Phát hiện tế bào cổ tử cung bất thường và nhiễm HPV ở phụ nữ Thái Nguyên

Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định tỷ lệ tế bào bất thường và các typ HPV trên 1004 phụ nữ tỉnh Thái Nguyên có độ tuổi từ 20 - 60 bằng xét nghiệm sàng lọc tế bào học phụ khoa và được định typ HPV trong thời gian từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ làm xét nghiệm là 46 ± 8,6, số phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50 chiếm ≈ 84%. Có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1% LSIL. Có 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ. Trong số đó, 5,1% là các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp (6 typ), trong đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác chiếm tỷ lệ thấp (< 1%). Chúng tôi phát hiện được 114 lượt xuất hiện của HPV typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%).Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV.

pdf9 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 31/03/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện tế bào cổ tử cung bất thường và nhiễm HPV ở phụ nữ Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 83 (3) - 2013 151 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHÁT HIỆN TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG VÀ NHIỄM HPV Ở PHỤ NỮ THÁI NGUYÊN Lê Quang Vinh1, Lưu Thị Hồng2 1Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà nội Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định tỷ lệ tế bào bất thường và các typ HPV trên 1004 phụ nữ tỉnh Thái Nguyên có độ tuổi từ 20 - 60 bằng xét nghiệm sàng lọc tế bào học phụ khoa và được định typ HPV trong thời gian từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ làm xét nghiệm là 46 ± 8,6, số phụ nữ trong độ tuổi 30 - 50 chiếm ≈ 84%. Có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1% LSIL. Có 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ. Trong số đó, 5,1% là các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp (6 typ), trong đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác chiếm tỷ lệ thấp (< 1%). Chúng tôi phát hiện được 114 lượt xuất hiện của HPV typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%).Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV. Từ khóa: Ung thư cổ tử cung, sàng lọc tế bào học phụ khoa, HPV I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung là bệnh có tỷ lệ mắc cao, ở Việt Nam, đứng hàng thứ hai trong tổng số các ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Từ đầu thế kỷ XXI, đã xác định được nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là HPV (99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung). Tuy nhiên, đây là một trong số ít ung thư có thể phát hiện sớm bằng sàng lọc tế bào học phụ khoa tại cộng đồng, đặc biệt cho nhóm phụ nữ có nguy cơ cao (30 - 50 tuổi). Chính nhờ phương pháp sàng lọc này, tỷ lệ ung thư cổ tử cung tại Hoa Kỳ đã giảm từ vị trí số 1 trong thập niên 50 của thế kỷ trước xuống thứ 8 ở đầu thế kỷ 21 [1]. Tại Việt Nam, sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào phụ khoa đã được tiến hành từ nhiều thập niên qua, chưa có tính hệ thống và định kỳ. Đặc biệt, việc xác định tỷ lệ và các typ HPV thường gặp cũng mới chỉ là những đề tài với cỡ mẫu khiêm tốn, trên diện hẹp và hầu như chỉ tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ít được thực hiện tại các địa phương khác [2, 3, 4]. Trước thực tế, chúng tôi phối hợp cùng với Trường đại học Y tế công cộng nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ các tế bào bất thường và các typ HPV tại cộng đồng phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 1004 phụ nữ sống tại tỉnh Thái Nguyên được khám và lấy tế bào cổ tử cung – âm đạo, xét nghiệm định typ HPV trong khoảng thời gian từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2011. Tiêu chuẩn lựa chọn Là những phụ nữ từ 20 - 60 tuổi; đã có quan hệ tình dục; không có thai; không rửa sâu vào âm đạo trước khi xét nghiệm; không điều trị bệnh phụ khoa trước đó ít nhất 7 ngày; không vào thời kỳ hành kinh; không quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm 3 ngày. Địa chỉ liên hệ: Lưu Thị Hồng, Bộ môn Phụ sản, trường Đại học Y Hà Nội Email: luuhong1960@yahoo.com Ngày nhận: 13/03/2013 Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 152 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tiêu chuẩn loại trừ Những trường hợp có 1 trong các tiêu chí sau: Đã khoét chóp hay cắt tử cung hoàn toàn/Bệnh nhân mới nạo, sảy thai chưa được 7 ngày trở lên. Những bệnh nhân tái khám, đã hoặc đang điều trị bệnh đường sinh dục dưới. Tiêu chuẩn loại trừ (hoặc xét nghiệm lại) các phiến đồ không đủ điều kiện nghiên cứu Các phiến đồ có 1 trong các vấn đề dưới đây: Phiến đồ có quá ít tế bào, phiến đồ không lấy được tế bào vùng chuyển tiếp phiến đồ quá dầy, các tế bào chồng chất lên nhau hoặc có quá nhiều tế bào viêm che lấp các thành phần khác. 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu: Bốc thăm chọn ngẫu nhiên 3 phường và 3 xã (để bao gồm có cả nông thôn và thành phố). Tất cả phụ nữ ở các địa phương này nếu đủ điều kiện chọn mẫu sẽ đưa vào nhóm nghiên cứu. Các biến số nghiên cứu Tuổi, kết quả tế bào cổ tử cung - âm đạo bao gồm: ASC; ASC-H (tế bào vảy không điển hình ý nghĩa không xác định); AGC (tế bào tuyến không điển hình ý nghĩa không xác định); LSIL (tổn thương nội biểu mô vảy mức độ thấp); HSIL (tổn thương nội biểu mô vảy mức độ cao); ung thư, và các typ nhiễm HPV. Quy trình nghiên cứu - Những phụ nữ đủ điều kiện được phỏng vấn thu thập các thong tin về tuổi, khám và lấy tế bào cổ tử cung - âm đạo theo quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới. - Các phiến đồ được cố định ngay trong dung dịch cồn - ête với tỷ lệ 1:1, xếp thứ tự trong hộp đựng tiêu bản và gửi về Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Phụ sản Trung ương. - Nhuộm phiến đồ theo phương pháp Papanicolaou. - Phân loại tổn thương theo hệ Bethesda năm 2001. - Định typ HPV bằng kỹ thuật PCR đặc hiệu theo typ tại Labo Bệnh viện Da liễu Quốc gia theo quy trình sau: + Thu nhận bệnh phẩm; + Tách chiết DNA tổng số; + Thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi; + Tinh sạch sản phẩm PCR, dòng hóa sản phẩm PCR; + Giải trình tự DNA trực tiếp và giải trình tự DNA plassmid tách dòng; + Truy cập ngân hàng gen; + Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả; 3. Xử lý số liệu Thông tin sau khi thu thập được làm sạch, quản lý và phân tích bằng phần mềm Epi - Info 6.04. Kết quả nghiên cứu thể hiện dưới dạng bảng, biểu đồ và tỷ lệ %. