiãön
liãût tuyãún
Niãûu âaûo dæång váût
Tiãön liãût tuyãún
Tuïi tinh
ÄÚng dáùn tinh
H. 8:A. Xoang niệu - sinh dục chia thành 3đọan: đoạn bàng quang- niệu đạo,
đoạn chậu, đoạn sinh dục. B. Sự phát triển của đoạn sinh dục ở phôi có giới tính
nam thành các đoạn niệu tiền liệt tuyến, niệu đạo dương vật và niệu đạo màng.
1
2
3 4
5
6
7 8
9
10
11
12
13
4
14
H. 7: Sơ đồ phân chia ổ nhớp thành xoang nệu- sinh dục và ống hậu môn-
trực tràng và sự thay đổi vị trí lỗ mở của ống trung thận dọc và niệu quản.
A. Phäi åí cuäúi tuáön thæï 5; B. Phäi 7 tuáön; C. Phäi 8 tuáön1. xoang niãûu- sinh duûc;
2. Maìng nhåïp; 3. Niãûu nang; 4. Äúng trung tháûn doüc; 5. máöm niãûu quaín; 6. Vaïch niãûu-
træûc traìng; 7. Ruäüt sau; 8. Äúng háûu män- træûc traìng; 9. Máöm dæång váût (ám váût); 10.
Maìng niãûu- sinh duûc; 11. âaïy cháûu; 12. Maìng háûu män; 13. Baìng quang; 14.. niãûu quaín
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 207
quang sau này. Còn ống trung thận dọc
di chuyển sát vào nhau và mở vào phần
trên của niệu đạo (H.7B,C, H.8). Lối
thông giữa bàng quang và niệu nang
gọi là ống niệu rốn sẽ bị bịt kín và trở
thành dây chằng rốn - bàng quang.
- Khoảng cuối tháng thứ 3, biểu
mô niệu đạo tăng sinh để tạo ra một số
những mầm xâm nhập vào trung mô
xung quanh tạo ra các tuyến thuộc
niệu đạo. Ở nam là tuyến tiền liệt,
tuyến hành niệu đạo, ở nữ là tuyến niệu
đạo và tuyến cận niệu đạo (còn gọi là
tuyến âm hộ- âm đạo hay tuyến
Bartholin).
3. Phát triển bất thường
3.1. Dị tật của thận
- U nang thận bẩm sinh và tật thận đa nang: do ống góp và ống hậu thận không thông
với nhau, nước tiểu bị ứ đọng trong ống hậu thận làm cho những ống này biến thành những u
nang có thành mỏng.
- Thận lạc chỗ: do sai sót của thận khi di cư lên phía trên dẫn đến thận lạc chỗ: tật thận
nằm ở vùng đáy chậu (chỉ có 1 thận nằm vùng đáy chậu) hoặc tật thận hình đĩa (cả 2 thận nằm
ở vùng đáy chậu).
- Thận hình móng ngựa: do đầu dưới của 2 mầm sinh hậu thận sát nhập với nhau tạo
thành hình chữ U (hình móng ngựa).
- Thận không phát triển: có thể 1 hoặc cả 2 thận. Do sự ngừng phát triển hoặc thoái
hóa sớm của mầm niệu quản.
- Thận kép: thường kết hợp với tật niệu quản kép. Do mầm sinh hậu thận nhân đôi.
3.2. Dị tật bàng quang
- Lòi bàng quang: do sự không di cư của các tế bào trung mô xen giữa ngoại bì
phủ thành bụng trước và nội bì của xoang niệu- sinh dục trong tuần thứ 4 nên cơ ở thành bụng
dưới không được tạo ra, thành bụng và thành bàng quang rách ra.
- Rò bàng quang- trực tràng.
3.3. Dị tật của dây chằng rốn- bàng quang
- Rò rốn- bàng quang: do niệu nang không được bịt kìn làm thông bàng quang với rốn.
- U nang niệu- rốn: do một đoạn của niệu nang không bị bịt kín và giãn to ra tạo thành
u nang chứa nước.
- Xoang niệu- rốn: do đoạn niệu nang sát rốn không bị bịt kín sẽ tạo ra tật của xoang-
niệu rốn, xoang này thường nối với bàng quang.
II. SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤC
Sự phát triển của cơ quan thuộc hệ sinh dục bao gồm: các tuyến sinh dục, các
đường sinh dục bên trong và các cơ quan sinh dục ngoài ở cả nam và nữ đều phải trải
qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trung tính: còn gọi là giai đoạn chưa có giới tính hay giai đoạn chưa biệt
hóa. Hình dáng bên ngoài và cấu tạo bên trong toàn bộ các cơ quan không thể phân biệt được
giới tính là nam hay nữ.
- Giai đoạn có giới tính: còn gọi là giai đoạn biệt hóa. Toàn bộ các cơ quan sinh dục
phát triển theo 1 trong 2 hướng để có thể xác định là thuộc nam hay nữ.
1. Giai đoạn phát triển trung tính
1.1. Sự hình thành tuyến sinh dục trung tính
1
2
3
4
5
6
7
5
4
H. 9 : A. Thận đáy chậu 1 bên; B. Thận móng ngựa
1. Tuyãún thæåüng tháûn;2.TM chuí dæåïi. 3. Tháûn âaïy cháûu;4.
Niãûu quaín; 5. ÂM chuí; 6. ÂM tháûn; 7. ÂM maûc treo dæåïi.
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 208
Mặc dù giới tính của phôi được xác định ngay sau khi thụ tinh, nhưng tuyến sinh dục
không biểu hiện giới nam hoặc nữ cho đến tuần thứ 7 trong quá trình phát triển. Ở loài người,
giai đoạn trung tính của quá trình phát triển các tuyến sinh dục bắt đầu từ tuần thứ 3 và kết
thúc cuối tuần thứ 6.
- Trong tuần thứ 4, sự tăng sinh của các tế bào biểu mô khoang cơ thể và sự tụ đặc của
trung mô nằm phía dưới đã tạo ra gờ (mầm) tuyến sinh dục nằm ở 2 bên của đường giữa
phôi, xen giữa trung thận và mạc treo lưng.
- Toàn bộ các tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục (dòng tinh và dòng noãn) đều phát
sinh từ những tế bào sinh
dục nguyên thủy. Ở phôi
người khoảng tuần thứ 4,
các tế bào sinh dục nguyên
thủy ở thành túi noãn
hoàng, nơi gần niệu nang di
chuyển dọc theo mạc treo
lưng của ruột sau đến gờ
(mầm) tuyến sinh dục nằm
ở trung bì trung gian, giữa
mạc treo ruột và trung thận
(H. 10). Khoảng tuần thứ 6,
các tế bào mầm nguyên
thủy xâm nhập vào gờ
tuyến sinh dục và tác động
cảm ứng vào các tế bào
trung bì trung gian làm tế
bào này tăng sinh tạo ra
những dây tế bào biểu mô
bao xung quanh các tế bào sinh dục nguyên thủy và tạo thành dây sinh dục nguyên phát
(nguyên thủy). Các dây sinh dục nguyên phát được ngăn cách nhau bởi những tế bào trung
mô cũng được biệt hóa từ tế bào trung bì trung gian. Những dây tế bào sinh dục nguyên thủy
cùng với gờ tuyến sinh dục tạo thành tuyến sinh dục trung tính, chưa có sự biệt hóa của tuyến
sinh dục. Những dây sinh dục nguyên phát dài ra và tiến sâu vào vùng trung tâm của tuyến
sinh dục trung tính , do đó chúng còn được gọi là dây sinh dục nguyên tủy.
1.2. Sự hình thành đường sinh dục trung tính
Vào khoảng tuần thứ 6,
phôi thuộc cả 2 giới đều có 2
cặp ống sinh dục: 2 ống trung
thận dọc và 2 ống cận trung thận
(còn gọi là ống Mullerian) mới
được tạo thành nằm song song
với ống trung thận dọc.
Ống cận trung thận được
hình thành bởi sự lõm vào trung
mô của biểu mô khoang cơ thể
theo chiều dọc tạo thành ống. Ở
phía đầu, ống này mở vào
khoang cơ thể. Ơí phía đuôi, đầu
tiên ống này chạy song song bên
cạnh và ở phía ngoài ống trung
thận dọc, sau đó bắt chéo ống
1
2 3
4
5
6
7
8
8 3
9
H.10:A. Så âäö phäi tuáön thæï 3 cho tháúy caïc TB sinh
duûc nguyãn thuíy åí thaình tuïi noaîn hoaìng.B. Sæû di cæ
cuía caïc TB sinh duûc nguyãn thuíy âãún gåì sinh duûc.