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu không xâm lấn, đề cương được thông qua hội đồng đạo đức của bệnh viện. Các thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật. Đảm bảo các số liệu được thu thập theo đúng đề cương nghiên cứu. III. KẾT QUẢ 1. Phân bố số phụ nữ xét nghiệm tế bào phụ khoa theo nhóm tuổi Bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 20, nhiều tuổi nhất là 60. Tuổi trung bình là 46 ± 8,6. Nhóm tuổi ít bệnh nhân nhất là 20 - 29 (9,2%). Nhóm tuổi nhiều bệnh nhân nhất là 50 - 60 với 36,2%. Có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các nhóm tuổi 30 - 39; 40 - 49 và 50 - 60 tuổi (bảng 1). TCNCYH 83 (3) - 2013 153 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi của những phụ nữ được xét nghiệm tế bào học 20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 60 Tổng n 92 248 300 364 1004 % 9,2 24,7 29,9 36,2 100,0 2. Phân bố các tế bào biểu mô bất thường Bảng 2. Phân bố các tế bào biểu mô bất thường ASC AGC LSIL HSIL Tổng n 29 0 41 19 89 % 2,9 0,0 4,1 1,9 8,9 Trong nghiên cứu không gặp trường hợp AGC nào, có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1,% LSIL. 3. Tỷ lệ các typ HPV Bảng 3. Phân bố các typ HPV nguy cơ thấp Typ 6 11 42 62 71 81 Tổng n 6 19 1 1 1 23 51 n % 0,6 1,9 0,l 0,1 0,1 2,3 5,1 Bảng 4. Phân bố các typ HPV nguy cơ cao 16 18 31 33 35 45 51 52 53 56 58 59 66 Tổng n 38 25 1 6 5 5 1 4 2 2 16 8 1 114 % 3,8 2,5 0,1 0,6 0,5 0,5 0,1 0,4 0,2 0,2 1,6 0,8 0,1 11,4 Biểu đồ 1. Phân bố theo số lượng typ HPV bị nhiễm ở một phụ nữ - Có tổng số 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ. - Có 5,1% các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp với 6 typ, trong đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác chiếm < 1%. - Các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ 154 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%). - Số phụ nữ chỉ nhiễm 1typ HPV chiếm nhiều nhất 4,6% (46/92 trường hợp nhiễm HPV). 4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ các bất thường tế bào biểu mô Bảng 5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ các bất thường tế bào biểu mô Nhóm tuổi/ Tổn thương 20 - 29 (n1 = 92) 30 - 39 (n2 = 248) 40 - 49 (n3 = 300) 50 - 60 (n4 = 364) Tổng n % n % n % n % ASC 4 4,3 7 2,8 8 2,7 10 2,7 29 LSIL 3 3,3 13 5,2 14 4,7 11 3,1 41 HSIL 1 1,1 4 1,6 7 2,3 7 1,9 19 - Tỷ lệ ASC cao nhất ở nhóm tuổi 20 - 29 (4,3%), có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nhóm tuổi còn lại (p < 0,05). - Tỷ lệ LSIL cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 (5,2%), tiếp đến là nhóm tuổi 40 - 49 (4,7%). Cả hai nhóm tuổi này chiếm 27/41 trường hợp. - Tỷ lệ HSIL cao nhất ở nhóm tuổi 40 - 49 với 2,3%, tiếp đến là nhóm tuổi 50 - 60 với 1,9%. Tính chúng cho khoảng tuổi từ 40 - 60, số bệnh nhân bị HSIL chiếm 14/19 trường hợp. 5. Phân bố typ HPV theo nhóm tế bào bất thường Bảng 6. Liên quan giữa nhiễm HPV với loại bất thường biểu mô HPV p Tổng Dương tính [n (%)] Âm tính [n (%)] ASC 18 (62,1) 11 (37,9) < 0,05 29 LSIL 40 (97,6) 1 (2,4) < 0,001 41 HSIL 19 (100,0) 0 (0,0) 0,000 19 Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV. IV. BÀN LUẬN Phân bố số phụ nữ được xét nghiệm tế bào phụ khoa theo nhóm tuổi Có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các nhóm tuổi 30 - 39; 40 - 49 và 50 - 60 tuổi. Vì đây là một chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tại cộng đồng nên việc tập trung phát hiện ở các nhóm tuổi có nguy cơ cao là hoàn toàn hợp lý. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, ở nhóm tuổi trẻ 70 thì tỷ lệ phát hiện các bất thường biểu mô là khá thấp cho nên người ta ưu tiên cho các đối tượng từ 30 - 60 TCNCYH 83 (3) - 2013 155 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tuổi [5]. Do vậy, việc lựa chọn các nhóm tuổi trên cho mục đích phát hiện các tế bào bất thường và tỷ lệ nhiễm HPV là đảm bảo cho tính đại diện cho các biến số nghiên cứu ở cộng đồng tại địa phương được xét nghiệm. Theo diễn tiến tự nhiên của ung thư cổ tử cung, các tổn thương đi từ những bất thường ASC rồi đến loạn sản nhẹ, loạn sản vừa, loạn sản nặng, ung thư tại chỗ, ung thư vi xâm nhập và kết thúc cuộc đời người bệnh ở giai đoạn ung thư xâm nhập. Tiến trình này có thể diễn ra trong hàng chục năm hoặc hơn nếu tính từ khi người phụ nữ có quan hệ tình dục. Do vậy, để sàng lọc có hiệu quả, cần tập trung vào nhóm đối tượng từ 30 - 50 tuổi [6]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi này chiếm ≈ 84% (844/1004 phụ nữ) là hoàn toàn phù hợp. Theo Melnikow J, tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở khoảng tuổi 20 - 30, thường sau tuổi sinh hoạt tình dục lần đầu tiên. Các tổn thương tiền ung thư thường xuất hiện 10 - 15 năm sau nhiễm HPV và đỉnh xuất hiện tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao nhất vào khoảng 40 - 50 tuổi ở các trường hợp nhiễm HPV mạn tính. Như vậy nếu xét nghiệm HPV DNA cho các phụ nữ 35 tuổi trở lên sẽ rất có ích vì theo phân bố dịch tễ học tỷ lệ nhiễm HPV tương đối hằng định từ độ tuổi này [6]. Phân bố các tế bào biểu mô bất thường Theo phân loại Bethesda 2001, trong nghiên cứu này có sự phân bố các tế bào biểu mô bất thường như sau: Không gặp trường hợp AGC hoặc ASC-H nào, có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1,% LSIL, chúng tôi cũng không phát hiện được trường hợp ung thư nào. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Lê Quang Vinh (2010) khi thực hiện xét nghiệm cho 1115 phụ nữ đến khám bệnh tại bệnh viện Phụ sản trung ương có 2,3% ASCUS-H, LSIL chiếm 2,5% còn HSIL chiếm tới 9,8% và tỷ lệ ung thư là 6,1% [7]. Sự khác biệt này do nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau (nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại cộng đồng, của Lê Quang Vinh năm 2010 thực hiện trên những phụ nữ có bệnh phụ khoa đi khám). Tỷ lệ các tế bào bất thường của chúng tôi cũng thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện trên các bệnh nhân phụ khoa tới khám tại các bệnh viện như ở bảng 7 dưới đây. Bảng 7. Phân bố kết quả tế bào bất thường qua xét nghiệm Pap ở một số nghiên cứu Nghiên cứu Kết quả tế bào âm đạo cổ tử cung (%) ASC AGC LSIL HSIL Ung thư vảy Ung thư tuyến Chen CC 34,6 35,5 29,9 - - Phạm Việt Thanh 46,1 1,2 36,7 16,0 - - Trương Quang Vinh 24,0 1,5 46,5 20,7 6,2 1,1 Hồ Thị Phương Thảo 48,7 5,3 22,0 18,0 4,0 2,0 Nghiên cứu này 2,9 - 4,1 1,9 - - 156 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tỷ lệ nhiễm và các typ HPV Trong nghiên cứu này, có tổng số 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ. Trong số đó, 5,1% là các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp (6 typ), trong đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác chiếm tỷ lệ thấp (< 1%). Chúng tôi phát hiện được 114 lượt xuất hiện của HPV typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Nhung (2007) [2]. Theo tác giả, nhóm có nguy cơ thấp gồm 6 typ: 11, 42, 43, 61, 70, 81 và nhóm nguy cơ cao gồm 12 typ: 16, 39, 45, 52, 58, 66, 18, 35, 33, 51, 56, 68 [2]. Còn theo Lê Trung Thọ và cộng sự (2009), các tác giả phát hiện được 11 typ HPV nguy cơ thấp và 15 typ HPV nguy cơ cao [4]. Về tần suất của các typ HPV theo nhóm nguy cơ, trong nghiên cứu của chúng tôi thấy: Tần suất HPV nhóm nguy cơ cao nhiều gấp 3,2 lần nhóm nguy cơ thấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên sự khác biệt về tần suất mắc, số lượng các typ HPV phụ thuộc nhiều yếu tố. Theo