1. Tim; 2. Ruäüt træåïc; 3. Ruäüt sau; 4. Niãûu nang; 5. TB sinh
duûc nguyãn thuíy; 6. Tuïi noaîn hoaìng; 7. ÄØ nhåïp; 8. Gåì sinh
duûc; 9. Trung tháûn.
Äúng trung tháûn thoaïi hoïa
Læåïi tinh
Dáy tinh
Maìng tràõng
Äúng trung tháûn doüc
Äúng cáûn trung tháûn
Trung tháûn
ngang
Dáy
sinh
duûc
Dáy sinh duûc
nguyãn phaït
thoaïi hoïa
H. 11: Ðường sinh dục ở tuần thứ 6
ở nam (A) và ở nữ (B).
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 209
trung thận dọc ở mặt trước và nằm ở phía trong ống nàỳ. Ðoạn cuối cùng của 2 ống cận trung
thận tiến về phía đường dọc giữa và ở đó chúng sát nhập với nhau tạo thành ống niệu- sinh
dục sau này. Ống niệu- sinh dục tiếp tục phát triển theo hướng đuôi đến xoang niệu- sinh dục
và mở vào thành sau của xoang này. Ở mặt trong của xoang niệu- sinh dục, ống niệu- sinh dục
tạo thành một khối lồi nhỏ gọi là củ Mullerian. Ống trung thận dọc mở vào xoang niệu- sinh
dục ở 2 bên ống niệu sinh dục. Sự phát triển tiếp theo của ống trung thận dọc và ống cận trung
thận phụ thuộc vào giới tính của thai để tạo ra đường sinh dục của nam hay của nữ giới.
1.3. Sự hình thành cơ quan sinh dục ngoài trung tính
Sự phát triển
của các cơ quan sinh
dục ngoài có quan hệ
mật thiết với sự phát
triển của đoạn chậu và
đoạn sinh dục của
xoang niệu- sinh dục.
- Vào khoảng
tuần thứ 3 của quá trình
phát triển, các tế bào
trung mô của đường
nguyên thủy di chuyển
đến xung quanh màng
nhớp hình thành 2 nếp
lồi lên gọi là nếp ổ nhớp (H. 12A). Ở phía trước màng nhớp, 2 nếp ổ nhớp sát nhập lại tạo
thành củ ổ nhớp. Vào khoảng tuần thứ 6, màng nhớp được phân chia thành 2: màng niệu- sinh
dục và màng hậu môn. Nếp ổ nhớp được phân chia thành : nếp sinh dục ở phía trước bao
quanh màng niệu- sinh dục và nếp hậu môn ở phía sau bao quanh màng hậu môn (H. 12B).
- Củ ổ nhớp ngày càng lồi về phía trước (phía bụng) tạo thành củ sinh dục. Củ sinh
dục phát triển sang 2 bên và tạo thành một cái rãnh ở đường dọc giữa mặt dưới gọi là rãnh
niệu- sinh dục. Củ sinh dục sẽ tạo ra dương vật ở nam và âm vật ở nữ.
- Ở mỗi bên nếp sinh dục, 1 gờ khác xuất hiện gọi là gờ sinh dục. Sau này, gờ sinh dục
sẽ tạo ra môi lớn ở nữ và bìu ở nam (H.12B).
Tới tuần thứ 8 của quá trình phát triển phôi, sự phát triển của mầm cơ quan sinh dục
ngoài (củ sinh dục, nếp sinh dục, gờ sinh dục) ở 2 giới giống nhau, không phân biệt được
thuộc nam hay nữ giới.
2. Phát triển của các cơ quan sinh dục nam
2.1. Phát triển của tinh hoàn
Ở phôi có giới tính là nam, tuyến sinh dục trung tính sẽ biệt hóa thành tinh hoàn.
- Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, các dây sinh dục nguyên thủy tăng sinh liên tục, dài ra
và cong queo, xâm nhập sâu hơn vào trung tâm tuyến sinh dục, rồi tách khỏi biểu mô khoang
cơ thể, những dây đó được gọi là dây tinh hoàn. Tế bào trung mô ngay dưới biểu mô khoang
cơ thể tạo thành một màng liên kết gọi là màng trắng, ngăn cách biểu mô này với các dây tinh
hoàn và màng trắng bọc gần như toàn bộ tuyến sinh dục. Từ màng trắng phát sinh các vách xơ
tiến vào tinh hoàn chia ra thành các tiểu thùy.
- Mỗi dây tinh hoàn phân thành 3- 4 dây nhỏ hơn nằm trong một thùy. Mỗi dây nhỏ sẽ
tạo thành một ống sinh tinh, các ống này vẫn đặc, chưa có lòng ống. Các tế bào biểu mô (một
thành phần tạo dây sinh dục nguyên thủy) biệt hóa thành tế bào Sertoli. Ống sinh tinh duy trì
như vậy cho tới tuổi dậy thì, lúc đó mới bắt đầu có lòng ống và xuất hiện quá trình tạo tinh
trùng.
- Các dây tế bào trung mô nằm giữa các dây sinh dục nguyên thủy sẽ biệt hóa thành những
tế bào kẽ và phát triển trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, sau đó số lượng giảm dần.
Cuí äø
nhåïp
Nãúp äø
nhåïp
Gåì sinh duûc
Maìng nhåïp
Maìng niãûu- sinh duûc
Cuí äø
nhåïp
Nãúp sinh
duûc
Nãúp háûu män
Maìng háûu män
H. 12: Giai đoạn trung tính của đường sinh dục ngoài
A. Khoaíng 4 tuáön; B. Khoaíng 6 tuáön
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 210
2.2. Sự phát triển của đường sinh dục nam
- Khi trung thận thoái hóa, toàn bộ tiểu cầu thận và một số ống trung thận ngang ở
vùng đầu đến tuyến sinh dục thoái hóa và biến đi hoàn toàn, chỉ còn sót lại một số ống nằm
bên cạnh tuyến sinh dục. Những ống này ngắn lại và được nối với các dây sinh dục nguyên
thủy bởi những dây nối nhỏ gọi là dây nối niệu- sinh dục. Dây nối niệu sinh dục phát triển
thành những đường dẫn tinh nằm trong tinh hoàn tạo ra ống
thẳng và lưới tinh hoàn. Ống trung thận dọc tạo ra phần lớn các đường sinh dục nam:
+ Ðoạn ống trung
thận dọc nằm ở phía trên
tinh hoàn cùng với các
ống trung thận ngang
thông với nó tạo ra túi
thừa tinh hoàn, một di
tích của phôi thai.
+ Ðoạn ống trung
thận dọc nằm đối diện
với tinh hoàn tạo ra ống
mào tinh.
+ Ðoạn ống trung
thận dọc còn lại ở phía
dưới tinh hoàn tạo ra ống
dẫn tinh. Ðoạn cuối của
ống dẫn tinh biến đổi tạo
ra ống phóng tinh. Túi
tinh được tạo ra từ
những mầm biểu mô
phát sinh ở đoạn dưới
của ống dẫn tinh, gần
chỗ ống trung thận dọc
mở vào xoang niệu- sinh
dục.
- Ống cận trung
thận thoái hóa và biến đi một phần lớn, chỉ để lại các di tích nhỏ, trong đó có di tích quan
trọng là túi bầu dục của tuyến tiền liệt nằm xen giữa ống phóng tinh.
2.3. Phát triển của cơ quan sinh dục ngoài
- Dương vật được hình thành từ củ sinh dục và các nếp sinh dục.
- Niệu đạo dương vật: nếp sinh dục và bờ của rãnh niệu đạo- sinh dục sát nhập với
nhau ở đường dọc giữa và rãnh niệu- sinh dục khép lại từ phía sau ra phía trước tạo thành niệu
đạo dương vật, con đường bài xuất duy nhất và chung cho cả 2 hệ tiết niệu và sinh dục.
- Niệu đạo quy đầu: ở trước quy đầu, ngoại bì tăng sinh vào phía trong tạo nên một
dây tế bào gọi là màng niệu đạo quy đầu, tiến về phía niệu đạo dương vật rồi tạo lòng và nối
với đoạn niệu đạo dương vật, hình thành xong toàn bộ niệu đạo. Lỗ niệu đạo ngoài ở đầu chóp
của quy đầu.
- Mô cương của dương vật phát sinh từ trung mô chứa mạch của củ sinh dục và các
nếp sinh dục.
- Bìu: phát triển từ gờ sinh dục ở phía đuôi phôi.
2.4. Sự di cư của tinh hoàn
Trong quá trình phát triển, tinh hoàn sẽ di cư từ khoang bụng xuống bìu. Cuối tháng
thứ 2 của quá trình phát triển phôi, tinh hoàn tách rời khỏi trung thận, mạc treo sinh dục (treo
gờ tuyến sinh dục vào trung thận) trở thành mạc treo tinh hoàn sau khi trung thận thoái hóa.
1
2
3
5
6
7
4
8
9
10
11
12
13 13
4
3
14
H. 13: A. Ðường sinh dục nam tháng thứ 4. B. Ðường
sinh dục nam sau khi tinh hoàn đã đi xuống
1. ÄÚng ra; 2. Äúng trung tháûn ngang; 3. Læåïi tinh; 4. Äúng sinh tinh; 5.
Maìng tràõng; 6. Äúng trung tháûn doüc; 7. Cuí Mullerian; 8. Äúng dáùn tinh;
9. ÄÚng ra; 10. Maìo tinh; 11. Tuïi tinh; 12. Tuyãún tiãön liãût; 13. Thuíy
baìo coï cuäúng; 14. Paradidymis.
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 211
Ðoạn dưới của trung thận tồn tại tạo thành dây chằng bẹn hay dây kéo tinh hoàn, nối cực
dưới tinh hoàn với gờ sinh dục (sau này trở thành bìu). Thân phôi và hố chậu ngày càng lớn
nhưng dây kéo tinh hoàn không dài ra tương ứng nên giữ tinh hoàn ở vị trí gần vùng bìu.
Khoảng tháng thứ 5, tinh hoàn nằm ở gần vùng bẹn, tháng thứ 6 nằm ở gần lỗ sâu ống bẹn và
đi qua ống đó vào tháng thứ 7 và tới vị trí vĩnh viễn vào khoảng cuối tháng thứ 8.
3. Phát triển của cơ quan sinh dục nữ
3.1. Buồng trứng
Buồng trứng bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ 8, muộn hơn sự biệt hóa của tinh
hoàn.
Trong tuyến sinh dục phôi có giới tính di truyền là nữ, những dây sinh dục
nguyên thủy thoái hóa. Sự thoái hóa tiến từ vùng ngoại vi (vùng vỏ) vào vùng trung tâm
(vùng tủy) của tuyến sinh dục. Ở vùng vỏ, một đợt tăng sinh lần thứ 2 của các tế bào có nguồn
gốc là trung bì trung gian tạo ra các dây tế bào biểu mô để chứa các tế bào sinh dục nguyên
thủy đã di cư đến đó. Trong các dây này, tế bào sinh dục nguyên thủy biệt hóa thành noãn
nguyên bào, tế bào đầu dòng của dòng noãn. Những dây tế bào biểu mô chứa noãn nguyên
bào tạo thành dây sinh dục thứ phát. Dây này tách khỏi biểu mô khoang cơ thể và đứt thành
từng đoạn. Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu mô bao xung quanh noãn nguyên bào. Cũng
giống tinh hoàn, màng trắng được tạo ra phía dưới biểu mô khoang cơ thể, biểu mô khoang cơ
thể không biến đi như ở quá trình phát triển tinh hoàn mà tồn tại suốt đời và trở thành biểu mô
mầm.
3.2. Phát triển của đường sinh dục
- Dây nối niệu- sinh dục: ở phôi có giới tính nữ, dây nối niệu- sinh dục thoái hóa đồng
thời với dây sinh dục nguyên thủy.
Läù måí vaìo äø buûng
cuía voìi træïng
Dáy sinh
duûc
Trung tháûn
Äúng trung
tháûn doüc
Äúng tæí cung-
ám âaûo
Cuí Mullerian
Dáy chàòng treo buäöng træïng
Dáy chàòng buäöng træïng
Dáy chàòng troìn
Maûc treo buäöng træïng
Tua voìi
Thán tæí cung
Cäø tæí cung
Ám âaûo
H. 14 : A. Sơ đồ đường sinh dục nữ ở cuối tháng thứ 2
B. Ðường sinh dục nữ sau khi buồng trứng đã di chuyển vị trí
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 212
- Ống trung thận dọc và trung thận ở phôi nữ thoái hóa biến thành những di tích phôi
thai.