Steven và cộng sự, điều quan trọng khi đánh giá tỷ lệ nhiễm HPV là cần phải xem xét quần thể nghiên cứu bởi vì mẫu nghiên cứu có số lượng tổn thương cổ tử cung mức độ cao càng nhiều thì tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn, đặc biệt là các typ nguy cơ cao. Tỷ lệ nhiễm HPV có thể khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí giữa các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia [1, 8]. Sự khác nhau này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như môi trường, lối sống, hành vi tình dục. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trong cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh là 10,9% [3] và phụ nữ trong cộng đồng thành phố Hà Nội là 5,13% [4]. Trong nghiên cứu này, mối liên quan giữa nhiễm HPV với những thay đổi bất thường của tế bào biểu mô cho thấy: Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV. So với một số nghiên cứu trước đây, tỷ lệ nhiễm HPV ở các tổn thương LSIL và HSIL của chúng tôi cao hơn và tỷ lệ nhiễm HPV tương đương trong nhóm có ASC. Sự khác biệt này có lẽ một phần do quy trình kỹ thuật, một phần hạn chế bởi số lượng mồi trong kỹ thuật PCR và có những nghiên cứu sử dụng test DNA HPV trong nghiên cứu nên giữa các kết quả có độ chênh nhất định. Mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ song tỷ lệ nhiễm HPV ở các trường hợp có tế bào bất thường chắc chắn sẽ rất cao, đặc biệt là các trường hợp SIL vì HPV gần như là 100% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Chúng tôi nêu kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước để so sánh. Bảng 8. Tỷ lệ nhiễm HPV trong một số nghiên cứu Nghiên cứu Năm N Quần thể nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm HPV (%) Takazawa A [14] 1991 CIN, ung thư cổ tử cung 32,0 Lytwyn và cộng sự [10] 2000 212 Tế bào cổ tử cung bất thường 54,3 Zhao F [15] 2001 CIN, ung thư cổ tử cung 41,0 Lê Minh Nguyệt [11] 2002 130 CIN, ung thư cổ tử cung 35,4 TCNCYH 83 (3) - 2013 157 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nghiên cứu Năm N Quần thể nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm HPV (%) Ghaffari SR [9] 2006 134 Tế bào CTC bất thường 60,0 Phạm Việt Thanh [3] 2009 488 Tế bào CTC bất thường 62,1 Paesi S [5] 2009 256 Tế bào CTC bất thường 51,2 Steven MP [13] 2009 1679 Tế bào CTC bất thường 83,9 Hồ T Phương Thảo [12] 2011 154 Tế bào CTC bất thường 57,8 Nghiên cứu này 2012 89 ASC, SIL 86,6 * CTC: cổ tử cung; UTCTC: ung thư cổ tử cung. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu ngẫu nhiên 1004 trường hợp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên có độ tuổi từ 20 - 60, được xét nghiệm tế bào học phụ khoa để xác định tỷ lệ các bất thường biểu mô và typ HPV từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2011, chúng tôi rút ra kết luận sau: - Tuổi trung bình là 46± 8,6, số phụ nữ trong độ tuổi 30-50 chiếm ≈ 84%. - Có 1,9% HSIL; 2,9% ASC và 4,1,% LSIL. - Có 92 trường hợp nhiễm HPV (chiếm 9,2%) với tổng số 19 typ. Trong số đó, 5,1% là các trường hợp nhiễm HPV typ nguy cơ thấp (6 typ), trong đó chiếm nhiều nhất là typ 81 (2,3%), tiếp đến là typ 11 (1,9%). Các typ khác chiếm tỷ lệ thấp (< 1%). Chúng tôi phát hiện được 114 lượt xuất hiện của HPV typ nguy cơ cao với 13 typ, trong đó typ 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 3,8% và 2,5%). - Toàn bộ các trường hợp HSIL đều nhiễm HPV, có 97,6% trường hợp LSIL nhiễm HPV và chỉ có 62,1% các trường hợp ASC nhiễm HPV. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng kế hoạch tổng hợp, Hội đồng đạo đức sở y tế Thái nguyên và các bạn đồng nghiệp đã cho phép, tạo điều kiện hỗ trợ nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clifford GM, Rana RK, Franceschi S et al (2005). Human Papillomavirus genotype distribution in low-grade cervical lesions: Comparison by geographic region with cervical cancer. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 14, 1157 - 1164. 2. Vũ Thị Nhung (2007). Liên quan giữa các type HPV và các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương, Hội nghị Sản Phụ Khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần thứ VII, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phạm Việt Thanh (2006). Chương trình tầm soát Human Papillomavirus trong ung thư cổ tử cung, Tạp chí Y học thực hành. 550, 13 - 24. 4. Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp (2009). Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội, tìm hiểu một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13 (1), 185 - 189. 158 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 5. Paesi S, Serafini ES, Barea F (2009). High Prevalence of Human Papillomavius Type 58 in Patients with Cervical Pre- malignant Leisons in Southern Brazil, Journal of Medical Virology. 81, 1270 - 1275. 6. Melnikow J, Nuovo J, Willan AR et al (1998). Natural history of cervical squamous intraepithelial lesions: a meta-analysis, Obstet Gynecol. 92(4), 727 - 735. 7. Lê Quang Vinh (2010). Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung qua sàng lọc tế bào học tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Y học thực hành, 745, 38 - 40. 8. Gargiulo F, De Francesco MA, Schereiber C et al (2007). Prevalence and distribution of single and multiple HPV infections in cytologically abnormal cervical Samples from Italian women, Virus Res, 125, 176 - 182. 9. Ghaffari SR, Sabokbar T, Mollahajian H et al (2006). Prevalence of Human Papillo- mavirus Genotypes in Women with and Abnor- mal Cervical Cytology in Iran, Asian Pacific J Cancer Prev, 7, 529 - 532. 10. Lytwyn A, Sellors JW, Mahony JB (2000). Comparison of Human Papillomavirus DNA testing and repeat Papanicolaou test in women with low-grade cervical cytologic abnormalities: a randomized trial, CMAJ, 63 (6), 701 - 707. 11. Lê Minh Nguyệt (2002). Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với nghịch sản và ung thư cổ tử cung, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Hồ Thị Phương Thảo (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, soi cổ tử cung ở bệnh nhân có tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường nhiễm Human Papillomavirus. Luận văn Thạc sĩ y học- Đại học Y Hà Nội 13. Stevens MP, Garland SM, Tan JH et al (2009). HPV Genotype Prevalence in Wom- en with Abnormal Pap Smear in Melbourne, Australia, Journal of Medical Virology, 81, 1283 - 1291. 14. Takawa A, Inoue M & Saito J (1992). Detection of Human Papillomavirus in exfoliat- ed cervical cells using polymerase chain reac- tion, Int J Gynecol Obstet, 37(1), 13 - 18. 15. Zhao F, Li N & Ma J (2001). Study of the association between Human Papillomavirus infection and cervical cancer in Xianguan county, Shanxi province, Zhonghua Liu, 22(5), 375 - 378. Summary DETECTING CERVICAL ABNORMALITIES BY CERVICAL CYTOLOGY SCREENING AND HPV POSITIVE RATE IN THAI NGUYEN WOMEN Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_hien_te_bao_co_tu_cung_bat_thuong_va_nhiem_hpv_o_phu_nu.pdf
Tài liệu liên quan