- Ống cận trung thận: ở phôi thai có giới tính di truyền là nữ, ống cận trung thận phát
triển , tao ra phần lớn các đường sinh dục nữ.
+ Ðoạn trên của ống trung thận ,mở vào khoang cơ thể (khoang bụng), đoạn này phát
triển thành vòi trứng.
+ Ðoạn dưới của 2 ống cận trung thận nằm ở 2 bên sát nhập với nhau ở đường giữa tạo
thành một ống gọi là ống tử cung- âm đạo. Ở 2 bên ống này tiếp với vòi trứng bằng một đoạn
ngắn của sừng tử cung. Ðoạn trên ống tử cung- âm đạo, vách ngăn giữa của 2 đoạn cận trung
thận sát nhập tiêu đi tạo thành thân và eo tử cung.
+ Ðoạn dưới của ống tử cung- âm đạo: thành biểu mô của 2 đoạn ống cận trung thận
sát nhập với nhau tạo ra một lá biểu mô gọi là lá biểu mô âm đạo. Về sau, trong lòng biểu mô
âm đạo xuất hiện lòng ống. Ðoạn trên lá biểu mô âm đạo sẽ tạo một phần cổ tử cung, đoạn
dưới sẽ tạo ra đoạn trên của âm đạo.
- Xoang niệu- sinh dục:
+ Lúc đầu ống tử cung- âm đạo tận cùng bằng một đáy kín dựa vào thành sau của
xoang niệu- sinh dục. Ðầu dưới của nó tạo thành một khối lồi vào xoang niệu- sinh dục gọi là
củ Mullerian. Biểu mô của xoang niệu- sinh dục nằm đối diện với củ Mullerian cũng dày lên
góp phần tạo ra lá biểu mô âm đạo và xâm nhập một phần vào củ Mullerian. Sau đó, cả 2 cấu
trúc này hình thành một cái ống do sự tiêu hủy tế bào gọi là âm đạo. Như vậy, biểu mô âm
đạo có 2 nguồn gốc: phần biểu mô phát sinh củ Mullerian (đoạn trên âm đạo) có nguồn gốc
trung bì, phần biểu mô phát sinh từ xoang niệu- sinh dục (đoạn dưới âm đạo) có nguồn gốc
nội bì.
+ Sự tiêu hủy của lá biểu mô âm đạo tiến hành từ trên xuống dưới và còn để sót lại
phía dưới của lá đó một màng mỏng gọi là màng trinh, ngăn cách âm đạo với đoạn chậu của
xoang niệu- sinh dục. Về sau, màng trinh có lỗ thủng và đoạn chậu của xoang niệu- sinh dục
nằm dưới màng trinh sẽ tạo ra tiền đình âm hộ.
3.3. Những cơ quan sinh dục ngoài
- Củ sinh dục ở phôi có giới tính nữ kém phát ttriển và sẽ tạo ra âm vật.
1
2
3
4
5
6
5
7
8
9
10
11
H. 15 : Sơ đồ cắt qua đường dọc giữa cho thấy sự hình thành tử cung,
âm đạo ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
1. Xæång mu; 2. Máöm ám váût; 3. Baìng quang; 4. Äúng tæí cung- ám âaûo; 5. Laï biãøu mä
ám âaûo; 6. Niãûu âaûo; 7. Ám váût; 8. Tæí cung; 9. Voìm ám âaûo; 10. ám âaûo; 11. Maìng
trinh.
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 213
- Các nếp sinh dục của phôi nữ không sát nhập với nhau và sẽ tạo ra môi nhỏ bao
quanh tiền đình âm hộ.
- Các gờ sinh dục tạo ra môi lớn.
3.4. Sự di cư của buồng trứng và vòi trứng
Ở giai đoạn trung tính, đầu tiên mầm tuyến sinh dục và trung thận tạo thành một khối
lồi vào khoang cơ thể gọi là mào niệu- sinh dục. Trong quá trình phát triển tiếp theo, buồng
trứng cũng như vòi trứng và tử cung kéo căng màng bụng do khối lượng của chúng tăng lên.
Màng bụng sẽ tạo ra các dây chằng giữ các cơ quan này và làm cho chúng thay đổi vị trí tại
chỗ. Dây chằng hoành sẽ tạo ra dây chằng buồng trứng, dây chằng bẹn sẽ tạo ra dây chằng tử
cung- buồng trứng và dây chằng tròn tử cung.
4. Phát triển bất thường
4.1. Ở nam
- Dị tật của tinh hoàn:
+ Tinh hoàn lạc chỗ: dị tật này do tinh hoàn di cư lạc chỗ. Tinh hoàn có thể nằm trong
ổ bụng (hay gặp), trong ống bẹn, ở đùi, mặt lưng dương vật..., thường kèm theo thoát vị bẹn
bẩm sinh.
+ Thoát vị bẹn bẩm sinh: do ống bẹn không khép kín nên các quai ruột xuống ống bẹn.
+ Thiếu tinh hoàn: có thể thiếu 1 hoặc 2, do mầm tuyến sinh dục không phát triển.
+ Thừa tinh hoàn: do sự phân đôi của mầm tuyến sinh dục.
+ Dính tinh hoàn: do 2 mầm tuyến sinh dục sát nhập với nhau.
- Dị tật của đường sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài:
+ Ống dẫn tinh mở vào niệu đạo: tật này do đoạn cuối của ống trung thận dọc không
sát nhập với thành sau bàng quang.
+ Thiếu túi tinh hoặc túi tinh nằm ở vị trí bất thường: do mầm túi tinh không phát sinh
hoặc phát sinh lạc chỗ.
+ Thiếu ống phóng tinh: do sát nhập ống phóng tinh.
+ Lỗ tiểu dưới: thường gặp, lỗ tiểu mở ở mặt dưới quy đầu hoặc mặt dưới của thân
dương vật hoặc mặt dưới bìu. Tật này do các nếp sinh dục và các rãnh sinh dục khép bất
thường.
+ Lỗ tiểu trên: hiếm gặp, lỗ tiểu mở ở mặt trên dương vật, do màng niệu đạo- sinh dục
không nằm lùi về phía đáy chậu và củ sinh dục dính vào khoảng giữa màng niệu- sinh dục và
màng hậu môn.
+ Các dị tật khác: hẹp bao quy đầu, tịt niệu đạo.
4.2. Ở nữ
- Dị tật của buồng trứng: buồng trứng lạc chỗ, thiếu buồng trứng, thừa buồng trứng,
dính buồng trứng.
- Dị tật của vòi trứng: thiếu hoặc tịt vòi trứng, do ống cận trung thận không phát triển
(thiếu vòi) hoặc chỉ phát triển một phần (tịt vòi), nếu dị tật xảy ra ở 2 bên sẽ dẫn đến vô sinh.
- Dị tật của tử cung:
+ Tử cung hoàn toàn không phát triển, teo tử cung, tử cung và âm đạo không phát
triển, teo tử cung kèm theo âm đạo không phát triển. Nguyên nhân do phát triển của ống cận
trung thận đột ngột bị dừng lại trong tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi.
+ Tử cung kép, âm đạo kép: do đoạn dưới của ống cận trung thận không sát nhập với
nhau một phần hoặc toàn phần để tạo ra ống tử cung- âm đạo. Hay gặp: đáy tử cung chia 2, tử
cung 2 sừng.
- Dị tật âm đạo: + Tật không có âm đạo: bất sản âm đạo
+ Hẹp âm đạo: do thành âm đạo kém phát triển.
+ Tịt âm đạo: do lá biểu mô âm đạo không bị xẻ ra để tạo thành ống âm đạo.
- Dị tật của cơ quan sinh dục ngoài:
+ Hẹp âm hộ: do 2 môi nhỏ sát nhập một phần với nhau.
Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu - sinh duûc - Mä Phäi 214
+ Màng trinh quá dày, màng trinh không thủng.
+ Các đường niệu- sinh dục thông ra ngoài bằng một lỗ chung: do còn sót lại một đoạn
của xoang niệu- sinh dục.
+ Trực tràng mở vào đường sinh dục, thường vào âm đạo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1/ Trình bày sự hình thành và phát triển của thận và niệ quản qua các giai đoạn tiền thận.
trung thận, hậu thận?
2/ Mô tả quá trình tạo thành ống thận?
3/ Mô tả quá trình tạo thành bang quang, niệu đạo?
4/ Trình bày các loại dị tật của thận, bang quang và các dị tật liên quan dây chằng rốn – bàng
quang?
5/ Mô tả sự hình thành tuyến sinh dục trong giai đoạn trung tính (giai đoạn chưa biệt hoá)?
6/ Mô tả sự hình thành đường sinh dục trong giai đoạn trung tính (giai đoạn chưa biệt hoá)?
7/ Mô tả sự hình thành cơ quan sinh dục ngoài trong giai đoạn trung tính (giai đoạn chưa biệt
hoá)?
8/ Mô tả sự hình thành và phát triển của cơ quan sinh dục (tuyến sinh dục, đường sinh dục, cơ
quan sinh dục ngoài) trong giai đoạn có giới tính (giai đoạn biệt hoá)?
9/ Trình bày các loại dị tật của hệ sinh dục?
MUÛC LUÛC
PHÁÖN MÄ HOÜC
MÄ HOÜC ÂAÛI CÆÅNG
1. Biãøu mä 1
2. Mä liãn kãút:
Mä liãn kãút chênh thæïc 8
Mä suûn 16
Mä xæång 19
3. Mä cå 27
4. Mä tháön kinh 37
MÄ HOÜC CÅ QUAN
5. Hãû tháön kinh 43
6. Giaïc quan
Thênh giaïc vaì khæïu giaïc quan 49
Cå quan thë giaïc 55
7. Hãû tuáön hoaìn 64
8. Hãû baûch huyãút- Hãû miãùn dëch 89
9. Hãû tiãu hoïa:
ÄÚng tiãu hoïa 81
Tuyãún tiãu hoïa 91
10. Hãû hä háúp 100
11. Da vaì caïc pháön phuû thuäüc da 107
12. Hãû tiãút niãûu 113
13. Hãû näüi tiãút 123
14. Hãû sinh duûc nam 135
15. Hãû sinh duûc næî 141
PHÁÖN PHÄI THAI HOÜC
PHÄI THAI ÂAÛI CÆÅNG
16. Sæû taûo giao tæí 149
17. Sæû thuû tinh vaì laìm täø 153
18. Sæû hçnh thaình baín phäi 2 laï vaì baín phäi 3 laï 158
19. Sæû biãût hoïa cuía 3 laï phäi 166
20. Phaït triãøn caïc bäü pháûn phuû cuía phäi thai ngæåìi 174
21. Dë táût báøm sinh 183
PHÄI THAI HOÜC CÅ QUAN
22. Sæû hçnh thaình hãû tim maûch 185
23. Sæû hçnh thaình hãû tiãu hoïa 195
24. Sæû hçnh thaình hãû tiãút niãûu- sinh duûc 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BỘ MÔN MÔ – PHÔI HỌC TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y HÀ NỘI. 2005. Mô học. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
2. ÐỖ KÍNH. 2001. Phôi thai học người. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội
3. DOUGLAS F. PAUULSEN. 1992. Basic Histology. Second edition, Lange,
Prentice- Hall international Inc.
4. JAN LANGMAN. 1969. Medical embryology. Second edition. The Williams and
Wilkin company Baltimore.
5. J. POIRIER. 1988. Histologie. 3e édition. Masson Pari.
6. LUIS C. JUNQUERA, JOSÉ CARNEIRO, JOHN A. LONG. 1986. Basic histology.
Fifth edition. Langer, Prentice- Hall international Inc.
7. NGUYỄN TRÍ DŨNG. 2001. Phôi thai học người. Nhà xuất bản Ðại Học Quốc
Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. PHẠM PHAN ÐỊCH- TRỊNH BÌNH- ÐỖ KÍNH. 1998. Mô học. Nhà xuất bản Y
học Hà nội, Hà Nội.
8. TRƯƠNG ÐÌNH KIỆT. 1994. Mô học. Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh.
9. W. BLOOM AND D.W. FAWCETT. 1977. A text book of histology. Ninth edition.
Saunders.
10. WILLIAM j. LARSEN. 2003. Embryologie Humaine . 3
e
édition. De Boeck
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phôi Thai Học.pdf